Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

123doc rao can ve an toan ve sinh va kiem dich dong thuc vat sps doi voi mat hang tom xuat khau viet nam ma so hs 03061710 vao thi truong nhat ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài: Rào cản về an toàn vệ sinh và kiểm dịch động
thực vật SPS đối với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam
mã số HS 03061710 vào thị trường Nhật Bản
GV Hướng dẫn

: PGS. TS Nguyễn Thanh Bình

Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Vũ Thị Minh Trang

MSSV

Nguyễn Thị Khánh Ly

1311110710
MSSV

Bùi Thị Huyền Diệu

1311110420
MSSV

Nguyễn Văn Quang

1311110118
MSSV


Nguyễn Tiến Duy

1311110571
MSSV
1311110153


Hà Nội, tháng 5 năm 2016

MỤC LỤC
1. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH SPS CỦA NHẬT BẢN VỀ TÔM SÚ
NHẬP KHẨU............................................................................................................ 1
2. ẢNH HƯỞNG CÁC QUY ĐỊNH SPS CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CÀ MAU................................................1
2.1 Sụt giảm sản lượng xuất khẩu..........................................................................1
2.2 Tăng chi phí cho doanh nghiệp........................................................................2
2.3 Thủ tục phức tạp...............................................................................................3
3. GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CÀ
MAU......................................................................................................................... 3
3.1 Giải pháp thứ nhất............................................................................................3
3.2 Giải pháp thứ hai..............................................................................................4
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 6


1. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH SPS CỦA NHẬT BẢN VỀ TÔM SÚ
NHẬP KHẨU
Sau khi Nhật Bản tiến hành kiểm tra về chỉ tiêu Oxytetracyline và
Chloramphenicol từ tháng 3/2014 và kiểm tra về hàm lượng Enrofloxacin với tần
suất 100% từ năm 2015 thì tính đến tháng 4/2016 đã có tổng cộng 25 doanh nghiệp
cơng ty bị cơ quan Nhật Bản cảnh cáo không đáp ứng được các quy định đặt ra về

hàm lượng các chất có trong tơm sú.
Trong đó Cơng ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Cà Mau nằm trong số 25
doanh nghiệp không đáp ứng được các quy định sps của Nhật Bản đặt ra đối với
tôm sú nhập khẩu về cả 3 chất Oxytetracyline, Chloramphenicol và Enrofloxacin.
Từ đó cho thấy khả năng vượt qua rào cản của Công ty cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Cà Mau cịn thấp.
Hiện, rào cản kháng sinh và hóa chất cấm là trở ngại lớn nhất của tôm Việt
Nam xuất sang Nhật. Do đó, điều kiện quan trọng nhất giúp đẩy mạnh tôm xuất
khẩu sang Nhật là cần đảm bảo nghiêm ngặt an toàn vệ sinh và chất lượng sản
phẩm.
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong q trình ni trồng và chế
biến thủy sản xuất khẩu vẫn còn là một vấn đề phức tạp, việc thực hiện cịn nhiều
hạn chế. Điều đó làm giảm đáng kể chất lượng thủy hải sản nhập khẩu.
2. ẢNH HƯỞNG CÁC QUY ĐỊNH SPS CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CÀ MAU
2.1 Sụt giảm sản lượng xuất khẩu
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thủy Sản Xuất Khẩu Cà Mau chủ yếu sử dụng
tôm từ các hộ nuôi trồng trong địa bàn tỉnh Cà Mau để làm nguồn nguyên liệu cho


mặt hàng tôm sú xuất khẩu. Trong bối cảnh hiện nay khi mà tình hình tơm bị nhiễm
các chất kháng sinh nói chung và các chất đặc biệt như Oxytetracyline,
Chloramphenicol và Enrofloxacin nói riêng có chiều hướng tăng thì việc Nhật Bản
ban hành quy định mới về việc kiểm tra 100% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam
đặt ra một trở ngại lớn cho kim ngạch xuất khẩu tôm của cơng ty sang thị trường
này. Có thể thấy rằng việc Nhật Bản quy định nâng mức kiểm tra tôm nhập khẩu từ
Việt Nam lên 100 % đối với kháng sinh Enrofloxacin từ năm 2011 và
Oxytetracyline, Chloramphenicol từ năm 2014 phần nào cảnh báo chất lượng của
tôm Việt Nam. Tần suất kiểm tra lên tới 100% cộng với quy định khắt khe về giới
hạn cho phép đối với chất kháng sinh (Nhật Bản quy định giới hạn cho tổng dư

lượng Enrofloxacin là 0,01 mg/kg trong khi EU chỉ quy định ở mức 0,1 mg/kg, thấp
hơn 10 lần quy định của thị trường này) sẽ là nguyên nhân khiến sản lượng tôm sú
xuất khẩu của công ty sụt giảm nếu không đáp ứng được. Theo các thông tin số liệu
được công bố bởi bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong năm 2015, Công
Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thủy Sản Xuất Khẩu Cà Mau đã bị phát hiện vi phạm quy
định an toàn thực phẩm về dư lượng Enrofloxacin. Việc phía Nhật Bản tiếp tục kiểm
tra 100% tơm Việt Nam đối với Oxytetracyline và Chloramphenicol sẽ là rào cản
lớn đối với công ty trong hiện tại và tương lai, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
xuất khẩu.
2.2 Tăng chi phí cho doanh nghiệp
Các rào cản phi thuế quan và thuế quan nói chung cũng như các rào cản về
SPS nói riêng có xu hướng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Các loại chi phí có
thể kể đến như chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí chứng minh sự phù hợp.
Bởi vì, các rào cản thương mại thường đặt ra các qui định liên quan đến qui trình
sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất, nguyên liệu bao gói, khống chế hàm lượng độc
tố và dư lượng thuốc trừ sâu,… để vượt qua rào cản này, các doanh nghiệp xuất
khẩu phải tăng các khoản đầu tư cố định vào máy móc thiết bị, cơng nghệ và qui
trình quản lý,…nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với đó là chi phí thử
nghiệm, kiểm định, giám định, cơng nhận và lấy giấy chứng nhận. Các doanh


nghiệp Việt Nam, bao gồm cả Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thủy Sản Xuất Khẩu
Cà Mau, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn trong đầu tư để
đáp ứng rào cản ở thị trường nhập khẩu. Những năm vừa rồi có rất nhiều doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tôm sú đông lạnh sang
Nhật Bản và bị trả lại do bị phát hiện dư lượng một số chất kháng sinh trong tôm
vượt ngưỡng cho phép. Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thủy Sản Xuất Khẩu Cà Mau
cũng đã có mặt hàng tơm vi phạm nồng độ chất Enrofloxacin. Sau vụ việc xuất hiện
nhiều doanh nghiệp tiếp tục vi phạm, Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã
siết chặt kiểm tra 100% lô hàng thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt

Nam vào thị trường Nhật Bản bất kể doanh nghiệp trước tới giờ uy tín tốt hay
khơng. Điều này đã làm tăng chi phí lưu kho bãi của hàng hóa tại cửa khẩu, kéo dài
thời gian xuất hàng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất
khẩu. Là một doanh nghiệp lớn trong nhóm 10 doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu
thủy sản nói chung và tơm đơng lạnh nói riêng, Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thủy
Sản Xuất Khẩu Cà Mau đã phải tốn thêm một khoản chi phí xuất khẩu không nhỏ
cho việc lưu kho bãi này.
2.3 Thủ tục phức tạp
Rào cản thương mại mà các nước đặt ra kéo theo các thủ tục quản lý, chứng
minh, kiểm định, chứng nhận, công nhận tương đối phức tạp,… đối với hàng xuất
khẩu Việt Nam cả ở Việt Nam và thị trường nhập khẩu. Các quy định mà Nhật Bản
đặt ra cho thủy sản các nước nhập khẩu vào thị trường của mình, trong đó có các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, rất khắt khe, đối với hàm lượng các chất
kháng sinh có trong sản phẩm tơm cao gấp 10 lần vào thị trường EU. Tuy nhiên đây
là một thị trường mục tiêu với sức tiêu thụ lớn do đó các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam trong đó có Cơng Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thủy Sản Xuất Khẩu Cà
Mau, dù muốn hay không, phải chấp nhận để tiếp cận thị trường này. Việc tiến hành
nhiều khâu, nhiều bước trong kiểm tra, đánh giá, trong khi còn thiếu sự công nhận
về kết quả kiểm tra, đánh giá giữa Việt Nam và đối tác nhập khẩu sẽ gây ra sự chậm
trễ trong giao hàng, hàm chứa yếu tố rủi ro do các mặt hàng thủy sản dễ hư hỏng và


đi kèm đó là khả năng bị tịch thu, thiêu hủy tại cửa khẩu nước nhập.... đây là nỗi lo
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung.
3. GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CÀ
MAU
3.1 Giải pháp thứ nhất
Doanh nghiệp Công ty cổ phần thủy sản xuất khẩu Cà Mau cần tập trung và
có kế hoạch giám sát chặt chẽ đối với nguồn nguyên liệu Tôm sú đầu vào trước khi
tiến hành chế biến để xuất khẩu.

Nguyên nhân:
Trong một số trường hợp, Tôm sú khi xuất khẩu vào thì trường Nhật Bản
khơng đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứa các chất kháng
sinh, hóa chất cấm hay vượt hạn mức cho phép như các chất: oxytetracyline,
chloramphenicol, enrofloxacine. Điều này xuất phát từ q trình ni tơm của các
hộ ni trồng thủy sản cũng như công tác kiểm tra kiểm dịch trong khâu mua
nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay thị trường Nhật Bản ngày
càng có nhiều quy định khắt khe hơn đối với dư lượng các chất có trong tơm vì vậy
cần phải đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát chặt chẽ đối với nguồn nguyên liệu
đầu vào.
Hướng giải quyết:


Đầu tư hệ thống kiểm tra, kiểm dịch, thành lập các bộ phận chuyên về
kiểm tra, kiểm dịch đối với tôm sú trước khi thu mua từ các cơ sở nuôi
trồng.




Áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch, hạn mức cho phép các
chất có trong tơm theo các quy định của Nhật Bản.



Bộ phận phụ trách kiểm tra, kiểm dịch thường xuyên cập nhật các quy
định mới của Nhật Bản về vệ sinh và kiểm dịch tôm sú đơng lạnh.




Bộ phận phụ trách thu mua ngun liệu đầu vào của doanh nghiệp cần
làm việc nghiêm túc, thực hiện công tác kiểm tra nghiêm ngặt trước khi
thu mua.

3.2 Giải pháp thứ hai
Doanh nghiệp Công ty cổ phần thủy sản xuất khẩu Cà Mau tập trung nguồn
lực, tài chính để tiến hành tổ chức theo quy trình sản xuất khép kín từ khâu ni
trồng, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt đạt các yêu cầu khắt
khe về vệ sinh, kiểm dịch của Nhật Bản.
Nguyên nhân:
Công ty cổ phần thủy sản xuất khẩu Cà Mau hiện nay đang tiến hành hoạt
động kinh doanh chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm sú đông lạnh. Nguyên liệu
tôm được tiến hành mua từ các cơ sở nuôi trồng nhỏ, lẻ nên thường không đảm bảo
đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh, kiểm dịch. Vì vậy việc xây dựng một quy
trình sản xuất khép kín với hệ thống đạt tiêu chuẩn sẽ đảm bảo được chất lượng từ
nguyên liệu đầu vào đến khi xuất khẩu.
Hướng giải quyết:




Đầu tư xây dựng cơ sở mới trực tiếp tiến hành nuôi tôm đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch của
Nhật.



Tại cơ sở ni tơm, thành lập ban lãnh đạo quản lý, điều hành trực tiếp;
thành lập các bộ phận: bộ phận thức ăn chăn nuôi; bộ phận nuôi trồng; bộ
phận kiểm tra, giám sát; bộ phận vệ sinh, kiểm dịch,…




Thường xuyên cập nhật và áp dụng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn và kiểm
dịch động vật của Nhật Bản và Quốc Tế.



Trong trường hợp cơng ty khơng thể tập trung được nguồn lực, tài chính
để tiến hành xây dựng cơ sở nuôi trồng mới. Công ty sẽ tiến hành đầu tư
góp vốn, liên kết với cơ sở ni trồng thủy sản nhỏ, nâng cấp hệ thống
nuôi trồng và trực tiếp tham gia vào hệ thống quản lý nuôi trồng để đảm
bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch
của Nhật.

PHỤ LỤC
Quy định về một số dư lượng kháng sinh của Nhật Bản đối với mặt hàng tôm Việt
Nam


lượng

kháng sinh
Chloramphe

Giới hạn tối
đa cho phép
0,0005 ppm

Tần


suất

Quy định có

kiểm tra
100%

hiệu lực từ
03/2014

nicol
Oxytetracycl

0,01 ppm

100%

03/2014

Enrofloxacin

1ppp

100%

10/2011

ine



Nguồn:
 Công văn số 401/QLCL-CL1, Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản và
Thủy Sản
 Công văn số 51/2014/CV-VASEP, Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy
Sản Việt Nam
 Nghị định số 2654/QĐ-BNN-QLCL, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn



×