Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.36 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Sơn Huy

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Sơn Huy

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ TẤN PHƢỚC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ: “Phát triển hoạt động tín dụng đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Sơn Huy


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Mở đầu.................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...................................... 5
1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thƣơng mại.................................................. 5
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................................................... 5
1.1.2. Bản chất....................................................................................................................................... 6
1.1.3. Phân loại...................................................................................................................................... 7


1.2. Tổng quan về tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng
mại................................................................................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm
...................................................................................................................................................................

10
1.2.2. Đặc điểm.................................................................................................................................... 11
1.2.3. Điều kiện cấp tín dụng
...................................................................................................................................................................

13
1.2.4. Phân loại theo một số sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân


...................................................................................................................................................................

13
1.2.4.1 Cho vay khách hàng cá nhân.......................................................................... 13


1.2.4.2 Bảo lãnh khách hàng cá nhân......................................................................... 14
1.2.4.3 Thẻ tín dụng............................................................................................................. 14
1.2.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng khách hàng
cá nhân
............................................................................................................................................................

15
1.2.5.1 Môi trường kinh tế.................................................................................................. 15
1.2.5.2 Môi trường pháp lý................................................................................................. 16

1.2.5.3 Ngân hàng thương mại.......................................................................................... 16
1.2.5.4 Khách hàng................................................................................................................ 16
1.2.5.5 Đối thủ cạnh tranh................................................................................................... 17
1.2.6. Biện pháp bảo đảm trong tín dụng cá nhân
...................................................................................................................................................................

17
1.2.7. Vai trò của tín dụng cá nhân
...................................................................................................................................................................

18
1.2.7.1. Đối với nền kinh tế................................................................................................ 18
1.2.7.2. Đối với khách hàng cá nhân............................................................................. 19
1.2.7.3. Đối với ngân hàng thương mại......................................................................... 19

1.3. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng khách
hàng cá nhân.......................................................................................................................... 19
1.3.1. Về tiêu chí định lượng
...................................................................................................................................................................

20
1.3.1.1. Dư nợ tín dụng cá nhân...................................................................................... 20
1.3.1.2. Thị phần tín dụng cá nhân................................................................................. 20
1.3.1.3. Kênh phân phối..................................................................................................... 21


1.3.1.4. Nợ xấu...................................................................................................................... 21
1.3.1.5. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân................................................... 22
1.3.2. Về tiêu chí định tính
...................................................................................................................................................................


22


1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh........................................................................................ 22
1.3.2.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng....................................................................... 23
1.3.2.3. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng............................................................. 23
1.3.2.4. Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng................................ 24

1.4. Bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân
của một số NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam........................................................... 24
1.4.1. Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của một số

NHTM nước ngoài tại Việt Nam...................................................................................... 24
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam........................................................ 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................................ 29

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM............................................................................................................. 30
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
.........................................................................................................................30
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển......................................................................................... 30
2.1.2. Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động..................................................................... 32
2.1.3. Kết quả hoạt động của VCB giai đoạn năm 2009 – 2011....................................... 33

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại
VCB........................................................................................................................................................ 37
2.2.1. Quá trình triển khai hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại VCB..............37
2.2.1.1. Những đánh giá chung....................................................................................... 37

2.2.1.2. Cho vay khách hàng cá nhân........................................................................... 38
2.2.1.3. Bảo lãnh khách hàng cá nhân.......................................................................... 44
2.2.1.4 Thẻ tín dụng............................................................................................................ 45

2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại VCB....................46
2.3.1 Những kết quả đạt được


...................................................................................................................................................................

46
2.3.1.1. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân.............................................................. 46


2.3.1.2. Thị phần tín dụng khách hàng cá nhân......................................................... 47
2.3.1.3. Hệ thống kênh phân phối................................................................................... 48
2.3.1.4. Nợ xấu....................................................................................................................... 51
2.3.1.5. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân............................ 52
2.3.1.6. Chiến lược kinh doanh........................................................................................ 53
2.3.1.7. Chất lượng dịch vụ khách hàng....................................................................... 53
2.3.1.8. Tính đa dạng của sản phẩm............................................................................... 54
2.3.1.9. Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng................................ 55
2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
...................................................................................................................................................................

56
2.3.2.1. Những hạn chế tồn tại.......................................................................................... 56
2.3.2.2. Những nguyên nhân.............................................................................................. 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................................ 62


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM............................................................................................................. 63

3.1. Chiến lƣợc, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá
nhân của VCB................................................................................................................................. 63
3.1.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................................. 63
3.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................ 64

3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá
nhân tại VCB................................................................................................................................... 66
3.2.1. Các giải pháp dành cho Hội sở chính VCB
...................................................................................................................................................................

66
3.2.1.1

Giải pháp về chiến lược kinh doanh............................................................... 66

3.2.1.2

Giải pháp về chất lượng dịch vụ khách hàng.............................................. 67

3.2.1.3

Giải pháp về nguồn nhân lực............................................................................ 68

3.2.1.4

Giải pháp về sản phẩm tín dụng cá nhân...................................................... 69



3.2.1.5

Giải pháp về kênh phân phối............................................................................ 73


3.2.1.6

Giải pháp về tổ chức, văn bản, quy trình...................................................... 73

3.2.1.7

Giải pháp về nâng cao năng lực quản trị rủi ro........................................ 74

3.2.1.8

Giải pháp về hoạt động quảng cáo truyền thông....................................... 75

3.2.1.9

Giải pháp về quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh doanh.......................... 76

3.2.2. Các giải pháp dành cho các cấp Chi nhánh/phòng giao dịch của VCB
...................................................................................................................................................................

77
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ
...................................................................................................................................................................


80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................................ 83
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC K
Ký hiệu
ACB:
Agribank:
BIDV:
CBCNV:
CBNV:
CBTD:
CSTD:
ĐVT:
Eximbank:
GTCG:
IC Nielsen:
KHCN:
KHDN
LNTT:
Maritimebank:
Mbank:
NHNN:
NHTM:
PGD:
POS:
Sacombank:

TCTD:
TDCN:
Techcombank:
TMCP:


VCB:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

VIBank:

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Vietinbank:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

VND:

Đồng Việt Nam

VPBank:

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VCB từ năm 2009 -2011
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2009 – 2011
Bảng 2.3: Vốn huy động của VCB từ năm 2009 – 2011
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của VCB năm 2009 – 2011.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
của một số NHTM Việt Nam năm 2009 – 2011
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của VCB năm 2009-2011
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo kỳ hạn tại VCB năm 2009-2011
Bảng 2.8: Tỷ trọng và dư nợ cho vay theo sản phẩm của VCB năm 2009 - 2011
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân của VCB năm 2009 – 2011
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về Thẻ tín dụng của VCB năm 2009 – 2011.
Bảng 2.11: Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân của VCB năm 2009-2011.
Bảng 2.12: Thị phần tín dụng khách hàng cá nhân của một số NHTM Việt Nam năm
2009 – 2011.
Bảng 2.13: Số lượng điểm giao dịch của VCB và một số NHTM năm 2011
Bảng 2.14: Dư nợ TDCN theo khu vực của VCB năm 2009 – 2011
Bảng 2.15: Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân của VCB năm 2009 – 2011


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 2.1: Huy động vốn và cho vay của VCB từ năm 2009 – 2011
Biểu 2.2: Tỷ trọng dư nợ TDCN của VCB năm 2009 - 2011
Biểu 2.3: Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của VCB theo khu vực năm 2011

Biểu 2.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo sản phẩm của VCB năm 2011


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ nhiều năm trước, hàng loạt các ngân hàng thương mại nước ngoài đã đẩy
mạnh đầu tư vào dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân, trong đó phải kể
đến tín dụng khách hàng cá nhân, hoạt động này đã tạo ra nguồn thu lớn và ổn định
cho các ngân hàng. Bên cạnh đó việc phát triển lĩnh vực này sẽ góp phần tạo dựng
thương hiệu, mang lại nhiều thành công cho các ngân hàng. Xét trong giai đoạn hội
nhập hiện nay thì đó cũng là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Dân số nước ta hiện nay khoảng 88 triệu người với cơ cấu dân số trẻ có trình
độ dân trí và mức thu nhập ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tiếp cận và
sử dụng sản phẩm, dịch vụ tín dụng cá nhân hiện vẫn còn khá thấp. Với nền kinh tế
ngày càng phát triển cả về chất và lượng, nhu cầu tài chính cho tiêu dùng và hoạt
động kinh doanh của người dân cũng tăng lên và ngày càng đa dạng hơn, đã tạo ra
một thị trường tín dụng cá nhân đầy tiềm năng cho các ngân hàng thương mại.
Đứng trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có
những bước chuyển mình trong đầu thời kỳ hội nhập tài chính toàn cầu nhằm củng
cố và duy trì vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt
Nam. Một trong những phương châm của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam là quyết tâm tạo đột phá trong hoạt động tín dụng khách hàng cá
nhân song song với phát triển hiệu quả, an toàn trong hoạt động tín dụng khách
hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét riêng về mảng tín dụng, Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng hàng đầu về tín dụng doanh
nghiệp ở Việt Nam, nhưng ở mảng tín dụng khách hàng cá nhân thì Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam còn thua kém nhiều so với một số NHTM lớn khác.
Hơn nữa, trong giai đoạn hội nhập kinh tế, hoạt động tín dụng doanh nghiệp có tính
nhạy cảm cao hơn và đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi khó khăn, bất ổn của kinh tế



2

trong nước và thế giới. Do đó, phát triển tín dụng khách hàng cá nhân là một bước
đi đúng đắn đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm tăng cường sự
hiện diện, gia tăng thị phần, phát triển đồng bộ và phân tán rủi ro trong hoạt động
tín dụng, đồng thời cũng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, tăng sức cạnh
tranh của mình.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, việc nghiên cứu để đưa ra một số giải
pháp khắc phục những tồn tại hạn chế nhằm góp phần phát triển hoạt động tín dụng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam một cách phù
hợp và khoa học là rất cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển hoạt
động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, với hy
vọng những giải pháp, đề xuất này sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển
hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết cơ bản về tín dụng khách hàng

cá nhân và một số tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của hoạt động tín dụng đối
với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết
năm 2011. Trên cơ sở đó, đánh giá những thành tựu đạt được và chỉ ra những hạn
chế tồn tại trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần giúp phát triển hoạt động tín dụng khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo quy chế riêng của Ngân hàng TMCP


3

Ngoại thương Việt Nam, các khách hàng trong hoạt động tín dụng cá nhân là các cá
nhân và hộ gia đình. Do đó đề tài cũng tập trung vào nghiên cứu liên quan tới các
đối tượng khách hàng này.
- Phạm vi nghiên cứu: trọng tâm nghiên cứu là hoạt động tín dụng đối với

khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2009
đến hết năm 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn này tác giả chủ yếu sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh
… và kinh nghiệm của bản thân tích lũy trong quá trình học tập và làm việc thực

tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập chọn lọc
chủ yếu từ báo cáo thường niên của ngân hàng thương mại, bản công bố thông tin,
số liệu từ cơ quan thống kê, tạp chí, quy định, quy trình, báo cáo của ngân hàng …
Bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng số liệu nghiên cứu về chất lượng dịch vụ
khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2011.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng nói chung và tín dụng khách
hàng cá nhân của ngân hàng thương mại theo nghĩa rộng hơn. Phân tích, đánh giá

thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam. Từ đó, đề ra giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
6. Kết cấu của Luận văn.
Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng
thương mại.


4

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm
Tín dụng là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong nền kinh tế hàng hóa.
Trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, tín dụng ngày càng phổ biến và đa dạng hơn.
Đến nay đã có rất nhiều tài liệu, tác giả đã đề cập đến khái niệm tín dụng.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam, “tín dụng là biểu hiện mối
quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục
đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo

nguyên tắc hoàn trả”.
Do đó tín dụng, theo nghĩa rộng, là sự tín nhiệm, sự tin cậy, lòng tin… trong
phạm vi kinh tế, tiền tệ, tín dụng được hiểu là số tiền cho vay, cho mượn. Tín dụng
là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả. Người sử dụng tiền trong quan hệ tín
dụng có nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp và có thời hạn.
Như vậy, có thể tham khảo các ý trên để đưa ra khái nhiệm về tín dụng như sau:
tín dụng là một khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay.
Trong đó, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng
hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số
tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo
một khoản chi phí.
Căn cứ theo Mục 14 Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành hiệu lực ngày 01/01/2011 “cấp tín
dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết


6

cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Theo quan điểm tác giả, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng
với các khách hàng là tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức chủ yếu là
ngân hàng cấp tín dụng cho các khách hàng theo các hình thức cấp tín dụng của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1.1.2.Bản chất
Tín dụng là quan hệ giữa người cấp tín dụng và người được cấp tín dụng, nhờ
quan hệ này mà vốn tín dụng (tiền hoặc hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang
chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế.
Bản chất của tín dụng thường là giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với

những đặc trưng sau:
Quan hệ tín dụng được thiết lập chủ yếu trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm. Chủ
thể tham gia vào quan hệ này gồm ít nhất là hai bên: bên cấp tín dụng và bên được
cấp tín dụng.
Tín dụng mang tính hoàn trả đúng hạn về thời gian và giá trị bao gồm phần gốc
và chi phí.
Trong hoạt động ngân hàng thì giá cả trong hoạt động tín dụng là loại giá cả đặc
biệt: vì vốn là một hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng.
Và khi nói đến tín dụng, thông thường phải kể đến ba yếu tố chính:
-

Có sự chuyển nhượng vốn hoặc hàng hóa vốn từ bên cấp tín dụng sang
bên được cấp tín dụng;

-

Sự chuyển nhượng này có thời hạn;

-

Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.


7

1.1.3. Phân loại
Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu cầu của
khách hàng và mục tiêu quản lý, khả năng cung ứng của ngân hàng. Sau đây là một
số cách phân loại:
1.1.3.1. Dựa vào thời hạn tín dụng

Phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì
thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lợi, mức độ rủi ro của tín dụng và
khả năng hoàn trả của khách hàng. Có 3 loại sau đây:
 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống;
 Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng;
 Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng.

1.1.3.2.Dựa vào hình thức tín dụng
Dựa vào tiêu chí này, tín dụng bao gồm các loại chủ yếu sau: cho vay, chiết
khấu, bảo lãnh (trong và ngoài nước), bao thanh toán và cho thuê tài chính.
1.1.3.3. Dựa vào vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng có 2 loại:
 Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng được bảo đảm bằng các
tài sản thông qua các biện pháp bảo đảm như: cầm cố, thế chấp, ký cược, ký
quỹ…
 Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng không được bảo

đảm bằng bất cứ tài sản bảo đảm nào.

1.1.3.4. Dựa vào mục đích tín dụng, có một số loại sau:
 Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
 Tín dụng tiêu dùng cá nhân.
 Tín dụng bất động sản
 Tín dụng nông nghiệp


8
 Tín dụng kinh doanh xuất nhập khẩu …

1.1.3.5. Dựa vào đối tượng khách hàng
 Tín dụng khách hàng cá nhân: là tín dụng dành cho đối tượng khách hàng là


các cá nhân và hộ gia đình;

 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp: là tín dụng dành cho đối tượng khách

hàng là các doanh nghiệp được thành lập dưới dưới các hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh…
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy hình thức tín dụng đầu tiên xuất hiện
trên thế giới là tín dụng nặng lãi. Đặc điểm của tín dụng này là lãi suất cao nhằm
thoả mãn nhu cầu chi tiêu của người cho vay tiền. Đối với các thương gia, người sản
xuất, họ không thể chấp nhận hình thức tín dụng này. Chính điều đó đã làm cho tín
dụng nặng lãi bị thu hẹp dần, thay vào đó là các hình thức tín dụng với lãi suất cho
vay thấp hơn, phù hợp hơn với lợi ích kinh tế của người kinh doanh. Từ đó ngân
hàng thương mại ra đời và hình thức cho vay cá nhân cũng được khai sinh. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thời trước, hoạt động tín dụng cá nhân đáp
ứng được một số nhu cầu của khách hàng cá nhân như: nhu cầu thẻ tín dụng, các
khoản vay trả chậm trực tiếp và gián tiếp, vay thế chấp, v.v… và được các NHTM,
tổ chức đánh giá và lượng hóa khả năng thanh toán, mức độ rủi ro của cá nhận đó
bằng thang điểm tín dụng.
Đặc biệt là sự xuất hiện của thẻ tín dụng vào những năm 60 đã mở ra một bước
tiến mới cho hệ thống NHTM. Số lượng khách hàng đăng ký xin cấp thẻ tín dụng
ngày một tăng do đáp ứng được nhu cầu thanh toán, tiêu dùng của khách hàng. Sự
kiện đánh dấu cột mốc quan trọng là việc thông qua đạo luật Cơ hội Tín Dụng
Ngang Bằng ở Mỹ năm 1975 và 1976. Nội dung chủ yếu của nó là cấm sự phân biệt
đối xử tín dụng trong việc cấp tín dụng trừ phi sự phân biệt đó đã được chứng minh
trên cơ sở thống kê.


9


Đến giai đoạn sau này, sau khi xảy ra khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại
Mỹ từ nửa suối năm 2008 sau đó lan ra thành khủng hoảng tài chính tại nhiều quốc
gia khác trên thế giới, các Ngân hàng thương mại (NHTM) và Công ty tài chính tiêu
dùng thu hẹp và chấn chỉnh lại dịch vụ cho vay cá nhân. Hạn mức chi tiêu thẻ tín
dụng tại nhiều nước giảm xuống chi còn 50%; đặc biệt tín dụng tiêu dùng cho vay
mua nhà ở tại Mỹ sụt giảm mạnh. Nhưng đến nay tín dụng cá nhân được phục hồi,
lại tiếp tục trở lại sự sôi động, với nhịp điệu gia tăng của hầu hết các ngân hàng trên
thế giới với ba đối tượng chính: mua xe ô tô, mua nhà ở, thẻ tín dụng. Tại Mỹ, sản
phẩn tín dụng tiêu dụng đã được” chuẩn “ lại.
Tín dụng cá nhân phát triển từ lâu trên thế giới và hiện nay được các ngân hàng
thiên về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại nhiều nước rất quan tâm phát triển. Đây là
phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện
cho các ngân hàng bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nên được các
ngân hàng có truyền thống về lĩnh vực này đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng. Một số
NHTM hiện đang có thế có thế mạnh về mảng tín dụng khách hàng cá nhân với tầm
hoạt động quốc tế như HSBC, Citibank, Standard Chartered Bank, ANZ …
Theo dòng thời gian, đến nay khi việc NHTM cho vay đối với những doanh
nghiệp nhà nước, công ty lớn, những tập đoàn đa quốc gia bị ảnh hưởng nhiều bởi
năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm, nhân sự, quy trình, khả năng quản lý rủi
ro của NHTM thì việc cho vay cá nhân của NHTM lại khá đơn giản, không đòi hòi
quá khắt khe và dễ dàng triển khai, dễ dàng quản lý cũng như xử lý khi xảy ra biến
cố. Đồng thời khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn
thì những ảnh hưởng bởi suy thoái, khó khăn của nền kinh tế thế giới dễ tác động
đến hoạt động cho vay doanh nghiệp hơn. Đồng thời trong xu thế phát triển hội
nhập tài chính thế giới thì các NHTM muốn mở rộng quy mô, tầm hoạt động sang
các nuớc khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn lớn tại các quốc
gia đều đã có những NHTM nội địa phục vụ và ổn định. Nên cơ hội về thị phần tín
dụng chỉ còn nhiều cho các NHTM này trong mảng khách hàng cá nhân. Bên cạnh
đó chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu thế phát triển tất yếu của các



×