Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.15 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THÙY DUYÊN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐƠNG SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm
2021


El

la
ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THÙY DUYÊN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HANG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐƠNG SÀI GỊN



Chun ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGND.GVCC.TS. NGUYỄN VĂN HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm
2021


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trương Thùy Duyên
Sinh ngày: 10/11/1995. Nơi sinh: Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Nguyên quán: Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Hiện cơng tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Đơng Sài Gịn.
Là học viên cao học khóa 21, lớp CH21B1 của trường Đại học Ngân hàng TP Hồ
Chí Minh.
Đề tài: Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn.
Người hướng dẫn khoa học: NGND.GVCC.TS. Nguyễn Văn Hà.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan: “Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.”

Tôi xin chịu trách nhiệm hồn tồn tồn về những cam đoan của tơi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng.......... năm 2021
Tác giả

Trương Thùy Duyên


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến NGND.GVCC.TS.
Nguyễn Văn Hà là người đã hướng dẫn khoa học, thầy đã trực tiếp dẫn dắt, dành nhiều
thời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình, đồng thời cho tơi những chia sẻ, góp ý vơ cùng
q giá để tơi có thể hồn thành luận văn cao học.
Tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã dành thời gian để truyền
đạt những tri thức vô cùng quý giá trong thời gian 2 năm gắn bó với lớp CH21B1.
Trân trọng!
Trương Thùy Duyên


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đơng Sài Gịn.
Nội dung: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng cho nền kinh tế quốc dân. DNNVV là đối tượng khách hàng tiềm năng, tuy nhiên
lại gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tín dụng ngân hàng do xuất phát từ một số hạn chế
như: thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành, tình hình tài chính, tình hình hoạt động thiếu
minh bạch, thiếu tài sản bảo đảm, chưa tiếp cận và am hiểu các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng, ...
Hiện nay, tác giả đang công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Đơng Sài Gịn và xác định được tiềm năng và vai trò ngày
càng quan trọng của đối tượng Khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên,

hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh nhiều năm qua mặc dù vẫn
tăng trưởng vẫn chưa phát huy được những tiềm lực của mình, sự tăng trưởng về số
lượng khách hàng, dư nợ và thu nhập thuần của Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ
trọng thấp so với các chi nhánh BIDV trong hệ thống và các Ngân hàng khác trên địa
bàn.
Từ những thực trạng đang diễn ra hiện nay tại Chi nhánh, tác giả cho rằng cần thiết
phải có một nghiên cứu tổng quát để đánh giá những nguyên nhân, thực trạng, từ đó đưa
ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại BIDV Đơng Sài Gịn.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hoạt động tín dụng, BIDV Đơng
Sài Gịn


ABSTRACT
Title: Developing credit activities for small and medium enterprises at Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - East Saigon Branch.
Abstract: Small and Medium Enterprises (SMEs) are increasingly asserting their
important role for the national economy. SMEs are potential customers, but they face
many difficulties in accessing bank credit due to a number of limitations such as: lack
of experience in management, financial situation, and operational situation. lack of
transparency, lack of collateral, lack of access to and understanding of banking products
and services, etc
Currently, the author is working at Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam - Saigon East branch and has identified the potential and
increasingly important role of customers who are small businesses. and medium.
However, credit activities of small and medium-sized enterprises at the branch for many
years, although still growing, have not yet brought into full play their potentials, the
growth in the number of customers, outstanding loans and net income of Small and
Medium enterprises account for a low proportion compared to BIDV branches in the
system and other banks in the area.

From the current situation at the Branch, the author believes that it is necessary to
have a general study to evaluate the causes and the current situation, then offer some
specific solutions to develop credit activities for SMEs at BIDV - Saigon East Branch.
Keywords: Small and Medium Enterprises, credit development, BIDV - Saigon
East Branch


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................................... iii
ABSTRACT............................................................................................................................. iv
DANH MỤC

TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................viii

DANH MỤC

CÁC BẢNG.............................................................................................ix

DANH MỤC

CÁC BIỂU ĐỒ..........................................................................................x

DANH MỤC

CÁC HÌNH..............................................................................................xi

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:...........................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài:..................................................................................................2
a. Mục tiêu tổng quát:...................................................................................................2
b. Mục tiêu cụ thể:........................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................3
a. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................3
b. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................3
a. Phương pháp thu thập dữ liệu:...............................................................................3
b. Phương pháp xử lý dữ liệu:....................................................................................4
c. Phương pháp phân tích:.........................................................................................4
d. Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi:......................................................................5
6. Nội dung nghiên cứu:...............................................................................................5
7. Đóng góp của đề tài:.................................................................................................6
8. T ổng quan nghiên cứu:............................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................10
1.1. Tổng quan về Doanh nghiệp nhỏ và vừa:.............................................................10
1.1.1. Tiêu chí xác định DNNVV:............................................................................10


1.1.2. Đặc điểm của DNNVV:..................................................................................13
1.1.3. Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế:.......................................................16
1.2. Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV:.............................................16
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:......................................................................17
1.2.2................................................................................................ Phân loại tín dụng: 18
1.2.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV:......................................19
1.2.4.......................................................................................................................... Vai trị
của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV:...............................................................................20
1.3. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:.........................21
1.3.1. Quan điểm về phát triển tín dụng đối với DNNVV:.......................................21

1.3.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa:...............22
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
24
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp:
................................................................................................................................... 27
1.4. Kinh nghiệm về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:................32
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng từ Chi nhánh Vietcombank Bình Dương: 32
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam- Chi nhánh An Giang (BIDV An Giang)...................................33
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng đối với DNNVV của BIDV Đơng
Sài Gịn:..................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI
NHÁNH ĐƠNG SÀI GỊN............................................................................................ 36
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):............36
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:...................36
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Đơng Sài Gịn (BIDV Đơng Sài Gịn):.......................................................................37
2.1.3. Các quy định hiện hành của BIDV liên quan đến hoạt động tín dụng cho
DNNVV: ..................................................................................................................42
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đơng Sài Gịn giai đoạn 20162020: 50


2.1.5. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Đơng Sài
Gịn:........................................................................................................................... 53
2.1.6. Khảo sát ý kiến đánh giá của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa quan hệ tín dụng
tại BIDV Đơng Sài Gịn.............................................................................................66
2.2. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế:.....................70
2.2.1. Kết quả đạt được:...........................................................................................70

2.2.2. Hạn chế..........................................................................................................71
2.2.3. Nguyên nhân:.................................................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GỊN......................................................................................78
3.1. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đơng Sài Gịn:.......................................................78
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Đơng
Sài Gịn:......'..'..............................................................................................................80
3.2.1. Giải pháp gia tăng nền khách hàng DNNVV tại chi nhánh:...........................80
3.2.2. Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV:............81
3.2.3. Hồn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng:......................................82
3.2.4. Cơ chế áp dụng lãi suất và phí dành riêng cho DNNVV:...............................82
3.2.5. Cải tiến quy trình tín dụng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn:.............................83
3.2.6. Thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của
khách hàng................................................................................................................. 84
3.2.7. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự:................................................................84
3.3. Một số kiến nghị:..................................................................................................85
3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:............................85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:.......................................................................................................88
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................i
PHỤ LỤC................................................................................................................................. iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BIDV

Y nghĩa

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam

BIDV Đông Sài Gòn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam- Chi nhánh Đơng Sài Gịn

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

NTHM

Ngân hàng thương mại

HSC

Hội sở chính

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

QLKH


Quản lý khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

QTTD

Quản trị tín dụng

GDKH

Giao dịch khách hàng

PGD

Phòng giao dịch

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KH

Khách hàng


QHTD

Quan hệ tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân................................................................................................................................. 10
Bảng 1. 2. Xác định DNNVV đối với những KHDN mà BIDV có thơng tin về tình hình
tài chính của DN..............................................................................................................12
Bảng 1. 3. Xác định DNNVV đối với những KHDN mà BIDV khơng có thơng tin về
tình hình tài chính của DN...............................................................................................13
Bảng 2. 1.Tóm tắt hình thức cho vay ngắn hạn DNNVV...............................................44
Bảng 2. 2. Tóm tắt hình thức cho vay trung dài hạn DNNVV.......................................45
Bảng 2. 3.Tóm tắt hình thức bảo lãnh thông thường DNNVV.......................................46
Bảng 2. 4. Kết quả kinh doanh của BIDV Đơng Sài Gịn 5 năm gần nhất.....................50
Bảng 2. 5. Dư nợ cho vay DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn giai đoạn 2016-2020 ... 53
Bảng 2. 6. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV tại BIDV Đông Sài Gòn giai đoạn 20162021................................................................................................................................. 54
Bảng 2. 7. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề..........................................................56
Bảng 2. 8. Số lượng khách hàng DN vừa và nhỏ 2016-2020..........................................58
Bảng 2. 9.Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn 2016-2020................................................59
Bảng 2. 10.Hệ số sử dụng vốn vay của DNNVV 2016-2020........................................60

Bảng 2. 11.Hệ số thu nợ của DNNVV 2016-2020........................................................61
Bảng 2. 12. ỷ lệ nợ quá hạn đối với hoạt động tín dụng DNNVV 2016-2020..................61
Bảng 2. 13.Tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV 2016-2020..................................................62
Bảng 2. 14.Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm của DNNVV 2016-2020........................63
Bảng 2. 15. Thu nhập từ hoạt đơng tín dụng đối với DNNVV 2026-2020......................64
Bảng 2. 16. Thống kê ý kiến đánh giá của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa quan hệ tín
dụng tại BIDV Đơng Sài Gịn..........................................................................................67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn giai đoạn 20162021................................................................................................................................. 55
Biểu đồ 2. 2. Tỷ trọng cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề........................................57
Biểu đồ 2. 3. Tỷ trọng cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn 2016-2020..............................59


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đơng Sài Gịn .

39




1


2

Định hướng hiện nay của BIDV Đơng Sài Gịn là phát triển các sản phẩm dịch
vụ phân khúc DNNVV. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của DNNVV tại BIDV Đơng Sài

Gịn vẫn chưa đạt được quy mơ, thu nhập thuần, tăng trưởng về số lượng khách hàng
tương xứng với tiềm lực của mình so với các chi nhánh trong cùng hệ thống và các Ngân
hàng khác trên cùng địa bàn.
Vấn đề đặt ra là những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với
DNNVV? Những khó khăn trong hoạt động cấp tín dụng, tăng trưởng số lượng và quy
mơ khách hàng, kiểm sốt tốt chất lượng khách hàng, tăng thu nhập thuần? Từ đó đề
xuất các giải pháp để tăng trưởng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng, thu nhập thuần
của DNNVV.
Vì vậy, tác giả thấy cần thiết phải nghiên cứu để đánh giá thực trạng và phân tích
những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của DNNVV. Từ đó đề xuất các
giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng, đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển hoạt
động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Đơng Sài Gịn”.
2. Mục tiêu của đề tài:
a. Mục tiêu tổng quát:
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV của BIDV Đơng Sài
Gịn từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để góp phần phát
triển tín dụng của BIDV Đơng Sài Gịn.
b. Mục tiêu cụ thể:
Phân tích thực trạng tín dụng DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn giai đoạn 20162020. Qua đó đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng.


3

Rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân tồn tại khi cấp tín dụng đối với
DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn.
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đơng Sài
Gịn.
3. Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng cấp tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn trong giai đoạn
2016-2020 như thế nào?
Khó khăn, vướng mắc khi BIDV Đơng Sài Gịn cấp tín dụng cho DNNVV là gì?
Để phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV, BIDV Đơng Sài Gịn cần thực
hiện những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối
với DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gịn
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Bài luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu các DNNVV hiện
đang quan hệ tín dụng, giao dịch tại BIDV Đơng Sài Gịn;
Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu hoạt động tín dụng của DNNVV tại chi
nhánh từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Trước hết tác giả tiến hành đọc và thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài
như các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, giáo trình nhằm hình thành cơ sở


4

mại.
tích
hành
liệu

lý luận về DNNVV và tín dụng DNNVV tại các ngân hàng thương
Tiếp
đó

để
phân
thực trạng tín dụng DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gòn tác giả tiến
thu
thập
dữ
thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó:

Dữ liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính
của BIDV Đơng Sài Gịn, trong giai đoạn từ năm 2016-2020.
Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hoạt động
khảo sát. Đối tượng được khảo sát là các DNNVV hiện đang quan hệ tín dụng tại BIDV
Đơng Sài Gịn nhằm thực hiện đánh giá những khó khăn của DN khi tiếp cận vốn tín
dụng của ngân hàng.
b. Phương pháp xử lý dữ liệu:
Đối với dữ liệu định tính: phương pháp tổng hợp.
Đối với dữ liệu định lượng: Tác giả sử dụng phần mềm excel để tổng hợp các số
liệu, báo cáo cần thiết cho việc phân tích.
c. Phương pháp phân tích:
Phương pháp thống kê mơ tả:
Trong nghiên cứu có các số liệu được thu thập và phân tích bằng phần mềm Excel,
tác giả thực hiện phân tích thống kê mơ tả các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động
kinh doanh, kết quả hoạt động tín dụng, tỷ trọng cho vay các DNNVV trong tổng dư nợ
của BIDV Đơng Sài Gịn, cơ cấu cho vay các DNNVV theo ngành nghề, theo quy mơ....
Ngồi ra, tác giả cịn thực hiện thống kê mô tả các đánh giá kết quả khảo sát nhằm phân
tích những khó khăn và vướng mắc của ngân hàng và của các DNNVV trong quá trình
tiếp cận và cấp tín dụng.
Phương pháp so sánh:



5

Tác giả tiến hành so sánh theo không gian và thời gian. Việc so sánh theo thời
gian nhằm so sánh đánh giá được tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, tốc độ tăng tỷ trọng
cho vay đối với các DNNVV qua các năm.
d. Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi:
Tác giả tiến hành gửi phiếu khảo sát đến Giám đốc Doanh nghiệp, kế toán trưởng
hoặc người được giới thiệu giao dịch với Ngân hàng thông qua gửi mail hoặc trực tiếp
và nhận lại kết quả từ phương thức trên. Từ các phiếu khảo sát, tác giả nhận xét thống
kê mô tả và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, cơ sở lý luận về DNNVV, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, định
hướng, quy trình cấp tín dụng và chính sách tín dụng đối với DNNVV
Thứ hai, tìm hiểu bài học kinh nghiệm đối với hoạt động tín dụng DNNVV của
một số NHTM trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV.
Thứ ba, tác giả giới thiệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt
động kinh doanh của BIDV Đơng Sài Gịn giai đoạn 2016-2020.
Thứ tư, tác giả phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV
tại BIDV Đơng Sài Gịn.
Thứ năm, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đánh giá những hạn
chế đối với hoạt động cấp tín dụng DNNVV từ đó tìm ra những nhân tố tác động đến sự
phát triển của hoạt động tín dụng DNNVV.
Thứ sáu, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục
những mặt hạn chế để góp phần phát triển hoạt động tín dụng DNNVV tại BIDV Đơng
Sài Gịn.


6


7. Đóng góp của đề tài:
Với vai trị ngày càng quan trọng của các DNNVV đối với nền kinh tế Việt Nam
và tiềm năng phát triển của các DNNVV thì việc phát triển hoạt động tín dụng đối với
DNNVV là một xu thế tất yếu của hầu hết các NHTM trong giai đoạn hiện nay, mang
lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng. BIDV đã xác định DNNVV là nhóm khách hàng quan
trọng cần tập trung phát triển trong giai đoạn tới.
Đề tài nghiên cứu đã đưa ra tổng thể về đặc điểm vai trị của DNNVV, phân tích
thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV, những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và
thách thức của hoạt động tín dụng đối với DNNVV, từ đó Ban giám đốc sẽ có những
điều chỉnh để phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng này.
Trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan những nguyên nhân và hạn chế tồn
tại, xét trong điều kiện kinh tế vĩ mô, cơ chế chính sách từ các cơ quan nhà nước, quy
trình quy định của BIDV, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
hoạt động tín dụng đối với DNNVV.
8. Tổng quan nghiên cứu:
Phan Quốc Đông và các tác giả (2015) nghiên cứu mơ hình cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Kinh nghiệm châu Phi và bài học cho Việt Nam. Bài viết chỉ ra thực
trạng các DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ ngân hàng và nhiều doanh
nghiệp phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác với mức lãi suất cao 15-18%.
Bài viết tìm hiểu ba mơ hình cho vay của Root Capital, E+Co và GroFin đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở châu Phi, góp phần giải quyết thành cơng bài tốn về vốn
cho DNNVV, đồng thời gắn cho vay với mục tiêu phát triển bền vững. Các mơ hình này
đã kết hợp với hoạt động cho vay thuần túy, khai thác triệt để các dịch vụ tư vấn hỗ trợ
doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đảm
bảo dự án vay vốn thành công và đảm bảo khả năng trả nợ. Kinh nghiệm thực tiễn này
hoàn toàn có thể được nghiên cứu để áp dụng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV


7


ở Việt Nam. Đồng thời, bài viết đưa ra gợi ý giải pháp cho
Việt
Nam
khi
áp
dụng
kinh
nghiệm về mơ hình cho vay DNNVV thành cơng ở châu Phi.

Hồng Xn Quế (2007) nghiên cứu giải pháp vốn tín dụng ngân hàng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu đánh giá những kết quả đạt được trong việc cho vay các
DNNVV của các NHTM trong giai đoạn 2001 -2006 và chỉ ra một số vấn đề cịn tồn
tại. Mặc dù đã có những giải pháp được triển khai cho vay vốn DNNVV để khắc phục
các vấn đề còn tồn tại trong thời gian qua nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm vướng mắc
như một số cơ chế chính sách của Nhà nước triển khai chậm, thiếu đồng bộ; các quy
chế, chính sách của NHTM đều áp dụng chung cho các đối tượng khách hàng; hệ thống
thông tin khách hàng chưa đạt yêu cầu; những hạn chế mang tính chủ quan của DNNVV.
Do đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay
vốn DNNVV trong thời gian tới cho các NHTM, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối
với Chính phủ, các hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phạm Ngọc Linh (2009) nghiên cứu những tháo gỡ ban đầu về khả năng tiếp cận
hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đề cập một số giải pháp về chính
sách giúp các DNNVV tiếp cận nguồn tín dụng chính thức dễ dàng hơn, nhằm phát huy
hiệu quả, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của khu vực này. Các ngân hàng cần đổi
mới phương thức kinh doanh, tích cực hơn trong việc tìm kiếm khả năng cho vay, tăng
cường đội ngũ cán bộ đi sát cơ sở, xây dựng và tổ chức tốt mạng lưới thông tin doanh
nghiệp, bình đẳng hơn trong quan hệ tín dụng giữa các loại hình doanh nghiệp, đổi mới
cơ cấu đầu tư và nâng cao tỷ trọng cho vay DNNVV. Đồng thời, về phía các doanh
nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương
thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người.

Cao Fengqi (2001) nghiên cứu xây dựng một hệ thống hỗ trợ tín dụng hồn hảo
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc vay vốn
của các DNNVV, điều quan trọng nhất là thiết lập hệ thống hỗ trợ hoàn hảo cho
DNNVV. Nó cần thiết để Trung Quốc phát triển hỗ trợ tài chính cho DNNVV và xây


8

dựng hệt hống hỗ trợ tín dụng hồn hảo vì: (1) Hỗ trợ tài
chính

thể
cung
cấp
một
trường hợp tài chính hợp lý cho DNNVV; (2) Phát triển hỗ trợ tài
chính
doanh
nghiệp
có thể đa dạng hóa rủi ro của ngân hàng và cải thiện chất lượng
tài
sản
của
ngân
hàng;
(3) Hỗ trợ tài chính cho DNNVV là một biện pháp hỗ trợ quan trọng
cho
việc
cải
thiện

của tổ chức đầu tư; (4) Phát triển hỗ trợ tài chính doanh nghiệp

thể
thúc
đẩy
sự
tiến
bộ của khoa học, công nghệ và kết hợp khoa học, công nghệ và nền
kinh
tế
như

chất
kết dính; Khi thiết lập hệ thống hỗ trợ tài chính của Trung Quốc,
kinh
nghiệm
của
Nhật
Bản và Hàn Quốc có giá trị được sử dụng để tham khảo. Trung Quốc
nên
thiết
lập
hệ
thống hỗ trợ tín dụng DNNVV, mà nó nên hoạt động theo khn khổ
quy
định.
(1)
Chính phủ nên đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập hệ
thống
hỗ

trợ
tín
dụng.
(2)
Thiết lập một hệ thống hỗ trợ bồi thường rủi ro tín dụng. (3)
Thiết
lập
quỹ
bảo
lãnh

quỹ tái bảo hiểm. (4) Thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng DNNVV.

Ackah và Vuvor (2011) nghiên cứu những thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ
và vừa phải đối mặt trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng ở Ghana. Tác giả đã đưa ra
bảng câu hỏi cho 80 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu đô thị Accra và Tema được lựa
chọn thông qua kỹ thuật lấy mẫu. Kết quả khảo sát về những thách thức mà DNNVV ở
Ghana phải đối mặt là tài sản thế chấp, lãi suất vay cao và kỳ hạn trả nợ ngắn, khó khăn
trong việc quản lý dòng tiền của DNNVV.
Arindam Laha (2014) nghiên cứu việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Àn Độ. Nghiên cứu cho biết các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến việc tiếp cận tín dụng được xác định là quy mô doanh nghiệp, tài sản thế chấp, hồsơ
chưa minh bạch, trình độ của chủ doanh nghiệp, ...Tác giả đã sử dụng kỹ thuật ước tính
bình phương tối thiểu để xác định các yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng của các doanh
nghiệp. Các nghiên cứu trên đều chỉ ra những thực trạng, những tồn tại, những nhân tố
ảnh hưởng đến mở rộng cho vay DNNVV và trên cơ sở lý thuyết kết hợp với thực tiễn,
các cơng trình nghiên cứu trên đã đóng góp những giải pháp phù hợp với từng thực trạng
cụ thể trong những giai đoạn khác nhau.



9

Hiện nay, BIDV Đơng Sài Gịn chưa có đề tài nào nghiên cứu về mở rộng cho
vay DNNVV. Luận văn này sẽ đi sâu phân tích hơn về hoạt động cho vay của BIDV
Đơng Sài Gịn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay; so sánh với đối thủ cạnh tranh
trên cùng địa bàn về dư nợ cho vay, thị phần chiếm giữ trên địa bàn; đánh giá những kết
quả đạt được và những hạn chế, qua đó xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở
rộng cho vay của ngân hàng. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục
những hạn chế còn tồn tại và nâng cao hiệu quả mở rộng cho vay các DNNVV của
BIDV Đơng Sài Gịn trong thời gian tới.


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về Doanh nghiệp nhỏ và vừa:
1.1.1. Tiêu chí xác định DNNVV:
l.l.l.l.

Theo quy định của chính phủ Việt Nam:

Tùy thuộc đặc điểm của từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển kinh tế mà đưa
ra những quy định về DNNVV. Khi định nghĩa về DNNVV, các nước thường căn cứ
vào quy mô về vốn của doanh nghiệp, số lao động thường xuyên tại doanh nghiệp, tổng
doanh thu, tổng tài sản... của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay, căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước, ngày
11/03/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều của Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa
được phân loại theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động tham gia bảo hiểm xã hội

bình quân năm, cụ thể như sau:
Bảng 1. 1. Khái niệm DNNVV theo Nghị định số 39/2018/NĐ - CP ngày
11/03/2018
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa

Tiêu
chí/Lĩnh
vực

Số lao
động
đóng
Bảo
hiểm
xã hội
bình
Qn

Tổng
doanh
thu
của
năm

Tổng
nguồn
vốn


Số lao
Số lao
động
động
đóng
đóng
Bảo
Bảo
hiểm Tổng
hiểm Tổng
xã hội doanh Tổng xã hội doanh Tổng
bình
thu
nguồn bình
thu
nguồn
Quân
Quân
của
vốn
của
vốn
năm
năm


×