Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Rèn luyện kỹ năng giải bài tập di truyền 9 trường THCS tạ thị kiều huỳnh tấn phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.5 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………….

1. Tên sáng kiến:

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP DI
TRUYỀN SINH HỌC 9
2.

Lĩnh vực áp dụng: chuyên môn, đặc biệt giải bài tập di truyền lai

một cặp và hai cặp tính trạng
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1.Tình trạng của giải pháp đã biết:
Mơn sinh học 9 theo chương trình đổi mới mỗi tuần 2 tiết, trong đó chỉ có 1
tiết bài tập chương I.Tiết bài tập trong chương trình sinh học 9 q ít trong khi đó
lượng kiến thức lí thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hết giáo viên
dạy môn sinh học lớp 9 không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập ở
cuối bài. Học sinh khơng có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đây sẽ là
trở ngại lớn trong công tác dạy và học ở trên lớp cũng như quá trình bồi dưỡng
học sinh giỏi phần bài tập di truyền.Vì vậy tơi đưa ra chun đề :“ Rèn luyện kỹ
năng giải bài tập di truyền sinh học 9” trong hướng dẫn giải bài tập di truyền
sinh học lớp 9 ở trường THCS là rất cần thiết để giúp cho các em học sinh có khả
năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao khả năng
vận dụng tìm tịi học sinh giỏi.
Thực tế cho thấy các đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 nhiều năm liền
không chỉ ra những câu hỏi lý thuyết mà cịn có nhiều bài tập di truyền cơ bản


hoặc nâng cao.Xuất phát từ cơ sở nêu trên bản thân tôi suy nghĩ: trong công tác
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt kết quả cao, nhất thiết phải đầu tư


bồi dưỡng về phương pháp giải các dạng bài tập Sinh học trong chương trình
Sinh học lớp 9. Đây là vấn đề không mới, nhưng làm thế nào để học sinh có thể
phân loại được các dạng bài tập và đưa ra các cách giải cho phù hợp với mỗi
dạng bài tập là điều mỗi giáo viên khi dạy sinh học 9 đều quan tâm .
3.1a.Những ưu điểm của đề tài:
- Giúp học hiểu sâu hơn về kiến thức lí thuyết đã học, từ đó vận dụng giải các
bài tập sách giáo khoa và các bài tập trong kiểm tra
- Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, đồngthời kích thích lịng đam mê
mơn học và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học
- Giúp học sinh hiểu và giải thích được cơ chế di truyền trên vật ni cây
trồng trong thực tế
- Giáo dục tính kiên nhẫn, chịu khó tìm tịi và nâng cao tư duy cho các em
- Thơng qua giải bài tập giáo viên có thể lựa chọn học sinh có khả năng vào
bồi dưỡng học sinh giỏi để thi học sinh giỏi vòng huyện
3.1b. Nhược điểm:
- Việc chuẩn bị của giáo viên về nội dung, phương pháp, dạng bài tập đồi
hỏi mất thời gian do chọn lọc từ nhiều nguồn tư liệu
- Khả năng nắm bắt của đối tượng học sinh khi học không đồng đều
- Phải có thời gian ngồi giờ lên lớp ( học sinh học trái buổi qua phụ đạo,
bồi dưỡng) nên không thu hút hết tất cả học sinh quan tâm
- Bài tập ứng dụng đa dạng, có từ nhiều nguồn tư liệu nên phụ thuộc nhiều
vào khả năng sưu tầm của giáo viên và giáo án củng khơng thống nhất
Vì vậy trong dạy học tôi rất quan tâm và đang nghiên cứu đề tài:
“Rèn luyện kỹ năng giải bài tập di truyền sinh học 9”để ứng dụng vào thực tế
giảng dạy.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3.2a. Mục đích của giải pháp:
- Giúp giáo viên và học sinh nắm vững kiến thức về di truyền lai một cặp và hai
cặp tính trạng trong chương I của chương trình sinh 9, để vận dụng giải bài tập


đạt hiệu quả, định hướng được khả năng của học sinh u thích mơn học hơn.
Cho học sinh hiểu mơn sinh học khơng chỉ đơn thuần là lí thuyết sng mà cịn có
nhiều bài tập vận dụng hay giúp giải thích được hiện tượng di truyền trong cuộc
sống.
- Lập kế hoạch phối hợp với giáo viên dạy cùng khối để chọn được những em học
sinh có kỹ năng giải bài tập tốt được bồi dưỡng nâng cao hơn phục vụ cho kì thi
học sinh giỏi huyện
- Kích thích niềm đam mê môn học, rèn luyện kỹ năng giải bài tập nói chung và
mơn sinh học nói riêng
- Giúp học sinh nắm vững cách giải từng dạng bài tập, trước hết giáo viên phải
phân dạng bài tập ra thành từng vấn đề. Trong quá trình dạy học sinh, mỗi dạng
bài tập giáo viên phải trang bị cho học sinh kiến thức về vấn đề trên, tiếp đó là
bài tập ví dụ và cuối cùng là bài tập vận dụng theo hướng từ dễ đến khó, từ cơ
bản đến nâng cao.
3.2b. Nội dung của giải pháp:
2b.1.Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
Ở những năm trước đây thường giáo viên thực hiện theo cách dạy lí thuyết
và hướng dẫn dạy các bài tập vận dụng trong sách giáo khoa, học sinh không vận
dụng giải được nhiều bài tập. Tiết học dạy giải bài tập q ít chỉ 1 tiết nên khơng
thể hướng dẫn cụ thể tất cả các dạng trong lai một và hai cặp tính trạng được. Nội
dung dạy giải bài tập này khơng có trong chương trình sách giáo khoa mà giáo
viên phải chọn lọc nghiên cứu thêm từ các loại sách chuyên môn nên đôi khi giáo
viên gặp khó khăn. Thời gian và nội dung khơng được qui định trong phân phối
chương trình.
Trong q trình giảng dạy tơi và đồng nghiệp nhận thấy các em còn lúng

túng trong giải bài tập di truyền do các em đã quen học theo chương trình bộ mơn
ở các lớp dưới, theo hướng trả lời câu hỏi lí thuyết là chủ yếu, vì vậy các em cảm
thấy bở ngỡ, cảm giác sợ và chán với bộ mơn đều đó ảnh hưởng đến việc lĩnh hội
kiến thức của học sinh. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tạo nguồn thi học sinh giỏi,


rèn luyện kỹ năng giải bài tập cơ bản cho tồn học sinh thơng qua nội dung bồi
dưỡng và phụ đạo của bộ môn, tùy đối tượng mà giáo viên hướng dẫn dạng bài
tập và cách giải một số bài tập cho phù hợp.
2b.2. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
2b.2a. Cơ sở lý luận:
Sinh học là môn khoa học tự nhiên. Kiến thức Sinh học, ngoài các kết quả quan
sát thực nghiệm để xây dựng nên hệ thống lý thuyết hồn chỉnh về sự sống của
mn lồi , các kết quả đó cịn được đúc kết dưới dạng các qui luật được mô tả
bằng các dạng bài tập. Vì vậy, cũng như các bộ mơn khoa học tự nhiên khác, để
hiểu sâu sắc các kiến thức của Sinh học phải biết kết hợp giữa nghiên cứu lí
thuyết và bài tập.
Về phía học sinh, do kiến thức quá mới so với các lớp trước ( khơng có tính kế
thừa kiến thức), nên học sinh còn lúng túng khi tiếp thu những thuật ngữ mới,
những diễn biến các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào như: cơ chế phân li, tổ
hợp của gen…..nếu không thông qua làm bài tập, học sinh khó mà nhớ được.
2b.2b.Thực trạng của vấn đề
- Giáo viên phải nắm vững các bước tiến hành giải bài tập, soạn theo yêu cầu,
nắm đối tượng học sinh, chọn ví dụ phù hợp để hướng dẫn cho học sinh một cách
tự tin
- Học sinh phải nắm vững kiến thức lí thuyết, biết các kí hiệu, các qui luật đã học
và giải được bài tập đơn giản, phải siêng năng, chịu khó rèn kỹ năng giải từ đơn
giản đến phức tạp
- Giáo viên và học sinh phải mất nhiều thời gian trái buổi để cùng nhau trao đổi,
chịu khó sưu tầm tài liệu từ nhiều nguồn để thực hiện đạt yêu cầu.

- Qua đó giáo viên sẽ phát hiện đối tượng học sinh để giảng dạy đạt chất lượng
cao nhất
2b.2c.Nguyên nhân thực trạng:
- Từ thực tế việc học tập bộ môn sinh 9 các em chưa quan tâm nhiều đến giải bài
tập mà suy nghĩ chỉ cần học tốt lí thuyết là được


- Số bài tập sách giáo khoa ít nên chưa giúp học sinh rèn được kỷ năng
- Một số học sinh yếu không thể vận dụng để giải hoặc học sinh giỏi đòi hỏi kỷ
năng vận dụng phải linh hoạt hơn, nên kinh nghiệm này được phụ đạo hoặc bồi
dưỡng giúp học sinh giải được bài tập.
- Cách giải bài tập đa dạng, có nhiều nguồn tư liệu khác nhau nên việc sưu tầm
học hỏi của giáo viên đòi hỏi phải có tính chọn lọc cho phù hợp với đối tượng để
kích thích tinh thần học tốt nếu khơng các em cảm thấy áp lực, chán nản.
2b.2d.Các bước thực hiện của giải pháp:
CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG THEO ĐỊNH LUẬT ĐỒNG TÍNH VÀ
PHÂN TÍNH CỦA MEN.
1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.1.Nội dung định luật đồng tính và định luật phân tính của Menđen:
1.1.a. Định luật đồng tính:
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất (F 1) đều đồng tính, nghĩa là mang
tính trạng đồng loạt giống bố hay giống mẹ.
1.1.b.Định luật phân tính ( cịn gọi là định luật phân li):
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản
thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ hai (F 2) có sự phân li kiểu hình với tỉ lệ xấp xỉ 3
trội : 1 lặn.
1. 2.Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân
tính:

1. 2.a. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính:
- Thế hệ xuất (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
- Mỗi gen qui định một tính trạng.
- Tính trội phải là trội hồn tồn.
1. 2.b.Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân tính:
- Thế hệ xuất (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.


- Mỗi gen qui định một tính trạng.
- Tính trội phải là trội hoàn toàn.
- Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn thì tỉ lệ phân tính mới gần đúng với tỉ lệ
3trội: 1 lặn.
1. 3. Phép lai phân tích:
Phương pháp lai phân tích nhằm để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang
tính trội là thuần chủng hay khơng thuần chủng.
Cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính
trạng lặn.
- Nếu kiểu hình của con lai đồng loạt giống nhau, nghĩa là cơ thể mang tính
trội chỉ tạo một loại giao tử duy nhất, tức có kiểu gen thuần chủng (Đồng hợp tử).
- Nếu kiểu hình của con lai phân li, nghĩa là cơ thể mang tính trội đã tạo ra
nhiều loại giao tử, tức có kiểu gen khơng thuần chủng ( dị hợp tử).
Thí dụ:
*P.
GP

AA ( thuần chủng)

GP

aa


A

a

FB
*P.

x

Aa ( đồng tính).
Aa ( khơng thuần chủng)
A,a

x

aa
a

FB

1Aa : 1aa ( phân tính).

1. 4. Các sơ đồ lai có thể gặp khi lai một cặp tính trạng:
P.

AA

x


AA

P.

AA

A

GP

A

GP A
F1

AA

F1
Đồng tính trội .

P.

AA

GP A

x

x


Aa
A,a

1AA : 1Aa
Đồng tính trội

aa

P. Aa

a

GP A,a

x

Aa
A,a


F1

Aa

F1

1AA : 2Aa : 1aa

Đồng tính trội
P.


Aa

x

GP A,a
F1

3 trội : 1 Lặn

aa

P.

aa

a

GP

a

1Aa : 1aa

aa
a

F1

1trội : 1lặn


x
aa

Đồng tính lặn.

1.5. Các kí hiệu thường dùng:
P: thế hệ bố mẹ.
F: thế hệ con lai ( F1 thế hệ con thứ nhất, F2 thế hệ con thứ hai... ).
FB: thế hệ con lai phân tích.
G: giao tử (GP: giao tử của P, GF1: giao tử của F1...)
Dấu nhân (X): sự lai giống.
♂: đực

; ♀: cái.

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP:
Thường gặp hai dạng bài tập, tạm gọi là bài toán thuận và bài toán nghịch.
2.1. Dạng 1: Bài toán thuận.
Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. Từ đó xác định
kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.
2.1. a. Cách giải: Có 3 bước giải:
* Bước 1: Dựa vào đề bài, qui ước gen trội, gen lặn ( có thể khơng có bước
này nếu như đề bài đã qui ước sẵn).
* Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ; biện luận để xác định kiểu gen của bố,
mẹ.
* Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
2.1. b. Thí dụ:
Ở gà, tính trạng lơng đen trội hồn tồn so với lơng trắng.



Khi cho gà trống lông đen giao phối với gà mái lơng trắng thì kết quả giao phối sẽ
như thế nào?
GIẢI
Bước 1: Qui ước gen:
Gọi A là gen qui định tính trạng lơng đen
Gọi a là gen qui định tính trạng lơng trắng.
Bước 2:
- Gà trống lơng đen có kiểu gen AA hay Aa
- Gà mái lơng trắng có kiểu gen aa
Bước 3:
Ở P có hai sơ đồ lai: P. AA x aa và P. Aa x aa.
- Trường hợp 1:

P.
GP

AA (đen)

x

aa (trắng)

A

F1

a
Aa


Kiểu hình: 100% lơng đen.
- Trường hợp 2:

P.
GP

Aa (đen)

x

aa (trắng)

A, a

F1

a
1Aa : 1aa

Kiểu hình: 50% lơng đen : 50% lơng trắng.
2.2 Dạng 2: Bài tốn nghịch.
Là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của
bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
Thường gặp hai trường hợp sau:
2.2.a. Trường hợp 1: Nếu đề bài đã nêu tỉ lệ phân li kiểu hình của
con lai.
Có hai cách giải:
- Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai ( có thể rút gọn tỉ lệ ở con
lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét ); từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.



Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định tính trội, tính lặn thì có thể căn cứ vào tỉ
lệ ở con lai để qui ước gen.
Thí dụ:
Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao, người ta thu được kết quả ở con
lai như sau:
- 3018 hạt cho cây thân cao
- 1004 hạt cho cây thân thấp.
Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.
GIẢI
*Bước 1:
Xét tỉ lệ kiểu hình :
(3018 : 1004) xấp xỉ (3 cao : 1 thấp).
Tỉ lệ 3:1 tuân theo định luật phân tính của Menđen. Suy ra:
- Tính trạng thân cao trội hồn tồn so với tính trạng thân thấp.
Qui ước gen: A: thân cao ; a: thân thấp.
- Tỉ lệ con lai 3:1 chứng tỏ bố mẹ có kiểu gen dị hợp: Aa.
*Bước 2:
Sơ đồ lai:
P.
GP

Aa (thân cao)
A, a

F1

x


Aa (thân cao)
A, a

1AA : 2Aa : 1aa

Kiểu hình F1: 3 thân cao : 1 thân thấp.
2.2.b. Trường hợp 2: Nếu đề bài không nêu tỉ lệ kiểu hình của con
lai.
Để giải dạng bài toán này, dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá
trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào kiểu gen của con để suy ra loại
giao tử mà con có thể nhận từ bố, mẹ.
Nếu có u cầu thì lập sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Thí dụ:


Ở người, màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt xanh.
Trong một gia đình, bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có
đứa con gái mắt xanh .
Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai minh hoạ.
GIẢI
Qui ước gen: A mắt nâu ; a: mắt xanh.
Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen này
được tổ hợp từ 1 giao tử a của bố và một giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo
được giao tử a.
Theo đề bài, bố mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử a. Suy ra bố và mẹ
đều có kiểu gen dị hợp tử Aa.
Sơ đồ lai minh hoạ:
P.

Aa (mắt nâu)


GP

A,a

F1

x

Aa (mắt nâu)
A,a

1AA : 2Aa : 1aa

Kiểu hình F1: 3 mắt nâu : 1 mắt xanh.
3. BÀI TẬP ÁP DỤNG.
Bài 1. Ở cây cà chua, màu quả đỏ là tính trạng trội hồn tồn, màu quả
vàng là tính trạng lặn.
a. Khi đem thụ phấn hai cây cà chua thuần chủng quả màu đỏ và quả màu
vàng thì F1 và F2 sẽ như thế nào?
b. Nếu đem những cây cà chua quả màu vàng thụ phấn với nhau thì ở đời
con sẽ có kiểu hình như thế nào? Tỉ lệ là bao nhiêu?
GIẢI
a. Xác định kết quả ở F1 và F2 :
*Qui ước gen:
- Gọi A là gen qui định tính trạng màu quả đỏ.
- Gọi a là gen qui định tính trạng màu quả vàng.
*Xác định kiểu gen:



- Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA
- Cây cà chua quả vàng thuần chủng có kiểu gen aa.
*Sơ đồ lai:
P.

AA (quả đỏ)

GP

A

x

aa (quả vàng)
a

F1

Aa ( 100% quả đỏ).

F1xF1 Aa ( quả đỏ) x Aa ( quả đỏ)
GF1

A,a

F2

A,a

1AA : 2Aa : 1aa


Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
b. Xác định kiểu gen:
Quả vàng là tính trạng lặn nên có kiểu gen aa.
Sơ đồ lai:
P.
GP

aa (quả vàng)

x

aa (quả vàng)

a

F1

a
aa ( 100% quả vàng).

Bài 2. Ở ruồi giấm gen trội V qui định cánh dài và gen lặn v qui định cánh
ngắn.
Trong một phép lai giữa một cặp ruồi giấm, người ta thu được ở con lai có
84 con cánh dài và 27 con cánh ngắn.
Xác định kiểu gen và kiểu hình của cặp bố mẹ đem lai và lập sơ đồ lai.
GIẢI
Xét tỉ lệ phân tính ở con lai :
(84 cánh dài) : (27 cánh ngắn) Xấp xỉ (3 cánh dài) : (1 cánh ngắn).
Kết quả lai tuân theo định luật phân tính của Menđen, chứng tỏ cặp bố mẹ

đem lai đều có kiểu gen dị hợp tử Vv và kiểu hình cánh dài.
Sơ đồ lai:
P.

Vv (cánh dài)

GP

V, v

x

Vv (cánh dài)
V, v


F1

1VV : 2Vv : 1vv

Tỉ lệ kiểu hình F1: 3 cánh dài : 1 cánh ngắn.
Bài 3. Một bò cái khơng sừng (1) giao phối với bị đực có sừng (2), năm
đầu đẻ được một bê có sừng (3) và năm sau đẻ được một bê không sừng (4). Con
bê khơng sừng nói trên lớn lên giao phối với một bị đực khơng sừng (5) đẻ được
một bê có sừng ( 6).
a. Xác định tính trội, tính lặn
b. Xác định kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên.
c. Lập sơ đồ lai minh hoạ.
GIẢI
a. Xác định tính trội, tính lặn:

Xét phép lai giữa con bê khơng sừng (4) khi nó lớn lên với con bị đực
khơng sừng (5). Ta có:
(4) khơng sừng x (5) khơng sừng
→ con là (6) có sừng.
Bố mẹ đều khơng có sừng sinh ra con có sừng. suy ra khơng sừng là tính
trạng trội so với có sừng.
b. Kiểu gen của mỗi cá thể:
Có thể tóm tắt sơ đồ của sự liên hệ giữa các cá thể theo đề bài như sau:

Cái (1)

x

Đực (2)

Khơng sừng

Có sừng

Bê (3)

Bê ( 4)

Có sừng

Khơng sừng

x

Bị đực (5)

Khơng sừng


Bê (6)
Có sừng
Qui ước gen: gen A qui định khơng sừng
gen a qui định có sừng.
Bị cái P khơng sừng (1) là A_ lại sinh được con bê (3) có sừng.Vậy bê (3)
có kiểu gen là aa và bị cái (1) tạo được giao tử a; nên (1) có kiểu gen Aa.
Bị đực P có sừng (2) có kiểu gen là aa.
Bê (4) không sừng nhưng lớn lên giao phối với bị đực (5) khơng sừng đẻ
ra bê (6) có sừng. Suy ra bê (6) có sừng có kiểu gen aa, còn (4) và (5) đều tạo
được giao tử a. Vậy (4) và (5) đều có kiểu gen Aa.
Tóm lại, kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên là:
- Bò cái khơng sừng (1) : Aa
- Bị đực có sừng (2)

: aa

- Bê có sừng ( 3)

: aa

- Bê khơng sừng (4)

: Aa

- Bê khơng sừng (5)

: Aa


- Bị có sừng (6)

: aa.

c. Sơ đồ lai minh hoạ:
* Sơ đồ lai từ P đến F1:
P.

Cái khơng sừng

GP

x

Đực có sừng

Aa

aa

A,a

a

F1

1Aa : 1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 1 bê có sừng : 1 bê không sừng.

* Sơ đồ lai từ F1 đến F2 :
Bê F1 khơng sừng lớn lên giao phối với bị đực không sừng.
F1

Aa

x

Aa


GF1 A, a
F2

A,a

1AA : 2 Aa : 1aa

Tỉ lệ kiểu hình F2 : 3 khơng sừng : 1 có sừng.
F2 chỉ xuất hiện aa (có sừng).
LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG - ĐỊNH LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP.
1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.1. Nội dung định luật phân li độc lập:
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính
trạng tương phản, thì sự di truyền của cặp tính trạng này khơng phụ thuộc vào sự
di truyền của các cặp tính trạng khác.
1.2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập:
- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai
- Mỗi gen qui định một tính trạng
- Tính trạng trội phải là trội hồn toàn

- Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn
- Các gen phải nằm trên các NST khác nhau.
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP.
2.1. Dạng bài toán thuận:
Cách giải tương tự như ở bài tốn thuận của lai một tính. Gồm 3 bước sau:
- Qui ước gen
- Xác định kiểu gen của bố mẹ
- Lập sơ đồ lai
Thí dụ : Ở cà chua, lá chẻ trội so với lá nguyên; quả đỏ trội so với quả
vàng. Mỗi tính trạng do một gen qui định, các gen nằm trên các NST thường khác
nhau. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F 2 khi cho cà chua thuần chủng
lá chẻ, quả vàng thụ phấn của cây cà chua thuần chủng lá nguyên, quả đỏ.
GIẢI
- Bước:1
Qui ước gen:


A: lá chẻ ; a: lá nguyên
B: quả đỏ ; b: quả vàng.
- Bước 2:
Cà chua thuần chủng lá chẻ, quả vàng có kiểu gen AAbb
Cà chua thuần chủng lá nguyên, quả đỏ có kiểu gen aaBB.
-Bước 3:
Sơ đồ lai:
P.
GP

AAbb (lá chẻ, quả vàng)

GF1


aaBB (lá nguyên, quả đỏ)

Ab

aB

F1
F1xF1

x

AaBb (100% lá chẻ, quả đỏ).
AaBb

x

AB,Ab,aB,ab

AaBb
AB,Ab,aB,ab

F2 :


AB

Ab

aB


ab


AB
AABB AABb AaBB AaBb
Ab
AABb AAbb AaBb
Aabb
aB
AaBB AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb :
1aaBB : 2aaBb : 1aabb.
Tỉ lệ kiểu hình F2:

9 lá chẻ, quả đỏ
3 lá chẻ, quả vàng
3 lá nguyên, quả đỏ
1 lá nguyên, quả vàng.

2. Dạng bài tốn nghịch:
Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ở con lai, nếu xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1, căn cứ vào định
luật phân li độc lập của Menđen, suy ra bố mẹ dị hợp tử về hai cặp gen (AaBb).

Từ đó qui ước gen, kết luận tính chất của phép lai và lập sơ đồ lai phù hợp.


Thí dụ: Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai khi bố mẹ đều có lá
chẻ,quả đỏ; con lai có tỉ lệ 64 cây lá chẻ, quả đỏ; 21 cây lá chẻ,qủa vàng ; 23 cây
lá nguyên,quả đỏ và 7 cây lá nguyên, quả vàng.
Biết mỗi gen qui định một tính trạng và các gen nằm trên các NST khác
nhau.
GIẢI
- Xét tỉ lệ kiểu hình ở con lai F1:
F1 có 64 chẻ, đỏ : 21 chẻ,vàng : 23 nguyên, đỏ : 7 nguyên, vàng.
Tỉ lệ xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1, là tỉ lệ của định luật phân li độc lập khi lai 2 cặp
tính trạng. Suy ra bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
- Xét từng tính trạng ở con lai F1:
Về dạng lá:
(lá chẻ) : (lá nguyên) = (64 +21) : ( 23+7) xấp xỉ 3 :1. Là tỉ lệ của
định luật phân tính. Suy ra lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên.
Qui ước gen : A : la chẻ ; a: lá nguyên

Về màu quả:
(quả đỏ) : ( quả vàng) = ( 64 + 23) : ( 21 + 7) xấp xỉ 3 :1. Là tỉ lệ của
định luật phân tính. Suy ra quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng.
Qui ước gen : B: quả đỏ ; b: quả vàng.
Tổ hợp hai tính trạng, bố và mẹ đều dị hợp hai cặp gen, kiểu gen AaBb,
kiểu hình lá chẻ, quả đỏ.
Sơ đồ lai:
P.

AaBb ( chẻ, đỏ)


GP

AB,Ab,aB,ab

F1 :

x

AaBb ( chẻ, đỏ)
AB,Ab,aB,ab




AB

Ab

aB

ab


AB
AABB AABb AaBB AaBb
Ab
AABb AAbb AaBb
Aabb
aB
AaBB AaBb

aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb :
1aaBB : 2aaBb : 1aabb.
Tỉ lệ kiểu hình F2:

9 lá chẻ, quả đỏ
3 lá chẻ, quả vàng
3 lá nguyên, quả đỏ
1 lá nguyên, quả vàng.

3.BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là hai tính trạng trội hồn tồn
so với thân thấp và hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao và về màu hạt di
truyền độc lập với nhau.
Hãy lập sơ lai cho mỗi phép lai sau đây:
a. Cây thân cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
b. Cây trhân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.
GIẢI
Quy ước gen:

a.

A : Thân cao;


a : Thân thấp

B : Hạt vàng;

b : Hạt xanh

P. Thân cao, hạt xanh

x

Thân thấp, hạt vàng

- Cây thân cao, hạt xanh có kiểu gen: AAbb hoặc Aabb
- Cây thân thấp, hạt vàng có kiểu gen: aaBB hoặc aaBb.
Vậy, có 4 sơ đồ lai sau:
* Sơ đồ lai 1.
P.
GP

AAbb ( cao, xanh) x
Ab

aaBB ( thấp, vàng)
aB


F1

AaBb ( 100% cao, vàng).


* Sơ đồ lai 2.
P.
GP

AAbb ( cao, xanh) x

aaBb ( thấp, vàng)

Ab

F1

aB, ab
1AaBb : 1 Aabb

Kiểu hình: 1 cao, vàng : 1 cao, xanh.
* Sơ đồ lai 3.
P.
GP

Aabb ( cao, xanh) x

aaBB ( thấp, vàng)

Ab, ab

F1

aB


1AaBb : 1 aaBb

Kiểu hình: 1 cao, vàng : 1 thấp, vàng.
* Sơ đồ lai 4.
P.
GP

Aabb ( cao, xanh) x

aaBb ( thấp, vàng)

Ab, ab

F1

aB, ab

1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 1 cao, vàng : 1 cao, xanh : 1 thấp, vàng : 1 thấp, xanh.
b.

P. Thân cao, hạt vàng

x

Thân thấp, hạt xanh

- Cây thân cao, hạt vàng có kiểu gen: AABB, AABb, AaBB hoặc AaBb
- Cây thân thấp, hạt xanh có kiểu gen: aabb.

Vậy, có 4 sơ đồ lai sau:
* Sơ đồ lai 1.
P.
GP

AABB ( cao, vàng)

x

AB

F1

aabb ( thấp, xanh)
ab

AaBb ( 100% cao, vàng).

* Sơ đồ lai 2.
P.

AABb ( cao, vàng)

GP

AB, Ab

F1

x


aabb ( thấp, xanh)
ab

1AaBb : 1Aabb

Kiểu hình: 1 cao, vàng : 1 cao, xanh


* Sơ đồ lai 3.
P.

AaBB ( cao, vàng)

GP

AB, aB

F1

x

aabb ( thấp, xanh)
ab

1AaBb : aaBb

Kiểu hình: 1 cao, vàng : 1 thấp, vàng.
* Sơ đồ lai 4.
P.


AaBb ( cao, vàng)

GP

AB, Ab, aB, ab

F1

x

aabb ( thấp, xanh)
ab

1AaBb : 1Aabb : aaBb : 1aabb.

Kiểu hình: 1 cao, vàng : 1 cao, xanh : 1 thấp, vàng : 1 thấp, xanh.
Bài 2. Ở một thứ bí, xét hai cặp tính trạng về hình dạng quả và về màu hoa,
người ta lập qui ước như sau:
- Về dạng quả:
AA : quả tròn;

Aa : quả dẹt;

aa : quả dài

- Về màu hoa:
B_ : hoa vàng;

bb: hoa trắng.


a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của mỗi cặp tính trạng nói trên.
b. Cho giao phấn giữa cây bí quả trịn, hoa trắng với cây bí thuần chủng có
quả dài, hoa vàng được F1, và tiếp tục co F1 giao phấn với nhau.
Hãy lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F2.
c. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thé nào?
Biết 2 cặp tính trạng nói trên di truyền độc lập với nhau.
GIẢI
a. Đặc điểm di truyền của mỗi cặp tính trạng:
- Về tính trạng hình dạng quả: biểu hiện bằng 3 kiểu hình khác nhau.
Vậy, hình dạng quả di truyền theo hiện tượng tính trội khơng hồn tồn.
- Về cặp tính trạng màu hoa: biểu hiện bằng 2 kiểu hình khác nhau.
Vậy, màu hoa di truyền theo hiện tượng tính trội hồn tồn.


b. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2.
Cây P quả trịn, hoa trắng có kiểu gen: AAbb
Cây P quả dài, hoa vàng thuần chủng có kiểu gen: aaBB
Sơ đồ lai:
P.
GP

AAbb ( tròn, trắng)

aaBB ( dài, vàng)

Ab

aB


F1

AaBb ( 100% dẹt, vàng).

F1xF1
GF1

x

AaBb

x

AB,Ab,aB,ab

AaBb
AB,Ab,aB,ab

F2


AB

Ab

aB

ab



AB
AABB AABb AaBB AaBb
Ab
AABb AAbb AaBb
Aabb
aB
AaBB AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb :
1aaBB : 2aaBb : 1aabb.
Tỉ lệ kiểu hình F2:
3 quả tròn, vàng

3 quả dài, vàng

2 quả dẹt, trắng

6 quả dẹt, vàng

1 quả tròn, trắng

1 quả dài, trắng

c. Cho F1 lai phân tích:

F1 là AaBb ( dẹt, vàng) lai phân tích với cây mang tính lặn aabb ( dài,
trắng).
Sơ đồ lai:
F1 .
GF1
FB

AaBb

x

aabb

AB,Ab,aB,ab

ab

1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb.

Tỉ lệ kiểu hình: 1 dẹt, vàng : 1 dẹt,trắng : 1 dài, vàng : 1dài, trắng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:


- Việc áp dụng :“ Rèn luyện kỹ năng giải bài tập di truyền sinh học 9” đã giúp cho
các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các
dạng bài tập di truyền trong lai một và hai cặp tính trạng
- Với những kinh nghiệm bồi dưỡng, những thay đổi của chương trình và sách
giáo khoa, các phương pháp tích cực được vận dụng đã hình thành cho học sinh
tư duy sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề nảy sinh trong
các dạng bài tập, từ đó giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải các bài

tập cơ bản trong phần di tuyền.
- Đối tượng nghiên cứu: giáo viên trực tiếp dạy lớp, học sinh , giáo viên cùng
chuyên môn.
- Đề tài là chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn giúp giáo viên thực hiện tốt hơn
phần giải bài tập di truyền
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dung giải
pháp:
- Hiệu quả của việc thiết kế một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài
tập sinh học lớp 9 sẽ tạo nên nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên có bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học 9
- Giúp cho giáo viên có cơ sở để phụ đạo và bồi dưỡng tìm đối tượng học sinh và
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo nguồn chọn học sinh thi giỏi cấp
huyện, ở trường THCS.
- Giúp rèn luyện chuyên môn cho bản thân cũng như các bạn bè đồng nghiệp
B4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này thu được kết quả năm học 2014-2015 có
3 học sinh đạt học sinh giỏi vịng huyện, năm 2015-2016 có 1 học sinh gỏi huyện
và đang tiếp bồi dưỡng để tìm nguồn học sinh giỏi cho năm học 2016-2017.

- Ý nghĩa của sáng kiến:


Để giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về các dạng bài tập và áp dụng vào
giải bài tập ở bậc THCS
- Giáo viên dạy môn sinh học lớp 9 cần hướng dẫn học sinh cách giải các
dạng bài tập này ngay trong tiết lý thuyết và tiết giải bài tập được quy định trong
phân phối chương trình.
- Giáo viên có thể vận dụng đề tài này để dạy trong các tiết học trên lớp,
trong các chủ đề tự chọn sinh hoc 9 cũng như trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
ở bậc THCS

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi xin được đóng góp
vào ngành nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng nhận biết và giải các dạng toán di
truyền trong dạy học sinh học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa
phương.
Trong qua trình làm đề tài này khơng sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế, mong quý đồng nghiệp có những đóng góp chân thành để sáng kiến này có
hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn.
- Khả năng ứng dụng và triển khai:
Đề tài này cần được triển khai sâu rộng đến tất cả giáo viên dạy môn sinh học
cấp THCS góp phần trong việc giảng dạy bộ mơn sinh học tại trường và có thể
ứng dụng cho các giáo viên dạy mơn sinh học, nó phát huy được tính năng
động của học sinh, kích thích niềm đam mê nghiên cứu môn học, vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống
1.5.

Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo hướng dẫn giải một
số loại bài tập di truyền

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS TẠ THỊ KIỀU


HỌ VÀ TÊN: HUỲNH TẤN PHONG
NHIỆM VỤ: DẠY SINH
Mã số:……………………………………

Tên sáng kiến: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI

TẬP DI TRUYỀN SINH HỌC 9


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


*****

ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến cấp cơ sở
Tác giả sáng kiến: Huỳnh Tấn Phong
Đơn vị: Trường THCS An Thạnh
Đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN SINH HỌC 9”
Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn sinh học
An Thạnh, ngày 15tháng 4 năm 2015
Xác nhận của BGH

Người nộp đơn

Huỳnh Tấn Phong



×