Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.5 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài: Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mã lớp HP: 2102HCMI0111
Nhóm 4
Giáo viên hướng dẫn: Ngơ Thị Minh Nguyệt


Thành viên nhóm


I. Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị đạo đức.
Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,
như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sơng thì có
nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
– Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất
vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, “Sức có mạnh mới gánh
được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
– Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc
sống, xa rời quần chúng, rơi vào thối hóa biến chất của Đảng. Vì vậy, Hồ Chí
Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người nhắc lại ý của
Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc


và thời đại. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
– Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực
tế làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln đặt đạo đức bên cạnh tài năng,
gắn đức với tài, lời nói đi đơi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Người nói:
“hãy kiên quyết chống bệnh nói sng, thói phơ trương hình thức, lối làm việc
khơng nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.
– Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất
và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài; hồng là gốc của


chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu
quả hành động.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết thể hiện ở những giá trị đạo đức cao
đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và
hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận
mệnh của lồi người khơng chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách
mạng vơ sản, mà cịn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa
cộng sản trở thành sức mạnh vô địch.
Tấm gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn
lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm
gương đó từ lâu đã là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân
dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội.
2. Chuẩn mực đạo đức
Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất
khác.
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống
của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung
mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”.
Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
- Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khơng phải
là những điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa
xưa trong tư tưởng đạo đức truyền thống phương Ðơng nói chung và đạo đức
truyền thống Việt Nam nói riêng.


Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân
tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nước ở đây với ý nghĩa
"Dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của tồn dân tộc chứ
khơng phải của riêng ai, và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ơng" của
đất nước. Mối quan hệ nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa
quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi
công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân. Hiếu với dân khơng phải chỉ là
hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với tồn
dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước. Bác Hồ từng chỉ rõ:
"Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân... Trong xã hội khơng có gì tốt đẹp,
vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân";"Nhân dân ta từ lâu đã sống với
nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình
nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa
năm châu bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao rộng hơn: khơng phải chỉ có
hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"; "Người kiên quyết cách mạng
nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu khơng làm cách mạng thì

chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc
phong kiến giày vị.
Mình khơng những cứu bố mẹ mình mà cịn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của
cả nước nữa...
Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như thế mới là đúng”
- Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể
hiện trong mọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ
thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong
từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu ln nhất qn
và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và


rèn luyện. Ðó là, lịng u nước thương nịi, tự hào với truyền thống vẻ vang của
dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự
nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị
lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu
chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin u, kính trọng nhân dân. Vì vậy,
trong suốt quá trình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên
quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu
nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và địi hỏi họ phải ln ghi sâu
trong lịng những chữ "trung với nước, hiếu với dân".
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng. Khi mở
lớp huấn luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Ðảng (ở Quảng Châu, Trung
Quốc), một trong những vấn đề đầu tiên đồng chí Nguyễn Ái Quốc quan tâm là,
đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ
nghĩa Mác - Lê-nin là để "giữ chủ nghĩa cho vững", tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp lớn của Ðảng, biết đoàn kết và tổ chức quần chúng thực hiện.
Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở : "Mỗi người đảng viên, mỗi
người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày

tớ cho nhân dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là
"quan" nhân dân". Khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một
điều rằng: "Ðảng ta là Ðảng cách mạng. Ngồi lợi ích của nhân dân, Ðảng ta
khơng có lợi ích gì khác", "Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức
chăm nom đến đời sống của nhân dân"… Vì vậy, Người ln chỉ rõ cho mọi
người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì lợi cho
dân phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh.
Chính trong q trình ấy, Người đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với
nước, tận hiếu với dân". Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như


một. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc
lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn,
thử thách. Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất,
quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp
thêm. Khi đất nước giành được độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn
công danh phú q chút nào", khơng muốn "dính líu gì với vịng danh lợi" mà
"chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành" .
- Sau Ðại thắng Mùa Xuân 1975, nhân dân cả nước cùng chung sức xây dựng
đất nước. Hậu quả nặng nề sau chiến tranh và những biến động sâu sắc của tình
hình thế giới đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về nhiệm vụ của Ðảng là lãnh đạo quần chúng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu,
xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, một lần nữa tinh thần "trung
với nước, hiếu với dân" của đội ngũ những người cách mạng được phát huy cao
độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trung với nước, hiếu với dân trong giai đoạn hiện nay trước hết là trung thành

với con đường cách mạng mà Ðảng ta và Bác Hồ đã chọn, là trung thành với sự
nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; là sự thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ðể đạt được mục tiêu trên, theo chúng tôi, cần thực
hiện tốt các việc sau đây:
+ Một là, giáo dục một cách thường xuyên, sâu rộng trong toàn dân để mỗi
người nhận thức sâu sắc và đầy đủ về truyền thống trung, hiếu của dân tộc, về
những hy sinh to lớn của các thế hệ ông cha ta để chúng ta có được ngày nay,


qua đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân
tộc, coi đó là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam yêu nước.
+ Hai là, tổ chức và lãnh đạo toàn dân nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân, tạo sự đồng thuận trong tồn xã hội để mỗi người dân đều có thể góp
sức mình vào sự nghiệp chung của Ðảng ta, đất nước ta, xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc thành một khối vững chắc như "Thành đồng" của Tổ quốc. Ðồng
thời, giải quyết tốt mối quan hệ đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân - gia đình tập thể - xã hội, giữa nghĩa vụ và quyền lợi.
+ Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy ý thức trách
nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mỗi người trong từng cơng việc, hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", đưa "dân tộc
ta bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ
hằng mong muốn.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi
hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không
phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.


Yêu thương con người
Trong những phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một
yếu tố vơ cùng quan trọng, là động lực thơi thúc hoạt động khơng mệt mỏi vì
nước, vì dân của Người; cũng là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng
lớp, mọi lực lượng… đó chính là lịng u thương con người của Bác.


Theo Bác, tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương đối
với đồng bào, với nhân dân, với những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Vì
vậy, phải hết lịng giúp dân, giúp nước để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân
dân. Đó cũng là mong ước lớn lao của Bác: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hồn tồn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
. Đó là thơng điệp Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến quốc dân đồng bào, trở thành
ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh, cống hiến của Người.
Với tình u thương vơ hạn đó, trọn cuộc đời của mình, Người đã cống hiến cho
sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Người khẳng
định: “Nếu nước độc lập mà dân không được tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý
nghĩa gì”; “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét
thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”
Tình yêu thương con người của Bác rất cụ thể, rõ ràng từ việc lớn đến việc nhỏ
như: lo giải phóng cho con người khỏi ách áp bức, bóc lột, được tự do, hạnh
phúc; đến việc giúp cho con người thốt dần khỏi cuộc sống đói, nghèo, thiếu
thốn, vất vả, thậm chí đến từng bữa cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm… Bác
đánh giá cao vai trò của Nhân dân; Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc
hiền tài cho tới những người lao công quét rác. Bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước
tới người lao động bình thường, nếu hồn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi
trọng, đều vẻ vang như nhau.

Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm
1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản
sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình
tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác đã
nhắc nhở: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa.
Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác-Lê nin được”


Theo Bác, yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì chặt
chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, giúp con người
có điều kiện vươn lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm,
khuyết điểm. Yêu thương con người là phải giúp cho mỗi người ngày càng tiến
bộ, tốt đẹp hơn. Phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa
chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để khơng ngừng tiến bộ.
Tình u thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị mà cao q.
Tình u thương đó khơng phải bằng lời nói cao sang hay những khẩu hiệu hơ
hào chung chung mà bằng chính hành động, lời nói và việc làm cụ thể. Ngay khi
Cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền cách mạng cịn non trẻ lại phải
đối phó với mn vàn khó khăn, thử thách trước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”,
cùng với hạn hán, thiên tai, lũ lụt, Nhân dân ta rơi vào tình cảnh chết đói ở khắp
mọi nơi. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi tồn dân thi đua “diệt giặc đói, diệt giặc dốt,
diệt giặc ngoại xâm”. Người tin vào lực lượng của Nhân dân, vào tinh thần và sự
hăng hái của toàn dân – nguồn nội lực lớn nhất có thể đưa dân tộc vượt qua mọi
khó khăn, nguy hiểm trong cuộc chiến đấu chống mọi kẻ thù để bảo vệ và xây
dựng đất nước.
Vì vậy, để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một
chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc quyên góp cứu đói. Ngày 07/12/1945,
trong thư gửi nơng gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất!

Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là cách thiết thực để chúng
ta giữ vững quyền tự do, độc lập”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước
thi đua thực hiện “tấc đất, tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang”. Người cùng
các Bộ trưởng và nhân viên Chính phủ cùng tham gia sản xuất sau giờ làm việc,
tăng gia một cách thực sự, không phải là tăng gia một cách hình thức. Trong khi
chờ đợi thu hoạch ngơ, khoai, sắn… Người đề xướng phong trào qun góp “hũ
gạo cứu đói”, kêu gọi đồng bào cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu dân
nghèo và Bác đã tự gương mẫu thực hiện trước. Tại buổi khai mạc cuộc quyên


góp tổ chức ở Nhà hát lớn Hà Nội, Bác đã đem phần gạo nhịn ăn của mình
qun góp trước tiên.
Tấm gương về việc làm của Bác đã khích lệ đồng bào cả nước hưởng ứng làm
theo. Bằng những lời lẽ thiết tha, xúc động, Người viết thư động viên đồng bào
cả nước nêu cao tinh thần “nhường cơm sẻ áo” để cứu dân nghèo: “Lúc chúng ta
nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng. Vậy
tơi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Ðem gạo đó để cứu dân nghèo”. Nhờ
sáng kiến đó, mỗi tuần Nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo
cứu đói, giúp cho nhiều người nghèo vượt qua nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Những năm Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954 – 1969), tấm lòng nhân
ái bao la của Người càng được phản ánh sâu sắc qua sự quan tâm và sẻ chia của
Bác đối với từng con người: trước hết cho những con người ở vị trí chiến đấu
gian khổ nhất; chia sẻ đau buồn, cảm thông với những người mất mát, hy sinh;
khoan dung độ lượng với những người lầm lỗi, khuyết điểm, nay thành thật hối
cải; thuyết phục những người do dự, phân vân; trân trọng các cháu thiếu niên,
nhi đồng; kính trọng các cụ phụ lão; sống chan hồ, gần gũi với những người
giúp việc quanh mình… Tình thương u con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh
khơng phải là lịng thương hại, cũng khơng phải là lịng trắc ẩn mà là sự đồng
cảm sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ, thấu hiểu những đau khổ, hy sinh

của đồng bào.
Thời kỳ Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch là những tháng năm đất nước bị
chia cắt làm hai miền Nam – Bắc. Đồng bào miền Nam chịu nhiều mất mát, hy
sinh bởi sự tàn sát dã man của đế quốc Mỹ xâm lược. Bác luôn hướng về đồng
bào, chiến sĩ miền Nam với tình thương yêu sâu nặng: “Một ngày miền Nam
chưa được giải phóng là ngày đó tơi ăn khơng ngon, ngủ khơng n”; “Ở miền
Nam mỗi người, mỗi gia đình đều có những nỗi đau khổ riêng và gộp lại tất cả
những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ
của tôi”6.


Tình thương u con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở sự chăm
sóc, lo lắng đối với đồng bào, đồng chí, các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu
niên, nhi đồng, các chiến sĩ ngoài mặt trận… Người đã dành trọn số tiền tiết
kiệm của mình mua nước giải khát cho bộ đội phịng khơng uống. Người chia
quà cho các cháu thiếu nhi vào dịp tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi. Mỗi
khi có gió mùa Đông Bắc về, Người nhắc nhở chống rét cho các em nhỏ, các cụ
già. Người quan tâm đến những ngày giáp hạt của nông dân, thấu hiểu nỗi vất
vả, khó nhọc của những người lao động và tìm mọi cách để góp phần cho cuộc
sống người dân bớt đi phần vất vả. Những khi làm việc đêm khuya, có bát chè
bồi dưỡng, Bác cũng xẻ đôi cho người chiến sĩ bảo vệ cùng ăn. Lúc đi chiến
dịch biên giới, Bác khơng chịu một mình cưỡi ngựa. Bác bảo cả bảy người cùng
đi bộ, để ngựa thồ hành lý cho anh em đỡ mệt… Những lúc bớt bận rộn, Bác
thường dành thời gian đến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người
nghèo khổ. Thấy các cháu nhỏ sức khỏe yếu, Bác đề nghị những nhà lãnh đạo
địa phương phải chăm lo đến đời sống người dân từ việc nhỏ nhất.
Người quan niệm cái gì có lợi cho Nhân dân, cho dân tộc là chân lý và Người
xem phục vụ Nhân dân là phục vụ chân lý, làm công bộc cho Nhân dân là một
việc làm cao thượng. Vì lẽ đó cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm
gương mẫu mực về gần dân, kính trọng, phục vụ Nhân dân.

Tình cảm của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ, với mọi tầng lớp nhân dân hết sức
tự nhiên, hết sức con người. Những việc làm của Bác rất cụ thể, thiết thực, xuất
phát từ tấm lòng của Bác. Về thăm nông dân, Bác ra tận ruộng, hỏi han và cùng
tát nước, gặt lúa với bà con; về thăm công nhân Bác xuống tận công xưởng; Bác
thăm bộ đội ngay tại trận địa pháo; Bác xuống tận bếp ăn hỏi thăm bộ đội có
được ăn no khơng, cán bộ đại đội, tiểu đồn có cùng ăn với chiến sĩ khơng; Bác
thăm bệnh xá, hỏi có đủ thuốc cho bộ đội khơng, bộ đội hay mắc bệnh gì? Có
đêm, Bác đi đến từng giường các chiến sĩ trong đội bảo vệ, giắt lại màn cho từng
người. Một chiến sĩ ngủ bỏ tay ra ngoài, Bác nhẹ nhàng nhấc bàn tay đặt vào
trong, rồi giắt màn lại cẩn thận.


Bác đã dành tình cảm đặc biệt cho thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Là
Chủ tịch nước, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng cứ đến ngày Thương binh liệt
sĩ 27/7, Bác đều gửi thư thăm hỏi thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Những lá
thư của Bác chân tình mộc mạc, ai đọc lên cũng cảm nhận được tình thương u
vơ bờ bến của Người. Trong thư gửi gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng (tháng
01/1947), Bác cảm ơn gia đình bác sĩ “đã đem món quà quý báu nhất là con
mình hiến dâng cho Tổ quốc”. Bác viết: “Tơi khơng có gia đình, cũng khơng có
con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là
con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tơi mất một đoạn ruột…”
Tình thương u con người của Bác cịn dành cho cả những người lầm đường,
lạc lối… Bác vẫn đối xử một cách độ lượng, khoan dung. Năm 1946, Bác tới trại
giam Hỏa Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác tặng áo
khoác cho họ, ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần và Người
đã rưng rưng nước mắt. Bác thường căn dặn, với những đồng bào lạc lối, lầm
đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đồn kết.
Tình u thương con người của Bác không phân biệt miền xuôi hay miền ngược,
già hay trẻ, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim
của Người. Tấm lịng nhân ái, hết lịng vì con người của Bác, khơng chỉ dừng lại

đối với Nhân dân Việt Nam, mà còn mở rộng ra với Nhân dân lao động toàn thế
giới. Quan điểm của Hồ Chí Minh là tất cả vì con người. Bác căn dặn: phải luôn
luôn làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, từ đó
nhân rộng gương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt hơn,
toàn diện hơn.
Tấm lịng nhân ái, bao dung, tình u thương con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho tới trước lúc đi xa, về
với “thế giới người hiền”, trong lời Di chúc, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Suốt đời
tơi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Nay dù phải từ biệt thế giới này, tơi khơng có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn


tình thương u cho tồn dân, tồn Đảng, cho tồn thể bộ đội, cho các cháu
thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu
bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”
Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư
- Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế
hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không
lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân,
của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ
cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, khơng bừa bãi", khơng phơ
trương hình thức, khơng liên hoan, chè chén lu bù.
Liêm tức là "luôn luôn tơn trọng giữ gìn của cơng và của dân"; "khơng xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch,
không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
khơng bao giờ hủ hố".

Chính, "nghĩa là khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: khơng tự cao,
tự đại, ln chịu khó học tập cầu tiến bộ, ln tự kiểm điểm để phát triển điều
hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: khơng nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn
giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết thật thà, khơng dối trá, lừa lọc.
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Chí cơng vơ tư, Người nói: "Đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, với
việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì
mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Tinh thần quốc tế trong sáng.


Đó là, tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh
đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị
áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp
bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách
mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả
những người tiến bộ trên thế giới vì hồ bình, cơng lý và tiến bộ xã hội, vì
những mục tiêu lớn của thời đại là hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả
các nước, các dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước,
hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản
trong sáng.



×