Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Thế giới nhân vật trong sử thi Mahabharata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.29 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ TÀI

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SỬ THI
MAHABHARATA

BÀI TẬP NHÓM

Học phần : Văn học Châu Á

1


MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một vùng đất vô cùng phong phú và đa dạng, là đất nước rộng lớn
và đông dân nằm ở miền Nam Á. Phía Bắc có dãy núi Himalaya hùng vĩ được ví là
“lâu đài tuyết trắng” hay “bơng sen trắng vĩ đại”. Chính vì vậy mà nó đã tạo ra cho
Ấn Độ một bản sắc rất riêng, rất Ấn Độ.
Ấn Độ không chi là “xư sơ của tôn giáo, xư sơ của tâm linh” mà nó còn là
nơi hội tụ một nền văn hóa đa dạng, và hơn thế nữa là một nền văn học đồ sộ, y
nghĩa đáng để cho các dân tộc khác nhìn vào và nghiêng mình khen ngợi. Văn học
Ấn Độ nói chung được công nhận là một trong những nền văn học cổ nhất thế giới.
Ấn Độ đã có 22 ngôn ngữ được cơng nhận chính thức, và nhiều nền văn học khác
nhau đã được viết bằng nhiều thứ tiếng trong quá khứ. Trong văn học Ấn Độ, các
hình thức truyền khẩu và viết đều quan trọng. Nổi bật lên ở Ấn Độ là thời cổ đại
văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sư thi.
Trong đó sư thi – một nền tảng vĩ đại của nền văn học Ấn Độ cổ đại hình
thành hơn 1000 năm trước công nguyên. Cùng với nền văn minh sông Hằng và
những cuộc chiến tranh giữa các vương quốc trên đất nước Ấn Độ cổ đại là điều


kiện cho các bộ sư thi ra đời. Sư thi là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tinh
thần của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột những cuộc chiến tranh giữa
các vương quốc, giữa các chủng tộc sống trên đất Ấn Độ. Sư thi còn là những bài
ca vĩ đại ca ngợi những chiến cơng hiển hách khí phách hào hùng của các anh hùng
lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ đề cao và ngưỡng mộ. Ấn Độ có hai bộ sư thi rất đồ
sộ là Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sư thi này được truyền miệng từ nưa đầu
thế ki I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế ki đầu công nguyên thì
được dịch ra tiếng Xanxcrit. Ramayana, Mahbharata, Krixna-Rađa… là những bộ
sư thi của Ấn Đọ đã làm thế giới kinh ngạc. Tìm hiểu về sư thi Mahabharata nhóm
chúng tôi tìm hiểu thế giới nhân vật trong sư thi này, thông qua đó để làm nổi bật
lên hình tượng nhân vật anh hùng lí tưởng.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.Khái quát về nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1.Nhân vật
1.1.1.1. Một số quan niệm về nhân vật
Đối tượng chung của văn học là cuộc sớng nhưng trong đó con người ln
giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bức tranh thiên nhiên
đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định
chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm,
đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm
xúc của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có ly khi cho
rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác”.
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân
vật” (đọc là persona) lúc đầu mang y nghĩa chi cái mặt nạ của diễn viên trên sân
khấu. Theo thời gian, thuật ngữu này đã được sư dụng với tần số nhiều nhất trong
tác phẩm.

Theo “Tư điển Wikipedia” cho rằng: “Nhân vật” (đôi khi được gọi là một
nhân vật hư cấu) là người hoặc đối tượng trong một câu chuyện kể (như tiểu
thuyết, vơ kịch, phim truyền hình,…). Nhân vật có thể là hoàn toàn hư cấu hoặc
dựa trên một người thực, trong trường hợp đó có thể phân biệt một nhân vật “hư
cấu” so với “thực”. Nhân vật, đặc biệt khi được diễn trong nhà hát hoặc rạp chiếu
phim, là việc “mô phỏng một con người”. Trong văn học, các nhân vật hướng dẫn
người đọc thông qua các câu chuyện của họ, giúp họ hiểu được cốt truyện và chủ
đề cần suy ngẫm.
Theo “Tư điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì
nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa: “Thư nhất, “nhân vật” là đối
tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Thư
hai, đó là người có một vai tro nhất định trong xa hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời
sống sinh hoạt hàng ngày.”
“Nhân vật” là một trong những phương diện quan trọng bậc nhất của tác
phẩm văn học. Tìm hiểu văn học từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể
loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo. Bởi vì văn học không thể
thiếu vắng nhân vật. “Nhân vật” là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sĩ miêu tả
đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật. Vì thế, việc chiếm lĩnh
các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện nếu không tìm hiểu phương
diện nhân vật – thành quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn.


“Nhân vật” là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học mang
tính ước lệ, khơng bị đồng nhất với con người có thật ngay cả khi nhà văn xây
dựng


nhân vật với nét rất gần nguyên mẫu. “Nhân vật văn học” là linh hờn của tác phẩm
“chính là nơi tác giả gửi gắm thông điệp và độc giả tiếp nhận “giải ma” những
vấn đề hiện thực cốt yếu đặt ra trong tác phẩm” (Ly Hoài Thu). “Nhân vật văn

học” có khi còn là các con vật, các loài cây được gán cho các đặc điểm giống với
con người. “Nhân vật” là đứa con tinh thần của nhà văn, thể hiện quan niệm thẩm
mĩ và ly tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà có thể phân thành các loại hình nhân
vật khác nhau. Dựa vào vai trò của nhân vật đối với cốt truyện có thể phân thành
nhân vật chính và nhân vật phụ, căn cứ vào tư tưởng và quan hệ với ly tưởng có thể
phân thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư
tưởng. “Nhân vật” khơng chi là hình thức cơ bản thể hiện quan niệm nghệ thuật về
con người của nhà văn mà còn là hình thức cơ bản để khái quát những quy luật của
đời sống và là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm.
Giáo trình “Lí luận văn học” (Phương Lựu chủ biên), các tác giả viết: “Nói
đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể hiện trong tác
phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám,
Thạch Sanh,…đó là những nhân vật không tên như thằng bán Tơ, Mụ nào trong
truyện Kiều của Ngũn Du…đó là những con vật trong trụn cở tích, đồng thoại,
thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội
dung, ý nghĩa con người,… Khái niệm nhân vật có khi chỉ sử dụng một cách ẩn dụ,
không chỉ một người cụ thể nào mà chỉ hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân
vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận
biết.”
Theo “Tư điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sư, Nguyễn
Khắc Phi đồng của biên) cho rằng: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có tên riêng (Tấm, Cám, chị
Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi
được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một
hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính
ước lệ, khơng thể đờng nhất nó với con người có thật trong đời sống.”
Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò
quan trọng nhiều, ít hoặc khơng ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Ở đây,

“nhân vật văn học” được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, “nhân
vật văn học” đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng
lại một con người hoàn chinh trong tất cả các mối quan hệ của nó. “Nhân vật văn
học” có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sớng và thể hiện
quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng “nhân vật”, nhà văn có mục
đích gắn liền nó với vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy,
tìm hiểu “nhân vật” trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách
của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà


“nhân vật” muốn thể hiện. “Nhân vật văn học” là một hiện tượng hết sức đa dạng.
Những “nhân vật” được xây


dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là sáng tạo độc đáo, không lặp lại.
Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại
chúng ở nhiều góc độ khác nhau.
Xét từ góc độ nội dung tác phẩm có thể nói đến các loại “nhân vật chính
diện” (nhân vật tích cực), “nhân vật phản diện” (nhân vật tiêu cực). “Nhân vật
chính diện” là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái
thiện, cái tiến bộ. “Nhân vật phản diện” là nhân vật đại diện cho lực lượng phi
nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu cần bị lên án. Trong quá trình phát triển của văn học,
trong mỗi giai đoạn lịch sư khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng
khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật
chính diện và nhân vật phản diện thì trong trụn cở tích, các trụn thơ Nơm, các
nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đới kháng qút
liệt, nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tớt đẹp còn nhân vật phản
diện thì hoàn toàn ngược lại.
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành
các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. “Nhân vật

chính” là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm.
Nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa ti mi từ ngoại hình, nội tâm và quá
trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên
những vấn đề và mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm, từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ
cảm hứng tư tưởng và tính thẩm mỹ. Trừ một hoặc một sớ nhân vật chính, những
nhân vật còn lại đều là nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là nhân vật giữ vị
trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Xét từ góc độ thể loại có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân
vật tự sự và nhân vật kịch. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả có thể phân thành các
loại: nhân vật, tính cách, điển hình. “Nhân vật” là những con người nói chung được
miêu tả trong tác phẩm. Nhà văn có thể chi mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn
ngữ, cư chi, hành động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Ngoài những loại nhân
vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào
lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện
thực phê phán, khái niệm nhân vật con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân
vật - phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây.
1.1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học
Có thể nói, nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ của con người trong
đời sớng. Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cách nhân vật được nhào nặn
ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người và cao hơn, nếu
tính cách được khắc họa ở những nét điển hình thì nhân vật sẽ trở thành điển hình
của con người. Theo Bêlinxki, “nhà triết học tư duy bằng phép tam đoạn luận, con
nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể của một bưc tranh”. Nói rộng ra tức là văn
học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể.


Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác
phẩm văn học. Nó không chi là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà còn là nơi tập trung
giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.

Trong cuốn “Dẫn luận nghiên cưu văn học”, G.N. Pospelov nhấn mạnh:
Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định
phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, kết cấu. Nhân vật là
yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về yếu tố hình thức tác phẩm. Nhân vật là
điều kiện thiết yếu để sự khám phá, đánh giá – ly giải, sự miêu tả mang tính nghệ
tḥt của tác giả về đời sớng đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn
riêng đối với độc giả. Có thể nói, yếu tố nhân vật chi phối mạnh mẽ đến sự thành
công hay thất bại của tác phẩm.
Nhân vật sẽ có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau trong
tác phẩm. Nhìn một cách tổng quát, các chức năng đó là:
Thứ nhất, miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội.
Thứ hai, là cơng cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, là chìa khóa để nhà văn mở cánh cưa bước vào hiện thực đời sống vô cùng
rộng lớn, đặt ra những vấn đề sâu sắc, mới mẻ.
Thứ ba, biểu hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người và cuộc
sống.
Thứ tư, quyết định hình thức tác phẩm, tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố
thuộc hình thức tác phẩm.
1.1.2.Thế giới nhân vật
“Thế giới” là một phạm trù triết học. Theo “Tư điển Triết học”, “thế giới” có
thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những gì
tồn tại bên ngoài và độc lập với y thức con người). Thế giới là nguồn gốc của nhận
thức.
Theo nghĩa hẹp, thế giới dùng để chi đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là toàn
bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ phận thế giới
vật chất đó ra thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt đối: thế giới vĩ mô
và thế giới vi mô.
Có thể xem “thế giới nhân vật” là một phạm trù có hàm nghĩa rất rộng. Nó là
tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và

chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chinh thể trong
sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sức sống riêng, phụ thuộc vào y
thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật
cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và
chi xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tạo nghệ thuật. Đó là một mô hình
nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm
ly, thời gian, không gian, xã hội,…Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn
vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong


tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, y nghĩa, tư tưởng tình cảm
của họ trong


cách đối nhân xư thế, trong giao lưu xã hội, gia đình,…Thế giới nhân vật vì vậy
bao quát rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những
khơng giớng với con người thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có y nghĩa khái
quát, tượng trưng. Trong thế giới nhân vật, người ta có thể chia thành các kiểu
nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người tiếp nhận
văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cưa và bước vào khám phá thể
giới nhân vật đó. Do đó, khi tìm hiểu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích
hình tượng nhân vật. Trong lịch sư văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế
giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật
riêng của nó.
1.2.Khái

quát

về


sử

thi

Mahabharata 1.2.1.Vài nét về sử thi
1.2.1.1. Khái niệm sư thi
Theo “Tư điển Wikipedia” cho rằng: “Sử thi là thuật ngữ văn học dùng để
chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chưa những bưc tranh rộng
và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng,
dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.”
“Sử thi (thuật ngữ châu Âu: épos, épic) là khái niệm được tiếp nhận tư các
nền học thuật chịu ảnh hương quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống
châu Âu dưới hai phạm vi rộng và hẹp: trong nghĩa rộng, thuật ngữ chỉ một thể
loại tự sự, một trong ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình. Ở phạm vi
hẹp, hiện nay được dùng một cách tương đối phổ biến trong các nền văn học dân
tộc nói chung, thuật ngữ chỉ thể loại sử thi anh hùng.”
1.2.1.2. Đặc trưng sư thi Ấn Độ
Văn học cổ đại Ấn Độ có hai thành tựu vĩ đại là thần thoại và sư thi ra đời
khi Ấn Độ được chia thành nhiều vương quốc nhỏ, trên cơ sở xã hội phát triển qua
chế độ quân chủ phong kiến ra đời.
Sư thi Ấn Độ có những nét đặc trưng rất riêng biệt mang đậm dấu ấn của đất
nước và con người Ấn Độ.
Là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân qua những
cuộc xung đột vũ trang giữa các vương quốc, chủng tộc.
Bài ca vĩ đại ca ngợi chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các anh
hùng lí tưởng mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn thờ.
Sư thi Ramayana và Mahabharata mở ra thời đại hoàng kim cho sư thi Ấn
Độ. Đặc trưng sư thi Ấn Độ được thể hiện: Thứ nhất, tính quy mơ đờ sộ; thứ
hai,
tính giáo huấn sâu đậm; thứ ba, tính xung đột gay gắt về đạo lí; thứ tư, tính đa dạng

của hệ thớng nhân vật.


Ngun nhân x́t hiện tính quy mơ đờ sộ: thứ nhất là do người Ấn có thói
quen suy nghĩ dài dòng, giàu óc tưởng tượng; thứ hai là do Ấn Độ rộng lớn, nhiều


dân tộc, nhiều huyền thoại, nhiều truyền thuyết truyền trong dân gian nhiều. Các
nghệ nhân kể chuyện thường sưu tầm các câu chuyện lan truyền trong các địa
phương, sâu chuỗi lại làm nội dung thêm phong phú và được kéo dài. Vì thế sư thi
Ấn Độ có sức khái quát rộng. Chính sự đờ sộ về quy mơ của những thiên sư thi mà
hệ thống nhân vật cũng rất đa dạng và phong phú. Nhân vật trong sư thi Ấn Độ bao
gồm nhiều đạo sĩ, anh hùng, người phụ nữ, thần thánh, ma quỷ, quái vật,… Minh
chứng rõ nét nhất đó là sư thi Ramayana dài năm vạn câu, sư thi Mahabharata dài
hai mươi hai vạn câu, gấp bảy lần Iliát và Ôđixê cộng lại. Sư thi Ấn Độ có sức khái
quát rộng và bối cảnh hoành tráng: “Cái gì có trên Ấn Độ thì đều có trong
Mahabharata, cái gì không có trong đó thì cũng không thấy có trên đất Ấn Độ.”
Nguyên nhân xuất hiện tính giáo huấn sâu đậm: thứ nhất là do Ấn Độ có
nhiều tôn giáo, giáo ly tôn giáo phản ánh sâu sắc trong sư thi; thứ hai là do người
Ấn Độ mộ đạo. Sư thi là cuốn bách khoa toàn thư về đạo đức, luân lí của dân tộc.
Đề cao lí tưởng đạo đức và bổn phận của Ksatrya hướng con người vào điều thiện
chớng cái ác, sớng theo đạo lí cơng bằng, bác ái Dharma. Hai bộ sư thi này như
Kinh Thánh, khuyên răn con người tu luyện và có thể cứu rỗi linh hồn: “Chưng
nào sông chưa cạn, đá chưa mon thì Ramayana con làm say mê long người và cưu
họ ra khỏi vong tội lỡi.”
Tính xung đột gay gắt về đạo lí chú trọng miêu tả sự xung đột giữa cái thiện
và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Trước tiên hòa giải, không được mới đi đến
chiến tranh. Điều ḷt chiến tranh: cơng bằng, nhân đạo. Mục đích cuối cùng: hòa
hợp, hòa bình. (Xung đột -> Hòa giải -> Chiến tranh -> Hòa hợp).
Tính đa dạng của hệ thống nhân vật được thể hiện ở nhân vật phong phú:

người anh hùng, đạo sĩ, người phụ nữ thần thánh, ma qui, quái vật... Phần lớn nhân
vật đã xuất hiện trong thần thoại, truyền thuyết. Nhân vật thường biến dạng, hóa
thân nưa thần nưa người. Nhân vật thường xuất thân thần linh, con vật thường
mang cốt cách người. Người anh hùng đạo đức, thiện lành, tài cao đức trọng.
Những đặc trưng đó của sư thi Ấn Độ có thể tìm thấy một cách trọn vẹn,
toàn diện trong bộ sư thi Mahabrahata và Ramayana, hai tác phẩm sư thi Ấn Độ
được đánh giá là: “Chẳng khác gì những kim tự tháp khổng lồ sưng sững. Đưng
trước những công trình đó, những tác phẩm nhỏ bé của phương Tây sẽ phải kính
cẩn nghiêng mình” (Michelet, nhà phê bình văn học Pháp thế ki XIX).
1.2.2. Nền tảng lịch sử của Mahabharata là một thời đại đầy nhiễu nhương
xung đột.
Xung đột giữa chế độ thị tộc dựa trên cơ sở huyết thống với chế độ chiếm
hữu nô lệ mới manh nha trên cơ sở tư hữu và thể chế nhà nước.
Xung đột giữa hai đẳng cấp BRAHMANA (tăng lữ) và KSHATRIYA (Võ sĩ
quy tộc) trong cuộc chiến đấu giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền và
vương quyền.


Xung đột giữa nội bộ đẳng cấp KSHATRIYA trong những cuộc chiến tranh
giành đất đai, mở rộng bờ cõi giữa các vương quốc, các tiểu vương quốc, các bộ
lạc cổ đại.
Các xung đột này thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau và thể hiện ra thành
những cuộc chiến tranh có quy mô to lớn, sức hủy diệt khủng khiếp của thời kì cổ
đại.
Mahabharata là ky ức lịch sư về những cuộc chiến tranh như vậy. Tác phẩm
kể về cuộc chiến tranh cốt nhục giữa hai chi thuộc cùng dòng họ Bharata. Pandava
tấn công Kaurava để giành lại vương quốc của họ đã bị chiếm đoạt một cách bất
công.
“Mahabharata là sự hỗn hợp, đa tầng”, trong đó có một lớp cổ xưa nguyên
dạng và một lớp được bồi đắp theo thời gian. Mahabharata từ một sư thi anh hùng

truyền thống đã trở thành một Dharmasatra – một kinh bổn tuyên truyền cho
Dharma, “thành sử thi luân lý nhưng vẫn không mất đi lớp nghĩa anh hùng”.
1.2.3. Sử thi Mahabharata – Câu chuyện về cuộc chiến tranh vi đại của dân
tộc Bharata
1.2.3.1. Nguồn gốc và ảnh hưởng
a. Nguồn gốc
Mahabharata là một trong hai cuốn Sư thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn
thứ hai là Ramayana. Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath (vĩ
đại), mang nghĩa là Ấn Độ vĩ đại hay còn được hiểu là “Câu chuyện vĩ đại về triều
vua Bharath”.
Theo truyền thuyết, cuốn Mahabharata được coi là tác phẩm của Vyasa cũng
là một trong những ông tổ của các nhân vật trong sư thi (Vyasa có nghĩa là sưu
tập). Vyasa đã thức dậy lúc bình minh suốt ba năm ròng để hoàn thành tác phẩm
tuyệt diệu này. Cũng theo một truyền thuyết khác, sư thi Mahabharata ra đời khi
đạo sĩ Vyasa theo lệnh của thần sáng tạo Brahma suốt ba năm ròng đọc chữ cho
thần Chữ viết dùng ngà chép lại tác phẩm vĩ đại được hình thành trong tâm trí ơng.
Với độ dài đáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sư thi có một lịch
sư dài làm sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển và những lớp ngữ nghĩa. Tuy
còn nhiều tranh cãi, có thể kết luận câu chuyện được lưu truyền từ thế ki thứ V
trước công nguyên về sau được bổ sung liên tiếp, nhiều người ghi chép, chinh biên
cho mãi đến thế ki V sau công nguyên vào triều đại Gupta (320 – 530).
Nguyên bản lúc đầu có khi lên đến hàng ngàn vạn câu thơ nhưng đến nay chi
sưu tầm được 110.000 slooka (câu thơ đôi) gồm 22 vạn dòng, dài bằng 7 lần hai tác
phẩm Ôđixê và Iliat của Hi Lạp cộng lại.
Bản viết bằng tiếng Xăngcơrit đầu tiên được in ra ở Cancuta vào năm 1834.
Bản dịch ra tiếng Anh đầu tiên là bản của Protapchandra Roy, in năm 1883.
Bản dịch ra tiếng Việt đầu tiên hiện nay là dựa vào bản tóm tắt cốt truyện
bằng Anh văn của C.Rajagopalachari.
b. Ảnh hưởng



Sư thi Mahabharata ảnh hưởng sâu rộng đến các nước Đông Nam Á. Ở
Indonexia, khoảng thế ki VII đến thế ki VIII xuất hiện nhiều truyện được phóng tác
từ cốt truyện Mahabharata, như truyện “Trận đánh vĩ đại của con cháu Bhata”
bằng tiếng Java cổ, “Đám cưới của Acgiuna” (Ayuna Wiwaha). Ở Campuchia,
Mahabharata sớm xuất hiện, rõ nét nhất vào thời kì văn học Ăngco, nhiều cảnh
trong Mahabrahata được thể hiện bằng phù điêu trên mặt đền Ăngco và nhiều đền
đài khác.
1.2.3.2. Tóm tắt truyện

Bharata là ông vua của triều đại mặt trăng, sinh hai người con trai chia thành
hai chi nhánh Curu và Pandu. Pandu sinh 5 người con trai gọi là anh em Pandava
(Yudhitira, Bhima, Arjuna, Nakula, Sahadeva). Còn người anh là Dritaratra bị mù
lòa, sinh 100 con gọi là anh em Korava, anh trai trưởng là Duriodana. Sau khi
Pandu qua đời, Dritaratra đem 5 người con của em trai về nuôi chung với đàn con


của mình. 5 anh em Pandava trưởng thành rất nhanh chóng nổi tiếng là những
người có tài năng


và đức độ. Điều đó làm cho anh em Korava ghen tị, lập mưu hãm hại từng người
trong nhóm 5 anh em. Dritaratra đưa 5 anh em Pandava đến lâu đài bằng sáp và
những thứ dễ cháy. Anh em Korava định đốt cháy lâu đài và giết hết 5 anh em.
Nhưng nhờ có người báo tin, anh em Pandava đã dẫn mẹ là bà Kunti trốn vào rừng,
cải trang thành những đạo sĩ Balamon sống lang thang ẩn dật.
Một năm sau, vua Đropada xứ Panchallah mở hội kén phò mã cho công chúa
Đropadi. Anh em Pandava kéo đến đua tài. Trong cuộc thi đấu với hoàng tư các
nơi, Acgiuna người em thứ ba đã giành chiến thắng. Nhà vua làm lễ cưới cho hai
người. 5 anh em đưa nàng về chào mẹ thì nghe lời nguyền của mẹ, nên Đropadi trở

thành vợ chung của 5 anh em, điều đó cũng phù hợp lời thề cùng chia ngọt xẻ bùi.
Trong một b̉i lễ, người ta chứng nhận 5 anh em chính là một cơ thể của một thần
linh. Vì vậy cuộc hôn nhân là hợp lệ.
Anh em Korava biết tin 5 anh em Pandava còn sống và trở thành đồng minh
của một nước láng giềng hùng mạnh. Theo lời khuyên của trưởng lão Bhisma,
Dritaratra cho mời anh em Pandava trở về vương quốc và chia cho họ một nưa đất
đai. Yudhi là anh cả được làm vua xứ Indaprasa bên cạnh vương quốc Hastinapura
của anh em Korava. Mặc dầu lãnh thổ của anh em Pandava xấu hơn nhưng nhờ tài
năng cai trị mà vương quốc của họ trở nên thịnh vượng và giàu có. Bọn anh em
Korava lại sinh lòng đố kị và tìm cách chiếm đoạt.
Yudhi vốn là người coi trọng danh dự và say mê cờ bạc cho nên bị Durioda
(Durio – anh cả của 100 anh em Korava) rủ rê vào trò cờ bạc. Durio nhờ một tay
cờ bạc có ma thuật đánh cho Yudhi thua bạc liên tục phải đem gán cả vương quốc
cho Durio như giao kèo. Anh em Pandava lại kéo nhau đi ẩn trong rừng sâu suốt 13
năm trời theo quy định sau khi thua bạc. Hết hạn họ trở về vương quốc nhưng anh
em Durio trở mặt không trả lãnh thổ cho 5 anh em Pandava. Thậm chí Yudhi chi
xin một làng nhỏ để cư trú và sinh sống cũng bị Durio cự tuyệt.
5 anh em Pandava không thể nhẫn nhục hơn nữa, buộc phải cầu viện các tiểu
vương quốc khác kéo đến tiến đánh 100 anh em Korava. Cuộc chiến tranh giữa hai
phe trong dòng họ Bharata lôi cuốn nhiều nước tham chiến với hàng triệu người
với hàng vạn xe ngựa cung kiếm. Chiến trường Kurusetra mịt mù khỏi lưa trong
vòng 18 ngày, hàng triệu xác chết chất thành núi, máu chảy thành sông. Trận chiến
kết thúc chi còn 11 người sống sót.
Anh em Pandava tuy chiến thắng vẻ vang nhưng vô cùng đau xót vì đã phải
chém giết tất cả những người ruột thịt. Sau khi làm lễ giết ngựa tế thần để tỏ lòng
xám hối, Yudhi lên ngôi vua trị vì 36 năm liền.
Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của 5 anh em Pandava và nàng
Đropadi lên đinh núi Meru cao chót vót của Himallaya – nơi đó là cõi trời. Dọc
đường đi xa xôi hiểm trở, nàng Đropadi và bốn người anh em Yudhi lần lượt bỏ
xác ở trần gian, chi còn Yudhi và con chó mà chàng bắt gặp dọc đường lên tới được

đinh núi Meru. Bấy giờ, thần Indra ra tiếp đón nhưng không chịu cho con chó vào


cõi trời. Yudhi quyết định xin ở ngoài cõi trời với con chó trung thành của mình.
Lúc ấy


con chó hóa trở thành thần Darma và cho biết đây là hành động thư thách đạo đức
Yudhi. Thế là Yudhi bước vào cõi trời. Đầu tiên chàng gặp toàn những kẻ thù cũ,
sau đó được đưa đến hỏa ngục gặp các em và bạn bè của chàng. Yudhi xin các
thần: “Tôi xin ở lại chốn này vì những người thân của tôi ở đâu thì nơi đó là thiên
đường của tôi”. Nhưng đó vẫn là thư thách cuối cùng – thư thách lòng trung thành.
Kết quả cả 5 anh em Pandava và vợ con đều được vào chốn vĩnh hằng bất diệt.


CHƯƠNG 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SỬ THI MAHABHARATA
Thế giới nhân vật trong sư thi Mahabharata đông đúc và phức tạp. Trong
tổng số 347 nhân vật đếm được, có 27 đạo sỹ, 23 thần linh, 7 yêu quỷ quái vật…
còn lại là 290 người bình thường thuộc đẳng cấp Kshatriya. Trong 290 nhân vật ấy,
có 183 người có tên và 107 người không tên. Trong đó Yudhisthira là nhân vật có
số trang cao nhất, trở thành nhân vật trung tâm của sư thi Mahabharata, đại diện
cho sức mạnh cộng đồng, y thức công dân cổ đại và chuẩn mực đạo đức trong đời
sống xã hội đương thời. Mỗi nhân vật có một tính cách, một đời sớng tinh thần
riêng chứ khơng mang tính ước lệ theo khn mẫu trụn dân gian – đó là đặc sắc
nghệ thuật xây dựng nhân vật của sư thi. Yudhi đức độ, sáng suốt bình tĩnh.
Acgiuna dũng cảm kiên hùng, Bhima xông xáo sôi nổi quyết giữ trọn lời thề cho
đến chết; Kacna hùng dũng và kiêu căng; Krishna tài trí siêu việt; Drita tuy mù lòa
nhưng vẫn oai nghiêm trong cốt cách ông vua gian hùng, xảo quyệt … mỗi nhân
vật đều để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc .

Sư thi Mahabharata là một sư thi anh hùng, tái hiện một thời kì lịch sư đầy
biến động với những thăng trầm khốc liệt, Mahabharata đã rất thành công khi chạm
khắc diện mạo người anh hùng đương đại trên gương mặt thời gian. Mahabharata
độc đáo ở chỗ không gò ép hình tượng nhân vật vào một chức năng gắn với một
không gian cụ thể. Mahabharata miêu tả hành động để tái hiện cuộc đời. Là sư thi
anh hùng, chiến tranh Kurukshetra được coi là hạt nhân trong kết cấu sư thi. Nhưng
chiến tranh chi là một đoạn đời được soi xét dưới hai luồng ánh sáng thẩm mỹ, gắn
với quan niệm của hai đẳng cấp cao nhất của xã hội đương thời: đẳng cấp vô sỹ
Kshatriya và tu sĩ Brahmin. Hành động vì thế gắn với hai lớp không gian chiến trận
và đời thường. Nhân vật anh hùng trong sư thi Mahabharata mang vẻ đẹp khỏe
khoắn, vũ dũng của những chiến binh kiêu hãnh, lấy vinh quang chiến trận làm
thước đo phẩm giá. Nhưng bên cạnh vẻ đẹp truyền thống ấy, người anh hùng trong
Mahabharata được tô điểm thêm ánh hào quang phương Đơng anh hùng là người đi
tìm tụt đích tâm linh, phát sáng cho hành động.
2.1. Dòng họ Pandu – 5 anh em Pandava
2.1.1. Nhân vật Bhima
Trong sư thi Mahabharata, Bhima là người con thứ hai của Pandava. Ông là
con trai của Pandu và Kunti. Và là con trai thiêng liêng của Vayu. Về mặt thể chất
thì Bhima là người mạnh nhất trên trái đất sau khi Hunaman. Bhima đã giết quỷ
bao gồm Bakasura, Hidimbasura, Kirmira, Jatasura... Bhima đã đánh bại và giết
chết chiến binh đáng sợ là Jarasandha. Bhima cũng đã giết chết Krodhavanshas,
quỷ Maniman và Kichaka, Trong Kurukshetra chiến tranh, riêng Bhima giết 100
anh em Korava. Ông được coi là có thể lực, thể chất tốt nhất, sánh ngang với
10.000 con voi.


Bhima là một đô vật bất khả chiến bại và vỗ chùy bất khả chiến bại, không ai địch
lại.
Cùng với những người anh em Pandava khác, Bhima được đào tạo về tôn
giáo, khoa học, quản trị và nghệ thuật quân sự bởi các thầy mo Kuru, Kripa và

Drona. Cụ thể, anh đã trở thành một bậc thầy trong việc sư dụng chùy. Điểm mạnh
của Bhima trong suốt sư thi vẫn là sức mạnh cao ngất ngưởng của anh. Anh ta phẫn
nộ và mạnh mẽ đến nỗi Indra cũng không thể khuất phục được anh ta trong một
trận chiến.
Bhima cũng nổi tiếng với sự thèm ăn khổng lồ - đôi khi, một nưa tổng số
thức ăn được tiêu thụ bởi Pandavas đã bị anh ta ăn thịt.
Bhima, mạnh mẽ như cha mình và rất vui khi Vayu deva là cha của mình vì
ông rất có tình cảm với anh ta, anh ta sẽ có rất nhiều sức mạnh vì anh ấy được sinh
ra vì những lời chúc phúc của Vayu và Hanuman. Và sẽ là anh trai của anh ấy vì cả
hai đều là con của Vayu. Anh cầu nguyện Vayu và thần tượng anh trai Hanuman
của mình. Anh ta thường đùa cợt anh em nhà Kaurava; anh ta thường tham gia vào
các cuộc đấu vật mà anh ta đánh bại chúng một cách dễ dàng.
Bhima đóng vai trò chính trong việc đưa cả năm người họ (Kunti và anh
em) và trốn thoát đến nơi an toàn. Bhima cũng rào cung điện của Purochana và
phóng hỏa nó, do đó đảm bảo Purochana trở thành nạn nhân của âm mưu xấu xa
của chính mình.
Trong thời gian ở Ekachakra hoặc kaiwara (ở Tây Bengal), họ biết đến một
con quỷ, Bakasura, kẻ đã gây rắc rối cho mọi người bằng cách ăn thịt các thành
viên trong làng và các vật dụng của họ. Bhima hùng mạnh mang sức mạnh của
mình lên trước và giết Bakasura, khiến dân làng vơ cùng thích thú.
Vào thời điểm đó. Bhima giết con quỷ Hidimba, vua của quỷ rừng
Kamyaka, anh gặp em gái của mình Hidimbi; cuối cùng họ kết hôn và có một cậu
con trai, Ghatotkacha. Hidimbi hứa với Kunti rằng cô và Ghatotkacha sẽ tránh xa
cuộc sống của Pandavas và tránh xa những xa hoa của tòa án. Khi Bhima giết quỷ
Hidimba, anh trở thành Vua của Kamyaka trong 5 năm. Trong Mahabharata, đội
quân quỷ từ Kamyaka đã chiến đấu cùng Pandavas.
Bhima được gưi đến phương Đông, vì Bhishma cho rằng người Phục sinh
rất giỏi trong việc chiến đấu từ lưng voi và chiến đấu bằng tay khơng. Ơng cho
rằng Bhima là người ly tưởng nhất để tiến hành các cuộc chiến tranh ở khu vực đó.
Mahabharata đề cập đến một sớ vương q́c ở phía đơng Indraprastha đã bị chinh

phục bởi Bhima.
Bhima áp đảo Jarasandha sau một trận đấu kéo dài và suyt chút nữa đã hạ
gục Jarasandha nhưng Bhima không thể giết được Jarasandha. Khi Bhima nhìn
Krishna để được hướng dẫn, Krishna đã chọn một cành cây và cắt nó thành hai nưa
và ném các bộ phận theo hướng ngược nhau. Bhima tuân theo chi dẫn của ông và
mổ xác Jarasandha. Anh ta ném những phần bị mổ xẻ theo hai hướng ngược nhau.
Jarasandha bị giết vì hai nưa cơ thể khơng thể dính liền với nhau. Jarasandha giam


giữ 100 vị vua trong ngục và bắt họ sẵn sàng hiến tế. Anh ta được biết là có sự
cạnh tranh với Krishna và anh ta muốn vị vua thứ 101 được ban cho để hy sinh. Kể
từ khi Bhima giết Jarasandha, 100 vị vua trở thành những người ủng hộ
Yudhishthira và chấp nhận anh ta làm chakravarti Samrat.
Khi Bhima đến Vương quốc Anga, Karna không chấp nhận liên minh do đó
một cuộc chiến khủng khiếp đã xảy ra giữa Bhima và Karna . Bhima và Karna đều
là những cung thủ rất giỏi. Mỗi người sư dụng một số vũ khí nởi bật của họ trên
nhau. Bhima bẻ gãy cây cung của Karna. Sau đó cả hai người đã chiến đấu bằng
chùy. Cuối cùng Bhima đã đánh bại Karna nhưng không giết được vì Kavacha
Kundal của Karna.
Ngay khi bắt đầu cuộc lưu đày, trong rừng Kamyaka, Pandavas chạm trán
với con quỷ Kirmira, anh trai của Bakasura và một người bạn của Hidimba . Một
trận chiến khốc liệt xảy ra sau đó giữa Bhima và con quỷ, nơi hai võ sĩ ngang tài
ngang sức ném đá và cây vào nhau. Cuối cùng, Bhima đã chiến thắng.
Trong một sự cố nhỏ khác trong sư thi, Jatasura , một rakshasa cải trang
thành Bà la môn bắt cóc Yudhishthira, Draupadi và hai anh em sinh đôi , Nakula,
và Sahadeva trong thời gian họ ở Badarikasrama. Mục tiêu của anh ta là chiếm lấy
vũ khí của Pandavas. Bhima, người đã đi săn trong vụ bắt cóc, đã vô cùng đau
buồn khi biết về hành động xấu xa của Jatasura khi anh trở về. Một cuộc chạm trán
khốc liệt sau đó giữa hai chiến binh khổng lồ, nơi Bhima chiến thắng bằng cách
chặt đầu Jatasura và nghiền nát cơ thể của anh ta.

Nhân vật anh hùng trong sư thi về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc
đẹp, có kích thước lớn lao. Đây là điều hết sức hợp ly bởi nó là sự cộng hưởng thể
chất của cả cộng đồng. Và ở cộng đồng nào thì người anh hùng sư thi đều xuất hiện
trọng vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mỹ, theo chuẩn mực riêng của cộng
đồng ấy. Trong Mahabhara thì nhân vật Bhima được miêu tả là “Người ông trông
hệt như Ngọc hoàng Indra đứng giữa các chư thần giơ cao lưỡi tầm sét”. Qua đó
cho ta thấy được quan niệm của tác giả về một chiến binh đó là người có sức mạnh
về thể chất, có vóc dáng sánh ngang với trời. Qua đó cho ta thấy sự hung tàn, kiêu
hãnh, một con người đứng hiên ngang giữa đất trời, bất khả xâm phạm, không ai có
thể đánh bại.
Bhima được coi là người tiêu biểu cho sức mạnh thể chất của người anh
hùng. Bởi muốn trở thành một anh hùng thực thụ thì Bhima phải là người có sức
mạnh thể chất. Với sức mạnh trời phú sánh ngang với hàng nghìn con voi, thì
Bhima đã góp phần đem lại chiến thắng cho anh em Pandava. Đồng thời đó đã
hoàn thành quyết tâm trả thù của mình. Qua các hành động trong cuộc chiến ta có
thể thấy rằng Bhima như một con thú dữ khát mồi. Dưới chùy của Bhima thì không
ai có thể sống sót.
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng Bhima mang trong mình dòng máu của một
con thú dữ khát mồi bởi những hành động của ông trong trận chiến. Chúng ta sẽ


không khỏi bàng hoàng trước những hành động cắn xé đới phương, thậm chí còn
còn ́ng máu Dushasana để thực hiện ba lời thề trả thù của ông.


Như vậy, khi xây dựng nhân vật Bhima phải chăng tác giả đã có dụng y
muốn xây dựng nên một nhân vật tài năng, có thể chất nhưng lại khiếm khuyết đi
trí tuệ. Chính vì vậy mỗi hành động của Bhima trong các trận chiến đều mang tính
chất giớng như một con thú thèm mồi. Nỗi hận thù đã ăn sâu và trong máu của
Bhima khiến ông không hề màng đến đạo ly của những người anh hùng. Để từ đó

bất cứ thủ đoạn nào ông cũng thể dùng thậm chí là đánh lén để giết chết kẻ thù.
Chính vì thế mà có nhiều y kiến, cũng như lời nhục mạ dành cho Bhima. Thế
nhưng, là người thuộc về phe chính nghĩa, hành động của Bhima chi mang tính
chất “nợ máu phải trả bằng máu”. Đó chính là lòng căm thù, mối thù đã ăn sâu vào
trong máu của Bhima khiến hắn trở thành một chiến binh bất khả chiến bại, với
quyết tâm trả thù rưa hận sâu sắc.
2.1.2. Nhân vật Yudhishthira
Trong sư thi Mahabharata, Yudhishtira là người đầu tiên trong sớ năm anh
em nhà Pandava. Ơng là con trai của vua Pandu xứ Kuru và người vợ đầu tiên của
ông, Kunti và được thần phật Pháp ban phước cho cặp đôi, người thường được
đồng nhất với thần chết Yama. Trong sư thi, Yudhishthira trở thành hoàng đế của
Indraprastha và sau này của Vương quốc Kuru ( Hastinapura ).
Yudhishthira là thủ lĩnh của phe Pandava thành công trong Chiến tranh
Kurukshetra và đánh bại nhiều chiến binh trong đó có Shalya. Vào cuối sư thi, anh
ấy là người duy nhất trong số các anh em của mình lên trời với cơ thể phàm trần
của mình.
Yudhishthira được đào tạo về tôn giáo, khoa học, quản trị và nghệ thuật
quân sự bởi các thầy Kuru, Kripa và Drona. Cụ thể, anh đã trở thành một bậc thầy
trong việc sư dụng giáo và chiến xa. Người ta nói rằng ngọn giáo của ông mạnh
đến mức có thể xuyên thủng một bức tường đá như thể nó là một tờ giấy. Cỗ xe
của ông luôn bay ở khoảng cách 4 ngón tay so với mặt đất do lòng mộ đạo của
ông.
Khi thời gian lưu đày hoàn thành, Duryodhana từ chối trả lại vương quốc
của Yudhishthira. Yudhishthira đã thực hiện nhiều nỗ lực ngoại giao để lấy lại
vương quốc của mình một cách hòa bình nhưng vơ ích. Anh đã bị Krishna thút
phục để tiến hành chiến tranh.
Lá cờ của cỗ xe Yudhishthira mang hình ảnh của Mặt trăng vàng với các
hành tinh xung quanh nó. Hai chiếc trống ấm đun nước lớn và đẹp, được gọi là
Nanda và Upananda, được buộc vào đó. Trước khi chiến tranh bắt đầu, Yudhisthira
bước xuống xe ngựa của mình để ban phước lành cho cháu trai của mình là

Bhishma , các thầy Drona và Kripa và chú Shalya, tất cả đều ở phe đối lập của
mình trong cuộc chiến để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các trưởng lão của
mình. Anh cũng yêu cầu những Kauravas sẵn sàng tham gia cùng với anh. Theo
yêu cầu của ông, một trong những người con trai của Dhritrasthara, Yuyutsu đã
tham gia cuộc chiến ở phe của Pandavas.


Yudhishthira được mô tả là một chiến binh xe hơi xuất sắc và một bậc thầy
trong việc chiến đấu bằng giáo. Yudhishthira đã đánh bại nhiều chiến binh trong
Chiến tranh, chẳng hạn như Srutayudha và Duryodhana. Anh ta giết vua Madra
Shalya và anh trai của mình vào ngày 18 và ngày cuối cùng của chiến tranh.
Sau khi giành được chiến thắng trong cuộc chiến, Yudhisthira được lên
ngôi làm Hoàng đế của Hastinapura trong 36 năm. Ông đã thực hiện Ashwamedha
trên Krishna và Vyasa 's khăng khăng. Trong cuộc tế lễ này, một con ngựa được thả
để lang thang trong một năm, và Arjuna, anh trai của Yudhisthira, dẫn đầu đội quân
Pandava, theo sau con ngựa. Các vị vua của tất cả các quốc gia nơi con ngựa lưu
lạc được yêu cầu phục tùng sự cai trị của Yudhisthira hoặc đối mặt với chiến tranh.
Tất cả đều được cống hiến, một lần nữa thiết lập Yudhisthira trở thành Hoàng đế
không thể tranh cãi của Bharat Varsh.
Sau sự khởi đầu của Kali Yuga và sự ra đi của Krishna, Yudhishthira và
những người anh em của ông đã nghi hưu, để lại ngai vàng cho hậu duệ duy nhất
của họ sống sót sau cuộc chiến của Kurukshetra, cháu của Arjuna, Parikshit . Từ bỏ
tất cả đồ đạc và mối quan hệ của mình, Pandavas, cùng với một chú chó, đã thực
hiện chuyến hành hương cuối cùng đến dãy Himalaya . Trong số các Pandavas và
Draupadi, lần lượt từng người chết trên đường lên đến đinh, bắt đầu từ Draupadi.
Cuối cùng, Yudhisthira là người có thể lên đến đinh, với chú chó đi cùng.
Khi lên đến đinh, Indra yêu cầu anh ta từ bỏ con chó trước khi vào Thiên
đường. Nhưng Yudhishthira từ chối làm như vậy, lấy ly do là sự trung thành không
nao núng của chú chó. Indra nói rằng anh đã để gia đình mình chết, nhưng
Yudhishthira nói rằng anh không thể ngăn cản cái chết của họ, nhưng bỏ rơi một

sinh vật tội nghiệp là một tội lỗi lớn. Hóa ra con chó chính là người cha thần thánh
của anh ta là Dharma Deva cải trang. Sau đó anh ta lên thiên đường và tìm thấy
những người anh em họ Kaurava của mình nhưng không phải anh em mình và
Draupadi. Anh ấy hỏi Yamraj về điều này. Yamraj đưa anh ta xuống địa ngục và kể
cho anh ta về tội lỗi của Pandavas và vợ của họ. Yudhishtir quyết định rằng anh ta
thà sống trong địa ngục với người tốt còn hơn ở trên thiên đường với người xấu.
Đây là một bài kiểm tra khác và sau đó, Pandavas và Draupadi đã đạt được thiên
đàng.
Có ba câu chuyện khác liên quan đến việc Yudhishtir lên thiên đường hay
địa ngục. Trong câu chuyện đầu tiên, anh ta đạt được địa ngục. Trong khi Pandavas
và Draupadi đang đi đến thiên đường, Draupadi và những người anh em của mình
chết từng người một nhưng Yudhishtir không nhìn lại. Anh ta cảm thấy như thể anh
ta đã rời bỏ mọi ràng buộc sinh tư của mình bằng cách không làm như vậy. Khi lên
đến thiên đường và không tìm thấy Draupadi và các anh trai của anh ta ở đó nhưng
lại tìm thấy những người anh em họ Kaurava của mình, anh ta hỏi Yamraj một cách
tức giận về vợ chồng anh em mình. Yamraj đưa anh ta xuống địa ngục và kể cho
anh ta về tội lỗi của gia đình anh ta. Yudhishtir tức giận khi cảm thấy tội lỗi của gia


đình mình là nhỏ so với tội lỗi của anh em họ. Yamraj nói với anh ta rằng vì anh ta
không


×