Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nếu được lựa chọn một trong hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: Mảnh trăng cuối rừng và Chiếc thuyền ngoài xa thì em chọn tác phẩm nào? Nêu rõ lý do lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.92 KB, 2 trang )

Nếu được lựa chọn một trong hai truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: Mảnh trăng cuối rừng và Chiếc
thuyền ngoài xa thì em chọn tác phẩm nào? Nêu rõ lý do lựa chọn.
Bài làm:
Mảnh trăng cuối rừng là truyện ngắn viết trong thời chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ném bom,
bắn phá miền Bắc.
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn ra đời năm 1983, sau gần 10 năm đất nước thống nhất.
Em được thầy giáo cho biết sách giáo khoa Văn học 12 tới đây sẽ thay truyện mảnh trăng cuối rừng bằng
Con thuyền ngoài xa. Giả sử được lựa chọn, em và một số bạn cùng ý nguyện sẽ chọn tác phẩm nào đây
của nhà văn Nguyễn Minh Châu để thưởng thức, học tập?.
Mảnh trăng cuối rừng được sáng tác trước năm 1975 với cảm quan lãng mạn in dấu trên từng câu chữ. Đó
là câu chuyện toát lên chất thơ trong cái ác liệt. Một câu chuyện tươi trẻ, trong sáng và cao cả. Ở đó lý
tưởng và tình yêu đã thắng chiến tranh phá hoại khốc liệt. Như thầy giáo đã giảng: sức phá sừng sững liên
cố như chiếc cầu Đá Xanh nhưng không sao hủy hoại được tâm hồn trong trẻo tươi mát, tình yêu và niềm
tin mãnh liệt vào cuộc sống như sợi chỉ xanh óng ánh bền chặt của lớp tuổi trẻ như Nguyệt. Tác giả đã
sáng tạo ra hình ảnh sợi chỉ xanh rất đẹp và giàu ý nghĩa. Kết cấu truyện đầy bất ngờ với cách kể trữ tình,
lôi cuốn người đọc. Tóm lại Mảnh trăng cuối rừng hợp với lứa tuổi trẻ trạc tuổi các học sinh lớp 12.
Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác sau năm 1975 với chất nhân đạo đậm đặc. Truyện nêu bật ý nghĩa
của cách mạng đã vả sẽ giải phóng cho những kiếp người khổ nạn như cái gia đình của thằng bé Phác mà
gia sản chỉ là một chiếc thuyền trong sóng gió, đói khổ, đau đớn và căm hận triền miên. Truyện có những
đoạn tả cảnh thật ấn tượng qua hình dung của người nghệ sĩ bấm máy ảnh: “ vài ba chiếc mũi thuyền và
một cảnh đan chéo của những tấm lưới đong đầy những giọt nước, mỗi mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong
bản hòa tấu ánh sáng và bóng tối…”và một cảnh khác: “ Trước mắt tôil à một bức tranh bằng mực Tầu
của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như có sữa có
pha đôi chút hồng hồng do mặt trời soi vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc trên một
chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những mắt lưới và tấm
lưới nằm giữa hai gọng vó…từ đường nét tới ánh sáng đều hài hòavà đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và
toàn bích…Người chụp ảnh đi tìm vẻ đẹp thiên nhiên lại gặp thêm cái đẹp xã hội, cuộc đời mới đang
gắng “ giải phóng”cái khổ cái cực cho người nghèo.
Như vậy cả hai truyện dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều cónhững cái thật hay. Thật khó lựa
chọn. Cũng xin nói thêm, cả hai thiên truyện cũng còn những hạn chế. Mảnh trăng cuối rừng mượt mà
qua vô trùng quá trong khung cảnh chiến tranh tàn phá. Chiếc thuyền ngoài xa hơi rườm nếu tuyển vào


sách giáo khoa, và truyện cũng chưa giải quyết vấn đề nêu ra trong chủ đề.
Theo ý riêng của em nếu cần đưa ra một tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vào học trong trương trình văn
cuối cấp phổ thông thì nên chọn truyện ngắn Bức tranh. Truyện được viết ở khoảng đầu những năm 80,
đặt ra vấn đền mới hơn so với Mảnh trăng cuối rừng và cả Chiếc thuyền ngoài xa. Ở đây, nhân vật người
họa sĩ tài năng lại trộn lẫn xấu tốt, “ rồng phượng lẫn rắn rết”. Còn nhân vật anh chiến sĩ có phẩm chất tốt
đẹp – tuy ngoại hình không đẹp – lại không gặp may. Hơn thế, anh còn phải chịu bất hạnh vì có bà mẹ mù
lòa do quá thương nhớ anh nơi chiến trường xa. Ông họa sĩ đã hưởng vinh quang trên nỗi mất mát đau
khổ của gia đình anh bộ đội. Cuộc dằn vặt nội tâm của ông họa sĩ chưa đến hồi kết nhưng đã đặt ra một
vấn đề sâu sắc có tính khái quát, mọi người luôn nhìn lại mình, tự suy nghĩ và xét hỏi chính mình trong
nhịp sống bộn bề, chen lần này. Bức tranh được Nguyễn Minh Châu tạo nên với tinh thần đổi mới cả về


tư tưởng lẫn nghệ thuật. Điều đó rất đáng nên để tiếp nhận. Em được biết truyện Bức tranh từng được đưa
vào sách giáo khoa văn học lớp 9 rồi nay lại rút ra. Có lẽ học sinh lớp 12 sẽ hiểu được truyện và rút ra bài
học có ích hơn cho các em lớp 9.
Ý kiến của em mong được bàn luận thêm. Cho dù học tác phẩm nào thì em vẫn luôn luôn quý trọng tài
năng và tâm huyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Quỳnh Hương ( Trường Quốc học – Huế).



×