Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NÊU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.17 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
NÊU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI
SINH VIÊN HIỆN NAY TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ
TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Ngọc Phương
Nhóm thực hiện

: Nhóm 1

Lớp học phần

: 2057HCMI0111

Hà Nội - năm 2020

MỤC LỤC


2


3


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân
tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, vị lãnh tụ kính yêu


của dân tộc ta đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhân dân ta. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng
quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh
vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban
hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả
quan trọng.
Đối với mỗi thế hệ sinh viên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình,
xứng đáng là chủ nhân của đất nước, góp phần đưa đất nước Việt Nam trở nên giàu
mạnh, cơng bằng và văn minh.
Vì vậy, nhóm chúng em đã thực hiện làm bài thảo luận với đề tài “Nêu và phân tích
những yêu cầu cơ bản đối với sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” để tìm hiểu sâu hơn những yêu cầu đối với sinh viên
trong học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó sinh viên chúng em có thể hiểu một cách
sâu sắc về các yêu cầu đặt ra đối với bản thân để biết cách phát huy những ưu điểm, xóa
bỏ dần những khuyết điểm, hạn chế của mình.

4


PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát những nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
1.1 Về tư tưởng Hồ Chí Minh
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội

chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Được nêu rõ qua các nội dung sau đây:
Một là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hai là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại.
Ba là tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
Bốn là tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của
dân, do dân, vì dân.
Năm là tư tưởng về quốc phịng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sáu là tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảy là tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Tám là tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Chín là tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
1.2 Về phong cách Hồ Chí Minh
Về phong cách tư duy: Phong cách khoa học, cách mạng và hiện đại; phong cách tư
duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.
Về phong cách làm việc: phong cách làm việc khoa học, có kế hoạch, làm việc đúng
giờ; phong cách đổi mới, sáng tạo.
Về phong cách lãnh đạo: Tuân thủ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đi đúng đường lối quần chúng, “lắng nghe ý kiến của đảng
viên, của Nhân dân, của những người “không quan trọng”.
Về phong cách diễn đạt: Cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn
gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thơng tin cao.
Về phong cách ứng xử: Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp; nhân tình, nồng hậu, tự
nhiên; linh hoạt, chủ động, biến hóa.
Về phong cách sinh hoạt: phong cách sống cần, kiệm, liêm, chính; sống hài hịa,
nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đơng- Tây.
5



1.3 Về đạo đức Hồ Chí Minh
a. Vị trí và vai trị của đạo đức
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người
cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối
quan hệ: với mình, với người và với cơng việc. Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức
là nguồn ni dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông
suối.
b. Những chuẩn mức đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh
Thứ nhất là trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Đây là phẩm chất, chuẩn
mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng, là tiêu chuẩn để xem xét,
đánh giá đạo đức của con người, của mỗi chiến sỹ cách mạng.
Thứ hai là yêu thương con người. Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương nhau, sống
có tình có nghĩa. Mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng
và giàu lòng vị tha với người khác
Thứ ba là cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Đây là phẩm chất quan trọng, cần
thiết không thể thiếu của người cách mạng, là nền tảng của đời sống mới, của phong trào
“thi đua ái quốc”. Hồ Chí minh coi các đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong đạo đức
của người cách mạng là một yêu cầu khách quan, cũng như mùa của trời, phương của đất.
Cuối cùng là phải có tinh thần quốc tế trong sáng. Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện
mục tiêu của Việt Nam và mục tiêu chung của thời đại. Đây là một phẩm chất quan trọng
trong tư tưởng đạo đức của Người.
c. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức
Có ba nguyên tắc xây dựng đạo đức đó là: Nói đi đơi với làm, nêu gương sáng về
đạo đức; xây đi đôi với chống; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời.
II. Những yêu cầu cơ bản đối với sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2.1 Nhận thức chung về xây dựng đạo đức cho sinh viên
Thứ nhất đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của bậc đại nhân, đại dũng, đại trí, đạo

đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng chân chính người trở thành tấm gương sáng
để chúng ta học tập và làm theo.
Thứ hai Hồ Chí Minh là người luôn biết quan tâm giáo dục xây dựng đạo đức cho
cán bộ Đảng viên và mọi người dân Việt Nam đối với thế hệ trẻ những người chủ nhân
tương lai của nước nhà Hồ Chí Minh chủ trương phải chăm lo giáo dục lý tưởng cách
mạng đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên và quan trọng là xây dựng rèn luyện được
phương pháp và phong cách công tác cho sinh viên, để qua học tập nghiên cứu sinh viên
có thể vận dụng tốt hơn những kiến thức kỹ năng và xây dựng phương pháp học tập tu
dưỡng bản thân người học có thể vận dụng mỗi phong cách đạo đức, tư tưởng Hồ Chí
6


Minh và sống theo phương châm “ dĩ bất biến ứng vạn biến ” Tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng góp phần tích cực trong giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hoàn thiện nhân cách trở thành
chiến sĩ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba cần nhận thức đầy đủ về những mặt tích cực và tiêu cực của sinh viên hiện
nay để thực hiện xây dựng đạo đức cách mạng cho sinh viên hiệu quả và thành công.
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận,
trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
cách mạng Việt Nam, hình thành năng lực phương pháp làm việc niềm tin tình cảm cách
mạng, bồi dưỡng củng cố cho sinh viên lập trường quan điểm cách mạng kiên định, mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, giúp sinh viên tích cực chủ động trong
đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, giúp cho sinh viên
nước Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
2.2 Sinh viên học tập và làm theo phong cách đạo đức Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, sinh viên cần trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đó chính là một
phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay, đó cũng chính là phẩm chất đạo
đức cần có với sinh viên của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa. Sinh viên,

thanh niên trí thức cần giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn,
luôn cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng
động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm,
không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho
sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Học đức tin tuyệt đối vào
sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân; ln
nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. Hồ Chí Minh có tình thương u
bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và
trí tuệ của nhân dân. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình; khơng phải là hỏi nước nhà đã
cho mình những gì, mà mình có thể làm gì cho đất nước ”. Trong học tập, rèn luyện, phải
kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi; Chống tâm lý ham sung sướng và
tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười
biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang. Bất kỳ
ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Điều gì phải, thì phải cố
làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Thứ hai là học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn vô thường. Một đạo đức hi sinh tính cá nhân của con
người, khơng phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá nhân, sống trong sạch, giản dị,
giàu lòng nhân ái, gương mẫu trong sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỉ, cá nhân,
tham lam. Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chinh, chí
chơng vơ tư, ít lòng ham muốn vật chất. Suốt đời Người sống trong sạch, thực hành cần,
7


kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, ln vì nước, vì dân, vì con người, khơng gợn chút
riêng tư.
Thứ ba là học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có được đức tính như
vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp được trong cuộc sống và sẽ đạt

được thành công.
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vơ cùng gian
khổ, hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình xong nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to
lớn Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian nguy,
kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình.
Người đã làm thơ để tự răn: Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao, dũng cảm,
quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Minh.
III. Thực trạng phong cách, đạo đức sinh viên hiện nay
3.1 Tồn tại nhiều bất cập, hạn chế
Tình trạng giới trẻ có lối sống bng thả, khơng coi trọng giá trị đạo đức đã và đang
diễn ra ở rất nhiều nơi. Chẳng hạn như vi phạm quy tắc giao thông, gây gổ, đánh nhau,
coi thường pháp luật,…
Ở hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như
trên cả nước, tình trạng sinh viên bỏ học, bỏ tiết giữa giờ, khơng có tinh thần học và tự
học, vi phạm quy chế nhà trường như: ăn mặc không đúng quy định, gian lận trong thi
cử,…là những điều khơng cịn xa lạ.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hơn nhân ngày
càng tăng cao. Việc các bạn trẻ quan hệ trước hơn nhân khơng chỉ ảnh hưởng của văn
hóa phương tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người
Á Đông.
Phong cách sống của những sinh viên này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân sinh
viên đó, tiếp theo là những người xung quanh và toàn xã hội.
3.2 Những lối sống tốt đẹp của sinh viên
Tuy vẫn cịn có những bất cập trong đạo đức sinh viên, tuy nhiên sinh viên hiện nay
vẫn là những chủ nhân tương lai của đất nước với rất nhiều đức tính, phong cách tốt đẹp,
những tài năng nổi trội.
Có thể thấy, ở các trường Đại học trên tồn quốc đã có những sinh viên có phẩm
chất tốt, có năng lực đã được học lớp cảm tình Đảng và được kết nạp vào Đảng từ rất
sớm.
Sinh viên có sức trẻ, có sự năng động, tự tin, giàu sức sáng tạo. Hầu hết sinh viên kế

thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung
thực, đồn kết, nhân ái và có tinh thần cộng đồng; có động cơ học tập nghiêm túc và tích
cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng
8


nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Sinh viên hiện nay năng
động, thực tế hơn, tự chủ, bộc lộ rõ cá tính, quan niệm đạo đức của sinh viên hiện nay ít
bị ràng buộc bởi dư luận hơn so với các thế hệ sinh viên trước.
Hiện nay, trên báo chí hay các phương tiện truyền thơng có nói rất nhiều vụ sinh
viên vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận giới trẻ
khơng có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, cịn lại thì phần đa sinh viên vẫn đang tiếp tục
học tập, rèn luyện đạo đức, phát triển bản thân để trở thành những chủ nhân của đất nước,
góp phần xây dựng đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh.
IV. Vận dụng những yêu cầu cơ bản đối với sinh viên hiện nay trong học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để loại bỏ dần những tồn tại hạn
chế của sinh viên và phát triển những phẩm chất tốt đẹp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói với sinh viên: “Thanh niên phải có đức, có tài.
Có tài mà khơng có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến
thụt két thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho xã hội mà cịn có hại cho xã hội
nữa. Nếu có đức mà khơng có tài ví như ơng Bụt khơng làm hại gì, nhưng cũng khơng lợi
gì cho lồi người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của
mỗi cá nhân khơng chỉ có tác dụng tơn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức
mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách.
Hiện nay, cùng với tồn Đảng, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân cả nước, tổ chức
Đoàn các cấp đã quán triệt và phát động trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng, thực
hiện nghiêm túc cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Sinh viên, đồn viên, thanh niên cần nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; bồi

dưỡng, phát huy lòng yêu nước nồng nàn, sự trân trọng và gắn bó với những giá trị lịch
sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sinh viên cần tích cực tham gia các phong
trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, việc tham gia này sẽ điều kiện cho thanh niên
rèn luyện và hình thành những nếp sống văn hóa.
Sinh viên cần có nghị lực vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện, tham gia các
hoạt động Đoàn, Hội, các hoạt động tình nguyện, tham gia các chương trình về khởi
nghiệp, định hướng sống có lý tưởng, hồi bão, sống đẹp, sống có ích, hồn thiện lối sống
và nhân cách, trở thành công dân tốt.
Phương thức triển khai các hoạt động tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được hình thành ở nhiều nơi với
những mơ hình, giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh của sinh viên.
Đơn cử như tại Trường Đại học Thương mại năm 2007 đã tổ chức cuộc thi Olympic
với chủ đề “Sinh viên Trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Nội dung cuộc thi được tập trung vào những chủ đề chính: Một số
nguyên lý và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; về
9


thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc xây
dựng đạo đức mới của con người Việt Nam hiện nay… Cuộc thi là sân chơi bổ ích giúp
sinh viên nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của Tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm
chất đạo đức và tích cực học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của giáo
viên, sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Gần đây nhất vào sáng ngày 14/9/2020, tại Hội trường H1 trường Đại học Thương
mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trường Đại học Thương mại cùng một số đơn vị đồng
hành tổ chức lễ phát động Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020. Cuộc thi góp phần nâng cao nhận thức chính trị,
bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ tương lai của đất nước. Cuộc thi năm nay tập

trung vào các nội dung như: những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ;
những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội dung cơ bản trong “Di
chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với chủ quyền biển, đảo
Việt Nam; những nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những thành tựu, kết quả đạt được trong sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng;…
Bên cạnh đó, sinh viên cần biết chủ động phê bình, đấu tranh với các biểu hiện sai
trái, hành vi lệch chuẩn của một số bộ phận sinh viên hiện nay, tích cực bài trừ các tệ nạn
xã hội trong và ngoài nhà trường. Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt
động lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đất nước đến bạn bè quốc tế và cộng đồng người
Việt tại nước ngoài…

10


KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh" của sinh viên có hiệu quả địi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân
tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người
trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các
cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường
một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như
mong muốn.
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường chúng em đã được thừa hưởng và
được sống trên tinh hoa độc lập, tự do, hạnh phúc mà Bác và cha ông ta đã dùng mồ hôi
sương máu của mình để lại. Chúng em những thế hệ trẻ của đất nước đã nhận thức rõ
được về tư tưởng, phong cách của Bác. Chúng em sẽ cố gắng học tập rèn luyện và tu
dưỡng đạo đức theo những điều trên để có thể góp phần vào cơng cuộc xây dựng một đất
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Chúng em sẽ ghi
nhớ, học tập, biết ơn và bảo vệ tư tưởng vĩ đại của Bác, công lao vĩ đại của Bác, sự hi

sinh một cuộc đời của Bác dành cho đất nước Việt Nam.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Tuyengiao.vn
[3] Tulieuvankien.dangcongsan.vn
[4] Thehehochiminh.wordpress.com
[5] quangbinh.gov.vn
[6] xaydungdang.org.vn

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 1
ST
T

Mã sinh viên

Họ và tên

Cơng việc trong soạn thảo word

1

18D180063

Đỗ Thị Phương Anh


2

19D100141

Lê Quỳnh Anh (thư ký)

3

19D100002

Nguyễn Thanh Hải Anh

4

19D100283

Trần Thị Mai Anh

Làm word

5

19D100353

Trần Thị Ngọc Anh

Làm word

6


18D150244

Trương Thị Vân Anh

Chỉnh sửa word

7

19D100074

Bùi Ngọc Ánh

Làm word

8

19D100215

Lương Thị Minh Ánh
(nhóm trưởng)

Làm đề cương, làm word, tổng
hợp và chỉnh sửa word

9

19D100075

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


Làm word

Làm word, tổng hợp, chỉnh sửa

12



×