Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN ĐIỀU NHÂN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐIỀU NHƯ QUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 20 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ÁN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
– CHẾ BIẾN ĐIỀU NHÂN CỦA CƠ SỞ SẢN
XUẤT ĐIỀU NHƯ QUỲNH

Đề tài: DỰ

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Ngọc Diễm
Lớp: BAF311_211_D10
GVHD: ThS. Liêu Cập Phủ

Bình Phước, tháng 1 năm 2022

I


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... iii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ...................................................... 1
1.1. Giới thiệu về dự án ................................................................................... 1
1.2. Ý tưởng dự án ........................................................................................... 1
1.3. Sự cần thiết phải thực hiện dự án ............................................................. 2
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, CÔNG NGHỆ VÀ NHÂN SỬ DỰ
ÁN ......................................................................................................................... 2
2.1. Nghiên cứu thị trường ................................................................................ 2
2.1.1. Sản phẩm ............................................................................................ 2


2.1.2. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường ...................................................... 3
2.1.3. Thị trường mục tiêu ............................................................................ 4
2.2. Nghiên cứu công nghệ............................................................................... 5
2.2.1. Lựa chọn địa điểm và phân tích mơi trường công nghệ .................... 5
2.2.2. Lựa chọn công nghệ thay thế ............................................................. 6
2.3. Nghiên cứu nhân sự dự án........................................................................ 10
PHẦN 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ................................ 11
3.1. Dự báo dòng tiền của dự án ..................................................................... 11
3.2. Đánh giá hiệu quả dự án........................................................................... 11
3.3. Đánh giá kế hoạch vay và trả nợ của dự án ............................................. 12
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 14
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU ..................................................... 15
1. Danh mục hình ảnh .................................................................................... 15
2. Danh mục bảng biểu .................................................................................. 15

II


LỜI MỞ ĐẦU
Chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, từ một nước xuất khẩu điều thơ với số lượng
ít ỏi thì đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới.
Suốt 15 năm qua từ 2006-2020, ngay cả trong gia đoạn khó khăn nhất, ngành điều Việt
Nam vẫn ln giữ vững vị trí số 1 thế giới về suất khẩu nhân điều và hồn tồn làm chủ
được cơng nghệ cũng như thiết bị chế biến điều theo quy chuẩn hiện đại thế giới.
Tính đến nay, ngành điều Việt Nam đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ, chiếm trên dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Xuất
khẩu điều thu về hơn 31 tỷ USD. Đó là con số đầy ấn tượng của ngành điều trong 30
năm qua kể từ khi thành lập Hiệp hội Điều Việt Nam. Có thể thấy thị trường điều Việt
Nam là thị trường có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Phước- nơi được mệnh danh là thủ phủ của ngành
điều Việt Nam. Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với cây điều và dựa trên nguồn lực sẵn có
của gia đình sản xuất chế biến nhân điều thô. Song do áp dụng chế biến theo phương
pháp thủ công, phụ thuộc nhiều vào sức lao động nên năng suất không cao và tốn nhiều
chi phí. Chính vì thực tế đó nên tơi quyết định thực hiện dự án “ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN ĐIỀU NHÂN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐIỀU NHƯ QUỲNH”
với mong muốn cải thiệt hiệu quả năng xuất sản xuất của gia đình.

III


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1.

Giới thiệu về dự án
Điều là một trong những sản phẩm nông sản được xuất khẩu nhiều nhất nước ta.

Sản lượng xuất khẩu điều tại Việt Nam trong vòng 15 năm gần đây đều chiếm giữ vị thế
số 1 thế giới. Chính vì thế mà ngành chế biến điều luôn là một trong những ngành được
nhà nước chú trọng và quan tâm phát triển dài hạn. Hiện nay, Việt Nam đang trong gia
đoạn cơng nghệ hố ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy việc thay thế các phương
thức sản xuất thủ công sang phương thức sản xuất hiện đại ứng dụng công nghệ trở thành
tất yếu ở tất cả các ngành. Ngành điều cũng không phải ngoại lệ, các công nghệ sản xuất
chế biến điều ở Việt Nam đang được đổi mới để theo kịp su thế của thế giới.
Hiểu được sự cần thiết trong việc thay thế công nghệ sản xuất của ngành điều,
Em quyết định thực hiện dự án thay thế công nghệ sản xuất – chế biến điều tự động hoá.
Mong muốn nâng cao năng xuất sản xuất – tiết kiệm chi phí – đem lại nguồn thu ổn định
cho gia đình và cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Vì vậy, dự
án được đầu tư thời gian nghiên cứu và khảo sát một cách chỉnh chu và nghiêm túc.
Tổng quan về dự án:

-

Tên dự án: Đầu tư công nghệ sản xuất - chế biến điều nhân của cơ sở sản
xuất điều Như Quỳnh.

-

Chủ dự án: Đỗ Thị Ngọc Diễm

-

Địa điểm: Số 67 – thôn 6 – Đăng Hà – Bù Đăng – Bình Phước.

-

Thị trường tiêu thụ: Cơng ty chế biến điều nhân, chuỗi các cửa hàng, khách
hàng cá nhân.

-

Tổng vốn đầu tư: 1892798000 đồng

-

Quy mô: Dự án được xây dựng với diện tích 500𝑚2 .

-

Ngày bắt đầu dự án: 22/1/2022


-

Mục tiêu dự án: thiết bị công nghệ đưa và hoạt động ổn định đem lại năng
suất cao, tiết kiệm chi phí và lợi nhuận cho gia đình.

1.2.

Ý tưởng dự án
Sinh ra là người con của Bình Phước, ngày từ ngày con nhỏ em đã theo chân ba

mẹ leo lên những ngọn đồi để thu hoạch trái điều. Có lẽ vì thế mà điều trở thành một
phần trong cuộc sống của em. Sau này ba mẹ chuyển đổi kinh doanh trở thành nhà thu

1


mua hạt điều và chế biến nhân điều. Do điều kiện kinh tế ban đầu cịn gặp nhiều khó
khăn nên gia đình quyết định đầu tư cơng nghệ chế biến điều thủ cơng đơn giản.
Từ đó, hằng ngày nhìn từng hạt điều được trải qua các công đoạn chế biến thủ
công để ra thành phẩm là nhân điều em cảm thấy tốn rất nhiều thời gian và chi phí xong
năng xuất lại không cao. Sau thời gian nghiên cứu, nhận thấy tiềm năng to lớn của ngành
điều nhân tại Việt Nam và việc đầu tư thay thế công nghệ là cần thiết. Do đó em quyết
định thực hiện dự án đầu tư công nghệ sản xuất chế biến điều từ thủ cơng sang tự động
hố. Nhằm cải thiện năng xuất chất lượng hạt điều nhân, giảm thiếu chi phí trong quá
trình sản xuất và tăng lợi nhuận thu được cho gia đình.
1.3.

Sự cần thiết phải thực hiện dự án
Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh của


công nghệ - khoa học - kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhất là trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất thực phẩm, cơng nghệ sinh học,…đóng vai trị
quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.
Hiểu được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ vô sản xuất, tại Việt Nam, đổi mới
công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các
ngành sản xuất. Và ngành chế biến điều cũng không ngoại lệ, từ năm 2009, ngành chế
biến hạt điều của Việt Nam có những chuyển biến rất tích cực về máy móc và cơng nghệ
sản xuất hạt điều. Liên tiếp sự ra đời của máy chẻ hạt điều, máy bóc lụa hạt điều, các
máy móc về bắn màu phân loại đã giúp cho ngành chế biến hạt điều nước ta nâng cao
năng suất rất lớn và kiểm soát tốt được chất lượng sản phẩm. Chính vì thế để cạnh tranh
được với các đối thủ trong ngành, việc đầu tư công nghệ sản xuất là điều cần thiết và
phù hợp với tình hình phát triển sau này của gia đình.

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, CÔNG NGHỆ VÀ NHÂN SỬ
DỰ ÁN
2.1. Nghiên cứu thị trường
2.1.1.

Sản phẩm

Các sản phẩm sản xuất sẵn có của Như Quỳnh:
-

Điều nhân: Nhân điều chưa qua chế biến

-

Vỏ điều: Lớp vỏ sau khi tách nhân điều ra khỏi hạt

-


Phế phẩm điều: Nhân điều bị hư hỏng, không đạt chất lượng

2


-

Điều rang muối: Nhân điều sau quá trình sơ chế đem đi rang với muối ra
thành phẩm có thể ăn ngay.

2.1.2.

Nhu cầu sản phẩm trên thị trường

Bên cạnh các sản phẩm gạo, cà phê, hồ tiêu thì điều chính là một trong những loại
nông sản được xuất khẩu nhiều nhất cả nước. Việt Nam, trong suốt 15 năm trở lại đây
luôn là nước dẫn đầu về xuất khẩu điều nhân trên thế giới với sản lượng tăng qua các
năm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điều nhân trong tháng
6/2021 đạt 58.746 tấn, trị giá 369,502 USD, tăng 11,1% về lượng và tăng 13,9% về trị
giá so với tháng 6/2020. Tính chung, 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu điều đạt 273.537
tấn, trị giá 1,647 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và 10,8% về giá trị so với cùng kỳ năm
ngối.
Có thể nhận thấy thị trường tiêu thụ điều nhân của Việt Nam rất lớn mạnh, không
chỉ nhu cầu trong nước mà nguồn tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Hạt điều
sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tốt vào top đầu thế giới, đây chính là một trong
những lợi thế của ngành điều Việt Nam. Chất lượng nhân tốt giúp nhân điều Việt Nam
luôn là ưu tiên lựa chọn của các thị trường lớn, đặc biệt là Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc
là ba thị trường chủ lực của Việt Nam. Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu nhân điều
lớn nhất của Việt Nam, đạt khối lượng 149.000 tấn, trị giá hơn 880.600 triệu USD, chiếm

tỷ trọng gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với thị trường châu Âu, chiếm tỷ trọng
hơn 24% kim ngạch xuất khẩu điều cả nước. Với thị trường Trung Quốc, chiếm hơn
14% kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam.
Để đáp ứng được lượng điều nhân suất khẩu, ngành điều Việt Nam khơng ngừng
cải tiến, đầu tư trang thiết bị máy móc theo tiêu chuẩn tự động hoá. Từ năm 2009 với
sự ra xuất hiện của các loại máy móc như máy chẻ hạt điều, máy bóc lụa hạt điều, các
máy móc về bắn màu phân loại,...đã giúp cho quy trình sản xuất hạt điều trở lên dễ dàng
và nhanh chóng. Quy trình được máy móc tự động hố lên đến 70 %, tạo đột phá rất lớn
cho ngành điều nước ta. Những bước đột phá và luôn đi đầu trong khâu phát triển và cải
tiến máy móc đã trở thành lợi thế cạnh tranh rất lớn của ngành công nghiệp sản xuất và
chế biến hạt điều của nước ta.
Như vậy nhu cầu về nhân điều là rất lớn vì vậy việc tiến hành đầu tư thay thế công
nghệ sản xuất chế biến nhân điều nhắm nâng cao năng suất là rất cần thiết để đáp ứng
được nhu cầu lớn của thị trường và tăng tính cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Đây

3


chính là cơ sở quan trọng của việc thực hiện dự án đầu tư công nghệ sản xuất – chế biến
nhân điều.
Thị trường mục tiêu

2.1.3.

Đối với mỗi sản phẩm, Như Quỳnh có những thị trường mục tiêu riêng:
-

Sản phẩm điều nhân chưa qua chế biến: Là sản phẩm chủ yếu của Như
Quỳnh. Đối với sản phẩm này thị trường tiêu thụ chủ yếu là các công ty
chế biến nhân điều xuất khẩu trong địa phận tỉnh Bình Phước. Các cơng ty

sẽ thu mua lại nhân điều sau khi chẻ xong. Đây là thị trường ổn định, nhu
cầu lớn, sẽ gia tăng trong tương lai và thường cố định không đổi. Thị
trường tiêu thụ thứ hai của sản phầm điều nhân của Như Quỳnh là các cơ
sở chế biến điều nhỏ và vừa trong tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng. Đối với
thị trường này, thường làm theo đơn đặt hàng, nhu cầu không ổn định dễ
thay đổi.

-

Vỏ điều: Đây là sản phẩm phụ của quá trình làm nhân điều. Thị trường
tiêu thụ sản phẩm này là các công ty thu mua chế biến ép nhựa vỏ điều.
Riêng với sản phẩm này, Như Quỳnh có hợp tác với đối tác thu mua vỏ
điều, nên tất cả vỏ sẽ cung cấp lại cho đối tác. Đây là đối tác hợp tác lâu
dài có uy tín và thu mua ổn định.

-

Phế phẩm điều: Phế phẩm điều là những nhân điều không đảm bảo chất
lượng, nhân bị hư hỏng. Đối với sản phẩm này thị trường tiêu thụ chủ yếu
của Như Quỳnh là bán lại cho các lái buôn thu mua phế phẩm điều hoặc
các công ty thu mua phế phẩm hạt điều.

-

Điều rang muối: Đối với sản phẩm này thị trường chủ yếu là các cửa hàng
cung cấp thực phẩm, cửa hàng đồ ăn vặt, các khách hàng cá nhân mua về
sử dụng hoặc làm q biếu. Đây là thị trường có tính biến động theo mùa,
lượng hàng không cố định và thường sản xuất khi có đơn đặt hàng trước.

Do cơ sở sản xuất hoạt động lâu năm nên thị trường tiêu thụ sẵn có và ổn định.

Đầu ra của từng loại sản phẩm luôn được bảo đảm. Song theo thời gian, nhu cầu và
lượng hàng của các sản phẩm tăng đều. Việc sản xuất thủ công mà cơ sở đang áp dụng
tốn rất nhiều thời gian và năng xuất thấp không thể đáp ứng kịp thời cho các đối tác.
Điều này ảnh hướng đến uy tín của cơ sở cũng như gây ra nhiều mất mát về lợi nhuận.
Do đó thơng nghiên cứu thị trường, việc đầu tư công nghệ sản xuất chế biến điều sẽ giúp

4


gia tăng công xuất, năng xuất của cơ sở đáp ứng được nhu cầu đầu ra của thị trường và
định hướng mở rộng thị trường của Như Quỳnh.
2.2. Nghiên cứu cơng nghệ
2.2.1. Lựa chọn địa điểm và phân tích mơi trường công nghệ
Lựa chọn địa điểm
Địa điểm: Số 67, thôn 6 – Đăng Hà – Bù Đăng – Bình Phước, Việt Nam. Bình
Phước là nơi có thổ nhưỡng thích hợp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây
điều và được xem là thủ phủ trồng điều. Theo Cục Trồng trọt, diện tích điều của Việt
Nam trong 30 – 40 năm qua ổn định ở mức 300.000 ha, trong đó, Bình Phước chiếm
gần 50% tổng diện tích. Tổng diện tích trồng điều tại Bình Phước tính đến năm 2020 đạt
170.000 ha với sản lượng 243.000 tấn và tập trung chủ yếu tại huyện Bù Đăng với diện
tích 61.751 ha.
Địa điểm sản suất nằm tại tỉnh Bình Phước giúp cơ sở có nguồn cung cấp nguyên
liệu đầu vào ổn định và chất lượng. Ngồi ra Bình Phước cịn là tính giáp ranh với các
tỉnh khác như Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Lăk, đây là các vùng cung cấp nguyên liệu
trọng điểm Việt Nam và Bình Phước là tính giáp ranh với biên giới Campuchia là nước
cung cấp nguồn nguyên liệu nhập khẩu điều lớn nhất. Bên cạnh đó, Bình Phước là nơi
sản xuất hạt điều xuất khẩu nhiều nhất cả nước vì tỉnh Bình Phước ln đẩy mạnh cơng
tác sản xuất, cải tiến áp dụng khoa học – kĩ thuật nhằm phát triển ngành điều.Do đó lao
động ở đây có kinh nghiệm về sản xuất hạt điều, có thời gian dài tiếp xúc với thị trường
cung cầu về điều nên sẽ hiểu rõ về thị trường này, vì thế các công nghệ sản xuất – chế

biến hạt điều hiện đại nhất sẽ được ưu tiên phát triển và áp dụng tại Bình Phước.
Phân tích tác động của mơi trường công nghệ
Cùng với sự phát triển của công nghệ - khoa học – kĩ thuật, nhiều máy móc ra đời
thay thế lao động thủ công trong hầu hết tất cả các ngành nghề, đặc biệt trong các ngành
sản xuất- chế biến nông sản. Việt Nam đang hướng tới phát triển trở thành nước cơng
nghiệp hố với hầu hết sử dụng cơng nghệ tự động hố thay thế sức lao động của con
người trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Để theo kịp định hướng phát
triển đó, ngành điều không ngừng học hỏi, đầu tư và cải tiến thiết bị máy móc sản xuất
– chế biến hạt điều theo hướng tự động hoá.
Đến thời điểm hiện tại hầu hết các công đoạn chế biến hạt điều ở nước ta đã sử
dụng máy móc thay cho thủ đơng. Nếu trước đây doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu máy

5


móc từ Trung Quốc, Ý, Ấn Độ thì đến nay chúng ta đã tự chế tạo ra được nhiều máy
móc với giá thành thấp hơn mà cịn nhiều tính năng vượt trội. Ví dụ tiêu biểu là máy bóc
vỏ lụa cho tỉ lệ tróc vỏ cao hơn thổi sạch hơn. Máy cắt vỏ hạt điều độ bung nhân đạt tỉ
lệ cao 90%. Ngồi ra cịn một số máy khác như máy sấy, đo độ ẩm, dò kim loại, máy
phân tách màu, phân tách cỡ hạt, máy khử trùng, máy đóng gói thành phẩm. Hay
máy chế biến hạt điều rang muối, điều chiên, điều snack… Đổi mới công nghệ giúp
ngành điều Việt Nam nâng cao năng suất và chất lượng điển hình như năng suất một
máy chẻ có thể lên đến 2 tấn nhân một ngày với ekip khoảng 8 nhân công, trong khi
dùng bàn chẻ thủ công một người chỉ chẻ được khoảng 40kg một ngày. Tương tự một
đầu máy bóc lụa có thể xử lý được khoảng 3 tấn nhân một ngày tương đương công suất
của gần 300 công nhân bóc tay như giai đoạn trước. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạch tranh cho sản phẩm điều của nước ta.
2.2.2. Lựa chọn cơng nghệ thay thế
Quy trình sản xuất – chế biến
Vì hoạt động kinh doanh chính của cơ sở sản xuất – chế biến hạt điều Như Quỳnh

là bán sản phẩm nhân điều và chẻ gia công nên quy trình sản xuất của cơ sở chỉ bao gồm
các bước sau:
-

Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu đầu vào cho q trình sản
xuất là hạt điều thơ đã được phơi khô.

-

Bước 2 - Sàn cỡ: Hạt điều nguyên liệu được đưa qua các máy sàn cỡ để
phân chia kích cỡ được sắp xếp từ lớn đến bé theo thứ tự A, B, C, D.

-

Bước 3 - Hấp chín: Sau đó, hạt điều được đưa vào các lị hấp với công
nghệ hấp hơi nước khoảng 45 đến 60 phút để làm chín hạt điều, làm cho
vỏ điều mềm và dẻo hơn.

-

Bước 4 - Chẻ tách nhân: Sau khi được hấp, hạt điều được chẻ tách nhân
thông qua các máy chẻ tự động.

Đối với sản phẩm điều rang muối, hạt điều sẽ trải qua thêm các bước sau:
-

Bước 5 - Sấy nhân: Sau đó, hạt điều được đưa vào các lò sấy, sấy ở nhiệt
độ phù hợp để nhân điều chín hơn và lớp vỏ lụa dễ dàng tróc hơn.

-


Bước 6: Rang muối: Tại công đoạn này nhà máy sử dụng máy rang chuyền
động trịn bên trong có lá đảo để trộn đều muối và hạt nhân, máy rang được
đặt trên 1 lò đốt dùng củi. Trước khi rang muối nhân sống còn vỏ lụa được

6


rửa sạch tạp chất nhằm mục đích cho ra sản phẩm vệ sinh và an toàn, ngoài
ra cũng nhằm mục đích làm ẩm vỏ lụa để khơng bị cháy đen trong quá
trình gia nhiệt trong muối.
-

Bước 7: Phân loại, kiểm tra, đóng gói: Sau khi rang xong nhân điều sẽ
được đem đi phân loại và loại bỏ hạt bể, hạt hư hỏng, hạt cháy. Cuối cùng,
hạt điều sẽ được đóng gói vào hộp, túi zip hoặc hút chân khơng.

Lựa chọn cơng nghệ đầu tư
Dựa trên quy trình sản xuất – chế biến hạt điều của cở sở và sau khi nghiên cứu
thị trường, nghiên cứu công nghệ. Đánh giá lựa chọn các thiết bị máy móc được xem
xét tại các cơ sở sản xuất – chế biến điều nhân và các công ty sản xuất điều xuất khẩu
trên địa bàn tỉnh, em đã quyết định lựa chọn máy móc sản xuất – chế biến điều theo cơng
nghệ tự động hố bao gồm các loại máy móc sau:
1) Máy chẻ hạt điều tự động ĐHK

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:
-

Kích thước: D8.2 x R5.3 x C3.5 (m)


-

Năng suất: 90 - 160 Kg/dàn máy/h

-

Tỷ lệ nhân nguyên: 85 - 98%

-

Tỷ lệ nhân bế: 1- 6%

-

Công suất điện: 10 KWh

-

Nguồn điện: 3 pha - 380V/50Hz

-

Vật liệu sử dụng là thép không rỉ (inox)

2) Sàng 9 mét phân cỡ hạt điều thô: Dùng phân lọai hạt điều thô ra nhiều loại
khác nhau

7



ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT
- Máy gồm 2 bộ phận:
+ Băng tải vận chuyển.
+ Bộ phận phân loại hạt.
- Năng suất: 1,500 – 1,700 kg/h.
- Kích thước lắp đặt: D*R*C = 13.0 *2.0* 2.5 (mét)
- Công suất tiêu thụ điện: 4.Hp ( 3Kw– 3pha – 380V – 50 Hz)
- Sau khi phân loại chúng ta có thể nhận được 5 loại hạt điều khác nha
3) Máy sấy

ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT
- Gồm 04 xe (176 khay)
- Kích thước khay sấy : D*R*C: 900 * 500 *50 ( tole dày : 0.6 mm)
- Công suất tiêu thụ điện: 8HP ( 6.0 KW-380V-3 pha( 04 quạt )
- Năng suất: 1,5 tấn/mẻ.
- Kích thước lắp đặt : D*R*C: 3,8*2.2*2.2 m
4) Máy hấp
ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT
-

Năng xuất: 600 – 800 kg/mẻ

-

Kích thước: D 1.7*R 1.8 * C 4.9 (m)

8


-


Công suất điện: 3KWh

-

Nguồn điện: 3 pha – 800v/50hz

-

Bao gồm: gàu cấp liệu, xe đẩy

5) Lị Hơi:

ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT
- Năng suất : 1,500kg/h
- Kích thước lắp đặt: D*R*C :4.5*2.5*3.0 m
- Công suất tiêu thụ điện : 15 HP (11.25Kw) - 3pha - 380V
Riêng đối với lò rang muối, vẫn sẽ giữ nguyên lo rang hiện tại cơ sở đang sử
dụng. Vì lo rang đang sử dụng là lo rang củi sẽ tạo ra hạt điều rang muối ngon hơn so
với rang máy. Hạt điều rang củi sẽ thơm hơn, giữ được độ béo ngọt trong nhân điều
đồng thời màu sắc sau khi rang sẽ không được đồng màu như rang máy nhưng sẽ tạo
cảm giác tự nhiên và hoàn tồn khơng chứa các chất độc hại.
Tất cả các máy móc liên quan đến sản xuất – chế biến hạt điều, nhòm đã xem xét
đánh giá các nhà cung cấp thiết bị dựa trên các yếu tố: Chất lượng, uy tín và giá cả. Sau

9


khi xem xét kĩ lưỡng nhóm lựa chọn nhà cung cấp máy móc là: Cơng ty TNHH SX –
TM – DV KHUÂN MÁY VIỆT: là đại lý cung cấp đầy đủ các dây chuyền máy móc chế

biến hạt điều cần thiết với giá thành tốt nhất, giao hàng, vận chuyển toàn quốc.
2.3. Nghiên cứu nhân sự dự án
Cơ cấu tổ chức dự án
Bộ phận

Số lượng

Lương

Tổng lương

Quản lý

1

8.000.000

8.000.000

Kế tốn

1

7.000.000

7.000.000

Cơng nhân đứng máy

5


8.000.000

40.000.000

Công nhân làm theo
Mức lương trả công theo thành phẩm

thành phẩm
Phân loại nhân điều sống

1.000/kg

Phân loại nhân điều rang

500/kg

Đóng xếp hộp

2.500/hộp

Công nhân rang điều

250.000/tạ

Yêu cầu công việc
-

Quản lý: Nắm rõ quy trình sản xuất và chế biến hạt điều


-

Kế tốn có trình độ tài chính kế tốn, có bằng cử nhân chun ngành
kế tốn và có kinh nghiệm về lập báo cáo kết quả kinh doanh

-

Cơng nhân đứng máy: Có kiến thức và có kinh nghiệm sử dụng các
máy móc, thiết bị sản xuất – chế biến hạt điều.

-

Công nhân rang điều: Có kinh nghiệm rang điều, biết cách căn và điều
chỉnh lửa rang điều, biết và có kinh nghiệm căn chia tỉ lệ điều và muối.

-

Công nhân phân loại và xếp hộp: Tỉ mỉ, cẩn thận, biết phân loại các
loại điều, thoa tác nhanh gọn.

Thời gian làm việc:
-

Ca sáng: từ 7h – 11:30h

-

Ca chiều: từ 13h – 17h

-


Ca tối ( tăng ca làm thêm giờ): 19h – 21h

Lưu ý: Công nhân làm thêm giờ được trả công dựa trên số lượng sản phẩm làm
ra.

10


PHẦN 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN
3.1. Dự báo dòng tiền của dự án
Đơn vị: VND
Năm
Dòng tiền theo TIPV
Vay
Trả nợ vay
Dòng tiền theo EPV
Lá chắn thuế
Dòng tiền theo AEPV

0
-1.770.498.000

1
-1.927.646.808

2
2.953.942.893

3

3.146.079.838

4
3.292.521.394

5
6.791.797.828

841.634.100

0

0

0

0

0

0

372.532.866

372.532.866

372.532.866

0


0

-928.863.900

-2.300.179.674

2.581.410.027

2.773.546.972

3.292.521.394

6.791.797.828

0

18.528.682

12.930.892

0

0

0

-178.7458.000

-1.946.175.490


2.941.012.000

3.139.306.514

3.292.521.394

6.791.797.828

Dựa theo số liệu trên, dòng tiền ròng dự báo của dự án có thể thấy ở năm đầu tiên
của dự án dòng tiền ròng bị âm. Do vào năm đầu tiên cơ sở cần chi về nhu cầu vốn lưu
động lớn, song cơ sở vẫn đạt được lợi nhuận rịng đáng kể tại cuối năm tài chính. Các
năm cịn lại của dự án đều có dịng tiền dương cho thấy kết quá hoạt động kinh doanh
của sở cở đang hoạt động tốt.
3.2. Đánh giá hiệu quả dự án
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
16%
4.812.426.771
62%
3 năm 4 tháng

WACC
NPV
IRR
DPPR
NPV = 4.812.426.771 > 0

 Chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào và giá trị hiện tại của dòng
tiền dự án lớn hơn 0 , thu nhập thu về lớn hơn ngưỡng hồ vốn. Do đó, xét về
chỉ tiêu NPV: dự án được thông qua.
IRR = 62% > WACC = 16%

 Suất sinh lời nội bộ lớn hơn gấp 3,8 lần so với chi phí sử dụng vốn. Chỉ số
IRR tỉ lệ hoàn vốn nội bộ cao => khả năng thực thi dự án càng cao. Do đó, xét
về chỉ tiêu IRR : dự án được thông qua
DPPR: 3 năm 4 tháng
 Thời gian dự án thu lại vốn nhỏ hơn thời gian kết thúc dự án. Do đó, quyết
định đầu tư dự án.

11


3.3. Đánh giá kế hoạch vay và trả nợ của dự án

Phương án vay:
- Số tiền vay: 841.634.100 đồng
- Thời gian vay : 3 năm
- Lãi suất vay: 10%/năm, lãi xuất không đổi qua các năm
-

Phương thức trả nợ: trả gốc và lãi đều

- Ân hạn: 1 năm
Đơn vị: VND
Năm
Nợ đầu năm
Nợ mới
Trả lãi
Trả gốc
Trả gốc và lãi
Nợ cuối năm


LỊCH VAY TRẢ NỢ
1
926.434.100

0
0
841.634.100
84.800.000

92.643.410
279.889.456
372.532.866
646.544.643

926.434.100

2
646.544.643

3
338.666.242

64.654.464
307.878.401
372.532.866
338.666.241

33.866.624
338.666.241
372.532.866

0.00

Kế hoạch trả nợ : Kết thúc năm đầu tiên dự án phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ
gốc thời gian trả nợ trong vòng 3 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 372.532.866
đồng.
Đánh giá khả năng trả nợ:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
Năm
DSCR

0

1
-5.174434212

2
7.929348418

3
8.445106792

Dựa trên bảng sau có thể thấy, năm thứ nhất khả năng trả nợ của dự án không khả
quan < 1. Do đó có thể tiến hành đàm phán với ngân hàng về việc trả nợ tại năm đầu
tiền để có thể lùi lại thời gian trả nợ. Hai năm sau, khả năng trả nợ của dự án vô cùng
khả thi >1. Do đó nhìn chung khả năng trả nợ của dự án khá tốt.

12


KẾT LUẬN CHUNG

Công nghệ - khoa học – kĩ thuật luôn là tiền đề của sự phát triển kinh tế. Vì vậy
việc đầu tư, đổi mới cơng nghệ ln là vấn đề ưu tiên hàng đầu của nhà nước nói chung
và của doanh nghiệp nói riêng. Bất kể ngành nghề nào việc đầu tư, đổi mới công nghệ
luôn đem lại hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao năng xuất, giảm chi phí và tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết đánh giá và lựa chọn công nghệ phù
hợp với doanh nghiệp của mình.
Đối với ngành sản xuất – chế biến hạt điều cũng vậy, đầu tư đổi mới công nghệ
là điều tất yếu để phát triển ngành sản xuất và chế biến điều. Hiểu được điều đó, sau khi
tiến hành phân tích các khía cạnh của dự án em kết luận rằng dự án này có thể đạt được
những thành công lớn trong hoạt động kinh doanh giúp nâng cao năng xuất, tiết kiệm
chi phí và gia tăng lợi nhuận cho cơ sở.
Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ nên những phân tích đánh giá
trong dự án này sẽ khơng tránh khỏi có những thiếu sót hoặc nghiên cứu chưa đúng, các
giải pháp đưa ra có thể chưa được tối ưu. Em rất mong nhận được những lời nhận
xét, góp ý của quý thầy cơ để em có thể hồn thiện tốt nhất dự án của mình.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sản xuất hạt điều tại Việt Nam, đọc tại: />2. Sản phẩm công ty Khuân máy Việt, đọc tại:
/>3. Nguồn gốc, sản lượng, diện tích điều của tỉnh Bình Phước, đọc tại:
/>
14


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
1. Danh mục hình ảnh

1) Hình 2.2.1: Máy chẻ hạt điều tự động ĐHK

2) Hình 2.2.2: Sàng 9 mét phân cỡ hạt điều thơ
3) Hình 2.2.3: Máy sấy
4) Hình 2.2.4: Máy hấp
5) Hình 2.2.5: Lò hơi
2. Danh mục bảng biểu

1) Bảng 2.3.1. Cơ cấu nhân sự và lương của dự án
2) Bảng 3.1.1: Dự báo dòng tiền của dự án theo các quan điểm
Các bảng liên quan đến bảng dự báo dòng tiền dự án:
Nguồn tài trợ cho dự án
Nguồn tài trợ cho dự án
TS
Tỷ lệ
Vay
841634100
Vốn chủ sở hữu góp ban đầu
1051163900
WACC

44%
56%
16%

Đơn vị: VND
Năm
Tỷ lệ khai thác
Giá bán
Nhân điều sống
Điều rang muối
Vỏ tách, phế phẩm

Tổng doanh thu

Năm
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí lao động trực tiếp
Chi phí bao bì
Chi phí QL&BH
Tổng chi phí

Năm
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Chi phí QL&BH
Khấu Hao
Lời trước thuế và lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế (EBT)
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế (EAT)

0

BẢNG DOANH THU
1
75%
27158862000
4013610000
1780771200
32953243200


2
80%
2%
28516805100
4214290500
1869809760
34600905360

3
85%
2%
29942645355
4425005025
1963300248
36330950628

4
90%
2%
31439777623
4646255276
2061465260
38147498159

5
0
0
0
0
0

0

BẢNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
0
1
25242000000
1114800000
905976000
1977194592
29239970592

2
26504100000
1137096000
951274800
2076054322
30668525122

3
27829305000
1159837920
998838540
2179857038
32167838498

4
29220770250
1183034678
1048780467
2288849890

33741435285

5
0
0
0
0
0

KẾT QUẢ KINH DOANH
1
32953243200
27262776000
1977194592
319466666.7
3393805941
92643410
3301162531
660232506.3
2640930025

2
34600905360
28592470800
2076054322
319466666.7
3612913572
64654464.38
3548259107
709651821.5

2838607286

3
36330950628
29987981460
2179857038
319466666.7
3843645464
0
3843645464
768729092.7
3074916371

4
38147498159
31452585395
2288849890
319466666.7
4086596208
0
4086596208
817319241.6
3269276966

5
0
0
0
0
0

0
0
0
0

0

15


Năm
Tiền tối thiểu
Tồn kho NVL
Phải thu
Phải trả
Nhu cầu VLĐ HĐKD

NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
0
1
450000000
3295324320
2240776110
4942986480
5048400000
450000000
5430686910

2
3460090536

2350066093
5190135804
5300820000
5699472433

3
3633095063
2464765599
5449642594
5565861000
5981642256

4
3814749816
2585144005
5722124724
5844154050
6277864495

5
0
0
0
0
0

Dòng ngân lưu của dự án theo quan điểm TIPV
Phương pháp trực tiếp:
Năm
Doanh thu

Thay đổi phải thu
Giá trị TSCĐ cịn lại
năm cuối cùng
Tổng dịng tiền vào
Chi phí đầu tư
Giá vốn hàng bán
Chi phí QL&BH
Thay đổi tiền tối thiểu (+)
Thay đổi phải trả (-)
Thay đổi tồn kho (+)
Tổng dòng tiền ra
Lưu chuyển tiền tệ trước thuế TIPV
Thuế TNDN
Lưu chuyển tiền tệ sau thuế TIPV

0

1
32953243200
4942986480

2
34600905360
247149324

3
36330950628
259506790.2

4

38147498159
272482129.7

28010256720

34353756036

36071443838

37875016030

5
0
-5722124724
513933333.3
6236058057

27262776000
1977194592
2845324320
5048400000
2240776110
29277671022
-1267414302
660232506.3
-1927646808

28592470800
2076054322
164766216

252420000
109289983.6
30690161321
3663594715
709651821.5
2953942893

29987981460
2179857038
173004526.8
265041000
114699506.3
32190501531
3880942307
768729092.7
3112213214

31452585395
2288849890
181654753.1
278293050
120378405.6
33765175394
4109840636
817319241.6
3292521394

0
0
-3814749816

-5844154050
-2585144005
-555739771
6791797828
0
6791797828

1770498000

1770498000
-1770498000
-1770498000

Phương pháp gián tiếp:
Năm
Dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh (OCF)
EAT
Khấu hao
CP trả lãi
Tăng giảm nhu cầu
vốn LĐ
Dòng tiền OCF
Dòng tiền từ đầu tư (ICF)
Chi đầu tư TSCĐ
Giá trị thu hồi
Giá trị thanh lý thu hồi TSCĐ
Thu hồi vốn lưu động trong HĐKD
Dòng tiền ICF
Dòng tiền ròng


0

1

2

3

4

2640930025
319466666.7
92643410
4980686910
-1927646808

2838607286
319466666.7
64654464.38
268785523.6
2953942893

3074916371
319466666.7
33866624.2
282169823.3
3146079838

3269276966

319466666.7
0
296222238.5
3292521394

5

-1770498000

-1770498000
-1770498000

0
-1927646808

0
2953942893

0
3146079838

0
3292521394

513933333.3
6277864495
6791797828
6791797828

3) Bảng 3.2.1: Đánh giá dự án

Các bảng liên quan đến đánh giá dự án:
Đơn vị: VND

16


ƯỚC TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN
Tổng vốn đầu tư
Bảng chi phí đầu tư
Chi phí xây dựng
250000000 Năm
0
Giá mua máy móc thiết bị
1410000000 Chi phí đầu tư xây dựng
250000000
Chi phí khác
75498000 Chi phí máy móc
1410000000
Lãi vay trong thời gian xây dựng
84800000 Chí phí khác
75498000
Vốn lưu động đầu tư ban đầu
37500000 Chi phí dự phịng
35000000
Chi phí dự phịng
35000000 Tổng chi phí đầu tư
1770498000
Tổng vốn đầu tư
1892798000


Nguồn tài trợ cho dự án
Nguồn tài trợ cho dự án
TS
Tỷ lệ
Vay
841634100
Vốn chủ sở hữu góp ban đầu
1051163900
WACC

4) Bảng 3.3.1: Lịch trả nợ vay

17

44%
56%
16%



×