Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH TUẦN ĐỊA LÝ THẾ GIỚI ĐỀ TÀI ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.94 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN VIỆT NAM HỌC
--------------------------------

BÀI THUYẾT TRÌNH TUẦN

ĐỊA LÝ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN VÀ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA
VÙNG TÂY NGUYÊN
Giảng viên:
Sinh viên: Nhóm
Lớp:

1


Hà Nội, tháng 10 năm 2020

MỤC LỤC
PHẦN 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...........................................................................................4
1.1. Thuận lợi..........................................................................................................5
1.2. Thách thức........................................................................................................5
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUN THIÊN NHIÊN.................7
2.1. Địa hình............................................................................................................7
2.2. Khí hậu.............................................................................................................7
2.3. Thủy văn........................................................................................................... 8
2.4. Tài nguyên động thực vật.................................................................................8


2.5. Tài nguyên khống sản.....................................................................................8
2.6. Đánh giá chung.................................................................................................8
2.6.1.

Thuận lợi................................................................................................8

2.6.2.

Khó khăn................................................................................................9

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ..............................................................................10
3.1. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................10
3.2. Cơ cấu kinh tế.................................................................................................10
3.2.1.

Theo lãnh thổ........................................................................................10

3.2.2.

Theo ngành...........................................................................................11

PHẦN 4. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI.................................................................................17
4.1. Thể chế chính trị.............................................................................................17
4.2. Dân cư – xã hội..............................................................................................17
4.2.1.

Dân cư..................................................................................................17

4.2.2.


Mức sống..............................................................................................17

4.2.3.

Văn hóa................................................................................................18

2


3


PHẦN 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

- Tọa độ địa lí:
220 N - 350 N
170Đ - 30Đ

 Tiếp giáp:
+ Phần biển đảo
Ấn Độ Dương: phía Đơng Nam
-Nam Đại Tây Dương: Phía Tây
Với đường bờ biển dài 2.798 km
+ Phần đất liền: có đường biên giới chung với các nước dài 4.862 km
Phía Tây Bắc: giáp Nambia (967km) và Botswana (1.840 km)
Phía Bắc: giáp Zimbabwe (255km)
Phía Đơng: giáp Mozambique (491km)
Chiều dài từ Bắc – Nam: 1.300km, chiều rộng Đông – Tây : 1.500km
Ngồi diện tích nằm trong lục địa Châu Phi, Nam Phi cịn bao gồm các đảo Marion
và hồng tử Edward.

Dịng biển:
Phía Đơng và Đơng bắc là dịng biển nóng Mũi Kim và dịng Mozambique → Khí hậu
ở bờ Đơng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè
Phía Tây là dịng lạnh Benghela→ Khí hậu khơ, ít mưa. Mùa hạ mát thường có sương
mù, mùa đơng lạnh, ít mưa
4


Cộng Hòa Nam Phi nằm ở cực Nam của châu Phi, với diện tích bề mặt là 1.219.912
km2. Nam Phi có chung biên giới phía Bắc với Namibia, Botswana, Zimbabwe,
Mozambique, Swaziland, Lesotho. Cịn 3 phía: Tây, Nam, Đơng được bao phủ bởi hai
đại dương là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, với đường bờ biển dài gần 3000km.
Đường bờ biển được quét bởi 2 luồng chảy chính là: luồng chảy MozambuquieAgulhas phía Đơng - ấm và luồng chảy Benguela phía Tây - lạnh. Sự trái ngược về
nhiệt độ giữa hai luồng chảy là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về nhiệt độ và thảm
thực vật giữa bờ biển phía Đơng và phía Tây của Nam phi.
Bao gồm 9 tỉnh:

1.1. Thuận lợi
Những dịng nước lạnh của bờ biển phía Tây giàu oxy, nitrat, photphat và sinh vật phù
du hơn bờ biển ở phía Đơng. Do đó mà ngành cơng nghiệp đánh bắt cá chủ yếu tập
trung ở bờ biển phía Tây.
Với vị trí địa lí của Nam Phi như vậy thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa, kinh tế với
các nước trong châu lục cũng như các nước trên thế giới.
Đồng thời với đường bờ biển dài → thuận lợi cho Nam Phi trong việc phát triển các
ngành kinh tế và giao thơng biển.
Vị trí đó đã tạo cho khí hậu ơn hịa, mát mẻ → thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp và
cư trú.
1.2. Thách thức
Có rất ít Vịnh và những hố tự nhiên ở gần bờ biển để phục vụ cho công tác cảng
biển…Cảng biển tự nhiên duy nhất nằm dọc cảng là vịnh Saldanha ở bờ biển phía Tây.

Tuy nhiên, khu vực này lại thiếu nước sạch và những tuyến đường để đi vào nội địa.

5


Hầu hết cửa sông không phù hợp để làm cảng biển bởi vì những bãi cát lớn đã chặn
đường vào gấn như suốt thời gian trong năm. Những bãi cát này được hình thành bởi
hoạt động của những luồng nước, sóng, những bãi trầm tích cùng với độ dốc thăm
thẳm của các con sông ở Nam phi. Chỉ những con sơng lớn nhất như Orange và
Limpopo là duy trì được những kênh đào thường trực xuyên qua các bãi cát. Do đó, có
thể nói rằng Nam phi khơng có những con sơng thích hợp cho tàu bè qua lại.

6


PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1. Địa hình
Phía sau dải đồng bằng ngắt qng ven biển là vùng dốc lớn, trong đó có dãy
Đra-ken-bec, có đỉnh cao 3408m. Vùng nội địa là một cao nguyên rộng lớn, uốn nếp ở
phía Tây và cao lên tới hơn 2400 m về phía Đơng. Phần lớn vùng phiá Tây là nửa sa
mạc. Vùng chủ yếu của phía Đơng là đồng cỏ
 Đại bộ phận thuộc cao nguyên Nam Phi nên địa hình chủ yếu là cao nguyên và
núi, chỉ có một ít là đồng bằng.
 Cao ngun
+ Có kiến tạo cổ, bề mặt tương đối bằng phẳng, ít có núi cao.
+ Phần lớn lãnh thổ có độ cao trên dưới 1000m. Địa hình cao dần về phía
Đơng Nam.
+ Điển hình: Dãy núi Drakensberg nằm gần bờ biển Đơng Nam với nhiều
ngọn núi cao > 2.500m; Đỉnh cao nhất là Njesuthi: 3.408m
 Đồng bằng

+ Nhỏ hẹp tập trung chủ yếu ở ven biển.
+ Có 12,1% diện tích đất tự nhiên là đất canh tác.
+ 0,7% diện tích đất tự nhiên có thể trồng cây lâu năm.
+ 14.980 km2 diện tích đất được tưới nước.
 Đánh giá:
So với nhiều nước Châu Phi, địa hình và đất đai của cộng hịa Nam Phi có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và
đời sống sinh hoạt của con người.
Dãy núi Drakensberg nằm gần bờ biển phía Nam chạy theo hướng vịng cung và
ăn sát biển tạo nên bức tường chắn gió Đông Nam mang theo ẩm từ biển vào làm cho
càng vào trong lục địa khí hậu càng khơ
2.2. Khí hậu
Đại bộ phận lãnh thổ Nam Phi có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
 Nhiệt độ trung bình:
+ Tháng I: từ 18 – 270C
+ Tháng VII: từ 7 - 100C
 Khí hậu có sự phân hóa theo vùng và theo độ cao:
7


+ Vùng cao ngun phía Đơng: khơ và có nhiều nắng, mùa đông nhiệt độ cao
nhất là 200C, thấp nhất là 50C.
+ Vùng Tây Nam Cape: khơ và nóng, về mùa hè nhiệt độ cao nhất khoảng
260C, thỉnh thoảng có gió. Về mùa đơng lạnh, thỉnh thoảng có tuyết ở
những đỉnh núi cao.
2.3. Thủy văn
Cộng hịa Nam Phi có nhiều sông, chủ yếu là sông ngắn và dốc nhiều thác ghềnh.
Chảy từ vùng núi, cao ngun ra phía biển.
→ Có giá trị lớn về thủy điện, ít có giá trị về giao thông và nông nghiệp.
 Hai sông lớn nhất:

+ Sơng Orange, bắt nguồn từ phía nam dãy Drakenbec ở phía đơng và đổ
sang Đại Tây Dương.
+ Sơng Limpopo bắt nguồn từ phía bắc dãy Drakenbec đổ ra Đại Tây Dương.
+ Các vùng ven biển (đặc biệt vùng ven biển Ấn Độ Dương) có nhiều sơng
nhỏ → các sơng đều có giá trị lớn về thủy điện.
2.4. Tài nguyên động thực vật
 Thực vật tự nhiên phổ biến ở Nam Phi là thảo nguyên và savan, với nhiều cây
bụi và cỏ cao
 Tại sườn Đông dãy Draenbec và miền cực Nam có rừng thưa
 Động vật ở đây khá phong phú như sư tử, báo, hươu cao cổ, mèo rừng, tê
giác…
→ Có giá trị phát triển các loại hình du lịch quan sát thú và nghiên cứu khoa học
- Do bị săn bắn bừa bãi nên số lượng các loài động vật quý ở đây đã bị suy giảm nhiều
2.5. Tài nguyên khoáng sản
 Nam phi là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhất Châu Phi. Từ lâu
nam Phi đã nổi tiếng thế giới về trữ lượng và sản lượng khai thác vàng, kim
cương, kim loại đen, kim loại màu, năng lượng, kim loại phóng xạ (Vàng, kim
cương, antimony, quặng sắt, mangan, niken, gas tự nhiên, than đá…)
→ Là nguyên liệu cho phát triển công nghiệp + nguồn xuất khẩu có giá trị thu ngoại tệ
lớn cho đất nước

8


2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Thuận lợi
Mang tính chất cận nhiệt đới nên điều kiện khí hậu điển hình của Nam phi là ấm
và biến nó thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch.
Khác với các quốc gia ở Châu Phi thì vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (Địa hình,
khí hậu, sơng ngịi, sinh vật, khống sản…) của Nam Phi có ảnh hưởng rất to lớn đối

với tự nhiên cũng như kinh tế của đất nước này.
Với địa hình và đất đai như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp và sinh sống của con người…
Đặc biệt đây là quốc gia có rất giàu về tài nguyên khoáng sản: vàng, kim
cương…Đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Phi đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nên
những thế mạnh riêng
2.6.2. Khó khăn
Nam Phi hiện nay đang phải chịu thảm họa thiên nhiên là các vấn nạn về môi
trường tự nhiên như: Thiếu các sơng có giá trị về giao thơng và các hồ nguồn nước đã
thay đổi thành phần nước, sự ô nhiễm các dịng sơng do hoạt động nơng nghiệp, nước
thải ở các đơ thị, ơ nhiếm khơng khí gây ra mưa axit, xói mịn đất đai, hoang mạc hóa,
gia tăng nhu cầu sử dụng nước ngọt vượt quá khả năng cung cấp

9


PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Công nghiệp chiếm 39 %, nông nghiệp: 5% và dịch vụ: 56% GDP. NamPhi là
nước có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, cơng nghệ phát triển nhất ở Châu Phi
Nam Phi là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới, chiếm 35% tổng giá trị xuất
khẩu của Nam Phi. Nam Phi cũng là một nước sản xuất chủ yếu U-ra-ni-um, kim
cương, crôm, an-ti-moa, platin và than, sản xuất điện năng đạt 187 tỷ kwh (nhiệt điện
chiếm 93%), tiêu thụ 181,404 tỷ kwh. Than đáp ứng 3/4 năng lượng của Nam Phi, các
ngành hóa chất, chế biến lương thực, dệt, xe có động cơ và cơ khí điện là các ngành
cơng nghiệp chủ yếu. Sản phẩm nông nghiệp chiếm 1/3 tổng số sản phẩm xuất khẩu
của Nam Phi, gồm hoa quả, nho, len và ngô. Mức sống của người da trắng vàngười
da mầu rất không đồng đều. Một số nhà đầu tư rút khỏi Nam Phi vào những năm 70
và 80 làm tăng xu hướng tự lập ở đây. Từ năm 1995 đến nay kinh tế Nam Phi được
phục hồi xuất khẩu đạt 28,7 tỷ, nhập khẩu 27,2 tỷ USD.
3.1. Tăng trưởng kinh tế

Phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Tình trạng tăng trưởng kinh tế Nam Phi cuối thập kỷ 1970 - đầu 1980 sụt giảm
mạnh, sự phân biệt chủng tộc trầm trọng, gây mất an ninh chính trị - xã hội, dẫn đến
sung đột, bạo lực, khủng hoảng, thất nghiệp, thất học, nghèo đói, tội phạm, bệnh dịch,
nợ nước ngồi chồng chất, buộc thế giới phải áp dụng lệnh cấm vận đối với chế độ
Apacthai vào năm 1985, ngay sau đó hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài lần lượt rút vốn
khỏi Nam Phi, các nhà tài trợ dừng hoạt động cho vay mới, khiến nền kinh tế khơng
những trì trệ, mà xã hội trở nên hỗn loạn, đất nước bị cô lập với khu vực, tụt hậu với
thế giới.
Sau khi tiến hành cải cách xây dựng xã hội dân chủ, phát triển kinh tế thị trường
gắn với hội nhập quốc tế, thông qua cải cách thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển
dịch cơ cấu ngành, mở rộng hợp tác quốc tế, Nam Phi đã dần phục hồi tăng trưởng
kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.
3.2. Cơ cấu kinh tế
3.2.1. Theo lãnh thổ
Theo xếp hạng của Liên hiệp quốc, Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập loại
trung bình và sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; tài chính, truyền thơng và
năng lượng rất phát triển, thị trường chứng khoán xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế
giới. Nam Phi có một cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ phân phối hàng hóa hiệu quả, tăng
trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, phân cách giàu nghèo đang gia tăng. Tổng
10


sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua tương
đương, đặt nước này vào vị trí một trong năm mươi nước giàu nhất thế giới
Theo nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển; tuy nhiên, sự phát triển này
chủ yếu tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và
Pretoria/Johannesburg. Ngồi bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy và tình
trạng nghèo khổ vẫn hiện diện dù đã có những nỗ lực của chính phủ.
3.2.2. Theo ngành

 Nơng nghiệp
Nam Phi có lĩnh vực nơng nghiệp rộng lớn và là nhà xuất khẩu các sản phẩm
trang trại lớn. Có tới hàng ngàn hợp tác xã nơng nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp
trên khắp đất nước, và những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chiếm 8% tổng xuất
khẩu Nam Phi trong năm năm qua. Công nghiệp nông nghiệp chiếm khoảng 10% nhân
cơng chính thức, khá thấp so với những khu vực khác tại châu Phi, cũng như cung cấp
việc làm cho những lao động bán thời gian và đóng góp khoảng 2.6% Tổng sản phẩm
quốc nội cho quốc gia. Tuy nhiên, vì đất đai khơ cằn, chỉ 13.5% diện tích có thể sử
dụng cho trồng cấy, và chỉ 3% được coi là đất có nhiều tiềm năng.

Hình 1 Người lao động làm việc trên một nông trại ở vùng trung tâm Mpumalanga

Dù lĩnh vực trang trại thương mại khá phát triển, người dân tại một số vùng nông
thôn vẫn sống nhờ nông nghiệp. Đây là nước sản xuất rượu lớn thứ tám thế giới, và
thứ mười một về hạt hướng dương. Nam Phi là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông
nghiệp và thực phẩm, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất gồm đường, nho,
chanh, xuân đào, rượu và các loại hoa quả. Loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất tại
Nam Phi là ngô, và ước tính hàng năm 9 triệu tấn được chế tạo, và 7.4 tấn được tiêu
thụ. Thú nuôi cũng phổ biến tại các trang trại Nam Phi, nước này sản xuất ra 85% tất
11


cả các loại thịt được tiêu thụ. Ngành công nghiệp chế biến sữa gồm khoảng 4.300 nhà
sản xuất sữa cung cấp việc làm cho 60.000 công nhân trang trại và mang lại sinh kế
cho khoảng 40.000 người khác.

Hình 2. Người nông dân trên nông trại.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp đã trải qua nhiều cải cách, một
số chúng gây nhiều tranh cãi, như cải cách ruộng đất và bãi bỏ quy định thị trường cho

các sản phẩm nơng nghiệp. Cải cách ruộng đất bị cả các nhóm nông dân và những
người công nhân làm thuê không ruộng đất chỉ trích, những người khơng ruộng đất
cho rằng sự thay đổi chưa đủ mạnh, những người sở hữu ruộng đất cho rằng đó là
cách đối xử phân biệt chủng tộc và thể hiện lo ngại tình trạng tương tự như chính sách
cải cách ruộng đất Zimbabwe có thể sẽ diễn ra, một mối lo ngại càng gia tăng sau
những lời bình luận của phó tổng thống nước này. Lĩnh vực này vẫn phải tiếp tục
đương đầu với nhiều vấn đề, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nước ngoài và tình
trạng tội phạm là hai thách thức nghiêm trọng nhất. Chính phủ đã bị cáo buộc khơng
cung cấp đầy đủ thời gian và tiền bạc để giải quyết vấn đề những cuộc tấn công trang
trại như với những dạng thức tội phạm khác.
Một vấn đề khác ảnh hưởng tới nông nghiệp Nam Phi là những thiệt hại về môi
trường do sự sử dụng không đúng đắn đất đai và sự thay đổi khí hậu tồn cầu. Nam
Phi dễ bị tổn thương vì sự thay đổi khí hậu và kết quả chính là tình trạng giảm sút
nguồn nước bề mặt. Một số dự đoán cho thấy nguồn cấp nước bề mặt sẽ giảm 60%
năm 2070 ở nhiều vùng thuộc Tây Cape. Để đảo ngược những thiệt hại do sự quản lý
đất đai sai lầm, chính phủ đã ủng hộ một kế hoạch khuyến khích phát triển bền vững
và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
12


Phong trào những người khơng có đất là một diễn biến độc lập ở Nam Phi. Nó
bao gồm những nơng dân và người sống trong những chiếc lán tạm bợ thuộc những
khu định cư trong thành phố...Phong trào những người khơng có đất tẩy chay cuộc
bầu cử nghị viện và có một lịch sử trước đó về vấn đề xung đột với các Quốc Hội
thuộc cái quốc gia Châu Phi. Phong trào những người khơng có đất có liên quan đến
thuật ngữ "Via Campesina" một cách quốc tế, và chi nhánh của nó ở Johannesburg đã
thành lập Liên minh những người nghèo khổ tại Nam Phi.
 Công nghiệp
Nam Phi là một trong những nước có nền cơng nghiệp phát triển nhất Lục địa
Đen và là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng về đầu tư nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế

phát triển và nền kinh tế thị trường sôi động. Đây cũng là một trong những nền kinh tế
được vận hành hiệu quả và hiện đại nhất của Châu Phi.
Năm 2013, ngành công nghiệp chiếm 29% GDP của Nam Phi, với giá trị khoảng
102 tỷ USD (GDP tính theo tỷ giá hối đối chính thức). Ngành cơng nghiệp sử dụng
26% lực lượng lao động tại Nam Phi, tương đương xấp xỉ 5 triệu người. Tốc độ tăng
trưởng của ngành công nghiệp trong năm 2013 đạt 0,9%.
Một số ngành cơng nghiệp chính của Nam Phi:

 Ngành khai thác khống sản
Nam Phi có trữ lượng khống sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất
và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương
đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong
lĩnh vực khai thác khống sản tính trên giá trị GDP.
Các loại khống sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng
sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và khơng màu, các khống sản cơng
nghiệp. Chỉ có 2 loại khống sản chiến lược là dầu thơ và bơ-xít khơng có mặt tại Nam
Phi.
Ngồi trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm
trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát
triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim,
kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia
đứng đầu về cơng nghệ khống sản mới, như cơng nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp
sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.
Cuối năm 2011, ngành cơng nghiệp khống sản Nam Phi là ngành có đóng góp
lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE

13


trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất

cho Nam Phi, đặc biệt là vàng – chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.
Ngành cơng nghiệp khai khống và các ngành cơng nghiệp liên quan có tầm
quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng
góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu
ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của
nước này:
- Tạo ra 01 triệu việc làm (500 nghìn việc làm trực tiếp và 500 nghìn việc làm
gián tiếp)
- Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)
- Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ
- Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)
Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng
quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản
phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường
thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng
để sản xuất điện thoại thơng minh (smartphones), vũ khí cơng nghệ cao, ô tô điện và
nhiều thiết bị điện tử khác.
Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào
các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt
loại khống sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng,
bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.
Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản
với mục đích chuyển hóa nền cơng nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm
thơ sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của
Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia
2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng
và các chương trình khác.

 Ngành cơng nghiệp sản xuất
Nam Phi đã và đang phát triển một ngành công nghiệp sản xuất đa dạng có nhiều

sức bật và tiềm năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất
đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quốc gia tăng trưởng và phát triển.
 Ngành công nghiệp sản xuất bao gồm các ngành lớn:
+ Công nghiệp chế biến nông sản:
14


Ngành này bao gồm chế biến các sản phẩm từ ngành nuôi trồng thủy hải sản, chế
biến các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả nội địa và nhập ngoại, sản xuất
và xuất khẩu bánh kẹo, sản xuất sợi thiên nhiên từ cây bông, gai, xizan, cây dâm bụt
Đông Ấn và dứa. Đây là lĩnh vực có đóng góp lớn thứ 3 vào GDP sau ngành hóa chất
và kim loại (theo Cục Thống kê Nam Phi năm 2012), với khoảng 280 triệu Rand trong
năm 2011, chiếm 20% đóng góp của ngành cơng nghiệp sản xuất. Ngành chế biến
nông sản cũng là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, với hơn 171 nghìn người
+ Cơng nghiệp ơ tô
Ngành này chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu hàng sản xuất, là một ngành
quan trọng đối với nền kinh tế. Năm 2011, ngành công nghiệp ô tô chiếm khoảng 6,8%
GDP. Tốc độ tăng trưởng chung của cả khu vực xuất khẩu linh kiện ô tô và phương
tiện vận chuyển hoành chỉnh (CBU) đạt 20,5% trong suốt giai đoạn từ 1995 đến 2011.
Ngành công nghiệp chế tạo ô tô và linh kiện là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư. Các hãng
xe lớn như BMW, Ford, Volkswagen, Daimler-Chrysler và Toyota cũng như các nhà
sản xuất linh kiện xe Arvin Exhaust, Bloxwitch, Corning… đều có các nhà máy sản
xuất tại quốc gia này.
+ Cơng nghiệp hóa chất:
Nam Phi có ngành cơng nghiệp hóa chất lớn nhất tại châu Phi, với cơ cấu đa
dạng và liên hợp, từ xử lý nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm. Đây là lĩnh vực
đóng vai trị cơ bản trong ngành cơng nghiệp quốc gia nói chung. Dầu khí, sản phẩm
hóa chất, sản phẩm cao su và nhựa đóng góp 318 triệu Rand trong GDP năm 2011,
chiếm khoảng 23% doanh thu của ngành công nghiệp sản xuất. Ngành này cũng thu
hút khoảng 200 nghìn lao động. Lĩnh vực chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí đốt

hóa lỏng và hóa dầu của Nam Phi là những mũi nhọn của ngành cơng nghiệp hóa chất
nước này, đồng thời được đánh giá có sự phát triển cao hàng đầu thế giới.
+ Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin:
Ngành công nghệ thông tin của Nam Phi vượt khá xa so với mức trung bình của
thế giới. Quốc gia này đã xây dựng được một nền công nghiệp điện tử, công nghệ
thông tin và truyền thông tinh vi, hiện đại với tổng số doanh nghiệp hoạt động lên tới
3000. Ngành công nghiệp IT của quốc gia này rất phát triển, nổi bật là lĩnh vực phần
mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngành công nghiệp viễn
thông chiếm hơn 7% GDP của Nam Phi. Với hơn 5,5 triệu máy điện thoại cố định,
Nam Phi đứng thứ 23 đồng thời là thị trường điện thoại di động lớn thứ 4 trên thế giới.
+ Ngành công nghiệp kim loại:
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, ngành kim loại chiếm khoảng 1/3
tổng giá trị ngành công nghiệp xuất khẩu. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép thế giới
15


năm 2010, Nam Phi giữ vị trí thứ 21 trên thế giới về sản xuất thép thô. Nam Phi cũng
là nhà sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, với 47% sản lượng thép thô của châu lục này
trong năm 2010. Ngành sản xuất các sản phẩm kim loại mầu như nhôm, đồng, kẽm,
thiếc… của Nam Phi cũng rất phát triển. Nam Phi là nhà sản xuất nhôm lớn thứ 8 trên
thế giới.
+ Ngành công nghiệp dệt may:
Từ năm 1994, Nam Phi đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để nâng cấp và hiện đại hóa nền
cơng nghiệp dệt may, da giày của quốc gia này nhằm tăng cường tính hiệu quả và sẵn
sàng cạnh tranh trên toàn cầu. Ngành dệt may Nam Phi khá đa dạng từ khâu sản xuất
sợi thiên nhiên và nhân tạo đến se sợi, dệt, đan, nhuộm và hoàn thiện sản phẩm. Nam
Phi là nhà sản xuất vải nỉ angora đứng số 1 và sản xuất len cừu đứng thứ năm thế giới.
+ Ngành du lịch:
Theo Hội đồng Du lịch Thế giới, “ngành công nghiệp khơng khói” của quốc gia
này thu hút nhiều lao động trực tiếp hơn ngành khai khống, dịch vụ truyền thơng, chế

tạo ơ tơ và hóa chất. Trong nửa đầu năm 2012, lượng khách du lịch đến Nam Phi vào
khoảng 4,4 triệu người. Nam Phi luôn là địa điểm được tin tưởng hàng đầu tại châu
Phi để tổ chức các sự kiện du lịch, kinh doanh.

16


PHẦN 4. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
4.1. Thể chế chính trị
Nam Phi theo thể chế Cộng hòa, Tổng thống đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.
Nội các được chỉ định bởi Tống thống.
 Hệ thống lập pháp lưỡng viện gồm Thượng viện và Hạ viện gồm 400 thành
viên, nhiệm kì là 5 năm.
 Hệ thống tư pháp gồm Tòa án Tối cao, Tòa án Cao cấp và Tòa án Phúc thẩm.
Các đảng phái chính trị:
 Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Phi (ACDP)
 Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC)
 Đảng Liên minh Dân chủ (DA)
 Đảng Tự do Inkatha (IFP)
 Đảng Dân tộc mới (NNP)
 Liên Đảng Dân chủ hành động (UDM)
Đến nay Nam Phi đã tham gia vào 60 tổ chức kinh tế - xã hội lớn của khu vực và
thế giới: G20, FAO, WHO, WTO, Interpol…
4.2. Dân cư – xã hội
4.2.1. Dân cư
 Nam Phi có quy mơ dân số khá đông 43,9 triệu người (2007), đứng thứ 25 trên
Thế giới
 Tỉ lệ tăng dân số: 0,46% (2005). So với các nước châu Phi, Nam Phi có tỷ lệ
dân thành thị cao và tỷ lệ gia tăng dân số thấp hơn.
 Mật độ dân số 36 người/ km2 (2007), nhưng phân bố không đều. Tập trung ở

vùng duyên hải và các trung tâm khai thác mỏ.
 Dân thành thị: 58% (2005)
 Các thành phố đông dân: Johannesburg, Durban, Elizabeth, Cape Town, East
London…
4.2.2. Mức sống
 Nam Phi có nền kinh tế phát triển nhất so với với các nước Châu Phi và có
mức sống cao nhất ở châu lục này.
 GDP/ người tăng khá nhanh: năm 2004 đạt 7.800 USD, năm 2006 đạt 9.500
USD, năm 2008 đạt 10.000USD/năm.
17


 Đầu tư cho giáo dục khá cao 5,4%GDP.
 Đầu tư cho y tế 8,7% GDP.
 Tỉ lệ người sử dụng nước sạch: 87%
4.2.3. Văn hóa
Nam Phi có nền văn hóa lâu đời và đa dạng thể hiện ở nghệ thuật ẩm thực, văn
hóa nghệ thuật, tơn giáo, ngơn ngữ, di sản văn hóa thế giới.
Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc
trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, hay thịt
nướng. Nam Phi cũng đã phát triển trở thành một quốc gia sản xuất rượu lớn, với một
số vườn nho thuộc loại tốt
Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Nhiều nhạc công da đen biểu diễn
bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ apartheid đã chuyển sang sử
dụng các ngôn ngữ châu Phi truyền thống, và phát triển một phong cách âm nhạc riêng
biệt được gọi là Kwaito - Kwaito là một thể loại âm nhạc nổi lên ở Soweto,
Johannesburg, Nam Phi, trong những năm 1990. Đây là một dạng biến thể của nhạc
gia đình có sử dụng các âm thanh và mẫu của Châu Phi. Điển hình là ở một dải nhịp
độ chậm hơn so với các phong cách nhạc house khác, Kwaito thường chứa các mẫu
vòng lặp giai điệu và bộ gõ hấp dẫn, các đường âm trầm sâu và giọng hát. Mặc dù có

những nét tương đồng với nhạc hip hop, Kwaito có một phong cách đặc biệt khi hát và
rap
Cộng đồng đa số người da đen trong nước với số lượng đông đảo tại các vùng
nông thôn chủ yếu vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, chính trong những cộng
đồng này, các truyền thống văn hóa đang tồn tại mạnh mẽ nhất; bởi những người da
đen cũng đang trải quá quá trình đô thị hoá và tây Phương hoá ngày càng nhanh, nhiều
nét văn hóa truyền thống đang mai một.
Nam Phi cũng có ảnh hưởng khá lớn trên phong trào Hướng đạo sinh, nhiều
truyền thống và lễ hội Hướng đạo sinh xuất phát từ những trải nghiệm của Robert
Baden-Powell (người thành lập Hướng đạo sinh) trong thời gian ông sống tại Nam Phi
với tư cách sĩ quan quân sự trong thập niên 1890. Hiệp hội Hướng đạo sinh nam Phi là
một trong những tổ chức thanh niên đầu tiên mở cửa chấp nhận thành viên từ mọi sắc
tộc tại Nam Phi.
* Thuận lợi
 Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế.
 Thành phần dân tộc đa dạng, góp phần tạo nên một nền văn hóa phong phú.
18


 Chính trị ổn định là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội Nam Phi…
 Hạn chế
Tuy nhiên, những vấn nạn và hạn chế chính của Nam Phi hiện nay:
 Dịch bệnh, nhất là HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS đứng thứ 2 Thế giới
và tỷ lệ người chết vì căn bệnh này đứng đầu Thế giới.
 Thất nghiệp chiếm 21,7% (năm 2008)
 Khoảng cách giàu nghèo lớn.
 Tỷ lệ dân sống dưới mức nghèo đói cao 50% (năm 2000)
 Trình độ dân trí chưa cao: tỷ lệ người biết chữ chỉ đạt 86,4% (năm 2003).
 Tuổi thọ trung bình thấp: 48,98 tuổi (2009)

 Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vẫn còn ở mức rất cao.
 Tình trạng nghèo đói, trẻ em suy dinh dưỡng ở Nam Phi

19


PHẦN 5. MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
Việt Nam và Nam Phi có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong nhiều năm qua.
Mối quan hệ lịch sử truyền thống tốt đẹp nêu trên luôn là nền tảng vững chắc cho sự
hợp tác ngày càng mạnh mẽ, đa dạng giữa Việt Nam và Nam Phi, nhất là sau khi hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993.
Hiện nay, hai nước đã xây dựng được các cơ chế hợp tác song phương quan
trọng như Diễn đàn Đối tác liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp Thương mại, Đối thoại
Quốc phòng. Nam Phi được coi là đối tác “hợp tác phát triển” quan trọng bậc nhất tại
châu lục của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế - thương
mại, ngoại giao, văn hóa, khoa học – cơng nghệ, mơi trường, du lịch.
5.1. Về chính trị
Năm 2019, quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nam Phi được đánh
dấu bằng một loạt các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa các Bộ trưởng hai nước tiêu biểu là
chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Quốc phịng Nam Phi tới Việt Nam vào tháng
8; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có chuyến thăm chính thức tới Cộng hịa Nam Phi
và có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống Nam Phi David Mabuza tại Pretoria ngày
5/11/2019; hay Kỳ họp lần thứ 4 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam – Nam Phi
do Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Cơng
Thương Nam Phi Fikile Majola đồng chủ trì nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế,
thương mại giữa hai nước…
5.2. Về kinh tế - thương mại
Nam Phi coi Việt Nam là một đối tác quan trọng tại Đông Nam Á. Theo Đại sứ
Nam Phi, Nam Phi hiện là quốc gia đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay tại châu Phi
mà Việt Nam thiết lập quan hệ “đối tác vì hợp tác và phát triển”.

Nam Phi hiên là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Viêt
Nam tại châu Phi
Có tiềm năng hợp tác lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, các
sản phẩm nông nghiệp của Nam Phi như trái cây, nước ép trái cây và rượu vang rất
được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Có tiềm năng thúc đẩy các sản phẩm linh kiện ô tô từ Nam Phi, và sản phẩm da
chế biến của Việt Nam cũng như hợp tác về năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm và
tài nguyên khoáng sản.
 Đánh giá lại quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trong trên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt trong năm 2019, Đại sứ Mpetjanet Kgaogelo Lekgoro khẳng
định Việt Nam có nhiều nét tương đồng về lịch sử, khát vọng giành độc lập, tự
20


do với các quốc gia ở Châu Phi. Theo Đại sứ, cùng với thời gian, mối quan hệ
giữa Việt Nam và Nam Phi tiếp tục nở rộ và gặt hái được nhiều thành tựu, kết
quả.

21



×