Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT DÂN SỰ

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ
HIỆU

Người thực hiện : Lê Ngọc Bảo Như
MSSV
: 2053801013120
Lớp
: AUF45

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân. Mọi số
liệu và kết quả trình bày trong tiểu luận là hồn tồn trung thực, chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ
rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời
cam đoan của mình.


MỤC LỤC

NỘI DUNG BÀI LÀM............................................................................1


A.PHẦN MỞ ĐẦU:..............................................................................1
B.PHẦN NỘI DUNG:...........................................................................1
I.Giao dịch dân sự và điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực....1
1.Khái niệm giao dịch dân sự:........................................................1
2.Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý.....................2
II.Giao dịch dân sự vô hiệu và các trường hợp phân loại giao dịch
dân sự vô hiệu.....................................................................................3
1.Khái niệm và đặc trưng của giao dịch dân sự vô hiệu...............3
1.1.Khái niệm của giao dịch dân sự vô hiệu:...............................3
1.2.Đặc trưng của giao dịch dân sự vô hiệu:...............................3
1.3.Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:.......................................4
III.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu...........................5
1.Pháp luật quy định về hậu quả pháp lý......................................5
2.So sánh với BLDS 2005.................................................................6
3.Liên hệ với luật nước ngồi:.........................................................7
4.Liên hệ thực tiễn............................................................................8
5.Bình luận về thực tiễn xét xử hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu...................................................................................9
C.PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................10


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT






BLDS: Bộ luật dân sự
BLDS 2005: Bộ luật dân sự 2005

BLDS 2015: Bộ luật dân sự 2015
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao


1

NỘI DUNG BÀI LÀM
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Để một xã hội càng ngày phát triển và văn minh hơn thì mỗi Nhà nước pháp quyền
đều cần phải tập trung vào mối quan hệ giữa các công dân với nhau, mà bản chất của
các mối quan hệ này suy cho cùng đều là vì lợi ích và thỏa mãn các nhu cầu vật chất
và tinh thần của mỗi cá thể riêng biệt. Từ đó các nhu cầu này càng dần trở nên lớn
hơn, địi hỏi phải có sự liên kết từ các cá nhân khác thì mới đáp ứng được mong muốn
của bản thân. Và để có được sự tương tác này giữa các bên thì cần phải thơng qua giao
dịch dân sự để đạt được mục đích của bản thân. Do giao dịch dân sự là phương tiện
rất hiệu quả trong việc thỏa mãn nhu cầu cũng như bảo đảm quyền lợi cho đơi bên nên
nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực của xã hội từ tiêu dùng đến sản
xuất, kinh doanh. Với tầm quan trọng đến vậy các nhà pháp quyền Việt Nam đặc biệt
chú trọng khi đưa giao dịch dân sự vào BLDS nước ta để phù hợp với chính sách,
đường lối phát triển theo hướng XHCN của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế
vẫn còn rất nhiều tranh cãi trong thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến giao dịch
dân sự đặc biệt là giao dịch dân sự vô hiệu-vì đây là giao dịch ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể. Cho đến nay việc tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu và hậu quả pháp lý mà nó để lại rất nghiêm trọng, vì thế nên em đã chọn đề
tài: “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu” nhằm đưa ra góc nhìn trực quan
hơn cùng với cảm nghĩ cá nhân về giao dịch dân sự trong pháp luật nước ta hiện tại.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I.


Giao dịch dân sự và điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

1. Khái niệm giao dịch dân sự:
_ Giao dịch dân sự là một hình thức quan hệ hợp tác, trao đổi qua lại nhằm thỏa
mãn nhu cầu, lợi ích của các chủ thể. Đây là một mối quan hệ phổ biến trong
mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân từ sinh hoạt hằng ngày đến các hoạt động
thương mại, kinh doanh. Thế nên với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì
việc hồn thiện, cải tiến chế độ pháp lý của giao dịch dân sự càng trở nên cấp
bách và cần thiết hơn.
_ Khái niệm giao dịch dân sự được lần đầu qui định ở chương V BLDS năm
1995, sau đó được sửa đổi, bổ sung ở BLDS 2005 và vẫn được giữ nguyên đến
BLDS 2015 hiện nay. Căn cứ theo Điều 116 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự là
hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo đó, BLDS đã quy định phù hợp với nhu cầu


2

của xã hội khi chỉ thông qua hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương mới
được công nhận là giao dịch dân sự vì ngày nay đây cũng chính là hai hình thức
phân loại thơng thường nhất của giao dịch dân sự.
_ Tại Điều 385 BLDS 2015, hợp đồng dân sự có thể được xác lập giữa hai cá
nhân với nhau, giữa các tổ chức pháp nhân, hoặc giữa cá nhân với pháp nhân,
dựa trên sự thỏa thuận ý chí giữa các bên trên ngun tắc tự do, bình đẳng
nhằm đạt được nhu cầu vật chất, tinh thần nào đó trong khn khổ của pháp
luật cho phép.
_ Hành vi pháp lý đơn phương là cách thức biểu hiện ý chí của chủ thể này nhằm
tạo ra, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà không dựa vào ý chí
của chủ thể kia; ngồi ra bên chủ thể đầu tiên có thể do một hoặc nhiều cá nhân
thực hiện (như ban tổ chức cùng mạnh thường quân cùng quy định phần thưởng

của cuộc thi). Vì hành vi pháp lý đơn phương cũng là một loại của giao dịch
dân sự nên sẽ có các điều kiện hiệu lực, nếu khơng đáp ứng được thì giao dịch
đó sẽ bị vơ hiệu.
2. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý
_ Theo như định nghĩa của giao dịch dân sự theo Điều 116 BLDS 2015 thì giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, nhưng không phải
mọi hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đều được pháp luật công nhận là giao dịch
dân sự. Căn cứ theo pháp luật nước ta hiện nay, một giao dịch muốn được xem
là hợp pháp và được bảo vệ thì cần phải thỏa mãn các điều kiện của Điều 117
BLDS 2015 đó là:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định”.


3

II.

Giao dịch dân sự vô hiệu và các trường hợp phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

1. Khái niệm và đặc trưng của giao dịch dân sự vô hiệu
1.1.


Khái niệm của giao dịch dân sự vô hiệu:

_ Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự mà các bên tham gia giao dịch
không đáp ứng đủ các yêu cầu pháp luật Việt Nam quy định và không được
cơng nhận là có hiệu lực pháp luật. Hậu quả pháp lý phát sinh từ các giao dịch
dân sự vô hiệu này chính là việc khơng tạo ra được quyền và nghĩa vụ của các
bên khi tham gia giao dịch. Căn cứ theo Điều 122 của BLDS năm 2015: “Giao
dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của
Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”; Điều
122 giữ nguyên quy định của Điều 127 của BLDS năm 2005, chỉ bổ sung thêm
cụm từ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Sự bổ sung này là điều
thiết yếu vì trên thực tế có một số trường hợp tuy thiếu hoặc không đúng với
các điều kiện của Điều 117 BLDS 2015 nhưng vẫn được cơng nhận là giao dịch
dân sự có hiệu lực. Chẳng hạn như khoản 1 Điều 129 của BLDS 2015: “Giao
dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.
1.2.

Đặc trưng của giao dịch dân sự vơ hiệu:

_ Giao dịch dân sự vơ hiệu ln có đặc điểm chung là vi phạm các điều kiện để
cơng nhận là có hiệu lực pháp lý. Thông thường các giao dịch dân sự vơ hiệu có
các đặc điểm sau:
_ Nếu bị phát hiện là vi phạm các điều kiện được Điều 117 BLDS 2015 như: điều
kiện về năng lực hành vi dân sự của chủ thể, ý chí tự nguyện giữa các bên tham
gia, nội dung và mục đích giao dịch phải phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã
hội hoặc yêu cầu của pháp luật, yêu cầu về hình thức giao kết của giao dịch.
_ Các chủ thể tham gia giao dịch phải nhận lấy những hậu quả pháp lý nhất định

khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu. Theo lý thuyết, khi giao dịch dân sự
vô hiệu các chủ thể phải kết thúc việc thực hiện giao dịch đó, phải hồn trả lại
các tài sản vật chất đã nhận từ nhau. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều
trường hợp vẫn có bên bị thiệt hơn, bên nhận được lợi nhiều hơn sau khi giao


4

dịch bị tuyên bố vô hiệu, nên các nhà làm luật cần phải điều chỉnh rõ hơn các
quy định về quyền lợi của mọi bên tham gia giao dịch, đặc biệt trong trường
hợp khi giao dịch đó vơ hiệu.
1.3.
_

Phân loại giao dịch dân sự vơ hiệu:

Trên thực tế , có rất nhiều dân sự khi vô hiệu để lại hậu quả pháp lý khác nhau, tùy
từng trường hợp mà các chủ thể sau khi tham gia cũng phải chịu trách nhiệm khác
nhau. Nên cần phải phân loại rõ các loại giao dịch dân sự vơ hiệu để có thể bảo
đảm sự công bằng cho các bên khi giao dịch chấm dứt và tìm hiểu rõ hơn về các
trường hợp khác nhau của giao dịch dân sự:
a. Dựa vào thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 132 BLDS 2015 thì thời hạn để u cầu Tịa án tun
bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm kể từ ngày người xác lập giao dịch dân sự
không đủ năng lực dân sự hoặc người đại diện cho họ cũng không đủ năng lực
hành vi, do bị nhầm lẫn, lừa dối, cưỡng ép, không tuân thủ các quy định bắt buộc
về hình thức. Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì với các giao dịch
dân sự do vi phạm giới hạn của luật, trái đạo đức của xã hội (Điều 123), do giả tạo
(Điều 124) thì Tịa án sẽ toàn quyền quyết định thời hạn yêu cầu tuyên bố giao
dịch vô hiệu.

b. Dựa vào khuôn khổ phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu:
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Theo Điều 130 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội
dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần
còn lại của giao dịch”. Lúc này chỉ có một phần của giao dịch là bị vơ hiệu, cịn
các phần khác thì vẫn có hiệu lực. Ví dụ: A lập hợp đồng bán cho B mảnh đất nhà
và sân vườn của mình. Trong lúc lập hợp đồng phát hiện ra A xác định sai diện tích
mảnh vườn nên phần tài sản này bị vô hiệu trong hợp đồng, nhưng phần tải sản
này khơng có ảnh hưởng gì tới đất nhà của A; nên hợp đồng vẫn sẽ tiến hành với
sự sửa đổi.
Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ
Giao dịch dân sự toàn bộ là toàn bộ nội dung của giao dịch bị vô hiệu, do vi phạm
các điều kiện như trái với đạo đức xã hội, phạm vào điều cấm của pháp luật, do
người chưa đủ, mất năng lực dân sự lập, không thỏa mãn u cầu về hình thức,...
Với giao dịch này, Tịa án là cơ quan đưa ra quyết định hậu quả pháp lý. Các tài
sản, lợi tức, hoa hồng phát sinh từ giao dịch này có thể bị sung vào cơng quỹ của


5

Nhà nước, tịch thu. Ví dụ: C và N giao kết hợp đồng mua bán động vật quý hiếm
trong sách đỏ. Giao dịch này đã vi phạm khoản 1 Điều 234 BLHS 2015 nên hợp
đồng này vơ hiệu tồn bộ. Các lồi động vật q hiếm được quy định bn bán
trong hợp đồng sẽ bị Nhà nước tịch thu, toàn quyền quản lý của Nhà nước.
c. Dựa vào phương diện tố tụng:
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là giao dịch vi phạm nghiêm trọng các điều kiện
mà pháp luật quy định về điều kiện để giao dịch có hiệu lực (vi phạm giao dịch xác
lập do giả tạo, điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội, không tuân thủ quy định về
hình thức ). Với các giao dịch này kể cả có hoặc khơng có phán quyết của Tịa án

thì chúng vẫn sẽ bị coi là vơ hiệu do tính vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Quyền
và nghĩa vụ giữa các bên cũng sẽ không phát sinh kể cả khi các chủ thể đã tiến
hành hợp đồng
Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là loại giao dịch vi phạm các điều kiện được
quy định theo Điều 117 BLDS 2015. Do tính chất của các giao dịch này chỉ tương
đối nên hậu quả pháp lý của chúng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Tòa
án. Khi các bên yêu cầu Tòa án mới tiến hành giải quyết vụ án, đồng thời bên yêu
cầu cũng phải chuẩn bị bằng chứng, tài liệu để chứng minh trên cơ sở của yêu cầu.
Với giao dịch dân sự vơ hiệu tuyệt đối, Tịa sẽ áp dụng phương thức hoàn trả đơn
phương hoặc hoàn trả song phương.
III.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Pháp luật quy định về hậu quả pháp lý
_

Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, các chủ thể tham gia đều khơng đạt được mục
đích ban đầu mong muốn, đồng thời chúng cũng không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên kể cả khi giao dịch đã và đang được tiến hành. Hiện nay, tại
Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn
trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.



6

_

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi
tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân
thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, tách rời nét riêng biệt giữa giao dịch dân sự vô hiệu và
giao dịch dân sự mất hiệu lực. Một khi giao dịch dân sự đã được tun bố là vơ
hiệu thì nó đã được xem như là khơng có hiệu lực ngay tại thời điểm giao kết hay
có thể hiểu là hợp đồng chưa hề tồn tại, tiến triển. Ngược lại với giao dịch dân sự
có hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng nhưng trong quá trình tiến hành thì lại gặp
nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến giao dịch bị chấm dứt. Các yếu tố
khách quan có thể là do sự thay đổi của luật định trong thời gian tiến hành giao
dịch hoặc chủ quan do các chủ thể tham gia thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. [ 1]

2. So sánh với BLDS 2005
_

_

_

Tuy Điều 131 BLDS 2015 đã kế thừa hầu như toàn bộ nội dung được quy định ở
Điều 137 BLDS 2005, nhưng các nhà làm luật đã bổ sung thêm và chỉnh sửa sao
cho phù hợp với tinh thần đổi mới của xã hội hiện nay.
Nếu như trước đó ở khoản 2 Điều 137 BLDS 2005, vấn đề hoa lợi, lợi tức được
quy định chung với vấn đề phục hồi lại tình trạng ban đầu, thì ở Điều 131 BLDS

2015 vấn đề này đã được chuyển xuống khoản 3. Do hoa lợi, lợi tức là những lợi
ích phát sinh sau khi tiến hành giao dịch chứ không xuất hiện ở thời điểm bắt đầu
giao kết hợp đồng nên việc chúng được quy định cùng với tình trạng ban đầu sẽ
dẫn đến việc các chủ thể được nhận những tài sản vốn khơng phải của mình, gây
lẫn lộn, rắc rối khơng đáng có. Vậy nên việc quy định hoa lợi, lợi tức ở khoản 3 là
hoàn toàn hợp lý, thuyết phục.
Ngồi ra tại khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 có một điểm hạn chế là: “nếu khơng
hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền”, trong khi đó khoản 2 Điều
131 BLDS 2015 đã quy định chi tiết hơn: “Trường hợp khơng thể hồn trả được
bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả”. Trên thực tế có nhiều trường hợp
trong q trình tiến hành giao dịch, các tài sản để đảm bảo giao dịch khơng cịn giữ
ngun hiện trạng như ban đầu do bị ảnh hưởng bởi các tác nhân, chẳng hạn như:

1[1]

tr. 27-28 Bình Luận khoa hoc Bộ luật dân sự


7

+ Tài sản qua thời gian bị giảm hoặc tăng giá trị bởi các quy luật của kinh tế
thị trường.

+ Giá trị của tài sản bị tác động bởi yếu tố tự nhiên, hoặc do con người gây ra.
+ Khi trong thời gian tiến hành giao dịch, các bên tận dụng lợi ích từ tài sản
và đầu tư để phát triển, bảo trì tài sản.
Lúc này nếu Tịa án dựa vào thời điểm xác lập giao kết để ra phán quyết các hậu
quả pháp lý phát sinh nếu giao dịch bị tun vơ hiệu thì sẽ khơng cơng bằng cho
hai bên. Thế nên với sự bổ sung của BLDS 2015 đã bảo đảm hơn quy tắc công
bằng cho các bên tham gia, đồng thời Tòa án cũng dễ xác định hậu quả pháp lý các

bên hơn.

3. Liên hệ với luật nước ngoài:
_ Hầu hết pháp luật nước ngoài khi xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân
sự vô hiệu đều có xu hướng chung với BLDS Việt Nam là hồn trả về lại tình
trạng ban đầu và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Ví dụ:

+ Điều 4:115 của Các nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu (PECL): “Khi
giao dịch bị vô hiệu, các chủ thể có thể yêu cầu sự bồi thường thỏa đáng
với tài sản mình đã đưa ra để đảm bảo cho hợp đồng. Nếu như việc bồi
thường không thể thực hiện vì bất kỳ lý do gì thì phải trả một khoản tiền
hợp lý cho những gì đã được nhận”.

+ Theo như Điều 65 Luật hợp đồng Ấn Độ 1872: “Khi một thỏa thuận
được tuyên bố là vô hiệu, bất kỳ chủ thể nào đã nhận được lợi ích từ hợp
đồng đều có nghĩa vụ khơi phục, hoặc bồi thường thiệt hại đó cho bên
nhận được nó”.
+ Điều 167 BLDS Liên bang Nga quy định như sau:
“1.Giao dịch vô hiệu sẽ không dẫn đến hậu quả pháp lý, trừ những hậu
quả liên quan đến tính vơ hiệu của nó và sẽ vô hiệu kể từ thời điểm giao
kết.
2. Trong trường hợp giao dịch bị vơ hiệu, mỗi bên có nghĩa vụ trả lại cho
bên kia tất cả những gì đã nhận theo giao dịch và nếu không thể trả lại
hiện vật đã nhận (kể cả khi số tiền nhận được trong việc sử dụng, khai
thác tài sản, cơng việc hồn thành hoặc dịch vụ được cung cấp), để bồi


8

thường giá trị của nó bằng tiền, trừ khi pháp luật có quy định về hậu quả

khác của sự vơ hiệu của giao dịch”.
+ Tuy nhiên với BLDS của Philippines, các nhà làm luật lại chú trọng hơn
về tính hợp pháp của hợp đồng dân sự vô hiệu. Căn cứ theo Điều 1412
BLDS Philippines: “Nếu hành vi làm cho giao dịch dân sự vô hiệu mà
không bị cấm hoặc xem là cấu thành trong BLHS, thì các quy tắc sau
đây sẽ được tuân thủ:
(1) Khi lỗi thuộc về cả hai bên tham gia hợp đồng, cả hai bên đều không
được phục hồi những gì mình đã giao theo hợp đồng hoặc có quyền yêu
cầu bên kia thực hiện cam kết;
(2) Khi chỉ có một bên trong hợp đồng có lỗi, chủ thể đó khơng thể khơi
phục những tài sản đã giao để tiến hành hợp đồng, hoặc yêu cầu bên kia
thực hiện những gì đã giao kết trong hợp đồng. Chủ thể cịn lại-người
khơng có lỗi, có thể u cầu được hồn trả lại những gì mà cá nhân đó
đã thực hiện trong q trình giao dịch mà khơng có nghĩa vụ thực hiện
lời hứa của người đó cam kết trong hợp đồng”.
4. Liên hệ thực tiễn
_ Với tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, việc giao dịch dân sự tuyên bố vô hiệu
trở nên rất phổ biến, không còn là trường hợp pháp lý hiếm gặp. Một trong
những án lệ tiêu biểu nhất về giao dịch dân sự bị tun phán vơ hiệu có thể nói
đến là: Án lệ số 39/2020/AL. Nội dung án lệ: Đây là Quyết định số
29/2019/DS-GĐT của HĐ TANDTC TP.HCM ngày 12/11/2019 giữa bên khởi
kiện là cụ Trần Vân C, bên bị kiện là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 và
Công ty TNHH một thành viên Du lịch T và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là Trần Thị Kim T1, Lương Thị K, Công ty Quản lý kinh doanh nhà N.
Nội dung vụ án: Năm 1982, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho gia đình
nhà cụ Trần Vân C sử dụng tầng trệt phía trước căn nhà số 182 đường A,
phường B, quận D, TP.HCM. Tháng 5/1989 cụ C cho Chi nhánh Công ty Du
lịch T thuê một phần nhà có diện tích 50,85m2, vị trí góc 2 mặt tiền đường A-Đ,
lúc này bà C1 cùng chồng là Nguyễn Công H làm người đại diện cho Chi
nhánh Công ty Du lịch T trả tiền thuê nhà và sử dụng phần thuê để kinh doanh.

Ngày 10/7/1989, cụ Trần Vân C và bà Trần Thị C1 ký Bản cam kết và Giấy
biên nhận với Cụ C có nhận của bà C1 75 chỉ vàng, vợ chồng bà C1 được toàn
quyền sử dụng phần đất đã thuê, cụ C không bao giờ đòi lại nhà, cũng như vợ


9

chồng bà C1 khơng địi lại vàng; khi nào Nhà nước cho cụ C mua hóa giá nhà
thì ơng H, bà C1 phải trả tiền hóa giá phần diện tích đang sử dụng và cụ C có
trách nhiệm làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phần diện tích đã sang nhượng
cho ông H, bà C1. Thế nên, giao dịch dân sự giữa bà C1 và cụ C là giao dịch
dân sự có điều kiện, chỉ có hiệu lực khi cụ C được Nhà nước bán hóa giá. Căn
cứ theo Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: “Trong
trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm
dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc
chấm dứt”, tuy trong hợp đồng không có quy phạm điều cấm của luật, nhưng
khơng hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của
cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó khơng xảy ra. Thế nên giao dịch dân sự
giữa bà C1 và cụ C vô hiệu. Quyết định của GĐT: hủy đồng thời Bản án sơ
thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm và giao hồ sơ vụ án lại cho
TAND Quận 3, TP.HCM xét xử lại.
5. Bình luận về thực tiễn xét xử hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
_ Căn cứ theo Điều 131 BLDS thì giao dịch dân sự bị phán quyết vơ hiệu thì các
bên phải hồn trả lại về tình trạng ban đầu. Tuy nhiên vẫn cịn các vấn đề phát
sinh sau khi hoàn trả là các vấn đề liên quan đến lợi tức, bồi thường thiệt hại,
ngoài ra cịn có vấn đề là các chủ thể tham gia được Tịa án giải thích về hậu
quả pháp lý nhưng khơng u cầu Tịa án giải quyết. Để giải đáp vấn đề này,
Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TANDTC đã quy
định: “Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tịa án

phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp
đồng vơ hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ
án. Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu
giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu mà
khơng phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu; trừ trường hợp đương sự
không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với Nhà nước hoặc người thứ ba”. Như vậy trên thực tế có nhiều vụ án Tịa án
chỉ giải quyết u cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không giải quyết
hậu quả mà giao dịch dân sự vô hiệu gây ra là có cơ sở pháp lý.
_ Tuy nhiên theo em việc Tòa án chỉ tuyên giao dịch dân sự vô hiệu mà hậu quả
pháp lý chưa được giải quyết triệt để thì khơng đảm bảo cơng bằng cho các bên


10

trong hợp đồng, chưa thật sự thỏa mãn yêu cầu của các đương sự khi đề đơn
giải quyết vấn đề giao dịch dân sự khi bị tun vơ hiệu. Ngồi ra vẫn có một số
trường hợp tuy các bên đương sự chưa yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả pháp
lý của giao dịch dân sự vơ hiệu mà Tịa án vẫn tiếp tục xem xét vấn đề đó thì
cũng một phần vượt quá yêu cầu khởi kiện, vi phạm nguyên tắc quyền tự định
đoạt của đương sự. Một điểm then chốt nữa cần lưu ý khi giải quyết vấn đề
giao dịch dân sự vơ hiệu đó là ngun tắc thỏa thuận của đương sự được cụ thể
tại khoản 2 Điều 3 của BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng
trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể
khác tơn trọng”. Vì thế nên khi giải quyết vụ án liên quan đến vấn đề giao dịch
dân sự vô hiệu TAND cần phải chú ý thêm về thỏa thuận của đương sự, nhằm
giảm bớt khối lượng công việc cần xử lý và rút gọn thời gian giải quyết vụ án.
C. PHẦN KẾT LUẬN

Vấn đề về giao dịch dân sự ở pháp luật Việt Nam luôn được chú trọng từ lâu,
nhưng nó đã được chính thức được quy định về hậu quả pháp lý cũng như nội
dung rõ ràng khi BLDS đầu tiên ra đời (1995). Sau đó đã được hoàn thiện hơn
qua lần sửa đổi bổ sung khi BLDS 2005 có hiệu lực, và đến hiện nay BLDS
2015 đã kế thừa kinh nghiệm từ các bộ luật cũ, dần hoàn chỉnh, phù hợp hơn
với thực tiễn xã hội. Qua những phân tích từ nội dung lý thuyết đến bình luận
về thực tiễn hiện nay về vấn đề giao dịch dân sự vơ hiệu thì ta đã thấy được
BLDS 2015 so với các bộ luật trước đã có nhiều điểm tiến bộ hơn, phù hợp với
xu thế phát triển khơng chỉ của Nhà nước XHCN mà cịn với xu hướng phát
triển chung của các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng quy định
của BLDS về vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu vào thực tiễn xét xử thì các nhà
làm luật cũng như Tịa án vẫn cần phải chú ý chi tiết hơn trong một số trường
hợp cụ thể, cũng như không ngừng học hỏi, tổng hợp kinh nghiệm từ nước bạn
bè và đổi mới để phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân, toàn xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Nguyễn Văn An (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam (2001), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2017), Văn bản số 01/2017/GĐTANDTC ngày 07/4/2017, Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.



×