Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LƯU QUANG VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.52 KB, 109 trang )

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ
LƯU QUANG VŨ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 3
6. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ LƯU QUANG VŨ ................... 4
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ............................ 5
1.2. Quan điểm nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ ........................................................... 7
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ ..................... 12
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Lưu Quang Vũ .......................... 13
2.2. Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ .......................................... 21
2.2.1. Cảm hứng về quê hương - đất nước ............................................................ 22
2.2.2. Cảm hứng về tình u lứa đơi ...................................................................... 42
2.2.3. Cảm nhận về thời đại và số phận con người ................................................ 56
CHƯƠNG QUANG 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA
THƠ LƯU VŨ ............................................................................................................. 64
3.1. Thể thơ trong thơ Lưu Quang Vũ ....................................................................... 65
3.2. Ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ ............................................................................. 65
3.3. Giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ ........................................................................... 69
3.4. Các thủ pháp nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ ............................................ 82
3.4.1. So sánh ......................................................................................................... 82
3.4.2. Nhân hóa ...................................................................................................... 85
3.4.3. Phóng đại ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 92


PHỤ LỤC ................................................................................................................... 100


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng. Ông là một nghệ sĩ tài năng
về nhiều mặt, hầu như ở lĩnh vực hoạt động nghệ thuật nào ông cũng đạt được
những thành tựu to lớn. Thơ văn Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân bản, tài hoa, được
rất nhiều người yêu thích. Thơ văn của ơng đã tạo nên một phong cách riêng, độc
đáo, giàu sức sáng tạo. Thuở bé ông đã sớm bộc lộ năng khiếu hội họa đồng thời
cũng bộc lộ cốt cách của một thi sĩ tài hoa, đa cảm trong tương lai. So với các nhà
thơ cùng thế hệ thì Lưu Quang Vũ nổi tiếng khá sớm với tập thơ Hương cây – Bếp
lửa (in chung cùng Bằng Việt) năm 1968. Cuộc đời tuy ngắn ngủi (ông mất năm
1988, lúc mới bốn mươi tuổi) nhưng ông đã sống và làm việc hết mình và đã có
những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học ở nhiều thể loại: Thơ, văn xuôi,
kịch…
Đọc các tập thơ Hương cây, Cuốn sách xếp lầm trang, Mây trắng của đời tôi,
Bầy ong trong đêm sâu, ta không chỉ thấy thơ Lưu Quang Vũ tài hoa mà còn giàu
cảm xúc, trăn trở, khát khao. Nổi bật lên trong thơ ông là một thế giới nghệ thuật
vừa phong phú về nội dung, cảm hứng sáng tác, vừa đa dạng trong việc thể hiện các
hình thức nghệ thuật khác nhau. Nội dung và nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ không
tách rời mà luôn hòa quyện, thống nhất trong một chỉnh thể độc đáo. Chính điều đó
đã tạo nên một phong cách rất riêng ở Lưu Quang Vũ không thể lẫn với ai khác.
Bên cạnh một Lưu Quang Vũ - nhà thơ, kịch tác gia nổi tiếng cịn có một Lưu
Quang Vũ - nhà văn. Nói đến sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, khơng thể
khơng nói đến truyện ngắn, một thể tài góp phần làm đầy đặn hơn chân dung văn
học của Lưu Quang Vũ đồng thời cho thấy một khía cạnh khác của tài năng sáng
tạo nơi ơng. Ơng là tác giả của gần 30 truyện ngắn nghiêng về cấu trúc tự sự trữ

tình. Với tư duy nghệ thuật thiên về miêu tả chất thơ của hiện thực và con người, có
thể nói chất thơ là nhân tố quan trọng tạo nên cảm quan nghệ thuật, cá tính nghệ sĩ
và hiệu quả thẩm mỹ trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ. Tìm hiểu đề tài: “Đặc
điểm thi pháp thơ Lưu Quang Vũ”, chúng tơi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng


2

định tài năng và đóng góp của ơng đối với nền thơ Việt Nam hiện đại. Và đó cũng
là thái độ trân trọng của người viết đối với di sản của người nghệ sĩ tài hoa.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, Lưu Quang Vũ được đánh giá là một
trong những cây bút có phong cách rõ nét. Đồng thời ông cũng là một trong những
người đi tiên phong trong việc dùng ngòi bút của mình góp phần vào cơng cuộc đổi
mới đất nước, đúng như sinh thời ông từng mong ước “Tôi mong ngịi bút của mình
đóng góp được chút gì, dù là bé nhỏ cho thực tại, cho chặng đường mới của đất
nước, cho sự chiến thắng của sự thật và lẽ phải” [100, tr.504]. Đối với hiện tượng
thơ Lưu Quang Vũ, cho tới nay đã có khá nhiều bài viết đề cập đến những khía cạnh
khác nhau về thơ ơng, tiêu biểu các bài: Thơ Lưu Quang Vũ của Kiều Văn (Thơ Lưu
Quang Vũ, Nxb Đồng Nai, 2004); Thơ Xuân Quỳnh, thơ Lưu Quang Vũ của Ngơ
Văn Phú (Tạp chí Văn nghệ số 38/1993); Thơ tình Lưu Quang Vũ của Nguyễn Thị
Minh Thái (Thế giới mới, số 80/1994); Vài nét về thơ tình Lưu Quang Vũ của Việt
Nga (Tạp chí Giáo dục và đào tạo(Hải Dương), số 2/2004); Một hồn thơ dạt dào
của Anh Ngọc (Từ thơ đến thơ, Nxb Thanh niên, 2000); Lưu Quang Vũ – nhà thơ
của Lê Minh Khuê (Thể thao văn hóa, 7- 6-1997).
Thơ Lưu Quang Vũ đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình văn học nổi tiếng như: Hồi Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phong
Lê, Vương Trí Nhàn, Huỳnh Như Phương... và cả các nhà thơ cùng thời khác như
Phạm Tiến Duật, Anh Ngọc... Tất cả đều đánh giá cao tài năng, thể hiện sự ưu ái đối
với những vần thơ chan chứa tình đời, tình người, bày tỏ sự đồng cảm trước những

vần thơ đầy suy tư, dằn vặt về số phận, về cuộc đời của ông. Bên cạnh sự khẳng
định ngợi khen thì cũng có một vài nhận xét về những hạn chế trong thơ của anh,
chủ yếu là ở những bài thơ đầu tay. Hiện nay những bài viết này đều được Lưu
Khánh Thơ tập hợp lại trong quyển “Lưu Quang Vũ- Tài năng và lao động nghệ
thuật”, hay trong quyển “Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ, tình yêu và sự nghiệp”. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn cịn rất ít cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn
diện về thế giới nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ. Thực tiễn nghiên cứu và tiếp


3

nhận thơ cho thấy các bài viết thường tập trung vào các khía cạnh tư tưởng, tình
cảm, cảm xúc, hình ảnh và thủ pháp nghệ thuật trong thơ mà chưa chỉ ra được sự
sáng tạo của tác giả trên các phương diện như: Quan niệm nghệ thuật, thể tài và
phương thức thể hiện. Điều này khiến cho việc tiếp cận tác phẩm chưa sâu và chưa
khai thác hết thi pháp thơ Lưu Quang Vũ. Chọn và tìm hiểu đề tài “Đặc điểm thi
pháp thơ Lưu Quang Vũ”, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn sâu hơn về thơ
ơng và khẳng định đóng góp của ơng về sự đổi mới thi pháp thơ trong nền thơ Việt
Nam hiện đại.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để khai thác nét độc đáo trong “Đặc điểm thi pháp thơ Lưu Quang Vũ”, chúng
tôi tiến hành khảo sát và trích dẫn một số tác phẩm thơ tiêu biểu in trong 6 tập thơ
[mục lục 107,108,109,110,111,112] của Lưu Quang Vũ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: Phương pháp xã hội học, văn học, phương pháp so sánh, thi pháp
học, phương pháp phân tích nhằm làm rõ đặc điểm thi pháp thơ Lưu Quang Vũ.
Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp.
5. Đóng góp luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu những nét chủ yếu trong “Đặc điểm thi pháp thơ

Lưu Quang Vũ” một cách tương đối hệ thống và tồn diện. Thơng qua việc làm rõ
các đặc điểm thi pháp thơ Lưu Quang Vũ, chúng tơi muốn khẳng định tài năng cũng
như những đóng góp của ơng trong văn học Việt Nam hiện đại.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Quan điểm nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ
Chương 2. Đặc điểm thể tài của thơ Lưu Quang Vũ
Chương 3. Đặc điểm về phương thức biểu hiện của thơ Lưu Quang Vũ
Nói đến “Đặc điểm thi pháp thơ Lưu Quang Vũ” tlà nói đến chiều sâu vơ tận
của thơ ơng, mỗi người chỉ có thể chiếm lĩnh được một hay một vài khía cạnh nào


4

đó, luận văn này chỉ mới bước đầu tìm hiểu về thơ Lưu Quang Vũ vì thế sẽ khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn yêu thơ Lưu Quang Vũ.


5

CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ LƯU QUANG VŨ
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17.4.1948, quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ
trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng
và năng khiếu nghệ thuật đã sớm bộc lộ từ nhỏ. Từ năm 1965 đến năm 1970, ông
vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Từ năm 1970
đến năm 1978 ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề mưu sinh, như làm hợp đồng xuất
bản cho Nhà xuất bản Giải phóng, chấm cơng trong một đội cầu đường, vẽ pa-nơ,
áp-phích… Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên Tạp chí Sân khấu và

bắt đầu sáng tác kịch nói. Vở kịch đầu tay của ông là Sống mãi tuổi 17 (viết lại theo
kịch bản của Vũ Duy Kỳ). Nhưng sau đó, một nguồn sáng tạo mạnh mẽ đã bùng
cháy dưới ngọn bút Lưu Quang Vũ. Với những vở kịch gây chấn động dư luận như:
Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh khơng đốt lửa,
Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta… Lưu Quang Vũ
không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm
tám mươi của thế kỷ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài
năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Trong ký ức của nhiều người, tên tuổi Lưu Quang Vũ gắn liền với sự khởi sắc
của kịch Việt Nam. Đặc biệt trong vòng 5 năm cuối đời, Lưu Quang Vũ đã mang
đến cho đời sống sân khấu một sự phục sinh mạnh mẽ, đã “làm mưa làm gió trên
sân khấu, nhất là sân khấu hội diễn” (Tất Thắng). Giới báo chí đương thời gọi ơng
là “cây bút vàng” của kịch trường Việt Nam. Bằng tài năng và tâm huyết, ông đã
chiếm lĩnh sân khấu, chinh phục khán giả trong và ngoài nước. Trong khoảng 10
năm ngắn ngủi, với lao động miệt mài, Lưu Quang Vũ đã sáng tác trên 50 vở kịch –
một khối lượng tác phẩm vượt xa các tác gia sân khấu trước đó và cả bây giờ khiến
nhiều người còn phải khâm phục bởi một tài năng hiếm có. PGS. TS. Nguyễn Thị
Minh Thái khẳng định: “Lưu Quang Vũ trước hết và cuối cùng vẫn là một nhà thơ.
Tơi tin, khơng có thơ thì Lưu Quang Vũ chắc chắn khơng có kịch và khơng thể trở
thành một nhà viết kịch bật sáng đến thế trong thời kỳ đổi mới văn nghệ”.


6

Lưu Quang Vũ không chỉ nổi tiếng về kịch mà là nhà thơ tài năng. Tên tuổi
của ông gắn liền với văn học kịch nói riêng, với sân khấu nói chung, song Lưu
Quang Vũ khởi đầu sự nghiệp cầm bút của mình bằng thơ và sự nghiệp thơ của ơng
cũng đã ghi được dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Nam đương đại. Ơng có năng
khiếu thơ thiên bẩm, yêu thơ và làm thơ từ khá sớm. Có nhiều bài thơ Lưu Quang
Vũ viết từ thuở thiếu niên. Năm 1963, khi cịn là học sinh Trung học phổ thơng,

Lưu Quang Vũ đã có những bài thơ cảm động viết về tuổi thơ, về tình cảm dành cho
người mẹ kính yêu:
Áo con có đường khâu mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương….
Hãy biết thương những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trơi qua.
(Áo cũ)
Hồi cịn học phổ thơng, Lưu Quang Vũ học rất giỏi đặc biệt có năng khiếu về
mơn Ngữ văn. Ơng đã đạt Giải Nhất mơn Văn thành phố Hà Nội. Đó là những biểu
hiện ban đầu của tài năng văn học Lưu Quang Vũ. Ông được tuyển thẳng vào Khoa
Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mà không phải dự thi như bao bạn
cùng trang lứa khác. Năm 1965, máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt. Trước cảnh
tan thương của đất nước, Lưu Quang Vũ đã tình nguyện đi bộ đội, bỏ lại sau lưng
tương lai tươi sáng đang đón đợi. Năm 1966 Lưu Quang Vũ bắt đầu có thơ đăng
trên các báo: Nhân dân, Quân đội, Văn nghệ Quân đội… Năm 1968, Lưu Quang Vũ
đã cho ra đời phần thơ Hương cây – bếp lửa (in chung cùng Bằng Việt). Hồn thơ
Lưu Quang Vũ được kích thích và nhân lên từ những ngày mặc áo lính. Năm 1970,
Lưu Quang Vũ giải ngũ, bắt đầu thời kỳ lận đận, cay đắng. Giai đoạn này, ông viết
rất nhiều thơ, được tập hợp trong Cuốn sách xếp lầm trang. Sau này, mặc dù dành


7

tâm huyết cho kịch nhưng Lưu Quang Vũ vẫn không quên thơ. Nội lực và sức sáng
tạo của ông được bộc lộ qua Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm
sâu (1993) – hai tập thơ xuất bản sau khi ông qua đời.

Mỗi tác phẩm của Lưu Quang Vũ ra đời đều được bạn đọc cũng như giới phê
bình chú ý và nồng nhiệt đón nhận. Ơng đã nhận được nhiều thiện cảm, khích lệ và
kỳ vọng của đông đảo độc giả. Trường ca Đất nước đàn bầu của Lưu Quang Vũ
được Tặng thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984. Năm 1986, ông nhận
Huân chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học – nghệ thuật.
Đường thơ của Lưu Quang Vũ trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ
đến những năm tháng đất nước Đổi mới và dừng lại khi Lưu Quang Vũ qua đời năm
1988. Hành trình sáng tác hơn hai mươi năm, khoảng thời gian không phải là dài
nhưng cũng đủ để khẳng định tài năng thơ Lưu Quang Vũ, một cá tính thơ độc đáo
trong nền thơ Việt Nam hiện đại cuối thế kỷ XX.
1.2. Quan điểm nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ
Nói đến quan điểm nghệ thuật thì mỗi nhà văn khi cầm bút ln đặt ra cho
mình những vấn đề như viết về cái gì? Và viết như thế nào? Điều này được thể hiện
rõ trong quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết
cái gì? Viết thế nào?”. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu sắc bén phục
vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp
phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Văn thơ phải có chất thép, có xu
hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, có cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực, trở
thành vũ khí đấu tranh cách mạng. Nhà văn Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “sống”
và “viết”. Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát
li, thi vị hóa hiện thực, ơng đã sáng tác những bài thơ, truyện tình tâm lí, dễ dãi.
Nhưng vốn là một nghệ sĩ chân chính, giàu tình thương u, Nam Cao đã đoạn tuyệt
với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chân chính: “Chao ơi! Nghệ
thuật khơng cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ


8


thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thốt ra từ kiếp lầm than”. Theo Nam Cao,
người cầm bút chân chính khơng được “trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao
khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời”. Với Lưu Quang Vũ
làm thơ như một sự gửi gắm, giãi bày những gì đang diễn ra trong cõi lòng. Thơ
Lưu Quang Vũ vừa bộc bạch bản thân vừa dành cho quê hương đất nước, cho
những người ông thương yêu những lời tha thiết nhất.
Chính vì thế mà thơ Lưu Quang Vũ được độc giả đón nhận nồng nhiệt trước
hết là bởi một hồn thơ trong sáng, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Vũ Quang Vinh đã nhận
xét: “Điều đáng quý nhất ở thơ Lưu Quang Vũ không phải nằm trong kỹ xảo, khả
năng trau chuốt ngơn từ, mà chính là một hồn thơ chân thành, da diết. Sức nói, sức
gợi, sức cảm của thơ anh chính là ở đó”[100, tr.184]. Lưu Quang Vũ đã để lại một
di sản thơ đáng quý với sự phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài và tất cả đều
thấm đẫm chất trữ tình cá nhân tạo nên một thế giới rất riêng. Lê Đình Kỵ với sự
nhạy cảm của một cây bút phê bình tài hoa đã nhìn thấu thế giới đó: “Thơ Lưu
Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và khơng thiếu tâm tình, một tâm tình sâu sắc,
tự nhiên khơng rứt ra được, nó như có tự bao giờ và được đem san sẻ cho các bài
thơ”[100, tr.73]. Thật vậy, từ tập thơ đầu tay “Hương cây – bếp lửa”(in chung cùng
Bằng Việt) cho tới “Mây trắng của đời tôi” rồi “Bầy ong trong đêm sâu”, người
đọc bị cuốn hút bởi một hồn thơ đắm đuối mà chân thành, giản dị mà nồng nàn, da
diết.
Ngay từ ngày đầu cầm bút, Lưu Quang Vũ đã xác định cầm bút là trách
nhiệm đối với cuộc đời: “Lao vào cuộc sống, ngoài trách nhiệm cầm súng ta còn
một duyên nợ với cuộc đời nữa là cầm bút”[100, tr.160]. Ý thức được trách nhiệm
cao cả đó, Lưu Quang Vũ đã viết với một nhiệt tâm chân thành nhất: “Muốn đem
hết sức mình mà làm thơ, mà viết văn để ca ngợi cuộc sống, để phục vụ cho đời u
mến”[90, tr.13]. Đó là nguồn động lực giúp ơng làm thơ là “khát vọng muốn được
bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh, muốn được tham
dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến”[100, tr.505].
Với Lưu Quang Vũ, thơ không phải là phương tiện kiếm sống mà là động lực sống.



9

Ông gọi thơ và kịch là “hai người vợ” đáng u: “Nếu khơng sợ q tham lam thì
tơi muốn sống với cả hai người vợ ấy mãi, mặc dù cả hai đều khó tính và khơng biết
sẽ bỏ mình lúc nào”. Lưu Quang Vũ gắn bó với kịch và thơ bởi ông cho rằng: “Thơ
và kịch đều là sự sống và thế giới bên trong của con người ở dạng tinh chất, cô
động và mãnh liệt nhất”[100, tr.503]. Nhà thơ cịn nhấn mạnh: “Thơ mới là tình u
của tơi. Tơi sẵn sàng đổi cả mười vở kịch lấy một tập thơ, thậm chí lấy mười bài thơ
hay”. Dường như thơ khơng chỉ là cái nghiệp mà cịn là cái dun, là sứ mạng nghệ
thuật của Lưu Quang Vũ. Tâm sự cùng Lâm Quang Ngọc, Lưu Quang Vũ đã nói
thơ văn không đơn giản là một nghề để kiếm sống mà đó là sứ mạng cao cả của
người nghệ sĩ: “Sứ mạng của người nghệ sĩ trước sau vẫn là mở rộng tâm hồn và
giải bày nỗi lòng với cuộc đời. Vậy xin ông hãy quên những vở kịch của tôi, bởi
tồn bộ những vở kịch của tơi chưa chắc bằng một vài câu thơ sống mãi với thời
gian”[100, tr.227].
Lưu Quang Vũ u thơ và dành nhiều tình cảm gắn bó với thơ bởi ông biết sức
mạnh kỳ diệu của thơ là:
Dù ngày mai đời có trăm lần đẹp
Thơ vẫn gọi mọi người vươn đến tương lai
(Nói với mình và các bạn)
Khi đất nước có giặc, ơng coi thơ thật sự là một vũ khí: “Thi sĩ ơi! Anh đâu
phải là người đi theo chiến sĩ để làm thơ. Anh phải là người cầm súng trên trận
tiền. Những lời thơ và viên đạn của anh phải có một sức mạnh diệu kỳ để chiến
thắng”[90, tr.143]. Trong quá trình sáng tác Lưu Quang Vũ tâm niệm rằng chỉ có
gắn bó với cuộc sống, sống hết mình với cuộc sống, với nhân dân mới tránh khỏi sự
khô cạn tài năng và tâm hồn, thứ hiểm họa luôn đe dọa người nghệ sĩ bất cứ lứa tuổi
nào. Đứng trên lập trường của người chiến sĩ, Lưu Quang Vũ luôn yêu cầu: Thơ
trước hết phải có tác dụng đóng góp vào việc cải tạo xã hội, chứ khơng phải là mục
đích tự thân: “Thơ ta ơi! Hãy là gươm là súng cho cuộc đấu tranh vì tự do và hạnh

phúc của đất nước, của nhân dân”[90, tr.136]. Hướng về nhân dân, đó là hạnh
phúc, là trách nhiệm cao cả của người cầm bút. Chính nhà thơ cũng đã khẳng định


10

điều này: “Một người cầm bút có lương tri là người nghệ sĩ biết nói lên tiếng nói
của nhân dân, nói với tất cả nhiệt tâm chân thành của một cơng dân có trách
nhiệm… Nói lên lẽ phải, nói tha thiết chân thành, được số đông những con người
trong lẽ phải đồng tình, đó là “ưu thế” của người cầm bút”[100, tr.507].
Chính vì lẽ đó, đọc thơ Lưu Quang Vũ ta thấy chất trữ tình cơng dân và hình
ảnh Tổ quốc hiện lên rõ nét:
Ơn nhân dân làm nên chiến thắng
Ơn tổ quốc có măng bùi muối mặn
Ơn từ khúc hát đóa ca dao.
(Mười sáu tuổi đời)
Là một người cầm bút nói lên tiếng nói của nhân dân nên khi chưa đóng góp
được nhiều cho dân nên nhà thơ day dứt. Ơng tự dày vị bản thân và tự chế giễu
mình:
Chúng ta tụm năm tụm ba
Họp hành, giễu nhau, uống trà, đọc thơ, đi thực tế
Ta viết những suy tư ngây ngơ vờ là trí tuệ
Những câu nhạt phèo chiếu lệ
Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi.
(Nói với mình và các bạn)
Theo Lưu Quang Vũ, trách nhiệm của thi ca “giữa tàn bạo và hư vô, giữa
chiến tranh khốc liệt” là “phải dạy ta bằng con mắt thật” vì vậy ơng ln đề cao
tính chân thật trong thơ:
Thơ khơng phải là chứng minh
Không phải hào quang phản chiếu của tấm gương

Thơ là bó đuốc đốt thiêu, là bàn tay thắp lửa
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt
Không cho ta lảng tránh.
(Nói với mình và các bạn)


11

Lưu Quang Vũ coi thơ như là cầu nối giữa tấm lòng với tấm lòng, là sợi dây
kết nối con người xích lại gần nhau để hướng đến ơ cửa tình u:
Dù con người là cơ đơn
Cái ác là dày đặc
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình u
đó là lịng ta
Ra với mọi người
đó là mọi người
Đi tới bên nhau.
(Liên tưởng tháng hai)
Lưu Quang Vũ cho rằng, thơ phải có tác dụng thực sự trong cuộc sống. Thơ
Lưu Quang Vũ bao giờ cũng đi từ vấn đề cốt lõi – mối quan hệ giữa thơ và cuộc
sống. Thật vậy, mỗi sáng tác của Lưu Quang Vũ, dù là thơ, văn xi hay kịch đều
có một sức lay động lớn lao, thức tỉnh độc giả và góp phần khơng nhỏ cho cơng
cuộc đổi mới văn học nghệ thuật. Nhiệt tâm của nhà thơ khiến Lưu Quang Vũ từng
đưa ra quan điểm rằng phương tiện nghệ thuật khơng quan trọng: “Cái chính là
mình nói được những điều mình muốn nói với cuộc đời, cịn dùng phương tiện gì
khơng quan trọng”[100, tr.504]. Nhà thơ cũng đã dùng nhiều phương tiện khác
nhau để truyền tải tâm tư, tình cảm của mình tới độc giả. Có lúc đó là những bài thơ

sâu sắc, thấm thía, có lúc là những vở kịch giàu tính triết lý, giàu ý nghĩa nhân sinh.
Viết văn, làm thơ, sáng tác kịch là một trong những cách để ơng trả nghĩa với cuộc
đời. Ơng cho rằng: “Đối với một nhà văn, có một việc quan trọng hơn cả đó là viết.
Cần phải dùng tất cả thời gian và tâm sức cho viết, chứ không phải cho những việc
bận rộn vớ vẩn, những lễ lạt, hội họp, hiếu hỉ hoặc tranh cãi vơ bổ”[100, tr.504].
Có thể nhiều người sẽ không đồng ý với quan niệm này của ông. Cuộc sống vốn
phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc và mỗi người sẽ có một quan điểm và thái độ
sống khác nhau. Nhưng Lưu Quang Vũ – con người sống để yêu và sống để viết đã


12

đặt mình trong một nguyên tắc bất di bất dịch: “Ham làm việc, làm việc khơng nghỉ
một ngày, đó là nhiệm vụ tơi tự đặc ra cho mình” và “Làm việc để chiến thắng thời
gian và bóng tối”. Lưu Quang Vũ đã làm nên một sự nghiệp sáng tạo phi thường.
Những năm đầu thập niên 80, ông được báo giới gọi là một “hiện tượng” trong đời
sống nghệ thuật nói chung và văn chương Việt Nam hiện đại nói riêng. Ơng khơng
chỉ đóng góp vào kho tàng văn chương Việt Nam những tác phẩm giá trị mà trong
đó cịn hàm chứa những quan niệm sống, quan niệm sáng tác tích cực. Ông là tấm
gương về lao động nghệ thuật. Nghệ sĩ Dỗn Châu đã trân trọng viết về ơng: “Lưu
Quang Vũ là người bạn chân thành, mộc mạc, người đồng nghiệp tận tâm, tận lực
cho nghệ thuật… và là lời nhắc nhở một ý thức lao động quên mình, thái độ ứng xử
điềm tĩnh, lòng từ thiện, bao dung với người đời”[100, tr.435]. Chính vì thế mà tác
phẩm của ơng là lời nói hộ những trăn trở của hàng triệu người Việt Nam vể lịng
mong ước vào cơng cuộc đổi mới đất nước.


13

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CỦA THƠ LƯU QUANG VŨ

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Lưu Quang Vũ
Con người luôn là đối tượng trung tâm của nhiều loại hình nghệ thuật khác
nhau, trong đó có văn học. Từ xa xưa trong thế giới của những câu chuyện thần
thoại, ngụ ngôn dù con người không trực tiếp xuất hiện nhưng các thể loại dân gian
ấy vẫn nói về con người, hướng về con người. Theo thời gian, văn học nghệ thuật
càng phát triển thì việc đề cập tới con người và tất cả những gì liên quan đến con
người càng được chú trọng. Con người là đối tượng trung tâm của văn học. M.Gorki
nói: “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện của con người. Xưa
nay những kiệt tác thơ văn nổi tiếng bao giờ cũng là sự kết tinh, sự thăng hoa của
những nỗi niềm riêng, chung của con người trong cuộc sống. Cùng quan điểm đó,
Trần Đình Sử cho rằng: “Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người,
nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan
niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng
đánh giá đúng thành tựu của họ”[79, tr.45]. Bất cứ một nhà thơ nào cũng có quan
niệm sáng tác riêng, lấy đó làm điểm xuất phát cho mọi thước đo giá trị ở trong thơ.
Sáng tác của một nhà thơ khơng chỉ có mặt tư tưởng, mặt phản ánh hiện thực mà
cịn có cả tư duy về đời sống, quan niệm về thế giới và con người. Đi vào thế giới
nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ta nhận thấy hình tượng ám ảnh, day dứt là con
người, dù là chiến binh, trí thức, trẻ em hay nông dân nghèo… cũng đều là đối
tượng nhà thơ quan tâm và nâng niu. Đằng sau những hình tượng ấy ta thấy bóng
dáng của một con người ln nặng trĩu ưu tư, trăn trở. Nhà thơ khơng chỉ nhìn mà
còn nghe, cảm nhận bằng trái tim, bằng tâm hồn người nghệ sĩ và bằng sự cảm
thơng, chia sẻ tình yêu thương nhân loại thiết tha và viết lên tất cả tâm huyết, sự
tinh tế nhạy cảm của mình. Ơng cho rằng: “Người cầm bút cần phải sống gấp nhiều
lần người thường. Vì anh ta khơng chỉ phải sống cho anh mà cịn cho mn vạn
sáng tác của anh, của bao nhiêu người”[90, tr.68]. Đó là quan niệm nghệ thuật vì
con người và cho con người.


14


Trưởng thành trong những năm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ,
Lưu Quang Vũ đã có một thời tuổi trẻ lăn lộn gian khổ trên chiến trường. Mang
cảm xúc tươi vui, trong trẻo của một chàng trai vừa rời ghế nhà trường để bước vào
cuộc sống chiến đấu đầy vất vả, hiểm nguy, anh đã góp vào nền thơ chống Mỹ một
tiếng nói riêng, làm phong phú thêm cho vườn hoa vốn đa sắc, đa hương này. Mặc
dù tuổi đời cịn non trẻ, chưa thật sự có được sự nhạy bén, già dặn, vững chãi về
chính trị, và chưa có được tâm hồn thơ lớn với nhiều năng động, biến hóa như các
bậc đàn anh Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận... nhưng cũng như các
nhà thơ trẻ khác, Lưu Quang Vũ có một tâm hồn dễ rung cảm trước mọi hiện tượng
của cuộc sống. Với cảm xúc tinh tế, với cái nhìn đời hồn hậu, lạc quan anh dễ dàng
phát hiện ra chất thơ của đời sống và hòa nhập với cuộc sống chiến đấu một cách
hăng hái, say sưa. Lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người lao động là nguồn
cảm hứng bền chắc giúp Lưu Quang Vũ tạo nên những vần thơ dễ đi vào lòng
người. Sinh ra và lớn lên trên một đất nước anh hùng, trong một thời đại anh hùng,
Lưu Quang Vũ đã làm thơ để ghi lấy vẻ đẹp của con người trong thời đại mình.
Hình ảnh những con người hiện lên trong thơ ông rất phong phú, sinh động. Họ
chính là quần chúng, là nhân dân. Mà tiêu biểu là anh bộ đội, là người mẹ chiến sĩ,
người em gái hậu phương, chị dân quân... Với tình cảm trong sáng, đơn hậu tất cả
đều hịa mình vào cuộc sống chiến đấu, xây dựng đất nước.
Con người hòa mình vào đời sống của cộng đồng là nét đặc trưng của cuộc
sống mới:
Xưa đêm bão lo buộc riêng lán nhỏ
Nay xóm làng đi gặt lúa đồng chung
(Trưa nay)
Con người ở đây là những con người mới, ý thức được vai trị của từng cá
nhân trong cơng cuộc xây dựng đất nước, trong sự nghiệp chống Mỹ, vì thế họ quên
lợi ích riêng mà vun đắp cho lợi ích chung, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống lao
động tập thể.



15

Người lính trong thơ Lưu Quang Vũ cũng như trong văn học chống Mỹ nói
chung là con người của ý chí lớn, đã thấm nhuần lý tưởng của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Họ đại diện cho sức mạnh và quyết tâm của toàn dân tộc, nhân dân:
Làm kẻ sinh sau giữa đời rộng mở
Mang khối căm hờn ngày trước chưa tan
Hờn căm mới lại chồng thêm nợ cũ
Lửa cháy bom rơi..., ta cầm súng lên đường.
(Đêm hành quân)
Với tư cách là người phát ngôn cho con người, ông đã vạch trần tội ác của bọn
hiếu chiến mạo danh gây ra chiến tranh phi nghĩa và ông đã đấu tranh cho hạnh
phúc con người:
Những Kit-xinh-giơ và những Ních-sơn
Những chính khách những nhà thơ…
Các ơng kêu: Vì hạnh phúc con người
Nay con người chết đi
Cái hạnh phúc ấy ai dùng được nữa!
(Khâm Thiên)
Trong hồn cảnh chiến tranh, nhà thơ khơng thể đứng ngồi dân tộc, ngồi
thời đại mình. Nhà thơ phải lên tiếng kêu gọi, phải chặn đứng sự hủy diệt của kẻ thù
vì tương lai đất nước:
Khơng thể để tên lái buôn đem bán
Không cho bàn tay kẻ ác
Đốt ngôi nhà, thiêu hy vọng trẻ thơ…
Đến bao giờ mọi người thành ruột thịt
Những thành phố như con tàu trên biển
Đến bao giờ cập bến yên vui
Trái đất xanh – Tổ quốc của tôi ơi?

(Những thành phố những xứ xa)


16

Lưu Quang Vũ là nhà thơ có trái tim lớn, chứa đựng nhiều tâm trạng, cảm xúc.
Nhà thơ “phân thân” thành nhiều tâm trạng để bộc lộ đa dạng các sắc thái tình cảm,
niềm vui, nỗi buồn của nhiều số phận con người. Nhà thơ khơng thể cầm lịng trước
hiện thực đau thương của đất nước:
Muốn kết thúc thơ mình
bằng những lời tốt đẹp
nhưng lịng tơi làm sao tươi sáng được
khi máu bầm khắp nơi.
(Khâm Thiên)
Hịa bình lập lại trên quê hương, con người được làm chủ cuộc sống của mình.
Đó cũng là mơ ước bấy lâu nay của nhà thơ. Thay vào những câu thơ xót xa trước
kia là những câu thơ tràn trề nhựa sống:
Cuộc đời năm tháng trơi qua
Nắng mưa quện với lịng ta dạt dào
Tháng ngày xao xuyến làm sao
Cùng trời cùng gió thơ vào lịng ta
Tuổi đời thắm đẹp tình ca
Đất nước ơi! Ta muốn làm con chim ca hót chào.
(Đất nước ơi)
Ước muốn đó khơng chỉ bộc lộ trong thơ mà cịn trong nhật ký nhà thơ cũng
giãi bày tâm sự: “Muốn viết, viết thật hay để ca ngợi cuộc đời đầy trữ tình và ý
nghĩa này” [90, tr.76]. Quả là một trái tim dạt dào tình yêu thương, đau nỗi đau của
con người và niềm vui chung của con người. Nhà thơ hiểu rằng:
Con người cần một tổ quốc yên bình
Cần đi tới không ngừng, cần tin tưởng.

(Hồ sơ mùa hạ 1972)
Câu thơ chính là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà thơ về con người.
Con người trong thơ Lưu Quang Vũ có thể đơn giản là “Người qua đường với ta
như ruột thịt” (Lại sắp hết năm), có thể là nhân vật trữ tình trong các bài thơ tình,


17

hay những người lam lũ, vất vả dưới đáy xã hội. Dù ở dạng cái tôi nhà thơ hay cái
tôi trữ tình, ở ơng vẫn là con người thống nhất, đem đến cho người đọc những khát
khao, những vui buồn, những đau buồn, những thức tỉnh lương tâm nhân loại… và
tất cả đều xuất phát từ trái tim giàu yêu thương và trách nhiệm của nhà thơ. Có thể
thấy quan niệm về thơ của Lưu Quang Vũ luôn gắn liền với quan niệm nghệ thuật
về con người:
Anh chớ ngại con đường gian khổ nhất
Đau nỗi đau của mỗi trái tim người
Để thơ anh mang lửa đến cho đời
Trên chữ “tài”, chữ “tâm” phải lớn
(Giấc mộng đêm)
Quan niệm đó đề cao trách nhiệm của nhà thơ với con người, với cuộc đời. Có
thể gọi nhà thơ Lưu Quang Vũ là “nhà thơ có trách nhiệm” bởi những sáng tác của
ơng đều thể hiện tình yêu và nỗi quan tâm da diết đối với con người. Ông quan
niệm: “Sức mạnh của chúng ta ở sự yêu thương: Yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, yêu đời,
yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu: “Một chiếc cầu vừa mới bắt qua sông, một hợp tác lúa
chiêm vàng óng ả, một nhà ăn của sổ sơn hồng” Chế Lan Viên[90, tr.132]. Sức hấp
dẫn của thơ Lưu Quang Vũ là ở những câu thơ chan chứa tình yêu người, tình yêu
yêu cuộc sống với những quan điểm nghệ thuật về thế giới và con người sâu sắc. Là
một con người mang nhiều nỗi niềm nhân thế, Lưu Quang Vũ luôn trĩu nặng suy tư.
Trong những lần trằn trọc ấy, Lưu Quang Vũ đã nói hộ giùm bao người khác những
suy nghĩ, những mơ ước, cả những uẩn khúc của cuộc đời, đặc biệt là đối với những

nghệ sĩ mang tâm hồn cô đơn, "đau nỗi đau của mỗi trái tim người". Trong bài thơ
“Giấc mơ của anh hề”, Lưu Quang Vũ đã đưa người đọc vào thế giới tinh thần của
những con người ở "dưới đáy xã hội", mở ra một chiều sâu cảm xúc:
Mơ mình thành triệu phú Ấc-lơ-canh nghèo khổ
Mỉm cười sau tấm màn nhung
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ


18

Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ...
(Giấc mơ của anh hề)
Ẩn đằng sau những lời thơ có vẻ khách quan ấy là cả một tâm hồn đa cảm, yêu
người và hiểu người. Sự đắng cay nghiệt ngã của thân phận những con người nghèo
khổ được anh thấu suốt. Anh miêu tả những ước mơ của họ với một thái độ trân
trọng pha lẫn xót thương. Thế giới nhân vật hiện lên trong thơ của Lưu Quang Vũ
rất phong phú, đa dạng gồm đủ các hạng người: Từ những con người bình thường
đến những bậc vĩ nhân, từ những con người của đời sống đến những nhân vật của
sáng tạo nghệ thuật, từ những nhân vật có thực đến những nhân vật siêu thực...
Những nhân vật ấy bao giờ cũng mang tâm trạng buồn khổ, cô đơn. Điều đó phải
chăng do Lưu Quang Vũ ln được "nhào nặn" trong nỗi buồn, vì trải qua nhiều
thảm kịch của cuộc đời. Phần lớn những bài thơ này đều được Lưu Quang Vũ viết
ra trong thời điểm chiến tranh nên nó gợi cho người đọc cảm giác về một thế giới bị
đảo lộn, tàn khốc, vô lý.
Khát vọng khám phá cuộc sống, khám phá thế giới tinh thần của con người, và
những cảm nhận về thân phận con người, được ông thể hiện tập trung trong một thể
loại khác, đó là kịch. Khác với thơ, trong các vở như “Hồn Trương Ba- da hàng
thịt”, “Lời nói dối cuối cùng”, “Người trong cõi nhớ”… không gian và thời gian

được anh dựng lên rất đa dạng, con người có thể thơng thương với 3 cõi: Mặt đất,
âm phủ, thiên đường. Nhưng trong thơ cũng như trong kịch, giữa cảnh tranh tối,
tranh sáng, nửa hư nửa thực ấy, các nhân vật hiện lên trong sự giao tranh giữa tốt và
xấu để cuối cùng lẽ sống, lẽ làm người, khát vọng hoàn thiện con người và hoàn
thiện cuộc sống được tác giả khẳng định một cách say sưa. Thơ Lưu Quang Vũ là
kiểu thơ bộc bạch, giãi bày. Cái tơi trữ tình xuất hiện nhiều ở dạng tự quan sát, trải
nghiệm mình. Điều này được thể hiện qua sự xuất hiện hàng loạt những đại từ nhân
xưng trong thơ ông: Tôi, ta, anh, ở một số bài khác thì con, ba. Dù với hình thức gì
đi nữa thì đó cũng chính là cái tôi tự bộc lộ. Đặc biệt trong phần thơ “Hương cây”
có 20 bài thì cả 20 bài đều có chữ “ta” mà khơng hề thấy bóng dáng của chữ “tơi”,


19

điều này hoàn toàn thống nhất với cảm xúc thơ ông. Lúc này ông còn là một chàng
trai trẻ mới bước chân vào cuộc sống chiến đấu nên những buồn vui riêng của ơng
đều hịa vào tập thể, vào tình cảm chung của đất nước. Qua thống kê trong hai tập
thơ “Bầy ong trong đêm sâu” (40 bài), “Mây trắng của đời tôi” (30 bài) và khoảng
30 bài thơ riêng lẻ khác, chúng tôi thấy chữ “tôi”, chữ “anh” xuất hiện rất nhiều
trong thơ Lưu Quang Vũ, hầu như ở bài nào cũng có, với tần số dày đặc: chữ “tơi”
284 lần, chữ “anh” 261 lần. Điều đó khẳng định thơ Lưu Quang Vũ chính là thơ bộc
lộ nỗi niềm, giãi bày tâm sự, là sự trang trải nỗi lòng của anh với đời. Khi tìm hiểu
thơ Lưu Quang Vũ chúng tôi thấy cuộc đời ông được thể hiện rõ qua các chặng
đường thơ. Có thể nói đời người và đời thơ của ơng gắn liền nhau như hình với
bóng. Qua thơ người đọc có thể thấy được mọi vui buồn, được mất trong cuộc đời
ơng, mọi sắc thái tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn ơng.
Trong thơ ca nói chung cái tơi trữ tình khơng phải bao giờ cũng đồng nhất với
cái tôi của nhà thơ, mà chỉ là sự thống nhất. Dường như phần lớn thơ Lưu Quang
Vũ thì cái tơi trữ tình cũng chính là cái tơi của nhà thơ, là một hình thức bộc lộ trực
tiếp cảm xúc trong thơ, hay nói cách khác đó cũng chính là bức chân dung tự họa

của nhà thơ. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự rung động đầu tiên bao giờ cũng bắt
nguồn từ những cảm xúc thành thực. Một cái tơi đích thực là một cái tơi ln dũng
cảm trình bày trạng thái thực của tâm hồn mình. Cái tơi Lưu Quang Vũ là như thế.
Nhìn chung có thể thấy chân dung ông hiện lên trong thơ trước hết là một con người
rất thành thực. Ông thành thực bộc lộ những tình cảm chủ quan của mình, bộc lộ
những nhu cầu, những khát vọng, kể cả những cay đắng thất vọng của bản thân
mình. Hành trình thơ Lưu Quang Vũ là hành trình tìm chính bản thân mình. Câu hỏi
“Ta là ai? Ta đến làm gì?”, “Ta đến làm gì, ta sẽ đi đâu?”, “Anh là gì của em, Con
người là gì đối với nhau?” (Bài hát trong một cuốn phim cũ) không chỉ ám ảnh ông
mà đã từng làm nhức nhối tâm khảm của con người hàng nghìn năm nay. Lưu
Quang Vũ đã từng trải qua nhiều đau khổ, mất mát, vì thế anh ln mang tâm trạng
buồn bã, cô đơn. Tâm trạng ấy đã đi vào thơ ông, đặc biệt là thơ giai đoạn những
năm 1970-1972. Sự chiêm nghiệm hiện thực thời chiến cùng với những đau khổ


20

riêng tư đã khiến cho thế giới con người trong thơ ông thu hẹp lại. Nhà thơ khái
quát cuộc đời từ cảnh ngộ của riêng mình, đối diện với tâm trạng của mình, với cái
tơi của mình để khai thác nó. Có lúc ơng đã chạm đến tận cùng nỗi cô đơn:
Tôi là đứa con cô đơn khỉ ngồi cạnh mẹ
Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào
Bàn chân hồ nghi giữa đường phố lao xao...
Tơi là người lính cơ đơn ở giữa trung đồn...
Nỗi cơ đơn hồn tồn, nỗi cơ đơn khủng khiếp
Trước và sau trong và ngồi cuộc đời và trang sách...
(Mấy đoạn thơ)
Xung quanh ông không có lấy một niềm đồng cảm, cái tơi của ơng thấy rõ
mình bị biệt lập trong khơng gian, trong thời gian, luôn cô đơn, lẻ loi. Nỗi buồn, cô
đơn luôn ám ảnh, có lúc đã đẩy vào sự bế tắc, khơng biết nương tựa vào đâu:

Có những lúc tâm hồn tơi rách nát
Khơng biết làm gì khơng biết đi đâu!
(Có những lúc)
Sân khấu cuộc đời bày ra trước mắt ông không phải như điều hằng mong ước
trước kia: “Mười bảy tuổi lịng ai khơng hồi hộp, Ngồi trong rạp hát đợi màn lên”,
hay như vườn địa đàng thuở “Hương cây”: “Trong thành phố có một vườn cây mát,
Giữa triệu người có em của ta”. Ơng cay đắng nhận ra sự tồn tại của mình trong
một thời đại đầy bi kịch:
Tơi lớn lên giữa thời bạo ngược
Biết trơng đợi gì, biết tin cậy vào đâu.
Và có lúc tác giả tự ví mình như con ong:
Anh là con ong bay giữa trời lận đận
Trời đêm dài chẳng có một ngơi sao.
Lại có lúc ơng thấy cuộc đời mình giống như con tàu trên biển vắng mong tìm
được một tình u đích thực:


21

Đêm như biển bờ bóng tối rất thâm sâu
Đời cũng giống như biển kia anh lại giống con tàu
Tàu anh đi hồi trên biển vắng
Mong tìm được một bóng hình bè bạn
Đến bây giờ anh gặp được tàu em
Ai ngờ tàu em lại là tàu cướp biển
Em cướp hết cuộc đời anh em lấy hết
Trói anh vào cột buồm của tình yêu...
(Bầy ong trong đêm sâu)
Thất vọng trong cuộc đời, mong tìm đến tình yêu để ẩn náu thì ngờ đâu lại chỉ
gặp toàn đắng cay chua chát. Tâm trạng của ông làm chúng ta liên tưởng đến tâm sự

của Maiakovsky: “Vấp đời phàm tục tan vỡ chiếc thuyền tình”. Sau lần đổ vỡ thứ
nhất ơng đành đau đớn nói lời từ biệt:
Hai ta không đi một ngả đường dài
Không chung nỗi đau khơng cùng nhịp thở
Những gì em cần anh chẳng cổ
Em khơng màng những ngọn gió anh trao...
(Từ biệt)
Chính những câu thơ này đã góp phần thể hiện cái đa dạng trong sắc điệu tình
cảm của nhà thơ, làm cho bức chân dung tinh thần của ông hiện lên trong thơ với
nhiều góc độ. Có thể nói hình ảnh con người hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ rất
da dạng và sống động. Và chính điều này đã góp phần quan trọng tạo nên bề dày
trong phong cách thơ Lưu Quang Vũ.
2.2. Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ
Theo từ điển Wiki“Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình
say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau lí luận
văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của
thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả. Theo nghĩa này,
cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Cảm hứng chủ


22

đạo đem lại cho tác phẩm một khơng khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất
tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm. Đây là cái mức căng thẳng cảm
xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong tác
phẩm”. Bê- lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo
ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư
tưởng thành tình u đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt
thành”. Trần Đình Sử đưa ra quan niệm về cảm hứng: “Cảm hứng là một tình cảm
mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều quan

trọng là cần nhận ra cảm hứng như là một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn
học”.
Cảm hứng chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ là cảm hứng về quê hương đất
nước, cảm hứng về tình u lứa đơi, cảm hứng về thời đại và số phận con người.
2.2.1. Cảm hứng về quê hương - đất nước
Cảm hứng về đất nước là một nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn. Mỗi nhà
thơ đều góp vào thi đàn những cảm nhận vừa đẹp đẽ vừa riêng tư khiến cho hình
tượng đất nước được hiện lên sinh động, đa dạng và tươi đẹp. Nhà thơ Vũ Quần
Phương đã nhận xét: “Cảm hứng dân tộc, trong tiến trình lịch sử, trong vẻ hùng vĩ
của đất đai, trong vẻ đẹp óng ánh của ngơn ngữ và nhất là trong đời sống làm lụng
cực nhọc, trận mạc gian lao của người dân là một cảm hứng bền chắc trong thơ
Lưu Quang Vũ”.
Những vần thơ đầu tay của Lưu Quang Vũ là tiếng nói tha thiết yêu quê
hương. Yêu quê hương trước hết là yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc của xứ sở mình.
Đọc thơ Lưu Quang Vũ ta bắt gặp rất nhiều hoa, mỗi loài hoa đều đem đến cho Lưu
Quang Vũ một cảm xúc đặc biệt. Nhà thơ viết về hoa cúc với một sự cảm nhận tinh
tế và say mê:


23

Những cách đồng hoa cúc mọc rưng rưng
Chùm nắng hạ tươi vàng trong cỏ dại
Trăng ngả xuống cho hoa mềm thức dậy
Những bức tường lẩy bẩy bóng hoa lên.
(Hoa vàng ở lại)
Đôi khi chỉ trong một đoạn thơ mà ta gặp cả một vườn hoa ngát hương và tràn
đầy sức sống:
Buổi sáng tơi ra vườn
Hoa móng rồng thơm ngát

Lá xương xông mọc quanh vại nước
Dây trầu không quấn quýt hàng cau
Đất rụng vàng hoa ngâu
(Đất nước đàn bầu)
Cùng với vườn hoa khoe sắc ấy là những mùi hương nồng nàn, từ “hương cốm
mát trong”, đến “con đường làng có hương rơm, hương cỏ”, rồi “mật hương mùa
hạ” của các thứ trai cây trên sông Thương, hay những “bè gỗ xuôi thơm nhựa rừng
bỡ ngỡ” trên sông Hồng. Nhưng nồng say hơn cả vẫn là “hương bưởi, hương
chanh” của quê hương, làng xóm:
Chiến hào nắng chói
Bỗng thơm mùi bưởi mùi chanh
Chan chứa lịng anh bộ đội
Bao nhiêu ân tình.
(Lá bưởi lá chanh)
Thiên nhiên trong thơ Lưu Quang Vũ được dệt nên bởi những cảnh sắc vừa
đơn sơ, quen thuộc vừa lộng lẫy thanh cao. Nó cho ta thấy đơi mắt ngỡ ngàng, náo
nức, yêu đắm đuối hương sắc của tác giả. Mà thiên nhiên đó khơng đâu xa lạ chính
là một phần của quê hương, đất nước mình:


×