Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI HKI KHỐI 7 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.1 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS TẠ THỊ KIỀU
TỔ: NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Năm học: 2017- 2018
Mơn: Ngữ văn – Khối 7
I. Phần văn bản
1. Văn bản nhật dụng
A. Cổng trường mở ra (Lý Lan)
- Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng người mẹ diễn ra như thế nào?
- Theo em, tại sao vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ không ngủ được?
- Những kĩ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “Cổng trường mở ra”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn về một kĩ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu
tiên của mình.
B. Mẹ tơi (A-mi-xi)
- Từ hình ảnh người mẹ của En-ri-cơ, em có cảm nhận gì về tấm lịng của các bà mẹ nói
chung?
- Trước tấm lịng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho En-ri-cơ, người bố
khun con điều gì? Theo em, tại sao bố khơng nói trực tiếp với En-ri-cơ mà lại viết thư ?
- Từ văn bản “Mẹ tôi” em hãy viết một đoạn văn có chủ đề “tình mẹ con”
C. Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)
- Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện ?
- Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
- Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề “tình anh em”.
2. Ca dao – dân ca :
- Khái niệm ca dao , dân ca .
- Nghệ thuật và nội dung của những câu hát về tình cảm gia đình (Học thuộc lịng bài
ca dao 1 và 4 )
- Nghệ thuật và nội dung của những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
(Học thuộc lòng bài ca dao 1 và 4 )
-Nghệ thuật và nội dung của những câu hát than thân (Học thuộc lòng bài ca dao 2 và
3)


-Nghệ thuật và nội dung của những câu hát châm biếm (Học thuộc lịng bài ca dao 1,2)
3. Thơ :
A. Sơng núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
- Học thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam”,nêu nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa
của bài thơ .
- Bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước
ta, vậy nội dung Tuyên ngôn độc lập ở đây là gì?
- Tình cảm, thái độ thể hiện trong bài thơ “Sơng núi nước Nam” là gì?
C. Bánh trơi nước (Hồ Xuân Hương)
- Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ gì ? Vì sao em biết ?
-Các từ “trắng, trịn” trong bài thơ “Bánh trơi nước” gợi tính chất nào của sự vật?


- Nội dung nào quyết định giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”?
D. Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan )
- Học thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
- Hãy nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan .
- Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng gì?
Đ. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn khuyến)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Bài “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì ? Vì sao em biết?
- Trong bài thơ tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hơ này có ý nghĩa gì?
E. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch).
- Học thuộc lịng bài thơ.
- Chủ đề của bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là gì ?
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
H. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm được nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của bài thơ.
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

I. Cảnh Khuya ,Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh )
- Học thuộc lòng hai bài thơ .
- Hai bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được làm theo thể thơ gì ?
- Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” miêu tả cảnh vật ở đâu?
K. Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là hình ảnh nào ?
- Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa”?
- Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.
4. Tùy bút:
A. Một thứ quà của lúa non : Cốm .
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa
bát ngát xanh , mang trong hương vị tất cả cái mọc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng
quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả ?
B. Mùa xuân của tôi.
- Bài văn viết về cảnh sắc và khơng khí mùa xn ở đâu?
- Văn bản “Mùa xn của tơi” được viết trong hồn cảnh nào?
- Từ văn bản “Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng, em hãy viết một đoạn văn
ngắn (5-7 câu) để nói lên cảm xúc của em với mùa xuân.
II. Tiếng Việt
1. Từ ghép:
- Thế nào là từ ghép chính phụ? Cho ví dụ minh họa.
- Thế nào là từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ minh họa.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
2. Từ láy:
- Từ láy tồn bộ có đặc điểm gì ? Cho ví dụ minh họa.
- Từ láy bộ phận có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh họa.
-Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề “tình bạn” trong đó có sử dụng ít nhất ba từ láy.


3. Đại từ :

- Thế nào là đại từ ? Có các loại đại từ nào ?Cho ví dụ minh họa.
- Đặt câu với các đại từ sau : ai, sao, bao nhiêu.
- Viết một đoạn văn ngắn về “tình bạn” có sử dụng ít nhất 2 đại từ.
4. Từ Hán Việt :
- Yếu tố Hán Việt là gì ? Tìm 10 từ Hán Việt có yếu tố “quốc”
- Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người , tên địa lí ?
- Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì?
5. Quan hệ từ:
- Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ minh họa.
- Đặt câu với các cặp quan hệ từ: Nếu …thì…; Vì ….nên…; Tuy….nhưng…
- Viết đoạn văn ngắn về tình cảm thầy trị có sử dụng quan hệ từ .
6. Chữa lỗi về quan hệ từ:
Xem lại các bài tập .
7. Từ đồng nghĩa:
- Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ minh họa .
- Có các loại từ đồng nghĩa nào ? Cho ví dụ minh họa .
- Viết đoạn văn ngắn về tình cảm gia đình có sử dụng từ đồng nghĩa .
8. Từ trái nghĩa:
- Thế nào là từ trái nghĩa? Sử dụng từ trái nghĩa đúng chỗ sẽ có tác dụng gì ?
- Hãy viết đoạn văn ngắn về tình cảm q hương , có sử dụng từ trái nghĩa.
- Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa.
9. Từ đồng âm:
- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa.
- Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý điều gì?
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng âm.
10 . Thành ngữ:
- Thế nào là thành ngữ? Tìm 5 thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
- Thành ngữ có thể đảm nhận chức vụ gì trong câu? Sử dụng thành ngữ đúng chỗ sẽ
có tác dụng gì?
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ.

11. Điệp ngữ:
- Điệp ngữ là gì ? Nêu tác dụng của điệp ngữ.
- Có các dạng điệp ngữ nào? Cho ví dụ minh họa.
- Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ.
12. Chơi chữ
- Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ.
- Có các lối chơi chữ nào? Cho ví dụ minh họa.
- Chơi chữ được sử dụng trong những trường hợp nào?
III. Tập làm văn:
1. Đề 1: Cảm nghĩ về ngôi trường mà em đang học.
Dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu ngôi trường mà em đang học.


- Cảm nghĩ chung của em.
b. Thân bài:
- Miêu tả những nét nổi bật của ngôi trường em đang học và tình cảm của em.
- Những kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè dưới mái trường mà em
đang học.
- Điều làm em cảm động khi được học ở trường.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ của em về ngôi trường mà em đang học.
- Ước mơ, hứa hẹn với trường.
2. Đề 2: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Em hãy viết
một bài văn nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Dàn ý
a Mở bài:
- Giới thiệu vài nét khái quát về mùa xuân.
- Nêu cảm nhận chung của em về mùa xuân.

b.Thân bài:
- Cảm nghĩ của em đối với vẻ đẹp, sức sống tràn trề của thiên nhiên mùa xuân.
- Cảm nghĩ cảu em đối với khơng khí và cuộc sống của con người vào mùa xuân.
- Hồi tưởng một kỉ niệm khó quên của em gắn liền với mùa xuân.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại cảm xúc về mùa xuân.
- Ước mơ, hứa hẹn với mùa xuân.
3.Đề 3 : Loài cây em yêu.
Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về lồi cây em u.
- Lí do mà em yêu thích.
b. Thân bài:
- Biểu cảm về các đặc điểm gợi cảm của cây .
- Biểu cảm về quan hệ lợi ích của cây trong cuộc sống của con người .
- Biểu cảm về mối quan hệ của cây trong cuộc sống của em .
- Kỷ niệm gắn bó của em với cây.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây.
- Mong ước hứa hẹn của em với cây.
4.Đề 4: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo)
Dàn ý
a.Mở bài:
- Giới thiệu về người thân.
- Cảm nghĩ chung về người thâ .
b.Thân bài:
- Miêu tả về hình dáng, những nét thay đổi ở người thân, cảm xúc về
các hình ảnh ấy.



- Biểu cảm về một số tính cách, phẩm chất đáng quý của người thân.
- Biểu cảm về những kỷ niệm gắn bó của em với người thân.
c.Kết bài:
- Khẳng định lại cảm nghĩ của em với người thân.
- Mong ước hứa hẹn của em với người thân.
5.Đề 5 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
6.Đề 6 : Cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
7.Đề 7: Cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri
Chương.
Dàn ý chung (3 đề:4,5,6)
a.Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
b.Thân bài: Nêu những cảm nhận do bài thơ gợi lên.
- Cảm nhận về hình tượng thơ trong tác phẩm.
- Cảm nghĩ về từng chi tiết thơ (theo thứ tự trước, sau)
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
c.Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của em đối với bài thơ và tác giả của bài
thơ.
- Liên hệ bản thân.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG

Nguyễn Thị Hồng

Đỗ Thị Mai Vâng




×