Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SƯU tầm một bản án sơ THẨM của tòa án LIÊN QUAN đến VIỆC THAY đổi mức bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp mà THEO QUAN điểm của NHÓM các PHÁN QUYẾT đưa RA TRONG bản án đó CHƯA PHÙ hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.82 KB, 13 trang )

SƯU TẦM MỘT BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI
HỢP MÀ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NHĨM CÁC PHÁN QUYẾT ĐƯA
RA TRONG BẢN ÁN ĐÓ CHƯA PHÙ HỢP.

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................................3
Câu 1: Tóm tắt vụ án...................................................................................................3
Câu 2: Những điểm chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm:..........................................4
Câu 3: Quan điểm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành:....................................................................................................................7
Câu 4: Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành:..............................10
KẾT LUẬN.................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................12

1


MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân
sự. Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015 thì một trong những căn cứ làm
phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện "gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật" và
tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XX, Phần thứ ba Bộ luật dân sự
(BLDS) "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng". Sự kiện gây thiệt hại do
hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Trong trường hợp này trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của
người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường


hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với "nghĩa
vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật". Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại
quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tái sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt
hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Trong đề tài lần này, nhóm sẽ tập
trung nghiên cứu về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bằng 1 bản án cụ thể.

NỘI DUNG
Câu 1: Tóm tắt vụ án
Theo nội dung bản án số: 72/2018/DS-ST ngày 20/06/2018 “V/v Bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng” được xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau: Vào
khoảng 20 giờ 30 phút tối ngày 16/11/2017 chị Trần Thị Đ điều khiển xe biển số
69C1–370.97 chở cháu là Trần Văn M lưu thông trên Quốc lộ 1A hướng từ Bạc Liêu
về Cà mau. Khi đến đoạn đường thuộc khóm 7, phường 6, thành phố Cà Mau, chị Đ
điều khiển xe lấn qua lề bên trái theo chiều đi của mình và va chạm với xe mang biển
số 69C-033.52 do anh Huỳnh Văn A điều khiển đang đi chiều ngược lại. Anh A khai
mình có cho xe phanh lại nhưng khơng kịp nên sự cố đáng tiếc đã xảy ra. Tai nạn xảy
ra làm chị Đ tử vong tại chỗ, cháu M bị thương nặng và hai xe bị hư hỏng nặng. Anh
Nguyễn Thanh C - chồng chị Đ khởi kiện anh Lê Văn R là chủ xe và anh Huỳnh Văn
A là tài xế lái xe phải liên đới bồi thường cho anh số tiền 225.600.000 đồng trong đó
2


tiền mai táng phí là 80.000.000 đồng; tiền tổn thất tinh thần là 130.000.000 đồng; tiền
cấp dưỡng đối với Nguyễn Thanh H là con của chị Đ và anh là 650.000 đồng/tháng
cho đến khi cháu H đủ 18 tuổi.
Qua xác minh điều tra, xe ô tô biển số 69C-033.52 được xác định là do anh R
làm chủ. Tuy nhiên vào thời điểm tai nạn xảy ra, anh đang đi công tác dài ngày và
khơng có mặt ở hiện trường. Trước đó anh đã giao xe cho anh A quản lý hộ trong thời
gian vắng mặt và anh A có thể sử dụng xe vì A và R là chỗ thân thiết lâu năm. Vào

ngày 16/11/2017, anh A đã sử dụng xe để đi chở hàng từ Cái Đôi Vàm lên Tắc Vân Cà Mau và đã gây ra tai nạn như trên. Sau tai nạn anh A cùng anh R đã hỗ trợ gia
đình anh C số tiền lần lượt là 5.000.000 đồng và 7.000.000 đồng, việc giao tiền giữa
hai bên khơng có giấy tờ, và hiện nay anh A và anh R cũng khơng có u cầu gì với
số tiền trên. Từ các chứng cứ được cơ quan điều tra cung cấp thì lỗi là do chị Đ chạy
xe lấn qua phần đường của chiều ngược lại nên dẫn tới tai nạn, do đó anh R khơng
đồng ý tồn bộ yêu cầu khởi kiện của anh C.
Xét thấy qua thể hiện tại biên bản hiện trường và các chứng cứ có tại hồ sợ vụ
án, Hội đồng xét xử khơng có căn cứ chấp nhận u cầu khởi kiện của anh Nguyễn
Thanh C về việc buộc anh R và anh A liên đới bồi thường thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm số tiền là 225.600.000 đồng, đồng thời ghi nhận sự tự nguyện của anh Lê
Văn R tiếp tục hỗ trợ cho anh Nguyễn Thanh C số tiền 10.000.000 đồng và anh R
phải chịu mức án phí 500.000 đồng.

Câu 2: Những điểm chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm:
- Điểm chưa hợp lý thứ nhất :
“[3]Về trách nhiệm phải chịu thiệt hại xảy ra, xét thấy qua thể hiện tại Biên bản
hiện trường và các chứng cứ có tại hồ sơ vụ án thể hiện tai nạn xảy ra là do bà Trần
Thị Đ điều khiển xe mơ tơ biển kiểm sốt 69C1 – 370.97 lấn qua phần đường bên trái
theo chiều đi của mình va quẹt với xe ô tô Biển số 69C – 033.52 do anh Huỳnh Văn A
điều khiển đi chiều ngược lại gây tai nạn giao thơng, lỗi hồn tồn là do phía chị
Trần Thị Đ. Tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người gây thiệt hại không
3


phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do
sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại..” Vì vậy hội đồng
xét xử khơng có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh C về việc buộc anh R và
anh A liên đới bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm số tiền là 225.600.000
đồng”
Tại nhận định [3] của Tòa án, phần lỗi được xác định là hồn tồn do phía chị Đ

gây ra. Tuy nhiên, dựa vào lời khai của anh A, thời điểm xảy ra tai nạn là vào buổi
tối. Trong tình huống này, điều kiện ánh sáng khơng đảm bảo cùng với việc anh A đã
phanh nhưng không kịp thể hiện anh A đang đi với tốc độ cao nên việc tòa nhận định
tất cả phần lỗi thuộc về chị Đ là chưa hợp lý vì lỗi một phần cũng do anh A. Khi điều
khiển phương tiện tham gia giao thông trong điều kiện thiếu ánh sáng, cụ thể vào
buổi tối và ban đêm thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thơng phải đi với
tốc độ an tồn để tránh được những tình huống phát sinh xảy ra trong giao thông
đường bộ. Việc anh A đi với tốc độ nhanh dẫn đến việc khó có thể xử lí tình huống
bất ngờ. Nội dung bản án cho thấy anh A đã phanh nhưng không kịp thể hiện được
việc xử lý tình huống của anh A ở trong vụ án là chưa hợp lý nên anh A cũng có lỗi
trong vụ án. Cùng với hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay ở Việt Nam hầu như là
hệ thống hỗn hợp, người điều khiển xe máy thường có tâm lý vượt lấn làn do nóng
vội hoặc lý do khách quan khác nên địi hỏi người điều khiển ơ tơ phải quan sát, phán
đốn tình huống để lựa chọn cho mình cách xử lý hợp lý trong mọi tình huống. Việc
anh A đi ở làn đường ngược chiều thì đã có thể thấy được việc chị Đ đang có dấu hiệu
vượt lấn làn từ xa nên phải chọn cách giảm tốc độ để tránh được tình huống đáng tiếc
xảy ra, nhưng thực tế trong vụ án đã có tình huống đáng tiếc xảy ra nên lỗi của A
cũng một phần là do khơng quan sát để phán đốn đúng tình huống.
Vậy nên việc tòa nhận định tất cả phần lỗi thuộc về chị Đ là chưa hợp lý vì
những phân tích nêu trên đã thể hiện một phần lỗi thuộc về anh A.
Căn cứ vào nhận định [3], Tòa án đã ra quyết định “Khơng chấp nhận tồn bộ
u cầu khởi kiện của anh Nguyễn Thanh C về việc yêu cầu anh Lê Văn R và anh
Huỳnh Văn A bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm với số tiền 225.600.000
đồng”. Tuy nhiên, nhóm khơng đồng tình với phán quyết này của Tòa án. Mặc dù chị
4


Đ đã có một phần lỗi lớn trong việc khơng chấp hành đúng quy định của Luật Giao
thông đường bộ, cụ thể tại Điều 9 Luật giao thông đường bộ 2008 về những quy tắc
chung khi tham gia giao thông đường bộ, nhưng anh A cũng có một phần lỗi như

nhóm đã phân tích ở trên nên anh A cũng có trách nhiệm bồi thường về phần lỗi của
mình. Vì vậy, phán quyết này của Tòa án là phán quyết không phù hợp.
- Điểm chưa hợp lý thứ hai :
“Tại bản tự khai và lời trình bày của bị đơn là anh Lê Văn R trong quá trình giải
quyết vụ án, được bổ sung tại phiên tòa thể hiện: Anh thừa nhận xe ô tô biển số 69C 033.52 là do anh làm chủ. Trước thời điểm tai nạn xảy ra, anh đang có chuyến cơng
tác trong 3 tuần tại TP.HCM nên anh có giao xe cho anh Huỳnh Văn A quản lý và sử
dụng. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, anh A đã điều khiển xe đi từ Cái Đôi Vàm lên
Tắc Vân - Cà Mau. Khi tai nạn xảy ra, anh khơng có mặt tại hiện trường nhưng theo
các chứng cứ có tại hồ sơ và cơ quan điều tra, giao thơng cung cấp thì do chị Trần Thị
Đ chạy xe lấn qua phần đường bên trái theo chiều đi của mình nên mới xảy ra tai nạn.
Vì vậy, anh khơng đồng ý tồn bộ u cầu khởi kiện của anh C. Tuy nhiên, trước đây
anh có hỗ trợ cho anh C và gia đình 7.000.000 đồng, việc giao tiền chỉ giao trực tiếp
khơng có làm giấy tờ gì. Nay anh khơng có u cầu gì đối với số tiền trên”
Xét về yêu cầu khởi kiện của anh C là chồng của chị Đ yêu cầu anh R là chủ xe
và anh A là người điều khiển xe của anh R tại thời điểm xảy ra tai nạn có trách nhiệm
liên đới bồi thường là chưa hợp lý. Theo lời khai của anh R, trước đó do anh R phải
đi cơng tác dài ngày nên có nhờ anh A giữ xe hộ do khơng có điều kiện quản lý và
anh A có thể sử dụng do hai người có mối quan hệ thân thiết với nhau từ trước. Vì
vậy trong thời gian anh R đi cơng tác thì đã giao cho A quyền quản lý và sử dụng
chiếc xe. Anh R và anh A có thể nói là đã thực hiện một giao dịch dân sự, nội dung là
việc anh R giao cho anh A việc quản lý và cho phép sử dụng chiếc xe ô tô trong thời
gian anh R đi cơng tác. Từ đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 191
BLDS 2015 thì anh A lúc này đã có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đối với chiếc
xe ô tô - tài sản có chủ sở hữu là anh R.
Vì vậy, khi xảy ra tai nạn, người chiếm hữu và sử dụng thực tế là anh A nên khi
anh C yêu cầu anh R phải có trách nhiệm liên đới bồi thường là khơng hợp lý vì anh
5


R khơng có lỗi và hành vi giao xe cho A quản lý và sử dụng không trái đạo đức xã

hội, khơng vi phạm điều cấm của luật thì khơng thể u cầu R có trách nhiệm bồi
thường. Vì vậy, quan điểm của nhóm là tịa khơng chấp nhận u cầu là chưa hợp lý
mà nên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện là trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ
phát sinh ở anh A.

Câu 3: Quan điểm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với
quy định của pháp luật hiện hành:
Theo quan điểm của nhóm, kết hợp với những căn cứ tại Câu 2 của bài tập này,
nhóm đưa ra quan điểm giải quyết tranh chấp như sau: Chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của anh C.
Trước hết, nhóm chỉ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Lê Thanh C về việc
yêu cầu anh Huỳnh Văn A bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm với số tiền
225.000.000 VNĐ, không đồng ý với việc yêu cầu anh Lê Văn R liên đới bồi thường.
Nhưng tại tòa anh C thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu bồi thường
80.000.000VNĐ và không yêu cầu gì thêm nên nhóm sẽ chỉ giải quyết trên số tiền
anh C yêu cầu bồi thường tại tòa là 80.000.000VNĐ.
Về việc yêu cầu bồi thường của anh Lê Thanh C chỉ có căn cứ đối với anh
Huỳnh Văn A do A đã có hành vi xâm phạm tính mạng của chị Đ và theo Điều 584
BLDS 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quy định “Người
nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” thì anh A lúc này
đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị Đ. Nhưng do va chạm giao
thông với anh A thì chị Đ đã tử vong tại chỗ nên việc nhận bồi thường thiệt hại sẽ
chuyển sang cho anh C là chồng chị Đ và cũng là nguyên đơn trong vụ án.
Xét thấy về trách nhiệm bồi thường trong vụ án này, cả hai bên đều có lỗi khi
để xảy ra tai nạn thương tâm với hậu quả chết người. Cụ thể, lỗi của chị Đ là điều
khiển xe lấn qua phần đường bên trái đi ngược chiều, sau đó va chạm với anh A điều
6



khiển xe đi với chiều ngược lại, nhưng qua căn cứ có trong lời khai và được nhóm
phân tích ở câu 2 thì lỗi một phần cũng do anh A. Lỗi của anh được thể hiện là thiếu
phán đoán, quan sát trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng, đi với tốc độ cao dẫn tới khơng
thể xử lý tình huống kịp thời mặc dù đã có động thái là phanh oto. Do vậy, chị Đ và
anh A, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt về phần lỗi của mình.
Qua nội dung vụ án và lỗi của từng người có thể thấy, việc để phát sinh ra tai
nạn thương tâm do lỗi của chị Đ. đã có hành vi vi phạm luật giao thơng trước, sau đó
mới phát sinh ra lỗi của A, vậy nên có thể xác định trách nhiệm bồi thường của chị Đ
phải nhiều hơn anh A. Cụ thể, chị Đ sẽ phải chịu 60% về mức yêu cầu bồi thường
thiệt hại, anh A sẽ chịu 40% cịn lại. Cơ sở để nhóm có căn cứ bồi thường bắt nguồn
từ lỗi của chị Đ, mặc dù lỗi chị Đ nhiều hơn anh A nhưng phần hơn này là không
đáng kể nên việc lấy một người trên mức 50%, một người dưới 50% là có cơ sở. Do
vậy, số tiền mà chị Đ phải chịu là 80.000.000 x 60%= 48.000.000VND, anh A phải
chịu là 32.000.000VND.
Về việc chủ xe là anh Lê Văn R. có trách nhiệm liên đới bồi thường theo yêu
cầu khởi kiện của Lê Thanh C. theo quan điểm của nhóm là khơng có căn cứ. Tại thời
điểm xảy ra tai nạn, anh R đã giao xe cho anh A quản lý và sử dụng, vậy nên việc
phát sinh ra tai nạn hoàn toàn nằm ngoài khả năng của R. Về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng giống như một loại nghĩa vụ, bên gây thiệt hại có
nghĩa vụ bồi thường cho bên bị thiệt hại. Theo Điều 275 BLDS 2015 về căn cứ phát
sinh nghĩa vụ :
“Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”

7


Theo vụ án, thì căn cứ phát sinh nghĩa vụ sẽ thuộc khoản 5 điều này, nghĩa gây
ra thiệt hại và do hành vi trái pháp luật gây ra. Để chứng minh được anh R có nghĩa
vụ liên đới bồi thường thì phải có căn cứ để nói anh R gây thiệt hại do hành vi trái
luật của mình gây ra. Trước hết, về hành vi gây thiệt hại thực tế thì chắc chắn khơng
có căn cứ vì lúc xảy ra tai nạn thì anh A là người trực tiếp điều khiển phương giao
thông gây ra tai nạn, không phải anh R. Vì anh R đã giao xe cho anh A như lập luận
đã nói ở câu 2. Do vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới thì chỉ còn
trường hợp anh R là người gián tiếp gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại gián tiếp của anh R có thể là hành vi giao xe trái với luật,
cụ thể là giao xe cho người khác mượn nhưng phải thuộc các trường hợp sau đây thì
mới được coi là trái luật :
- Thứ nhất, giao xe cho người không đủ độ tuổi quy định theo Điều 60 Luật
Giao thông đường bộ 2008.
- Thứ hai, giao xe cho người không có giấy phép lái xe (bao gồm cả trường hợp
người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc
đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời
gian bị tước quyền sử dụng.
- Thứ ba, giao xe cho người không đủ sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số 1
ban hành kèm theo Thơng tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Khi có người được giao xe, điều khiển xe thuộc 1 trong 3 trường hợp trên mà
gây ra thiệt hại thì chủ xe phải liên đới chịu trách nhiệm. Nhưng trong vụ án, qua các
bằng chứng, chứng cứ có tại tịa khơng đề cập đến anh A là người thuộc 1 trong 3
trường hợp trên, vậy nên khơng có căn cứ để khẳng định việc giao xe của anh R là
trái luật, do đó cũng khơng có căn cứ để kết luận rằng anh R có lỗi gián tiếp trong
việc gây ra tai nạn đối với chị Đ, từ đó cũng khơng phát sinh nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 275 BLDS 2015. Anh R khơng có trách nhiệm bồi

thường nhưng đã tự nguyện cùng với anh A bồi thường tổng số tiền 22.000.000 VNĐ
nên về phần bồi thường này A và R tự thỏa thuận.
8


Kết luận lại, theo quan điểm của nhóm, chấp chận một phần yêu cầu khởi kiện
của Lê Thanh C và A có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho anh C là 32.000.000VNĐ,
anh Lê Văn R khơng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, vậy nên không phải liên đới
bồi thường với anh Huỳnh Văn A.
Câu 4: Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành:
Trên thực tế luôn tồn tại một quy luật khách quan của thực tiễn cho thấy rằng:
khi một người nào đó gây ra thiệt hại (dù vơ tình hay cố ý) thì phải chịu trách nhiệm
đối với hành vi mình gây ra đối với người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại không chỉ là quy tắc đạo đức mà đã được pháp điển hóa, ghi nhận thành một chế
định quan trọng trong BLDS năm 2015 theo khoản 1 Điều 584: “Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Đây là một hình thức trách nhiệm
dân sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích buộc bên có
hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về
vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
1. Theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 585 BLDS 2015 quy định về
nguyên tắc bồi thường thiệt hại, tại khoản 4 nêu rằng: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi
trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây
ra”. Áp dụng với trường hợp tại nội dung bản án, thiệt hại về tính mạng của chị Đ và
thiệt hại về sức khỏe của cháu M một phần lớn là do lỗi của bản thân chị Đ gây ra,
đồng thời cũng có một phần lỗi của anh A (theo lập luận ở phần 2). Như vậy, theo luật
thì chị Đ không được anh A bồi thường ở phần thiệt hại mà hành vi lấn làn của mình
gây ra. Nhưng vấn đề là làm thế nào, căn cứ vào đâu để xác định được mức độ lỗi của
chị Đ so với mức độ lỗi của anh A, rồi từ đó xác định mức độ thiệt hại để đưa ra mức

bồi thường phù hợp mà anh A cần phải chịu trách nhiệm. Đó là một vấn đề bất cập
bởi hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc xác định mức độ lỗi trong trường
hợp thiệt hại xảy ra do cả hai bên. Do vậy, nhóm kiến nghị cần có một văn bản pháp
luật cụ thể với nội dung: hướng dẫn việc xác định mức độ lỗi trong trường hợp thiệt
9


hại ngoài hợp đồng do lỗi của hai bên gây ra. Trong trường hợp không xác định được
mức độ lỗi của mỗi bên thì mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau; nếu
khơng thỏa thuận được thì mức bồi thường được xác định là một nửa chi phí hợp lý.
2. Theo nội dung bản án, sau khi thiệt hại xảy ra, anh R và anh A tự nguyện hỗ
trợ cho gia đình chị Đ lần lượt 5.000.000 đồng và 7.000.000VNĐ. Tuy nhiên, đó chỉ
là phần mà anh tự nguyện hỗ trợ. Cịn theo lập luận của nhóm ở phần 2 thì ngồi số
tiền tự ngun, anh A phải có trách nhiệm bồi thường về phần lỗi của mình trong vụ
việc. Như vậy, khoản tiền đưa trước này có được trừ vào những chi phí hợp pháp (chi
phí cho thiệt hại vì sức khỏe bị xâm phạm - cháu M và chi phí cho thiệt hại do tính
mạng bị xâm phạm - chị Đ) được quy định tại Điều 590, 591 BLDS 2015 hay không?
Hiện nay, BLDS cũng chưa có quy định về vấn đề này. Vì vậy nhóm kiến nghị rằng:
“Trong trường hợp người bị hại, người thân thích của người bị hại đã nhận một
khoản tiền tự nguyện của người chịu trách nhiệm bồi thường trước khi tịa án ra
quyết định bồi thường thì khoản tiền đó sẽ được trừ vào những chi phí quy định tại
khoản 1, Điều 590 và khoản 1, Điều 591 BLDS”.
Lý do nhóm có kiến nghị này là bởi việc đưa tiền cho người bị hại, người thân
thích của người bị hại thể hiện tinh thần nhân đạo, mong muốn được bồi thường của
người gây thiệt hại (điều này thể hiện sự thiện chí của người gây thiệt hại). Và việc
quy định như vậy là phù hợp với chủ trương của Nhà nước đối với quan hệ dân sự
(quy định tại Điều 7 BLDS 2015) trong việc ghi nhận giá trị đạo đức của người chịu
trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, việc này còn giúp cho mức bồi thường mà người
chịu trách nhiệm bồi thường phải trả tương ứng với phần thiệt hại do lỗi của họ gây
ra, tránh việc họ phải bồi thường chi phí vượt quá phần thiệt hại do lỗi của họ.

Với những kiến nghị trên, nhóm mong muốn có thể giải quyết triệt để vấn đề
thay đổi mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nâng cao tinh thần chấp hành pháp
luật của người dân và hướng tới một xã hội trong sạch, công bằng, văn minh, tiến bộ.

KẾT LUẬN
10


Thực tiễn cho thấy bên cạnh những vụ án được giải quyết kịp
thời, đúng đắn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự thì
vẫn cịn nhiều vụ án sau khi xét xử xâm phạm đến quyền, lợi ích
của một trong hai bên hoặc cả người gây thiệt hại và người bị thiệt
hại, dẫn đến việc phải bồi thường chưa hợp lý. Xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có vai trị và ý nghĩa vơ cùng
quan trọng trong đời sống, góp phần đảm bảo cơng lý, cơng bằng
xã hội. Do đó, để giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng một cách đúng đắn, khách quan, Tòa án cần phải xác
định rõ tính chất, mức độ lỗi của người thực hiện hành vi gây thiệt
hại cũng như người bị thiệt hại. Trên đây là một số nghiên cứu của
nhóm về vấn đề bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Do cịn thiếu
sót nhiều về kiến thức và kinh nghiệm, nhóm rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cơ để nhóm chúng em được hoàn thiện, mở mang
kiến thức. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015;
2. Luật giao thông đường bộ 2008;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập
II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019;
4. Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thơng tư liên tịch số

24/2015/TTLT-BYT-BGTVT;
5. Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tháng 5-2004, Lê Mai Anh:
"Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong Bộ luật dân sự".
6. TS. Phùng Trung Tập: "Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng".

11


12



×