Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
ĐÀO THÙY TRANG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa”
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Nghệ An, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa”
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Bích Thủy
Sinh viên thực hiện : Đào Thùy Trang
MSSV : 0854028141
Lớp : 49B2 - TCNH
Nghệ An, tháng 3 năm 2012
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
3
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 5
Phần 1: Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Hoằng Hóa 7
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 7
1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm gần đây 9
1.3.1 Môi trường kinh doanh 9
1.3.2 Hoạt động huy động vốn 10
1.3.3 Hoạt động tín dụng 11
1.3.4 Các nghiệp vụ khác 12
Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX
tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa 15
2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa 15
2.1.1 Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại
NHNo&PTNT Hoằng Hoá 15
2.1.2 Các chỉ tiêu định tính 15
2.1.3 Các chỉ tiêu định lượng 16
2.1.3.1 Tổng nguồn vốn 16
2.1.3.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn 19
2.1.3.3 Phân tích cho vay theo nghành nghề 21
2.1.3.4 Chỉ tiêu nợ xấu 21
2.1.3.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 22
2.1.3.6 Chỉ tiêu lợi nhuận 23
2.1.3.7 Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với HSX 23
2.1.4 Công tác cho vay đối với HSX 24
2.1.4.1. Về Dư Nợ HSX 25
2.1.5 Doanh số cho vay HSX 28
2.1.6 Công tác thu hồi vốn 29
2.2 Đánh giá chất lượng hiệu quả tín dụng đối với HSX của NHNo&PTNT
huyện Hoằng Hóa 30
2.2.1 Những kết quả đạt được 30
2.2.1.1 Những mặt tồn tại 31
2.2.1.2 Nguyên nhân tồn tại 32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
4
2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa 34
2.3.1 Định hướng hoạt động kinh tế của NHNo&PTNT Hoằng Hóa trong thời
gian tới 34
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện và mở rộng vốn tín dụng tại NHNo&PTNT huyện
Hoằng Hóa 36
2.3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ 36
2.3.2.2 Giải pháp về tổ chức mạng lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng 42
2.3.2.3 Giải pháp về nhân sự 43
2.3.2.4 Giải pháp về chỉ đạo điều hành 45
2.3.3 Những đề xuất và kiến nghị 46
2.3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 46
2.3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 49
2.3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 50
2.3.3.4 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa 50
Kết luận 52
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
NHNN
Ngân Hàng Nhà nước
UBND
Uỷ ban nhân dân
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
TCKT
Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng Thương mại
HSX Hộ Sản Xuất
TDNH Tín Dụng Ngân Hàng
CBTD Cán Bộ Tín Dụng
CSTT Chính Sách Tiền Tệ
DN Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà Nước
TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HTX Hợp Tác Xã
HĐV Huy Động Vốn
TGTT Tiền gửi thanh toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
*BẢNG: Trang
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hoằng Hóa 10
Bảng 1.2: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 11
Bảng 1.3: Tình hình cho vay 12
Bảng 1.4: Tình hình thu nợ 13
Bảng 2.1: Chỉ tiêu nguồn vốn thực hiện qua các năm 16
Bảng 2.2: Tình hình vốn huy động qua tiền gửi 18
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 20
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo nghành kinh tế 21
Bảng 2.5: Chỉ tiêu nợ xấu 21
Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất 22
Bảng 2.7: Chỉ tiêu lợi nhuận 23
Bảng 2.8: Chỉ tiêu mức sinh lời 24
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay HSX 25
Bảng 2.10: Dư nợ HSX theo kỳ hạn nợ 29
Bảng 2.11: Dư nợ bình quân HSX 27
Bảng 2.12: Doanh số cho vay HSX 28
Bảng 2.13: Doanh số thu nợ 29
*BIỂU:
Biểu đồ 1.1: Trình độ cán bộ nhân viên 8
Biểu đồ 1.2: Tình hình huy động vốn các năm 10
Biểu đồ 1.3: Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế 12
Biểu đồ 1.4: Tình hình cho vay 13
Biểu đồ 1.5: Tình hình thu nợ 13
Biểu đồ 2.1: Chỉ tiêu nguồn vốn thực hiện qua các năm 17
Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn huy động 19
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 20
Biểu đồ 2.4: Chỉ tiêu nợ xấu 22
Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu lợi nhuận 23
Biểu đồ 2.6: Chỉ tiêu mức sinh lời 24
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay HSX 25
Biểu đồ 2.8: Dư nợ HSX theo kỳ hạn nợ 26
Biểu đồ 2.9: Dư nợ bình quân HSX 27
Biểu đồ 2.10: Doanh số cho vay HSX 29
Bảng 2.11: Dư nợ bình quân HSX 29
*SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thực hiện
nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chính sách cho HSX vay vốn
để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đã tổ chức triển
khai tới toàn ngành, việc đầu tư vốn cho các HSX có nhu cầu vay vốn để sản
xuất - kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế. Đã tìm ra giải pháp
thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình mở rộng mạng lưới trên khắp mọi miền
đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp. Có các quy định cụ thể về việc cho vay vốn hộ sản
xuất như QĐ 666/QĐ Nghị định 41 về cho vay nông nghiệp nông thôn. Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì
lợi ích kinh tế của đất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm
đứng vững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín dụng về với
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người nông dân mấy năm qua đã gắn
bó, gần gũi với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực sự đã là
người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Họ
đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết được nghèo
đói một số hộ đã vượt lên làm giàu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho HSX là
rất cần thiết, thực sự là ý Đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan
tâm giúp đỡ.
Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Hoằng Hoá chịu ảnh hưởng của
đặc điểm thị trường và khách hàng chi phối, quyết định.Với đặc điểm của thị
trường huyện chủ yếu là địa bàn nông thôn, rộng lớn về không gian. Đặc
điểm khách hàng phổ biến là HSX, trong đó HSX nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn, phổ biến khắp trên địa bàn và số vốn vay/hộ không lớn nên số
lượng tín dụng cho mỗi khách hàng ít, nhưng khối lượng công việc thì nhiều.
Vì vậy hệ thống mô hình, tổ chức, mạng lưới của NHNo &PTNT Hoằng Hóa
phụ thuộc vào các đặc điểm trên để xây dựng cho hợp lý và chính xác.
Chủ thể quan hệ tín dụng với ngân hàng chủ yếu là HSX và nền kinh tế
hoạt động theo cơ chế thị trường nên đòi hỏi cần có những thay đổi để phù
hợp với quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và HSX,nhưng sự thay đổi đó phải
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và phải đảm bảo tính pháp lý.
Chính vì vậy, em chọn đề tài:
" Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng
ngân hàng No&PTNT huyện Hoằng Hóa”.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
8
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT
huyện Hoằng Hóa để thấy được những mặt được và chưa được, những vấn đề
còn tồn tại.
- Đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại, nâng cao chất
lượng tín dụng.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện để thực hiện những giải
pháp đã nêu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề thực tiễn cụ thể trong hoạt động tín
dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Hoằng Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so
sánh, đánh giá.
- Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của NHNo &
PTNT huyện Hoằng Hóa.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng HSX
trong 3 năm 2009- 2011.
Đề tài nghiên cứu là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, mặt khác do hạn
chế về thời gian, kiến thức nên đề tài nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em
xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kinh tế Trường Đại học Vinh, Giảng
viên hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Thủy cùng các cô chú, anh chị cán bộ nhân
viên ngân hàng tại NHNo & PTNT huyện Hoằng Hóa đã giúp em hoàn thành
đề tài thực tập này.
Hoằng Hóa, tháng 3 năm 2012
Sinh viên
Đào Thùy Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
9
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN
HOẰNG HÓA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Hoằng Hóa
- Ngày 06/05/1951 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 15/ SL thành lập hệ thống
Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam – Sắc lệnh đánh dấu sự ra đời của hệ thống
Ngân hàng Quốc Gia phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. Trên cơ sở sắc
lệnh, hệ thống Ngân hàng dần được thành lập trên phạm vi cả nước.
- Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hoằng Hóa được
chia làm 2 giai đoạn với 2 thời kỳ khác nhau:
+ Giai đoạn thành lập đến khi chuyển sang hoạt động theo mô hình kinh
doanh thương mại ( từ 1958 – 1988) với yêu cầu phục vụ cho kháng chiến và
kiến quốc.
+ Giai đoạn chuyển sang kinh doanh và hoạt động của NHNo&PTNT
huyện Hoằng Hóa từ năm 1988 đến nay, thực hiện quyết định số 65/ NH_QĐ
ngày 08/ 07/ 1988. NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa được thành lập và kế thừa
toàn bộ bộ máy tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN Hoằng Hóa.
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa hoạt động từ năm 1988 là một NH có
lịch sử phát triển 23 năm. Trong những năm qua NH huyện Hoằng Hóa đã có
hoạt động kinh tế phát triển không ngừng đổi mới nâng cao trình độ nghiệp vụ
cơ sở vật chất. Hiện nay đã có trụ sở chính đóng tại Thị trấn Bút Sơn – huyện
Hoằng Hóa và có 2 phòng giao dịch đó là phòng giao dịch Hoằng Lộc và
phòng giao dịch Nghĩa Trang. Do đặc thù địa lý kinh tế nên khách hàng chủ
yếu trên địa bàn sản xuất còn nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên việc
HĐV và cho vay của Ngân Hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Hoằng Hóa.
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Bank for agriculture and rural
development HoangHoa town.
Trụ sở chính: Tiểu khu Đạo Sơn, Thị trấn Bút Sơn.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
- Cơ cấu tổ chức:
Tính đến nay tổng số cán bộ của NHNo&PTNT Hoằng Hóa là 45 người,
tất cả đều nằm trong biên chế, cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT
Hoằng Hóa được chia thành các bộ phận sau:
- Tại chi nhánh Nghĩa Trang gồm: 8 cán bộ nhân viên
- Tại chi nhánh Hoằng Lộc gồm: 9 cán bộ nhân viên
- Tại trung tâm gồm: 28 cán bộ nhân viên, trong đó:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
10
* Ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Hoằng Hóa gồm: 01 giám đốc và 02
phó giám đốc (phó giám đốc phòng tín dụng và phó giám đốc phòng kế toán)
- Cán bộ phòng tín dụng có 13 nhân viên và 1 trưởng phòng.
- Cán bộ phòng kế toán có 9 nhân viên, 1 ngân quỹ và 1 trưởng phòng.
- Trình độ nhân sự:
- Trình độ Đại học: 15 người chiếm 33,3%.
- Đang học Đại học: 07 người chiếm 15,5%.
- Trung cấp: 23 người chiếm 51,2%.
Biểu đồ 1.1: Trình độ cán bộ nhân viên
Trình độ Đại học
Đang học Đại học
Trung cấp
( Nguồn: Số liệu phòng nhân sự của chi nhánh NHNo & PTNT Hoằng Hóa)
* Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa có 2 phòng nghiệp vụ:
- Phòng tín dụng.
- Phòng kế toán – ngân quỹ.
- Chức năng của các phòng:
- Giám đốc: có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi
công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do
NHNo&PTNT Việt Nam giao đồng thời trực tiếp điều hành các phòng (phòng
kinh doanh, phòng kế toán - ngân quỹ).
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh.
- Phó giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ: trực tiếp chỉ đạo phòng kế
toán ngân quỹ.
- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: là phòng tham mưu cho giám đốc chi
nhánh các dự kiến, kế hoạch kinh doanh tổng hợp phân tích hoạt động kinh
doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh, trực tiếp giao dịch với
khách hàng, lập các hợp đồng cho vay.
- Phòng kế toán ngân quỹ: là bộ phận thực hiện phản ánh ghi chép đầy đủ
các con số, các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ khách hàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
11
* Sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính của NHNo & PTNT Hoằng Hóa)
1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm gần đây:
1.3.1 Môi trường kinh doanh:
Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển, là địa bàn cách thành phố
Thanh Hóa 5km về phía Đông Bắc, tổng diện tích 22.473,18 ha, lại nằm trên
trục quốc lộ 1A nên Hoằng Hóa có điều kiện để mở rộng các hoạt động dịch
vụ, thương mại, phát triển các khu công nghiệp. Đồng thời là địa bàn nằm giữa
2 sông: sông Mã và sông Tào, núi có 7km bờ biển là điều kiện phát triển kinh
tế biển, nuôi trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Những
năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền huyện, kinh tế trên địa bàn
huyện nhà đã có những chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế thường
xuyên đạt 14-15% /năm. Riêng năm 2011 tốc độ tăng 18.3%, gấp 3 lần so với
bình quân chung toàn tỉnh. Các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế xã
hội đã đạt được những kết quả ban đầu như Nghị quyết phát triển công nghiệp,
Giám đốc
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng kế toán
Tổ hành
chính
Phòng
ngân quỹ
Phòng giao dich
Hoằng Lộc
Phòng giao dịch
Nghĩa Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
12
Nghị quyết phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp trang trại, Nghị quyết
về xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ ha và hộ có thu nhập 50 triệu đồng/ năm,
Nghị quyết về kinh tế biển…
Địa giới hành chính của huyện được tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc
- Phía nam giáp huyện Quảng Xương – Thị xã Sầm Sơn
- Phía đông giáp biển Đông
- Phía tây giáp huyện Đông Sơn – TP Thanh Hóa
- Tổng số dân toàn huyện là: 255.950 người
- Tổng số lao động là: 177.408 lao động, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp chiếm 81.099 người
+ Lâm nghiệp chiếm 60.000 người
+ Lao động thủy sản chiếm 7.670 người
- Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn: 278 DN, 1DNNN, còn lại DN
ngoài quốc doanh ( công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, HTX)
Huyện có 47 thị xã và 2 thị trấn, có quốc lộ 1A và 10 chạy qua, điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, chế biến nuôi trồng thủy hải sản và lưu
thông hàng hóa đặc biệt là những hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác nuôi trồng
thủy hải sản xuất khẩu.
Với đặc điểm kinh tế xã hội như trên huyện hoằng Hóa có điều kiện thuận
lợi để thiết lập mối quan hệ kinh tế xã hội với các vùng kinh tế.
1.3.2 Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hoằng Hóa
Đơn vị : Triệu đồng
Năm Tổng vốn huy động
Tỷ lệ tăng năm sau so
năm trước(%)
2009 238.549
2010
290.729 21.87
2011
307.627 5.81
Biểu đồ 1.2: Tình hình huy động vốn các năm
Tổng vốn huy động
29%
35%
36%
2009
2010
2011
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
13
Nếu so sánh với những ngân hàng các tỉnh hay thành phố lớn khác thì
nguồn vốn huy động ở đây thật quá nhỏ bé, nhưng nhìn vào bảng trên ta thấy
được sự phát triển ngày càng tăng của hoạt động HĐV ở NHNo&PTNT
Hoằng Hóa.
Để giữ được số dư đã khó, việc tăng trưởng số dư tiền gửi lại càng khó
hơn trong điều kiện có nhiều NHTM khác cùng hoạt động và cạnh tranh gay
gắt, ban lãnh đạo và CBNV của ngân hàng đã có nỗ lực phấn đấu rất cao
không ngừng mở rộng và hoàn thiện mạng lưới hoạt động, thái độ nhiệt tình,
thao tác nghiệp vụ nhanh gọn chính xác linh hoạt thuận lợi, hình thức HĐV
phong phú, chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tạo
được niềm tin với người gửi tiền.
1.3.3 Hoạt động tín dụng:
Bảng 1.2: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch năm sau so
năm trước(triệu đồng)
TT Dư nợ
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
1
Ngành
Nông, lâm
144.126 147.821 149.174 3.695 1.353
2
Ngành xây
dựng
16.295 15.194 14.155 -1.101 -1.039
3
Ngành công
nghiệp chế
biến, chế
tạo
20.455 21.556 22.004 1.101 0.448
4
Ngành
thương mại
và dịch vụ
0.930 0.909 0.750 -0.21 -0.159
5
Ngành bán
buôn và
bán lẻ
35.254 46.753 73.654 11.499 26.901
6 Tiêu dùng,
khác
68.052 79.065 80.432 11.013 1.367
Tổng
255.112 311.298 340.169 56.186 28.871
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng Hóa qua 3 năm)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
14
Biểu đồ 1.3: Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế
Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh tế
0
50
100
150
200
2009 2010 2011
năm
triệu đồng
Ngành Nông, lâm
Ngành xây dựng
Ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo
Ngành thương mại
và dịch vụ
Ngành bán buôn và
bán lẻ
Tiêu dùng, khác
Nhìn vào bảng trên ta thấy ngành nông, lâm có mức dư nợ cao và tăng
dần qua các năm. Năm 2010 tăng 3.695 triệu so với năm 2009, năm 2011 tăng
1.353 so với năm 2010. Điều này có được là do sự phấn đấu, nỗ lực của ngân
hàng trong việc thu hút, kêu gọi người dân mở rộng sản xuất, chăn nuôi,…đồng
thời ngân hàng cũng có nhiều hình thức mở rộng quy mô vay vốn đến các hộ
dân.
1.3.4 Các nghiệp vụ khác:
Với phương châm phát triển, an toàn, hiệu quả, chi nhánh luôn chú trọng
công tác đầu tư tín dụng theo tinh thần chỉ đạo của NHNo Việt Nam, chi
nhánh đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và an
toàn vốn, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý nợ tồn đọng. Dư nợ năm 2011 là
340.169 triệu đồng, tăng so với đầu năm 28.871 triệu đồng. Trong quá trình
đầu tư vốn, NH luôn bám sát chủ trương phát triển kinh tế tỉnh, không phân
biệt thành phần kinh tế, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân cá thể, phát triển kinh tế hộ gia
đình.
Bảng 1.3: Tình hình cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch năm sau
so năm trước(triệu
đồng)
TT
Doanh số
cho vay
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
1 Ngắn hạn 282.461 371.912 481.978 89.451 110.066
2 Trung hạn 110.241 112.094 103.479 1.853 -8.615
3 Dài hạn 0 0 0.994 0 0.994
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng Hóa qua 3 năm)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
15
Biểu đồ 1.4:
Tình hình cho vay
0
200
400
600
2009 2010 2011
năm
triệu đồng
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Từ bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm,
năm 2011 tăng 110.066 triệu so với năm 2010. Trong khi đó, doanh số cho
vay trung hạn lại có xu hướng giảm dần, năm 2011 giảm 8.615 triệu so với
năm 2010. Doanh số cho vay dài hạn rất ít, năm 2011 là 0.994 triệu đồng.
Điều này là do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là HSX nên nhu cầu vay
vốn ít và chỉ vay trong thời gian ngắn.
Bảng 1.4: Tình hình thu nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch năm sau so
năm trước(triệu đồng)
TT Doanh số
thu nợ
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
1 Ngắn hạn 255.154 348.439 454.964 93.285 106.525
2 Trung hạn 51.243 63.474 92.252 12.231 28.778
3 Dài hạn 320 340 1.480 20 1.140
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng Hóa qua 3 năm)
Biểu đồ 1.5:
Tình hình thu nợ
0
100
200
300
400
500
2009 2010 2011
năm
triệu đồng
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
16
Đi đôi nợ quá hạn, nợ tồn đọng luôn được quan tâm chú trọng. Chi
nhánh luôn nắm sát tình hình thực tế, phối hợp với các cơ quan trên địa bàn
tỉnh để có biện pháp tích cực nhất trong việc thu hồi nợ xấu và đạt kết quả cao
so với năm 2010.
Khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH tăng lên so với cùng kỳ năm
trước đã góp phần tăng thu dịch vụ và tăng nguồn vốn trên tài khoản TGTT,
đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho mọi khách hàng trên địa bàn không khất
thu hoãn chi, thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, chế độ quản lý kho
quỹ.
Công tác thanh toán kế toán tài chính thực hiện đúng chế độ, trong đó
năm 2011: tổng thu đạt 50.621 triệu đồng, tổng chi là 45.569 triệu đồng. Lợi
nhuận thực hiện vượt mức kế hoạch được giao (Lợi nhuận là 5.052 triệu
đồng), thu nhập của người lao động được nâng cao. Do áp dụng công nghệ tin
học, quá trình thanh toán đã thực hiện nhanh gọn, chính xác, thu hút được
nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, các năm qua và 6 tháng đầu năm
2011 đã được ban giám đốc quan tâm chỉ đạo, mặc dù tập trung vào cho vay
hỗ trợ lãi suất nhưng việc kiểm tra vẫn được các phòng nghiệp vụ triển khai
theo kế hoạch. Trong công tác kiểm tra đã có sự đấu mối giữa kiểm tra viên
và ngân hàng cơ sở, hàng tháng kế hoạch kiểm tra của kiểm tra viên đều bám
sát chương trình công tác của ngân hàng cơ sở, qua kiểm tra viên một số sai
sót đã được phát hiện và kịp thời chấn chỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra, những
sai sót tồn tại được thông báo đến những cán bộ có liên quan, đồng thời hàng
tháng có báo cáo sửa sai gửi cho kiểm tra.
Công tác điều hành có nhiều chuyển biến tích cực, phân công cụ thể
trách nhiệm cho từng đồng chí trong ban lãnh đạo và trách nhiệm của các
phòng nghiệp vụ, từng bước sắp xếp cán bộ phù hợp trình độ năng lực với
công việc được giao để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác.
Hoạt động dịch vụ của đơn vị bao gồm: dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối,
mua bán ngoại tệ, chuyển tiền điện tử. Doanh số thu tăng so với cùng kỳ năm
2010. Bộ phận kế toán đã thực hiện tận thu được các khoản phí, trong đó
nguồn thu dịch vụ chủ yếu là các khoản chuyển tiền cá nhân, chuyển tiền
PRU.
Ngân hàng đã tuyên truyền vận động khách hàng mở tài khoản thẻ ATM
và chuẩn bị các điều kiện chi trả tiền qua máy rút tiền tự động ATM.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
17
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT
HUYỆN HOẰNG HÓA
2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa
2.1.1 Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại
NHNo&PTNT Hoằng Hoá
Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại
NHNo&PTNT Hoằng Hoá trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay xin vay vốn theo quy định của Ngân
hàng (Đơn xin vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh).
Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và tái thẩm định dự án sản
xuất kinh doanh. Nếu dự án khả thi, tiếp xuống bước 3.
Bước 3: Giám đốc Ngân hàng, trưởng phòng tín dụng… tuỳ theo phân
cấp phán quyết sẽ ra quyết định cho vay hoặc lập báo cáo trình lên cấp trên
xem xét và ra quyết định cho vay.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục hồ sơ, tiến hành kí hợp đồng tín dụng và
chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận kế toán và ngân quỹ.
Bước 5: Bộ phận kế toán và ngân quỹ kiểm tra lại các thông tin trong
hợp đồng, danh mục hồ sơ vay vốn theo chế độ quy định sau đó tiến hành giải
ngân.
Bước 6: Giám sát khoản vay, tiến hành thu lãi, thu nợ gốc và thanh lý
hợp đồng tín dụng.
2.1.2 Các chỉ tiêu định tính
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể, vừa trừu tượng, chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Việc quy định tiêu
chuẩn cụ thể cho các chỉ tiêu định tính là rất khó khăn và chỉ mang tính chất
tương đối. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể , mỗi ngân hàng sẽ xác định cho
mình các tiêu chí khác nhau. Chung quy lại các chỉ tiêu định tính có thể được
đánh giá trên một số khía cạnh sau:
+ Việc thực hiện luật, các văn bản, chế độ hiện hành của ngành về
hoạt động tín dụng
+ Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù
hợp với yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng
thời kỳ
+ Sự đóng góp của hoạt động tín dụng ngân hàng đến quá trình phát
triển kinh tế-xã hội
+ Uy tín của ngân hàng, mức độ thoả mãn các khoản tín dụng của
khách hàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
18
2.1.3 Các chỉ tiêu định lượng:
2.1.3.1 Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các
doanh nghiệp. Khác với các ngành kinh doanh khác vốn tự có chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số vốn kinh doanh,vốn đi vay chỉ là bổ sung. Ngân hàng là một
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, với phương châm:
”Đi vay để cho vay” thì vốn đi vay (dưới dạng quản lý- huy động- vay ngân
hàng cấp trên) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân
hàng. Vốn tự có của ngân hàng chỉ là phần để đảm bảo cơ sở vật chất cho
hoạt động kinh doanh và là yếu tố pháp lý khi tham gia kinh doanh tiền tệ.
Vì vậy: Để kinh doanh tiền tệ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân
hàng là phải chăm lo nguồn vốn.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu nguồn vốn thực hiện qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 Cuối năm 2011
Chỉ tiêu
Số tiền
Tăng
so với
năm
2008
Số tiền
Tăng
so với
năm
2009
Số tiền
Tăng
so với
năm
2010
1.Tổng nguồn
vốn huy động
238.549 20% 290.729 21.8% 307.627 5.81%
-nguồn vốn huy
động tại địa
phương
213.002 19% 257.838 21% 265.580 3%
-nguồn vốn
Kho Bạc
5.639 32% 7.051 25% 9.543 35.3%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết NHNo &PTNT huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2009-2011)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
19
Biểu đồ 2.1: Chỉ tiêu nguồn vốn thực hiện qua các năm
0
50
100
150
200
250
300
350
2009 2010 2011
năm
triệu đồng
Tổng nguồn vốn huy động
nguồn vốn huy động tại địa
phương
nguồn vốn Kho Bạc
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa
tổng nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, nhất là nguồn vốn huy
động tại địa phương tăng lên rõ rệt. Cụ thể là : Cuối năm 2010 tăng so với
cuối năm 2009 là 44.836 triệu đồng,tỷ lệ tăng là 21%. Cuối năm 2011 tăng so
với cuối năm 2010 là 7.742 triệu đồng, tỷ lệ tăng là: 3%. Có được sự tăng
trưởng nguồn vốn tại các địa phương tăng lên qua các năm là do Ngân hàng
huyện Hoằng Hóa đã mở rộng các hình thức tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo
thông qua các đài truyền thanh xã, huyện để tập trung thu hút khách hàng gửi
tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng.
+Vốn huy động
Nguồn vốn huy động tại địa phương là điều kiện, tiền đề để mở rộng đầu
tư cho nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa
đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ chi
nhánh. Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, NHNo
&PTNT Hoằng Hóa đã chú trọng các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn
như: Mở rộng mạng lưới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng,linh
hoạt điều hành lãi suất trong phạm vi cho phép.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
20
Bảng 2.2: Tình hình vốn huy động qua tiền gửi
Đơn vị :Triệu đồng
So sánh
20010/2009
So sánh
2011/2010
TH so
với KH
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Kế
hoạch
2011
Thực
hiện
30/6/2011
+ (-) % + (-) % %
Tổng nguồn vốn huy động 238.549
290.729
351.093 307.627 52.180 21.87 16.898 5.81 87.62
1. Nội tệ 218.641
264.889
315.359 275.123 46,248 21.15 10.234 3.86 87.24
TG Kho bạc
BHXH
5.639 7.051 11.253 9.543 1.412 25.04 2.492 35.34 84.80
TG dân cư 213.002
257.838
304.106 265.580 44,836 21.05 7.742 3.00 87.33
+TG TKiệm
kỳ phiếu
186.080
210.493
251.789 217.268 24,413 13.12 6.775 3.22 86.29
+TG tổ chức
kinh tế
26.922 47.345 52.317 48.312 20,423 75.86 967 2.04 92.34
2. Ngoại tệ 1.106 1.520 2.102 1.912 414 37.43 392 25.79 90.96
Quy đổi VNĐ 19.908 25.840 35.734 32.504 5.932 6.664
(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán NHNo &PTNT Hoằng Hóa giai đoạn 2009-2011)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
21
Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn huy động
Tình hình vốn huy động
0
50
100
150
200
250
300
2009 2010 2011
năm
Triệu đồng
Nội tệ
TG Kho bạc BHXH
TG dân cư
TG Tkiệm Kỳ phiếu
TG tổ chức kinh tế
Ngoại tệ
Có thể nói, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hoằng Hóa chủ
yếu từ nguồn gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức, cá nhân khác, trong đó
nguồn tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu và không ngừng tăng lên trong tỷ lệ vốn
huy động năm 2009 là 186.080 triệu đồng (tăng 15% so với 2008),năm 2010
là 210.493 triệu đồng (tăng 13.12% so với năm 2009), năm 2011 là 217.268
triệu đồng (tăng 3.22% so với năm 2010) .Còn nguồn vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế, đây chủ yếu là các nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn
ngắn, nguồn tiền gửi này có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây,
năm 2009 là 26.922 triệu đồng (tăng 12% so với 2008), năm 2010 là 47.345
triệu đồng (tăng 75.86% so với 2009), năm 2011 là 48.312 triệu đồng (tăng
2.04% so với 2010).
Đây là một thành tích to lớn trong công tác kế toán HĐV của NHNo
HHoá ,cho thấy chi nhánh đã chiếm được lòng tin của KH , thực hiện tốt công
tác quản lý tiền gửi đảm bảo an toàn , hợp lý .Công tác tiếp thị luôn được
quan tâm, phong cách giao dịch với KH được KH đánh giá cao, có chính
sách khuyến mại với KH như tặng quà, trao giải thưởng, huy động tiết kiệm
dự thưởng của NHNo&PTNT Việt Nam .
2.1.3.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Hệ số nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân
hàng.Nợ quá hạn được hiểu là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng
đến hạn mà không trả được, nếu không được ngân hàng gia hạn thì chuyển
sang nợ quá hạn,phải chịu mức lãi suất cao hơn mức lãi suất trong hạn (lãi
suất bằng 150% lãi suất trong hạn) Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa từ năm 2009 đến năm 2011được thể hiện
qua bảng sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
22
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Đơn vị :Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng dư nợ HSX
174.126 220.821 250.174
Nợ quá hạn HSX
105 120 153
Nợ quá hạn HSX/Tổng dư nợ HSX
0.06% 0.054% 0.061%
(Nguồn :Báo cáo cân đối kế toán NHNo &PTNT Hoằng Hóa giai đoạn 2009-2011)
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
34%
31%
35%
2009
2010
2011
Trong những năm qua NHNo&PTNT Hoằng Hoá không chỉ tăng
cường mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn tích cực làm tốt công tác lựa
chọn khách hàng, quản lý, giám sát nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
Bên cạnh đó các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cũng liên tục được tập
huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn. Bằng việc thực hiện một cách
đồng bộ và hiệu quả các việc trong năm 2011, nợ quá hạn hộ sản xuất chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0.061%)Tính đến thời điểm 31/12/2011. Đây là kết quả
khả thi ,nợ quá hạn chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ, đây cũng là thành tích của
ngân hàng trong việc quản lý vốn vay của mình.Với hàng ngàn hộ vay vốn và
hàng vạn lượt vay, nhưng với kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng đó là luôn
đi sâu, đi sát thực tế với các hộ sản xuất, đặc biệt là ngân hàng thương xuyên
liên doanh , liên kết với các tổ chức địa phương như Hội phụ Nữ, Hội Nông
dân theo các nghị quyết liên tịch, các cán bộ xã địa phuơng mà mình cho vay
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
23
và cùng các tổ chức đó quản lý món vay vì vậy việc thu hồi vốn của Ngân
hàng đạt gần như là 100% số vốn cho vay.
2.1.3.3 Phân tích cho vay theo nghành nghề:
Để phản ánh thực trạng việc đầu tư cho vay theo các nghành nghề trong
cho vay kinh tế HSX ở NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa thông qua số liệu
sau:
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo nghành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
TT Dư nợ Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011
1 Ngành Nông, lâm 144.126 147.821 149.174
2 Ngành xây dựng 16.295 15.194 14.155
3 Ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo
20.455 21.556 22.004
4 Ngành thương mại và
dịch vụ
930 909 750
5 Ngành bán buôn và bán
lẻ
35.254 46.753 73.654
6 Tiêu dùng, khác 68.052 79.065 80.432
Tổng 255.112 311.298 340.169
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng Hóa qua 3 năm)
Đầu tư tập trung chủ yếu vào phát triển nghành nông nghiệp như: trồng
trọt và chăn nuôi, vì trên địa bàn huyện Hoằng Hóa là vùng có nghề sản xuất
phát triển nông nghiệp thuần tuý. Tính đến 31/12/2011 cho vay nghành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 43.8%. Nhìn chung việc cho vay kinh tế hộ phát triển
nghành nông nghiệp được đảm bảo an toàn.
2.1.3.4 Chỉ tiêu nợ xấu:
Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên
90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái
cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã
quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng
khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.
Bảng 2.5: Chỉ tiêu nợ xấu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 255.112 311.298 340.169
Nợ xấu 3.465 4.064 15.368
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
24
Nợ xấu / Tổng dư nợ 1.35% 1.3% 4.51%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng Hóa)
Biểu đồ 2.4: Chỉ tiêu nợ xấu
15%
18%
67%
2009
2010
2011
Qua bảng trên ta thấy năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với các năm
trước, tuy nhiên vẫn ở mức an toàn. Điều đó cho thấy ngân hàng cần có kế
hoạch đốc thúc thu hồi nợ; đồng thời cần nâng cao ý thức trong việc chấp
hành các quy định cho vay, duy trì và kiểm soát tốt các khoản nợ đáp ứng
chuẩn, hạn chế những rủi ro và tác động khi có biến động.
2.1.3.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất =
Dư nợ bình quân
Đối với ngân hàng, kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh
chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm kinh doanh ngân hàng an
toàn và có lãi.
Các số liệu thu được cho thấy doanh số thu nợ của ngân hàng càng tăng
trong khi doanh số cho vay chững lại, chứng tỏ rằng ngân hàng tập trung
nhiều vào công tác thu nợ kết quả đạt được là tốt.
Từ doanh số thu nợ hộ sản xuất ta tính ra chỉ tiêu vòng quay vốn tín
dụng hộ sản xuất. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng, chỉ
tiêu này càng cao cho thấy tốc độ thu nợ cũng như hiệu quả vốn tín dụng hộ
sản xuất cao.
Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Triệu đồng
245.374 312.53 410.536
Dư nợ
Triệu đồng
174.126 220.821 250.174
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Vinh
SV: Đào Thùy Trang 49B2 tài chính ngân hàng
25
Vòng quay vốn tín dụng HSX
Vòng 1,4 1,42 1,64
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng Hóa)
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài,
thường các món vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm do đó vốn tín dụng có tốc
độ quay vòng thấp. Kết quả cho thấy vòng quay vốn ngắn hạn luôn đạt trên 1
lần là đạt yêu cầu.
2.1.3.6 Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả các khoản tín
dụng đối với HSX bởi xét cho cùng mục đích của NHTM là lợi nhuận.
Bảng 2.7: Chỉ tiêu lợi nhuận
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng HSX
28.165 41.011 50.621
Tổng dư nợ HSX
174.126 220.821 250.174
Lợi nhuận 16.1% 18.5% 20.2%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011)
Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu lợi nhuận
16.10%, 29%
18.50%, 34%
20.20%, 37%
2009
2010
2011
Qua bảng ta thấy lợi nhuận ngày càng khả quan với xu hướng tăng dư
nợ, tăng lợi nhuận, đã góp phần nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống
cán bộ công nhân viên.
- Tổng Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng HSX năm 2010 đạt 41.011
triệu đồng tăng 12.846 triệu đồng so với với năm 2009.
- Tổng Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng HSX năm 2011 đạt 50.621
triệu đồng tăng 9.610 triệu đồng so với với năm 2010.
2.1.3.7 Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với HSX