Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 15 trang )

0
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

ĐỀ TÀI: Các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
Mã sinh viên
:

Đặng Thị Phương Duyên
Vũ Ngọc Dũng
TT47C1
TT47C1-0474

Hà nội, ngày 21 tháng 5 năm 2021


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
Phần 1. Phần lý luận..................................................................................................3
1.1. Lý luận chung về lợi ích kinh tế....................................................................3
1.2. Lý luận chung về quan hệ lợi ích kinh tế.......................................................6
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân......................................................10
2.1. Liên hệ thực tế...........................................................................................10
2.2. Liên hệ bản thân - Phương thức bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản
thân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................13


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đã có những đóng góp đáng kể đến thu nhập bình quân và
chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Đó là hệ quả tích cực từ các
chính sách giúp điều phối hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế trong xã hội
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. C.Mác cũng đã chỉ rõ: “Cội nguồn
của phát triển của xã hội khơng phải là q trình nhận thức, mà là các quan hệ
của đời sống vật chất, tức là các quan hệ kinh tế của con người” 1. Tuy nhiên,
trong quá trình điều tiết các quan hệ lợi ích kinh tế, Đảng và Nhà nước vẫn
chưa thật sự giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn phát sinh từ việc xung đột giữa
các quan hệ lợi ích kinh tế mà tiêu biểu nhất là các vụ việc trốn thuế mà hệ
quả là có mang lại lợi ích cho cá nhân nhưng khiến ngân sách nước nhà bị
thất thốt. Vì thế, Nhà nước cần xây dựng và cải thiện các chính sách đảm bảo

quan hệ lợi ích kinh tế, bên cạnh đó mỗi công dân cần nhận thức về vấn đề
này một cách nghiêm túc để có thể bảo vệ lợi ích của bản thân và phòng tránh
được các rủi ro đến từ quan hệ lợi ích tiêu cực.
Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Các quan
hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế từ đó đề xuất một
số phương hướng cho các chủ thể kinh tế cũng như bản thân trong việc góp
phần thực hiện hài hịa các quan hệ lợi ích và đảm bảo lợi ích hợp pháp của cá
nhân khi tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

1

C.Mác: Phê phán kinh tế chính trị. C.Mác-Ăngghen, Tồn tập, tập 13. Tiếng Nga. NXB Tiến bộ. Tr. 5,6.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh các quan hệ lợi
ích kinh tế tiêu biểu trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay; nguyên
nhân dẫn đến những mâu thuẫn giữa các quan hệ lợi ích kinh tế của nước ta hiện
nay và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh
tế trong cuộc sống ngày nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề các quan
hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như: thống nhất lơgic và lịch sử, phân tích, tổng

hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài nêu rõ được khái niệm, bản chất và biểu hiện
của các quan hệ lợi ích kinh tế thơng qua việc phân tích dựa trên quan điểm
của học thuyết Mác-Lênin.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nêu ra được thực trạng về các mâu thuẫn giữa
các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế Việt nam hiện nay để từ đó tìm ra được
các giải pháp thích hợp.
NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1. Lý luận chung về lợi ích kinh tế
Về khái niệm: Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi
thực hiện các hoạt động kinh tế của con người.
Về bản chất: Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ
giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Các thành viên trong xã hội xác lập các


4

quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà
họ có thể có được. Các quan hệ xã hội ln mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh
tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
Về biểu hiện: Với chủ thể doanh nghiệp, lợi ích trước hết là lợi nhuận;
với người lao động, lợi ích của họ là thu nhập. Với mỗi cá nhân, trong các
mối quan hệ xã hội tổng hợp gắn với con người đó, mặc dù có khi thực hiện
hoạt động kinh tế, trong nhất thời không phải ln đặt mục tiêu lợi ích vật
chất lên hàng đầu. Song, về lâu dài, đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi
ích kinh tế là lợi ích quyết định. Nếu khơng thấy được vai trị này của lợi ích
kinh tế sẽ làm suy giảm động lực hoạt động của các cá nhân. Nghiên cứu về
sự phân phối giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cho ta thấy,

mỗi chủ thể tham gia vào quá trình phân phối giá trị thặng dư đó, với vai trị
của mình mà có được những lợi ích tương ứng. Đây chính là nguyên tắc đảm
bảo lợi ích phù hợp với vai trò của các chủ thể.
Khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có nghĩa hàm ý rằng, lợi ích đó
được xác lập trong quan hệ nào, vai trị của các chủ thể trong quan hệ đó thể
hiện chủ thể đó biểu hiện như thế nào, chẳng hạn họ là chủ sở hữu, hay nhà
quản lý; là lao động làm thuê hay trung gian trong hoạt động kinh tế; ai là
người thụ hưởng lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể đó,
phương thức để thực hiện lợi ích cần phải thơng qua biện pháp gì… Trong
nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động ở đó
có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.
Về vai trị: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu
hiện vô cùng phong phú. Mặc dù vậy, điểm chung của hết thảy các hoạt động
đó là hướng tới lợi ích. Xét theo nghĩa như vậy, có thể khái qt vai trị của
lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh chủ yếu sau:


5

Thứ nhất, lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt
động kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu
cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao,
phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi
chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện
lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo
đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát triển.
Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết
vì lợi ích chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự
liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn các

nhu cầu vật chất trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch
vụ mà xã hội có được. Mà tất cả các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền kinh tế
và phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát triển của nó. Theo đuổi lợi ích kinh
tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của
nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động phải tích cực lao
động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến cơng cụ lao động; chủ doanh nghiệp
phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu,
thị hiếu của khách hàng bằng trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng… Tất
cả những điều đó đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,
của nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Thứ hai, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa
vị của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội nên để thực hiện được
lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau để thực hiện quyền
làm chủ đối với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh
giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng của tiến bộ xã hội.


6

Mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng, đều
xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế được
thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính
trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
1.2. Lý luận chung về quan hệ lợi ích kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người
với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ
phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các quốc
gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong

mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với kiến trúc thượng
tầng tương ứng của 1 giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
1.2.2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
Về sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế: Chúng thống nhất với
nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do
đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích chủ thể khác cũng trực
tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có
lợi ích riêng của mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập
thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó. Doanh nghiệp hoạt động
càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo, thu nhập ổn định
và được nâng cao… Ngược lại, lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt
thì người lao động càng tích cực làm việc, trách nhiệm với doanh nghiệp càng
cao và từ đó lợi ích doanh nghiệp càng được thực hiện tốt.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực
hiện trong mối quan hệ phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác. Chẳng
hạn, để thực hiện lợi ích của chính mình doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng
cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm… thì lợi ích doanh


7

nghiệp và lợi ích xã hội thống nhất với nhau. Chủ doanh nghiệp càng thu
được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển.
Về sự mâu thuẫn của quan hệ lợi ích kinh tế: Các quan hệ lợi ích kinh tế
mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương
thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối
lập thì trở thành mâu thuẫn. Ví dụ vì lợi ích của mình các cá nhân doanh nghiệp
có thể là hàng giả, bn lậu, trốn thuế… thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và
lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau khi đó chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều
lợi nhuận lợi ích kinh tế của người tiêu dùng của xã hội càng bị tổn hại.

Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể làm tổn hại đến
các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột
xã hội. Do vậy, để điều hịa mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế, các chủ thể
phải quan tâm và trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định
xã hội và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Lợi ích cá nhân là cơ sở,
nền tảng của các lợi ích khác vì vậy cần được pháp luật tơn trọng và bảo vệ.
1.3. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
1.3.1. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có
khả năng lao động. Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương và chịu
sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là
chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th
mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Lợi ích kinh tế của người sử
dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình
kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập
mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao
động. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan
hệ chặt chẽ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.


8

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng
lao động thể hiện ở chỗ nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động
kinh tế trong điều kiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được
lợi ích kinh tế của mình; đồng thời họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người
lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, nhận
được tiền lương. Ngược lại nếu người lao động tích cực làm việc lợi ích kinh
tế của họ được thực hiện thơng qua tiền lương được nhận, đồng thời, góp
phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định thu nhập từ các hoạt động kinh tế
là xác định nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương
của người lao động giảm xuống và ngược lại. Vì lợi ích của mình, người sử
dụng lao động ln tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí
trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận. Do đó người lao
động sẽ đấu tranh địi tăng lương, giảm giờ làm, bãi cơng… Nếu mâu thuẫn
không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế.
1.3.2. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác,
vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh
tế giữa họ. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động
làm họ cạnh tranh với nhau quyết liệt dẫn đến các nhà doanh nghiệp có giá trị
cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro khác như bị thua lỗ, phá sản,... loại
bỏ khỏi thương trường. Đồng thời, những người thu được nhiều lợi nhuận sẽ
phát triển nhanh chóng.
Những người sử dụng lao động không chỉ cạnh tranh trong cùng ngành
mà còn cạnh tranh giữa các ngành bằng việc di chuyển vốn từ ngành này sang
ngành khác hình thành nên tỷ suất lợi nhuận. Sự thống nhất về lợi ích kinh tế


9

khiến những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ với nhau hình thành nên
đội ngũ doanh nhân giúp kinh tế - xã hội phát triển.
1.3.3. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Nếu
có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau.
Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống một bộ phận người
lao động bị sa thải. Nếu những người lao động thống nhất được với nhau họ có
thể thực hiện được các yêu sách của mình đối với người sử dụng lao động.

1.3.4. Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao
động, người sử dụng lao động đều là thành viên của xã hội nên mỗi người đều
có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người lao
động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy trình của pháp luật
và thực hiện các lợi ích kinh tế của mình thì họ đã góp phần phát triển kinh tế
thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội. Ngược lại nếu giữa người lao động và
người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn không giải quyết được hoặc người
lao động và người sử dụng lao động công tác với nhau làm hàng giả, hàng nhái,
trốn thuế thì lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tổn hại. Biểu hiện là nền kinh tế
chậm phát triển, chất lượng cuộc sống người dân chậm được cải thiện.
Các cá nhân tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực liên kết
với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của họ hình thành
nên “lợi ích nhóm”. Đó là các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị xã hội,
các nhóm dân cư trung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích. Các cá nhân tổ
chức hoạt động trong các ngành lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ với
nhau liên kết với nhau trong ảnh động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của
mình hình thành nên “nhóm lợi ích”. Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích nếu phù hợp


10

với lợi ích quốc gia, khơng gây xung đột lợi ích thì cần được bảo vệ, tạo điều
kiện; ngược lại khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia thì cần phải ngăn chặn.
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Liên hệ thực tế
Từ khi đổi mới đến nay, vấn đề giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ
thể, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta
quan tâm giải quyết, tạo động lực cho sự phát triển của cá nhân và xã hội. Thay
đổi lớn nhất đến từ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội

giúp người dân bước đầu tạo lập những giá trị mới của xã hội, tạo lập sự công
bằng về cơ hội trong việc hưởng thụ, tiếp cận các giá trị của phát triển. Lợi ích
của các giai tầng cụ thể, những đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã
hội, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo được quan tâm đúng mức, tỷ
lệ hộ nghèo giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua luôn ở trên
6,5%, trong đó, năm 2018, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt trên 240 tỷ
USD, tăng 7,08% so với năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.587
USD, tăng 198 USD so với năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều năm
2018 ước tính 6,8%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2017, trên 90% dân số
tham gia bảo hiểm y tế2. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã từng bước
khắc phục được tư duy tuyệt đối hóa lợi ích xã hội trong việc giải quyết quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, thừa nhận rộng rãi hơn tầm quan trọng của
sở hữu tư nhân. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu GDP luôn ở
mức trên 43% GDP (so với khu vực kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài FDI là 18% GDP) và “kinh tế tư nhân hiện đóng góp
khoảng 39% tổng đầu tư tồn xã hội và tiếp tục tăng lên, năm 2012 là 385 nghìn
tỷ đồng và năm 2015 đạt 490 nghìn tỷ đồng”3.

2

GDP năm 2018 tăng 7,08% - cao nhất trong 7 năm qua, https: laodong.vn.
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2016, tr.69.
3


11

Tuy nhiên, việc tạo điều kiện, nới lỏng nhiều chính sách quản lý kinh tế đối
với các doanh nghiệp tư nhân đã tạo tiền đề cho một bộ phận doanh nghiệp lợi

dụng cho lợi ích cá nhân bất chính, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích xã hội.
Tiêu biểu nhất là việc bùng nổ dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua đã dẫn đến
tình trạng khan hiếm khẩu trang và các thiết bị y tế nghiêm trọng. Lợi dụng tình
hình này, nhiều hộ kinh doanh đã đội giá lên gấp nhiều lần. Theo Tổng cục Quản
lý thị trường, tính từ ngày 31-1 đến 2-2 năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường
đã tổng kiểm tra, xử lý 1.221 vụ vi phạm về giá tại các cửa hàng kinh doanh thiết
bị y tế trên địa bàn cả nước4. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh bất chấp lợi ích
xã hội, sản xuất khẩu trang và các mặt hàng y tế giả, kém chất lượng gây bất ổn
thị trường. Nhiều vụ việc đã được phanh phui và xử lý, song do tính chất phức tạp
của nó, vẫn cịn nhiều phi vụ trót lọt khiến người dân hoang mang, bất bình.
Do đó, Đảng và Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp thiết thực hơn
để cân bằng hài hòa giữa các quan hệ lợi ích trong xã hội, đặc biệt cần phải có chế
tài răn đe mạnh mẽ hơn đối với các hành vi lợi ích cá nhân khơng chính đáng. Tuy
nhiên, song song với Nhà nước, người dân cần phải tạo cho mình lợi ích cá nhân
chính đáng, phải suy xét kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các quan hệ lợi ích để
tránh mâu thuẫn với lợi ích bản thân mình và lợi ích xã hội.
2.2. Liên hệ bản thân - Phương thức bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng
của bản thân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
Trong thời buổi kinh tế thị trường đa dạng hiện nay, ngày càng xuất hiện
nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội cùng với đó là các quan hệ lợi ích, vì vậy, là
một công dân với những quyền và nghĩa vụ căn bản của mình, em cần phải có kỹ
năng bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của bản thân mình trong các quan hệ
này. Trước hết, muốn tham gia các quan hệ lợi ích, em cần phải xuất phát từ lợi
ích hợp pháp và chính đáng. Nếu xuất phát từ mục đích khơng chính đáng, pháp
luật sẽ khơng thừa nhận và bảo vệ; thậm chí nếu xung đột với lợi ích xã hội, em sẽ
4

Lực lượng QLTT xử lý gần 1.200 cửa hàng bán khẩu trang vi phạm trong ngày 2/2/2020,
/>


12

bị truy tố. Sau khi đã hình thành mưu cầu về lợi ích chính đáng, em phải tìm hiểu
rõ về quan hệ lợi ích mình sẽ tham gia vào, nếu là hợp đồng làm ăn với đối tác hay
hợp đồng lao động thì phải đọc và cân nhắc kỹ lưỡng từng điều khoản để khơng
chỉ thấy lợi ích trước mắt mà cịn phải thấy được lợi ích lâu dài như việc xử lý các
vấn đề phát sinh và bảo hiểm xã hội. Song song với việc này, em cần phải tích cực
trau dồi nhận thức về pháp lý để khi thực hiện các quan hệ lợi ích, nếu lợi ích cá
nhân chính đáng của mình khơng được đảm bảo thì phải nhanh chóng kiến nghị
và hịa giải, hoặc nếu khơng đạt được thỏa thuận như ý thì phải viện đến các biện
pháp can thiệp pháp lý để tránh bị ràng buộc vơ cớ, đánh mất lợi ích của mình.
Quan trọng nhất, em phải chủ động, dám nói lên quan điểm của bản thân về các
vấn đề lợi ích để mình và các chủ thể tham gia trong quan hệ lợi ích phải ràng
buộc lẫn nhau tránh quan hệ phụ thuộc gây nên thiệt thịi cho bản thân mình,
nhưng cũng để tiết chế bản thân mình khơng được gây bất cơng cho chủ thể khác.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc tìm hiểu,
nghiên cứu về các quan hệ lợi ích kinh tế là một cơng tác cần thiết và cần
được nhân rộng. Điều này xuất phát từ chính bản chất của lợi ích kinh tế là lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn thể xã
hội. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các chủ thể này phải liên kết, phụ
thuộc lẫn nhau, hình thành nên bốn quan hệ lợi ích cơ bản. Các quan hệ cùng
thống nhất với nhau để đạt được lợi ích chung, song cũng nảy sinh nhiều mâu
thuẫn giữa các quan hệ khi lợi ích của các chủ thể yếu thế hơn bị lấn át bởi
chủ thể mạnh và đây là cội nguồn nảy sinh các xung đột xã hội. Từ góc nhìn
lý luận này, bài tiểu luận cũng đã đưa ra góc nhìn thực tiễn để làm rõ hơn sự
thống nhất và mâu thuẫn của các thành tố trong quan hệ lợi ích xã hội. Cùng
với đó, em đã đề xuất một số phương thức bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính
đáng của bản thân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội để có thể hạn
chế các rủi ro trong việc tham gia vào các quan hệ lợi ích. Từ đây, các chủ thể

trong xã hội, đặc biệt là sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề lợi
ích kinh tế, xác định được phạm vi của mình trong các quan hệ lợi ích và tiếp
thu được các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân mình trong các
quan hệ lợi ích đó.


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học - khơng
chun lý luận chính trị): NXB: Bộ GD&ĐT, Hà Nội, 2019.
2. C.Mác: Phê phán kinh tế chính trị. C.Mác-Ăngghen, Toàn tập, tập 13.
Tiếng Nga. NXB Tiến bộ.
3. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 30 năm đổi mới (19862016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.

Tài liệu trực tuyến
4. ThS Hoàng Văn Khải, TS Trần Văn Thắng (2020), “Giải quyết hài hòa
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị,
/>truy cập lúc 20:09, Thứ tư, 18/03/2020.
5. L.A (2018), “GDP năm 2018 tăng 7,08% - cao nhất trong 7 năm qua”, Lao
Động,
/>truy cập lúc 20:16, 29/12/2018.
6. Minh Chiến (2020), “Bị "chặt chém" khi mua khẩu trang phòng virus
corona, người dân phản ánh đến số điện thoại nào?”, Người Lao Động,
/>truy cập lúc 05:29, 03/02/2020.


14


7. Quyên Lưu (2020), “Lực lượng QLTT xử lý gần 1.200 cửa hàng bán khẩu
trang vi phạm trong ngày 2/2/2020”, Bộ Công Thương Việt Nam,
/>truy cập vào 02/02/2020.



×