Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy môn GDCD ở trường THCS trường THCS tạ thị kiều trần ánh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.54 KB, 20 trang )

MƠ TẢ GIẢI PHÁP
Tên sáng kiến:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG
DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Mã số: …………
1. Lĩnh vực áp dụng: Bộ môn Giáo dục cơng dân
2. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang
được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích
cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh.
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần,
các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương tác trong một tổng thể. Dạy học
tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình
học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp
phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học
tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt
giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không
tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hồn chỉnh và có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc
thi: Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung
học.
Thực trạng việc dạy bộ mơn nói chung, mơn GDCD nói riêng mặc dù
quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt
được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay chưa phát huy được tính
tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên
1




mơn trong mơn GDCD. Q trình vận dụng tích hợp liên mơn vào trong bài dạy
cịn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào
kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ mơn
khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em
thường cho rằng kiến thức của bộ mơn nhẹ, khơng có tác dụng nhiều trong việc
học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ mơn khi thấy mình đã có đủ số
điểm cần thiết.
Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trị quan trọng đối với cả thầy và
trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài "Tích hợp
kiến thức liên mơn trong dạy mơn GDCD ở trường THCS"
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.2.1/ Mục đích của giải pháp:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các mơn học
khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng
tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đơi
với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập.
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ
điểm có nội dung liên quan đến nhiều mơn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
2.2.2/ Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì khơng chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham

gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

2


- Dạy học liên mơn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
2.2.3/ Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
Để tổ chức tốt tiết dạy học tích hợp liên mơn giáo viên cần thực hiện các
bước sau:
Thứ nhất : Lựa chọn bài học tích hợp gồm các nguyên tắc
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực của
học sinh.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực có ý nghĩa
với người học.
- Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ
thuật đồng thời vừa sức với học sinh.
- Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Tăng tính thực tiễn, quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội của
địa phương.
- Việc xây dựng các bài học theo chủ đề tích hợp dựa trên chương trình
hiện hành.
Thứ hai: Thực hiện quy trình xây dựng bài học tích hợp gồm các
bước sau:
- Bước 1: Rà sốt chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần
giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình,
SGK.
- Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm:

+ Tên bài học.
+ Đóng góp của các mơn vào bài học.
Thứ ba: Thiết kế bài học tích hợp:
I/ Mục tiêu:
1 - Kiến thức.
3


2 - Kĩ năng.
3 - Thái độ.
II/ Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
III/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
IV/ Phương pháp dạy học
V/ Nội dung cần tích hợp
VI/ Tiến trình dạy học:
Thứ tư: Giáo án minh họa
Tiết 22 - Bài 14
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
(Tích hợp mơn: Địa lý - Sinh học - Lịch sử - Ngữ văn - Mĩ thuật Tin học vào môn GDCD)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Thấy được thực trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở Việt
Nam và trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Biết được vai trị của mơi trường và tài ngun thiên nhiên đối với sự
sống, phát triển của con người.
2. Kĩ năng:
- So sánh, liên hệ, phân tích, đánh giá
- Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn,
bảo vệ mơi trường, tài ngun thiên nhiên.

- Vận dụng những kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn,
tin học, Mĩ Thuật để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lịng u q mơi trường xung quanh, có ý thức giữ
gìn, bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

4


- Kĩ năng hiểu biết về mơi trường, vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của
môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội.
- Kĩ năng phê phán, đấu tranh ngăn chặn cái xấu làm ảnh hưởng đến môi
trường.
III. Chuẩn bị của GV và HS
GV:
- Thông tin, tranh ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Bài giảng (chú ý nội dung cần tích hợp), Máy tính, máy chiếu
HS:
- Sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên môi trường
- Đọc thông tin, sự kiện và trả lời các câu hỏi gợi ý ở SGK
IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp động não; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu
và giải quyết vấn đề; phương pháp đàm thoại.
V. Tìm nội dung cần tích hợp trong bài học
- Phần giới thiệu bài: Giáo viên tích hợp với mơn Mĩ thuật giới thiệu một
số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
- Hoạt động 1: Hình thành khái niệm mơi trường và tài ngun thiên
nhiên
Tích hợp với mơn Địa lí lớp 6 và lớp 7:

+ Mơn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
gồm: địa hình, đất, nước, khống sản, sinh vật… (trong chương II- Các thành
phần tự nhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của mơi trường
tự nhiên
+ Mơn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi
trường gồm con người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng
các công trình đơ thị…
 Hình thành khái niệm mơi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên
nhiên hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
5


+ Tích hợp với bộ mơn Tin học lớp 6: Giúp học sinh truy cập một số
Webside để cập nhật thông tin, số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che
phủ.
+ Tích hợp với mơn Lịch sử lớp 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975. Bài 28: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965), mục V " Miền Nam chiến
đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)". Phần tích hợp
này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand Để thấy được ngun nhân
diện tích đất có rừng che phủ khơng tăng.
+ Tích hợp mơn Địa lí lớp 7: Chương II- Các mơi trường Địa lí và hoạt
động kinh tế của con người. Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô
nhiễm môi trường ở đới ơn hịa, đới nóng… kết hợp với quan sát tranh, học sinh
tìm hiểu được thực trạng mơi trường ở Việt Nam và trên thế giới.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trị của mơi trường và tài ngun thiên
nhiê
+ Tích hợp mơn ngữ văn: GV kể về tác phẩm văn học “Nắng đồng bằng”
của Chu Lai  Thấy được giá trị của nguồn tài nguyên nước trong đời sống của

con người.
+ Tích hợp với mơn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết
57, 58 "Vai trò của thực vật đối với đời sống con người". HS thấy được vai trò
quan trọng của thực vật đối với đời sống con người.
+ Tích hợp với môn Ngữ văn: Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Câu hỏi: Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã
hội?
- BT: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng. Trường hợp nào sau đây
thực hiện quyền trẻ em?
A. Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố.
6


B. Nhà nghèo, Hà được nhà nước xây cho ngôi nhà tình thương
C. Cha mẹ mãi lo làm ăn, con bị kẻ xấu lôi kéo vào đường nghiện ngập
D. Cha mẹ li thân để con phải nghỉ học đi bán vé số.
→ GV gọi HS khác nhận xét và hỏi: Em biết gì về trách nhiệm của Nhà
nước đối với quyền của trẻ em ?  GV chốt lại ghi điểm cho 2 HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút)
Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sơng ngịi. Em biết được gì qua
những hình ảnh vừa quan sát? Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của
con người.…. → Bài mới (Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số
tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HĐ CỦA HS


NỘI DUNG

Hoạt động 1: Bằng trực quan và đàm thoại tìm hiểu khái niệm về mơi
trường, tài ngun thiên nhiên (11 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu
1. Khái niệm:
môi trường là gì, tài ngun

a. Mơi trường:

thiên nhiên là gì và các yếu tố
của môi trường, tài nguyên
thiên nhiên.
b. Cách thực hiện:
- GV: Cho HS xem tranh về
mơi trường. Sau đó yêu cầu
HS phân biệt những điều kiện
sẵn có trong tự nhiên và
những điều kiện do con người
tạo ra.

- HS chú ý quan sát tranh
và trả lời:

+ Em hãy kể một số yếu tố
của mơi trường có sẳn trong + Một số yếu tố của mơi
tự nhiên?

trường có sẳn trong tự

7


nhiên: rừng cây, đồi núi,
sơng hồ…
- Tích hợp Địa lí lớp 6: Học
sinh đã biết các thành phần
tự nhiên của Trái Đất gồm:
địa hình, đất, nước, khống
sản, sinh vật… (trong chương
II- Các thành phần tự nhiên
của Trái Đất) Đây chính là
các thành phần chính của
mơi trường tự nhiên
+ Em hãy kể một số yếu tố + Một số yếu tố của môi
của môi trường do con người trường do con người tạo
tạo ra?

ra: nhà máy, đướng sá,
cơng trình thủy lợi,…

- Tích hợp Địa lí lớp 7: Học
sinh được biết thành phần
nhân văn của môi trường
gồm con người, các hoạt
động kinh tế của con người
và việc xây dựng các cơng
trình đơ thị…
Dựa vào kiến thức đã học
trong mơn Địa lí lớp 6, 7,

hình ảnh được quan sát và
hiểu biết, em hiểu mơi trường
là gì?

- HS trả lời và ghi bài

Bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao
quanh con người, có

8


ảnh hưởng đến đời
- GV: Minh họa ảnh về môi

sống, sản suất, sự

trường

tồn tại, phát triển
của con người và
thiên nhiên.

Môi trường tự nhiên
 GV nhấn mạnh: đây là
môi trường sống có tác động
đến sự tồn tại, phát triển của
b. Tài nguyên thiên


con người.

nhiên:
- GV: cho HS quan sát ảnh về - HS chú ý quan sát tranh
và trả lời:

TNTN

Năng lượng gió

Khai thác than đá
GV: Nhấn mạnh con người
9


khai thác để phục vụ cuộc
sống.
- GV: Em hiểu thế nào là tài
nguyên thiên nhiên?

- HS trả lời và ghi bài

- Là những của
cải vật chất có sẵn
trong tự nhiên mà
con người có thể
khai thác, chế biến,
sử dụng, phục vụ
cuộc sống của con


- Tài ngun thiên nhiên và

người.

mơi trường có quan hệ như
thế nào?

- Tài nguyên thiên nhiên

- Là bộ phận thiết

là bộ phận thiết yếu của yếu của môi trường,
mơi trường, có quan hệ có quan hệ chặt chẽ
chặt chẽ với môi trường

với môi trường.

c. Kết luận: Tài nguyên thiên
nhiên là một bộ phận thiết
yếu của mơi trường, có quan
hệ chặt chẽ với môi trường.
Nhấn mạnh môi trường ở
bài học này là môi trường
sinh thái khác hẳn môi trường
xã hội, như “môi trường giáo
dục” “môi trường học tập”…
Hoạt động 2: Bằng động não, trực quan, đàm thoại và thảo luận nhóm tìm
hiểu về thực trạng mơi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân dẫn
đến thực trạng đó (12 phút)

a. Mục tiêu: HS nêu được

2. Nguyên nhân

nguyên nhân gây ô nhiễm

gây ô nhiễm môi

môi trường.

trường, tài nguyên
10


b. Cách thực hiện:

thiên

* Sử dụng phẩn thông tin a

kiệt:

(sgk trang 42, 43) để giúp HS - HS: Đọc phần thông tin
thấy được các yếu tố ảnh trong SGK
hưởng đến tài ngun thiên
nhiên và mơi trường:
- GV: Ngồi thơng tin trên,
em cịn biết thơng tin nào
khác về tỉ lệ đất có rừng che
phủ ở nước ta

- Tích hợp với Tin học lớp 6:
Giáo viên hướng dẫn học
sinh truy cập một số Webside
để cập nhật thông tin, số liệu
mới về tỉ lệ % diện tích đất - HS cung cấp thơng tin,
có rừng che phủ

số liệu mới qua truy cập
Webside về tỉ lệ % diện
tích đất có rừng che phủ

- GV: Bổ sung thêm thông tin
mới về tỉ lệ % đất có rừng
che phủ theo thơng báo của
Bộ Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn.
 GV: Em có nhận xét gì về
tỉ lệ độ che phủ rừng toàn
quốc từ quyết định trên của
Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn?

- HS: Tỉ lệ % đất có rừng
che phủ có tăng tuy nhiên
vẫn ở mức độ thấp.
11

nhiên

cạn



- HS

đọc thơng tin

- Tích hợp với Lịch sử 9 bài 2,3,4,5 (sgk trang 43)
28: Mục V "Miền Nam chiến
đấu chống chiến lược chiến
tranh đặc biệt của Mĩ (19611965) Mĩ rải chất độc hóa
học xuống các cánh rừng của
Việt Nam.
- Tích hợp với mơn Địa lí 7
về tình trạng du canh du cư
của người dân: đốt nương
làm rẫy.

 GV: Những nguyên nhân
nào dẫn đến tỉ lệ độ che phủ
rừng không tăng trong những
năm gần đây?

- HS chỉ ra những nguyên
nhân khác nhau

- GV: Việc tàn phá rừng do
khách quan và chủ quan của
con người đã gây ra những - Môi trường bị phá hủy
hậu quả gì?


- TNTN ngày càng cạn
kiệt
- Đời sống con người bị
đe dọa…
12


- GV: Việc bảo vệ rừng có
quan hệ như thế nào với việc
bảo vệ môi trường và TNTN? - HS: bảo vệ rừng là bảo
vệ môi trường và TNTN
 GDHS cần bảo vệ rừng vì
bảo vệ rừng là bảo vệ môi
trường và TNTN, bảo vệ sự
sống của chúng ta.
* Cho HS xem tranh về môi - HS chú ý quan sát tranh
trường bị ô nhiễm tài nguyên và trả lời:
thiên nhiên cạn kiệt:

13


 GV: Em có suy nghĩ, nhận
xét gì về thực trạng mơi - HS rút ra được: bầu khí
trường và tài nguyên thiên quyển, môi trường nước
nhiên hiện nay?

sông, nước biển… bị ơ

- Tích hợp Địa lí lớp 7- nhiễm nặng nề.

(Chương II: Các mơi trường

Tài

ngun

thiên

Địa lí và hoạt động kinh tế nhiên: khai thác quá mức
của con người.) Nội dung các dẫn đến cạn kiệt…
bài trong chương đề cập đến
vấn đề ơ nhiễm mơi trường ở
đới ơn hịa, đới nóng… kết
hợp với quan sát tranh, học
sinh tìm hiểu được thực trạng
môi trường ở Việt Nam và
trên thế giới

- HS thảo luận theo bàn 3

- Cho HS thảo luận câu hỏi:

phút, trình bày kết quả:

Ngun nhân gây ơ nhiễm + Do thả khói bụi, khí
mơi trường và tài ngun độc quá giới hạn ra môi
thiên nhiên cạn kiệt?

trường.
+ Đốt, phá và khai thác

rừng bừa bãi.
+ Khai thác quá mức
nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
14


+ Vứt rác thải bừa bãi…
- HS ghi nội dung bài

Do tác động tiêu
cực của con người

GV nhận xét chốt ý đúng

trong đời sống và
trong các hoạt động
kinh tế, không thực
hiện các biện pháp
về

bảo

vệ

mơi

trường và TNTN chỉ
nghĩ đến lợi ích
trước mắt.

c. Kết luận: thực trạng môi
trường bị ô nhiễm nặng nề,
tài nguyên thiên nhiên cạn
kiệt. Đó là do tác động tiêu
cực của con người trong đời
sống và trong các hoạt động
kinh tế, không thực hiện các
biện pháp về bảo vệ mơi
trường và tài ngun thiên
nhiên, chỉ nghĩ đến lợi ích
trước mắt.
 GDHS: việc làm đúng để
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường.
Hoạt động 3: Bằng đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề và động não tìm hiểu
về vai trị của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con
người (10 phút)
a. Mục tiêu: HS thấy được

3. Vai trị của

vai trị của mơi trường, tài

mơi trường và tài
15


nguyên thiên nhiên đối với

nguyên thiên nhiên


con người.

đối với con người:

b. Cách thực hiện:
- Tích hợp mơn ngữ văn
GV kể chuyện: Trong tác
phẩm văn học “Nắng đồng
bằng” của Chu Lai, có một
chi tiết rất đáng chú ý: Trong
đồn người chạy loạn, khơng
tìm ra nguồn nước uống, mấy
tên lính ngụy chiếm một hố
bom có một ít nước, chúng
bắt mọi người phải đổi những
đồ trang sức quý giá để lấy
một ca nước uống và ai cũng
chấp nhận.
Từ câu chuyện trên em
hãy cho biết giá trị của nguồn
tài nguyên nước trong đời
sống của con người?

- Rất cần thiết cho sự
sống của con người

- Môi trường bị ô nhiễm, tài
nguyên thiên nhiên bị cạn
kiệt sẽ có tác hại như thế

nào?

- Làm ảnh hưởng xấu đến
đời sống của con người
và tự nhiên như xãy ra lũ
lụt, dịch bệnh, thiệt hại
về kinh tế…

- Vậy môi trường và tài
16


ngun thiên nhiên có vai trị
như thế nào?
- Tích hợp với mơn Sinh học
lớp 6 chương IX: Vai trị của
thực vật - Tiết 57,58 "Vai trò
của thực vật đối với đời sống
con người".

- HS trả lời: có vai trị
quan trọng đặc biệt đối
với đời sống con người.

- Vai trò quan trọng đặc biệt
đối với đời sống con người
đó là gì?

+ Cung cấp cho con - Cung cấp cho con
người phương tiện để người phương tiện

sinh sống, phát triển mọi để sinh sống, phát
mặt. Nếu khơng có mơi triển mọi mặt. Nếu
trường con người khơng khơng có MT, con
thể tồn tại được.

người không thể tồn
tại được.

+ Tạo cơ sở vật chất để - Tạo cơ sở vật chất
phát triển kinh tế, văn để phát triển kinh tế,
hóa, xã hội, nâng cao văn hóa, xã hội,
chất lượng cuộc sống con nâng cao chất lượng
người.

cuộc
người.

- Tích hợp mơn Ngữ văn: Em
hãy giải thích câu thành ngữ
“Rừng vàng, biển bạc”?

- Chỉ sự giàu có trù phú
của nước ta về tài nguyên
thiên nhiên….

 GDHS hãy hành động để
17

sống


con


bảo vệ “Rừng vàng biển bạc”
* Liên hệ thực tế:
- GV: Em hãy nêu một số
việc làm bảo vệ, tàn
phá môi trường của
bản thân và mọi người - HS: Trả lời tự do theo
mà em biết?

hiểu biết.

- GV: Trước những việc làm - HS: Trả lời tự do theo 2
đó, em dự định sẽ làm gì?

hướng (ủng hộ cái đúng
và đấu tranh với cái sai)

- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt
lại ý đúng.
c- Kết luận: Ơ nhiễm, hủy
hoại mơi trường, sử dụng tài
ngun khơng hợp lí, khơng
có kế hoạch sẽ làm mất cân
bằng sinh thái, làm cho môi
trường bị suy thoái gây các
hiện tượng lũ lụt, mưa bão,
làm ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh hoạt của con người. Do

đó địi hỏi chúng ta cần có
những biện pháp, trách nhiệm
để bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
3. Củng cố: (3 phút)
- Câu hỏi: Mơi trường và tài ngun thiên nhiên có vai trị gì đối với cuộc
sống của con người?
18


- Bài tập: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng. Trong các hành
vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường?
A. Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Khai thác gỗ theo chu kỳ, kết hợp cải tạo rừng.
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Khai thác thủy sản bằng chất nổ.
4. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- Bài cũ: Học thuộc nội dung bài học
- Bài mới: chuẩn bị bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”
(tiếp theo).
+ Tìm một số quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường và tài ngun
thiên nhiên.
+ Tìm những viêc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu tích hợp việc
vận dụng kiến thức liên mơn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7
Tuy nhiên bài giảng được xây dựng theo phương pháp này, bản thân tơi
thiết nghĩ có thể áp dụng cho việc dạy các khối lớp và một số bộ môn có liên
quan như Địa lí, Lịch sử ,.... Với việc áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp, sẽ
góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như nâng cao

chất lượng môn học. Theo tôi đây là phương pháp dạy học tốt nhất để phát huy
tính tích cực ở học sinh, giúp học sinh mở rộng được kiến thức bộ mơn.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được của giải pháp:
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết
sức cần thiết. Điều đó địi hỏi người giáo viên bộ mơn khơng chỉ nắm chắc mơn
mình dạy mà cịn phải khơng ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

19


Đồng thời tơi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên mơn vào giải
quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về
vấn đề đặt ra trong mơn học đó.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm
được nội dung sâu hơn, có sự hiểu biết rộng hơn về vấn đề tài ngun thiên
nhiên và mơi trường. Từ đó học sinh sẽ có ý thức cao hơn về những việc làm
thực tế để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các
mơn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn
đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn.
Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy
nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Trong q trình giảng dạy tơi nêu lên một kinh nghiệm nhỏ của mình, rất
mong được sự trao đổi, đóng góp chung của đồng nghiệp để chất lượng dạy và

học môn Giáo dục công dân ngày được nâng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn!
2.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
2.6. Tài liệu kèm theo: Không

20



×