ƠN TẬP CHÍNH SÁCH QLCTĐQG
Câu 1 : Phân tích động cơ đầu tư ra nước ngồi của cơng ty đa quốc gia và cho ví dụ
minh họa?
Câu 2 : Đề xuất 03 giải pháp chính sách chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và quản
lý các công ty đa quốc gia tại Việt Nam trong thời gian tới?
Giải pháp:
Về phía Chính Phủ:
- Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư: các nhà đầu tư đến với
Việt Nam vì mục đích tại mơi trường này họ sẽ có được nhiều lợi ích hơn. Vì vậy,
Chính Phủ cần có các chính sách ưu đãi hấp dẫn. Hiện nay chúng ta đã có các chính
sách ưu đãi như: giảm thuế, đơn giản hóa thuế tục hành chính, … Tuy nhiên, các nhà
đầu tư Trung Quốc vẫn còn gặp một số khó khăn trong q trình đăng ký giấy phép và
cơ sở hạ tầng. Vì vậy, chúng ta cần khắc phục và cải thiện thêm.
- Rà sốt, hồn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để đảm bảo tính đồng bộ giữa
pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác của Nhà nước; Xác định
rõ đối tượng được hưởng ưu đãi về đất đai để ưu đãi của Nhà nước đến được trực tiếp
với người được thụ hưởng. Việc ưu đãi phải thực chất và chỉ nên thực hiện đối với các
dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
xã hội, bảo vệ môi trường, đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn và các đối tượng chính sách.
Về phía doanh nghiệp:
- Xây dựng các chính sách nhằm nâng cao tay nghề lao động và trình độ của các cán
bộ quản lý: trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi, bên phía Việt Nam cần
nâng cao trình độ chun mơn, hiểu biết về phong tục tập quán của đối tác cũng như
chất lượng lao động của doanh nghiệp. Như vậy mới có thể gia tăng sản xuất, nâng
cao hiệu quả, thu hút các doanh nghiệp nước ngồi vào đầu tư. Đồng thời khơng
ngừng tiếp thu khoa học cơng nghệ của nước ngồi, áp dụng vào doanh nghiệp của
mình, trang bị các trang thiết bị, máy móc hiện đại với cơng nghệ cao nhằm đáp ứng
được các yêu cầu của các đối tác nước ngoài.
Câu 3 : Cho biết mệnh đề sau là ĐÚNG hay SAI và giải thích tại sao?
“Chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam đang được điều chỉnh theo xu hướng tự
do hóa đầu tư”.
Đúng. Đi theo xu hướng tồn cầu hóa, tự do hóa đầu tư, Việt Nam bước đầu tham
gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, mở rộng quan hệ thương mại
và đầu tư quốc tế, kết bạn với các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Đây là cơ
hội tốt có tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư từ những nền kinh tế lớn đổ vào
Việt Nam. Để khuyến khích tự do hóa đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà
đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã sử dụng các cơng cụ tài chính và phi tài chính, cụ
thể: ban hành các ưu đãi về thuế và các loại phí, lệ phí cho doang nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi, xây dựng và thực hiện quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài
cũng như ban hành các quy định về thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư, về
hình thức và tỷ lệ góp vốn, về thời gian thực hiện dự án, về ngành, lĩnh vực đầu tư
và hình thức đầu tư, miễn giảm thuế trong 4 năm – 9 năm …
Câu 4 : Đánh giá 03 tác động tích cực chủ yếu của một cơng ty đa quốc gia đang
hoạt động tại Việt Nam?
Chọn Samsung :
- Giải quyết vấn đề việc làm cho công nhân Việt Nam
Hiện nay, SamSung đang dần khẳng định được vai trò của mình trên mảnh đất hình
chữ S. Bên cạnh đó, tập đồn này cịn đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc giải quyết
vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam.
Năm 2008, số lượng công nhân làm việc tại SamSung Việt Nam chỉ có 422 người.
Tuy nhiên, đến năm 2018 số lượng công nhân ở các công ty của tập đoàn SamSung đã
tăng lên đến 170.000 người. Như vậy, sau hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam SamSung đã
tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động, góp phần làm giảm tỉ lệ thất
nghiệp.
Năm 2020 vừa qua, Samsung Việt Nam đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
tặng bằng khen dành cho doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động.
- Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Theo số liệu từ SamSung Việt Nam, năm 2019, xuất khẩu của Samsung đạt gần 59
tỷ USD, chiếm hơn 22% tương đương gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
So với các năm trước đây thì tỷ trọng đóng góp của SamSung trong kim ngạch xuất khẩu
ngày càng tăng và tạo ra những con số vô cùng ấn tượng. Năm 2012, tập đoàn SamSung
Việt Nam đã xuất khẩu 12,9 tỷ USD chiếm 11,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến
năm 2017, tập đoàn SamSung Việt Nam xuất khẩu 54,4 tỷ USD, chiếm 25,4% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
-
Góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn, tác động tích cực đến thị trường đầu tư tại việt nam
Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất chiến lược lớn nhất,
Samsung đã tiến hành thực hiện rất nhiều các dự án cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư
nước ngoài khác vào Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến trung tâm R&D lớn nhất của
Samsung tại Đơng Nam Á đang dần thành hình tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội, được
đầu tư 220 triệu USD. Sau khi hoàn thành vào cuối năm 2022, Samsung sẽ chuyển toàn
bộ nhân lực và thiết bị của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động
Samsung Việt Nam (SVMC) hiện tại sang trung tâm mới và mở rộng quy mô nhân lực lên
đến 3.000 người. Ngoài các nghiên cứu về sản phẩm như điện thoại, máy tính bảng, máy
tính xách tay…, Trung tâm cịn được kỳ vọng sẽ nghiên cứu các công nghệ mới trong
tương lai.
Bên cạnh R&D, Samsung Việt Nam còn chú trọng đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực
công nghệ cao. Trong đó, SDV (Samsung Display Vietnam) – pháp nhân đầu tư vào Việt
Nam khoảng 7 tỷ USD – đã liên kết với các trường đại học đào tạo nguồn kỹ sư nghiên
cứu liên quan đến công nghệ tiên tiến về màn hình từ năm 2018. Đến nay, đã có gần 400
kỹ sư xuất sắc của SDV được cử đi đào tạo các chuyên ngành như robot, big data, AI, lập
trình tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Cơng
nghệ Bưu chính Viễn thơng …
Việc đầu tư vào Việt Nam của Samsung không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho nền
kinh tế mà cịn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mang đến công nghệ hiện
đại, nâng cao mặt bằng kinh tế cũng như đời sống khu vực và cả nước.