Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

KINH NGHIÊM XÂY DỰNG LUẬT NGÔN NGỮỞ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI , ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT NGÔN NGỮ ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.03 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI TẬP NHÓM

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LUẬT
NGÔN NGỮ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI. ĐỊNH HƯỚNG XÂY
DỰNG LUẬT NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM
HỌC PHẦN

: NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI

ĐÀ NẴNG – 2021

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong thời kì hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với các lĩnh
vực quan trọng như kinh tế, chính trị, xã hội,... thì vấn đề giữ gìn, phát huy sự trong sáng
của tiếng Việt, tiếp thu có chọn lọc, khơng làm mất bản sắc văn hóa cũng là vấn đề rất
đáng lưu tâm. Để làm được điều này, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, có
sự chung tay của nhiều cơ quan ban, ngành, đặc biệt cần thiết phải có Luật Ngôn ngữ
quốc gia để điều chỉnh kịp thời các hành vi ngôn ngữ, đồng thời phát huy được giá trị của
Tiếng Việt.
Hơn 30 năm đổi mới đất nước, cùng với sức mạnh tự lực tự cường của toàn dân
tộc, một yếu tố khơng thể khơng nhắc tới góp phần vào cơng cuộc phát triển của đất nước
chính là việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia trên thế giới. Và với Luật
Ngôn ngữ cũng không ngoại lệ. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có những nghị định về ngôn
ngữ và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chứ chưa thực sự có Luật Ngơn ngữ quốc gia chính


thức. Chính vì thế, việc học hỏi, khảo sát cũng như rút ra những bài học từ việc xây dựng
Luật Ngôn ngữ của các quốc gia khác là điều hết sức cần thiết để nước ta tiến hành xây
dựng một bộ Luật hồn chỉnh cho ngơn ngữ tiếng Việt.
Về việc tham khảo, phân tích những Luật Ngơn ngữ trên thế giới, Luật Ngôn ngữ
của Trung Quốc, Liên Bang Nga và cộng hịa Adecbaizan sẽ là những bộ luật được tìm
hiểu trước hết, bởi những đặc điểm và sự phù hợp với Việt Nam trong xây dựng Luật
Ngôn ngữ. Hơn thế, việc phân tích và lý giải những nhân tố chính trị - xã hội của Việt
Nam cũng là tiền đề quan trọng trong việc định hướng xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt
Nam.

2


NỘI DUNG
PHẦN 1: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LUẬT NGÔN NGỮ CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Luật Ngôn ngữ là gì? Vì sao phải xây dựng luật ngơn ngữ?
1.1.1. Khái niệm Luật Ngơn ngữ
Luật Ngơn ngữ là luật trình bày về mặt pháp lí những luận điểm cơ bản của chính
sách ngơn ngữ và cơng cuộc xây dựng ngơn ngữ do nhà nước chính thức tiến hành, kiến
định các quy chế về ngôn ngữ, sự phân bố chức năng giữa các ngơn ngữ; đồng thời đảm
bảo gìn giữ, phát triển các ngơn ngữ, các quyền ngơn ngữ của tồn xã hội, của các dân
tộc và của cá thể.
Liên quan đến Luật Ngôn ngữ là khái niệm về các ngôn ngữ trong một quốc gia
được sử dụng trong bộ luật, trong đó đáng chú ý là hai khái niệm “ngơn ngữ quốc gia”
(national language) và “ngơn ngữ chính thức” (official language). Theo đó, năm 1953,
văn kiện của Liên Hợp Quốc đề nghị phân biệt hai khái niệm này: Ngôn ngữ quốc gia
(national language) là ngơn ngữ có chức năng củng cố tính chỉnh thể hóa hành xử trong
các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa của một quốc gia thống nhất, là biểu
trưng của quốc gia. Ngơn ngữ chính thức (official language) là ngơn ngữ của quản lí quốc

gia, trình tự pháp luật và tố tụng.
Luật Ngôn ngữ của của mỗi quốc gia được xây dựng trên cơ sở đặc điểm cảnh
huống ngôn ngữ của nước đó, gắn với truyền thống ngơn ngữ văn hố, ngun tắc dân
chủ của thể chế quốc gia. Luật ngôn ngữ tập trung vào các nội dung: Quy định quyền lợi
và nghĩa vụ của công dân trong sử dụng ngôn ngữ; Quy định việc sử dụng ngôn ngữ quốc
gia trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong giáo dục, thơng tin đại chúng; Quy
định về phạm vi sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân
tộc thiểu số; Quy định về việc sử dụng ngơn ngữ nước ngồi (ngoại ngữ); Bảo hộ của
Nhà nước và pháp luật đối với ngôn ngữ.
1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng Luật Ngôn ngữ ở mỗi quốc gia
3


Luật Ngôn ngữ xác lập những nội dung, quy định cho ngôn ngữ của mỗi quốc gia,
dân tộc trong việc sử dụng và đi vào hành chức trong bộ máy nhà nước. Vì thế, việc xây
dựng Luật Ngơn ngữ và có Luật Ngơn ngữ ở mỗi quốc gia là điều vơ cùng cần thiết, cần
có một đạo luật chung cho mọi ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng của ngơn ngữ, giữ gìn
và khơng làm mai một đi các giá trị nguyên bản của ngôn ngữ dân tộc.
Xây dựng Luật Ngơn ngữ chính là xác lập chủ quyền dân tộc trong lĩnh vực tiếng
nói, chữ viết của một quốc gia, định chế rõ trách nhiệm và quyền lợi của mọi công dân
trong việc thực thi Luật Ngôn ngữ. Việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở mỗi quốc gia là một
địi hỏi cấp thiết.
1.2. Kinh nghiệm xây dựng Luật Ngơn ngữ của một số quốc gia trên thế giới
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia ở nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
1.2.1.1 . Giới thiệu khái quát
Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa được thẩm định và thơng qua tại kì họp thứ 18 Ban thường vụ Đai hội đại biểu nhân
dân toàn quốc khóa IX, ngày 31/10/2000 và bắt đầu đưa vào thực hiện từ ngày
01/01/2001.

Đây là bộ luật chuyên về ngôn ngữ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, xác định vị
trí pháp lý ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa là tiếng phổ thông và chữ Hán quy phạm.
Luật ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia là sự đúc kết bao nhiêu năm về về
đường lối chính sách về ngơn ngữ cũng như kết quả của q trình thực thi chính sách
ngơn ngữ ở Trung Quốc, đồng thời cũng là đường hướng, tạo ra một hành lang pháp lý
dối với việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ ở Trung Quốc.
1.2.1.2. Bối cảnh xây dựng
1.2.1.2.1. Bối cảnh ngôn ngữ

4


Cảnh huống ngơn ngữ: Theo cơng bố chính thức của nước Cộng hịa nhân dân
Trung Hoa, Trung Quốc có 56 dân tộc. Theo điều tra dân số năm 2005, dân số Trung
Quốc là 1.306.280.000 người, trong đó dân tộc Hán chiếm 92% tổng dân số cả nước, 55
dân tộc còn lại có số dân chiếm khoảng 8% tổng dân số cả nước; dân tộc Hán và các dân
tộc thiểu số không sống tập trung một nơi mà thường rải rác, cộng cư với nhau từ đó dẫn
đến việc giao lưu ngơn ngữ; theo lí thuyết của ngơn ngữ học xã hội thì dân số và sự phân
bố dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ, dân số đơng và sống tập
trung thì độ an tồn của ngơn ngữ sẽ cao, ngược lại dân số ít mà lại cư trú rải rác thì nguy
cơ tiêu vong ngôn ngữ sẽ lớn; những thông số về dân số của các dân tộc Trung Quốc sẽ
liên quan đến việc đưa đến chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước Trung quốc. Các
ngôn ngữ ở Trung Quốc thuộc 5 ngữ hệ, mỗi ngữ hệ lại có thể chia nhỏ hơn thành các
ngữ tộc và ngữ chi; sự giống nhau và khác nhau về cội nguồn cũng như loại hình có ảnh
hướng khơng nhỏ đến các ngơn ngữ khi hành chức trong một xã hội, sẽ có sự giao thoa,
vay mượn giữa các ngơn ngữ cùng loại hình và ngược lại, các ngơn ngữ khác loại hình,
nguồn gốc sẽ ít ảnh hưởng lẫn nhau; điều này được phản ánh trong sự tiếp xúc giữa các
ngôn ngữ ở Trung Quốc cũng như hiệu quả của việc học và sử dụng tiếng Hán. Ngồi ra,
đa dân tộc, đa ngơn ngữ, đa văn tự là một trong những đặc điểm lớn nhất về cảnh huống

ngôn ngữ ở Trung Quốc, làm thế nào để đảm bảo vừa tạo được sự thống nhất trong giao
tiếp nhưng lại không phá vỡ sự đa dạng của ngôn ngữ chính là điểm nổi bật trong chính
sách ngơn ngữ ở Trung Quốc.
Những vấn đề đặt ra về ngôn ngữ: Trung Quốc là một quốc gia đa ngữ thuộc các
ngữ hệ và ngữ chi khác nhau và những đặc điểm loại hình học khác nhau. Tiếng Hán là
ngơn ngữ chính thức/quốc gia cua nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tuy nhiên: chưa
đuộc phổ cập trên phạm vi toàn quốc gây khó khăn cho việc giao tiếp xã hội; nhiều
phương ngữ cà người nói giữa các phương ngữ khơng giao tiếp được với nhau; việc sử
dụng ngôn ngữ diễn ra khá hỗn loạn; hiện tượng lạm dụng chữ phồn thể và tùy tiện tạo
chữ giản thể; hiện tượng lạm dụng chữ nước ngồi cụ thể là tiếng Anh làm ơ nhiễm tiếng

5


Hán;... Tất cả những hiện tượng trên đã làm cho tiếng Hán mất đi sự trong sáng, địi hỏi
phải có quy định chặt chẽ, nghiêm khắc mang tính bắt buộc trong sử dụng ngôn ngữ.
1.2.1.2.2. Bối cảnh xã hội
Bối cảnh xây dựng một Nhà nước pháp quyền: Trung Quốc chú trọng xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với Hiến pháp, các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, Trung Quốc chú trọng tới việc từng bước xây dựng các bộ luật.
Trong công tác xây dựng pháp chế, giới tri thức Trung Quốc nhận thấy rằng công tác
ngôn ngữ văn tự cũng cần phải đi vào quỹ đạo pháp chế, vấn đề ngôn ngữ không chỉ
dừng lại ở các văn bản pháp quy mà cần được luật hóa.
Bối cảnh của q trình hội nhập: Trung Quốc đang trên con đường hội nhập với
thế giới, vị thế ngày càng được nâng cao với nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng
nhanh và bản sắc văn hóa đa dạng. Nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Trung Quốc nói
chung và tiếng Trung nói riêng ngày càng tăng cao. Trung Quốc nhận thấy cần phải luật
hóa ngơn ngữ, hồn thiện các chuẩn mực ngơn ngữ, nhằm phục vụ tốt nhất cho giao tiếp
và hơn thế là quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế trên thế giới.
1.2.1.3.


Đặc điểm pháp lý của Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia

Thời gian xây dựng luật: Tương đối ngắn và khẩn trương (từ tháng 01/1997 đến
tháng 10/2000). Nguyên nhân: đây được coi là vấn đề đại sự quốc gia nên luôn được
quan tâm và chú trọng; việc nghiên cứu ngôn ngữ văn tự Trung Quốc đã có một bề dày từ
trước đó.
Tính pháp lý đặc thù:
-

Tính mục đích: 1/ Xác lập vị thế pháp lý của tiếng phổ thông và chữ Hán quy
phạm; 2/ Xác định các quyền lợi của công dân về phương diện ngôn ngữ văn tự; 3/

-

Quản lí việc sử dụng ngơn ngữ văn tự trong xã hội.
Tính hướng dẫn: Luật Ngơn ngữ văn tự thơng dụng quốc gia là bộ luật thiên về
hướng dẫn. Những người tham gia soạn thảo luật cho rằng mục đích của việc lập
6


ngôn ngữ văn tự là hướng dẫn người dân tôn trọng những tiêu chuẩn ngôn ngữ và
-

làm theo những quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hơn là xử phạt.
Tính cầu thị: Luật Ngơn ngữ văn tự thông dụng quốc gia xử lý tốt hai mối quan hệ
cơ bản (mối quan hệ giữa chuẩn hóa ngơn ngữ với sự phát triển lành mạnh, tự
nhiên của ngôn ngữ văn tự và mối quan hệ vị thế giữa tiếng phổ thông và chữ Hán

-


quy phạm với sự tồn tại và phát triển của tiếng dân tộc).
Tính mềm dẻo: thể hiện ở chỗ đồng thời với việc phổ cập tiếng phổ thông và quy
phạm chữ Hán, luật này cũng thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của ngơn ngữ dân

-

tộc.
Tính đơn giản, rõ ràng: nếu so sánh với các bộ luật khác, Luật Ngôn ngữ văn tự

thông dụng quốc gia ngắn hơn về độ dài và số lượng (gồm 4 chương với 28 điều).
1.2.1.4. Cấu trúc và nội dung
Cấu trúc bộ luật: gồm 4 chương và 28 điều. Cụ thể: Chương I “Những nguyên tắc
chung”, Chương II “Những quy định về việc sử dụng ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc
gia”, Chương III “Những quy định về công tác quản lý, giám sát”, Chương IV “Điều
khoản thi hành”.
Những nội dung ngôn ngữ trong Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia gồm:
- Quy định đối với ngôn ngữ được luật hóa
- Quy định đối với tiếng Hán chuẩn mực và chữ Hán quy phạm
- Quy định về việc sử dụng tiếng Hán phương ngữ, chữ Hán phồn thể, dị thể
- Quy định về việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số
- Quy định về việc sử dụng tiếng nước ngoài
1.2.1.5. Các biện pháp thi hành luật
Xuất phát điểm của việc thi hành luật: việc sử dụng ngôn ngữ văn tự thơng dụng
quốc gia phải có lợi cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự tôn nghiêm dân tộc; có lợi
cho sự thống nhất tổ quốc và đồn kết dân tộc; có lợi cho sự nghiệp xây dựng văn minh
vật chất và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa.
Quyền và nghĩa vụ của người dân: công dân được quyền học tập và sử dụng ngôn
ngữ văn tự thông dụng quốc gia, Nhà nước tạo điều kiện để công dân được học tập và sử
dụng.

7


Vai trị của chính quyền: Nhà nước ban hành quy định và tiêu chuẩn của ngơn ngữ,
quản lí việc sử dụng ngơn ngữ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và
giảng dạy ngơn ngữ, thúc đẩy q trình quy phạm, làm phong phú và phát triển ngôn ngữ
văn tự thơng dụng quốc gia. Nhà nước khuyến khích và khen thưởng các tổ chức và các
nhân có cống hiến nổi bật cho sự nghiệp ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia. Chính
quyền các cấp và cơ quan hữu quan cần áp dụng các biện pháp để mở rộng tiếng phổ
thơng và chữ Hán quy phạm.
Cơ quan quản lí, giám sát thực hiện luật: các cơ quan công tác về ngôn ngữ văn tự
của Quốc vụ viện, các cơ quan công tác về ngôn ngữ văn tự của các địa phương và các cơ
quan hữu quan khác, ...
Cơ quan ban hành tiêu chuẩn, quy định về tiếng Hán chuẩn mực, chữ Hán quy
phạm: cơ quan công tác về ngôn ngữ văn tự của Quốc vụ viện ban hành các cấp tiêu
chuẩn để đánh giá trình độ tiếng phổ thơng; cơ quan về ngôn ngữ văn tự hoặc các tổ
chức, cơ quan hữu quan khác của Quốc vụ viện thẩm định các danh từ riêng như tên
người, địa danh và các thuật ngữ khoa học bằng tiếng nước ngoài khi dịch sang ngôn ngữ
văn tự thông dụng quốc gia.
Quy định về xử phạt do vi phạm luật:
-

Đối với công dân: có thể đưa ra kiến nghị và phê bình
Đối với nhân viên: các cơ quan hành chính có liên quan sẽ chịu trách nhiệm ra
lệnh cải chính; nếu khơng sửa chữa có thể cảnh cáo đồng thời đơn đốc việc cải

-

chính
Đối với những trường hợp can thiệp vào việc sử dụng và học tập ngôn ngữ văn tự

thông dụng quốc gia: các cơ quan quản lí hành chính có liên quan chịu trách
nhiệm ra lệnh cải chính và cảnh cáo.
Cơng tác triển khai thực hiện sau khi luật ban hành:

-

Sau khi luật được ban hành, các cơ quan liên quan như Bộ Tuyên truyền Trung
Quốc, Ủy ban Khoa học, Bộ Giáo dục,…đã phối hợp ra thông báo về vấn đề tuyên
8


truyền và thi hành luật với những nội dung cơ bản như: yêu cầu các địa phương
phải căn cứ trên tình hình thực tế của địa phương mình để đưa ra các biện pháp thi
hành luật hoặc các quy định, quy tắc của địa phương về vấn đề ngôn ngữ văn tự
nhằm giúp cho nhân dân từng bước xây dựng được ý thức về quy phạm ngôn ngữ
và đặt cơ sở cho việc xây dựng một môi trường ngôn ngữ; các cơ quan hữu quan ở
các địa phương sẽ dựa trên những đặc điểm về tình hình ngơn ngữ ở địa phương
mình để cụ thể hóa những quy định trong luật thành những quy tắc, điều lệ nhưng
phải dựa trên pháp luật và những văn kiện mang tính quy phạm được pháp luật
-

thừa nhận.
Những nội dung và cơ sở pháp lí để cụ thể hóa, trong đó đáng chú ý là những khái
niệm: tiếng phổ thông, chữ Hán quy phạm, ngôn ngữ văn tự trong các cơ quan
Nhà nước, ngôn ngữ văn tự trong cơng tác phát thanh truyền hình, ngơn ngữ văn
tự trong cơng tác báo chí – xuất bản, ngôn ngữ văn tự trong các ngành dịch vụ

công cộng, địa danh và tên các cơng trình cơng cộng, trình độ tiếng phổ thơng,...
1.2.1.6. Bài học kinh nghiệm
1) Luật ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia ra đời là kết quả của cả một quá trình

lâu dài về công tác ngôn ngữ văn tự, là sự đúc kết bao năm về đường lối chính
sách ngơn ngữ, tạo ra hành lang pháp lí đối với việc bảo vệ phát triển ngôn ngữ ở
Trung Quốc.
2) Các điều khoản của luật tập trung vào tiếng Hán chuẩn mực và chữ Hán quy
phạm, là phổ thông thoại của cộng đồng ngôn ngữ, thể hiện sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước về vai trị của ngơn ngữ quốc gia đối với sự phát triển đất nước, đoàn
kết dân tộc và hội nhập quốc tế.
3) Luật hóa về ngơn ngữ: ngơn ngữ thơng dụng quốc gia được pháp chế hóa.
4) Luật ngơn ngữ văn tự thông dụng quốc gia ra đời thúc đẩy việc quy phạm hóa và
tiêu chuẩn hóa ngơn ngữ văn tự quốc gia.
5) Luật hóa các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với ngôn ngữ văn
tự thông dụng quốc gia, chỉ nhắc nhở hoặc chỉ dẫn nếu công dân vi phạm. Điều
này thể hiện sự chú trọng đặc biệt tới chức năng xã hội và tính xã hội của ngơn
ngữ.

9


6) Luật ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia ra đời tạo điều kiện cho việc phổ cập
giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa và phát triển khoa học kĩ thuật.
7) Luật ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia ra đời tạo thuật lợi cho việc quản lí
việc sử dụng ngơn ngữ văn tự trong xã hội.
8) Luật ngơn ngữ văn tự thơng dụng quốc gia góp phần xây dựng văn minh tinh thần
xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng Luật Ngôn ngữ trong quốc gia và Luật Ngôn ngữ Nhà
nước Liên Bang Nga
1.2.2.1. Luật Ngôn ngữ trong quốc gia Liên Bang Nga
1.2.2.1.1. Khái quát
Về ngôn ngữ, Liên bang Nga có khoảng 100 ngơn ngữ (một số tài liệu của các nhà
ngôn ngữ học Nga cho rằng, hiện có trên 130 ngơn ngữ). Tiếng Nga là ngơn ngữ chính

thức duy nhất của Nhà nước Liên bang Nga.
Sau khi được thành lập, Liên bang Nga đã có luật ngơn ngữ, đó là Luật ngơn ngữ
các dân tộc Cộng hịa Liên bang Nga được kí bởi tổng thống Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Xơ Viết Liên bang Nga B.Eltsin ngày 25/10/1991.
Nội dung bộ luật tập trung vào các ngơn ngữ dân tộc của Liên bang Nga. Có thể
coi đây là một bộ luật ngôn ngữ khá đặc thù của Liên bang Nga.
1.2.2.1.2. Hồn cảnh ra đời
Thời kì Xơ Viết, tiếng Nga được đặc biệt chú trọng với vai trò cầu nối đối với các
nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Vì thế, tiếng Nga được đặc biệt quan tâm. Mặc dù được
Đẳng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết quan tâm như vậy, nhưng Liên Xô với hơn 80 năm
tồn tại chưa có Luật ngơn ngữ.
Luật về ngơn ngữ các dân tộc của Liên bang Nga (1991) được ra đời ngay khi Liên
bang Nga thành lập được khoảng một năm.
1.2.2.1.3. Cấu trúc bộ Luật
Gồm Phần mở đầu 7 chương và 28 điều:
10


Chương 1: “Những điều khoản chung” gồm 7 điều.
Chương 2: “Quyền công dân về sử dụng ngôn ngữ các dân tộc ở Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Liên bang Nga” gồm 3 điều.
Chương 3: “Việc sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc của Liên bang Nga trong hoạt động
của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang, cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ
thể Liên bang Nga và các cơ quan tự quản địa phương” gồm 4 điều.
Chương 4: “Việc sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thuộc Cộng hòa Liên bang Nga tỏng các
hoạt động của cơ quan quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và công sở” gồm 8 điều.
Chương 5: “Ngôn ngữ của tên gọi các đối tượng địa lí, kí hiệu địa danh và biển chỉ
đường và các chỉ dẫn khác” gồm 3 điều.
Chương 6: “Việc sử dụng ngôn ngữ trong quan hệ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên
bang Nga với nước ngoài, các tổ chức quốc tế với cộng hòa cấu thành” gồm 2 điều.

Chương 7: “Trách nhiệm về việc vi phạm luật pháp đối với ngôn ngữ các dân tộc ở Cộng
hòa xã hội chỉ nghĩa Liên bang Nga” gồm 1 điều.
1.2.2.1.4. Tính định hướng của bộ Luật
Bộ luật hướng vào ngôn ngữ các dân tộc của Liên bang Nga:
-

Coi ngôn ngữ các dân tộc của Liên bang Nga là tài sản quốc gia của nhà nước

-

Nga.
Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các ngơn ngữ dân tộc và tạo điều kiện phát triển

-

các ngôn ngữ dân tộc, trạng thái song ngữ và đa ngữ.
Tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát triển vừa bình đẳng vừa độc đáo ngôn ngữ

-

các dân tộc của Liên bang Nga.
Cơ sở để hình thành nên một hệ thống điều chỉnh pháp lí đối với hoạt động của

các pháp nhân và thể nhân.
1.2.2.1.5. Nội dung bộ Luật
Nội dung gồm:
11


- Quy định về quyền ngôn ngữ

- Quy đinh về việc sử dụng ngơn ngữ
- Quy định về vai trị của Nhà nước
1.2.2.1.6. Quyền ngơn ngữ gắn với vai trị Nhà nước
Các ngơn ngữ ở Liên bang Nga bình đẳng nhau trước pháp luật, được pháp luật
bảo vệ.
Đảm bảo của nhà nước cho sự bình đẳng ngơn ngữ các dân tộc của Liên bang
Nga:
-

Quyền của các dân tộc về ngôn ngữ là bình đẳng
Quyền cá nhân về sử dụng ngơn ngữ
Về mặt pháp lí, ngơn ngữ các dân tộc của Liên bang Nga được nhà nước bảo vệ
Về mặt xã hội, tiến hành chính sách ngơn ngữ có căn cứ khoa học
Về mặt kinh tế, nhà nước ưu đãi trong việc bảo đảm ngân sách có mục đích và

đảm bảo tài chính khác
1.2.2.1.7. Việc sử dụng ngơn ngữ gắn với vai trò Nhà nước
- Quy định về vị thế pháp lí của các ngơn ngữ
- Quy định về sự phân bố chức năng giao tiếp giữa tiếng Nga với các ngơn ngữ khác
 Sử dụng tiếng Nga với vai trị là ngôn ngữ nhà nước
 Các ngôn ngữ khác được sử dụng đồng thời với tiếng Nga
 Phân bố chức năng giao tiếp của tiếng Nga với các ngôn ngữ trong các lĩnh vực
-

giao tiếp cụ thể
Quy định về ngôn ngữ tên gọi các đối tượng địa lí, các dịng chữ đề, chỉ dẫn đường

-

sá và các chỉ dẫn.

Quy định về ngôn ngữ trong quan hệ giữa Liên bang Nga với các nước, tổ chức

quốc tế.
1.2.2.1.8. Xử lý vi phạm
Hành động của các pháp nhân và thể nhân vi phạm luật pháp Liên bang Nga về
ngôn ngữ các dân tộc Liên bang Nga sẽ kéo theo trách nhiệm và bị khiếu nại theo quy
định phù hợp với luật pháp của Liên bang Nga và các chủ thể Liên bang Nga.
1.2.2.2. Luật Ngôn ngữ Nhà nước Liên Bang Nga
1.2.2.2.1 Khái quát

12


Đây là bộ luật thuộc Luật Liên bang của Liên bang nga ban hành ngày 2/6/2005
“Về ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga”.
Luật này “đề cập đến việc sử dụng ngơn ngữ nhà nước của Liên bang Nga trên
tồn lãnh thổ Liên bang Nga, đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được quyền sử
dụng ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga, bảo vệ và phát triển văn háo ngơn ngữ”.
1.2.2.2.2. Hướng đích của Luật
- Đề cập đến việc sử dụng ngôn ngữ nhà nước Liên bang Nga trên toàn lãnh thổ
-

Liên bang Nga
Đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được sử dụng quyền ngôn ngữ nhà

-

nước của Liên bang nga, bảo vệ và phát triển văn hóa ngơn ngữ.
Tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố mối quan hệ liên dân tộc.
Tạo điều kiện làm phong phú nền văn hóa tinh thần của các dân tộc thuộc Liên


bang nga.
1.2.2.2.3. Những nội dung được Luật hóa
- Những nội dung chung
 Vị thế và chức năng của tiếng Nga
 Tiếng Nga trong quan hệ với các ngôn ngữ khác
 Bảo vệ và phát triển tiếng Nga chuẩn mực
- Những nội dung cụ thể
 Về việc sử dụng tiếng Nga, bắt buộc phải sử dụng trong hoạt động của các cơ quan
quyền lực nhà nước, trong bầu cử, trong tố tụng và tòa án, trong các giấy tờ, trong
các đối tượng địa lí, ghi chú, trên các phương tiện truyền thông, trong quảng cáo,
trong các hiệp ước quốc tế và các lĩnh vực khác được các luật luên bang quy định.
 Vai trò của nhà nước: bảo vệ và hỗ trợ ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga.
 Chế tài: kiểm tra việc tuân thủ luật Liên bang Nga về ngôn ngữ nhà nước của Liên
bang Nga.
1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Đây là hai bộ luật ngơn ngữ có mục đích và đối tượng khác nhau:
Luật ngôn ngữ các dân tộc năm 1991

Luật ngôn ngữ Nhà nước năm 2005

13


- Nhấn mạnh vào quyền ngôn ngữ và vai - Tập trung vào “ngơn ngữ nhà nước” là
trị ngơn ngữ của các dân tộc trên lãnh thổ tiếng Nga.
Liên bang Nga.
- Tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát - Đảm bảo cho các công dân của Liên
triển vừa bình đẳng vừa độc đáo ngơn ngữ bang Nga được quyền sử dụng ngôn ngữ
các dân tộc của Liên bang Nga và có nhà nước của Liên bang Nga, bảo vệ và

nhiệm vụ phải trở thành cơ sở để hình phát triển văn hóa ngơn ngữ.
thành nên một hệ thống điều chỉnh pháp
lý.

Cấu trúc và nội dung của mỗi bộ luật cũng khác nhau:
Luật ngôn ngữ các dân tộc năm 1991

Luật ngơn ngữ nhà nước năm
2005

Cấu
trúc

- Có 6 chương 28 điều:

- Có 7 điều:

 Chương I từ điều 1 đến điều 7.



Điều 1: “Tiếng Nga với

 Chương II từ điều 8 đến điều 10.

tư cách là ngôn ngữ nhà nước

 Chương III từ điều 11 đến điều 13.

của Liên bang Nga.”


 Chương IV từ điều 15 đến điều 22.
 Chương V từ điều 23 đến điều 25.
 Chương VI từ điều 1 đến điều 7.



Điều 2: “Luật pháp Liên

bang Nga về ngôn ngữ nhà
nước của Liên bang Nga.”


Điều 3: “Phạm vi sử

dụng ngôn ngữ nhà nước của
Liên bang Nga.”


Điều 4: “Bảo vệ và hỗ

trợ ngôn ngữ nhà nước của
Liên bang Nga”


Điều 5: “ Đảm bảo

quyền của công dân Liên bang
14



Nga được sử dụng ngôn ngữ
nhà nước của Liên bang Nga”


Điều 6: “Trách nhiệm do

vi phạm luật pháp Liên bang
Nga về ngôn ngữ nhà nước của
Liên bang Nga”


Điều 7: “Luật Liên bang

này có hiệu lực từ ngày được
Nội

cơng bố chính thức.”
- Đề cập đến khơng chỉ tiếng Nga mà cịn - Chỉ tập trung vào một nội

dung

ngôn ngữ của các dân tộc trên toàn bộ dung duy nhất là tiếng Nga –
lãnh thổ Liên bang Nga.

ngôn ngữ Nhà nước.

1.2.3.
Kinh nghiệm xây dựng Luật Ngơn ngữ chính thức Cộng hịa Adecbaizan
1.2.3.1. Khái quát

Adecbaizan là một quốc gia Tây Á. Dân số khoảng 7,5 triệu người. Quốc gia đa
ngữ với 10 ngôn ngữ, trong đó 2 ngơn ngữ chính là tiếng Aidecbaizan và tiếng Nga.
Tiếng Adecbaizan thuộc ngữ hệ Altai (có 4 phương ngữ chính) nhóm Turkic. Đứng
ở hàng thứ 2 trong nhóm Turkic, sau Uzobêc. Thời kì đầu sử dụng chữ Ảrập, thập niên 20
– 30 của thế kỉ XX sử dụng chữ Latin, năm 1939 sử dụng chữ Cylliric (năm 1958 có bổ
sung thêm 8 chữ cái, trong đó có 6 chữ cái thuộc Cylliric).
Hiện nay, Adecbaizan có 2 bộ luật ngôn ngữ được ban hành cách nhau 10 năm:
Luật Ngơn ngữ chính thức/nhà nước của nước Cộng hịa Adecbaizan, ban hành ngày
22/12/1992; Luật Ngơn ngữ chính thức/nhà nước của nước Cộng hịa Adecbaizan, ban
hành 30/12/2002.
1.2.3.2. Luật Ngơn ngữ chính thức/ Nhà nước của Cộng hòa Adecbaizan năm 1992
1.2.3.2.1. Tên gọi

15


Ban hành ngày 22/12/1992. Sở dĩ tên phải sử dụng “chính thức/ nhà nước” là căn
cứ vào tên gọi tại bản bằng tiếng Pháp và sau này thống nhất cách gọi là “ngơn ngữ
chính thức”.
1.2.3.2.2. Những nội dung chủ yếu
Ngơn ngữ chính thức là tiếng Thổ Nhĩ Kì (Điều 1). Lí do lựa chọn tiếng Thổ Nhĩ
Kì làm ngơn ngữ chính thức: đảm bảo sự tồn tại, phát triển và thực hiện hóa chủ quyền,
tạo điều kiện cho người Azeris sống ở nước ngoài được hưởng các quyền lợi về giáo dục
và văn hóa.
Giới hạn của Luật: xác định vị thế pháp lí của tiếng Thổ Nhĩ Kì, khơng quy định
việc sử dụng các ngôn ngữ khác trong giao tiếp khơng chính thức giữa các cá nhân.
Cấu trúc của Luật: Ngồi phần gọi là Mở đầu, Luật có cấu trúc 5 chương với 19
điều, chương I. Điều kiện chung (Điều 1 - 2); chương II. Quyền công dân lựa chọn ngôn
ngữ của họ (Điều 3 – 7); chương III.Ngôn ngữ được sử dụng trong các cơ quan nhà nước
(Điều 8 – 14); chương IV. Ngôn ngữ dành cho thông tin và các tên riêng (Điều 15 – 18);

chương V. Trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về luật ngơn ngữ chính thức
(Điều 19).
Quy định về quy phạm vi sử dụng ngơn ngữ chính thức – Tiếng Thổ Nhĩ Kì: Tiếng
Thổ Nhĩ Kì được quy định bắt buộc sử dụng ở: các tổ chức chính phủ, các lĩnh vực kinh
tế, chính trị,… sử dụng trong giao tiếp và việc học tiếng Thổ Nhĩ Kì được đánh giá cao
và ủng hộ. Giáo dục bắt buộc phải sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kì, phải có hiểu biết về tiếng
Thổ Nhĩ Kì nếu khơng dịch vụ sẽ bị cấm. Tuy nhiên, công dân trên lãnh thổ Aidecbaizan
vẫn được đảm bảo và quyền lựa chọn ngôn ngữ giáo dục của họ, họ được sử dụng ngôn
ngữ khác khi cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh và sẽ nhận dược sự giúp đỡ khi họ chưa
hiểu về tiếng Thổ Nhĩ Kì.
Xử lí trong trường hợp khơng tơn trọng ngơn ngữ chính thức: “được mời đến cơ
quan pháp luật”.
16


1.2.3.3. Luật Ngơn ngữ chính thức/ Nhà nước của Cộng hòa Adecbaizan năm 2002
1.2.3.3.1. Tên gọi
Ban hành ngày 30/12/2002 sử dụng “la langue officielle” đối với bản tiếng Pháp
và the “State Language” đối với bản tiếng Anh và thống nhất với tên gọi là “ngơn ngữ
chính thức”.
1.2.3.3.2. Những nội dung chủ yếu
- Ngơn ngữ chính: tiếng Adecbaizan (theo phần I của điều 21 của Hiến pháp nước
-

Cộng hịa Adecbaizan).
Lí do tiếng Adecbaizan được chọn làm ngơn ngữ chính thức: thể hiện sự độc lập
của một nhà nước; được quan tâm trong việc áp dụng và được bảo vệ, phát triển;

-


đảm bảo nhu cầu của dân tộc và văn hóa trên thế giới.
Về cấu trúc: gồm 3 phần, 20 điều; phần I Các điều khoản chung (Điều 1 - 3); phần
II Việc sử dụng, bảo vệ và phát triển ngôn ngữ chính thức (Điều 4 - 17): phần III
Những quy định cuối cùng (Điều 19-20). Luật ngơn ngữ 2002 có sự chặt chẽ về
mặt cấu trúc, nội dung bớt đi “quyền ngôn ngữ” thêm vào nội dung quan trọng

“bảo vệ và phát triển ngơn ngữ chính thức”.
1.2.3.4. Bài học kinh nghiệm
- Luật tập trung vào ngôn ngữ thực hiện chức năng ngơn ngữ quốc gia: ngơn ngữ
-

chính thức (tiếng Pháp), ngơn ngữ nhà nước (bản tiếng Anh).
Ngơn ngữ có tầm quan trọng đối với nền độc lập, phát triển của đất nước, giữ gìn

-

được truyền thống văn hóa nước nhà.
Các nội dung chủ yếu: ngơn ngữ chính thức trong tất cả các lĩnh vực và mọi mặt
của đất nước; việc giáo dục tiếng mẹ đẻ được quy định trong mối quan hệ ngơn
ngữ chính thức; quy định các chuẩn mực, bảo vệ và phát triển ngơn ngữ chính
thức; chú trọng quyền ngôn ngữ của công dân (Luật Ngôn ngữ năm 1992).

17


PHẦN 2: CƠ SỞ XÂY DỰNG LUẬT NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM (CƠ SỞ CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI)
2.1. Sự cần thiết phải có Luật Ngơn ngữ ở Việt Nam
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập cho đến nay (2014) đã
được 69 năm. Trong gần 70 năm qua, đất nước ta đã có những thay đổi cơ bản: từ một

nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến với nền nơng nghiệp lạc hậu, có vị trí thấp trên
trường quốc tế đã trở thành một nước đang phát triển mạnh mẽ với mục tiêu trở thành
nước công nghiệp hố vào năm 2020 và có vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Mốc đánh dấu cho sự phát triển này là từ khi đất nước thống nhất (năm 1975) và
công cuộc đổi mới bắt đầu vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. Sự ổn định
vững chắc về chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố
hàng đầu cho sự phát triển đất nước. Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, có những thay đổi hết sức tích cực về mọi mặt
trong cả nước lẫn trong quan hệ quốc tế. Trong sự phát triển ấy, không thể khơng nhắc
đến vai trị của ngơn ngữ.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và đa ngôn ngữ. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, 54 dân tộc ở Việt Nam chung sống đoàn
kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống, chung tay xây dựng nước nhà. Theo đó, các ngơn
ngữ đều bình đẳng về mặt pháp lí và có sự phân bố về mặt chức năng.
1) Với tư cách là phương tiện giao tiếp chung của toàn xã hội Việt Nam, tiếng Việt
đã và đang đóng vai trị quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam: tiếng
việt là cầu nối cho sự thống nhất trong toàn xã hội Việt Nam; là phương tiện truyền tải
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đến mọi miền đất nước; là
công cụ truyền tài những tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với Đảng và Nhà nước;
là tấm gương phản ánh đời sống xã hội Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng; là ngơn ngữ chính thức trong hệ thống giáo dục của Việt Nam; là công cụ lưu giữ,
tiếp nhận và truyền tải khoa học kĩ thuật và văn hoá Việt Nam;… Có thể nói, chưa bao
18


giờ tiếng Việt có sứ mệnh lịch sử lớn lao gắn với sự phát triển của đất nước và sự hội
nhập quốc tế của Việt Nam như ngày nay. Vì thế, một tiếng việt chuẩn mực, hiện đại, đáp
ứng được vai trị của ngơn ngữ quốc gia, vừa có thể giữ được bản sắc của tiếng Việt, bản
sắc văn hoá Việt Nam, vừa có thể tiếp nhận được yếu tố của ngơn ngữ và văn hố của
nước ngồi đang là địi hỏi bức thiết của cuộc sống hiện nay. Nói cách khác, để cho tiếng

Việt phát triển đúng hướng thì nhất thiết phải có luật ngơn ngữ.
2) Với vai trị là tiếng mẹ đẻ của một dân tộc, 53 ngôn ngữ của 53 dân tộc thiểu số
ở Việt Nam vừa là phương tiện giao tiếp trong nội bộ dân tộc, vừa là bộ phận của văn hoá
dân tộc và là phương tiện để gìn giữ và phát huy văn hố của mỗi dân tộc trong vườn hoa
đa hương đa sắc, đậm bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam. Vì thế, việc luật hố ngơn
ngữ các dân tộc trong mối quan hệ với tiếng Việt là cần thiết để tạo nên một sự phân bố
rõ ràng về chức năng giữa tiếng dân tộc với tiếng Việt và giữa các dân tộc với nhau trong
những vùng đa dân tộc, đồng thời cũng là sự đảm bảo cho việc bảo tồn và phát huy chức
năng của cả 53 ngôn ngữ dân tộc thiểu số, nhất là 5 ngôn ngữ nguy cấp với số lượng dân
chỉ khoảng vài trăm người.
3) Tiếng nước ngồi (ngoại ngữ) cùng với tiếng Việt và ngơn ngữ các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam ln góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước Việt Nam, giúp cho
Việt Nam tiếp nhận được các thông tin trên thế giới, truyền các tin tức và quảng bá hình
ảnh của Việt Nam ra thế giới. Nói cách khác, đó là chiếc chìa khố giúp cho Việt Nam
mở cánh cửa thế giới hội nhập, là nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới.
2.2. Cơ sở chính trị - xã hội
2.2.1. Sự ổn định về chính trị với chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng
về ngôn ngữ
2.2.1.1. Vai trị lãnh đạo tuyệt đối, tồn diện của Đảng
Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với mọi vấn đề của đất nước chính là các chủ
trương, đường lối mà Đảng đề ra phù hợp với bối cảnh lịch sử - xã hội của Việt Nam,
đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối đó.

19


Đối với ngơn ngữ, có thể nói, đường lối xun suốt của Đảng là coi trọng ngôn
ngữ, gắn ngôn ngữ với lợi ích của quốc gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ của
mỗi người dân Việt Nam để bảo vệ, gìn giữ và phát triển ngơn ngữ. Trên cơ sở chung đó,
ở mỗi giai đoạn của đất nước, tuỳ vào hoàn cảnh thực tế, cùng với những chủ trương,

chính sách chung xuyên suốt, Đảng đã đưa ra các chủ trương, chính sách ngơn ngữ riêng.
Nhờ đó, cho đến nay, tiếng Việt luôn được bảo vệ, ngày càng phát triển, hồn thiện và
hiện đại hố; các ngơn ngữ dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy; các ngoại ngữ phát
huy vai trị của mình trong xã hội Việt Nam.
2.2.1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng về ngôn ngữ
- Đảm bảo quyền ngôn ngữ (quyền lợi và nghĩa vụ) cho mọi người dân Việt Nam.
Quyền ngôn ngữ này được thể hiện ở việc người dân phải được học tập, sử dụng
ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt cho mọi người dân Việt Nam cùng tiếng mẹ đẻ của
-

dân tộc mình (đối với người dân tộc thiểu số).
Đối với một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và đa ngơn ngữ như Việt Nam thì sự
bình đẳng về dân tộc trong đó có bình đẳng về ngơn ngữ là một vấn đề hệ trọng

-

quốc gia.
Bảo vệ và phát triển, hiện đại hoá tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng chuẩn

-

mực để có thể thực hiện tốt chức năng, vai trị ngơn ngữ quốc gia của mình.
Đảng chủ trương coi ngôn ngữ là một ngành khoa học.
Quan tâm đến ngôn ngữ cho người khiếm thị là một chủ trương tương đối mới

trong chính sách của Đảng.
2.2.1.3. Chủ trương, đường lối của Đảng về ngôn ngữ là định hướng để xây dựng Luật
Ngôn ngữ
“Là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” như Hiến pháp quy
định (Hiến pháp năm 1980), Đảng không chỉ đưa ra chủ trương, đường lối mà còn sát sao

lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng về ngôn ngữ
đã đi vào cuộc sống và kết quả là vấn đề ngôn ngữ ở Việt Nam được chú trọng, không chỉ
trong bảo vệ, phát triển ngôn ngữ trong sử dụng mà cả trong định hướng nghiên cứu cũng
như việc thành lập các cơ quan tổ chức nghiên cứu về ngôn ngữ.

20


Tuy nhiên thực tế cho thấy, từ chủ trương, đường lối của Đảng về ngơn ngữ đến
thực thi cịn là cả một vấn đề. Chẳng hạn:
-

Mặc dù, chủ trương về xoá mù chữ và chống tái mù chữ của Đảng xuyên suốt mọi
giai đoạn cách mạng Việt Nam nhưng cho đến nay, hiện tượng mù chữ, tái mù chữ
vẫn còn tồn tại và nguy cơ tăng cao ở một số cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn

-

trong cuộc sống.
Chủ trương về bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có bình đẳng về ngơn ngữ đã
giúp cho 53 ngơn ngữ dân tộc thiểu số không những không bị mất đi mà được bảo
tồn và phát huy. Tuy nhiên, do tác động của các nhân tố xã hội mà nhiều người dân
tộc thiểu số, đặc biệt là lớp trẻ đang có xu hướng xa dần ngôn ngữ dân tộc thiểu
số, tới mức họ khơng biết tiếng mẹ đẻ của mình và không muốn sử dụng, học tập
tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, vẫn cịn người dân tộc thiểu số khơng có khả năng sử
dụng tiếng Việt. Quyền bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân nói

-

chung, người dân tộc thiểu số nói riêng chưa được tường minh.

Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng về xây dựng một tiếng Việt chuẩn mực, các cơ
quan, tổ chức nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ ở Việt Nam đã triển khai thực hiện.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Chẳng
hạn, cho đến nay, chưa có một bộ ngữ pháp chuẩn mực, chưa có một cơng trình
nào về lịch sử tiếng Việt với đúng nghĩa của nó. Cuốn “Từ điển tiếng Việt” được
biên soạn từ năm 1988 với tư cách là cuốn từ điển tiếng Việt phổ thông đến nay đã
22 năm với bao sự biến động của tiếng Việt, trong khi đó, thị trường từ điển trở
nên rối loạn mà khơng có định hướng cho người sử dụng, khơng có chế tài…

Vì thế, chủ trương, đường lối của Đảng về ngôn ngữ là định hướng quan trọng và là
cơ sở chính trị - khoa học cho việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay. Luật
ngơn ngữ chính là sự cụ thể hoá một bước chủ trương đường lối của Đảng về ngôn ngữ.
2.2.2. Xây dựng một Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với sự cần
thiết của Luật Ngôn ngữ
2.2.2.1. Khái quát

21


-

Việt Nam đã và đang xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân

-

và vì dân.
So với trước thời kì đổi mới thì trong thời gian gần đây thì nhiều bộ luật được xây

-


dựng và đi vào cuộc sống.
Việt Nam đã xây dựng được 7 bộ luật và 125 luật. Tuy chưa có luật ngơn ngữ
riêng nhưng những vấn đề ngôn ngữ ở Việt Nam đã được luật hóa ở các mức độ

-

khác nhau.
Như vậy, có thể nhìn nhận những vấn đề ngơn ngữ đã được luật hóa trong pháp

luật theo cách lưỡng phân gồm:
 Các văn bản luật có nội dung về ngơn ngữ.
 Các văn bản dưới luật có nội dung về ngơn ngữ.
2.2.2.2. Các văn bản Luật về ngôn ngữ
- Hiến pháp với điều khoản, nội dung về ngôn ngữ
Hiến pháp được coi là luật cơ bản của Nhà nước (Hiến pháp 1980). Đến nay, nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố 04 bản Hiến pháp:
1. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, được Quốc hội thơng qua ngày
09/11/1944.
2. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, được Quốc hội thơng qua ngày
31/12/1959.
3. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, được Quốc hội thơng qua ngày
18/12/1980.
4. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, được Quốc hội thơng qua ngày
25/12/1992
 Trong cả 04 bản Hiến pháp này đều có điều khoản, nội dung về/ liên quan đến
ngôn ngữ.
 Những điểm chung về nội dung ngôn ngữ: Cả 04 bản Hiến pháp đều khẳng định
quyền bình đẳng của mọi cơng dân Việt Nam trước pháp luật bất kể giới tính, tuổi
tác, nghề nghiệp, dân tộc, tơn giáo, ...trong đó có sự bình đẳng về ngơn ngữ và
quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

 Những điểm khác nhau: một số điều khoản, nội dung về ngơn ngữ chỉ có ở bản
Hiến pháp này mà khơng có ở bảng Hiến pháp khác.

22


 Những nội dung ngôn ngữ trong các bản Hiến pháp là cơ sở để xây dựng Luật
-

ngôn ngữ ở Việt Nam.
Luật, bộ luật với nội dung về ngôn ngữ: có thể tìm thấy ở trong một số bộ luật, cụ
thể như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục tiểu học, Luật Giáo dục đại học, Luật sở

hữu trí tuệ, Luật Báo chí, ...
2.2.2.3. Các văn bản dưới Luật về ngơn ngữ
- Các văn bản dưới luật về ngôn ngữ được xây dựng và ban hành dưới dạng sắc
lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết nghị, quy định, ...
- Trong các văn bản dưới luật này, có thể thấy:
 Có những văn bản chun về ngơn ngữ, có những văn bản trong đó có nội dung về
ngơn ngữ.
 Đối với nội dung về ngơn ngữ: có những nội dung chung về ngơn ngữ, có nội
dung riêng về tiếng Việt, có nội dung riêng về ngơn ngữ các dân tộc thiểu số, có
nội dung riêng về ngoại ngữ hoặc xen lồng một vài nội dung vào trong một văn
-

bản.
Các văn bản dưới luật về ngơn ngữ nói chung: thường là các văn bản về dân tộc,
nhãn sản phẩm hàng hóa, quảng cáo,... Trong các nội dung quy định về ngôn ngữ
đều lấy tiếng Việt làm trung tâm, tức là quy định về việc sử dụng tiếng Việt; các
ngơn ngữ khác nếu có quy định thì đều ở trong mối quan hệ với tiếng Việt.


Ví dụ: Nghị định số 63-CP ngày 24/10/1996 có hẳn một điều khoản quy định về ngôn
ngữ trong sử hữu công nghiệp: “Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và mọi giấy tờ giao
dịch giữa người nộp đơn và Cục sở hữu công nghiệp đều phải được làm bằng tiếng Việt.
Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo hoặc để
kiểm tra”. [Điều 12, Ngôn ngữ]. Hay Nghị định số 87 - CP ngày 12/12/1995 về quy chế
lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt
động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biểu tượng.
-

Các văn bản dưới luật về tiếng Việt: các văn bản có nội dung về hay chuyên về
tiếng Việt, gồm các nội dung về giáo dục tiếng Việt và bảo vệ, phát triển tiếng
Việt, trong đó tập trung vào vấn đề chuẩn hố chính tả và thuật ngữ tiếng Việt.

23


-

Các văn bản dưới luật về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số: các văn bản dưới luật
chuyên về hay có nội dung về ngơn ngữ các dân tộc thiểu số tập trung vào các nội

dung như:
 Việc sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số với tư cách là tiếng mẹ đẻ trong
quan hệ với tiếng Việt;
 Việc giáo dục tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số với tư cách là tiếng mẹ đẻ trong
quan hệ với tiếng Việt;
 Việc sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại
chúng;
 Việc xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc thiểu số;

- Các văn bản dưới luật về ngoại ngữ: so với các văn bản dưới luật về tiếng Việt và
các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thì các văn bản dưới luật về ngoại ngữ không nhiều.
2.2.2.4. Các nội dung ngôn ngữ tại các văn bản dưới Luật là những vấn đề cụ thể của
Luật Ngơn ngữ
Các văn bản dưới luật có nội dung về ngơn ngữ là sự triển khai, cụ thể hóa một
bước chủ trương, đường lối về ngôn ngữ của Đảng ta. Ngoại trừ một số ít do Chính phủ
trực tiếp ban hành, còn lại chủ yếu là các cơ quan cấp bộ ban hành. Những văn bản này
đã xử lí trực tiếp các vấn đề về ngôn ngữ:
-

Đối với quyền ngôn ngữ của người dân Việt Nam là vấn đề giáo dục ngơn ngữ,
nâng cao dân trí gồm: xóa mù chữ, chống tái mù, phổ cập tiếng Việt, nâng cao

-

trình độ, giáo dục tiếng nói, chữ viết dân tộc, giáo dục ngoại ngữ.
Đối với tiếng Việt tập trung chuẩn hóa chính tả tiếng Việt và chuân rhoas thuật

-

ngữ tiếng Việt.
Đối với ngôn ngữ dân tộc thiểu số là vấn đề chữ viết và phát sóng bằng tiếng dân

tộc.
- Đối với ngoại ngữ là việc lựa chọn và sử dụng ngoại ngữ.
2.2.3. Truyền thống của lịng tự tơn, sự q trọng ngôn ngữ dân tộc của dân tộc Việt
Nam
Lịch sử của Việt Nam là lịch sử dựng nước, giữ nước giành độc lập và xây dựng
đất nước; xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam.


24


Bất cứ lực lượng ngoại bang nào xâm chiếm Việt Nam cũng thực hiện chính sách
ngu dân để đồng hóa dân tộc trong đó có đồng hóa ngơn ngữ. Trong những chính sách
của tập đồn phong kiến phương Bắc và thực dân Pháp với tinh thần “nước Nam còn
tiếng Việt cịn”, các thế hệ người Việt ln bảo vệ và phát huy chức năng giao tiếp của
tiếng Việt.
Ngay sau khi giành độc lập tiếng Việt được chọn làm ngôn ngữ quốc gia. Và Chủ
tịch Hồ Chí Minh có câu nói lên sự quý trọng và tự tôn tiếng Việt rằng: “Tiếng nói là thứ
của cải vơ cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta giữ gìn nó, q trọng
nó, làm cho nó phổ biến ngày rộng khắp”.
2.2.4. Sự hội nhập Quốc tế của Việt Nam và vấn đề ngơn ngữ cần Luật hóa
- Cơng cuộc đổi mới và mở cửa đã đưa Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với
-

thế giới.
Vị thế của tiếng Việt được nâng cao trên trường quốc tế.
Nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam và hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực là
nhu cầu đòi hỏi, trở thành trở thành nhiệm vụ chiến lược của các nước cũng như

-

các tổ chức trên thế giới.
Với phương châm ngôn ngữ phải đi trước một bước, việc học tập, nghiên cứu và

-

sử dụng tiếng Việt đang ngày một mở rộng.
Tiếng Việt cần được chuẩn hóa để từ đó có thể xây dựng được các bộ giáo trình

tiếng Việt chuẩn mực cho người nước ngoài, ngữ pháp tiếng Việt chuẩn mực cho
người nước ngoài, từ điển tiếng Việt chuẩn mực cho người nước ngoài.

25


×