Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh ở trường THCS THCS tạ thị kiều triệu thành vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.1 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠ THỊ KIỀU

HỌ VÀ TÊN: TRIỆU THÀNH VINH
LĨNH VỰC: THỂ DỤC
MÃ SỐ: ……………………………….
TÊN SÁNG KIẾN: NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………………………………
Tên sáng kiến: Nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh ở trường THCS.
1. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn Thể dục.
2. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết
2.1.1.Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Học tốt môn Điền kinh giúp cho học sinh phát triển đều đặn những nhóm cơ
chủ yếu, tạo điều kiện hình thành tư thế đúng, điều chỉnh trọng lượng cơ thể. Trong
quá trình học tập, các bài tập Điền kinh kích thích việc tăng độ dài xương, làm
chiều cao của các em tăng lên. Ngoài ra, việc tập luyện thường xun cịn góp phần
rèn luyện ý chí, giáo dục ý thức khắc phục khó khăn cho học sinh;
Điền kinh là bộ môn được thường xuyên tổ chức trong các kì hội khỏe Phù
Đổng từ cấp trường đến cấp Quốc gia, qua các hội thi các em học sinh nói chung và
vận động viên nói riêng đã lập được những thành tích phá vỡ các kỷ lục đáng khen
ngợi. So sánh thành tích nhảy xa của học sinh trường mình trong các lần thi đấu
Hội khỏe Phù Đổng các cấp, bản thân tôi là người trực tiếp bồi dưỡng và hướng
dẫn các em tham gia thi đấu nhận thấy thành tích nhảy xa của học sinh trong trường


và huyện nhà tuy có chuyển biến tích cực song vẫn cịn nhiều hạn chế so với thành
tích chung của các học sinh trong tồn tỉnh;
Từ đó bản thân tơi nhận thấy rõ được yếu tố thành tích hạn chế là do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có một phần không nhỏ là do
phương pháp giảng dạy vận dụng các bài tập chưa hợp lý của giáo viên và huấn
luyện viên nên chưa phát huy hết năng khiếu vốn có của học sinh;


Việc giảng dạy môn nhảy xa trong nhiều năm qua đã được các trường trên
địa bàn chú trọng tạo nhiều dụng cụ bổ trợ, sân tập có đủ cự ly chạy đà và hố nhảy
đúng quy cách nên thành tích học sinh đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn
còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh
mẽ. Để giảng dạy tốt hơn nữa môn nhảy xa cho học sinh, cần phải nắm được đối
tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến các phương pháp và nội dung giảng dạy
cho phù hợp, tạo ảnh hưởng tốt đến sự phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể nhằm
phát huy tối đa tố chất thể lực của học sinh;
Trước yêu cầu này, địi hỏi những người làm cơng tác giáo dục thể chất ở cấp
THCS cần phải nghiên cứu lựa chọn những phương pháp phù hợp với đối tượng để
giảng dạy có hiệu quả đồng thời nâng cao được thành tích bộ môn nhảy xa, bổ sung
đội tuyển điền kinh môn nhảy xa tham dự HKPĐ các cấp.
2.1.2. Phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ
Hiện nay trong chương trình giảng dạy mơn thể dục thì nội dung giảng dạy
mơn Điền kinh kéo dài suốt cả cấp học và chiếm thời lượng giảng dạy nhiều nhất.
Điều đó chứng tỏ mơn Điền kinh đóng vai trị hết sức to lớn đối với sự phát triển
thể chất và sức khỏe cho học sinh. Cho nên là giáo viên giảng dạy môn Thể dục tơi
phải nghiên cứu, tìm tịi ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp, để nâng cao
chất lượng giảng dạy bộ môn. Các giải pháp cũ tôi đã áp dụng trong thời gian qua
tại đơn vị cơng tác có những ưu nhược điểm sau:
*Ưu điểm: Các bài tập tôi chọn phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó đã
phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh trong quá trình luyện tập ở lớp

cũng như ở nhà, giúp các em từng lúc nâng cao thành tích mơn nhảy xa.
*Nhược điểm: Trên thực tế có một số giáo viên áp dụng các phương pháp tập
luyện bộ mơn cịn chưa khoa học. Việc cập nhật thêm các phương pháp mới cịn
hạn chế. Với các em học sinh thì đa số các em cịn coi nhẹ bộ mơn, ngại luyện tập
hay luyện tập chưa tích cực. Một số học sinh chưa phối hợp tốt giai đoạn chạy đà
và giậm nhảy nên thành tích nhảy xa cịn hạn chế. Các em chưa phát hiện được sai
lầm thường mắc và cách khắc phục sai lầm của bản thân.


2.1.3. Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới để khắc phục nhược điểm
của giải pháp cũ
Xác định giải pháp cũ áp dụng trong thời gian qua tại đơn vị cơng tác chưa
đem lại thành tích tốt trong bộ môn nhảy xa cho học sinh của trường trong các lần
thi đấu Hội khoẻ Phù Đổng hằng năm cấp trường, huyện, tỉnh tổ chức. Tơi nhận
thấy thành tích đạt được qua các lần thi đấu còn hạn chế, chưa phát huy hết những
năng khiếu vốn có của học sinh. Trước những yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên
cần phải nghiên cứu có hiệu quả một số phương pháp phù hợp;
Thấy được tính cấp thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục
nhược điểm của giải pháp cũ nhằm nâng cao thành tích mơn nhảy xa cho các em
học sinh. Giúp các em lựa chọn được một số bài tập ứng dụng vào thực tế tập luyện
trên lớp và biết tự tập luyện ở nhà sao cho đạt hiệu quả cao, giúp các em phát triển
toàn diện bổ sung vào những mặt còn hạn chế;
Để việc vận dụng có hệ thống các phương pháp luyện tập chuyên mơn cho
học sinh ngày càng có hiệu quả, tơi chọn đề tài: “Nâng cao thành tích nhảy xa
cho học sinh ở trường THCS ”.
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.2.1. Mục đích của giải pháp
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn nhảy xa cho học sinh
cấp THCS, tạo nền tảng thể lực vững chắc để tham gia học tốt các môn khác;
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân. Trao đổi kinh nghiệm bản

thân với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
Nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, tuyển chọn huấn luyện lực lượng dự
bị bổ sung kịp thời cho đội tuyển Điền kinh của trường, huyện.
2.2.2. Nội dung của giải pháp
2.2.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Trước đây phần lớn các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chỉ nghiên cứu
một vài giai đoạn kỹ thuật, ít chú ý đến việc lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc


trưng bộ mơn để nâng cao thành tích nhảy xa. Đề tài này có thể xem là điểm mới
trong kết quả nghiên cứu;
Qua nghiên cứu có thể phân tích rõ đặc điểm của học sinh có năng khiếu
mơn Nhảy xa để từ đó đề xuất giải pháp tuyển chọn những em có năng khiếu thật
sự để tiến hành bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật và thành tích sao cho hợp lí và đạt kết
quả khả quan nhất trong điều kiện cho phép của tất cả các trường THCS có điều
kiện bình thường.
2.2.2.2. Các bước thực hiện của giải pháp
Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm sinh lý của học
sinh. Cần tìm hiểu rõ thể trạng, sức khỏe của từng học sinh để đưa ra các phương
pháp tập luyện cho phù hợp. Mặt khác giáo viên phải thiết kế giáo án và chuẩn bị
đồ dùng dạy học cho phù hợp với tiết dạy;
Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích
dễ hiểu, khơng nên làm mẫu, giảng giải quá dài chiếm mất nhiều thời gian cần thiết
để học sinh tập luyện. Ngồi ra có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh họa để
làm tăng sự chú ý trong học sinh;
Áp dụng nhiều phương pháp để giảng dạy với nội dung phong phú và phù
hợp với mục đích của giờ dạy. Đặc biệt giờ học khơng q căng thẳng mà phải thật
nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao về giáo dục, về rèn luyện sức khỏe, thể lực học sinh;
Giáo viên không được để việc giảng dạy bị hạn chế trong phạm vi kỹ thuật
đơn thuần, chỉ chú trọng nắm hình thức động tác mà khơng huấn luyện thể lực cần

thiết sẻ khơng nâng cao được thành tích thể thao;
Để phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong tập luyện của học
sinh, giáo viên phải tổ chức cho các em tập luyện theo nhóm. Cần tìm hiểu và học
tập những phương pháp luyện tập tiên tiến để áp dụng trong giờ dạy;
Toàn bộ quá trình giảng dạy nhảy xa cần phải được xem xét trong một mối
quan hệ chặt chẽ với trình độ tập luyện thể lực chuyên môn. Giảng dạy kỹ thuật
phải được tiến hành sau khi đã có một số sự chuẩn bị về nguyên tắc tập luyện cũng
như phát triển tốc độ, sức mạnh giậm nhảy cho người tập;


Trong một buổi tập, ngoài nhiệm vụ học kỹ thuật, còn phải kết hợp các bài
tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm giúp cho người học nâng cao được khả
năng thể lực của mình.
Nâng cao thành tích nhảy xa cần chú ý thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
*Giải pháp thứ nhất
Giới thiệu kỹ thuật:
Giới thiệu, làm mẫu kỹ thuật và cho xem ảnh hoặc băng hình về kỹ thuật các
kiểu nhảy xa để bước đầu các em có sự định hình các giai đoạn kỹ thuật;
Nhấn mạnh những thời điểm quan trọng của từng giai đoạn kỹ thuật.
*Giải pháp thứ hai
Cho học sinh chạy đà - nhảy xa để đánh giá khả năng của mỗi em và tự xác
định chân giậm nhảy;
Các em đo đà tự do và thực hiện nhảy;
Sau khi học sinh thực hiện giáo viên tập trung các em lại và bắt đầu hướng
dẫn từng giai đoạn kỹ thuật.
*Giải pháp thứ ba
Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ:
Tại chỗ đặt chân giậm và giậm nhảy;
Chạy 1 đến 3 bước đà làm động tác giậm nhảy;
Giậm nhảy - bước bộ, chân lăng chạm đất chuyển sang chạy nhẹ nhàng;

Chạy đà ngắn giậm nhảy qua xà thấp 50cm đặt cách ván giậm với độ dài
bằng nửa độ dài của đường bay trọng tâm cơ thể;
Chạy đà ngắn - giậm nhảy mạnh. Thực hiện bước bộ và rơi xuống cát bằng
chân lăng.
*Giải pháp thứ tư
Dạy kỹ thuật chạy đà phối hợp với giậm nhảy bước bộ:


Căn cứ vào khả năng thể lực của mỗi em, giáo viên giúp cho các em cách xác
định độ dài đà. Sau đó hướng dẫn cho các em tự đo lấy đà của mình và chạy thử.
Chạy đà - đặt chân vào ván giậm nhảy;
Chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy bước bộ - rơi xuống bằng chân lăng;
Chạy đà với tốc độ cao từ 5 -7 bước thực hiện giậm nhảy, rơi xuống bằng 2
chân và chạy nhẹ nhàng ra khỏi hố cát.
*Giải pháp thứ năm
Dạy kỹ thuật bay trên không:
Giậm nhảy - bước bộ thu chân giậm về trước và rơi xuống bằng hai chân;
Nhảy xa với đà từ 5 - 7 bước, thực hiện giậm nhảy - bước bộ đến quá nửa
đường bay thu chân giậm;
Thực hiện đà 9-11 bước qua xà thấp thu chân giậm về trước cùng với chân
lăng hình thành tư thế “Ngồi” duỗi cẳng chân rơi 2 chân vào hố cát.
*Giải pháp thứ sáu
Dạy kỹ thuật rơi xuống cát:
Chạy đà tăng dần tốc độ có bục giậm nhảy (cao 20 - 40cm) để người tập xây
dựng cảm giác chính xác của việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống hố cát;
Nhảy nhiều lần với đà ngắn, đà trung bình và đà dài thực hiện kỹ thuật
“dướn” của toàn bộ cơ thể ra trước nhằm tận dụng tối đa độ xa;
Tập với tốc độ chạy đà tăng dần 9-11 bước chú ý phối hợp rơi hai chân chụm
khuỵu gối và nhoài người về trước phối hợp đánh tay giữ thăng bằng.
*Giải pháp thứ bảy

Luyện tập thêm các động tác bổ trợ nâng cao tốc độ chạy đà và lực giậm
nhảy (Đây là khâu quan trọng nhất để đạt thành tích nhảy xa):
Chạy 30m tốc độ cao;
Bật nhảy lò cò nhanh từng chân;
Tại chỗ chạy nâng cao đùi nhanh 10 giây;


Đứng lên ngồi xuống bằng một chân giậm;
Chạy đạp sau nhanh 20m;
Lò cò nhanh 30m bằng chân thuận.
*Giải pháp thứ tám
Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa và nâng cao thành tích:
Thực hiện nhảy xa với việc lặp lại nhiều lần với đà 9-11 bước;
Thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy xa với đà dài 15-17 bước và ổn định
bước chạy đà (lặp lại nhiều lần có chú ý điều chỉnh đà khi chưa phù hợp).
*Giải pháp thứ chín
Phổ biến một số điều luật cơ bản trong thi đấu cho các em học sinh, chuẩn bị
tốt cho các em về tâm lý, chiến thuật trong thi đấu để đạt thành tích tốt nhất trong
nhảy xa.
*Giải pháp thứ mười
Tổ chức thi đấu thực tế giúp cho các em có điều kiện thi đấu trong nhóm,
khối hoặc thơng qua hội thao các cấp đánh giá sự tiến bộ về thành tích của các em.
*Những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa:
Trong giảng dạy việc nắm bắt kĩ thuật là quan trọng mà trong khi tập luyện
mà ngưới tập rất hay mắc phải những sai lầm khi học kĩ thuật, vì vậy trong giảng
dạy nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc cũng như những nguyên nhân
của nó, đây là việc rất khó nhưng việc xác định vận dụng các biện pháp vào bài tập
để sửa chữa lại những sai lầm đó lại quan trọng hơn;
Vấn đề nghiên cứu các biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm
thường mắc trong kĩ thuật được rất nhiều giáo viên môn Thể dục quan tâm, chú ý

song các giáo viên đều đề cập đến các giai đoạn kĩ thuật quan trọng nhưng lại thiếu
đánh giá một cách hệ thống và toàn diện, mặc dù trong chương trình đã đề cập đến
nhưng qua quá trình giảng dạy bản thân tơi đã đúc rút ra một số biện pháp khắc
phục sai lầm thường mắc trong môn nhảy xa áp dụng vào giảng dạy như sau:


Sai lầm thường mắc

cách sửa chữa

*Giai đoạn chạy đà:
-Chiều dài các bước đà cuối không hợp - Khi đo đà cần có vạch đánh dấu, tập
lý (ngắn hoặc dài);
với bước đà nhất định lặp lại nhiều lần;
-Nhịp điệu không ổn định của các bước -Áp dụng vạch đánh dấu ở các bước
chạy đà nhất là các bước cuối. Dẫn đến cuối. Cho chạy lặp lại nhiều lần trên các
việc đặt chân giậm khơng đúng vào vạch đó.
ván giậm.
*Giai đoạn giậm nhảy:
-Bước cuối đặt chân giậm nhảy quá -Cần chú ý nhịp điệu đà, đặc biệt là sự
ngắn, quá dài hoặc giật cục;
biến thiên của 4 bước cuối cùng hạ thấp
trọng tâm, tập bước cuối cùng lướt thật
nhanh;
-Giậm nhảy không duỗi hết các khớp -Xây dựng lại khái niệm tập chạy đà
nên không tận dụng hết sức mạnh của giậm nhảy bước bộ, yêu cầu chân giậm
duỗi thẳng, tập động tác đạp sau.
các cơ chân.
*Giai đoạn trên khơng:
-Khơng có thời kỳ bước bộ, thu chân -Xây dựng khái niệm đúng: Tại chỗ tập

mô phỏng động tác bước bộ thu chân
giậm quá sớm;
giậm. Chạy đà 1-3 bước giậm nhảy;
-Tập động tác bước bộ, thu chân chậm,
-Khi bay trên không thân trên ngã ra
chú ý giữ cho tư thế ngay ngắn, thân
sau hoặc gập về trước quá nhiều dẫn
thẳng tập thêm cơ bụng, cơ lưng.
đến bị mất thăng bằng.
*Giai đoạn tiếp đất:

-Tập rơi từ trên bục cao 30-40cm xuống
-Thân trên bị ngã ra sau điểm dọi của
cát. Yêu cầu gập thân về trước;
trọng tâm cơ thể;
-Chạy đà chậm giậm nhảy vượt qua rào
-Gập duỗi 2 chân ra trước không
với độ cao 30-40cm.
nhanh, không tích cực.


*Những điểm cần lưu ý khi giảng dạy nhảy xa cho học sinh
Việc áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy nhảy xa đã góp phần
nâng cao thể lực và ý thức rèn luyện, luyện tập của học sinh. Phát huy được tính tự
giác, tích cực và sáng tạo trong tập luyện, khả năng hình thành kĩ thuật động tác
của học sinh có chất lượng hơn, kiến thức và khả năng thực hiện động tác được
nâng lên một mức đáng kể. Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên trong
học tập. Kết quả học tập của học sinh là thước đo năng lực sư phạm của người giáo
viên. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải tự trao dồi kiến thức, tự hồn thiện
mình, ln trăn trở tìm ra những phương pháp giảng dạy, tập luyện phù hợp khắc

phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển;
Khi giảng dạy nhảy xa cho học sinh do số lượng học sinh trong lớp đơng hố
nhảy có hạn, do đó nên chia lớp thành nhiều tổ nhóm để tập luyện, tận dụng hết
diện tích của hố cát, nhảy đồng loạt để tăng lượng vận động;
Đặc điểm của học sinh là ham thích vận động q trình hưng phấn cao hơn
ức chế. Các em rất thích tập luyện song cũng dễ chán nản, vì thế giáo viên cần động
viên, nhắc nhở kịp thời. Muốn giúp các em nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật, làm
quen với những cảm giác vận động nhất định, cần thiết cho học sinh thực hiện các
bài tập dẫn dắt và chuẩn bị;
Tuỳ theo điều kiện và kế hoạch cụ thể, giáo viên có thể ứng dụng một số bài
tập để giảng dạy môn nhảy xa như: Các bài tập bổ trợ, trò chơi và phát triển thể lực
khi học kỹ thuật nhảy xa.
2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Thực tế quá trình ứng dụng những phương pháp giảng dạy trên đã giúp cho
học sinh đạt thành tích rất cao so với những năm trước, đó chính là động lực khơng
nhỏ kích thích bản thân giáo viên chúng ta ngày càng phấn đấu trong việc nghiên
cứu và tìm ra các phương pháp tối ưu để giảng dạy cho học sinh có hiệu quả qua đó
triển khai nhân rộng cho các đồng nghiệp áp dụng nhằm cải thiện và nâng cao
thành tích nhảy xa cho các em học sinh trên địa bàn huyện nhà tham gia thi đấu
HKPĐ các cấp đạt thành tích tốt nhất.


2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Trong nhiều năm qua công tác rèn luyện giáo dục thể chất trong nhà trường
phổ thơng nói chung và nâng cao thành tích thể dục thể thao nói riêng ở nước ta đã
có nhiều tiến bộ chính vì thế việc vận dụng một cách có hiệu quả các bài tập bổ trợ
và lựa chọn phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho
học sinh là rất cần thiết nhằm tạo lực lượng vận động viên nhảy xa kế thừa có thành
tích tốt, nhằm tham gia các kỳ hội thao, Hội khỏe Phù Đổng. Qua thời gian vận

dụng phương pháp nêu trên thành tích nhảy xa của trường được nâng lên đáng kể
đạt được kết quả tương đối khả quan.
*Kết quả thành tích nhảy xa các cấp:
NĂM
2016

CẤP HUYỆN

CẤP TỈNH

NAM

NỮ

NAM

NỮ

Hạng III

Hạng I

-

Hạng I

Phụ chú

Qua thực tế giảng dạy và lựa chọn phương pháp nâng cao thành tích mơn
nhảy xa tơi thấy rằng kết quả học tập của các em có nhiều tiến bộ. Qua đó các em

thấy được tầm quan trọng của mơn học ln phấn đấu nâng cao thành tích tham gia
tốt các kỳ Hội khỏe Phù Đổng các cấp.
Kết quả nghiên cứu cho ta thấy việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hợp
lý đã được xác định có ảnh hưởng rất tốt đến việc nâng cao thành tích nhảy xa cho
học sinh trường THCS.
2.5. Tài liệu kèm theo: Khơng có



×