Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phân tích tình hình tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC VÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY
TỪ NHNN& PTNT CHO NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên – 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC VÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY
TỪ NHNN& PTNT CHO NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên – 2021



i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


ii

LỜI CÁM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các
cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh
Ngọc Lan - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo, cán bộ phịng Đào
tạo trường Đại Học Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ –Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần
thiết cho việc nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tơi, bạn bè, đồng nghiệp đã ln ở
bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập

và nghiên cứu luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Vân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................2
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................3
Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
1.1.1. Hộ nơng dân ......................................................................................................4
1.1.2. Tín dụng đối với hộ nông dân ...........................................................................4
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay của hộ nông dân
đối với ngân hàng nông nghiệp ...................................................................................5
1.1.4. Khái niệm về hiệu quả.......................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................8

1.3. Ý nghĩa của vốn đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ..........................................10
1.4. Ngân hàng nông nghiệp .....................................................................................10
1.4.1. Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp ..................................................10
1.4.2. Mục tiêu hoạt động..........................................................................................12
1.4.3. Đối tượng phục vụ...........................................................................................12
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........14
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................14
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: ..........................................................................14


iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................19
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin ................................................20
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ...........................................................................21
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................23
3.1. Khái quát chung về Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên .........23
3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển ..................................................................23
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động .........................................................23
3.2. Về công tác huy động vốn. .................................................................................24
3.2.2.Về công tác cho vay. ........................................................................................27
3.3 .Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng
tại chi nhánh từ 2017- 2019. .....................................................................................29
3.3.1.Về phía hộ gia đình. .........................................................................................29
3.3.2. Các tổ chức khác. ............................................................................................32
3.4. Tình hình vay, sử dụng vốn vay của các hộ điều tra tại huyện Đồng Hỷ
Thái Nguyên ..............................................................................................................32
3.4.1. Tình hình chung của các hộ nơng dân điều tra ...............................................32
3.4.2. Tình hình vốn vay của các hộ điều tra ............................................................33

3.4.4. Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra ..............................................................34
3.3.5. Kết quả sử dụng vốn vay của hộ .....................................................................36
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân
tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên .......................................39
3.5. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng
tại chi nhánh. .............................................................................................................42
3.5.1.Những mặt đạt được. ........................................................................................42
3.5.2.Những mặt tồn tại và nguyên nhân. .................................................................43
3.6. Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
cho khách hàng tại Agribank Huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên. ..................................48
3.6.1.Quan điểm và định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT
huyện Đồng Hỷ. ........................................................................................................48


v

3.6.2 Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
cho khách hàng...........................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1:Tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn
2017-2019........................................................................................................ 25
Bảng 3.2 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm ................. 26
Bảng 3.3 : Tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 ................ 27



vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Phân tích tình hình tiếp cận nguồn vốn vay từ NHNN&
PTNT cho nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nơng lâm
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu tình hình tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ
NHNN& PTNT cho hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên, từ đó,
đưa ra các giải pháp để người nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay và phát
triển kinh tế hộ nông dân trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực
tiễn về vay vốn ưu đãi cho hộ nông dân và các rào cản tiếp cận nguồn vốn
vay từ NHNN& PTNT cho hộ nơng dân; (2) Phân tích, đánh giá được tình
hình cho vay và sử dụng vốn vay NHNN& PTNT cho hộ nông dân; (3) Đề
xuất được giải pháp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay cho hộ nông
dân tại huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp
nhằm đánh giá thực trạng tình hình tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ NHNN&
PTNT cho hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên. Đồng thời luận
văn sử dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh, phương
pháp chuyên gia, sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để
phân tích kết quả tình hình tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ NHNN& PTNT

cho hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích các nội dung của tình hình tiếp cận nguồn
vốn vay ưu đãi từ NHNN& PTNT cho hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ- Thái


viii

Ngun, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi từ NHNN& PTNT cho hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ- Thái
Nguyên. Luận văn đưa ra được các giải pháp quan trọng nhằm tăng cường
công tác huy động vốn trong thời gian tới: Nâng cao năng lực vay vốn của hộ
nghèo; Hoàn thiện công tác cho vay đối với NHNN& PTNT cho hộ nơng
dân; Giải pháp cho chính quyền địa phương; Tăng cường mối quan hệ giữa
NHNN& PTNT với tổ chức chính trị xã hội. Bên cạnh đó tác giả đưa ra kiến
nghị đối với ngân hàng, các Sở ban ngành tỉnh Thái Nguyên để các giải pháp
có khả năng thực thi trong thực tiễn.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước ta đã có nhiều chuyển đổi trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa
xã hội và đời sống của nhân dân, trong đó sản xuất nơng, lâm nghiệp liên tục
đạt tốc độ phát triển cao.
Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời
sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Đảng và Chính phủ quan
tâm hàng đầu đến mặt trận nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

Hiện nay, phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn nghèo,
thiếu vốn trong sản xuất, chưa có biện pháp sử dụng vốn vay hợp lý. Với tốc
độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, người nơng dân chỉ có
đất đai và lao động mà thiếu vốn thì khơng thể áp dụng khoa học kỹ thuật và
mở rộng quy mơ sản xuất được. Từ đó, ảnh hưởng đến thu nhập của họ và gia
đình mình. Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào để tạo khả năng
kinh doanh tốt cũng như tạo ra những ưu thế về quy mơ thì hộ nơng dân cần
phải có đủ vốn sản xuất và biết cách phân phối và sử dụng có hiệu quả.
Vốn có vai trị rất quan trọng trong phát triển sản xuất, tạo thêm ngành
nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho
nhiều lao động và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Đối với hộ nơng dânvay vốn
đã giúp đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa
vụ, tiếp tục mở rộng ngành nghề tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Sử
dụng vốn vay tốt có hiệu quả thì kinh tế hộ sẽ phát triển, ngược lại nếu sử
dụng vốn vay khơng tốt khơng những làm cho hộ gặp khó khăn mà còn ảnh
hưởng trực tiếp tới các tổ chức tín dụng cho vay vốn.
Trên thực tiễn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến nguồn vốn
vay thì rất ít nghiên cứu.


2

Đồng Hỷ là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Ngun. Tồn
huyện có 16 đơn vị hành chính gồm: 2 thị trấn là TT Sông Cầu, TT Trại Cau
và 13 xã là: Hóa Thượng, Nam Hịa, Tân Lợi, Cây Thị, Hợp Tiến, Khe Mo,
Văn Hán, Hóa Trung, Quang Sơn, Văn Lăng, Tân Long, Hịa Bình, Minh
Lập…Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 461,77km2. Trong đó đất lâm
nghiệp chiếm 40,8%, đất nông nghiệp 26,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các
cơng trình cơng cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%.với khoảng 20
dân tộc cùng sinh sống (dân tộc Tày chiếm 20,93%; dân tộc Dao 16,95%; dân

tộc Kinh 30,16%; dân tộc Mơng 27,4% cịn lại là các dân tộc khác ( Người
Ngái, Hoa, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay….) chiếm 4,56%.
Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, tơi chọn đề tài “Phân tích
tình hình tiếp cận nguồn vốn vay từ NHNN& PTNT cho nông dân trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vay vốn cho
nơng dân và các hình thức tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng nông
nghiệp cho hộ nơng dân.
- Phân tích, đánh giá được tình hình cho vay và thực trạng tiếp cận vốn
vay của hộ nông dântại Ngân hàng nơng nghiệp huyện Đồng Hỷ
- Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi trong q trình tiếp cận
nguồn vốn hộ nông dântại Ngân hàng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ;
- Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay tại Ngân hàng nông nghiệphuyện Đồng Hỷ trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tiếp cận nguồn vốn vay và
các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay cho nông dân tại huyện
Đồng Hỷ


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại 03 xã thuộc huyện Đồng Hỷ
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu
thập trong các năm từ năm 2016-2018; Các số liệu sơ cấp khảo sát số liệu sản
xuất chè của các nông hộ trong năm 2019.
- Phạm vi nội dung: Phân tích, đánh giá được tình hình cho vay và tiếp

cận vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
huyện Đồng Hỷ cho nông dân; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình
tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ. Đề
xuất được giải pháp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay cho hộ nông
dân tại huyện Đồng Hỷ đến năm 2025.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Luận văn cho thấy được các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay
của Ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nơng dân đã được hệ thống hóa một
cách đầy đủ, toàn diện và khoa học.
Về thực tiễn: Đánh giá được thuận lợi, khó khăn của việc vay và sử
dụng vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ. Xác định vấn đề
còn tồn tại của hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp. Đề tài là cơ sở
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn đầu tư từ Ngân hàng nông nghiệp.
Đánh giá tầm quan trọng của vốn vay trong phát triển kinh tế hộ nông dân và
phát triển nông thôn. Đồng thời cũng giúp nắm bắt được những tồn tại, khó
khăn, trở ngại trong việc đưa vốn vay đến tay của các hộ nông dân, việc sử
dụng vốn có hiệu quả. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh trong khâu huy
động vốn, tích lũy, cho vay và sử dụng có hiệu quả. Khi đề tài được hồn
thành nó sẽ là tài liệu cho các cán bộ và các cơ quan, tổ chức địa phương. Nó
là tài liệu quan trọng trong phát triển tín dụng nông thôn.


4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hộ nông dân
Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nơng
nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng

thơn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nơng nghiệp và
khơng có liên quan với cơng nghiệp. Hay nói cách khác, nơng hộ có phương
tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất;
ln nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng
tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hồn chỉnh[1].
1.1.2. Tín dụng đối với hộ nơng dân
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức
nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một cá nhân
hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn
và thu hồi món vay…
1.1.2.2. Tín dụng đối với nơng dân
Để khuyến khích phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, thời gian qua,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng như: Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp,
nông dân, nơng thơn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng đối
với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn được Chính phủ ban hành năm 2010;
Quyết định số 899/ QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và
phát triển bền vững”... Theo đó, Nghị định 41 đã được sửa đổi, bổ sung hồn
thiện thơng qua Nghị định 55/2015/NĐ-CP và gần đây nhất là Nghị định số
116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị


5

định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,
với nhiều điểm đột phá, như: Nâng gấp đơi mức cho vay khơng có tài sản bảo
đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; Bổ sung chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp thực hiện đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nơng nghiệp; Hồn thiện chính sách xử lý rủi ro đối với khách

hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; Bổ sung quy
định về quản lý dịng tiền liên kết trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần hạn
chế rủi ro tín dụng và khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay...
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay của hộ nông dân
đối với ngân hàng nông nghiệp
1.1.3.1. Nhân tố khách quan
a. Cơ chế cho vay
Cơ chế cho vay ủy thác của Ngân hàng nơng nghiệptiếp tục kế thừa,
hồn thiện và phát triển các nghiệp vụ cho vay trước đây của NHPV người
nghèo, của các NHTM và Kho bạc Nhà nước,...đã giảm bớt được nhiều thủ
tục hành chính, phù hợp thực tế hơn.
b.Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng
thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP,
thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các đối tượng được quy định
tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định về tín dụng đối với người nơng dân và
các dối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt
lãi suất giữa khu vực II và khu vực III. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng
130% lãi suất cho vay.
Nhìn chung lãi suất cho vay của Ngân hàng nông nghiệpthấp hơn lãi
suất của NHTM rất nhiều. Rủi ro trong cho vay là rất cao do năng lực tài
chính của người vay thấp hoặc khơng có điều kiện làm ăn thuận lợi. Cho vay
với lãi suất thấp một mặt hỗ trợ tài chính cho người vay nhưng mặt khác đã













×