Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Luận văn thạc sỹ - Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.76 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

PHẠM THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH
GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
VỚI CÁC ĐỐI TÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


2
2

----------------

PHẠM THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH
GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
VỚI CÁC ĐỐI TÁC

Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

HÀ NỘI, NĂM 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày........tháng......năm 2020
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Huyền


4

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Hồng Đức Thân- người đã tận
tình hướng dẫn tơi về mặt khoa học để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân
về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành
bài luận văn thạc sỹ của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo, các phòng ban của Ngân

hàng Techcombank đã cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích cũng như
những lời góp ý để tơi hồn thành bài luận văn.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã
thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi những lúc khó khăn nhất để tơi
vượt qua và hồn thành khóa học đào tạo thạc sỹ.
Hà Nội, ngày… tháng…. năm 2020
Học viên

Phạm Thị Thanh Huyền


5

MỤC LỤC


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Banca
CAR
CASA
CBNV
Co-branding
Fintech
IATA
LKKD
LDR
Manulife

NHNN
NHTM
PVI
PNS
Sungroup
TMCP
Techcombank
Vietcombank
Vietinbank

Đầy đủ tiếng Anh
Bancassurance
Capital adequacy ratio
Current account, saving
accoun

Nghĩa tiếng Việt
Bảo Hiểm
Tỉ lệ an tồn vốn
Tiền gửi thanh tốn
(Tiền gửi khơng kỳ hạn)
Cán bộ nhân viên
Hợp tác thương hiệu
Cơng nghệ tài chính

Co-branding
Financial Technology
International Air Transport
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
Association

Business linkages
Liên kết kinh doanh
Loan to Deposit
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động
Tổng công ty bảo hiểm Canada
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu
khí Việt Nam
Partnership
Đối tác
Tập đồn kinh doanh đa ngành của
Việt Nam (SUN)
Thương mại cổ phần
Ngân hang thương mại cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam

Vietnam
Airline

Hãng Hàng khơng Quốc gia Việt Nam

Vingroup

Tập đồn kinh tế đa ngành của Việt
Nam (VIN)


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang


7


8

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

PHẠM THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH
GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
VỚI CÁC ĐỐI TÁC

Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410



9

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2020

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Sự cần thiết của đề tài
-

Liên kết kinh doanh với các đối tác giúp cho ngân hàng mở rộng được hoạt động
kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng

-

mình.
Vai trị đối tác kinh doanh đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt
Nam (Techcombank) đã được chứng minh qua những kết quả kinh doanh đầy ấn

-

tượng của Techcombank năm 2019
Trong liên kết kinh doanh với các đối tác của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam cũng còn nhiều hạn chế cụ thể như: phát triển các đối tác liên kết kinh doanh
mới mới tập trung ở đối tác chiến lược; phát triển các đối tác liên kết kinh doanh
của Techcombank chưa đa dạng và chưa khai thác được lợi thế; Sản phẩm liên kết
kinh doanh còn đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển liên kết kinh

doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác” làm đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, Quản lý thương mại.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ LIÊN KẾT KINH
DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI ĐỐI TÁC


10

1.1.

Một số vấn đề lý luận về liên kết kinh doanh
Khái niệm: Liên kết kinh doanhlà sự hợp tác, phối hợp hoạt động do các
doanh nghiệp tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có
liên quan đến hoạt động kinh doanh chung, nhằm thúc đẩy việc kinh doanh phát
triển theo chiều hướng có lợi nhất.
Liên kết kinh doanh được thực hiện trên cơ sở ngun tắc tự nguyện, bình
đẳng, cùng có lợi thơng qua thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên
tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh
doanh là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc
các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên mơn hố và hiệp tác
hố, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng
nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành
viên, giá cả cho từng loại sản phẩm hoặc tương hỗ trong tiêu thụ sản phẩm nhằm
thúc đẩy lợi ích của nhau, cùng giúp nhau để có khoản thu nhập cao nhất.

1.2. Hình thức, nội dung và đánh giá liên kết kinh doanh giữa ngân
hàng thương mại với đối tác
Trong tiết này luận văn trình bày ngun tắc, hình thức, nội dung, mơ hình

và các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả liên kết kinh doanh.
Về nguyên tắc phải bảo đảmliên kết kinh doanh trên cơ sở tự nguyện; công
khai minh bạch và cùng có lợi.
Về hình thức liên kết kinh doanh có liên kết toàn diện và liên kết từng phần;
liên kết kinh doanh dọc và liên kết kinh doanh ngang. Mỗi hình thức đều có những
ưu ngược điểm. Hai bên hay nhiều bên cần lựa chọn hình thức liên kết kinh doanh
hợp lý.
Về nội dung liên kết kinh doanh giữa ngân hàng thương mại và các đối tác,
bao gồm:
-

Liên kết bán chéo sản phẩm dựa trên việc phối hợp, liên kết với các đối tác kinh

-

doanh
Liên kết kinh doanh để tạo ra sản phẩm dịch vụ mới


11

-

Liên kết ngân hàng và công ty công nghệ tài chính- FinTech
Hợp tác thương hiệu
Ngân hàng và các đối tác có thể sử dụng mơ hình liên kết đại lý hoặc mơ
hình liên kết chiến lược tùy thuộc vào lợi thế và hiệu quả trong liên kết.
Để đánh giá được kết quả và hiệu quả liên kết kinh doanh giữa ngân hàng thương
mại với các đối tác, cần sử dụng các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính.


1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh doanh giữa ngân hàng
thương mại với đối tác
1.3.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô


Môi trường pháp lý;



Môi trường kinh tế;



Môi trường văn hóa – xã hội
1.3.2. Nhân tố thuộc ngân hàng thương mại



Chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại;



nguồn lực tài chính;



chất lượng nguồn nhân lưc
1.3.3.Nhân tố thuộc đối tác




Ngành nghề hoạt động của đối tác liên kết kinh doanh;



Quy mô tổng tài sản của đối tác kinh doanh;



Mạng lưới của đối tác kinh doanh;



Số lượng khách hàng của đối tác kinh doanh.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TAC

1.1.

Tổng quan đặc điểm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam


12

• Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép Hoạt động số
0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 06 tháng 08 năm 1993 trong thời hạn 20 năm.
Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, thời hạn hoạt động của Ngân hàng đã

được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định của NHNN số 330/QĐ-NH5 ngày 08
tháng 10 năm 1997.
• Techcombank là ngân hàng thương mại đơ thị đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ
tài chính đồng bộ, đa dạng có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm
các mục đích thỏa mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát
triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
• Techcombank là ngân hàng duy nhất có mặt trong top 3 doanh nghiệp tư nhân có lợi
nhuận tốt nhất năm 2019. Doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh luôn đứng
đầu các ngân hàng khu vực ngồi nhà nước.

2.2. Phân tích thực trạng liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác
* Thực trạng các đối tác liên kết kinh doanh của Techcombank
Được thành lập từ năm 1993, Techcombank là một trong những ngân hàng
TMCP lớn nhất Việt Nam và một trong những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á.
Techcombank cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho hơn 5.4 triệu
khách hàng ở Việt Nam với mạng lưới 315 chi nhánh trên tồn quốc. Đạt được các
thành cơng đó có sự đóng góp đáng kể của hoạt động liên kết kinh doanh với các
đối tác của Techcombank. Các đối tác của Techcombank đều là những đối tác rất
lớn, có uy tín trên thị trường. Hiện nay, các đối tác kinh doanh của Techcombank
bao gồm: Vietnam airline;
Manulife; Vingroup; Sungroup; Thaco, PVI… Sự phát triển đối tác liên kết
kinh doanh của Techcombank.
• Thực trạng liên kết kinh doanh giữa Techcombank với một số đối tác chiến lược.
Đây là những đối tác có quan hệ lâu dài và ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả
kinh doanh của techcomBank. Những đối tác chiến lược là Vietnam airline;
Manulife; Vingroup; Sungroup; Thaco, PVI.


13


• Hình thức liên kết kinh doanh. Hiện nay, Techcombank đang thực hiện hai hình
thức liên kết với các đối tác kinh doanh bao gồm: Liên kết toàn diện và liên kết một
phần. Số liệu thống kê cho thấy, số lượng đối tác tham gia liên kết kinh doanh với
Techcombank ngày càng nhiều điều này cho thấy xu thế phát triển mạnh mẽ trong
hoạt động liên kết kinh doanh giữa NHTM với các các đối tác khác. Trong đó, xu
thế Techcombank phát triển mạnh mẽ hơn mối quan hệ hợp tác tồn diện.
• Liên kết tạo sản phẩm mới. Hoạt động liên kết kinh doanh tạo ra sản phẩm mới tại
tại Techcombank ngày được khuyến khích để có được những sản phẩm đặc thù cho
từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp khác nhau.
• Liên kết bán chéo sản phẩm. Hiện tại, hoạt động bán chéo sản phẩm của
Techcombank với các đối tác được thực hiện ngày càng rộng rãi và mang lại lợi ích
rất lớn cho ngân hàng trong việc gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường. Số lượng
sản phẩm bán chéo ngày một gia tăng.
• Quy mơ khách hàng sử dụng sản phẩm; các loại sản phẩm liên kết kinh doanh và
doanh thu, lợi nhuận từ liên kết kinh doanh giữa techcombank với các đối tác ngày
càng phát triển.

2.3. Đánh giá thực trạng liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam với đối tác
2.3.1. Những kết quả đạt được
* Thứ nhất, số lượng đối tác liên kết kinh doanh với Techcombank có xu hướng
tăng.
* Thứ hai, một số sản phẩm liên kết có xu hướng tăng quy mô cung ứng.
* Thứ ba, Kết quả liên kết kinh doanh của Techcombank tăng trưởng khá.
* Thứ tư, Kiểm soát được nợ xấu trong liên kết kinh doanh
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động liên kết kinh doanh giữa

Techcombank với các đối tác vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:


Thứ nhất, phát triển các đối tác liên kết kinh doanh mới mới tập trung ở đối
tác chiến lược


14



Thứ hai, phát triển các đối tác liên kết kinh doanh của techcombank chưa đa
dạng và chưa khai thác được lợi thế.



Thứ ba, Sản phẩm liên kết kinh doanh còn đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu
đa dạng của khách hàng.



Thứ tư, mới chỉ dừng lại ở hình thức liên kết ngang.



Thứ năm, nội dung liên kết kinh doanh cũng còn giản đơn.



Thứ sáu, Kết quả liên kết kinh doanh còn khiêm tốn, hiệu quả chưa cao.




Thứ bảy, phối hợp hoạt động giữa Techcombank với các đối tác liên kết kinh
doanh chưa chặt chẽ, hiệu quả.



Thứ tám, chưa hình thành mơ hình liên kết bền vững.
2.3.2.2. Ngun nhân hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan:



Môi trường thể chế kinh tế vĩ mơ chưa hồn thiện;



Trình độ phát triển kinh tế cịn thấp;



Đa số doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại nhỏ.
b. Nguyên nhân chủ quan



Liên kết kinh doanh chưa phải là lĩnh vực trọng tâm của techcombank.




chiến lược phát triển của Techcombank về phát triển liên kết kinh doanh với
các đối tác chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng



Nguồn nhân lực chưa được quan tâm



Chưa dành nguồn lực tài chính thỏa đáng cho phát triển liên kết kinh doanh
với các đối tác.



Chi phí, lãi suất, của các sản phẩm liên kết là khá cao so với mặt bằng chung
của thị trường.



Hoa hồng cho các sản phẩm liên kết khá thấp.

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT
KINH DOANH GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC


15


3.1. Phương hướng chiến lược kinh doanh và phát triển đối tác của
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
* Mục tiêu chiến lược của Techcombank là phát triển ngân hàng theo xu hướng
ngân hàng bán lẻ. Chiến lược từ nay đến năm 2025 của Techcombank là 40 - 50%
doanh thu sẽ đến từ nguồn ngoài lãi cho vay. Như vậy, mức độ bền vững của ngân hàng
và bền vững của doanh thu sẽ cao hơn. Ngân hàng tiếp tục trung thành với mơ hình rủi
ro thấp khi bán cơng ty tài chính và tập trung vào các khoản thu nhập ngoài lãi.
* Định hướng chiến lược phát triển liên kết kinh doanh giữa TechcomBank
với các đối tác cần được đẩy mạnh ở cả 3 cấp độ sau: Quan hệ hợp tác; Quan hệ đối
tac và quan hệ đối tác chiến lược.
3.2. Giải pháp phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng Thương
mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam với đối tác
3.2.1. Xây dựng và triển khai chiến lược liên kết kinh doanh với các đối
tác tại Techcombank
Chiến lược liên kết kinh doanh là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài
hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu phát triển liên
kết kinh doanh với các đối tác. Chiến lược này thể hiện tầm nhìn xa và các mục tiêu
tổng quát của lãnh đạo Techcombank về liên kết kinh doanh theo hướng đa dạng,
phát triển bền vững các liên kết với đối tác.
3.2.2. Giải pháp phát triển đa dạng các đối tác liên kết kinh doanh của
Techcombank
Techcombank nên đa dạng hóa các đối tượng liên kết kinh doanh có ngành
nghề khác nhau, quy mơ khác nhau. Theo đó, Techcombank lựa chọn những tập
đoàn, doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chí đưa ra.
3.2.3. Giải pháp phát triển đa dạng các hình thức và mơ hình liên kết kinh
doanh với các đối tác của Techcombank
Hiện nay Techcombank mới chỉ tập trung liên kết ngang với các đối tác trong
khi đó hình thức liên kết dọc chưa được sử dụng vì lượng vốn bỏ vào là rất nhiều.
Tuy nhiên, hình thức liên kết dọc tạo ra tính bền vững trong liên kết với các đối tác



16

kinh doanh của Techcombank. Do đó, Techcombank nên quan tâm và triển khai
hình thức liên kết này đối với các đối tác kinh doanh của mình trong thời gian tới.
Đối tác kinh doanh phù hợp với hình thức kinh doanh này nên là các tập đoàn đa
ngành nghề.
3.2.4. Giải pháp phát triển nội dung liên kết kinh doanh giữa
Techcombank với các đối tác
Đẩy mạnh bán chéo sản phẩm với các đối tác như hiện nay. Nghiên cứu phát
triển các sản phẩm liên kết mới đa dạng và có hiệu quả. Liên kết với cơng ty tài
chính Fintech trong bối cảnh này là rất cần thiết vừa làm tăng năng lực cạnh tranh
cũng như giảm áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp này. Tăng cường liên kết với
các doanh nghiệp để phát triển thương hiệu. Các nội dung liên kết kinh doanh giữa
techcombank và các đối tác cần được hoàn thiện theo hướng bền vững, lâu dài. Cần
hướng vào các nội dung có thể tạo đột phá trên thị trường, đem lại những lợi ích cao
cho các bên và cho xã hội.
3.2.5. Giải pháp phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm
liên kết kinh doanh
Kết quả liên kết thể hiện qua những lợi ích mà mơi bên thu được và biểu
hiện qua các con số như số lượng sản phẩm bán được, doanh thu, lợi nhuận. Để
đạt được điều này thì hành vi của khách hàng là rất quan trọng. Do đó, để thu
hút được khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ liên kết kinh doanh thì điều
tiên quyết đầu tiên đó phải làn hững sản phẩm có chất lượng cao mang lại sự
hài lịng cho khách hàng.

3.3. Kiến nghị điều kiện thực hiện
3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho liên kết kinh doanh tại
Techcombank
Để có được nguồn lao động đạt tiêu chuẩn, Techcombank cần có những bước

đi từ từ theo các lộ trình cụ thể để phát triển nguồn nhân lực trên các phương diện
như kỹ năng chuyên môn, tác phong công nghiệp, năng lực quản lý…
3.3.2. Bảo đảm nguồn tài chính cho liên kết kinh doanh tại Techcombank


17

Điều cần thiết để Techcombank có thể tăng khả năng cho vay, mở rộng quy
mơ hoạt động đó là tăng vốn tự có. Vốn tăng thêm có thể sử dụng để đầu tư vào tài
sản cố định, xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động của
ngân hàng và các chi nhánh của ngân hàng, phần còn lại để bổ sung nguồn vốn
trung dài hạn mở rộng hoạt động kinh doanh và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong
hoạt động của ngân hàng.
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm liên kết kinh doanh
Hoạt động marketing cần được Techcombank đầu tư nguồn kinh phí lớn để
đưa các sản phẩm liên kết kinh doanh ra thị trường.
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường sử dụng marketing trực
tuyến là rất cần thiết để quảng bá hình ảnh sản phẩm liên kết mới đề tất cả các đối
tượng khách hàng khác nau. Theo đó, marketing trên mạng xã hội là rất cần thiết
cần được áp dụng.


18

KẾT LUẬN
Luận văn “Phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng thương mại cổ
phần kỹ Thương Việt Nam với các đối tác” đã thực hiện đầy đủ mục tiêu và
nhiệm vụ đạt ra.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về liên kết kinh doanh giữa NHTM
với các các đối tác bao gồm khái niệm, vai trò của liên kết kinh doanh.

Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng liên kết kinh doanh giữa
Techcombank với các đối tác chiến lược.
Luận văn đã đề xuất 5 giải pháp để phát triển liên kết kinh doanh giữa
Techcombank với các đối tác. Kiến nghị 3 điều kiện để thực hiện.


19


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

PHẠM THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH DOANH
GIỮA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
VỚI CÁC ĐỐI TÁC

Chuyên ngành: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

HÀ NỘI, NĂM 2020



21

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi doanh nghiệp có một lợi thế riêng nhưng khơng thể tạo ra những sản
phẩm mong muốn nếu khơng có sự hợp tác với một doanh nghiệp khác. Nhờ có
được đối tác kinh doanh mà những dự án lớn hay những dự án khó khăn sẽ hồn
thành nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn. Từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa các
doanh nghiệp, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Liên kết kinh
doanh mang đến cho doanh nghiệp nguồn lợi đáng kể. Trong bối cảnh các ngân
hàng thương mại cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, các đối tác kinh doanh đóng
một vai trị rất quan trọng để tạo thế và lực. Liên kết kinh doanh được thể hiện qua
nhiều hình thức nhưliên kết dọc, liên kết ngang; cùng nhau tạo mơ hình hợp tác
chiến lược để phát triển đi lên.
Liên kết kinh doanh với các đối tác giúp cho ngân hàng mở rộng được hoạt
động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của ngân
hàng mình. Do đó, việc phát triển liên kết kinh doanh giữa các ngân hàng thương
mạivới các đối tác trong bối cảnh hiện nay vừa đáp ứng được lộ trình áp dụng của
Basel II vừa gia tăng năng lực cạnh tranh.
Vai trò của đối tác kinh doanh đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam (Techcombank) đã được chứng minh trong những năm gần đây.
Điều này được thể hiện qua những con số tài chính rất triển vọng của Techcombank.
Với cơng bố mới nhất về kết quả doanh thu năm 2019, Techcombank đã đạt lợi
nhuận trước thuế đạt mức kỷ lục 12,8 nghìn tỷ đồng và doanh thu đạt 21,1 nghìn tỷ,
tăng lần lượt 31,5% và 24,7% so với năm 2018. Cụ thể, trong năm 2019, thu nhập
lãi thuần của Techcombank đạt 14,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2018.
Thu nhập ngoài lãi tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 6,8 nghìn tỷ đồng và
chiếm 32,3% tổng doanh thu. Chi phí dự phịng giảm 50,3% nhờ chất lượng tài sản
lành mạnh và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập được
kiểm sốt tốt ở mức 34,7%, giữ vững theo mục tiêu ban đầu của Ngân hàng. Tỷ suất

lợi nhuận trên tài sản đạt 2,9%, khẳng định thành công của chiến lược rủi ro thấp –
lợi nhuận cao của Techcombank. Tổng tài sản tăng 19,5% so với cuối năm 2018, đạt


22
383,7 nghìn tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 18,8%. Tổng huy động tăng
14,8% lên tới 231,3 nghìn tỷ đồng, trong đó CASA tăng trưởng mạnh mẽ 37,9% so
với cuối năm 2018, đạt mức 79,7 nghìn tỷ đồng, đưa tỷ lệ CASA của Ngân hàng lên
mức kỷ lục 34,5%. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi đạt 76,3% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho
vay trung, dài hạn ở mức 38,4%.Tỷ lệ an toàn vốn cuối kỳ theo Basel II đạt 15,5%,
cao gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II. Tỷ lệ nợ xấu tại thời
điểm cuối năm ở mức 1,3%.Trong năm 2019, Techcombank đã có thêm 1,1 triệu
khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 7,3 triệu. Tỷ lệ khách hàng sử dụng
dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking tăng từ 56% lên 76% so với năm 2018. Khối
lượng và giá trị giao dịch qua kênh di động lần lượt đạt 172 triệu giao dịch (tăng
217% so với cùng kỳ) và 2,6 triệu tỷ đồng (tăng 244% so với cùng kỳ), cho thấy rõ
sự tiện ích và ưu tiên vượt trội của khách hàng đối với các giải pháp giao dịch điện
tử của Ngân hàng. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của Techcombank. Những
thành quả trên là kết quả tích cực được mang lại từ một trong những nguyên nhân là
liên kết kinh doanh với các đối tác kinh doanh. Trong những năm qua,
Techcombank đã không ngừng nỗ lực tăng cường với các mối liên kết kinh doanh
với các đối tác lớn như Vingroup,Thaco, Manulife,vv.…Điều này càng khẳng định
vai trò quan trọng của hoạt động liên kết kinh doanh với các đối tác.
Tuy nhiên, trong liên kết kinh doanh với các đối tác của Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế cụ thể như: phát triển các đối tác liên kết
kinh doanh mới mới tập trung ở đối tác chiến lược; phát triển các đối tác liên kết
kinh doanh của Techcombank chưa đa dạng và chưa khai thác được lợi thế; Sản
phẩm liên kết kinh doanh còn đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách
hàng; Hình thức liên kết mới chỉ dừng lại ở liên kết ngang; nội dung liên kết kinh
doanh cũng còn giản đơn; Kết quả liên kết kinh doanh còn khiêm tốn, hiệu quả chưa

cao. Mặt khác, phối hợp hoạt động giữa Techcombankvới các đối tác liên kết kinh
doanh chưa chặt chẽ, hiệu quả và chưa hình thành mơ hình liên kết bền vững
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề“Phát triển liên kết kinh
doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác” làm đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, Quản lý thương mại.


23

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển liên kết kinh doanh, luận
văn đề xuất giải pháp phát triển liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam với các đối tác.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các nhiệm vụ nghiên cứu
được đặt ra cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa lý luận về liên kết kinh doanh giữa ngân hàng thương mại với
đối tác.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác. Rút ra các đánh giá
thành công, hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển liên kết kinh doanh giữa
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam với các đối tác.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về liên kết kinh doanh và thực tiễn của của Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam với đối tác.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm nội dung: Nghiên cứu hình thức, nội dung liên kết kinh doanh giữa ngân
hàng thương mại với các đối tác. Luận văn tập trung nghiên cứu liên kết với các đối tác
chiến lược của TechcomBank ngoài lĩnh vực ngân hàng như với: VinGroup, Vietnam
Airline, Manulife, SunGroup, Tập đồn Ơ tơ Trường Hải và một số đối tác lớn khác.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành phân tích thực trạng phát triển liên kết
kinh doanh của Techcombank với các đối tác trong giai đoạn 2016 – 2019 và kiến
nghị đến năm 2025.


24

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Luận văn sử dụng phương luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dung
phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp toán-thống kê; phương pháp đối
chiếu so sánh; phương pháp bảng, hình và các phương pháp nghiên cứu kinh tế
khác.

4.2. Phương pháp cụ thể
a. Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được
công bố như: Một số giáo trình, cơng trình nghiên cứu về liên kết kinh doanh giữa
các doanh nghiệp; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan;
Các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019, Báo cáo của
NHNN…

b. Thu thập tư liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi. Đối tượng
khảo sát là các khách hàng sử dụng các dịch vụ bán chéo, các sản phẩm mới được
tạo ra từ hoạt động liênkết kinh doanh giữa Techcombank với các đối tác.
Mục đích để đánh giá mức độ hài lịng của khách hàng đối với các tiêu chí như
sản phẩm, dịch vụ, lãi suất, chi phí quy trình thủ tục, đội ngũ nhân viên.
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kích thước mẫu khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát 200 khách hàng, số lượng
phiếu thu về hợp là 186 phiếu. Các phiếu thu về hợp lệ được mã hóa và nhập vào
phần mềm exel để thực hiện các bước phân tích nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu
của đề tài. Mẫu phiếu khảo sát xem phụ lục.
c. Các phương pháp sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu về kết quả và hiệu
quả trong liên kết kinh doanh giữa ngân hàng với các đối tác bao gồm: Phương
pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp đối chiếu liên
hệ, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont,vv...

5. Kết cấu của Luận văn


25
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về liên kết kinh doanh giữa ngân
hàng thương mại với các đối tác
Chương 2: Thực trạng liên kết kinh doanh giữa Ngân hàng Thương mại cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam với cácđối tác
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển liên kết kinh doanh giữa
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Namvới các đối tác



×