Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.88 KB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh
người đã hướng dẫn tận tình giúp tôi thực hiện và hoàn thành khoá luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học xã hội, phòng đào tạo, Trường
Đại học Quảng Bình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập nghiên cứu.
Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện khoá luận.
Tôi xin tri ân tất cả!
Quảng Bình, Tháng 5 năm 2014
Người viết
Phan Thị Hoa Lài
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh. Các tài liệu, những ghi nhận trong khoá
luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung
khoa học của công trình này.
Tác giả
Phan Thị Hoa Lài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là một thời
kì lịch sử đau thương với những biến động và thăng trầm. Sự tiếp mặt trước
một kẻ thù mới với dã tâm và trang bị hoàn toàn khác trước đã đẩy các cuộc
đấu tranh yêu nước của dân tộc vào thất bại liên tiếp. Chủ nghĩa yêu nước của
dân tộc đặt trong hoàn cảnh mới đòi hỏi phải có thêm những phẩm chất mới.
Bởi nguy cơ mất nước đã quá rõ ràng và bởi con đường cứu nước không thể
trở về với những bài học, những kinh nghiệm cũ như cha ông trước đây. Cần
kíp phải tìm một con đường mới với những người mở đường mới. Trong tư


thế là một người yêu nước Việt Nam xứ Nghệ, là nhà nho duy tân, là nhà hào
kiệt, Phan Bội Châu xung trận trong đội ngũ những người mở đường với bầu
nhiệt huyết nồng nàn và một lòng yêu nước tha thiết vĩ đại nhất.
Những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội với những yêu cầu mới mẻ
mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra, hơn ai hết Phan Bội Châu sớm nắm bắt và lĩnh
hội một cách tinh tường trọn vẹn. Điều này được minh chứng bởi những bước
đường hoạt động cách mạng, những đường lối chính trị tiến bộ và đặc biệt nó
được thể hiện rõ nét trong những hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước mới
mà nhà văn thể hiện trong sáng tác của mình.
Thế giới nhân vật trong cách sáng tác của Phan Bội Châu là sản phẩm
của việc mạnh dạn từ bỏ đường mòn, lối cũ, dũng cảm khám phá lối đi mới
đến với con người theo tư tưởng dân chủ phương Tây. Con người mới trong
thơ văn Phan Bội Châu là con người của tình yêu nước tha thiết, là hiện thân
của chủ nghĩa yêu nước tiến bộ - cụ thể hơn, thống thiết hơn, giục dã hơn.
Không phân định biên độ đẳng cấp, xuất thân, tuổi tác tất cả cùng quần tụ,
đồng lòng vì lợi ích chung của toàn dân tộc, cùng hướng về mục đích chung,
đánh đuổi giặc xâm lược, rửa mối nhục của người dân mất nước, đem độc lập
về cho Tổ quốc, đem tự do về cho dân tộc.
1
Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh cách mạng là mạch ngầm xuyên
suốt sáng tác của Phan Bội Châu nhưng có thể nói tiêu biểu trong đó là tiểu
thuyết Trùng Quang tâm sử. Tiểu thuyết đánh dấu sự chuyển biến trong hệ tư
tưởng yêu nước của nhà chí sĩ. Trùng Quang tâm sử là tác phẩm tụ hội đường
nét nhất những thang bậc đi lên trong tư tưởng yêu nước của nhà chí sĩ về chủ
nghĩa yêu nước dân tộc. Những hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước trong
Trùng Quang tâm sử chính là những đứa con tinh thần chứa đựng ước mơ,
khát vọng mà Phan Bội Châu đã từng ấp ủ.
Đích đến trong việc nghiên cứu đề tài khoá luận “Thế giới nhân vật
trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu” là khám phá những hình
tượng anh hùng yêu nước tiến bộ của nhà chí sĩ Phan Bội Châu muốn chuyển

tải, đồng thời thấy được nét đặc trưng của con người Việt Nam tại trạm trung
chuyển cận hiện đại. Từ đây, thấy được sự kế thừa của Phan Bội Châu đối với
giai đoạn trước và cả những đóng góp, những thành quả đối với các giai đoạn
sau việc định hướng con người yêu nước lí tưởng. Trở về với nhân vật trong
Trùng Quang tâm sử, chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau, có cách nhìn toàn
vẹn và sinh động nỗi trăn trở duy nhất của các bậc tiền bối trước thử thách
cam go của lịch sử để vươn lên bảo vệ Tổ quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tầm cao về tư tưởng yêu nước trong sự nghiệp “vị quốc” của Phan Bội
Châu là lãnh địa lí thú được nhiều nhà nghiên cứu phê bình chọn làm điểm
đặt chân cho hành trình khám phá của mình. Song hành cùng tư tưởng yêu
nước, văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu cũng là một miếng đất đông
khách tới lui. Số lượng bài viết về nhà cách mạng Phan Bội Châu nói chung,
về tư tưởng yêu nước trong tác phẩm văn học của ông nói riêng, đạt một dung
lượng đồ sộ. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Nhà yêu nước và
văn Phan Bội Châu (Viện văn học, NXB Khoa học và xã hội, 1967), Phan
Bội Châu về tác giả và tác phẩm của Chương Thâu, Trần Ngọc Vương (NXB
Giáo dục, 2011), Phan Bội Châu toàn tập (10 tập) của Chương Thâu (Trung
2
tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây- NXB Thuận Hoá, Huế 2001), Nghiên cứu
Phan Bội Châu của Chương Thâu (NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004),
Phan Bội Châu trong dòng thời đại của Chương Thâu (NXB Nghệ An, trung
tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2007). Theo dòng chảy lịch sử, các
tập sách dung chứa những bài nghiên cứu của Phan Bội Châu và tư tưởng yêu
nước của ông ngày một đầy đủ và hoàn thiện.
Để công việc nghiên cứu được dễ dàng và hiệu quả, tôi tạo lập một bố
cục lịch sử nghiên cứu theo trục dọc thời gian như sau:
* Trước năm 1975
Trong giai đoạn này, chúng tôi tìm thấy rất nhiều bài nghiên cứu về sự
nghiệp và tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu được ấn hành trong các tập

sách, các tạp chí. Đơn cử có các công trình tiêu biểu như: Nhà yêu nước và
nhà văn Phan Bội Châu của viện Văn học (NXB Khoa học xã hội 1967),
được biên soạn nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Phan Bội Châu. Tập sách
này được thu thập và trình bày có tính hệ thống nhiều bài nghiên cứu rất giá
trị về chủ nghĩa yêu nước của nhà đại cách mạng. Trong giai đoạn này còn có
những bài nghiên cứu có chất lượng về Phan Bội Châu như: Văn chương ông
Phan Sào Nam của Cao Xuân Huy (Văn học tuần san, số 3, 1935), Phan Bội
Châu con người của một thời đại và một xứ sở của Đặng Thai Mai (trích văn
thơ Phan Bội Châu, NXB văn hoá Hà Nội, 1960), Chủ nghĩa yêu nước của
Phan Bội Châu của Trần Đức Sự (Nghiên cứu lịch sử, số 83, 1966), Bàn thêm
về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu của Nguyễn Đổng Chi (Nghiên
cứu lịch sử, số 111, 6/1968), Phan Bội Châu nhà tuyên truyền tư tưởng yêu
nước của Nguyễn Văn Hoàn (Tạp chí văn nghệ quân đội số 12, 1967)
* Sau năm 1975
Khảo sát trên tinh thần tổng hợp cả 3 miền đất nước, tôi tìm thấy một
lượng lớn các bài nghiên cứu, phê bình về Phan Bội Châu ở giai đoạn này
trong các tạp chí, sách chuyên ngành, các bài tham luận từ các hội thảo khoa
học. Theo khả năng và điều kiện có thể, tôi tìm thấy các công trình sau: Phan
3
Bội Châu về tác giả và tác phẩm của Chương Thâu, Trần Ngọc Vượng (NXB
giáo dục, 2001), Phan Bội Châu cuộc đời và thơ văn của Hoài Thanh (NXB
văn hoá, Hà Nội 1978), Từ Phan Bội Châu đến Nguyễn Ái Quốc, sự chuyển
giao thế hệ trong đấu tranh giữ nước của Phan Ngọc Liên, Nguyễn Đình Lễ
(trong sách Phan Bội Châu, con người và sự nghiệp, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 1999), Phan Bội Châu trong hiện đại hoá văn học dân tộc của Lê Trí
Viễn (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 1977).
* Những năm gần đây
Trong hoàn cảnh đất nước hoà bình, với độ lùi thời gian nhất định, tư
tưởng yêu nước của Phan Bội Châu càng đặc biệt thu hút sự tìm hiểu của các
nhà nghiên cứu phê bình. Mở rộng biên độ thu thập, tìm kiếm, chúng tôi tập

hợp được những công trình tiêu biểu sau đây: Phan Bội Châu trong đời sống
tinh thần dân tộc Việt Nam thế kỷ XX của tác giả Trần Ngọc Vương (Phan Bội
Châu về tác giả và tác phẩm; Chương Thâu, Trần Ngọc Vương, NXB giáo
dục, 2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế
kỷ XX của Trần Đình Sử (tạp chí văn học Hà Nội, 2001), Tầm vóc Phan Bội
Châu trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX của Phong
Lê (tạp chí nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 4, 2008)
Nhìn một cách tổng quát các công trình nghiên cứu trên đây, chúng ta
thấy mặc dù số lượng bài viết khá nhiều, sự quan tâm của các nhà lí luận càng
rất tích cực, hứng thú nhưng tập trung lại ít có công trình nghiên cứu chuyên
biệt xuyên suốt về sự nghiệp và tư tưởng yêu nước tiến bộ của Phan Bội
Châu. Đến gần hơn với hình tượng con người yêu nước trong sáng tác của
Phan Bội Châu có công trình: Bàn thêm về quan niệm anh hùng của Phan Bội
Châu của Nguyễn Đổng Chi (Nghiên cứu lịch sử số 111, tháng 6 năm 1968)
công trình này đã nói lên được quan niệm xây dựng thế giới nhân vật trong
sáng tác của Phan Bội Châu. Đặc biệt là đã đi sâu làm rõ từng giai đoạn
chuyển biến trong tư tưởng yêu nước của cụ Phan theo các sáng tác thơ văn
rất cụ thể. Trong bài viết của mình Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra nhận định:
4
Phan Bội Châu đã chuyển mạnh từ chủ nghĩa anh hùng yêu nước kiểu phong
kiến sang chủ nghĩa anh hùng yêu nước kiểu nông dân kết hợp với chủ nghĩa anh
hùng yêu nước kiểu tư sản. Mặc dù Nguyễn Đổng Chi đã tiến gần hơn với chủ
nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu qua các nhân vật văn học, nhưng để thực sự
đi sâu và làm rõ quan niệm về con người yêu nước trong sáng tác của Phan Bội
Châu thì công trình này cũng chưa được triển khai một cách thấu đáo.
Đại đa số các nghiên cứu này đều thống nhất với nhau ở chỗ, ghi nhận
nội dung yêu nước tràn đầy và hình thức nghệ thuật cách tân “thoát lốt” nhà
nho trong các tác phẩm của Phan Bội Châu. Song, với độ sâu và chiều cao tư
tưởng yêu nước của nhà đại ái quốc, thì việc nghiên cứu cần thiết nhiều hơn
nữa một công trình chuyên sâu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của
Phan Bội Châu. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng các tác phẩm khác của tác
giả có liên quan đến quan niệm về chủ nghĩa anh hùng yêu nước. Đồng thời,
tìm hiểu các sáng tác thuộc giai đoạn văn học trung đại và các sáng tác cùng
thời với Phan Bội Châu để có cái nhìn đối sánh. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, trong đó chúng tôi
tập trung nghiên cứu thế giới hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước mà nhà
văn miêu tả và sáng tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để khảo sát đề tài này, tôi hướng đến vận dụng những phương pháp sau đây.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Với phương pháp này, chúng tôi
tiến hành phân tích các đặc điểm riêng lẻ, độc lập ở hình tượng nghệ thuật,
đồng thời tiến hành tổng hợp lại để có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về
bản chất chung của các hình tượng, cũng như tìm ra được quy luật vận động
về tư tưởng của hình tượng trong đề tài này.
Phương pháp cấu trúc hệ thống: Ở phương pháp này tôi đặt ra những
vấn đề của đề tài trong mối tương quan mang tính hệ thống và quy luật cấu
trúc định hình.
5
Phương pháp so sánh: Bằng phương pháp này, tôi hướng tới việc đối
sách giữa tác giả với các nhà yêu nước cùng thời để thấy được sự tiến bộ vượt
bậc trong tư tưởng của ông.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
thống kê, quy nạp, diễn dịch cùng với lý thuyết thư pháp học và phương pháp
đồng đại, lịch đại để tiến hành nghiên cứu hiệu quả hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia làm 3
chương cụ thể như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung.

Chương II: Thế giới nhân vật xét từ nội dung yêu nước.
Chương III: Thế giới nhân vật xét từ phương thức thể hiện.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Hình tượng nhân vật, hình tượng nghệ thuật
1.1.1. Hình tượng nhân vật
Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là hình ảnh trung tâm, là nơi thể hiện
tập trung lí tưởng đạo đức thẩm mĩ của tác giả. Nhân vật văn học được miêu
tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phượng tiện văn học. Nhân vật trong
tác phẩm văn học có thể là những nhân vật được định danh rõ ràng như Thuý
Kiều, Kim Trọng, Tôn Ngộ Không, Gia Cát Lượng, Trương Phi Đó cũng
có thể là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, người đàn bà làng chài,
chàng trai, những kẻ đưa tin, lính hầu thường thấy trong kịch. Đó là những
nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn
thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân
vật có thể là những con người được miêu tả cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính
cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó cũng có thể là
những con người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu,
cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý
nghĩa, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật
có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà
chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là hình
tượng con người trong tác phẩm.
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Văn học vốn có mối quan
hệ đối với đời sống. Và chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất
định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu

hiệu để ta nhận ra. Nhân vật trong văn học, khác với nhân vật trong hội hoạ,
7
điêu khắc bộc lộ trong hành động và quá trình. Nó luôn hứa hẹn những điều
sẽ xẩy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp.
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, ước ao và hi vọng về con người. Nhà văn
sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và mối quan
hệ giữa các cá nhân đó. Đó là chàng Thạch Sanh được công chúng mến phục,
dùng tài năng và lòng dũng cảm của mình để cứu thoát công chúa, đánh tan
quân xâm lược. Đó là một Sọ Dừa thông minh tài sắc hiếu thảo, lột khỏi hình
dạng bề ngoài xấu xí để lọt vào mắt con út phú ông xinh đẹp, nết na, sống
cuộc đời hạnh phúc. Những kiểu nhân vật tốt đẹp như thế là ước mơ của nhân
dân lao động thời xưa. Trong cuộc sống hiện đại, hình tượng nhân vật phản
ánh rõ đời sống xã hội dưới mọi gốc cạnh đa diện, đa chiều. Hiện lên trong
sáng tác của Nam Cao là những nhân vật bị tha hoá, bị xã hội ruồng bỏ nhưng
vẫn khát khao lương thiện. Hay là những nhân vật sống mòn trong vòng xoáy
cơm áo gạo tiền. Hình tượng nhân vật trong Trùng Quang tâm sử là những
nhân vật anh hùng cứu nước. Phan Bội Châu bằng những sáng tác của mình
đã làm nổi bật lên trong văn học những nhân vật anh hùng với sự ý thức về
cách làm người, không chịu nhục, không quỳ gối trước cường quyền.
Tóm lại, trong tác phẩm văn học, nhân vật là hình thức để phản ánh hiện
thực. Hình thức ấy rất đa dạng, thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của
cuộc sống. Đó cũng có thể là con người, cũng có thể là đồ vật, động vật nhân
hoá. Việc hình dung sự đa dạng của nhân vật là rất cần thiết để đi sâu tìm hiểu
những nội dung phong phú đó trong di sản văn học nhân loại cũng như sự
phong phú của văn học xã hội chủ nghĩa ngày nay.
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật
Theo từ điển văn học, khái niệm hình tượng nghệ thuật là phương thức
chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất
cứ một hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm

đều là hình tượng nghệ thuật. Thông thường quan trọng nhất là hình tượng
8
con người. Ở hình tượng nghệ thuật có sự hoà trộn nhân tố nhận thức khách
thể và nhân tố sáng tạo chủ thể. Hình tượng nghệ thuật là một khách thể tinh
thần. Mọi phương tiện biểu hiện chỉ có ý nghĩa khi làm sống lại các khách thể
đó, và người đọc tác phẩm, chỉ khi nào thâm nhập vào thế giới tinh thần đó
mới có thể nảy sinh được sự thưởng thức, đồng cảm.
Hình tượng nghệ thuật là cái được sáng tạo, được khái quát, không phải
là sao chép cái có sẵn mà là đứa con tinh thần của nghệ sĩ trong quá trình
nhận thức về hiện thực cuộc sống, đồng thời là con đẻ của hiện thực khách
quan. Hình tượng nghệ thuật thể hiện quan hệ giữa thế giới nghệ thuật và thực
tại mà nó phản ánh, giữa tác giả với người đọc. Quan hệ giữa tác giả đối với
cuộc sống trong tác phẩm, cuối cùng là quan hệ giữa các yếu tố của bức tranh
đời sống. Nam Cao quan niệm: nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối mà
nghệ thuật phải thoát ra từ tiếng kêu đau khổ của những kiếp lầm than. Dấu
chân của người nghệ sĩ phải xuyên thấm từ cách tiếp cận hiện thực, cách phát
hiện vấn đề và phương thức chuyển tải tư tưởng tình cảm qua hình tượng.
Beelin khẳng định: “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó mô tả cuộc sống chỉ
để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn
gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại nếu nó không phải là tiếng thét đau khổ
hoặc lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời
những câu hỏi đó”.
Tóm lại hình tượng nghệ thuật là nơi kết tinh của các yếu tố về con
người, đời sống xã hội, tư chất nhà văn, mà nhà văn là người giữ một vai trò
quan trọng trong việc chuyển từ thế giới vật chất sang thế giới tinh thần,
hướng người đọc tới cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
1.2. Phan Bội Châu - cuộc đời, văn nghiệp
Trong sâu thẳm tâm hồn con người Việt Nam, nhớ đến cái tên Phan Bội
Châu là nhớ đến người anh hùng cứu quốc, đồng thời nhớ đến nhà văn, nhà
thơ lớn của Quốc gia, dân tộc.

9
Phan Bội Châu sinh năm 1867, quê mẹ ở làng San Nam, xã Nam Hoa,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên thật là Phan Văn San (san trong từ san
hô, một thứ cây bằng chất khoáng ở dưới biển, do đó lấy biệt hiệu là hải thụ),
năm 1900 mới lấy tên là Phan Bội Châu. Từ khi chính thức ra nước ngoài
hoạt động cứu nước, Phan Bội Châu lấy biệt hiệu Sào Nam (do câu cố văn:
Việt điểu sào Nam chi – chim Việt làm tổ ở cành Nam, tỏ ý luôn luôn hướng
về Tổ quốc). Ngoài ra, còn có nhiều bút danh biệt hiệu khác mang nhiều ý
nghĩa nữa như: Phan Thị Hán, Độc Tính Tử, Hán Mãn Tử…Thân phụ Phan
Bội Châu là Phan Văn Phổ, một người thâm nho, thông hiểu kinh truyện, một
đời sống với nghề dạy học: Lấy nghiêm làm trọng, lấy bút làm cây, ông là
một bậc thiên nhân, là một người đôn hậu, cũng có dòng dõi Nho học. Phan
Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, mới lên 4 lên 5 đã học thuộc lòng
được mấy thiên “Chu Nam” trong Kinh thi, tức là quyển sao chép nhiều thơ ca
nhân gian của Trung Quốc thời xưa. Lên sáu tuổi đã bắt đầu đi học chữ Hán,
học sách Tam tự kinh chỉ trong vài ba ngày, học sách luận ngữ (Luận ngữ của
tiên sinh họ Phan) trong đó vì có lời chế diễu bạn nên bị bố đánh đòn. Tám
tuổi, bắt đầu biết làm bài và đỗ đầu một kỳ thi hoạch ở xã, ở huyện. Lên 13
thì thành thạo các thể văn cử tử: thơ, phú, kinh nghĩa. Tài giỏi nhưng thi cử lại
lận đận. Ở khoa thi Đinh Dậu (1897) do vô tình mà bị án “hòa hiệp văn tử”
(mang theo sách vở) “chung thân bất đắc ứng thí” (suốt đời không được đi thi).
Đến khoa thi Canh tý (1900) sau khi được bạn bè vận động, vua Thành Thái xóa
án cho, Phan Bội Châu tham gia ứng thi và đậu Giải nguyên trường Nghệ .
Phan Bội Châu từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong không khí sôi sục chống Pháp của
cả nước, đặc biệt là ở quê hương Nghệ Tĩnh, vùng đất sớm có tinh thần yêu nước và chí
khí mạnh mẽ, ngoan cường. Tinh thần yêu nước sớm nảy nở và định hình trong ý thức của
Phan Bội Châu. Từ lúc còn nhỏ cậu bé San đã cùng các bạn lấy ống tre làm súng, lấy hạt
vải làm đạn chơi trò “Bình Tây” (dẹp yên giặc Tây). Năm lên 17 tuổi, khi nghe tin ở Bắc
kỳ phong trào Cần Vương phất cờ kháng chiến khí thế, liền nửa đêm viết hịch Bình Tây
thu Bắc (dẹp giặc Tây thu lại đất Bắc) lời lẽ rất thống thiết, bí mật đem dán lên gốc cây to

đầu làng với mong muốn bày tỏ chí đánh giặc của mình. Năm lên 19 tuổi, khi nghe vua
Hàm Nghi phát hịch Cần Vương, Phan Bội Châu cùng người bạn thân là Trần Văn Lương
thành lập nên “Sĩ tử Cần Vương đội” bị giặc Pháp khủng bố nên đã tan rã. Tuy sớm có tinh
thần cứu nước nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ mất sớm, cha già không có ai chăm
sóc nên mãi đến năm 1900, sau khi đậu giải Nguyên và cụ thân sinh cũng mất, Phan Bội
10
Châu muốn hoàn toàn dành trọn vẹn cuộc đời mình để tìm đường cứu nước. Năm 1901
Phan Bội Châu ấp ủ âm mưu chiếm thành Vinh nhân ngày Quốc Khánh của Pháp (14 tháng
7) nhưng không thành. Năm 1904 Phan Bội Châu tích cực vận động thành lập Duy Tân
Hội. Năm 1905, ông bí mật sang Trung Hoa, Nhật Bản phát động phong trào Đông Du.
Năm 1908, phong trào Đông Du bị giải tán. Kế đó, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật
Bản, phải trở lại Trung Hoa, rồi tới Thái Lan xây dựng căn cứ đợi thời cơ. Năm 1912, sau
cách mạng Tân Hợi (1911) Phan Bội Châu trở lại Trung Hoa thành lập Việt Nam quang
phục hội và Hội chấn Hoa hưng Á. Từ năm 1913 – 1916 (có chỗ nói 1917) ông bị chính
quyền Quảng Châu bắt giam. Tuy bị giam trong ngục nhưng nhà cách mạng vẫn không
ngừng tìm cách liên hệ với các đồng chí mình và chủ trương lợi dụng việc Đức hất cẳng
Pháp khỏi Đông Dương để vùng lên đuổi Pháp cứu nước. Nhưng đại chiến thứ nhất kết
thúc và Pháp là phe thắng trận. Năm 1922, Phan Bội Châu bắt tay cải tổ Việt Nam quang
phục hội thành Đảng Việt Nam Quốc dân. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ nước Nga đến
Trung Hoa làm ủy viên Đông Phương bộ. Được Nguyễn Ái Quốc góp ý, Phan Bội Châu
sẵn sàng thay đổi đường lối, chưa kịp bàn bạc cụ thể thì đến năm 1925, ông bị Pháp bắt cóc
giải về nước, chúng định thủ tiêu kín nhưng bị bại lộ đành đưa xử ông công khai, kết án tù
chung thân (từ năm 1922, ông đã bị thực dân Pháp kết hợp với Nam triều kết án tử hình
vắng mặt). Nhân dân cả nước đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu; Varen (varenne)
sang Đông Dương thay thế Meclanh (Merlin) làm toàn quyền, ra lệnh ân xá, nhưng thực tế
đưa cụ về giam lỏng tại Huế (Bến Ngự) cho đến khi qua đời (1940).
Con đường cứu nước của cụ Phan cũng gắn chặt với cuộc đời của cụ.
Trải qua nhiều khuynh hướng chính trị, từ chỗ chịu ảnh hưởng của phong trào
Cần Vương, chuyển sang chủ trương quân chủ lập hiến, rồi đi đến chủ trương
cách mạng dân chủ tư sản, tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu luôn vận

động và sáng tạo, hướng đến sự hoàn thiện một chủ nghĩa yêu nước cho cách
mạng dân tộc.
Song song với quá trình hoạt động cách mạng ấy là chặng đường cầm
bút viết văn. Bản thân Phan Bội Châu không nuôi giấc mộng làm thi nhân,
tiểu thuyết gia. Trái lại từ thời trai trẻ đã lấy câu nói của người xưa làm điều
tâm đắc “lập thân tối hạ thị văn chương” nhưng chính sở học Nho giáo thiên
bẩm chữ nghĩa và công cuộc vận động cách mạng đã đưa đẩy Phan cầm ngọn
bút và trở thành cây bút tuyên truyền cổ động lớn nhất trong những năm đầu
thế kỷ XX như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định. Giáo sư Trần Văn Giàu
cho rằng “Thơ văn Phan Bội Châu trước hết là thơ văn yêu nước, nhằm xây
dựng tư tưởng yêu nước, xây dựng tinh thần chiến đấu chống xâm lăng” dưới
tiêu đề Nhà nho yêu nước thành nhà chính trị, nhà văn. Tác giả Trần Đình
11
Hượu, một trong những chuyên gia hàng đầu về tư tưởng Nho giáo ở Việt
Nam, đã phân tích cặn kẽ sự nghiệp văn chương này.
Nhìn từ nội dung, văn chương Phan Bội Châu bám sát và phản chiếu
trọn vẹn cuộc đời chính trị cũng như những diễn biến tư tưởng của thời đại bấy
giờ. Ba chặng đường đời của Phan Bội Châu thường được phân chia trên cơ sở
những ngã rẽ chính trị của ông. Và giai đoạn thứ 2, khi Phan bôn ba hải ngoại là
giai đoạn “đắc ý” nhất trong sự nghiệp chính trị của ông, cũng là thời kỳ ông có
nhiều thơ văn tuyên truyền thành công cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Giai đoạn thứ nhất, ngoài văn chương cử tử, Phan còn viết những bài
văn cổ động tinh thần yêu nước chống Pháp như hịch Bái thạch vi huynh (lạy
đá làm anh, 1987) Lưu cầu huyết lệ tân thư (lá thư mới viết bằng lệ máu từ
đảo Lưu Cầu 1904). Trong đó Lưu Cầu huyết lệ tân thư, đương thời đã làm
cho nhiều sĩ phu có tâm huyết biết tiếng của Phan Bội Châu và sau đó thành
đồng chí chiến đấu của ông. Ông còn sáng tác nhiều thơ ca, cả chữ Hán và
chữ Nôm, manh nha tư tưởng canh tân như: Chơi xuân, Khuyên chồng xuất
dương du học (2 bài), Kể chuyện năm châu. Đường hướng cứu nước và tư thế
của một lãnh tụ cách mạng chưa bộc lộ rõ ở trang văn thơ kì này, nhưng có

cái hào sảng của đấng nam nhi chí khí:
Ngã vị đăng sơ thì,
Chúng sơn dữ ngã tề.
Ngã kí đăng sơn thì,
Ngã thi chúng sơn đê.
( Ta chưa lên đỉnh núi kia,
Núi non bao bọc từ ngang vai.
Ta lên trên đỉnh kia rồi,
Non xanh trăm ngọn gió xuôi lè tè.)
Hay tâm thế xông pha để làm nên đại nghiệp, tâm trạng bức bối mong
cứu vong cứu tồn cho quốc gia thì rất rõ ràng.
Nay có kẻ: dọc ngang vũ trụ, chế nhạo hồng trần.
12
Rửa bụng bằng tám chín đầm Vân Mộng, làm nhà dưới muôn vạn hác
tùng quân.
Hay Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
Trong khoảng trăm năm cần có tới
Sau này muôn thủa há không ai
Non sông đã mất sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài
Muốn vượt biển đông theo cánh gió
Muôn trùng sống bạc tiễn ra khơi
(Xuất dương lưu biệt, bản dịch của Tôn Quang Phiệt)
Giai đoạn thứ hai (từ năm 1905 đến 1925), trên con đường bôn ba hải
ngoại, nhà cách mạng Phan Bội Châu thường lấy bút danh Sào Nam Tử, Thị
Hán… Với khí thế tung hoành, hào sảng, một số tác phẩm như: Việt Nam
vong quốc sử (1905), Khuyến quốc dân tư trợ du học văn (bài văn khuyến
quốc dân giúp đỡ phong trào du học (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Kính
cáo toàn quốc phụ lão thư (Thư kính báo phụ lão toàn quốc, 1907) thư gửi

Phan Châu Trinh đã được bí mật gửi về nước, giữ vai trò to lớn khích lệ nhân
dân, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức đi vào đấu tranh cứu nước. Có tác
phẩm đã làm cho nhiều chính khách Trung Hoa, Nhật Bản biết tiếng mà khâm
phục tác giả, từ đó ủng hộ cách mạng Việt Nam. Cũng trong thời kỳ này Phan
Bội Châu đã viết Việt Nam quốc sử khảo (khảo về sử của nước Việt Nam
(1908) với ý thức làm sống dậy lịch sử dựng nước, giữ nước rất mực hào
hùng của dân tộc.
Phan Bội Châu cũng viết nhiều truyện về các liệt sĩ: Kỷ niệm Lục
(1901), Sùng bái giai nhân (1907), Trần Đông Phong truyện, Hoàng Phan
Thái truyện (1907), Ngư hải ông liệt truyện, Tước thái thiền sư (1917), Chân
13
tướng quân (1917), Phạm Hồng Thái (1924), nhằm ghi công các đồng chí và
nêu gương sáng dũng cảm, bất khuất trước đồng bào.
Hơn thế nữa, trong thời kỳ này nhà văn còn viết nhiều bài trên tờ Vân
Nam tạp chí, bằng Trung văn của nhóm cách mạng người Vân Nam, Trung
Quốc tập hợp ở Nhật Bản hồi đó. Khoảng vào năm 1907 trong tập Phan Bội
Châu niên biểu còn ghi tên mấy bài: Ai Việt điếu điền (1906), Việt vong thảm
trạng (1907). Vào khoảng năm 1920 -1922, Phan Bội Châu còn viết cho tờ
Đông Á tân văn ở Bắc Kinh, rồi Binh sự tạp chí ở Hàng Châu, Trung Quốc,
tác phẩm Trùng quang tâm sử (khoảng 1913 -1917) một cuốn tiểu thuyết luận
đề yêu nước và ít nhiều mang hình thức tiểu thuyết lịch sử của Phan Bội Châu
đã được in trên tạp chí Bình sự này.
Thơ văn của Phan Bội Châu viết trong thời gian bôn ba ở nước ngoài
đã bộc lộ phần nào tư tưởng tình cảm tốt đẹp nhất cùng các bước chuyển biến
trong đường lối đấu tranh cách mạng của tác giả.
Giai đoạn thứ 3 (từ 1925 -1940), thời kỳ bị bắt về nước, lúc này mặc dù
sống trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp kìm kẹp không được giữ gìn gắn bó
với đồng bào, đồng chí nhưng số lượng sáng tác của Phan Bội Châu cũng
không phải là ít: Nam quốc dân tu tri (1927), Nữ quốc dân tu tri (1926), Xã
hội chủ nghĩa (1953), Phan Bội Châu niên biểu (khoảng 1937 -1940), Khổng

học đăng (1953). Ngoài ra còn nhiều văn thơ khác được tập hợp lại trong các
quyển: Phan sắc nam văn tập, Phan sắc nam quốc văn thi tập. Tư tưởng
truyền tải ở đây vẫn chứa chan tấm lòng yêu nước, thương dân thiết tha với
nét độc lập tự do của quốc thể, đồng bào. Phan Bội Châu tham gia chú giải
kinh dịch cũng trong giai đoạn này.
Trong văn nghiệp của Phan Bội Châu có 2 cuốn hồi kí tự thuật đó là:
Ngục Trung thư (1914) ngay sau khi bị giặc bắt giam tại nhà ngục Quảng
Châu, và cuốn Phan Bội Châu niêu biểu viết trong những năm cuối đời. Qua
14
hai cuốn hồi kí có thể thấy rõ toàn bộ cuộc đời cách mạng, con người và nhân
cách cao cả của Phan. Nếu trên đường chính trị Phan là một chính khách, nhà
tuyên truyền không mệt mỏi thì trọn vẹn văn chương ông cũng là ngòi bút
xông pha bền bỉ. Nhưng “dù làm thơ, viết tuồng hay viết tiểu thuyết có thể
đến hàng nghìn tác phẩm, Phan Bội Châu cũng chỉ có đáng kể những cái gì
đã góp phần vào mục đích thức tỉnh đồng bào đang mê ngủ” (Trần Đình
Hượu).
Văn nghiệp Phan Bội Châu là sự biểu hiện tròn đầy những biến hóa tích
cực về đường lối cảm nghĩ và hành động của nhà đạo đức cách mạng Việt
Nam. Qua văn chương của ông, những thước phim cận cảnh về ý chí dân tộc,
về đất nước giống nòi, về đồng bào đồng chí như còn hiện diện một cách sống
động trước nhãn tiền của người xem. Cũng từ trong trang văn, trang thơ của
cụ, vang vọng những tiếng thét căm hờn dữ dội, những bản cáo trạng hùng
hồn, đanh thép về tội ác của quân thù. Ở đó ta thấm thía lẽ sống và tiếng nói
giục giã cứu nước thương nòi trong thời đại mới.
Phan Bội Châu vẫn tiếp tục sự tồn tại của mình trong tư cách nhà yêu
nước, nhà văn, xuất hiện thêm trong ông một nhà khảo cứu triết học và văn
hóa. Cuộc đời ông gắn liền với những thăng trầm, thành bại, vinh nhục của số
phận dân tộc trên nhiều bình diện, nhiều chiều kích khác nhau. Hiểu đúng ông
là một đòi hỏi quan trọng để hiểu đúng dân tộc Việt Nam trong cả một chặng
lớn của lịch sử.

1.3. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời
Trùng Quang tâm sử (Pho sử lòng thời Trùng Quang) là tiểu thuyết
bằng Hán văn, được viết trong thời kì Phan Bội Châu sống lưu vong ở nước
ngoài, khoảng từ 1905- 1914 đăng lần đầu tiên, làm nhiều kì trên tờ Binh sự
tạp chí, xuất bản hàng tháng, ở Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung
Quốc, từ số 81(Tháng Giêng năm 1921) đến số 132 (tháng tư năm 1925) chỉ
hai tháng trước khi ông bị thực dân Pháp lừa bắt. Tuy được công bố từ năm
15
1921 đến 1925 nhưng đã được viết ra từ trước. Trong cuốn niên biểu, Phan đã
liệt Trùng Quang tâm sử vào trong số những tác phẩm được viết ra trước thời
kỳ bị đô đốc Quảng Châu là Long Tế Quang bắt giam (19 -1-1914). Căn cứ
vào phần nội dung của tác phẩm, chúng ta có thể coi Trùng Quang tâm sử
được viết trong khoảng thời gian từ sau khi Phan xuất dương (1905) cho đến
khi bị bắt giam ở Quảng Đông (1914). Được viết ra trong thời kỳ hoạt động
sôi nổi đắc ý nhất của nhà chí sĩ, nhưng phải đến thời kì thê thảm nhất của
cuộc đời nhà chí sĩ như chính ông viết trong niên biểu tác phẩm mới được ra
mắt công chúng. Mà cũng chưa phải là công chúng mà tác phẩm của nó nhe
nhắm và tha thiết kêu gọi ở ngay câu đầu và ở cả câu cuối tập sách: “Quốc
dân ta ơi! Đồng bào ta ơi! Dậy! Dậy!Dậy!”. Cái dụng ý của người viết được
thức tỉnh, kêu gọi đồng bào bằng câu chuyện “bình Ngô phục quốc” này,
không thực hiện được, bởi lẽ rất đơn giản là từ ngày được hoàn thành, nó đã
ngủ một giấc dài, có hơn nửa thế kỉ.
Trong hoàn cảnh đất nước bị dày xéo bởi gót giày xâm lược, con đường
cứu nước của dân tộc chìm trong bóng đêm không thấy lối. Phan Bội Châu đã
sáng tác tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử với khát vọng truyền bá tư tưởng
tiến bộ về cách mạng, yêu nước và đánh thức tinh thần chống Pháp của nhân
dân ta. Nhưng việc mang theo những nội dung tư tưởng này, cuốn tiểu thuyết
lúc trở về đất nước đã lập tức bị chính quyền thực dân phong kiến thanh trừ,
thủ tiêu, bởi đối với chúng đây là “tập sách nguy hiểm”, là “yêu thư yêu

ngôn”. Pháp luật thực dân lợi dụng bọn phong kiến làm nanh vuốt, thanh trừ
loại văn đó, truy tố, hãm hại những người đã viết tập sách này.
Dưới chế độ thực dân Pháp và chính quyền phát xít của chủ nghĩa tư
bản, sự khủng bố được tiến hành với một tinh thần ghê gớm, quỷ quyệt hơn
bao giờ hết. Tuy vậy, tất cả thủ đoạn áp bức, khủng bố đó vẫn không thể tiêu
diệt được tinh thần nhân đạo của những tác phẩm ưu tú. Và chính vì có một
nội dung lành mạnh cho nên tập sách đã được người ta chép lấy và giữ lại cho
đến ngày nay, để được phiên dịch ra tiếng Việt và giới thiệu với độc giả .
16
Với sức mạnh trường tồn mãnh liệt của tinh thần yêu nước, tiểu thuyết
Trùng Quang tâm sử đã định vị giữa nền văn học dân tộc với vai trò là tác
phẩm quan trọng trong bước chuyển mình “nhạy cảm” của lịch sử tư tưởng
yêu nước trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
1.3.2. Nội dung của tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử
Qua hai mươi chương hồi với ngót hai mươi nhân vật, Trùng Quang
tâm sử, đã dựng lại bức tranh sinh động về thảm cảnh của một dân tộc đang
quằn quại dưới gót giày của đế chế Trung Hoa với những âm mưu thủ đoạn
thâm độc của bọn dị tộc cướp nước. Nhưng nổi bật nhất vẫn là cao trào giải
phóng dân tộc với sức vùng dậy quật cường của các tầng lớp nhân dân Việt
Nam, trong khoảng cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV.
Trùng Quang tâm sử là một cuốn tiểu thuyết mà trong đó yếu tố tưởng
tượng có một tác dụng, một địa vị rõ rệt. Nhưng đây không phải là một bộ
tiểu thuyết lịch sử, nhằm mục đích kêu gọi hay xây dựng lại cuộc sống xã hội
của một thời kỳ đã qua, đây cũng không phải là một tập phiêu lưu kí với
những đoạn lạc bất ngờ, những tình huống hồi hộp, lại càng không phải là
một tập tiểu thuyết tâm lý với những tình tiết ly kì, những tâm trạng phức tạp
trong một khung cảnh về không gian, về thời gian. Trái lại trong động tác,
trong lời nói, trong thái độ sống, trong quan niệm nhân sinh của các nhân vật
và ngay địa điểm, thời gian hoạt động của bấy nhiêu con người bạn đọc sẽ
luôn vấp phải những tình tiết phản lịch sử khá nghộ nghĩnh.

Khung cảnh lịch sử ở đây là đời sống của nhân dân Việt Nam trong
thời kì mất nước và khủng hoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự phiền hà
trong thủ đoạn cướp nước của dị tộc, thuế nặng sưu cao làm cho nông dân xơ
xác, khốn cùng. Qua hai mươi chương sách đều là những màn cảnh sinh động,
thổ lộ hết mọi nhục nhã, đau đớn của một dân tộc đang quằn quại dưới gót
giày tàn bạo của kẻ thù.
Thế hệ thanh niên nhà nho yêu nước đầu thế kỷ này đã đem hết tâm
huyết, đem tính mạng chuộc lại non sông Tổ quốc, tự bắt tay vào việc chuẩn
17
bị tổ chức Duy tân. Những nhân vật chính ở đây có lẽ là người xứ Nghệ.
Hứng thú tập sách không phải ở nơi cốt truyện, hành động của các nhân vật
anh hùng. Nhưng có thể thấy câu chuyện cách mạng ở đây có một cốt cách
hoàn toàn Việt Nam. Khi anh Trầm, anh Hạnh kể lại cảnh sống khổ sở của họ,
thì qua lời họ chúng ta có thể nhận thấy cả màn kịch của đời sống nhân dân
Việt Nam lúc bấy giờ. Đời sống thực tế chính là cơ sở hiện thực của tập
truyện này. Cách gọi tên nhân vật rất bình dị: Ông Chân, cô Chí, anh Trầm ,
anh Phúc…nhưng các anh hùng vô danh ấy không phải là những nhân vật ước
lệ. Ông Xí là một nông dân, bước vào sân khấu với gánh nước mắm trên vai.
Ông Võ, con trai nhà chài lưới, nhưng giỏi võ và thích hát dặm. Anh Trầm
thạo bẻ chuyện đò đưa. Ông Chân bất bình với thời cuộc sống ngày lấy chén
rượi làm trò tiêu khiển nhưng vẫn nghiên cứu binh pháp. Bà Triệu, cô Chí, cô
Liên là đại biểu cho thế hệ phụ nữ ái quốc ở thập kỉ này. Mỗi người một thành
phần, một nghề nghiệp, một tâm hồn, một vẻ mặt.
Trùng Quang tâm sử là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa luận đề, một luận
đề cách mạng Việt Nam và đã nêu rõ sự cần thiết đoàn kết toàn dân để hoàn
thành cách mạng dân tộc. Tác giả cũng là người đầu tiên đã nhận rõ ý nghĩa
toàn dân của cách mạng Việt Nam và sự cần thiết đoàn kết toàn dân để hoàn
thành cách mạng dân tộc.
Nhân dân là chủ nhân chính đáng của đất nước. Trước con mắt của bọn
thực dân và phong kiến, tôi tớ của chúng ý niệm đó là loạn thần tặc tử. Đối

với nhân dân ta hồi bấy giờ, đó cũng là một câu chuyện lạ lùng, khủng kiếp,
nhưng đối với Phan Bội Châu nguyên tắc đó là cơ sở lý luận được nêu ra ngay
từ đầu cuốn tiểu thuyết. Ông Xí cũng như các bác nông dân, các chị phụ nữ
các bác thợ rèn đều cảm thấy một nỗi chua cay, đau khổ của những người mất
nước. Vì đất họ cày, nghề nghiệp họ làm đã bị người khác cướp đoạt. Anh
Phúc, anh Thắng, hai ngụy binh đi về với hàng ngũ cách mạng vì họ đã mắt
nhìn thấy rằng: cái cách mạng người An Nam không bằng con ngựa của tên
18
quan cai trị. Những đoạn đối thoại giữa các nhân vật đều là những lời lẽ cảm
động để củng cố lòng yêu nước và niềm tin đối với tiền đồ cách mạng.
Công việc cứu nước là công việc của toàn dân. Con người cứu quốc là
con người anh hùng. Anh hùng ở đây không hoàn toàn thuộc dòng dõi quý tộc
mà phần lớn là những anh hùng thảo dã. Họ đã có gan đảm đương lấy công
việc cứu quốc với ý chí nghị lực sắt đá, kiên trung.
Công cuộc dẹp giặc giành lại nước nhà, khi chúng ta khép lại tập sách,
vẫn còn bỏ dở, chưa phải đã tới thắng lợi. Tác giả còn nhắc đến kết cục thất
bại của vua Trùng Quang, nhưng cũng phải nói rằng tác giả tập sách đã tin
tưởng hơn ai hết vào tiền đồ của Tổ quốc. Sau này, từ ngày cụ Phan bị bắt về
nước, sau hơn hai mươi năm bôn ba, những người đã gặp cụ vẫn được nghe
cụ nhắc đến câu châm ngôn “thất bại là mẹ thành công” thì ở đây ông Xí, ông
Kiên cũng sẽ là những vị danh tướng của nhà Lê và tập sách này cũng không
phải chỉ là tập tiểu sử của những anh hùng thất bại. Nói cho đúng hơn, đây là
câu chuyện của những người “anh hùng vô danh”. Mục đích của tác giả chỉ là
cất tiếng gọi to để thức tỉnh đồng bào.
“Dậy ! Dậy ! Dậy!”
Ba chữ mở đầu cho tập sách, và cũng là ba chữ kết thúc không thể nói
là tập tiểu thuyết đã thực hiện được mục đích đó, bởi một lẽ rất rõ rệt là từ
ngày diễn ra mãi cho đến ngày cụ Phan từ trần, tập sách chưa được phổ biến,
nhưng cái mà tập sách này chưa thực hiện được, tư tưởng và hoạt động của cụ
và của các đồng chí, mấy năm sau sẽ gây được những tiếng vang lớn hơn

trong tâm hồn các thế hệ. Tập sách này là tiếng gọi đầu tiên.
Mượn câu chuyện “bình Ngô” của tổ tiên để kí thác ý nguyện của chính
mình, Phan Bội Châu đã góp cho lịch sử văn chương dân tộc một tác phẩm
kiệt tác, với đầy đủ những đường nét mang tính thời sự và tính lịch sử. Trùng
Quang tâm sử là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước,
cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
19
Mang những phẩm chất anh hùng yêu nước xứng tầm với thời đại,
những hình tượng nhân vật yêu nước trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử là
những biểu hiện cụ thể nhất cho tư tưởng yêu nước tiến bộ của nhà cách mạng
Phan Bội Châu. Qua đây, nhà chí sĩ góp một phần tâm huyết quan trọng vào
việc định hình phẩm chất yêu nước cho dân tộc Việt Nam trong buổi chuyển
mình “nhạy cảm” – cận hiện đại.
1.3.3. Vị trí, những cách tân của Trùng Quang tâm sử đối với tiểu thuyết
chương hồi chữ Hán Việt Nam
Phan Bội Châu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một số lượng tác
phẩm đồ sộ, trong đó phải kể đến Trùng Quang tâm sử. Tác phẩm có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của cụ Phan vào những năm đầu thế kỷ
XX. Đây là một cuốn tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán. Từ khi được
phát hiện đến nay tác phẩm được nhiều người tìm đọc và nghiên cứu.
Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam có lịch sử hơn 200 năm (từ
năm 1696 đến 1925). Mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ hán
Việt Nam là Hoan Châu kí, được viết vào năm 1696, một bộ tiểu thuyết
chương hồi miêu tả thuật lại tám thế hệ đầu của dòng họ Nguyễn Cảnh ở
Nghệ An thuộc đất Hoan Châu thời cổ. Tiếp theo là Nam triều công nghiệp
diễn chí do Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm soạn vào năm 1719. Tác
phẩm này có nhiều tên gọi Trịnh Nguyễn diễn chí, Nam triều Nguyễn chúa
khai quốc công nghiệp diễn chí, Việt Nam khai quốc chí truyện. Sau đó là
Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm tác giả Ngô Gia Văn phái soạn vào khoảng
thời gian cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Bộ tiểu thuyết này có nhiều tên

gọi An Nam nhất thống chí, Hậu Lê thống chí, Lê quý ngoại sử. Tác phẩm tiếp
theo Hoàng Việt Long hưng chí được hoàn thành vào năm 1899 do Ngô Giáp
Đậu, người làng Tả Thanh Oai, con cháu của Ngô Gia Văn phái soạn.
Một tác phẩm dùng thể loại này là Việt Lam xuân Thu, còn gọi là Việt
Nam tiểu sử hoặc Hoàng Việt xuân thu do Vũ Xuân Mai khởi thảo, Lê Hoan
nhuận sắc in vào năm 1908. Có một tác phẩm ít được nhắc đến trong hệ thống
20
tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là Tây Dương Gia Tô bí lục, do các
tác giả Phạm Ngô Hiên – Nguyễn Hoà Đường - Nguyễn Bá An - Trần Trình
Hiên soạn vào những năm cuối của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Cuối cùng
là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, tác phẩm được đăng
tải nhiều kỳ trên Binh Sự tạp chí, ở Hoàng Châu thuộc cơ quan quân sự tỉnh
Triết Giang Trung Quốc từ năm 1921- 1925.
Trùng Quang tâm sử là tác phẩm ra đời muộn nhất trong hệ thống thể
loại tiểu thuyết chữ hán Việt Nam. Với lối viết đặc trưng của tiểu thuyết
chương hồi cổ điển và vượt sang địa hạt của bút pháp tiểu thuyết hiện đại khi
giới thiệu nhân vật không còn thấy lối “gây bất ngờ” hoặc giới thiệu lai lịch
một cách dài dòng, gắn với một sự kiện lịch sử có ngày tháng rõ ràng như
trong các tiểu thuyết chương hồi kiểu như “Mọi người đều reo mừng hưởng
ứng và cùng nhìn về phía kẻ mới nói, thì ra đó là viên biên lại của đội tiếp.
Bảo tên là Vũ Bằng, Vũ Bằng là người huyện ”[5, 542] “lại nói năm ấy
Thanh Đô Vương Trịnh Tráng xuống mở khoa thi chọn học trò. Bây giớ học
trò ở quê xã Hoa Trai, Huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia là Đào Duy Từ, tên
hiệu ”[5, 221]. Tất cả các nhân vật đều được giới thiệu đầy đủ lai lịch như
cách kể của của liệt truyện và cũng giống như nghệ thuật trì hoãn của sử thi,
khiến cho câu chuyện trở nên rườm rà bởi lời giới thiệu của tác giả khác hẳn
với cách giới thiệu của Trùng Quang tâm sử. Phan Bội Châu đã mượn lời kể
của một nhân vật để giới thiệu về nhân vật mới, kiểu như phần giới thiệu cô
Chí bằng câu chuyện lí giải cho cô có mặt trong buổi họp mặt các Đảng viên
tại sơn trại. Nói chung là không có một công thức nhất định như các tác phẩm

trước đó của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam.
Dấu hiệu hiện đại của Trùng Quang tâm sử còn thể hiện ở cách đặt tên
các tiết hồi của tác phẩm. Nếu các tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam là kết quả
của sự học tập, vay mượn hình thức kết cấu của tiểu thuyết chữ hán Trung
Quốc như mỗi hồi có hai câu tóm tắt nội dung đặt ở đầu hồi và hai câu thơ
thất ngôn mang tính bình luận, đánh giá ở cuối hồi thì Trùng Quang tâm sử đã
21
có sự thay đổi. Các hồi được đặt tên gọi cụ thể, tên các hồi rất ngắn, tóm lại
nội dung hồi đó như: Bỏ nhà cứu bạn, lộ gan anh hùng, anh hùng thử gươm.
Những tên gọi này không khó hiểu, dễ nhớ và rất thuận tiện cho người tiếp
nhận, đồng thời có thể kết thành những câu chuyện lẻ trong hệ thống những
câu chuyện về trại Trùng Quang. Quá trình trần thuật câu chuyện theo thời
gian tuyến tính, không có những đoạn hồi cố, người đọc theo dõi câu chuyện
từ đầu cho đến khi kết thúc, khác với lối kể chuyện của tiểu thuyết chương
hồi truyền thống, sử dụng nhiều cụm từ “lại nói”, “nay lại nói”
Một dấu hiệu nữa của tác phẩm Trùng Quang tâm sử là bày tỏ những
quan điểm xã hội mới. Đáng chú ý là đề cao vai trò người phụ nữ trong sự
nghiệp cách mạng, thể hiện quan niệm xã hội mới bằng những khái niệm như
bình quyền, bình đẳng, dân tộc, dân quyền. Những nhân vật nữ trong tác
phẩm đều là những nhân vật hư cấu nhưng đã thể hiện được tư tưởng mới về
vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đặc biệt trong việc đề cao phẩm giá của
người phụ nữ với vai trò của người anh hùng cứu quốc. Có thể nói rằng đối
với nhà nho như Phan Bội Châu thời bấy giờ những kiến thức lý luận, xã hội
học của phương Tây hiện đại chắc chắn chưa ăn sâu bám rễ trong nhận thức.
Hơn nữa, Phan Bội Châu vốn là một nhà nho, có tư tưởng quân chủ. Vậy nên,
khi tác giả để cho nhân vật phát biểu những khái niệm như bình đẳng, dân
chủ, vai trò người phụ nữ hay cách gọi danh hiệu quốc gia là “nước Việt Nam
chúng ta”, thật mới mẻ. Khi nghe một hào kiệt là ông Kiên nói với các đồng
chí của mình: “anh em chúng ta mỗi người nhận một trách nhiệm do công
chúng giao cho. Ai làm không đúng trách nhiệm của mình, thì anh em có

quyền trách phạt” [2,30], hoặc nhân vật Phấn nói “nhưng theo ý kiến riêng
của tôi thì hai chữ anh hùng e rằng không phải chỉ dành riêng cho anh em
nam giới”[2,33] hay Lực nói “xin mời vào Đảng! xin mời vào Đảng! bọn ta
kết giao với nhau chỉ cốt thần hồn, không phải vì nhan tướng. Nếu ai tán
thành việc giết giặc thì đều là anh em rất yêu, rất kính của ta” [2,42] chúng ta
có cảm tưởng những con người này đều thấm nhuần tư tưởng dân chủ.
22

×