Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.62 KB, 4 trang )
Ứng xử khi giận dữ với đồng
nghiệp
Các cuộc tranh luận nơi công sở, những bất đồng trong công việc, thái độ quá
đáng của một đồng nghiệp nào đó đôi khi cũng khiến bạn nổi giận. Khi đó, bạn sẽ
phản ứng thế nào?
Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay (Ảnh minh hoạ)
Bỏ đi nơi khác
Khi giận dữ, nhiều người muốn tránh xung đột bằng cách bỏ đi. Thái độ cư xử này
khiến đối phương không còn ai để gây gổ, buộc phải im lặng, nhìn lại bản thân
hoặc ngồi đó gặm nhấm nỗi tức giận. Nếu bạn có phản ứng này chứng tỏ bạn khá
cao ngạo nhưng rộng rãi, “dĩ hoà vi quý”, không thích đôi co. Cách này khiến môi
trường làm việc của bạn bớt những cuộc cãi vã không đáng có.
Dùng lời lẽ để trút giận
Nhiều người thường dùng lời lẽ để trút giận. Những lời nói cay nghiệt thật ra
không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp của bạn
thôi vì khi đó đối phương cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, khó có thể bỏ qua.
Bạn thường xử sự như vậy ư? Vậy thì trong mắt đồng nghiệp, bạn là người hiếu
thắng, nóng tính, đôi khi suy nghĩ nông nổi nhưng cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bạn
thật ra cũng biết tự nhận lỗi sau khi đã hết giận.
Hành động
Điều này thường hay xảy ra với nam giới. Họ không đè nén được cảm xúc, phải
bộc lộ ra ngoài bằng cách đập phá đồ đạc, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng
tay” với đối tượng đang xung đột với mình. Tuyệt đối đừng phản ứng thế này ở
công sở. Đồng nghiệp không phải là người nhà của bạn, họ không thể hiểu nổi tại
sao bạn lại cuồng nộ lên như thế. Còn sếp thì càng không thể chấp nhận một nhân
viên sẵn sàng đập phá mọi thứ khi tức giận.
Đây là mẫu người hướng ngoại, tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế. Vì tính cách
này, các đồng nghiệp không thích chơi với họ.
Khi không đè nén được cảm xúc nhiều người sẽ bộc lộ ra ngoài bằng cách đập