Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số tác động của dịch bệnh COVID 19 đến tỷ lệ thất nghiệp của việt nam năm 2020 và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

KINH TẾ VĨ MÔ
MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID - 19 ĐẾN TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên : Trần Ngọc Anh
Lớp (tín chỉ)

: Hè 2021_06

Lớp (niên chế)

: D14QK05

Mã sinh viên

: 1114050280

Hà Nội - Tháng 8/2021


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
NỘI DUNG TIỂU LUẬN ..............................................................................................2
1. Một số lý luận cơ bản về thất nghiệp .......................................................................2
1.1. Khái niệm và cơng thức tính thất nghiệp ...............................................................2


1.2. Phân loại thất nghiệp ..............................................................................................3
1.2.1. Thất nghiệp chu kỳ .................................................................................................3
1.2.2. Thất nghiệp tự nhiên .............................................................................................. 3
1.3. Tác động của thất nghiệp ........................................................................................4
1.3.1. Đối với thất nghiệp tự nhiên .................................................................................. 4
1.3.2. Đối với thất nghiệp chu kỳ ..................................................................................... 5
2. Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid - 19..........5
2.1. Tình hình kinh tế và việc làm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 ....................5
2.1.1. Tình hình kinh tế ....................................................................................................5
2.1.2. Tình hình lao động và việc làm ............................................................................. 6
2.2. Những tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tỷ lệ thất nghiệp ............................ 6
2.3. Chính sách vĩ mô nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ......................................................7
3. Một số giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam .......................................... 8
3.1. Mục tiêu việc làm của nền kinh tế những năm tới ................................................8
3.2. Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp .......................................................8
KẾT LUẬN ..................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................11


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình

Trang

Hình 1: Thất nghiệp theo lý thuyết Cổ điển

4

Hình 2: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn
2019-2021


7


LỜI MỞ ĐẦU
Sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 đã mang lại những thách thức chưa từng
có trong mấy chục năm qua đối với ngành y tế và đối với toàn bộ các hoạt động phát
triển kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn
viễn cảnh và sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại tồn
cầu, ít nhất trong ngắn hạn.
Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung
ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao
động thời Covid -19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường
lao động. Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ,
virus và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm.
Cung lao động cũng đang giảm dần vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt
động kinh tế. Hơn nữa vấn đề việc làm và thất nghiệp của lao động khi đại dịch vẫn
đang diễn ra trở thành mối quan tâm lớn trong toàn xã hội, trở thành gánh nặng lớn
trong các gói cứu trợ, nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và hỗ trợ doanh
nghiệp, đồng thời, làm sụt giảm quá trình sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng sản
phẩm và khả năng vực lại của các nền kinh tế, trong đó có cả Việt Nam
Để hiểu rõ hơn những tác động của đại dịch Covid - 19 đến thị trường lao
động của nước ta, em đã lựa chọn đề tài “Một số tác động của dịch bệnh COVID 19 đến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2020 và giải pháp” để hoàn thiện tiểu
luận của mình nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp
làm giảm thất nghiệp trong nền kinh tế trong những năm và giai đoạn tiếp theo.

1


NỘI DUNG TIỂU LUẬN

1. Một số lý luận cơ bản về thất nghiệp
1.1. Khái niệm và cơng thức tính thất nghiệp
Theo giáo trình Ngun lý kinh tế học vĩ mơ của PGS.TS Nguyễn Văn Công
(2009), thất nghiệp được định nghĩa là: Thất nghiệp là hiện tượng người trưởng
thành, có khả năng và sẵn sàng lao động nhưng hiện tại không có việc làm.

Trong đó, người trưởng thành là người đủ 15 tuổi trở lên hay còn gọi là người
trong độ tuổi lao động. Lực lượng trong độ tuổi lao động được chia làm hai nhóm:
- Lực lượng lao động (LLLĐ): là nhóm người ở độ tuổi trưởng thành, có đủ
khả năng và sẵn sàng lao động.
- Ngoài lực lượng lao động: Là nhóm người ở độ tuổi trưởng thành nhưng
khơng đủ khả năng lao động (người khuyết tật), quá tuổi lao động (người hưu trí)
hoặc khơng sẵn sàng lao động (người nội trợ, học sinh, sinh viên tham gia các khố
đào tạo chính quy, dài hạn).
Những người nằm trong lực lượng lao động nhưng hiện nay đang khơng có
việc làm thì gọi là thất nghiệp.
Cơng thức tính thất nghiệp:
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
Tỷ lệ tham gia LLLĐ =
Tỷ lệ thất nghiệp =

Lực lượng lao động
∗ 100%
Dân số trưởng thành

Số người khơng có việc làm
Số người trong lực lượng lao động

2


∗ 100%


1.2. Phân loại thất nghiệp
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, thất nghiệp được phân loại theo nhiều cách
khác nhau. Kinh tế vĩ mơ thường chia thất nghiệp thành hai nhóm: Thất nghiệp tự
nhiên (thất nghiệp dài hạn) và thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp ngắn hạn).
1.2.1. Thất nghiệp chu kỳ
Là thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng và biến
mất khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Vì vậy chúng ta cịn gọi thất nghiệp chu kỳ
là thất nghiệp ngắn hạn. Thất nghiệp chu kỳ biểu thị sự khác biệt giữa thất nghiệp
thực tế so với mức thất nghiệp tự nhiên do những biến động của nền kinh tế trong
ngắn hạn.
1.2.2. Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền
kinh tế trải qua. Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp này là đáng
mong muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc khơng bị ảnh hưởng bởi chính sách
kinh tế. Nó đơn giản là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong dài hạn. Các dạng
thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp
cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết Cổ điển. Trong đó:
Thất nghiệp tạm thời: Là thanh niên mới gia nhập lực lượng lao động, những
người đang trong quá trình chuyển việc, những người đang tìm cơng việc mới. Loại
thất nghiệp này sinh ra bởi những nguyên nhân do thơng tin về việc làm và người lao
động đang có nhu cầu tìm việc chưa gặp được nhau. Một chương trình của chính phủ
cũng có xu hướng làm tăng quy mô của thất nghiệp tạm thời này là trợ cấp thất
nghiệp. Đây là một chính sách được thiết kế nhằm giúp người lao động đối phó với
thất nghiệp vì nó góp phần làm giảm tổn thất và tính dễ tổn thương cho người lao
động thất nghiệp và gia đình của họ. Tuy nhiên, bản thân trợ cấp thất nghiệp lại cho
phép người công nhân mất việc được nhận một khoản thu nhập từ chính phủ mà
khơng cần lao động, điều này làm giảm sức ép đối với các công nhân bị mất việc tìm

kiếm việc làm mới và rất có thể họ không chấp nhận các công việc không hấp dẫn,
nhất là khi mức trợ cấp thất nghiệp lại cao.
Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp phát sinh từ sự không ăn khớp giữa cung và
cầu trên các thị trường lao động cụ thể. Mặc dù số người đang tìm việc làm đúng
bằng số việc làm còn trống nhưng người đi tìm việc và việc tìm người lại khơng khớp
nhau về kỹ năng, ngành nghề hoặc địa điểm. Sự thay đổi đi kèm với tăng trưởng kinh

3


tế làm thay đổi cơ cấu của cầu lao động. Cầu lao động tăng lên ở những khu vực đang
mở rộng và có triển vọng, trong khi lại giảm ở các khu vực đang bị thu hẹp hoặc có
ít triển vọng hơn. Cầu lao động tăng đối với người lao động có những kỹ năng nhất
định (như lập trình viên hay kỹ sư điện tử…) và cầu lao động giảm đối với các ngành,
nghề khác (như cơng nhân cơ khí…). Sự thay đổi theo hướng mở rộng khu vực dịch
vụ và tái cơ cấu trong tất cả các ngành trước sự đổi mới về cơng nghệ có lợi cho
những cơng nhân có trình độ học vấn cao hơn. Để thích ứng những thay đổi đó, cấu
trúc của lực lượng lao động cần thay đổi. Một số cơng nhân đang có việc làm cần
được đào tạo lại và một số người mới gia nhập lực lượng lao động cần nắm bắt được
các kỹ năng lao động phù hợp với yêu cầu mới của thị trường. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi thường tương đối khó khăn, đặc biệt đối với cơng nhân có tay nghề cao
mà kỹ năng của họ đã trở nên lạc hậu so với yêu cầu mới về phát triển kinh tế. Thất
nghiệp cơ cấu xuất hiện khi những điều chỉnh như vậy diễn ra chậm chạp và thất
nghiệp tăng lên ở các khu vực, các ngành nghề mà cầu về các yếu tố sản xuất giảm
nhanh hơn nguồn cung ứng.
Thất nghiệp cơ cấu sẽ tăng nếu tốc độ chuyển dịch cơ cấu của cầu về lao động
tăng hoặc tốc độ thích ứng của lao động với những thay đổi đó diễn ra chậm chạp.
Thất nghiệp theo lý thuyết Cổ điển: Một ngun nhân khác góp phần giải
thích tại sao chúng ta quan sát thấy có
một số thất nghiệp ngay cả trong dài hạn

là sự cứng nhắc của mức lương thực tế.
Có ba nguyên nhân chủ yếu có thể làm
cho lương thực tế cao hơn mức lương
cân bằng trên thị trường lao động đó là:
- Luật tiền lương tối thiểu.
- Hoạt động của cơng đồn.
- Luật tiền lương hiệu quả.
Hình 1: Thất nghiệp theo lý
thuyết Cổ điển

1.3. Tác động của thất nghiệp
1.3.1. Đối với thất nghiệp tự nhiên

Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải chịu.
Thực ra thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng mức thất nghiệp này là đáng mong
muốn. Và rõ ràng không phải mọi bộ phận của thất nghiệp tự nhiên đều phản ánh sự
lãng phí nguồn lực. Trong một chừng mực nào đó thất nghiệp tạm thời có thể là một

4


điều tốt, người lao động không chấp nhận công việc đầu tiên mà họ được yêu cầu.
Quá trình tìm việc sẽ giúp người lao động có thể kiếm được việc làm tốt hơn, phù
hợp hơn với nguyện vọng và năng lực của họ. Điều này cịn có một lợi ích xã hội:
làm cho lao động và việc làm khớp nhau hơn và do đó các nguồn lực sẽ được sử dụng
một cách có hiệu quả hơn, góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong
dài hạn.
Thất nghiệp cũng có nghĩa là cơng nhân có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Bằng cách từ bỏ làm việc, một số người sẽ nhận thấy rằng nghỉ ngơi mang lại thêm
cho họ nhiều giá trị hơn so với khoản thu nhập mà lẽ ra họ có thể nhận nếu làm việc.

1.3.2. Đối với thất nghiệp chu kỳ
Vấn đề hoàn toàn khác khi chúng ta đề cập đến thất nghiệp chu kỳ, tức là mức
thất nghiệp cao hơn thất nghiệp tự nhiên. Khi sản lượng ở dưới mức tự nhiên, những
tổn thất của thất nghiệp là rõ ràng. Những cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và
nhận trợ cấp thất nghiệp, chính phủ bị mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp,
các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên, thất nghiệp chu kỳ cũng có tác động tích cực. Điều này cho phép
giảm phần nào những chi phí ở trên. Một người mất việc sẽ được nghỉ ngơi và thời
gian nhàn rỗi cũng có một giá trị nào đó, ngay cả khi phần lớn thời gian nhàn rỗi này
là khơng tự nguyện và do đó lợi ích từ thất nghiệp chu kỳ có giá trị rất nhỏ so với thu
nhập bị mất và tăng sức ép tâm lý do thất nghiệp gây ra.
Xã hội với tư cách là một tổng thể chịu nhiều tổn thất hơn so với các cá nhân
thất nghiệp về mặt thu nhập. Bởi vì một cơng nhân có việc sẽ nộp thuế cho Chính
phủ, trong khi một cơng nhân thất nghiệp có thể được nhận trợ cấp. Chi phí về sản
lượng đối với xã hội của một công nhân thất nghiệp chu kỳ bao gồm 3 thành phần:
thu nhập mất mát của các công nhân thất nghiệp sau khi trừ đi trợ cấp thất nghiệp,
giá trị của trợ cấp thất nghiệp do chính phủ trả và sự mất mát nguồn thu do thu nhập
từ thuế giảm.
2. Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid - 19
2.1. Tình hình kinh tế và việc làm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19
2.1.1. Tình hình kinh tế
Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta cụ thể là năm 2019 đã thực hiện
thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, với phương châm
hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, tình hình

5


kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết
quả nổi bật. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng,

tăng trưởng KT năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%,
là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.
Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, năm 2019, kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát
được kiểm sốt thấp nhất trong 3 năm từ 2017 -2019. Công nghiệp chế biến, chế tạo
và dịch vụ thị trường đóng vai trị động lực phát triển kinh tế đất nước. Kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo
hướng tích cực.
2.1.2. Tình hình lao động và việc làm
Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 có gần
88% dân số tham gia lực lượng lao động (có độ tuổi từ 25-59). Trong đó tỷ trọng dân
số tham gia lực lượng lao động cao nhất là 14,3% (nhóm tuổi 25-29) và 14,2% ở
nhóm tuổi 30-34 (giảm nhẹ). Tỷ trọng tham gia lực lượng lao động thấp, dưới 10%
thuộc về dân số ở nhóm tuổi 15-19, nhóm tuổi 20-24 và nhóm tuổi già (60 tuổi trở
lên). Các chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, bình quân hằng năm đã giải
quyết việc làm trong nước cho 1,5 - 1,6 triệu người, đưa trên 100.000 lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỉ lệ thất nghiệp ln duy trì ở mức thấp,
khoảng 2% - 2,2%.
Qua số liệu thống kê, tỷ trọng việc làm theo ngành đã có sự dịch chuyển tích
cực trong giai đoạn 2009 - 2019. Trong đó, tỉ trọng lao động khu vực nơng, lâm
nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm (53,9% năm 2009, 46,3% năm 2014 và 35,3%
vào năm 2019) còn tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ lại có xu hướng tăng, nhất là số lao động ở khu vực dịch vụ cao hơn số lao động
làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2.2. Những tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tỷ lệ thất nghiệp
Sự bùng phát của dịch Covid-19 khơng chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng y tế mà
cịn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với KT và thị trường
lao động. Theo Cục Thuế Hà Nội, 2 tháng đầu năm 2020 có hơn 2.600 hộ kinh doanh
giải thể, bỏ kinh doanh và 6.400 hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh. Lượng doanh nghiệp
giải thể, tạm nghỉ kinh doanh tăng từ 22% đến 37,8%. Tính đến tháng 6/2020, cả
nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19,


6


bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ
làm, giảm thu nhập.
Tới cuối tháng 5/2021, tại Hà Nội, số lượng doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng
cửa, dừng hoạt động ước khoảng 95%, trong đó 90% lao động nghỉ việc. Tại thành
phố du lịch Đà Nẵng, cũng có tới 90% doanh nghiệp du lịch đóng cửa. Tính chung,
cả nước có 18% doanh nghiệp du lịch đã cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc và ước tính
có khoảng 40% lực lượng lao động ngành du lịch mất việc - tương đương với khoảng
800.000 việc làm.
Nguồn: Tổng cục thống kê (2021)

Hình 2: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021

Quan sát biểu đồ có thể thấy rằng số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao
động quý I năm 2021 tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý
I năm 2021 tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước.
2.3. Chính sách vĩ mơ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp
Do thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm, cùng với việc chính sách tiền
tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam khơng thể theo đuổi
các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước lớn trên thế giới. Do vậy, để
thực hiện các chính sách hỗ trợ bệnh dịch cũng như thiên tai, trong thời gian tới, mục
tiêu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là cung cấp các dịng tín dụng đầy đủ
cho các doanh nghiệp và hộ gia đình và đảm bảo chính phủ có đầy đủ các cơng cụ
tài chính để huy động các nguồn tài lực.


7


Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người
bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai… cần
phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là trong
thời bệnh dịch đang tái bùng phát trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần phải bao
phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình độ thấp và
lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương,
chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy
thoái.
Liên quan đến bảo hiểm tự nguyện, nhà nước nên cho phép doanh nghiệp sử
dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong
thời gian giãn việc, nghỉ việc để một mặt nâng cao trình độ cho người lao động, mặt
khác giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng khi nền kinh tế cũng như doanh
nghiệp hoạt động bình thường trở lại. Đồng thời, người lao động, dù tạm thời chưa
có việc làm, nên được phép tiếp tục duy trì tham gia bảo hiểm xã hội, từ đó được bảo
đảm quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Một số giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam
3.1. Mục tiêu việc làm của nền kinh tế những năm tới
Hoàn thiện các chỉ tiêu thị trường lao động theo hướng hội nhập, đặc biệt vừa
phải phản ánh được đặc điểm thị trường lao động Việt Nam vừa phải so sánh được
với các nước trên thế giới.
Đẩy mạnh thu thập, cập nhật và phân tích thơng tin thị trường lao động và
thơng tin về tình hình biến động, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp; nâng cao
chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các
thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo... giúp người lao
động, nhất là thanh niên, sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, tiếp cận việc
làm phù hợp.
Phát triển năng lực người lao động theo hướng đa kỹ năng để giúp người lao

động thích ứng với các điều kiện và yêu cầu công việc khác nhau. Đồng thời, tính
chất đa kỹ năng của người lao động cũng sẽ giúp cho việc đổi mới sáng tạo và ứng
dụng công nghệ mới được diễn ra dễ dàng hơn.
3.2. Một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp
Tiếp tục thực hiện kiên định mục tiêu kép, vừa quyết liệt phịng chống dịch
hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Đẩy

8


nhanh tốc độ tiêm vắc xin để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các
lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để duy trì sản
xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động
bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; có phương án hỗ trợ
doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động,
chun gia nước ngồi.
Tích cực nghiên cứu triển khai ngay việc cấp hộ chiếu vaccine, xây dựng các
tiêu chí cần thiết để mở cửa thị trường du lịch quốc tế để giúp ngành dịch vụ nói
chung và ngành du lịch nói riêng khơng bỏ lỡ cơ hội để phục hồi và phát triển. Các
ngành này phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động tham gia, góp phần tận dụng tốt
hơn tiềm năng sẵn có của lao động.
Áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích
thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thu hút được nhiều lao động hơn.
Tạo ra công ăn việc làm và mức lương tốt hơn tại mọi mức tiền lương thu hút đề thu
hút lao động.

9



KẾT LUẬN
Như vậy, thất nghiệp là biểu hiện của vấn đề mất cân đối vĩ mô vô cùng
phức tạp. Mỗi lần xuất hiện ở mỗi hoàn cảnh và điều kiện khác nhau thì sẽ mang
một vấn đề khác nhau. Để nhận dạng đúng và bắt mạch đúng nguyên nhân của
hiện tượng thất nghiệp là điều hết sức cần thiết.
Trong bối cảnh đại dịch Covid - 19, nền kinh tế bị tổn thương nặng nề do
các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở
nhiều quốc gia. Điều này dẫn đến hệ luỵ là số lượng doanh nghiệp ngừng kinh
doanh/ phá sản gia tăng, số lượng việc làm giảm mạnh.
Việc nghiên cứu thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trước bối cảnh dịch
bệnh Covid - 19 đã giúp tác giả đã thu được những ngun nhân nhằm hình thành
nên nhóm giải pháp giúp Việt Nam giảm tỷ lệ thất nghiệp, đưa nền kinh tế tăng
trưởng trở lại ở những năm tiếp theo. Tuy nhiên, do hiểu biết và kiến thức của cá
nhân còn nhiều hạn chế nên tiểu luận này còn vướng nhiều sai sót. Kính mong
nhận được sự góp ý và chỉ dạy thêm của các thầy, cô để sản phẩm này được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình ngun lý kinh tế học vĩ mơ, NXB
Lao động - Xã hội.
2. TS Hoàng Thanh Tùng, TS Lương Xn Dương (2019), Giáo trình Kinh tế vĩ mơ,
NXB Bách Khoa.
3. TS Lương Xuân Dương (2012), Bài tập Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Lao động
Xã hội.
4. PGS. TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh
tế học (Tập II), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Hương Giang (2021), Đại dịch Covid19 tác động đến lao động việc làm ở Việt Nam qua phân tích số liệu thống kê,
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 09/02/2021.
6. Nguyễn Hoàng (2020), Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao
động, việc làm, bài đăng ngày 10/7/2020 trên báo Chính phủ Online.
7. JICA tại Việt Nam (2021), Báo cáo của NEU - JICA: “Đánh giá các chính sách
ứng phó với COVID-19 và kiến nghị”, Hà Nội.
8. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tác động của dịch COVID - 19 đến tình hình
lao động, việc làm quý IV và năm 2020, Hà Nội.

11



×