Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số tác động của dịch bệnh covid 19 đến tỷ lệ thất nghiệp của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 17 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
___ 🙟 🕮 🙝 ___

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ
CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH B ỆNH
COVID-19 ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN

: Bùi Hà Anh

LỚP TÍN CHỈ

: Hè2021_06

LỚP NIÊN CHẾ

: D14QK06

MÃ SỐ SINH VIÊN : 1114050404
GV HƢỚNG DẪN

: Đào Thị Thu Hi ền

HÀ NỘI – 08/2021


2

MỤC LỤC


DANH MỤ C B ẢNG BIỂU ...................................................................................................... 3
A – MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6
1.1.

Lời mở đầu .............................................................................................................. 6

1.2.

Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứ u ........................................................... 6

1.3.

Đối tượng nghiên cứ u ............................................................................................ 6

1.4.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6

1.6.

Cấu trúc đề tài nghiên c ứu..................................................................................... 7

B – NỘ I DUNG .......................................................................................................................... 8
CHƢƠNG I : MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 8
1.1.
1.2.


Khái niệm và đo lường thất nghiệp ...................................................................... 8
Phân loại thất nghiệp.............................................................................................. 8
1.2.1. Thất nghiệp tự nhiên................................................................................. 8
1.2.2. Thất nghiệp chu kỳ ................................................................................... 8

1.3.

Tác động c ủa thất nghiệp....................................................................................... 9

CHƢƠNG II - NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN TỈ LỆ
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 9
2.1.

Khái quát vè tình hình kinh tế việc làm trước khi xảy ra dịch covid gây
ra ............................................................................................................................... 9

2.2.

Diễn biến c ủa dịch bệnh Covid ở Việt Nam ..................................................... 10

2.3.

Tác động c ủa dịch Covid 19 đến tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta .......................... 11

2.4.

Chính sách vĩ mô làm giảm tỉ lệ thất nghiệp do tác động của dịch bệnh
Covid ...................................................................................................................... 13


CHƢƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM ............................................................................................................................................ 14
3.1.

Định hướng và mục tiêu c ủa nền kinh tế nước ta thời gian tới ...................... 14

3.2.

Giải pháp khuyến nghị làm giảm tỉ lệ thất nghiệ p do dịch Covid 19 ............ 14

KẾT LU ẬN ............................................................................................................................... 16
TÀI LIỆ U THAM KHẢO ..................................................................................................... 17


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1 : Lực lƣợng lao động Việt Nam giai đoạn 2019 - đến quý I 2021

(Tổng cục thống kê Vi ệt Nam )
Bảng 1 : Bảng bi ểu thể hiện l ực lƣợng lao động trên 15 tuổi ở Việt Nam giai doạn
2019 – Quý I 2021
Quý

Quý I Quý 2 Quý 3 Quý
năm
năm
III
IV
năm

năm
2019
2019
2019
2019

Số lao
động
(triệu
ngƣời ) 51,6

51,4

51,6

52,1

Quý I Quý
năm
II
năm
2020
2020

Quý
III
năm
2020

Quý

IV
năm
2020

Quý
I
năm
2021

51,2

51,3

52,1

51

49,4


4

Biểu đồ 2 :Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm các quý giai đoạn 2019-2021

Bảng 2: Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm các quý giai đoạn 2019- quý I 2021
Quý

Quý I Quý 2 Quý 3 Quý
III
IV

năm
năm
2019
2019
năm
năm
2019
2019

Số lao
động
(triệu
ngƣời ) 50,5

50,3

50,6

51,0

Quý I Quý
II
năm
2020
năm
2020

Quý
III
năm

2020

Quý
IV
năm
2020

Quý
I
năm
2021

50,1

50,0

50,9

49,9

48,1

( Tổng cục thố ng kê Việt Nam )


5

Biểu đồ 3 : Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực kinh tế quý I,
giai 2019 - 2021


( Tổng cục thống kê Việt Nam )


6

A - MỞ ĐẦU
1.1. Lời mở đầu :
Trong lịch sử phát triển, Việt Nam được xem là một quốc gia đặc biệt trên thế giới
khi mà phải trải qua các cuộc chiến tranh với những cường quốc mạnh nhất, nhì thế
giới. Trải qua hai cuộc chiến tranh ấy, Việt Nam bước vào giai đoạn khôi phục
kinh tế và hội nhập với đầy sự thách thức và khó khăn. Thế nhưng, chỉ sau hơn 30
năm, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc top
đầu thế giới, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao
trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, xét cho cùng Việt Nam vẫn đang là nước có nền kinh tế đang phát triển,
vì thế trong suốt quá trình vận động và vươn lên ấy, chúng ta sẽ khơng thể tránh
khỏi những hạn chế,thiếu sót; thực tế cho thấy Việt Nam là nước có tỉ lệ thất
nghiệp tương đối cao, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ln là điểm
nóng trong các kì họ p của Chính Phủ, thế nhưng đây là một vấn đề lớn, địi hỏi thời
gian dài với chính sánh đúng đắn của Đảng và nhà nước .
Cuối năm 2019,người ta truyền tai nhau về một chủng viruss lạ xuất phát từ Trung
Quốc hay thường gọi là Covid-19 , chỉ một thời gian ngắn đại dịch đã nhanh chóng
bùng phát và lan rộng ra khắp thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, dịch Covid vẫn
chưa có dấu hiệu của sự lắng xuống. Dịch Covid 19 gây ra ảnh hưởng khơng nhỏ
về mọi mặt đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh cơng tác phịng và chống dịch, thì Đảng và nhà nước ta lại một lần nữa
phải đối diện với những thách thức không nhỏ về vấn đề thất nghiệp, để giải quyết
những vấn đề quan trọng đó việc đánh giá tác động của của dịch Covid đến tỉ lệ
thất nghiệp của Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, Vì thế trong khuôn khổ
của bài tiểu luận, em xin chọn đề tài : “Mộ t số tác động của dịch covid-19 đến tỉ lệ

thất nghiệp của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục đích và ý nghĩa của vi ệc nghiên c ứu :
Áp dụng hệ thống kiến thức đã được học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn là
nhiệm vụ quan trọng đối với một sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Việc đánh giá đúng tác động của dịch covid 19 dến tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là
yêu cầu cấp thiết để dựa vào đó đề ra những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm hỗ
trợ, giải quyết việc làm cho người lao động.
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu về tác động của dịch Covid 19 tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam.
1.4 Phạm vi nghiên c ứu :
Về không gian : Áp dụng hệ thống kiến thức, cơ sở lý luận của bộ môn kinh tế vĩ
mô để phân tích tác động của dịch covid 19 đén tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam.
Về thời gian : Đề tài được nghiên c ứu từ …. đến… , sử dụng số liệu, dữ liệu giai
đoạn 2019 – 2021 để phân tích.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu :


7

Đề tài áp dụng các phương pháp như : thống kê, tổ ng hợp và phân tích, logic và
lịch sử, phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu tại bàn…
1.6 Cấu trúc đề tài nghiên c ứu :
A - Mở đầu :
B - Nội dung :
Chƣơng 1 : Một số cơ sở lý luận :
Chƣơng II : Tác động của dịch covid 19 đến tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam.
Chƣơng III : Đề xuất và giải pháp
C- Kết luận :
D – Tài li ệu tham khảo :



8

B - Nội dung :
CHƢƠNG I : MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm và đo lƣờng thất nghi ệp :
Khái ni ệm thất nghiệp : Thất nghiệp là những người khơng có việc làm nhưng có
mong muốn và nỗ lực tìm kiếm việc làm
Đo lƣờng tỉ l ệ thất nghi ệp :
Để đo lường tỉ lệ thất nghiệp ta dùng công thức sau : tỷ lệ thất nghiệp = ( số người thất
nghiệp/ lực lượng lao động) * 100%.
Trong đó :
Lực lượng lao động= số người có việc làm+ số người thất nghiệp
( Lực lượng lao động không tính đến các đối tượng: học sinh sinh viên, nội trợ, tàn tật
)
1.2 Phân loại thất nghi ệp :
Dựa vào đặc trưng, tính chất và thời gian thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành 2
loại sau :
1.2.1 Thất nghi ệp tự nhiên
Tồn tại ngay cả trong dài hạn
 Thất nghi ệp tạm thời:
- Thông tin không ăn khớp trên thị trường lao động giữa người tuyển dụng và lao động
-Đối tượng: thanh niên mới gia nhập thị trường lao động, người chuyển việc
-Chính sách cơng:
+Chính sách tăng sự kết nối thơng tin: văn phịng giới thiệu, đường truyền internet...
+Chính sách trợ cấp thất nghiệp: người thất nghiệp nhận được 1 khoản tiền hỗ trợ từ
chính phủ
Ưu điểm: giảm tổn thất
Nhược điểm: Nảy sinh tâm lý ỉ lại, ngại tìm kiếm công việc ngay sau thất nghiệp
 Thất nghiệp cơ cấu:

- Không ăn khớp giữa cung cầu lao động về kỹ năng, ngành nghề ho ặc địa điểm
- Công nhân khơng thích ứng hoặc thích ứng chậm với sự thay đổi của nền kinh tế dẫn
đến thất nghiệp
- Chính sách đào tạo lại đi kèm với thuyên chuyển công tác, tuy nhìn chung là khó
khăn và tốn kém
1.2.2 Thất nghi ệp chu kỳ:
-Tồn tại trong ngắn hạn và gắn với biến động kinh tế


9

-Xuất hiện khi tổng cầu khơng đủ để mua tồn bộ sản lượng tiềm năng của nền kinh tế,
gây suy thoái và sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng
1.3 Tác động của thất nghi ệp
Tác động chung :
Gây ra chi phí cho xã hội nhưng lại khơng thể đo lường một cách chính xác
Phân bổ khơng đồng đều : ảnh hưởng nhiều đến thanh niên và dân cư nghèo
Gánh nặng với cá nhân : thu nhập giảm, mức sống giảm, tâm lý tổn thương, hao mòn
kỹ năng, mối quan hệ bị ảnh hưởng
Thất nghi ệp tự nhiên
Ưu điểm : cơng nhân có thời gian nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động, khi quay trở
lại làm việc có hiệu suất cao hơn hoặc có thể tìm kiếm các cơng việc thực sự phù hợp
khiến phân bổ lao động của xã hội thực sự hiệu quả ( thất nghiệp tạm thời)
Nhược điểm : Gây ra chi phí cho xã hội nhưng lại khơng thể đo lường một cách chính
xác
Phân bổ khơng đồng đều : ảnh hưởng nhiều đến thanh niên và dân cư nghèo
Gánh nặng với cá nhân : thu nhập giảm, mức sống giảm, tâm lý tổn thương, hao mòn
kỹ năng, mối quan hệ bị ảnh hưởng
Thất nghi ệp chu kỳ :
Ưu điểm : Có thời gian nghỉ ngơi nhưng lợi ích này nhỏ vì thất nghiệp này là không tự

nguyện
Nhược điểm : Cá nhân mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp, chính phủ mất thu
nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp, doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

CHƢƠNG II - NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN TỈ LỆ THẤT
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế việc làm trƣớc khi xảy ra dịch covid gây ra ::
Thực tế dịch Covid bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2019, nhưng Việt Nam bắt đầu
chịu những ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, việc làm kể từ giai đoạn đầu năm 2020
cho đến nay, về tình hình kinh tế trước khi xảy ra dịch covid 19 khái quát như sau :
Nhìn chung tính đến hết năm 2019, tình hinh kinh tế Việt Nam đã cho thấy những tín
hiệu về sự tăng trưởng tích cực và phát triển ổn định, trong đó tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%,
Đặc biệt, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%. Ngành
cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trị chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng
trưởng với mức tăng 11,29 . Ngành cơng nghiệp khai khống tăng nh 1,29 sau 3
năm giảm liên tục nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác
dầu thô. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%. Khu vực


10

dịch vụ năm 2019 tăng 7,3 , trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ thị trường
đạt 8,41 , cao hơn tốc độ tăng 7,02 của GDP .Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển
theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng
trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11 , bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao
hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011 - 2015. Cùng với đó, độ
mở của nền kinh tế ngày càng lớn. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ so với GDP đạt 210,4 , điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được
thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. Cơ cấu

kinh tế năm 2019 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nơng, lâm nghiệp
và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
9,91%.
Về tình hình lao động và vi ệc làm : Với sự chuyển dịch tích c ực của nền kinh tế
trong và ngoài nước, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, thị trường lao động
năm 2019 đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng lao động giản
đơn sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ cao, chất lượng lao động
được nâng cao. Tuy nhiên về tình hình lao động và việc làm cịn có nhiều hạn chế như
: lực lượng lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên còn thấp,
chỉ chiếm 22,8%., Lao động có việc làm tiếp tục tăng, cơ cấu lao động chuyển dịch
nhanh, tuy nhiên, cơng việc địi hỏi kỹ năng còn hạn chế, lao động làm khu vực tự sản
tự tiêu trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao.
Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, lao động thiếu việc làm và lao động phi chính
thức giảm so với cùng kỳ 2018 nhưng tỷ lệ thanh niên không đi học và không đi làm
vẫn ở mức cao. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của năm 2019 ước tính
gần 1,1 triệu người, giảm 5,5 nghìn so với 2018. Thất nghiệp của lao động thanh niên
trong độ tuổi lao động 15-24 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm 38,7% tổng số lao
động thất nghiệp, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung do lực lược lao động
thanh niên khi tham gia vào thị trường lao động thường có xu hướng tìm kiếm việc
làm phù hợp với trình độ năng lực của mình hơn so với nhóm dân số ở độ tuổi khác.
2.2 Diễn bi ến của dịch bệnh Covid ở Việt Nam :
Tính đến sáng ngày 07/8, Việt Nam có 197.175 ca nhiễm trong đó có 2.338 ca nhập
cảnh và 194.837 ca mắc trong nước.
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 193.267
ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được cơng bố khỏi bệnh.
- Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới:
Quảng Ninh, Bắc Kạn.
- Có 12 tỉnh, thành phố khơng có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình,
Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên

Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
- Số ca tử vong : 3016 trường hợp .
Đánh giá về diễn bi ến của dịch bệnh Covid ở Việt Nam


11

Thực tế cho thấy, dịch bệnh đã bắt đầu xuất hiện từ đầu năm 2020 với những ca nhiễm
đầu tiên ở Vĩnh Phúc và thời diễn biến của dịch Covid 2019 có thể chia thành 4 giai
đoạn chính.
Nếu như 3 giai đoạn đầu tiên, Việt Nam thực hiện rất tốt cơng tác phịng và chống
dịch…thì dến giai đoạn bắt đầu từ tháng 27/04 /2021 đến nay, dịch Covid 19 tr ở nên
khó kiểm sốt và bùng phát một cách mạnh mẽ, ngun nhân khơng phải xuất phát từ
cơng tác phịng chố ng dịch yếu kém mà do tâm lí chủ quan của người dân, bên cạnh đó
biến thể mới của dịch Covid xâm nhập vào Việt Nam với tốc độ lây nhanh và khó
kiểm sốt, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác phịng và chống dịch.
Nhìn vào những số liệu thống kê ở trên, ta có thể thấy rằng, dịch bệnh tác động trực
tiếp vào hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, số ca nhiễm ngày một tăng nhanh và số ca
tử vong tương đối cao.
Một nguyên nhân dẫn đến sự lây lan của dịch Covid 19 đó là việc triển khai tiêm
vắcxin tương đối chậm cho người dân, cơ sở vật chất y tế của Việt Nam cịn kém và
lạc hậu so với các nước phát triển.
Tóm lại : Diễn biến Covid 19 diễn ra ở Việt Nam ngày càng phức tạp và gây ảnh
hưởng nặng nề đến mọi mặt, nhà nước ta đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn
sự lây lan của dịch bệnh.
2.3 Tác động của dịch Covid 19 đến tỉ l ệ thất nghiệp ở nƣớc ta :
Dựa vào biểu đồ 1, bảng 1 ; biểu đồ 2 bảng 2 và công thức ở 1.1 chương 1 ta tính được
tỉ lệ thất nghiệp các Quý trong giai đoạn này như sau :
Bảng 3 : Tỉ lệ thất nghiệp giai đoạn 2019 – Quý I/2021
Quý


Số lao
động
(triệu
ngƣời )

Quý I Quý 2 Quý 3
năm
năm
III
năm
2019
2019
2019

Quý
IV
năm
2019

Quý I Quý
năm
II
2020 năm
2020

Quý
III
năm
2020


Quý
IV
năm
2020

Quý
I
năm
2021

1.1

Tỉ lệ thất
2,13%
nghi ệp(%)

1,1

1

1,1

1,02

1,3

1,3

1,02


1,1

2,14

1,9

2,1

1,9

2,6

2,53

1,95

2,19

Đánh giá tác động của dịch Covid đến tỉ l ệ thất nghiệp ở nƣớc ta :
 Lực lƣợng lao động gi ảm đột bi ến :


12

Dựa vào bảng 1, bảng 2 nhận xét về lực lượng lao động như sau :
Sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh
trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý I xuố ng còn
48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người. Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do
sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hộ i và những chính sách

hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao
động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra
dịch Covid-19 là 51,0 triệu người. Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại
của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã
làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó. Lao động có việc
làm giảm cịn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với
cùng kỳ năm trước
 Tỷ l ệ thất nghiệp tăng cao :
Dựa vào số liệu phân tích ở trên, ta thấy rằng do tác động của Covid 2019, tỉ lệ thất
nghiệp ở nước ta tăng cao, đỉnh điểm lên đến 2,6 % vào quý II 2020, và 2,53% vào
quý III 2020.. Tuy tỉ lệ thất nghiệp các quý sau có gi ảm, nhưng vân ở cao so với cùng
kì năm ngối. Tuy nhiên về tỉ lệ thất nghiệp tăng cao là vấn đề không đáng lo ngại, đây
được xem là loại thất nghiệp chu kỳ do biến động kinh tế bởi tác động của dịch Covid
2019 gây ra. Nhìn vào bảng 3 ta thấy được ở các Quý II, III năm 2020 do sự bùng phát
và siết chặt cộng tác phòng chố ng dịch, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, nhưng ở quý IV năm
2020 , và quý I năm 2021 , tình hình dịch bệnh lắng xuống, kéo theo đó tỉ lệ thất
nghiệp cũng giảm xuống, đó là tín hiệu cho thấy do tác động của dịch bệnh mà tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao.
 Tác động của dịch Covid đến tỉ lệ thất nghi ệp theo khu vực :
Dựa vào biểu đồ 3 cho thấy :
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực
dịch vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc
làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc
làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực
cơng nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm
phần trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc
làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
 Một bộ phận thất nghiệp do không theo kịp yêu cầu chuyển đổi :
Có thể thấy dịch Covid 19 vừa là yêu cầu vừa là thách thức đối với người lao động, khi

một số công ty doanh nghiệp nhằm thích nghi với hồn cảnh cũng như u cầu bối
cảnh 4.0 đã chuyển đổi mơ hình kinh doanh sang mơ hình số ,ứng dụng cơng nghệ
thơng tin, đã làm cho không nhỏ bộ phận người lao động thất nghiệp do không đáp
ứng được kĩ năng, cũng như chuyên môn.


13

 Hiện nay vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ l ực lƣợng lao động ti ềm năng
chƣa đƣợc khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ; vi ệc tận dụng nhóm
lao động này trở nên hạn chế hơn trong bối cảnh dị ch Covid-19
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổ ng hợp cho biết mức độ “lệch
pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh tình trạng dư cung về lao
động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động khơng sử dụng hết
tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về
kinh tế – xã hội.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam trước khi dịch Covid-19
xuất hiện ở các quý năm 2019 chỉ ở mức 4 . Tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi
dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, chiếm 4,8 vào quý I năm 2020 và tăng lên mức
cao nhất là 6,2 vào quý II năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi các hoạt động
kinh tế – xã hội dần được khôi phục vào cuối năm 2020, tỷ lệ lao động không sử dụng
hết tiềm năng giảm xuống còn 4,4 vào quý IV năm 2020 và tăng lên 4,9 vào quý I
năm 2021 khi dịch Covid-19 quay trở lại.
 Tỉ lệ thất nghiệp tăng do một số bộ phận đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ
thất nghi ệp do dich Covid của nhà nƣớc mà trở nên chai lì, phụ thuộc
khơng đi tìm cơng vi ệc mới. Đây là một bộ phận khơng nhỏ gây ảnh hƣởng
lớn đến tình hình kinh tế của nƣớc ta.
2.4 Chính sách vĩ mơ làm gi ảm tỉ l ệ thất nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid :
- Các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp sản xuất; trong đó, tập trung cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp

cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế,
cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh
nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập, mà
còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Các địa phương tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa hình thức trợ
cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc
biệt là lao động nữ, lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật, lao động phi
chính thức, nhằm ổn định an sinh xã hộ i, tạo động lực cho người lao động làm việc,
góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
- Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần tạo dựng quỹ an sinh xã hội để đảm bảo
cuộc sống tố i thiểu cho những lao động bị mất việc làm.
- Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường
khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng
tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
-Chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành...


14

-Xin vay từ quỹ coronavirus có trị giá 160 tỷ USD từ World Bank hay quỹ mới của
IMF
-Chính sách tài khóa: Khơng giống như những gì chính phủ thường làm trong thời kỳ
suy thối, đó là kích thích tổng cầu, mục tiêu của chính sách tài khóa trong đại dịch
hiện tại là giảm thiểu tác động bất lợi do giảm tốc các hoạt động kinh tế.
Chính sách ti ền tệ: Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là cung cấp
các dịng tín dụng đầy đủ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình và đảm bảo chính phủ
có đầy đủ các cơng cụ tài chính để huy động các nguồn tài lực. Đây cũng là lúc chính
sách tiền tệ có thể làm dễ dàng
Chính sách cấu trúc và ngành: Mặc dù đại dịch có bản chất tương đối ngắn hạn, đây
là lúc Việt Nam nên cần có các chính sách cấu trúc để tận dụng cuộc khủng hoảng này.

Thứ nhất, nên tận dụng cơ hội này để rị sốt lại các khâu trong chuỗi giá trị tồn cầu
của mình hầu tránh q lệ thuộc vào tay nghề cao hoặc các nguồn đầu vào của các
nước khác.
Thứ hai, chính phủ có thể thực hiện một vài can thiệp đơn giản trong thời gian ngắn
(3-6 tháng tới) cũng như các biện pháp toàn diện hơn cho trung hạn (6 tháng một năm
2 năm
CHƢƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM
3.1 Định hướng và mục tiêu của nền kinh tế nước ta thời gian tới :
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hộ i chủ nghĩa.- Khắc phục những hậu quả do Covid gây ra
đối với nền kinh tế nước ta.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số , xã hội số.-Tiếp tục
thúc đẩy nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội, đặc biệt là các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại
-Đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy hoạt động thương mại điện
tử
-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng
và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ.
3.2 : Giải pháp khuyến nghị làm giảm tỉ lệ thất nghiệp do dịch Covid 19
-Tích cực triển khai việc tiêm Vacxin đến tồn dân, triển khai hệ thống cấp hộ chiếu
Vacxin xây dựng các cơ chế cần thiết để mở cửa thị trường du lịch quốc tế để giúp
ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng khơng bỏ lỡ cơ hội để phục hồi và


15

phát triển. Các ngành này phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động tham gia, góp phần

tận dụng tốt hơn tiềm năng sẵn có của lao động.
-Rà sốt các phương án phòng, chống dịch, rút kinh nghiệm thực tiễn, tham khảo kinh
nghiệm quốc tế, thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể để chủ
động phòng, chống dịch hiệu quả, nhất là tại các khu cơng nghiệp, khu đơng dân cư,
chợ đầu mối thích nghi với dịch bệnh trong mọi tình huống.
- Nhà nước triển khai các chính sách đào tạo người lao động kĩ năng, chun mơn để
thích ứng những u cầu đổi mới trong bối cảnh dịch Covid 19.
- Đẩy mạnh kết nối cung cầu thị trường lao động, các hoạt động hỗ trợ tìm việc làm
cho người lao động-Thúc đẩy hoạt động đào tạo, đào tạo lại người lao động theo hướng giúp người lao
động nâng cao kỹ năng, thích ứng tốt hơn trong bối cảnh hậu COVID-19 và cuộ c Cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư
- Cần phải có giải pháp hỗ trợ người lao động thất nghiệp kịp thời,đồng thời xử lí
nghiêm các trường hợp trục lợi từ nguồ n ngân sách hỗ trợ dịch Covid


16

C - KẾT LUẬN :
Dịch covid 19 đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh tế nước ta, nhất là
tác động của dịch covid 19 khiến cho tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên nhìn vào
thực tế tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không chỉ do tác động của dịch covid gây ra
mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nhất là trong bối cảnh cách mạng cơng
nghiệp 4.0 địi hỏi người lao động với nhiều kĩ năng và chuyên môn cao.
Một thực tế khác cho thấy, nhà nước ta đang đẩy mạnh các chính sách phòng
chống dịch và khắc phục hậu quả sau dịch.. Tuy nhiên Việt Nam còn là nước đang
phát triển, những chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn, mà chưa thật sự chú trọng
đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở y tế , chính lí do đó làm cho dịch lây lan và
khó kiểm sốt.
Khắc phục hậu quả do dịch Covid gây ra, giải quyêt việc làm cho người lao động là
những vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự chung tay từ Đảng, nhà nước đến các doanh

nghiệp cũng như toàn thể nhân dân. Hi vọng trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ
quyết tâm chiến thắng đại dịch để bước sang giai đoạn phát triển mới.
Trong khuôn khổ đề tài tiểu luận, di kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung nghiên
cứu tương đối rộng và mang tính cấp thiết, vì thế bài tiểu luận của em sẽ khơng
tránh khỏ i những thiếu sót. Em hi vọng rằng sẽ nhận được góp ý từ giảng viên để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong
suốt quá trình họ c tập và nghiên cứu đề tài.
Em xin cảm ơn !


17

Tài li ệu tham khảo :
Tổng cục thố ng kê Việt Nam niên khoá 2019
Tổng cục thố ng kê Việt Nam niên khoá 2020
Tổng cục thố ng kê Việt Nam quý I/2021
Bộ y tế - Báo cáo tình hình Covid đến ngày 07/08/2021
Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội – Báo cáo tình hình việc làm nước ta giai
đoạn 2019, 2020 và đầu năm 2021
6. />7. />8. Giáo trình kinh tế vĩ mô ( Đại học Lao Động và Xã Hộ i )
1.
2.
3.
4.
5.




×