Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CONG THƯƠNG CHI NHÁNH 3 TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 64 trang )

gl H UTECH
<5^ Đại học Công nghệ Tp.HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CONG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOAN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CONG THƯƠNG - CHI NHÁNH 3 TP.HCM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: TS. HỒ THIỆN THÔNG MINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN
MSSV: 1154021383 Lớp: 11DTNH1

TP. HỒ CHÍ MINH, 2015


gl H UTECH
<5^ Đại học Công nghệ Tp.HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CONG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOAN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP



HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CƠNG THƯƠNG - CHI NHÁNH 3 TP.HCM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: TS. HỒ THIỆN THÔNG MINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN
MSSV: 1154021383 Lớp: 11DTNH1

TP. HỒ CHÍ MINH, 2015
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo
cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng VietinBank - CN 3 Tp.HCM,
không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
TP. giả
Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2015
Tác

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin có lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy, cô trường đại học

Cơng Nghệ TP.HCM đã tận tình chỉ dẫn tâm huyết của mình truyền đạt những kiến
thức quý báu cho chúng em. Những thầy, cô trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến
thức bổ ích cho chúng em, những kiến thức đó thật là vơ cùng q giá và là bước đầu
tiên để em bước vào con đường sự nghiệp sau này.
Bên cạnh đó em xin có lời cảm ơn chân thành với thầy Hồ Thiện Thông Minh và ngân
hàng VietinBank - CN 3 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc của
em trong quá trình thực hiện đồ án này.
Với những kiến thức có giới hạn của em nên bài viết của em không thể tránh khỏi
những sai xót. Em kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để kiến thức của em
ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra những kinh nghiệm bổ ích có thể đáp ứng cho nhu
cầu thực tiễn sau này.
Kính chúc các thầy, cơ được nhiều sức khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày... tháng ... năm 2015
Sinh viên thực hiện


iv

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA V IỆT NAM
Độc lập — Tự do — Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THL C TẬP
•••
Tên đom vị thực tập :
Địa chỉ:

................................................................................................................................ .........
Điện thoại liên lạc :..............................ỨẨ..35.Ỉ9„Ẩ3JX.. ...........................................
Email : ....................................

NHẬN XÉT VÈ QUÁ TRÌNH THỰC TẠP CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên : ..........................................................................................................
MSSV-. ........................z
......................................................
Lóp: ................................................/Lũĩĩứỉ.l
Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ ....Tại bộ phận thực tập : ■■■■^hc/ag....ÀJráfck. Jcz¥j d-i-.rX rrĩ" .Ỵ___________

Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hỉện :
1.

Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ Ỉỉtật:

2.

Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị:

tí Tốt □ Khá □ Trung bình □ Khơng đạt
tí >3 buổi/tuần □ 1-2 buổi/tuần □ ít đến đơn VỊ
3.

Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị:

4.

Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chun ngành (Kế tốn. Kiềm tốn. Tài

tí Tốt □ Khá □ Trung bình □ Khõng đại
chính, Ngân hàng...........) :
tí Tốt □ Khá □ Trung bình □ Khơng đạt

TP. HCM. Ngày £ỉ lấãtgỹic nail 2015

0 í NGÂM rtA/iGJ*4,®

\*\


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TỐN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN :
Họ và tên sinh viên : .....................................................................................................
MSSV: ...........................................................................................................................
Lớp : ..............................................................................................................................
Thời gian thưc tập: Từ ...................................... đến ...................................................
Tại đơn vị: .....................................................................................................................
Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện :
1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định:
□ Tốt

□ Khá

□ Trung bình □ Khơng đạt

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn :
□ Thường xuyên □ Ít liên hệ

□ Không


3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu :
□ Tốt

□ Khá

□ Trung bình □ Khơng đạt
TP. HCM, ngày .... tháng ....năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng Á Châu

BTMU
CN

Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ
Chi nhánh

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp


EU

Liên minh Châu Âu

IFC

Công ty tài chính IFC

KHDN
LNTT

Khách hàng Doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế

NHCT
NHNN

Ngân hàng TMCP Công thương
Ngân hàng Nhà nước

NHTM
UCP

Ngân hàng Thương Mại
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

SWIFT

Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng tồn cầu


TTTM
TTQT

Tài trợ thương mại
Thanh tốn quốc tế

VCB
Vietinbank

Ngân hàng Ngoại thương
Ngân hàng Cơng thương


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỊ, SƠ ĐỊ, HÌNH ẢNH


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, Việt Nam đang phát triển
kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, hoạt động thương
mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần
kinh tế thế giới bên ngoài. Hoạt động kinh tế đối ngoại được đặt lên hàng đầu và là con

đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Vì vậy, dịch vụ Thanh tốn quốc tế đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các
Ngân hàng Thương mại, giúp hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất - nhập
khẩu và đầu tư nước ngoài. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng Thương mại
quốc tế, nhưng Thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay khơng lại cịn phụ
thuộc vào khâu thanh tốn và tài trợ ngoại thương có thơng suốt, kịp thời, an tồn và
chính xác. Đây là một trong các hoạt động chủ chốt của ngân hàng và liên quan đến
nhiều mặt hoạt động khác.
Với vị thế là một ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
Ngân hàng Việt Nam đồng thời sở hữu một mạng lưới trải rộng toàn quốc và công
nghệ cao, hiện đại; VietinBank đã trở thành một địa điểm uy tín thu hút khách hàng
trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên
ngân hàng tồn cầu (SWIFT) đã giúp ngân hàng phát triển lên một tầm cao mới và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh tốn xuất nhập khẩu
hàng hóa một cách nhanh chóng, an tồn và hiệu quả.
Xuất phát từ vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hàng Vietinbank - CN 3 Tp.HCM” nhằm hiểu rõ hơn đồng thời tìm ra giải pháp
mở rộng và phát triển nghiệp vụ này.

11


2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tiềm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ Thanh tốn quốc tế, thực trạng của nó tại Ngân
hàng TMCP Công Thương - Chi Nhánh 3 Tp.HCM. Từ đó có cái nhìn tổng quan về
nền kinh tế nước ta, cũng như thực tế hoạt động tại ngân hàng thương mại.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Công Thương - Chi Nhánh 3 Tp.HCM giai đoạn 2012 - 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Để làm rõ nội dung đề tài, bài báo cáo sử dụng các phương pháp như: phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp so sánh.
5. Kết cấu đồ án:
Nội dung bài viết gồm 5 phần:
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế tại ngân hàng VietinBank - Chi nhánh 3
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị
Kết luận

12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.1

Khái niệm

Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ
thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát
sinh giữa các nước với nhau.
1.1.2

Vai trò:

1.1.2.1

Đối với nền kinh tế:


Thanh tốn quốc tế có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia:
-

Bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập khẩu

-

Bôi trơn thúc đẩy đầu tư nước ngoài

-

Thúc đẩy phát triển hoạt động dịch vụ

-

Tăng cường thu hút kiều hối

-

Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập Quốc tế

1.1.2.2

Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại:

Do điều kiện về vị trí địa lý mà các nhà xuất nhập khẩu khơng thể thanh tốn tiền trực
tiếp cho nhau. Vì vậy, các ngân hàng thương mại chính là trung gian thanh toán, thay
mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo yêu cầu, bảo vệ quyền lợi, tư
vấn, hướng dẫn khách hàng những sản phẩm, dịch vụ TTQT tốt nhất nhằm hạn chế rủi

ro.


Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của
khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh tốn quốc tế. Trên cơ sở
đógiúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin
cho khách hàng. Điều đó khơng chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mơ hoạt động mà cịn
là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Thông qua hoạt động TTQT, Ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp
có quan hệ thanh tốn quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ
thanh tốn.
Ngồi ra, hoạt động này giúp ngân hàng thu được nguồn ngoại tệ, từ đó có thể phát
triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
1.1.3

Những điều kiện quy định trong thanh toán quốc tế

Trong quan hệ TTQT giữa các quốc gia, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của đôi bên được quy đinh thành những điều kiện TTQT. Các điều kiện đó là:
Điều kiện về tiền tệ: quy định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước nào để tính toán và thanh
toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời qui định các xử lý khi có sự biến
động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu
hàng hóa và thanh toán.
Điều kiện về địa điểm thanh toán: nơi người bán nhận được tiền còn người mua trả
tiền. Địa điểm thanh tốn có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu
hoặc ở nước thứ ba.
Điều kiện thời gian: quy định về thời gian thanh toán, phụ thuộc vào thỏa thuận trong
hợp đồng, ngồi ra cịn phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình thị trường, đối tượng
hàng hóa, mối quan hệ giữa các bên liên quan.

Điều kiện về phương thức thanh toán: là cách thức nhận, trả tiền hàng giữa người mua
và người bán.


1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại


Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất khẩu
thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu
chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng
từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế
phụ thuộc vào sự thương lượng giữa bên mua và bên bán, phù hợp với thơng lệ thanh
tốn và bn bán quốc tế và khi đã thống nhất thì phương thức thanh tốn phải được
khẳng định trong hợp đồng kinh tế. Sau đây là các phương thức thanh toán thường
được sử dụng.
1.2.1
1.2.1.1

Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm:

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là
người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng ở một địa điểm nhất định.
Ngân hàng thường sử dụng các hình thức chuyển tiền sau: chuyển tiền bằng thư (Mail
Transfer - M/T), chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T) và chuyển tiền
qua mạng SWIFT. Trong đó chuyển tiền bằng thư có phí rẻ nhưng lại thời gian chuyển
tiền lại chậm. Ngược lại, chuyển tiền bằng điện và mạng SWIFT thì nhanh nhưng phí
chuyển tiền lại đắt. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng cách thức chuyển tiền
qua mạng SWIFT vì tốc độ nhanh và chi phí chuyển tiền ở mức hợp lý có thể chấp

nhận được.
1.2.1.2

Đặc điểm:

Phương thức này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh tốn nhanh
chóng.
Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển
tiền và thu phí, chứ khơng bị ràng buộc.


Hình thức thanh tốn chuyển tiền chỉ nên được thực hiện khi người nhập khẩu và xuất
khẩu có quan hệ lâu đời và hoàn toàn tin cậy để đảm bảo việc giao hàng của người bán
và việc trả tiền của người mua.
Chỉ nên áp dụng trong thanh toán trị giá hợp đồng không lớn và các khoản tương đối
nhỏ như thanh tốn chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu (Ví dụ: chi phí bảo hiểm,
bồi thường thiệt hại,...)
1.2.1.3

Các bên tham gia:

Người chuyển tiền - là người mua, người nhập khẩu, hay người mắc nợ.
Ngân hàng chuyển tiền - là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền.
Ngân hàng đại lý - là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với
ngân hàng chuyển tiền.
Người thụ hưởng - là người bán, người xuất khẩu hay là chủ nợ.
1.2.1.4

Phân loại và quy trình thực hiện:


Có hai hình thức chuyển tiền chủ yếu, đó là chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả
trước.
1.2.1.4.1 Chuyển tiền trả sau: là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau
khi
nhận hàng.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả sau


(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hành hóa cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển tiền cho người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông
qua ngân hàng đại lý.
(4) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
(5) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.
1.2.1.4.2 Chuyển tiền trả trước: là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền
trả
sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền. Do đó, người xuất khẩu
nhận
được tiền trước khi giao hàng.
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước

(1)

(5)

(3)

(1) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển tiền cho người thụ hưởng.

(2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông
qua ngân hàng đại lý.
(3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.


(4) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ có
thể nhận hàng.
(5) Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.
1.2.2

Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

1.2.2.1

Khái niệm:

Nhờ thu là phương thức thanh tốn trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thanh nghĩa
vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu
hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu
lập ra.
Trong đó có các hình thức thanh tốn và giao chứng từ nhờ thu sau:
-

Nhờ thu thanh toán đổi lấy chứng từ hay còn gọi là nhờ thu trả ngay
(Documents against payment - D/P).

-

Nhờ thu chấp nhận đổi lấy chứng từ hay còn gọi là nhờ thu trả chậm
(Documents against acceptance - D/A).


-

Nhờ thu các điều kiện khác đổi lấy chứng từ (Documents against other terms
and conditions - DTC/DOT).

1.2.2.2

Đặc điểm:

Căn cứ nhờ thu là chứng từ chứ không phải hợp đồng.
Ngân hàng cũng đóng vai trị là trung gian thanh toán.
Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng (lập chứng từ).
Tốc độ thanh tốn chậm do cịn phụ thuộc vào thiện chí người nhập khẩu và thời gian
lưu chuyển chứng từ.
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức
chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Ngân hàng có trách nhiệm hơn vì có thể khống
chế hàng hóa đối với người nhập khẩu thông qua bộ chứng từ, tuy nhiên phương thức
này vẫn chưa có sự ràng buộc và sự bảo đảm trong việc thanh toán.


1.2.1.3

Các bên tham gia:

Người ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân
hàng, Người ủy nhiệm thu chính là người xuất khẩu.
Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng phục vụ người ủy nhiệm thu.
Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người

trả tiền, thương là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ.
Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu.
Người trả tiền chính là người nhập khẩu.
1.2.2.4

Phân loại và quy trình thực hiện:

Có 2 phương thức nhờ thu chính, đó là nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu hối phiếu
kèm chứng từ.
1.2.2.4.1 Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh tốn
trong
đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ
vào
hối phiếu do mình lập ra cịn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người nhập
khẩu,
không gửi cho ngân hàng.
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu trơn



(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
(2) Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào ngân hàng để ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng
đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết.
(4) Ngân hàng đại lỳ chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp
nhận hay thanh toán. Nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán D/A
(document
against acceptance) người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P
(Document against Payment) người nhập khẩu phải trả tiền ngay cho người xuất

khẩu.
(5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh tốn.
(6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang
ngân hàng ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người
nhập
khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong trường
hợp
người nhập khẩu từ chối trả tiền.
(7) Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo
cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền.
1.2.2.4.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thức thanh
tốn
trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng
dịch

vụ,

tiến hành ủy thác ngân hàng phục vụ mình thu hô tiền ở người nhập khẩu căn cứ
vào
hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu
thanh
toán hoăc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người


nhập
khẩu nhận hàng.


Sơ đồ 1.4: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ


(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng khơng giao bộ
chứng từ hàng hóa.
(2) Người xuất khẩu gởi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa đến
ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ
hàng hóa sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền.
(5) Người nhập khẩu trả tiền trong trường hợp D/P hay ký chấp nhận trả tiền
trong trường hợp D/A.
(6) Ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ hàng hóa để người nhập khẩu nhận hàng.
(7) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân
hàng nhận ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thơng báo việc từ
chối

trả

tiền của người nhập khẩu.
(8) Ngân hàng nhận ủy thác báo có hoặc là thơng báo việc từ chối trả tiền cho
người xuất khẩu.


1.2.3

Phương thức tín dụng chứng từ:

1.2.3.1

Khái niệm:


Thư tín dụng là phương thức thanh tốn trong đó ngân hàng phát hành theo yêu cầu của
người mua hoặc theo yêu cầu của chính mình, cam kết thanh tốn khơng hủy ngang
cho người hưởng khi người hưởng xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán
phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C.
1.2.3.2

Đặc điểm:

Đây là phương thức thanh tốn được sử dụng phổ biến và hồn thiện hơn các phương
thức khác.
Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho cả người nhập khẩu và người
xuất khẩu do ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, còn bên nhập
khẩu được ngân hàng xem xét, kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bào hàng hóa được
giao đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Ngân hàng đóng vai trị chủ động trong thanh tốn chứ khơng chỉ làm trung gian đơn
thuần như các phương thức thanh tốn khác.
1.2.3.3

Các bên tham gia:

Người xin mở L/C (Applicant): thơng thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu.
Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hay là người xuất khẩu hàng hóa.
Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng
phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu
và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và
được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước người nhập
khẩu có quyền lựa chọn.



×