Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bình luận bản án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.23 KB, 25 trang )

BÌNH LUẬN CÁC BẢN ÁN
TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
VỤ VIỆC SỐ 1
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn ông Nguyễn Văn Q trình bày:
Ông là bố đẻ của anh Nguyễn Đức Th là nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy
ra vào hồi 0h30 ngày 27/5/2007 tại ngã ba PV, phường Hoàng L, quận Hoàng M, Hà N,
giữa xe ôtô biển kiểm soát 29V - 7689 của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây
dựng, Thương Mại và Du lịch Minh L do lái xe Nguyễn Huy Th điều khiển đi đường GP
chiều ĐC hướng VĐ chuyển hướng rẽ trái vào PV về hướng YS va chạm với xe môtô
biển kiểm soát 29U2-1102 do anh Nguyễn Đức Th điều khiển phía sau chở chị Nguyễn
Thị Th và chị Nguyễn Ngọc T. Hậu quả là anh Nguyễn Đức Th chết, chị T và chị Th bị
thương, xe mô tô hư hỏng. Việc anh Th chết đã gây cho gia đình ông nhiều tồn thất về
tình cảm và tài sản, nay ông khởi kiện yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và
Du lịch Minh L bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Điều
263 BLDS năm 2005 là xe ôtô biển kiểm soát 29V - 7689 gây ra dẫn đến con trai ông là
anh Nguyễn Đức Th bị chết. Yêu cầu bồi thường cụ thể như sau:
- Tiền tổn thất tinh thần: 39.000.000 đồng.
- Mai táng phí cho anh Nguyễn Văn Th: 9.870.000 đồng.
- Tiền sửa xe máy: 8.950.000 đồng.
Tổng cộng là: 57.820.000 đồng.
Bà Trần Thị M (vợ ông Q) thống nhất với trình bày của ông Q.
1


Bị đơn Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Minh L do ông Đặng
Quang M đại diện uỷ quyền trình bày:
Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh L là chủ phương tiện xe ô
tô biển kiểm soát 29V-7689, có thuê anh Nguyễn Huy Th làm lái xe cho công ty, theo
hợp đồng lao động ký các ngày 02/01/2007; 01/04/2007; 01/07/2007; 01/10/2007 đến


31/12/2007. Ngày 27/5/2007 anh Nguyễn Huy Th điều khiển xe ô tô 29V - 7689 vận
chuyển cát theo cung đường từ đường GP đến cảng KL. Đến khoảng 0h30 phút ngày
27/5/2007 thì xảy ra va chạm với xe môtô biển kiểm soát 29U2 - 1102 do anh Nguyễn
Đức Th điều khiển đâm vào bánh sau phía bên phải xe ôtô. Hậu quả là anh Nguyễn Đức
Th chết, xe máy bị hỏng.
Công ty có ý kiến là đúng là xe ôtô BKS 29V - 7689 là xe của Công ty do anh
Nguyễn Huy Th điều khiển đã va chạm với xe môtô BKS 29U - 1102 do anh Nguyễn
Đức Th điều khiển, hậu quả là anh Nguyễn Đức Th chết, xe máy bị hỏng. Cơ quan Công
an quận Hoàng M, Hà N đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 06 ngày
10/9/2007, xác định lỗi vụ tai nạn giao thông này do nạn nhân Nguyễn Đức Th đã vi
phạm vượt đèn đỏ, chạy nhanh không giảm tốc độ khi đến đường giao nhau, chở quá số
người quy định, vi phạm Điều 22; Điều 8 Luật Giao thông đường bộ. Công ty xác định
lái xe Nguyễn Huy Th không có lỗi vi phạm, do vậy, Công ty không chấp nhận yêu cầu
bồi thường của nguyên đơn, nhưng chấp nhận chi trả tiền mai táng phí cho anh Th là
10.000.000 đồng và hỗ trợ gia đình ông Q 10.000.000 đồng. Không chấp nhận yêu cầu
bồi thường tiền sửa xe máy và tiền cấp dưỡng nuôi con là cháu Nguyễn Đức T cho chị
Nguyễn Thuỳ D. Quá trình giải quyết vụ án Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và
Du lịch Minh L yêu cầu Toà án đưa Công ty cổ phần bảo hiểm Ptrolimex vào tham gia tố
tụng. Sau khi công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex có ý kiến cho rằng mình không có
trách nhiệm bồi thường, nên Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh L
cũng không yêu cầu Toà án xem xét trách nhiệm của công ty cổ phần bảo hiểm Ptrolimex
đối với xe ô tô 29V - 7689 của Công ty nữa.
Anh Nguyễn Huy Th trình bày:
2


Anh là lái xe cho Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lich Minh L, theo
hợp đồng lao động từ 02/01/2007 đến 31/12/2007. Ngày 27/5/2007 anh điều khiển xe ô tô
29V - 7689 vận chuyển cát theo cung đường từ đường GP đến cảng KL. Đến khoảng
0h30 phút ngày 27/5/2007 thì xảy ra tai nạn với với xe môtô biển kiểm soát 29U2 - 1102

do anh Nguyễn Đức Th điều khiển vượt đèn đỏ, đâm vào bánh sau xe ôtô. Hậu quả là anh
Nguyễn Đức Th chết, xe máy do anh Th điều khiển bị hỏng. Nay, gia đình ông Q có yêu
cầu Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh L bồi thường thiệt hại anh
không có ý kiến gì. Anh xác định trong vụ tai nạn giao thông này anh không có lỗi và yêu
cầu Toà án giải quyết theo qui định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án chị Nguyễn Thuỳ D gửi đơn đề nghị đến Tòa
án, trong đơn chị trình bày:
Chị và anh Nguyễn Đức Th có quan hệ tình cảm, chưa đăng ký kết hôn. Vào thời
gian anh Th bị tại nạn và bị chết, chị đã có thai được 02 tháng. Ngày 27/5/2007, anh Th
chết cho nên anh chị không kết hôn được. Ngày 20/12/2007, chị đã sinh cháu Nguyễn
Đức T. Nay chị yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh L cấp
dưỡng nuôi Nguyễn Đức T 1.200.000đồng/tháng cho đến khi cháu T trưởng thành 18
tuổi. Ngoài ra, chị còn yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh
L hoàn trả gia đình chị số tiền 5.000.000 đồng tiền chi phí cho việc giám định gien để
chứng minh cháu Nguyễn Đức T là con của anh Nguyễn Đức Th.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Nguyên nhân vụ tai nạn giao thông là do nạn nhân Nguyễn Đức Th điều khiển xe
môtô biển kiểm soát 29U5-1102 vượt đèn đỏ, không giảm tốc độ khi đến đường giao
nhau, chở quá số người quy định, vi phạm Điều 11, Điều 22 và Điều 28 Luật Giao thông
đường bộ. Tại Quyết định số 06 ngày 10/9/2007 Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an
quận Hoàng M quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ án hình sự vụ tai nạn
giao thông đường bộ xảy ra tại ngã ba PV, phường HL, quận Hoàng M, Hà N ngày
27/05/2007.

3


Công

ty


TNHH

Xây

dựng,

Thương

mại



Du

lịch

Minh L tham gia bảo hiểm cho chiếc xe ô tô biển kiểm soát 29V-7689 theo Giấy chứng
nhận bảo hiểm số 60063966 ngày 23/1/2007 của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex,
có hiệu lực từ ngày 23/1/2007 đến 23/1/2008.
Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
0h30 phút ngày 27/5/2007 tại ngã ba PV - NH xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe
môtô biển kiểm soát 29U5 - 1102 do anh Nguyễn Đức Th điều khiển, phía sau chở chị
Nguyễn Ngọc T và chị Nguyễn Thị Th; xe đi theo đường NH, chiều VĐ hướng ĐC va
chạm với xe ôtô biển kiểm soát 29V - 7689 do anh Nguyễn Huy Th điều khiển đi đường
GP chiều ĐC hướng VĐ chuyển hướng rẽ trái vào PV về hướng YS. Xe môtô đâm vào
bánh sau xe ôtô; hậu quả dẫn đến thiệt hại là anh Th bị thương nặng được đưa đi cấp cứu
tại bệnh viện nhưng đã chết vào hồi 03h cùng ngày; chị T và chị Th bị thương. Xe môtô
bị hư hỏng. Ông Q là bố đẻ anh Th khởi kiện yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng, Thương

mại và Du lịch Minh L bồi thường thiệt hại. Như vậy, theo tình tiết vụ án và yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn chúng ta xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh
chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm theo quy định khoản
6 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều 608, 610 BLDS năm 2005.
Ðiều 608 BLDS năm 2005 quy định:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Ðiều 610 BLDS năm 2005 quy định:
4


Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước
khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có
những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực
tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
* Về yêu cầu của chị Nguyễn Thùy D đối với Công ty TNHH Xây dựng, Thương
mại và du lịch Minh L:

Chị D cho rằng cháu T là con của chị và anh Nguyễn Đức Th, thời gian anh Th bị
tai nạn và bị chết, chị đã có thai được 02 tháng với anh. Ngày 27/5/2007 anh Th chết cho
nên chị đã không kết hôn được. Ngày 20/12/2007 chị đã sinh cháu Nguyễn Đức T. Vì
vậy, chị yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và du lịch Minh L cấp dưỡng
nuôi Nguyễn Đức T 1.200.000đồng/tháng cho đến khi cháu trưởng thành 18 tuổi và hoàn
trả chị số tiền 5.000.000 đồng tiền chi phí cho việc giám định gien để chứng minh cháu
Nguyễn Đức T là con của anh Nguyễn Đức T.
Như vậy, yêu cầu chi phí giám định gien và tiền cấp dưỡng nuôi cháu Th của chị D
là yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do chị D và anh Th không phải là vợ
chồng nên để giải quyết các yêu cầu của chị D, phải xác định cháu T là con của anh Th.
Quan hệ pháp luật xác định cha cho con là quan hệ pháp luật khác, độc lập theo khoản 4
Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự, không liên quan đến quan hệ pháp luật bồi thường thiệt
5


hại ngoài hợp đồng. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại
khoản 6 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, yêu cầu của chị D phải giải quyết trong
một vụ án khác theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng dân sự và Mục 3 Phần I Nghị
quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại
Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự. Từ các căn cứ pháp lý trên , Tòa án
không thụ lý, giải quyết yêu cầu của chị D trong cùng vụ án bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung) quy định:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của
pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp
luật.
9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự.

6


11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài
sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
Điều 163 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Phạm vi khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau
để giải quyết trong cùng một vụ án.

2. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan,
một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với
nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do Bộ luật này quy định có thể khởi
kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật
hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Mục 3 Phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:
7


3. Về Điều 163 của Bộ luật Tố tụng dân sự
Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong
cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ
pháp luật khác;
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng thời
A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất
đó.
b. Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh
chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 25, 27, 29 và 31 của
Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồng thời A
còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã hết
thời hạn cho thuê.
* Ai là người gây thiệt hại?
Theo tình tiết vụ án: vào lúc 0h30 phút ngày 27/5/2007 tại ngã ba PV - NH xảy ra
vụ tai nạn giao thông giữa xe môtô biển kiểm soát 29U5 - 1102 do anh Nguyễn Đức Th
điều khiển, phía sau chở chị Nguyễn Ngọc T và chị Nguyễn Thị Th; xe đi theo đường
NH, chiều VĐ hướng ĐC va chạm với xe ôtô biển kiểm soát 29V - 7689 do anh Nguyễn

Huy Th điều khiển đi đường GP chiều ĐC hướng VĐ chuyển hướng rẽ trái vào PV về
hướng YS. Xe môtô đâm vào bánh sau xe ôtô; hậu quả làm anh Th bị thương nặng được
đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng đã chết vào hồi 03h cùng ngày; chị T và chị Th bị
thương. Xe môtô bị hư hỏng nhẹ. Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an quận Hoàng M đã
xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông là do nạn nhân Nguyễn Đức Th điều khiển xe
môtô biển kiểm soát 29U5-1102 vượt đèn đỏ, không giảm tốc độ khi đến đường giao
nhau, chở quá số người quy định, Do đó, tại Quyết định số 06 ngày 10/9/2007 Cơ quan
Cảnh sát Điều tra - Công an quận Hoàng M quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối
8


với vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra tại ngã ba PV, phường HL, quận Hoàng M, Hà
N ngày 27/05/2007.
Như vậy, nguyên nhân vụ tai nạn giao thông là do anh Nguyễn Đức Th điều khiển
xe môtô vượt đèn đỏ, không giảm tốc độ khi đến đường giao nhau, chở quá số người quy
định vi phạm Điều 11, Điều 24, Điều 28, khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ.
Anh Nguyễn Huy Th điều khiển xe ô tô không có lỗi. Ngày10/9/2007 của Cơ quan Cảnh
sát Điều tra - Công an quận Hoàng M đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 06
đối với vụ tai nạn giao thông xảy ra vào hồi 0h30 ngày 27/5/2010 tại ngã ba PV, phường
HL, quận Hoàng M. Như vậy, chúng ta cần khẳng định lỗi hoàn toàn thuộc người bị thiệt
hại là anh Nguyễn Đức Th, lái xe Nguyễn Huy Th không có lỗi, không phải là người gây
thiệt hại theo khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005 nên Công ty TNHH Xây dựng, Thương
mại và Du lịch Minh L không phải bồi thường. Thiệt hại về tính mạng của anh Th, thiệt
hại về tài sản của vợ chồng ông Q không phải do nguồn nguy hiểm cao độ (ôtô biển kiểm
soát 29V - 7689) gây ra mà do chính hành vi trái pháp luật của anh Nguyễn Đức Th gây
ra. Nguyễn Huy Th lái xe ô tô của Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch
Minh L không có lỗi, không có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, nên theo quy định tại
BLDS năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh L không có
trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản theo quy định tại Điều 622
BLDS năm 2005 và tiểu mục 1, phần I; tiểu mục C mục 2, Phần III Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Do đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản của ông Q không
được chấp nhận.
Ðiều 604 BLDS năm 2005 quy định:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự,
uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
9


2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Ðiều 622 BLDS năm 2005 quy định:
Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu
cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật.
* Về trách nhiệm của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex:
Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và du lịch Minh L tham gia bảo hiểm cho
chiếc xe ô tô biển kiểm soát 29V-7689 theo Giấy chứng nhận bảo hiểm số 60063966
ngày 23/01/2007 của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, có hiệu lực từ ngày
23/01/2007 đến 23/01/2008. Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hành theo Quyết định số 23/2003/QĐ ngày
25/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Công ty cổ phẩn bảo hiểm Petrolimex sẽ bồi
thường cho người thứ 3 theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Với căn cứ trên trong vụ tai
nạn giao thông này như đã phân tích trên lỗi hoàn toàn do nạn nhân Nguyễn Đức Th là
người điều khiển xe môtô gây ra, Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch

Minh L không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản. Do vậy,
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, không có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho
người thứ ba.
Điều 9 Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban
hành theo Quyết định số 23/2003/QĐ ngày 25/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
định:
Trách nhiệm bảo hiểm
Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe
10


cơ giới phải bồi thường theo BLDS về những thiệt hại đã xảy ra cho người thứ ba và
hành khách chuyên chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển do việc sử dụng xe cơ giới gây
ra cụ thể:
1. Đối với thiệt hại về người:
Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu
nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai
táng phí hợp lý... theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
Chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận lựa chọn phương pháp trả tiền
áp dụng theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người (Phụ lục số 3 - Bảng
quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Quyết định số
23/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
2. Đối với thiệt hại tài sản: bồi thường thiệt hại thực tế theo mức độ lỗi của chủ xe
cơ giới.
3. Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai
nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra;
Tổng các khoản bồi thường và chi phí nêu trên không vượt quá mức trách nhiệm
bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm và không vượt quá số tiền thực tế chủ xe
phải bồi thường cho nạn nhân theo hoà giải dân sự hoặc quyết định của toà án.

Trường hợp chủ xe cơ giới tham gia từ 02 hợp đồng bảo hiểm trở lên cho cùng một
xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm. Doanh
nghiệp bảo hiểm cấp hợp đồng bảo hiểm đầu tiên có trách nhiệm giải quyết bồi thường và
thu hồi số tiền bồi thường chia đều.
* Về sự tự nguyện hỗ trợ của Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch
Minh L:
Mặc dù không có trách nhiệm bồi thường nhưng Công ty Xây dựng, Thương mại và
Du lịch Minh Lan đã tự nguyện hỗ trợ gia đình nạn nhân số tiền 30.000.000 đồng Xét sự
11


tự nguyện của người đại diện cho Công ty Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du
lịch Minh L là ông Đặng Quang M không trái với quy định của pháp luật nên được chấp
nhận.
Từ những phân tích trên, vụ việc có thể được giải quyết như sau:
1. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của ông Nguyễn
Văn Q và bà Trần Thị M đối với Công ty Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du
lịch Minh L.
2. Ghi nhận tự nguyện của Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Du lịch Minh
L do ông Đặng Quang M đại diện hỗ trợ tiền mai táng phí, tiền sửa chữ xe mô tô biển
kiểm soát 29U - 1102 và tiền tổn thất về tinh thần cho ông Nguyễn Văn Q và bà Trần Thị
M số tiền 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).
VỤ VIỆC SỐ 2
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn là Văn phòng Luật sư ĐA và nhóm Tinh H trình bày:
Ngày 10/6/2007, Báo VN - Phụ trương VNT đã đăng thư ngỏ trên tờ phụ trương
văn nghệ trẻ 23 (550) trả lời Công văn số 060507/CV-VNT ngày 30/5/2007 của Văn
phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H nhưng đã tự ý xuyên tạc tiêu đề văn bản này thành
"Tối hậu thư của Văn phòng luật sư ĐA" và vu khống Văn phòng Luật sư trong thư ngỏ
trả lời là "đe dọa khủng bố và ngăn cản báo chí tác nghiệp". Hành vi xuyên tạc và vu

khống của Báo VN đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín hành nghề của Văn phòng
trước công luận và khách hàng, vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí.
Ngày 11/6/2007, Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H đã gửi Văn bản số
020607/CV-VNT tới Báo VN phát biểu bằng văn bản quan điểm của Văn phòng về hành
vi trên, đồng thời yêu cầu Báo VN đăng thông tin cải chính, xin lỗi Văn phòng, nhưng
Báo VN đã không trả lời văn bản này, cũng không tiến hành đăng thông tin cải chính và
xin lỗi như yêu cầu. Hành vi đăng tin xuyên tạc, vu khống và sau đó không trả lời, không
cải chính xin lỗi Văn phòng Luật sư ĐA của Báo VN đã vi phạm nghiêm trọng quy định
12


pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ báo chí, trực tiếp gây thiệt hại tới uy tín hành nghề
của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H. Vì vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật
hiện hành và xét hành vi vi phạm có chủ ý của Báo VN, Văn phòng luật sư ĐA và nhóm
Tinh H khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Báo VN thực hiện các việc sau:
- Chấm dứt việc đăng tải thông tin một chiều, không chính xác xuyên tạc và vu
khống liên quan tới Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H.
- Đăng thông tin cải chính xin lỗi Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H về hành
vi xuyên tạc trên.
- Bồi thường tổn thất về tinh thần và thiệt hại do danh dự, uy tín của Văn phòng luật
sư ĐA bị hành vi xuyên tạc vu khống của Báo VN xâm hại. Mức bồi thường là
14.500.000 đồng gồm:
+ Chi lương cho nhân viên truyền thông giải quyết vụ việc là: 8.500.000 đồng.
+ Bồi thường thu nhập thực tế bị giảm do khách hàng bị tác động bởi thông tin vu
khống, xuyên tạc của Báo VN là: 3.000.000 đồng.
+ Bồi thường tổn thất về tinh thần cho cán bộ nhân viên văn phòng là: 3.000.000
đồng.
Bị đơn Báo VN trình bày:
Báo VN thống nhất với phần trình bày của nguyên đơn về thời điểm đăng bài, tiêu
đề của bài báo và thư ngỏ. Về yêu cầu của nguyên đơn, Báo có ý kiến như sau:

- Tính đến thời điểm này, Báo VN đã không còn đăng những thông tin hữu quan
một chiều về Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H, hành vi yêu cầu chấm dứt hiện
không có nên không có cơ sở xem xét yêu cầu này của nguyên đơn.
- Báo VNN đã đăng chính xác toàn văn nội dung Văn bản số 060507/CV-VNT của
Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H gửi Báo không hề xuyên tạc bất cứ nội dung nào
của Văn bản đó. Việc đặt tên cho bài báo đăng toàn văn văn bản số 060507/CV-VNT của
nguyên đơn là "Tối hậu thư của Văn phòng luật sư Đ A" cũng không có gì là sai và phù
13


hợp với nội dung văn bản do nguyên đơn gửi đến nên Báo không chấp nhận yêu cầu cải
chính xin lỗi.
- Báo VN không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của Văn phòng luật sư ĐA
và nhóm Tinh H vì không có căn cứ chứng minh rằng Báo có hành vi gây thiệt hại cho
nguyên đơn.
Tài liệu trong hồ sơ thể hiện:
Ngày 10/6/2007, Báo VN đã đăng trên trang 20 tờ Phụ trương VNT số 23 (550)
toàn văn Văn bản số 060507/CV-VNT của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H gửi
Báo VN với tiêu đề “Tối hậu thư của Văn phòng luật sư ĐA”. Tại trang này, bên cạnh
văn bản trên, Báo VN đã đăng bài “Trả lời của VNT”. Trong quá trình giải quyết vụ án,
Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H xác nhận Báo VN đã đăng toàn văn nội dung
Văn bản số 060507/CV-VNT ngày 30/5/2007 của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh
H. Nội dung của Văn bản số 060507/CV-VNT ngày 30/5/2007 của Văn phòng luật sư
ĐA và nhóm Tinh H như sau: “Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H đề nghị Báo VN
phải tổ chức một buổi làm việc trong thời gian sớm nhất giữa nhóm tác giả bài báo, biên
tập viên phụ trách chuyên mục liên quan, đại diện có thẩm quyền của quý báo, đại diện
của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H và ông Bùi Trọng H… trong trường hợp
không nhận được ý kiến hồi đáp của quý báo về đề nghị nêu trên, trong thời gian 48 giờ
đồng hồ kể từ thời điểm nhận được văn bản này, chúng tôi rất lấy làm tiếc phải yêu cầu
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định pháp

luật đối với quý báo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ông Bùi Trọng H”.
Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H xác nhận đối với các bài “Tối hậu thư của
Văn phòng luật sư ĐA” và “Trả lời của VNT, Báo VN chỉ đăng 01 lần tại tờ Phụ trương
VNT số 23, ngoài ra không đăng lần nào khác. Thư ngỏ trả lời của Phụ trương VNT, thư
không có nội dung kết luận Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H đe doạ khủng bố và
ngăn cản báo chí tác nghiệp, mà thư này chỉ nêu về dấu hiệu của hành vi đe dọa khủng bố
vă ngăn cản báo chí tác nghiệp.

14


Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
Ngày 10/6/2007, Báo VN - Phụ trương VNT đã đăng thư ngỏ trên tờ phụ trương
văn nghệ trẻ 23 (550) trả lời Công văn số 060507/CV-VNT ngày 30/5/2007 của Văn
phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H với tiêu đề "Tối hậu thư của Văn phòng luật sư ĐA”.
Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H cho rằng Báo VN đã có hành vi xuyên tạc
và vu khống Văn phòng Luật sư ĐA và nhóm Tinh H đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
danh dự và uy tín hành nghề của Văn phòng trước công luận và khách hàng. Văn phòng
luật sư ĐA và nhóm Tinh H khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Báo VN phải:
- Chấm dứt việc đăng tải thông tin một chiều, không chính xác xuyên tạc và vu
khống liên quan tới Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H.
- Đăng thông tin cải chính xin lỗi Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H về hành
vi xuyên tạc trên.
- Bồi thường tổn thất về tinh thần và thiệt hại do danh dự, uy tín của Văn phòng luật
sư ĐA bị hành vi xuyên tạc vu khống của Báo VN xâm hại. Mức bồi thường là
14.500.000 đồng.
Như vậy, căn cứ vào các tình tiết trong vụ án và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
chúng ta xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là: tranh chấp liên quan đến
hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định tại khoản 8 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự,

Điều 10 Luật Báo chí và tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do danh dự,
uy tín bị xâm phạm theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự và Điều
604, 611 BLDS năm 2005.
Ðiều 611 BLDS năm 2005 quy định:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do
danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
15


a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.
* Về yêu cầu đăng thông tin cải chính xin lỗi Văn phòng luật sư Đông A và
nhóm Tinh H:
Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án xác định được: ngày 10/6/2007, Báo VN đã đăng
trên trang 20 tờ Phụ trương VNT số 23 (550) toàn văn Văn bản số 060507/CV-VNT của
Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H gửi Báo VN với tiêu đề “Tối hậu thư của Văn
phòng luật sư ĐA”. Cũng tại trang này, bên cạnh Văn bản số 060507/CV-VNT trên, Báo
VN đã đăng bài “Trả lời của VNT”. Trong quá trình giải quyết vụ án, phía nguyên đơn
xác nhận Báo VN đã đăng toàn văn nội dung Văn bản số 060507/CV-VNT ngày
30/5/2007 của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H. Tuy nhiên, nguyên đơn cho rằng:
Việc Báo VN tự thêm tiêu đề “Tối hậu thư của Văn phòng luật sư ĐA” khi đăng văn bản
nêu trên của phía nguyên đơn, dễ gây hiểu lầm cho người đọc; xúc phạm đến uy tín Văn
phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H.
Về nghĩa của từ “Tối hậu thư” là bức thư nêu ra những điều kiện buộc đối phương

phải chấp nhận, nếu không sẽ dùng biện pháp quyết liệt. Tại Văn bản số 060507/CVVNT ngày 30/5/2007 của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H thể hiện nội dung như
sau: “Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H đề nghị Báo VN phải tổ chức một buổi làm
việc trong thời gian sớm nhất giữa nhóm tác giả bài báo, biên tập viên phụ trách chuyên
mục liên quan, đại diện có thẩm quyền của quý báo, đại diện của Văn phòng luật sư ĐA
và nhóm Tinh H và ông Bùi Trọng H… trong trường hợp không nhận được ý kiến hồi
đáp của Quý báo về đề nghị nêu trên, trong thời gian 48 giờ đồng hồ kể từ thời điểm
16


nhận được văn bản này, chúng tôi rất lấy làm tiếc phải yêu cầu các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật đối với Quý báo để bảo
vệ quyền lợi chính đáng của ông Bùi Trọng H”.
Như vậy, đối chiếu nội dung trên của Văn bản số 060507/CV-VNT của nguyên đơn
cho thấy phù hợp với nghĩa của từ “Tối hậu thư” như đã trích dẫn ở phần trên. Trong quá
trình giải quyết vụ án, phía nguyên đơn cũng thừa nhận Báo VN không cắt xén nội dung
của Văn bản số 060507/CV-VNT của nguyên đơn. Việc Báo VN đặt tiêu đề “Tối hậu thư
của Văn phòng luật sư ĐA” là phù hợp với nội dung Văn bản số 060570/CV-VNT. Do
đó, không có căn cứ kết luận Báo VN đã xuyên tạc, bịa đặt thông tin không có thật đối
với văn bản nêu trên như Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H nêu ra. Bởi vậy, không
có cơ sở buộc Báo VN phải đăng thông tin cải chính xin lỗi phía nguyên đơn, như yêu
cầu của nguyên đơn. Về thư ngỏ trả lời của VNT, nội dung của thư này không kết luận
Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H đe doạ khủng bố và ngăn cản báo chí tác nghiệp,
mà thư này chỉ nêu về dấu hiệu của hành vi trên.
Vì vậy, căn cứ Điều 9 Luật Báo chí đã sửa đổi, bổ sung; Điều 4 Nghị định số
51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ không có cơ sở nào cho thấy Báo VN đã
xuyên tạc nội dung văn bản số 060507/CV-VNT ngày 30/5/2007 của Văn phòng luật sư
ĐA và nhóm Tinh H nên không phải cải chính xin lỗi theo yêu cầu của nguyên đơn.
Điều 9 Luật Báo chí đã sửa đổi, bổ sung quy định:
Cải chính trên báo chí
1. Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ

chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của
cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên
báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc

17


phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân
đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự,
nhân phẩm của tác giả.
Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày
đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra
gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.
3. Lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ
chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng tương
xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.
4.Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi
không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức,
cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan
quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Điều 4 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định:
Cải chính trên báo chí
1. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông
tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự,
nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận
đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Cơ quan báo chí phải đăng, phát

văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in, báo điện tử),
đúng chuyên mục đã phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát
thông tin trên.
Thời điểm đăng, phát được tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận
như sau: năm (5) ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày
đối với báo tuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí. Đối với tạp chí xuất bản trên ba
18


mươi (30) ngày/kỳ thì ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gần nhất, còn phải
thông qua một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát
hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát hành của tạp chí mình để đăng, phát kết
luận đó và phải chịu toàn bộ phí tổn về việc cải chính.
2. Trường hợp cơ quan báo chí, tác giả tự phát hiện nội dung thông tin trên báo chí,
tác phẩm của mình có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải cải chính, xin lỗi trên báo chí của mình
đồng thời phải gửi văn bản cải chính, xin lỗi đến tổ chức, cá nhân đó.
Thể thức cải chính, xin lỗi trên báo chí như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về
những nội dung đề cập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin
sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó
đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được
vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.
Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí
có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát
biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của
đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Thể thức, thời gian đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân như quy định tại

khoản 1 Điều này.
Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu
lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự
của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo
cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí.
19


* Về yêu cầu Báo VN phải chấm dứt việc đăng tải thông tin một chiều không
chính xác, ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H:
Trong quá trình giải quyết vụ án, phía Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H
không xuất trình được các tài liệu pháp lý chứng minh việc Báo VN vẫn tiếp tục đăng tải
thông tin một chiều, không chính xác ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng luật sư
ĐA và nhóm Tinh H. Mặt khác, đại diện của Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H
trong quá trình giải quyết vụ án vẫn xác nhận đối với các bài “Tối hậu thư của Văn
phòng luật sư ĐA” và “Trả lời của VNT”, Báo VN chỉ đăng một lần tại tờ phụ trương
VNT số 23, ngoài ra không đăng lần nào khác. Bởi vậy, không có cơ sở để chấp nhận yêu
cầu này của nguyên đơn.
* Về yêu cầu buộc Báo VN bồi thường tổn thất về tinh thần và thiệt hại do danh
dự uy tín bị xâmphạm: 14.500.000 đồng
Như đã phân tích ở phần trên, do không có cơ sở kết luận Báo VN đã đăng thông
tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc, vu khống gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh
dự, lợi ích hợp pháp đối với Văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H. Báo VN không có
hành vi gây thiệt hại về danh dự, uy tín cho văn phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H nên
không có căn cứ buộc Báo VN bồi thường số tiền nêu trên cho nguyên đơn. Vì vậy, yêu
cầu bồi thường tổn thất về tinh thần và bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín của văn
phòng luật sư ĐA và nhóm Tinh H không được chấp nhận.
Từ các phân tích trên, có thể không chấp nhận yêu cầu của Văn phòng luật sư ĐA
và nhóm Tinh Hoa đối với Báo VN.

VỤ VIỆC SỐ 3
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn ông Nguyễn Thiện Th trình bày:
Ông là chồng bà Nguyễn Thị Kh. Vợ chồng ông sinh được 05 người con là anh
Nguyễn Thiện X, anh Nguyễn Thiện Q, anh Nguyễn Thiện Đ, chị Nguyễn Thị L, chị
Nguyễn Thị N.
20


Bà Kh là nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 11h ngày
24/1/2008 tại Km 32+380 tỉnh lộ 419 thuộc địa phận xóm Tiếu, xã Đại Y, huyện Chương
M, Hà N với người đi xe đạp là cháu Lương Thành Tr, sinh năm 1997 (con đẻ của anh
Lương Văn H, chị Nguyễn Thị Hải Yến). Cháu Tr đi xe đạp đã đâm vào bà Kh làm bà
ngã xuống đường bị chấn thương sọ não.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, gia đình đã đưa bà đi cấp cứu và điều trị tại Viện Quân
y 103 đến ngày 25/01/2008 thì bà chết. Ngoài chi phí cứu chữa, mai táng cho bà Kh, bà
chết, ông và các con ông bị đau đớn về tinh thần vì vậy ông khởi kiện yêu cầu vợ chồng
anh H, chị Y phải bồi thường cho ông và các con tiền mai táng phí; tiền chi phí cứu chữa
cho bà, tiền tổn thất về tinh thần cho ông và 5 người con của ông và bà là anh X, anh Q,
anh Đ, chị L, chị N số tiền tổng cộng là 70.320.300 đồng.
Bị

đơn

anh

Lương

Viết


H



chị

Nguyễn

Thị

Hải

Y

trình bày:
Khi xảy ra tai nạn giữa cháu Tr và bà Kh là do bà Kh đi trái đường, cháu Tr con anh
chị đã đi đúng phần đường của mình, do đó, cháu Tr không có lỗi trong việc bà Kh chết.
Tuy nhiên, sau khi vụ tai nạn xảy ra, gia đình anh đã đến nhà bà Kh thăm hỏi và đưa
cho gia đình ông Th 5.000.000 đồng để chi phí mai táng cho bà Kh. Lúc đó, gia đình ông
Th yêu cầu anh chị phải bồi thường 15.000.000 đồng và phải xin lỗi cả họ nhà ông, anh
không đồng ý.
Nay, ông Th có yêu cầu anh bồi thường anh không đồng ý và đề nghị Tòa án giải
quyết theo pháp luật.
Anh Nguyễn Thiện X, anh Nguyễn Thiện Q, anh Nguyễn Thiện Đ, chị Nguyễn Thị
L, chị Nguyễn Thị N trình bày nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông Th và ủy quyền cho
ông tham gia tố tụng tại Tòa án.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Nguyên nhân xảy ra tai nạn do bà Kh không đi đúng chiều đường quy định, cháu Tr
đi xe đạp đã đâm vào bà, gây ra cái chết cho bà. Tiền mai táng phí cho bà Kh hết
21



7.100.000 đồng; tiền chi phí y tế, chăm sóc trong thời gian bà Kh điều trị ở Viện Quân Y
103 hết 12.200.000 đồng. Anh Nguyễn Thiện X, anh Nguyễn Thiện Q, anh Nguyễn
Thiện Đ, chị Nguyễn Thị L, chị Nguyễn Thị N đều đã đủ 18 tuổi.
Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
Vụ tai nạn giao thông ngày 24/01/2008 giữa cháu Lương Thành Tr (con anh H và
chị Y) và bà Nguyễn Thị Kh tại Km 32+380 tỉnh lộ 419 thuộc xã Đại Y, huyện Chương
M đã dẫn đến hậu quả bà Kh bị hôn mê sâu, chấn thương sọ não và tử vong ngày
25/01/2008. Ông Th, chồng bà Kh yêu cầu anh H, chị Y phải bồi thường thiệt hại chi phí
mai táng, chi phí cứu chữa và tiền tổn thất về tinh thần cho ông và các con số tiền tổng
cộng là 70.320.300 đồng. Như vậy, theo tình tiết vụ án và yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn chúng ta xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm theo quy định khoản 6 Điều 25 Bộ
luật Tố tụng dân sự và Điều 610 BLDS năm 2005.
* Ai là người gây thiệt hại?
Theo tình tiết vụ án thì khoảng 11h ngày 24/01/2008 tại Km 32+380 tỉnh lộ 419
thuộc địa phận xóm Tiếu, xã Đại Y, huyện Chương M, Hà N, bà Kh đi bộ (đi trái chiều
đường). Cháu Tr đi xe đạp đã đâm vào bà Kh làm bà ngã xuống đường bị chấn thương sọ
não. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, bà Kh được đưa đi cấp cứu và điều trị tại Viện Quân y
103 đến ngày 25/01/2008 thì bà chết.
Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì nguyên nhân xảy ra tai nạn do bà Kh không đi
đúng chiều đường quy định, cháu Tr đi xe đạp đúng phần đường nhưng đã đâm vào làm
bà, ngã xuống đường gây chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Như vậy, trong vụ án này
cả bà Kh và cháu Tr đều có lỗi. Bà Kh do đi không đúng chiều đường quy định dẫn đến
gây thiệt hại về tính mạng cho chính mình. Phía cháu Tr mặc dù đi xe đạp đúng chiều
đường quy định nhưng do không quan sát mặt đường, khi phát hiện ra bà Kh thì khoảng
cách đã quá gần, nên cháu Tr đã không kịp xử lý để xe đạp đâm vào bà Kh, làm bà Kh bị
22



ngã xuống đường bị chấn thương sọ não dẫn đến tử vong nên cũng có một phần lỗi. Vì
vậy, đây bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc
gây thiệt hại theo quy định tại Điều 617. Bà Kh và cháu Tr đều là người gây thiệt hại, nên
người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Ðiều 617 BLDS năm 2005 quy định:
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ
phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra
hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
* Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Hành vi điều khiển xe đạp thiếu quan sát của cháu Tr là nguyên nhân trực tiếp gây
ra cái chết của bà Kh, do cháu Tr có một phần lỗi gây thiệt hại. Tại thời điểm gây thiệt
hại cháu Tr mới 11 tuổi. Vì vậy, theo quy định tại Điều 606 BLDS năm 2005 anh H, chị
Y là bố mẹ của cháu Tr là đại diện đương nhiên theo pháp luật của cháu Tr nên anh H,
chị Y phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng cho bà Kh và tổn thất tinh
thần cho ông Th và các con của bà Kh là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật.
Ðiều 606 BLDS năm 2005 quy định:
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà
con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
23



3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có
người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi
thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường
thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh
được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi
thường.
* Về xác định thiệt hại:
Theo quy định tại Điều 610 BLDS thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại
có nghĩa vụ cấp dưỡng; tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng);
mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trong vụ án này,
nguyên đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là các con bà Kh chỉ yêu cầu chi
phí cho việc cứu chữa cho bà trước khi chết; chi phí cho việc mai táng và tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần cho chồng và các con bà Kh, do vậy, chỉ giải quyết trong phạm vi yêu
cầu của đương sự, do đó, không xem xét, giải quyết các chi phí khác. Tiền mai táng phí
cho bà Kh hết 7.100.000 đồng; tiền chi phí y tế trong thời gian bà Kh điều trị ở Viện
Quân Y 103 hết 12.200.000 đồng. Do đó, anh H, chị Y phải bồi thường thiệt hại cho cháu
Tr các thiệt hại về mai táng phí và y tế theo mức độ lỗi của cháu Tr. Về bồi thường thiệt
hại để bù đắp tổn thất tinh thần, anh H, chị Y cho rằng các con của ông Th, bà Kh đã
trưởng thành nên không đồng ý bồi thường. Tuy các con của ông Th, bà Kh là anh
Nguyễn Thiện X, anh Nguyễn Thiện Q, anh Nguyễn Thiện Đ, chị Nguyễn Thị L, chị
Nguyễn Thị N đều đã trưởng thành, nhưng việc bà Kh là vợ, là mẹ, là chỗ dựa về tình
thần cho ông Th và các con. Do đó bà Kh chết là sự mất mát không gì có thể bù đắp được
nên chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất tinh thần của nguyên đơn,
buộc anh H, chị Y có trách nhiệm bồi thường cho ông Th và các con của bà Kh mỗi

24



người theo mức độ tổn thất về tinh thần 05 tháng lương tối thiểu phù hợp với thực tế và
quy định của pháp luật.
Từ những căn cứ trên, vụ việc có thể được giải quyết như sau:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của
ông Nguyễn Thiện Th đối với anh Lương Viết H, chị Nguyễn Thị Hải Y.
2. Buộc anh Lương Viết H, chị Nguyễn Thị Hải Y phải bồi thường cho ông Nguyễn
Thiện Th: tiền mai táng phí; tiền chi phí cứu chữa bà Kh theo mức độ lỗi của cháu Tr;
tiền tổn thất về tinh thần cho ông Th 05 tháng lương tối thiểu.
3. Buộc anh Lương Viết H, chị Nguyễn Thị Hải Y phải bồi thường cho mỗi người
con của ông Th bà Kh là anh Nguyễn Thiện X, anh Nguyễn Thiện Q, anh Nguyễn Thiện
Đ, chị Nguyễn Thị N, chị Nguyễn Thị L tiền tổn thất về tinh thần là 05 tháng lương tối
thiểu.

25


×