Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn thạc sĩ thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong môn toán lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.8 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
_________________________________________

Phạm Thị Thanh Nguyên

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY
HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GDPT TRONG
MƠN TỐN LỚP 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

HẢI PHÒNG – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Phạm Thị Thanh Nguyên

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY
HỌC HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GDPT TRONG
MƠN TỐN LỚP 2
Chun ngành: Giáo dục tiểu học
Mã số: 8140101


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Giang

HẢI PHÒNG – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy
học đáp ứng u cầu đổi mới GDPT trong mơn Tốn lớp 2” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Minh Giang. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa được cơng bố dưới bất kì hình thức nào. Các thơng tin, cơng trình
nghiên cứu liên quan trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Học Viên

Phạm Thị Thanh Nguyên

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn q thầy cơ Trường Đại học Hải
Phịng, các thầy cơ Phịng Quản lí sau đại học, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm
non đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
TS Nguyễn Minh Giang, người đã trực tiếp giảng dạy, hết lòng quan tâm, giúp
đỡ tận tình, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Thành

Tô, Q. Hải An, Thành phố Hải Phịng, các Thầy/cơ và bạn bè đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khảo sát để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, chồng con, bạn bè và người
thân đã cổ vũ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn thiện luận văn
này.

Hải Phịng, ngày 25 tháng 10 năm 2021

Phạm Thị Thanh Nguyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lược sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ......................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................ 5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 8
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................. 9
5.2. Phương pháp điều tra, quan sát ................................................................ 9

5.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .................................................... 9
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 9
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 10
1.1. Tình huống dạy học hiệu quả trong mơn Tốn ở Tiểu học ......................... 10
1.1.1. Tình huống dạy học ............................................................................ 10
iii


1.1.2. Tình huống dạy học hiệu quả .............................................................. 11
1.1.3. Tình huống dạy học hiệu quả trong mơn Tốn ở tiểu học.................... 11
1.2. Nội dung, mục tiêu dạy học mơn Tốn lớp 2 theo chương trình 2018 ........ 15
1.2.1. Nội dung, mục tiêu dạy học mơn tốn tiểu học theo Chương trình
GDPT 2018 .................................................................................................. 15
1.2.2. Nội dung, mục tiêu dạy học mơn Tốn lớp 2 theo chương trình 2018 . 17
1.3. Phát triển năng lực Toán học cho học sinh lớp 2 thông qua THDH ........... 22
1.3.1. Khái niệm năng lực ............................................................................. 22
1.3.2. Năng lực của người học ...................................................................... 23
1.3.3. Năng lực tốn học cần hình thành, rèn luyện và phát triển cho học
sinh lớp 2 ...................................................................................................... 24
1.3.4. Phát triển năng lực Tốn học cho học sinh lớp 2 thơng qua THDH ..... 25
1.4. Khảo sát thực trạng việc thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học
đáp ứng u cầu đổi mới GDPT trong mơn tốn lớp 2 ...................................... 28
1.4.1. Nội dung khảo sát ............................................................................... 28
1.4.2. Phương pháp, Công cụ khảo sát .......................................................... 28
1.4.3. Đối tượng và thời gian khảo sát .......................................................... 28
1.4.4. Kết quả khảo sát ................................................................................. 29
1.5. Kết luận Chương 1..................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GDPT TRONG MƠN TỐN LỚP 2 .............. 34

2.1. Một số định hướng cho việc thiết kế và tổ chức THDH trong dạy học
Toán lớp 2 ........................................................................................................ 34
2.1.1. THDH nhằm hình thành và phát triển năng lực tốn học cho HS ........ 34
iv


2.1.2. Tổ chức THDH bám sát nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt
của bài học ................................................................................................... 34
2.1.3. THDH được thiết kế phù hợp với tâm sinh lý của HS lớp 2 ................ 35
2.1.4. Phương pháp dạy học linh hoạt theo định hướng tiếp cận năng lực
thực hiện cho HS .......................................................................................... 35
2.1.5. Tổ chức THDH phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp ........... 35
2.2. Các bước thiết kế, tổ chức THDH mơn Tốn lớp 2 .................................... 35
2.3. Vận dụng thiết kế một số THDH đáp ứng u cầu đổi mới GDPT trong
mơn Tốn lớp 2 ................................................................................................ 36
2.3.1. Một số căn cứ lựa chọn bài học và cách thiết kế THDH...................... 36
2.3.2. Minh họa một số THDH trong mơn Tốn lớp 2 .................................. 37
2.4. Kết luận Chương 2..................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 52
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm ................................................... 52
3.1.1. Mục đích, u cầu ............................................................................... 52
3.1.2. Quy mơ và địa điểm ............................................................................ 52
3.2. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm .......................................................... 52
3.3. Nội dung, quy trình thực nghiệm ............................................................... 53
3.4. Các phương pháp đánh giá thực nghiệm .................................................... 54
3.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................... 55
3.5.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm ...................... 55
3.5.2. Khảo sát học sinh ở lớp TN và lớp ĐC qua bài kiểm tra đánh giá NL
mơn Tốn lớp 2 trước khi tiến hành các THDH ............................................ 56


v


3.5.3. Khảo sát học sinh ở lớp TN và lớp ĐC qua bài kiểm tra đánh giá NL
mơn Tốn lớp 2 sau khi tiến hành các THDH ............................................... 57
3.5.4. Đánh giá kết quả trước và sau thực nghiệm ........................................ 58
3.5.5. Đánh giá của giáo viên........................................................................ 59
3.6. Kết luận chương 3 ..................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 61
1. Kết luận ........................................................................................................ 61
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 63
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG THIẾT
KẾ, TỔ CHỨC THDH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GDPT TRONG MƠN
TỐN LỚP 2 ....................................................................................................... 65
PHỤ LỤC 2. ĐỀ KỂM TRA NĂNG LỰC MƠN TỐN LỚP 2 PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH ............................................................................ 67

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ/ Cụm từ

Diễn giải

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

GDPT 2018

Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018

THDH

Tình huống dạy học

NL

Năng lực

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Nội dung, mục tiêu dạy học mơn Tốn lớp 2 ....................................... 17
Bảng 1. 2. Kết quả khảo sát của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế tổ
chức THDH mơn Tốn lớp 2 ................................................................................ 29
Bảng 1. 3. Bảng xếp thứ tự các khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức THDH
trong mơn Tốn cho HS lớp 2 .............................................................................. 30
Bảng 1. 4. Kết quả khảo sát sự mong muốn của giáo viên khi tổ chức THDH ...... 31
Bảng 1. 5. Kết quả khảo sát giáo viên về các phương pháp tổ chức THDH .......... 31
Bảng 3. 1. Kết quả bài kiểm tra năng lực trước thực nghiệm………………... 56
Bảng 3. 2. Kết quả bài kiểm tra năng lực sau thực nghiệm ................................... 57
Bảng 3. 3. Kết quả đánh giá của GV về các THDH .............................................. 59

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3. 1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm. ................................................... 57
Hình 3. 2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm. ...................................................... 58


ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chương trình Giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26/12/2018 [1] nêu rõ: “Giáo dục tốn học hình thành và phát triển cho
học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với
các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mơ hình
hóa tốn học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học,
năng lực sử dụng các cơng cụ và phương tiện học tốn; phát triển kiến thức, kĩ
năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học
vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng
toán học, giữa toán học với các mơn học khác và giữa tốn học với đời sống
thực tiễn’’.
Mơn Tốn ở trường phổ thơng góp phần hình thành và phát triển các phẩm
chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến
thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng
toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán
học với thực tiễn, giữa Tốn học với các mơn học và hoạt động giáo dục khác,
đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hố học, Sinh học,
Cơng nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM. Toán học là một trong những
mơn học địi hỏi tư duy logic, trừu tượng và khái quát. Do đó, để hiểu, học và
vận dụng Toán học vào thực tiễn, nội dung chương trình mơn Tốn cần đảm
bảo tính cân đối giữa “học” và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ
thể trong thực tiễn. Trong quá trình học và vận dụng toán học vào thực tiễn,
học sinh cần phải sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại,
đặc biệt là máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ q trình biểu diễn, tìm
tịi, khám phá kiến thức, GQVĐ tốn học.

Chương trình mơn Tốn tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng
lực toán học với các thành tố: Tư duy và lập luận tốn học; mơ hình hố tốn
1


học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng cơng cụ, phương
tiện học Tốn. Đồng thời, mơn Tốn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh
các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng
thể; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân
nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách để trở thành
người lao động và người công dân có trách nhiệm.
Đối với HS ở bậc tiểu học, mơn Tốn là một trong những phân mơn có vị
trí quan trọng, nội dung mơn Tốn cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa
học ban đầu, giúp HS phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù, phát triển
tư duy và hình thành nhân cách tốt đẹp cho HS trong thời đại mới. Giống như
mơn Tốn ở các các khối lớp khác, nội dung mơn Tốn lớp 2 có nhiệm vụ cung
cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về tốn học, hình
thành và phát triển các kỹ năng thực hành, ứng dụng toán học vào thực tiễn
cuộc sống theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Tuy là những kiến thức
cơ bản, đơn giản nhưng vốn vẫn được xem là môn học khô khan nên để giúp
các em học sinh nhỏ tuổi vừa nắm vững hiểu sâu nội dung bài học vừa phát
triển năng lực cho các em thì địi hỏi những người làm giáo dục và đặc biệt là
mỗi giáo viên phải tổ chức các tiết học theo những cách thức mới với nhiều hoạt
động mới nhằm vận dụng toán học vào thực tiễn đáp ứng việc dạy học Toán
phát triển năng lực cho học sinh.
Theo thông tư số 2345/BGĐT-GDTH [2], đối với học sinh tiểu học, trong
khung kế hoạch bài dạy, giáo viên cần tổ chức các tình huống dạy học, xác định
các yêu cầu đạt, nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì, vận dụng được
những gì vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống, hình thành phẩm chất, năng
lực gì.

Tuy nhiên, thực hiện dạy học như thế nào để phù hợp với tiến trình nhận
thức, phát triển năng lực cho học sinh, cụ thể là môn Tốn lớp 2 đó là câu hỏi
mà tơi đã trăn trở và cũng chính vì muốn trả lời cho câu hỏi đang trăn trở ấy,
tơi đã tìm hiểu những tài liệu liên quan và mong muốn nghiên cứu sâu về nó.
2


Chính vì vậy, tơi quyết định lựa chọn vấn đề: “Thiết kế và tổ chức một số tình
huống dạy học đáp ứng u cầu đổi mới GDPT trong mơn tốn lớp 2” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lược sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tổ chức các tình huống dạy học phát triển năng lực cho học sinh được thực
hiện dựa trên những kinh nghiệm dạy học của giáo viên, phương pháp dạy học,
tài lệu dạy học,... Hiện nay trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
tiến trình tổ chức dạy học hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho người học, có
thể kể đến [12,13]: dạy học hiệu quả, giáo viên hiệu quả, phương pháp dạy học
hiệu quả, lớp học hiệu quả,… Một số cách tiếp cận và kết quả nghiên cứu liên
quan như:
Theo cách tiếp cận dạy học hiệu quả:
- Askew và các cộng sự (Effective Teachers of Numeracy: Report of a
study carried out for the Teacher Training AgencyLondon) [17], chỉ ra rằng dạy
học hiệu quả là cải thiện thành tích học tập của học sinh, sự tiến bộ của HS là
thước đo đánh giá chất lượng và dạy học. Phương pháp dạy học được xem là tin
cậy, hiệu quả phải được kiểm tra đối, đối chiếu với sự tiến bộ của học sinh.
- Năm 2012, Barak Rosenshine công bố kết quả nghiên cứu trong cuốn
sách Research - Based Strategies that all Teachers should kwow [14], trong đó
tác giả đã đưa ra 10 nguyên tắc dạy học hiệu quả.
- Reston (Principles to actions: Ensuring mathematical success for all)
[16] xác định những yêu cầu để dạy học tốn có hiệu quả, trong đó chúng tơi

thấy có những điểm có thể vận dụng được vào thực tiễn dạy học mơn Tốn ở
Việt Nam: Thiết lập mục tiêu gắn với học tập của học sinh thông qua hoạt động
phát hiện và giải quyết vấn đề; Làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa của kiến
thức Toán học; Tổ chức học sinh tham gia hoạt động học tập thông qua hệ
thống câu hỏi gợi mở.
3


- Trong dự án giảng dạy hiệu quả (MET) [11] được tài trợ bởi Quỹ phát
triển Bill & Melinda Gates Foundation, các tác giả chính là: Thomas J. Kane;
Daniel F. McCaffrey, Trey Miller và Douglas O. Staiger đề xuất các yếu tố để
dạy học hiệu quả, trong đó có thể thấy những thành phần quan trọng là: Nắm
vững đối tượng học sinh; Năng lực sư phạm của giáo viên; Vốn tri thức và năng
lực nhận thức của học sinh; Điều kiện dạy học thực tế.
Tiếp cận dưới góc độ giáo viên hiệu quả:
- Rosenshine và Furst (Research - Based Strategies that all Teachers
should kwow) [14] nghiên cứu về cách tiếp cận dưới góc độ GV hiệu quả và đề
xuất 5 tiêu chí quan trọng nhất đối với GV hiệu quả gồm: (i) Sự rõ ràng; (ii) Sự
thay đổi đa dạng; (iii) Sự nhiệt tình; (iv) Nhiệm vụ dựa vào định hướng hoặc
kinh nghiệm; (v) Tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu.
- Wall (The Four Aces of Effective Teaching) [18] đề xuất một khung
khái niệm cho GV tự thực hành trong mơi trường giáo dục địi hỏi cao hơn gồm:
(i) Kết quả; (ii) Sự rõ ràng; (iii) Sự tham gia; (iv) Sự nhiệt tình. Khung khái
niêm này chính là những liên kết giữa những gì giáo viên có thể làm và học tập
mà học sinh đạt được.
- Chris Coombes Generation (What is effective teaching of mathematics?)
[15] đề xuất 6 tiêu chí quan trọng của giáo viên dạy học hiệu quả gồm: Hiểu
được cách HS học; Biết những gì HS cần phải học; Nắm được những gì HS đã
biết; Khuyến khích HS chấp nhận rủi ro; Tạo những kinh nghiệm học tập có
mục đích cũng như tạo ra các thách thức cho HS.

Tiếp cận dựa trên phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả:
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiệu quả (Nghệ thuật và khoa học
dạy học) [12], nhóm tác giả Robert J. Marzano-Debra J. Pickering-Jane E. đã
trình bày những phương pháp dạy học hiệu quả và một số kỹ thuật dạy học.
- Robert J. Marzano trong: "Nghệ thuật và khoa học dạy học" [12] đề xuất
một số kĩ thuật tổ chức dạy học trên lớp giúp HS dễ dàng tiếp cận và chiếm lĩnh
kiến thức. Từ những gợi ý về việc sử dụng các kỹ thuật dạy học này cho thấy
4


việc thiết kế các tình huống dạy học có thể hướng tới việc thiết kế các hoạt động
học tập và tổ chức các hoạt động đó giúp học sinh kiến tạo tri thức và hình
thành kỹ năng.
Tiếp cận từ góc độ thiết kế bài dạy hiệu quả:
- Từ các công trình nghiên cứu của E. Saito (Nghiên cứu bài học vì cộng
đồng học tập) [13] và các tác giả khác ở Nhật Bản, nghiên cứu bài học là một
cách tiếp cận việc học tập chuyên môn nhấn mạnh đến việc giáo viên cùng nhau
thiết kế kế hoạch bài học, dự giờ, suy ngẫm, phân tích, chia sẻ thực tế việc học
của học sinh. Như vậy, nghiên cứu bài học là một phương thức phát triển năng
lực dạy học, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thiết kế tình huống dạy học
của giáo viên, với mục đích cuối cùng là tăng cường hiệu quả của dạy học.
Từ những định hướng và các kết quả nghiên cứu liên quan nói trên về dạy
học hiệu quả, chúng tôi nhận thấy: Dạy học hiệu quả đã thu hút mối quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, các kết quả nghiên cứu được
phát triển qua từng giai đoạn, tuy tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng
cùng hướng đến mục tiêu chung làm cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Từ giữa thập kỉ 90 đến nay, nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã đi sâu
tìm hiểu, nghiên cứu, về phương pháp dạy học Toán để đạt được hiệu quả cao
trong dạy học Toán. Về thiết kế và sử dụng các tình huống dạy học, một số tác

giả đã tiếp cận vận dụng lý thuyết tình huống để giải quyết các vấn đế có liên
quan:
- Bùi Văn Nghị [6] trong "Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học mơn
Tốn ở trường phổ thơng" đã vận dụng lý thuyết tình huống theo ý tưởng tạo ra
tình huống sư phạm để học sinh điều chỉnh hoặc tự hình thành kiến thức cho
mình.
- Hồng Lê Minh (Thiết kế tình huống dạy học nhằm tăng cường hoạt
động học tập của học sinh trong dạy học mơn Tốn) [5] đã đưa ra 3 tiêu chí của
5


tình huống dạy học hợp tác và quy trình 4 bước để thiết kế tình huống dạy học
hợp tác.
- Trần Ngọc Lan (100 tình huống sư phạm trong dạy học mơn Tốn ở tiểu
học) [4] đề xuất các tình huống thường gặp trong dạy học toán ở bậc tiểu học
nhằm giúp cho sinh viên, giáo viên ngành giáo dục tiểu học thực hành, vận
dụng xử lý và tự rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó phát triển các kĩ năng,
phương pháp dạy học tốn.
- Thái Duy Tun (Tìm hiểu dạy học tình huống và tình huống dạy
học)[10] có bài viết tìm hiểu dạy học tình huống và tình huống dạy học, ở đó
ơng đưa ra khái niệm tình huống dạy học và các yếu tố quan trọng của tình
huống dạy học.
Ngồi ra có thể kể đến một số luận án Tiến sĩ Giáo dục học đã đề cập đến
tình huống dạy học. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Lê Ngọc Sơn (Dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề) [7] khi nghiên cứu dạy học Toán ở tiểu học bằng phương
pháp phát hiện và giải quyết vấn đề cho rằng: “Trong dạy học mơn Tốn ở tiểu
học, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cần được quán triệt một cách toàn
diện trong mục tiêu, ND, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục. Mục tiêu
giáo dục mơn Tốn ở tiểu học khơng chỉ là giúp học sinh kiến tạo kiến thức,

hình thành kĩ năng, mà quan trọng hơn, học sinh học cách phát hiện và giải
quyết vấn đề, học cách học”.
- Phạm Thị Thanh Tú (Hình thành cho sinh viên Đại học sư phạm nghành
Giáo dục tiểu học kỹ năng thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học Tốn ở
tiểu học theo hướng tăng cường hoạt động tìm tịi phát triển kiến thức của học
sinh lớp 3,4,5) [8] đã đề xuất ba phương pháp sư phạm nhằm rèn luyện cho sinh
viên khối ngành sư phạm các kĩ năng thiết kế, tổ chức tình huống dạy học Toán
ở bậc tiểu học dựa trên định hướng tăng cường các hoạt động tìm tịi, phát hiện
kiến thức của học sinh khối lớp 3, 4, và lớp 5.
6


- Nguyễn Tiến Trung (Thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường
trung học phổ thơng theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức) [9] nghiên cứu
vấn đề thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường trung học phổ thông theo
hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức đã đưa ra quy trình thiết kế tình huống dạy
học theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức gồm 5 bước: (1) Nghiên cứu nội
dung, mục tiêu dạy học, định hướng dạy học và những thuận lợi, khó khăn dự
kiến trong q trình dạy học; (2) Thiết kế dự thảo tình huống dạy học; (3) Xin ý
kiến giáo viên Toán THPT và dạy thực nghiệm sư phạm theo kịch bản tình
huống dạy học đã thiết kế; (4) Thống kê kết quả xin ý kiến giáo viên, xin ý kiến
đánh giá và chỉnh sửa kịch bản tình huống dạy học; (5) Nếu chưa có được trên
80% ý kiến giáo viên đánh giá tình huống dạy học từ khá trở lên, sẽ tiếp tục lặp
lại các bước 2, 3, 4.
Có thể nói, trong các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam nói trên, chúng
tơi nhận thấy: Hầu hết các nhà nghiên cứu tập trung vào việc thiết kế, tổ chức
các tình huống trong dạy học mơn Tốn, với mục đích chính là giúp học sinh
vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn để phát hiện và GQVĐ
học tập trong môi trường tương tác.
Như vậy, ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về tình huống dạy

học mơn Tốn, nhưng chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu riêng về dạy
học hiệu quả mơn Tốn từ góc độ giúp giáo viên thiết kế và sử dụng tình huống
dạy học hiệu quả ở Tiểu học.
Từ những cơng trình có liên quan ở thế giới và Việt Nam, vấn đề đặt ra
là: Để nâng cao hiệu quả dạy học mơn Tốn Tiểu học, đặc biệt trong dạy học
Toán lớp 2, đối chiếu với thực tiễn dạy học Tốn ở tiểu học Việt Nam, chúng tơi
cho rằng: Để dạy học hiệu quả, giáo viên cần thiết kế được những tình huống
dạy học hiệu quả và sử dụng hợp lý trong q trình dạy học, xem đó như là một
giải pháp căn cơ và phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh hiện nay.
7


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng u cầu đổi mới
GDPT trong mơn tốn lớp 2.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm:
- Nội dung dạy học mơn tốn lớp 2;
- Năng lực thực hiện của học sinh lớp 2;
- Thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học đáp ứng u cầu đổi mới
GDPT trong mơn tốn lớp 2.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, mục đích của luận văn là
thiết kế và tổ chức được một số tình huống dạy học trong mơn toán lớp 2 đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDPT trong mơn tốn lớp 2. Góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở trường Tiểu học.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa trên mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc thiết kế và tổ chức một số tình huống
dạy học trong mơn tốn lớp 2 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện, đáp
ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy
học trong mơn tốn lớp 2 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện đáp ứng
yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Thiết kế và tổ chức được một số tình huống dạy học đáp ứng u cầu
đổi mới GDPT trong mơn tốn lớp 2.
8


- Thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài
để áp dụng vào giảng dạy.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu lí luận liên quan đến phương pháp dạy
học gồm: Triết học, giáo dục học, tâm lí học và lí luận dạy học bộ mơn Tốn.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên trong Chương
trình GDPT 2018 ở bậc tiểu học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra, quan sát
- Nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực trạng việc thiết kế và tổ chức một số
tình huống dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT trong mơn tốn lớp 2.
5.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Thống kê số liệu trong tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu; trước và
sau thực nghiệm để điều chỉnh luận văn phù hợp với thực tiễn.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các
tình huống trong dạy học mơn Tốn lớp 2 phát triển năng lực cho HS được thiết

kế trong luận văn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thiết kế và tổ chức một số tình huống dạy học trong mơn tốn
lớp 2 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

9


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tình huống dạy học hiệu quả trong mơn Tốn ở Tiểu học
1.1.1. Tình huống dạy học
Dạy học tình huống địi hỏi giáo viên phải luôn hiểu được nhu cầu,
nguyện vọng, hứng thú, năng lực,… của học sinh, và phải nắm được hồn cảnh,
điều kiện, mơi trường,... khi dạy học. Dựa trên cơ sở đó, GV quyết định dạy cái
gì, dạy như thế nào, sử dụng phương tiện kĩ thuật và hình thức gì? để tạo ra
những hoạt động phong phú, lơi cuốn, hấp dẫn, nhằm khơi dậy sự hứng thú,
lòng đam mê học tập, tìm tịi, nghiên cứu và kích thích tư duy sáng tạo của HS.
Do sự chú ý, hứng thú,... của HS thường xuyên thay đổi trong quá trình học tập,
nên giáo viên phải ln nhạy cảm trước tình huống sư phạm mới, có sự điều
chỉnh kịp thời các hoạt động dạy học của mình.
Tình huống dạy học là một khái niệm quan trọng trong phương pháp dạy
học tình huống. Tình huống dạy học là khái niệm dùng để mơ tả hồn cảnh,
điều kiện dạy học cụ thể như: GV, HS, SGK có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện, môi trường dạy học,... được thực hiện như thế nào?
Tình huống dạy học địi hỏi phải ln ln có sự thay đổi, vì vậy để dạy học tốt
địi thầy cơ giáo phải quan sát thực tế, nhạy cảm và tập trung sự chú ý của mình

vào công việc, tập trung vào việc xác định THDH ở 3 giai đoạn: Trước, trong và
sau giờ học.
Tình huống dạy học được cấu trúc từ hai yếu tố cơ bản: Con người (giáo
viên, học sinh) và các thành tố của q trình dạy học (mục đích, mục tiêu,
phương pháp, phương tiện dạy học,...). Để dạy học hiệu quả góp phần nâng cao
chất lượng dạy học, giáo viên phải quan tâm theo dõi sự chú ý và hứng thú của
học sinh, nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện học tập của
học sinh.

10


1.1.2. Tình huống dạy học hiệu quả
Để tổ chức dạy học một cách hiệu quả, GV cần xây dựng và nắm rõ được
những THDH hướng đến tính hiệu quả của HĐ dạy học như:
- Xác định mục tiêu DH một cách đầy đủ và đúng đắn. Đặc biệt quan tâm
đến là mục tiêu phát triển NL cho học sinh. Mục tiêu cụ thể được thể hiện qua
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐ học, bảo đảm nâng cao kết quả
học tập cho HS;
- Tập trung vào các hoạt động lôi cuốn được người học như thực hành,
trải nghiệm hướng tới mục tiêu bài học. Các hoạt động học tập phải thú vị tạo ra
được động lực học tập, đồng thời có tính thách thức, khó khăn nhất định.
- Tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh, trong đó, mọi ý tưởng
đều được tơn trọng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS thể hiện tính tích
cực khi tham gia các HĐ thực hành, trải nghiệm, tạo cơ hội hình thành và phát
triển các NL cần thiết cho học sinh.
1.1.3. Tình huống dạy học hiệu quả trong mơn Tốn ở tiểu học
Để xây dựng và vận dụng THDH hiệu quả mơn Tốn ở tiểu học, giáo
viên cần căn cứ vào các vấn đề sau:
Đặc điểm của mơn Tốn ở tiểu học theo Chương trình GDPT 2018:

- Theo Chương trình GDPT 2018, mơn Tốn ở tiểu học theo định hướng
vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học,
dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hịa cả phẩm chất
và năng lực. Hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:
Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; Nêu và trả lời được câu
hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; Lựa chọn được các phép tốn và
cơng thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý
tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; Sử dụng được ngôn ngữ tốn học kết hợp
với ngơn ngữ thơng thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung tốn học

11


ở những tình huống đơn giản; Sử dụng được các cơng cụ, phương tiện học tốn
đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Dựa trên ngun lí GD “học đi đơi với hành, lí luận gắn liền với thực
tiễn” được thể hiện nhất quán trong dạy học toán ở tiểu học. Đặc biệt, đối tượng
Toán học mang tính trừu tượng và khái quát cao, các tri thức tốn học có tính hệ
thống và logic chặt chẽ.
Đặc điểm của HS tiểu học:
- Tư duy của các em đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”, HS bước đầu
có khả năng nhận biết, thực hiện phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái qt
hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Tuy nhiên, sự
phân tích, tổng hợp phát triển khơng đồng đều, các lập luận thường là lập luận
có lý mà chưa lập luận logic;
- Dễ thích nghi và tiếp nhận kiến thức mới, tuy nhiên sự tập trung chưa
cao, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính
hiếu động, dễ xúc động cịn bộc lộ rõ nét;
- Nhớ và quên rất nhanh, HS có trí nhớ trực quan dựa trên biểu tượng cao
hơn nhớ từ ngữ, logic.

Đặc điểm của việc dạy học mơn Tốn ở tiểu học:
- DH mơn Tốn ở tiểu học cần thấy được vai trò của việc tổ chức các hoạt
động dạy học, vận dụng tốn học vào cuộc sống, hình thành và phát triển NL
cho học sinh;
- Theo thông tư 2345/BGĐT-GDTH [2], khung kế hoạch bài dạy, giáo
viên cần tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học, xác định các yêu cầu cần
đạt nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì, vận dụng được những gì vào giải
quyết vấn đề trong cuộc sống, hình thành phẩm chất, năng lực gì.
Dựa trên các khái nệm về THDH và các căn cứ nói trên, chúng tơi cụ thể
hóa một số đặc điểm và dấu hiệu của THDH phát triển năng lực thực hiện trong
mơn Tốn cho học sinh tiểu học như sau:

12


- Giáo viên cần hình thành theo mục tiêu bài học dựa trên hệ thống kiến
thức của HS một cách nhuần nhuyễn, tạo các tình huống gây hứng thú, tạo nhu
cầu nhận thức của HS, từ đó HS tích cực tham gia phát hiện và giải quyết vấn
đề, phát triển năng lực thực hiện;
- Giáo viên cần tích hợp một cách linh hoạt các mạch kiến thức và kỹ
năng của mơn Tốn với các mơn học khác có liên quan, gắn mơn Tốn với
nguồn gốc và vận dụng tốn học vào thực tiễn.
- Giáo viên cần tổ chức những HĐ thực hành, trải nghiệm cho HS trong
môi trường tương tác (giao tiếp, hợp tác, đối thoại,...) để hình thành kiến thức,
kỹ năng và phát triển các NL chung, NL chuyên biệt của mơn Tốn. Trong đó,
đặc biệt chú trọng vấn đề phát triển NL thực hiện như: Giải quyết vấn đề, năng
lực tự học và năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống.
- Giáo viên cần làm cho HS thấy được ý nghĩa thiết thực của kiến thức
mơn Tốn, hình thành thói quen, khả năng vận dụng kiến thức Tốn học vào
thực tiễn.

Ví dụ 1: THDH thực hành, vận dụng kiến thức trong bài "Ôn tập các số
đến 100" (SGK Toán 2, Tập 1, Cánh Diều).
Mục tiêu DH: HS nắm chắc thứ tự số để điền đúng Bảng số 100 và biết
được giá trị của một số trong Bảng số 100.
Thực hành các kĩ năng đếm, so sánh và sắp xếp số trong Bảng.
Phát triển NL: NL tính tốn, NL vận dụng tốn học vào thực tiễn, NL hợp
tác, NL tư duy logic, NL giải quyết vấn đề.
THDH được thiết kế như sau:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV chia mỗi nhóm 2 HS, sau khi làm bài cá nhân trong VBT xong sẽ
tiến hành thảo luận nhóm các thơng tin có thể biết từ bảng 100.
- Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự nào.
- Dựa vào Bảng 100 có thể đếm bằng những cách nào?
- Dựa vào Bảng 100 có thể so sánh các số như thế nào?
13


- Yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Đọc thứ tự ngược lại.
- Các số từ 0 đến 9 là số có mấy chữ số?
- Trong bảng có bao nhiêu số có 1 chữ số?
- Số bé nhất có một chữ số là số nào? Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
- Hãy nêu số lớn nhất có một chữ số, số lớn nhất có hai chữ số?
- GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS cách sử dụng Bảng 100 trong học
tốn.
Ví dụ 2: THDH thực hành, vận dụng kiến thức trong bài "Ôn tập phép
cộng, phép trừ (không nhớ trong phạm vi 100)" (SGK Tốn 2, Tập 1, Cánh
Diều).
Mục tiêu DH: Tính nhẩm và tính viết về phép cộng, phép trừ (khơng
nhớ) trong phạm vi 100. Biết thực hiện được các bài tốn có lời văn liên quan

đến phép tính cộng, trừ (khơng nhớ) trong phạm vi 100.
Thực hành các kĩ năng cộng, trừ khơng nhớ trong phạm vi 100.
Phát triển NL: NL tính toán, NL vận dụng toán học vào thực tiễn, NL hợp
tác, NL tư duy logic, NL giải quyết vấn đề.
THDH như sau:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong khung.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và thực hiện bài tập.
- GV gợi ý cách làm cho HS: thực hiện tất cả các phép tính liên quan tới 3
số trên sau đó loại bỏ các phép tính khơng chứa cả 3 số đó.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- GV kiểm tra và nhận xét.
- Ở bài tập này, chúng ta dựa vào kiến thức nào để lập được các phép tính
đúng?
- Hơm nay, chúng ta đã ơn tập kiến thức gì? Em cảm thấy như thế nào sau
bài học này?

14


×