Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Những hạn chế khi sử dụng phong cách đàm phán hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.68 KB, 1 trang )

Những hạn chế khi sử dụng phong cách đàm phán hợp tác:
- Thời gian đàm phán diễn ra lâu, kéo dài. Khi lựa chọn kiểu phong cách đàm
phán hợp tác nghĩa là người đàm phán phải tham gia cùng với bên đối tác để
cùng nhau tìm ra phương án tốt nhất cho cả hai. Tất yếu, quá trình cân bằng
lợi ích hai bên cũng như tìm ra lựa chọn tốt nhất này đòi hỏi thời gian đàm
phán, làm việc khá lâu.
- Khó đi đến một phương án hồn hảo, cân bằng lợi ích cho cả hai bên. Đơi
khi, dù hai bên đã cố gắng nhưng vẫn khơng thể tìm ra được những phương
án có thể đảm bảo được cả hai phía cùng có lợi. khi ấy, một bên bắt buộc phải
chịu hi sinh lợi ích của bên mình để có thể đi đến giao kết cuối cùng.
- Một bên nếu lựa chọn kiểu phong cách đàm phán hợp tác nhưng bên đối tác
lại không lựa chọn kiểu phong cách đàm phán ấy thì bên lựa chọn phong cách
đàm phán hợp tác sẽ dễ rơi vào tình thế bất lợi, quá nhún nhường và thiếu
quyết đoán dẫn đến hi sinh quá nhiều lợi ích và bị bên cịn lại lấn át.
- Người đàm phán nếu lựa chọn kiểu phong cách đàm phán này cũng nên lưu
ý áp dụng tùy vào đối tượng khách hàng, đồng thời phải hiểu được những lợi
ích mình hi sinh cần để phục vụ một lợi ích cao hơn cho bản thân và đối tác.
- Dễ nhượng bộ. Phong cách đàm phán hợp tác không yêu cầu bên kia
nhượng bộ mà ngược lại chủ động nhượng bộ. Mức độ nhượng bộ dựa trên
kết quả phân tích cơng việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ. Khác với
phong cách đàm phán chấp nhận, nhượng bộ ở đây là tự nguyện để cân bằng
lợi ích đơi bên khơng phải là do sức ép từ đối tác.
- Mục tiêu đàm phán khơng cịn là điều được đặt lên hàng đầu. Trọng tâm của
đàm phán theo phong cách hợp tác đặt ở lợi ích chung chứ khơng ở lập
trường riêng của mỗi bên. Điều này khiến ta ngầm hiểu rằng xây dựng mối
quan hệ với đối tác quan trọng hơn mục tiêu đàm phán. Kết thúc cuộc đàm
phán có thể sẽ không đạt được mục tiêu đàm phán đã đặt ra. Kết quả trên đi
ngược lại với mong muốn đạt trước khi bước vào bàn đàm phán, đó là đạt
được mục tiêu đàm phán.




×