Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

giáo án chủ đề thế giới thực vật mẫu giáo 4 tuổi 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.96 KB, 38 trang )

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐỀ: Thế giới thực vật
Nhánh 4: Một số loại cây lương thực
( Thực hiện từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 03 tháng 03 năm 2017)
Tuần thứ 25
A. KẾ HOẠCH TUẦN
I. THỂ DỤC SÁNG:
Bài: tập với động tác: Hô hấp 1, tay(vai) 2, lưng( bụng ) 2, chân 4,
bật(nhảy) 3.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát tập đúng động tác của bài tập phát triển chung.
- Rèn luyện thói quen tập thể dục sáng đều đặn,
- Thích được tập thể dục, rèn luyện sức khoẻ cho trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm, động tác bài tập
- Vòng thể dục.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định- xếp đội hình- gây hứng thú:
- Kiểm tra trang phục của trẻ.
- Cho lớp xếp thành 3 hàng dọc => cô hô chuyển - Thực hiện theo cô.
đội hình hàng ngang.
- Cho trẻ khởi động các khớp nhỏ
- Trẻ khởi động cùng cô
Hoạt động 2: Khởi động:
- Cho trẻ đi 1 - 2 vòng nhẹ nhàng, đi kết hợp các - Trẻ đi theo cô các kiểu
kiểu đi-> Chạy và về đội hình 3 hàng ngang. Dãn đi.
cách đội hình
Hoạt động 3: Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:


- ĐT HH1: Gà gáy: Đưa hai tay khum trước - Tập theo cô 4 lần x 4
miệng và gáy ò. ó. o
nhịp
- ĐTTay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao. ( 4 lần 4
nhịp)
+ Nhịp 1: Bước chân sang trái, đồng thời đưa hai
tay dang ngang lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Đưa hai tay lên cao (lòng bàn tay
hướng vào nhau).
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, sau đố đổi chân.
- ĐT Bụng lườn 2: Đứng nghiêng người sang hai
bên: ( 4 lần 4 nhịp)
- Trẻ tập 4 lần x 4 nhịp
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước, tay
giơ cao , lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 3: Nghiêng người sang phải.
1


+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- ĐTchân 4: Đứng co 1 chân ( 4 lần 4 nhịp)
+ TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông
- Tập theo cô
+ Nhịp 1: Co chân trái, cẳng chân vng góc với
đùi.
+ Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 3: Co chân phải- như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.

- ĐT Bật nhảy 3: Bật tách chân- khép chân( 4 lần
4 nhịp)
Hoạt động 4 . Hồi tĩnh:
- Đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
- Đi nhẹ nhàng
* Bài tập theo lời ca: Em yêu cây xanh
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát tập đúng các động tác của bài tập phát triển
trung tương ứng với lời ca.
- Rèn luyện thói quen tập thể dục sáng đều đặn,
- Thích đựơc tập thể dục, rèn luyện sức khoẻ cho trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm, động tác của bài tập
- Trang phục gọn gàng.
- Xắc xô
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định- xếp đội hình- gây hứng
thú:
- Kiểm tra trang phục của trẻ.
- Thực hiện theo cô .
- Cho lớp xếp thành 3 hàng dọc => cơ hơ chuyển đội
hình hàng ngang. Cho trẻ khám tay.
- Khởi động cùng cô
- Khởi động các khớp nhỏ : Cổ, tay, vai, hông, gối,
cổ chân.
Hoạt động 2: Khởi động.
- Trẻ đi theo cô các kiểu
- Cho trẻ đi 1 - 2 vòng nhẹ nhàng, đi kết hợp đi kết đi.

hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cơ-> Chạy và về
đội hình 3 hàng ngang. Dãn cách đội hình
Hoạt động 3: Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
- ĐT hô hấp: Thổi nơ bay “ Hai tay khum trước - Tập theo cô.
miệng và thổi mạnh về phía trước mở rộng 2 tay sang
ngang” “ Em rất thích trồng nhiều cây xanh…để mùa
2


xuân mãi mãi của em”.
- ĐT Tay: “ 2 tay đa ra ngang lịng bàn tay ngửa, sau
đó đa hai tay ra phía trớc lịng bàn tay úp"
“ Em
rất thích trồng nhiều cây xanh…để mùa xuân mãi
mãi của em”.
- ĐT Bụng: Đứng 2 tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, sau đó cúi gập người về phía trước
mũi tay chạm chân. “ Em rất thích trồng nhiều cây
xanh…để mùa xuân mãi mãi của em”.
- ĐT chân: 2 tay chống hông, nhấc chân ngang đùi
đồng thời đưa chân duỗi thẳng về phía trước: “ Em
rất thích trồng nhiều cây xanh………để mùa xuân
mãi mãi của em”.
- ĐT Bật nhảy: Bật chân trước chân sau: “ Em rất
thích trồng nhiều cây xanh………để mùa xuân mãi
mãi của em”.
Hoạt động 4 . Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
II. HOẠT ĐỘNG GĨC

- Tập theo cơ


- Tập theo cơ

- Tập theo cơ

- Tập theo cơ

- Đi nhẹ nhàng

1. Tên các góc chơi.
1.1. Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống .
1.2.Góc xây dựng: Xây cánh đồng.
1.3. Góc nghệ thuật- Tạo hình: Biểu diễn văn nghệ hát - múa - đọc thơ.
1.4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề.
1.5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa.
2. Mục đích u cầu:
2.1 Kiến thức:
- Góc XD: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong
phú để xây dựng cánh đồng. Biết phối hợp, sử dụng những sản phẩm, đồ dùng đồ
chơicủa các nhóm khác vào góc chơi của mình.
- Góc phân vai: Trẻ phản ánh được công việc của người bán hàng, người
mua hàng ( người bán hàng biết mời chào khách, niềm nở, giới thiệu hàng hố, nói
giá tiền, biết xin mời – cám ơn khách hàng – người mua biết nói tên hàng mình cần
mua, biết cảm ơn sau khi mua hàng…)
- Biết chơi thành nhóm, biết thoả thuận, phân vai chơi, bàn bạc chủ đề chơi
trong nhóm, biết thể hiện phối hợp hành động chơi trong nhóm, tích cực giao tiếp
với
\nhau trong khi chơi.
- Góc học tập: Biết thảo luận với nhau và xem tranh ảnh, sách về chủ đề.
- Góc nghệ thuật – Tạo hình: Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để vỗ theo

nhịp điệu của các bài hát.
- Góc thiên nhiên: Biết tưới cây, chăm sóc hoa.
2.2 Kỹ năng:
3


- Biết sử dụng sáng tạo các kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh các khối gỗ, gạch
để tạo thành cánh đồng, lựa chọn, bố cục cơng trình hợp lý, đẹp.
- Rèn kỹ năng thao tác thể hiện vai chơi, kỹ năng liên kết các vai chơi và các
nhóm chơi.
- Phát triển khả năng hoạt động cùng tập thể, khả năng tư duy, sáng tạo, trí
tưởng tượng cho trẻ.
2.3 Thái độ:
- Biết đồn kết giúp đỡ nhau trong q trình chơi
- Có ý thức tổ chức kỷ luật trong q trình chơi.
- Vui vẻ, tích cực, hứng thú trong khi chơi.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm, đồ chơi của nhóm.
3. Chuẩn bị:
- Đồ chơi các góc sắp xếp theo chủ điểm thuận lợi cho trẻ khi hoạt động.
- Đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng phù hợp cho từng góc chơi:
+ Góc phân vai: Các loại bát, đũa, thìa, bếp nấu ăn,…
+ Góc xây dựng: Gạch xây dựng, các khối gỗ, hàng rào, cây xanh,…
+ Góc nghệ thuật: Trống cơm, phách tre, xắc xơ,…
+ Góc học tập: Các loại sách, tranh, về cây xanh.
+ Góc thiên nhiên: Bộ dụng cụ chăm sóc cây .
4. Cách tiến hành:
Hoạt động của cơ
Hoạt động của trẻ
Bước 1: Trị chuyện - gây hứng thú.
- Cơ trị chuyện về một số loại cây lương thực mà - Trẻ thực hiện theo cô

trẻ biết.
=> Hướng trẻ vào góc chơi
Bước 2: Thoả thuận trước khi chơi:
- Cơ gợi ý trẻ về các góc chơi trong lớp :
+ Chúng mình có biết hơm nay chúng ta học chủ - Thế giới thực vật
đề gì khơng?
+ Vậy chúng mình sẽ chơi những góc nào để thực - Góc HT, NT- TH, Phân
hiện cho chủ đề này?
vai, xây dựng.
- Cho trẻ trao đổi và nói về các góc.
VD: Góc xây dựng có những gì? Chúng mình dự
- Xây cánh đồng .
định chơi trị chơi gì? Bạn nào sẽ chơi ở góc xây
dựng=> Cơ gợi ý để trẻ đưa ra chủ đề chơi và chơi
trị gì? Cơ gợi ý để trẻ tự thỏa thuận phân vai chơi
trong nhóm, trao đổi với nhau về nội dung chơi,
- Trao đổi với cô về chủ đề
các công việc của vai chơi trong nhóm ( Để xây
chơi, nhận góc, về góc và
dựng được cánh đồng các bác sẽ phải làm gì? Bác thỏ thuận với nhau về nội
nào sẽ là người chuyên chở vật liệu xây dựng?
dung chơi, các công việc
Bác nào sẽ là thợ xây? Các bác định cử ai làm
của vai chơi.
nhóm trưởng để chỉ đạo cơng trình xây dựng?
4


Theo các bác nên xây công viên cánh đồng như
thế nào cho đẹp?

- Các góc khác: Tương tự.
Bước 3: Qúa trình chơi.
- Cơ quan sát, động viên gợi ý các vai chơi, nhóm
chơi liên kết với nhau. Nếu trẻ chưa biết chơi cô
nhập vào vai chơi chơi cùng trẻ.
Bước 4: Nhận xét sau khi chơi.
- Kết thúc giờ chơi cô cùng trẻ đến từng góc chơi
để cho trẻ tự nhận xét về góc chơi của mình. Cơ
đến nhận xét các góc phụ trước sau đó cho trẻ về
góc chủ đạo để nghe nhóm trưởng giới thiệu, nhận
xét về góc chơi của nhóm mình.
- Cơ nhận xét chung: Tập trung vào nội dung của
các góc và sự phối kết hợp các góc xoay quanh
chủ đề và hỗ trợ nhau như thế nào, sự đan kết các
nhóm.
- Cơ cùng trẻ cất dọn đồ chơi.

- Trẻ chơi ở các góc

- Nhận xét chơi

- Lắng nghe

- Cất dọn đồ chơi với cơ.

III. TRỊ CHƠI CĨ LUẬT
1. Tên các góc chơi.
1.1. Trị chơi vận động: Tung cao hơn nữa; Trồng nụ trồng hoa.
1.2. Trò chơi học tập: Thi hái quả ; Cửa hàng bán hoa.
1.3. Trị chơi dân gian: Lộn cầu vồng.

2. Mục đích u cầu:
- Tăng cường sức khoẻ, rèn luyện phối hợp vận động tay, mắt.
- Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khoẻ.
- Trẻ nhận biết một số loại hoa qua mô tả.
- Giúp trẻ nhận biết và làm quen với tên gọi, màu sắc của các loại quả.
3. Chuẩn bị:
- Bóng cao su
- Sân rộng sạch sẽ.
- Mỗi trẻ 5-6 bông hoa thật ( hoặc tranh ảnh) có màu đỏ ( hoa hồng, hoa
đồng tiền, hoa mào gà…), màu vàng ( hoa cúc, hoa mướp, hoa mai, hoa thược
dược,…), màu tím ( hoa violet, hoa bìm bìm,…).
- Hình cây có treo quả cà chua xanh và cà chua đỏ.
- Lời bài đồng dao.
4. Tiến hành:
Trò chơi: Tung cao hơn nữa
- Cách chơi: giáo viên chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 quả bóng. Trẻ cầm bóng và
đứng ra ở chỗ rộng hoặc sân chơi trẻ tung bóng lên cao phía trên đầu của mình và
cố gắng bắt bóng bằng 2 tay vừa tung vừa đọc.
“ Qủa bóng con con
Qủa bóng trịn trịn
Tung cao em đỡ
5


Tung cao hơn nữa
Em bắt rất tài”
- Luật chơi: Trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay khơng được ơm
bóng vào ngực.
Trị chơi: Chồng nụ chồng hoa
- Cách chơi: 4 trẻ chơi 1 nhóm: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy, 2 trẻ ngồi đối diện

nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau. Bàn chân của cháu B sẽ
chồng lên các ngón chân của cháu A. 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về. Sau đó cháu A
lại trồng một nắm tay lên ngón chân của cháu B. 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về. Rồi
cháu B lại dựng tiếp một bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa, 2 trẻ nhảy qua,
nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay thế cho trẻ ngồi. Nếu nhảy
không chạm vào nụ vào hoa thì được trẻ ngồi cõng chạy một vịng. Sau đó tiếp tục
đổi vai chơi.
- Cho trẻ tiến hành chơi trong 3-5 phút.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi .
- Luật chơi: Nếu nhảy chạm vào nụ hoặc hoa thì phải ngồi thay thế cho bạn
khác.
Trị chơi: Cửa hàng bán hoa
- Cách chơi:
+ Tổ chức thành một quầy bán hoa, chọn một trẻ làm người bán hoa. Những
trẻ khác làm người mua . Người mua khi đến mua không được nối tên hoa mà phải
tả lại nét đặc trưng của lồi hoa đó. Ví dụ: Người mua nói: “ Bán cho tơi bơng hoa
màu hồng, cành có gai và lá có răng cưa”. Người bán hiểu lời mô tả và đưa hoa
cho người mua ( hoa hồng).
+ Nếu người mua nói chưa rõ thì các bạn khác bổ sung chi tiết cho rõ hơn.
Người bán phải đưa đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán đưa khơng
đúng thì người mua mơ tả lại lần thứ hai, người bán vẫn khơng đúng thì phải đổi
vai chơi.
- Luật chơi: Người mua phải mô tả đúng loại hoa mà mình cần mua, nếu người
mua mơ tả nhiều lần khơng đúng thì phải đổi vai chơi.
Trị chơi: Thi hái quả
- Cách chơi: Cô gọi 2- 3 trẻ lên. Mỗi trẻ hái một loại quả theo cùng một số
lượng mà cô yêu cầu. Tuỳ kiến thức trẻ đã học ( 1,2 hay 4,5) mà cô yêu cầu trẻ cần
hái mấy quả. Trẻ thi đua xem ai hái nhanh, đủ, đúng. Trẻ khác hát động viên “
Nhanh nhanhbạn ơi…” kiểm tra xem bạn hái có đúng khơng.
- Luật chơi: Hái nhanh và đúng theo số lượng yêu cầu của cô là thắng cuộc.

Trò chơi: Lộn cầu vồng
- Cách chơi: Hai trẻ một cầm tay nhau quay mặt vào nhau và đọc bài đồng
dao đến câu cuối cùng nhau lộn.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cơ mười bảy
.......................................
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.
6


- Cho trẻ cùng nhau chơi 3-4 lần. Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
B. KẾ HOẠCH NGÀY
Ngày soạn: 26/02 /2017
Ngày giảng:Thứ 2 ngày 27 tháng 02 năm 2017
I. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – TRỊ CHUYỆN.
1. Đón trẻ:
- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân dúng nơi quy định. Trao đổi với
phụ huynh về tình hình trẻ.
2. Thể dục sáng: Bài tập với động tác: Hô hấp; tay; bụng(lườn); chân; bật.
3. Trò chuyện: Trò chuyện về các loại cây xanh mà trẻ biết
- Mục đích: Trẻ biết kể về một số loại cây mà trẻ biết, biết được ích lợi của
cây đó.
- Tiến hành: Cơ cùng trẻ hát bài Em yêu cây xanh và đàm thoại
+ Vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói lên điều gì?
+ Con biết có những loại cây xanh gì? cây có lợi gì cho con người?
- Giáo dục: Biết ích lợi của các loại cây và biết cách chăm sóc chúng
II- HOẠT ĐỘNG HỌC

Tiết 1: Lĩnh vực PTTC
Bài tập PTC: Tay(vai), Lưng(bụng), Chân, Bật(nhảy).
VĐCB: Bị díc dắc qua 5 điểm – ném xa bằng 2 tay
1. Mục đích - yêu cầu:
1.1.Kiến thức: Trẻ biết tên bài tập tổng hợp : Bị díc dắc qua 5 điểm – ném
xa bằng 2 tay, thực hiện tuần tự các động tác dưới sự hướng dẫn của cô.
1.2.Kĩ năng: + Rèn luyện cho trẻ thao tác đúng, thuần thục khi di chuyền .
- Giúp trẻ phát triển nhanh nhẹn, khéo léo.
1.3. Thái độ: Trẻ hoàn thành nhiệm vụ quan tâm cộng tác với bạn trong khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, đảm bảo an tồn. Đích ném, ống cờ.
- Chuẩn bị của trẻ : Quần áo gọn gàng, trẻ đủ sức khoẻ để tập.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động1: Tạo hứng thú:
- Cơ và trẻ cùng trị chuyện về chủ đề .
- Trẻ trị chuyện cùng cơ.
Hoạt động 2: Khởi động:
Cho trẻ đi 1 - 2 vòng nhẹ nhàng, đi kết hợp các -Trẻ đi các kiểu đi theo cô.
kiểu đi theo hiệu lệnh của cô -> 3 hàng ngang. Dãn
7


cách đội hình.
Hoạt động 3 : Trọng động:
1. Bài tập phát triển chung:
- ĐTTay: Hai tay đưa trước , lên cao.( 3 lần 4
nhịp)
+ Nhịp 1: Bước chân sang trái, đồng thời đưa

hai tay ra trước lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Hai tay lên cao lòng ban tay hướng
vào nhau.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, sau đố đổi
chân.
- ĐT Bụng lườn: Đứng quay thân sang hai bên.
( 2 lần 4 nhịp)
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1
bước, tay chống hông.
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 3: Nghiêng người sang phải.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- ĐTchân: Ngồi khuỵu gối ( 4 x 4 nhịp )
+ Nhịp 1: Hai tay đưa ngang lòng bàn tay
ngửa
+ Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối hai tay đưa ra
trước,lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- ĐT Bật nhảy: Đứng 2 tay chống hông, bật chân
trước chân sau. ( 2 lần 4 nhịp)
2. Vận động cơ bản: Bị díc dắc qua 5
điểm – ném xa bằng 2 tay
- Cho trẻ chuyển thành đội hình 2
- Cô nêu tên vận động=> Cô làm mẫu: 2 lần
+ Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn.
+ Lần 2: Cô đứng tự nhiên khi có hiệu lệnh
“ bị ” cơ bị đi trong đường díc dắc đến chỗ rổ có
túi cát cô cầm túi cát bằng 2 tay, đứng chân trước

chân sau nhằm ném về phía trước. Sau đó cơ đi
nhẹ nhàng về cuối hàng đứng.
- Cho 2 trẻ khá lên thực hiện

- Trẻ tập theo cô.

- trẻ tập theo cô.

- Trẻ tập theo cô.

- Tập theo cô.

- Trẻ đứng 2 hàng dọc.
- Trẻ quan sát.

- 2 trẻ khá
8


- Cho từng tổ thi đua nhau thực hiện 2 vân động
trên.
- Chúng mình vừa thực hiện xong vận động gì?
Hoạt động 4: Hồi tĩnh- Kết thúc.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vịng quanh sân.
- Cơ nhận xét giờ học.

- Trẻ 2 tổ thực hiện
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Lắng nghe


Tiết 2: Lĩnh vực phát triển nhận thức
Bài: Sắp xếp các đối tượng và so sánh chiều cao của 3 đối tượng.
1. Mục đích yêu cầu.
1.1. Kiến thức:
- Củng cố chiều cao của 2 đối tượng
- Biết so sánh, sắp xếp thứ tự và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao của
3 đối tượng.
1.2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng so sánh sắp xếp thứ tự chiều cao của 3 đối tượng theo thứ
tự tăng hoặc giảm dần và diễn đạt phù hợp với cách sắp xếp.
- Giúp trẻ phát triển trí thơng minh, nhanh nhẹn khi chơi.
1.3. Thái độ.
- Trẻ có ý thức trong học tập, yêu quý cây xanh.
2. Chuẩn bị:
- Vi tính, ti vi.
- Mỗi trẻ có 3 cây độ cao khác nhau( vàng, xanh, đỏ) , thẻ số từ 1,2,3
- Tạo mơi trường có đồ dùng đồ chơi có độ cao khác nhau xung quanh lớp
- Bài hát “Em yêu cây xanh”
- Bảng con
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài em yêu cây xanh và đàm thoại về - Trẻ hát
nội dung bài hát.
+ Vừa hát bài hát gì?
- Em yêu cây xanh
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Cây xanh

+ Trồng cây xanh để làm gì?
- Làm bóng mát, ăn quả,…
Các con ạ cây xanh trồng để lấy bóng mát, ăn quả, - Lắng nghe
lấy gỗ,….vì vậy các con phải biết bảo vệ và chăm
sóc cho cây.
HĐ2: Bài mới “ Sắp xếp các đối tượng và so
sánh chiều cao của 3 đối tượng”.
Phần 1. Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
9


* Cho trẻ quan sát trên ti vi.
- Các con ạ ngày xưa có một cậu bé rất thích trồng
và chăm sóc cho cây chúng mình cùng xem vườn
nhà cậu bé có những cây gì nhé.
“ Cho trẻ xem cây màu vàng”
- Biết cậu yêu quý cây nên các cây đua nhau mọc
lên vườn nhà cậu bé chúng mình cùng xem cây gì
đây?
“ Cho trẻ xem cây màu tím”
- Cậu bé phân vân không biết chiều cao của 2 cây
này cây nào cao hơn và cây nào thấp hơn chúng
mình cùng giúp cậu bé nhé.
* Với cây màu nâu và cây màu tím cho trẻ so sánh
tương tự như cây màu vàng và cây màu tím.
Phần 2. So sánh chiều cao của 3 đối tượng.
- Cậu bé rất thích trồng cây xanh đấy biết lớp
chúng mình ngoan và giỏi cho nên cậu đã tặng cho
lớp mình rất nhiều cây xanh, chúng mình cùng
nhìn xem trong rổ có những cây xanh gì nhiều nào.

Để cho khu vườn của cậu bé có nhiều cây xanh
thật đẹp làm bóng mát hơm nay cơ và các con
cùng giúp cậu bé trồng cây nhé.
- Nào chúng mình cùng trồng cây nào.
+ Cơ xếp cây màu vàng ra trước
+ Xếp tiếp cây màu xanh
+ Sau cùng xếp cây màu đỏ
- Cô vừa trồng được mấy cây?
- Cho trẻ xếp cây ra bảng như cô
+ Các con vừa trồng được mấy cây?
+ Đó là cây màu gì nhiều?
- Cho trẻ đếm số cây vừa xếp ra bảng.
+ 3 cây tương ứng với thẻ số mấy?
* Cho trẻ nhận xét về 3 cây vừa xếp ra:
+ Các con có nhận xét gì về 3 cây xanh này?
+ Những cây này như thế nào với nhau?( Hỏi 2 – 3
cá nhân trẻ)
+ Cây nào cao nhất, thấp hơn và thấp nhất
- Để xem các bạn nói có đúng khơng chúng mình
cùng lấy thước đo xem nhé.
+ Cơ đặt thước lên đo cây màu vàng
+ Điều gì đã xảy ra khi cô đặt thước đo so với cây
màu vàng?
+ Vậy cây màu vàng so với cây màu xanh và đỏ
thì cây nào thấp nhất?
* Với cây màu xanh và mầu đỏ cô tiến hành tương

- Quan sát và lắng nghe

- Quan sát

- Trẻ nói cây màu vàng thấp
hơn cây màu tím, cây màu
tím cao hơn cây màu vàng.

- Lắng nghe

- Quan sát cô thực hiện

- 3 cây ạ
- Trẻ xếp
- 3 cây
- vàng, xanh, đỏ.
- Trẻ đếm số cây
- Thẻ số 3
- Trẻ trả lời
- Không bằng nhau
- Cây màu đỏ cao nhất, cây
màu xanh thấp hơn, cây
màu vàng thấp nhất
- Trẻ quan sát và thực hiện
- Cây màu vàng cao bằng
thước đo ạ
- Cây màu vàng ạ

10


tự như trên.
* Giáo dục trẻ: Bảo vệ và chăm sóc cho cây
- Lắng nghe

HĐ 3. Luyện tập củng cố.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 tổ
- Lắng nghe
+ Tổ 1 dán tranh cây xanh từ thấp đến cao
+ Tổ 2 dán tranh cây xanh từ cao đến thấp
- Cho trẻ chơi cô quan sát và gợi ý trẻ chơi.
- Trẻ chơi
- Kết thúc chơi cô nhận xét.
- Lắng nghe
HĐ 4: Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ.
- Lắng nghe
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có chủ đích: Quan sát cây xanh.
TC có luật: Tung cao hơn nữa
Lộn cầu vồng.
Chơi theo ý thích: Tự do theo ý thích ngồi sân trường
1. Mục đích u cầu
- Trẻ được dạo chơi và hít thở khơng khí trong lành.
- Trẻ biết quan sát và nhận xét về cây xanh.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn cây xanh trong sân trường.
2. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát
- Đồ dùng dồ chơi ngoài trời đàm bảo an toàn.
- Phấn, rổ đựng hột hạt.
3. Tiến hành
Hoạt động của cơ
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định- trị chuyện- gây hứng

thú:
- Kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ trước khi
- KT sức khỏe
đi thăm quan
Hoạt động 2: Quan sát có chủ đích
* Quan sát : Quan sát cây xanh
- Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường nhắc trẻ có ý - Quan sát về cây xanh
thức khi đi=> đi đến chỗ có cây xanh cho trẻ quan
sát
- Cô gợi ý trẻ bằng các câu hỏi gợi mở:
- Cô để trẻ tự QS, trao đổi, đàm thoại, nói lên
những phát hiện của mình=> Sau đó cơ tổng kết
nhấn mạnh lại một cách khoa học, chính xác, có
hệ thống.
11


Các con quan sát xem
+ Đây là cây gì?
- Trẻ kể
+ Bạn nào có nhận xét gì về cây xanh trong
- Có nhiều cây
trường?
+ Có những cây xanh gì nhiều ?
- Cây xoài, khế,….
+ Thân cây như thế nào ?
- Thẳng, cong
+ Thân cây có những gì?
- Sù sì
+ Lá cây to hay nhỏ ?

- Cành cây
+ Trồng cây để làm gì?
* Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh - Làm bóng mát
khơng ngắt lá ,bẻ cành để trường có nhiều cây
- Lắng nghe
xanh làm bóng mát...
Hoạt động 3: Trị chơi :
* Trị chơi có luật:
+ TC vận động: Tung cao hơn nữa
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi,( chơi 3- 4 lần)
+ TCDG: Lộn cầu vồng.
- Trẻ chơi trị chơi
* Chơi theo ý thích:
- Vẽ đồ dùng đồ chơi bé thích
- Chơi theo ý thích
- Nhặt lá cây
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
Hoạt động 4: Kết thúc – nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương
- Lắng nghe
VI. HOẠT ĐỘNG GĨC
1. Tên các góc chơi.
1.1. Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống .( Chủ đạo)
1.2.Góc xây dựng: Xây cánh đồng.
1.3. Góc nghệ thuật- Tạo hình: Biểu diễn văn nghệ hát - múa - đọc thơ.
1.4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề.
1.5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa.
2. Chuẩn bị và cách tiến hành: Thực hiện như bài soạn đầu tuần.
V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn

- CB đồ dùng ăn uống, phịng ngủ cho trẻ.
- Chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
- Ôn bài cũ: So sánh chiều cao của 3 đối tượng
- Làm quen với bài mới: Thơ “ Đồng lúa”
1. Mục đích- yêu cầu:
12


- Trẻ củng cố lại kiến thức của bài học buổi sáng, bước đầu làm quen với
những kiến thức sơ đẳng của bài mới.
2. Chuẩn bị:
- 3 cây xanh có độ cao khác nhau
- Tranh minh hoạ thơ.
3. Cách tiến hành:
HĐ1: Ôn bài cũ “ So sánh chiều cao của 3 đối tượng ”
- Cô cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh
- Cho trẻ quan sát 3 cây xanh và nhận xét về kích thước của 3 cây đó .
- Gọi cá nhân trẻ nhận xét
HĐ2: Làm quen với bài mới: Thơ Đồng lúa
- Cơ trị chuyện với trẻ về một số cây lương thực
- Cô đọc thơ cho cả lớp nghe 2-3 lần
- Dạy trẻ đọc thơ.
HĐ3: Kết thúc.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
VII . NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
- Cho trẻ ngồi theo tổ và nhận xét về tổ, về bản thân, về các bạn trong 1 ngày
ở lớp.
- Cơ nhận xét tun dương, khuyến khích trẻ ngoan, trẻ tích cực tham gia
các hoạt động trong lớp cùng cô, cùng các bạn, động viên, nhắc nhở những trẻ

chưa ngoan và những trẻ nhút nhát cần cố gắng.
- Cho trẻ ngoan lên cắm cờ bé ngoan.
- Trả trẻ: Nhắc trẻ lấy đồ dùng, kiểm tra tư trang trước khi ra về và trao đổi
với phụ huynh về tình hình chung của trẻ ở lớp, ở trường.
* Tăng cường tiếng việt.
* NHẬT KÝ
Tổng số trẻ đến lớp: ..............................................
- Số trẻ vắng mặt:
1:.................................................................Lí do:.......................................................
2:.................................................................Lí do:... ...................................................
3:.................................................................Lí do:.......................................................
- Tình hình chung về trẻ trong ngày:
+ Sức khỏe: ..................
+ Nề nếp:.....................................................................................................................
+ Thái độ tham gia hoạt động:....................................................................................
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ:
+ Sự việc tích cực:.......................................................................................................
.....................................................................................................................................
+ Sự việc chưa tích cực:..............................................................................................
13


.....................................................................................................................................

Ngày soạn:27 /02/2017
Ngày giảng:Thứ 3 ngày 28 tháng 02 năm 2017
I. ĐĨN TRẺ -THỂ DỤC SÁNG – TRỊ CHUYỆN.
1. Đón trẻ:
- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân dúng nơi quy định. Trao đổi với
phụ huynh về tình hình trẻ.

2. Thể dục sáng: Bài tập với động tác: Hơ hấp; tay; bụng(lườn); chân; bật.
3. Trị chuyện: Trị chuyện về một số loại cây xanh xung quanh trẻ:
*Mục đích yêu cầu :
- Biết được tên một số loài cây phổ biến và một số đặc điểm nổi bật cũng
như ích lợi của chúng.
*Tiến hành:
- Các cháu kể cho cô nghe về các loại cây mà cháu biết?
- Các loại cây đó có đặc điểm như thế nào?
- Chúng có tác dụng gì?
- Muốn có cây xanh chúng mình phải làm gì?
=> Giáo dục: Chăm sóc các loại cây xanh để có một bầu khơng khí trong
lành.
II- HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Thơ: Đồng lúa.
1. Mục đích yêu cầu :
1.1 Kiến thức :
- Trẻ nhớ được tên bài thơ tên tác giả, hiểu được nội dung của bài thơ , đọc
thuộc bài thơ .
1.2 Kỹ năng :
- Rèn cho trẻ cách đọc thơ diễn cảm .
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
1.3 Thái độ: Thông qua bài thơ trẻ biết chăm sóc bảo vệ cho cây, biết ích lợi của
cây xanh.
2. Chuẩn bị: + Tranh minh hoạ thơ.
+ Đàn đài.
+ Vi tính
14



3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Tạo hứng thú, ôn bài cũ
- Cô cùng trẻ hát bài Đồng lúa và đàm thoại về nội - Trẻ hát
dung bài hát.
+ Các cháu vừa hát bài hát gì?
- Đồng lúa
+ Trong bài hát nói về điều gì?
- Núi, đồng lúa, bác nơng
dân
+ Con biết có những cây lương thực?
- Trẻ kể
- Cây cho quả, cây cho củ, cây cho hạt để nuôi - Trẻ lắng nghe
sống con người mỗi cây đều cho ích lợi riêng nhà
thơ Nguyễn Quang Vinh đã sáng tác một bài thơ
nói về cánh đồng lúa cho ta những hạt gạo để nuôi
sống con người đấy chúng mình cùng lắng nghe cơ
đọc bài thơ này nhé.
HĐ2: Bài mới: Thơ “Đồng lúa”
1. Cô giới thiệu bài thơi và đọc mẫu.
- Cô đọc thơ lần 1: Giới thiệu tên bài thơ , tên tác - Lắng nghe .
giả .
- Cô đọc thơ lần 2 : Theo tranh
- Lắng nghe
+ Cơ vừa đọc bài thơ gì?
- Đồng lúa
+ Của tác giả nào?
- Nguyễn Quang Vinh
2. Giảng giải và trích dẫn nội dung bài thơ.

- À đúng rồi bài thơ nói về một bạn nhỏ ngắm - Lắng nghe
cảnh núi rừng và cánh đồng lúa được thể hiện ở
những câu thơ sau.
“ Trên mảnh đất phù sa
Bé say sưa ngắm ngía
Những dãy núi mờ sương
Những đồng lúa vàng ươm
Rì rào trong nắng sớm”
Ở trên cánh đồng lúa các bác nơng dân đang chăm - Trẻ lắng nghe
sóc cho lúa thêm tươi tốt điều đó được thể hiện ở
những câu thơ tiếp theo.
“ Các cô bác nông dân
Đang bắt sâu tát nước
Cho hạt thóc căng trịn
Thành gạo để bé ăn”
3. Dạy trẻ đọc thuộc thơ .
- Cả lớp đọc : 3 lần .
- Cả lớp đọc .
- Cho tổ đọc : 3 tổ.
- Tổ đọc.
- Nhóm đọc : 2 nhóm.
- Nhóm đọc.
- Cá nhân đọc : 1-2 trẻ.
- Cá nhân trẻ đọc
4. Đàm thoại:
+ Tên bài thơ là gì? Của tác giả nào?
- Đồng lúa – Quang Vinh
15



+ Em bé trong bài thơ ngắm cảnh gì?
- Núi, đồng lúa
+ Ở Trên cánh đồng lúa có những ai?
- Bác nơng dân
+ Các bác nơng dân đang làm gì được thể hiện ở - Trẻ trả lời
những câu thơ nào?
+ Bác nông dân làm ra những hạt gạo để ni sống - Kính trọng, u q
con người vậy chúng mình phải như thế nào với
các bác nơng dân?
*Giáo dục: Biết quý trọng người làm ra hạt gạo để - Lắng nghe
ni sống con người.
HĐ 3: Ơn luyện.
Trị chơi: Thi xem tổ nào nhanh.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Lắng nghe
- Cho trẻ chơi cô quan sát và gợi ý trẻ chơi.
- Trẻ chơi
- Kết thúc chơi cô nhạn xét.
- Lắng nghe
HĐ 4: Kết thúc – nhận xét.
- Cơ nhận xét và tun dương trẻ.
- Lắng nghe.
Trị chơi chuyển tiếp: Lộn cầu vồng
Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
Bài: Vẽ theo ý thích
1. Mục đích yêu cầu:
1.1. Kiến thức: Trẻ sử dụng những kỹ năng vẽ đã học để vẽ được sản phẩm
theo ý thích của trẻ theo chủ đề, biết đặt tên cho sản phẩm của mình làm ra.
1.2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng vẽ các nét: nét xiên, nét cong, nét thẳng,…
1.3. Thái độ: Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra và giữ gìn vệ sinh

sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
- Tranh
- Bút chì, bút màu, giấy A4, bàn ghế.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Tạo hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài Em yêu cây xanh và đàm - Trẻ hát
thoại về nội dung bài hát.
+ Vừa hát bài hát gì?
- Em u cây xanh
+ Trong bài hát nói lên điều gì?
- Cây xanh
+ Trồng cây xanh để làm gì?
- Ăn quả, lấy bóng mát,....
HĐ2: Bài mới “ Vẽ theo ý thích ”
1. Cho trẻ quan sát tranh:
- Cơ hướng trẻ vào chủ đề vừa học để trẻ thực - Lắng nghe
hiện.
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho các bạn vẽ theo ý
thích.
16


- Con định vẽ gì? Con vẽ như thế nào muốn vẽ
được cây, hoa, củ, quả,... mà mình thích các con
vẽ cái gì trước?( Cơ hỏi 3, 4 trẻ)
- Khi vẽ con dùng những nét gì? Dùng gì để vẽ? - Nét xiên, thẳng, cong
- Khi vẽ xong con làm gì để hồn thiện bức - Tơ màu

tranh?
- Khi ngồi vẽ các con phải chú ý ngồi thẳng - Lắng nghe
người, ngực khơng tì vào bàn.
2. Cho trẻ thực hiện:
- Cô mở nhạc bài Màu hoa
- Trẻ vẽ
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ để trẻ hoàn thành
sản phẩm của mình. Khuyến khích những trẻ
sáng tạo để bài của trẻ thêm sinh động.
- Cô quan sát trẻ và gợi ý những trẻ chưa biết - Cho trẻ thực hiện
thực hiện.
3. Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm xem chung và - Trưng bày sản phẩm
nhận xét
- Cho trẻ đặt tên sản phẩm của mình
- Trẻ đặt tên sản phẩm
- Cô nhận xét chung: nhận xét về bài đẹp, bố - Lắng nghe
cục bức tranh, sự sáng tạo của trẻ. Khuyến
khích trẻ có bài đẹp.
HĐ3: Trị chơi củng cố
- Cho trẻ chơi TC “ Gieo hạt ”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Lắng nghe
- Cho trẻ chơi cô quan sát và gợi ý trẻ.
- Trẻ chơi
HĐ4: Kết thúc – nhận xét.
- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ.
- Lắng nghe
III. HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI.
Quan sát có chủ đích: Quan sát cây khế.

TC có luật: + Trồng nụ trồng hoa
+ Lộn cầu vồng
Chơi theo ý thích: Trẻ chơi tự do.
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết nói về những gì mà bản thân nhìn thấy và nghe thấy ở ngồi trời.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.
- Biết cùng cô chơi các trị chơi vận động và trị chơi có luật.
- Chơi tự do theo nhóm nhỏ
2. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đàm bảo an toàn.
- Phấn, rổ đựng hột hạt.
3. Tiến hành
17


Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định- trò chuyện- gây hứng
thú:
- Kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ trước - KT sức khỏe
khi đi thăm quan
- Cơ cùng trị chuyện với trẻ về buổi đi thăm
quan nhắc trẻ đi đứng cẩn thận, không xô đẩy
nhau, ăn mặc gọn gàng…
Hoạt động 2: Quan sát có chủ đích:
* Quan sát: Cây khế.
- Cơ cho trẻ đi dạo quanh sân trường nhắc trẻ ý - Quan sát, nhận xét .
thức khi đi.
- Cô để trẻ tự QS, trao đổi, đàm thoại, nói lên

những phát hiện của mình => Sau đó cơ tổng kết
nhấn mạnh lại một cách khoa học, chính xác, có
hệ thống.
- Trị chuyện với trẻ=> Đi đến cây khế cho trẻ
quan sát.
- Cô gợi ý trẻ bằng hệ thống các câu hỏi:
+ Đây là cây gì?
- Cây khế
+ Các cháu có nhận xét gì về cây khế?
- Có thân, cành, lá
+ Cây khế có những đặc điểm gì?
- Trẻ trả lời
+ Thân cây khế như thế nào? (Hình dáng, màu - Thẳng
sắc, …)
+ Trồng cây khế để làm gì?
- Ăn quả
+ Cây khế có hoa khơng ? Hoa nở vào mùa nào? - Mùa hè
+ Ngoài cây khế chúng mình cịn biết có những
- Trẻ kể
loại cây gì nữa?
- Chăm sóc, bảo vệ
+ Muốn cây ln tươi tốt các cháu phải làm gì?
- Giáo dục: Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cho - Lắng nghe
cây.
Hoạt động 3: Trị chơi :
* Trị chơi có luật:
+ TC vận động: Trồng nụ trồng hoa
- Trẻ chơi trò chơi
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi,( chơi 3- 4 lần)
+ TCDG: Lộn cầu vồng

* Chơi theo ý thích:
- Chơi theo ý thích
- Cho trẻ tự chọn góc chơi và chơi
- Theo dõi trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 4: Kết thúc – nhận xét.
- Xếp hàng
- Cô cho trẻ xếp hàng theo tổ.
- Lắng nghe
- Cô nhận xét buổi dạo chơi.
- Về lớp
- Cho trẻ về lớp.
VI. HOẠT ĐỘNG GÓC
18


1. Tên các góc chơi.
1.1. Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống
1.2.Góc xây dựng: Xây cánh đồng.( Chủ đạo)
1.3. Góc nghệ thuật- Tạo hình: Biểu diễn văn nghệ hát - múa - đọc thơ.
1.4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề.
1.5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa.
2. Chuẩn bị và cách tiến hành: Thực hiện như bài soạn đầu tuần.
V. VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn
- CB đồ dùng ăn uống, phòng ngủ cho trẻ.
- Chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
- Hoạt động vệ sinh: Lau đồ chơi
1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết cất đồ chơi
đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi của lớp
- Giá để đồ chơi
- Khăn lau cho trẻ.
3. Tiến hành:
* Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng, đồ chơi của lớp
+ Hằng ngày chúng mình đến lớp được làm gì?
+ Vậy khi chơi chúng mình phải như thế nào?
+ Muốn đồ dùng an toàn sạch sẽ các cháu phải làm gì?
+ Hơm nay cơ cháu mình cùng lau dọn đồ dùng đồ chơi của lớp cho sạch sẽ
nhé.
* Cô thực hiện mẫu cho trẻ quan sát và kèm lời giải thích.
* Cho trẻ thực hiện cơ quan sát và gợi ý trẻ.
- Kết thúc cô nhận xét giờ vệ sinh.
VII . NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
- Cho trẻ ngồi theo tổ và nhận xét về tổ, về bản thân, về các bạn trong 1 ngày
ở lớp.
- Cô nhận xét tuyên dương, khuyến khích trẻ ngoan, trẻ tích cực tham gia
các hoạt động trong lớp cùng cô, cùng các bạn, động viên, nhắc nhở những trẻ
chưa ngoan và những trẻ nhút nhát cần cố gắng.
- Cho trẻ ngoan lên cắm cờ bé ngoan.
- Trả trẻ: Nhắc trẻ lấy đồ dùng, kiểm tra tư trang trước khi ra về và trao đổi
19


với phụ huynh về tình hình chung của trẻ ở lớp, ở trường.
* Tăng cường tiếng việt.
* NHẬT KÝ

Tổng số trẻ đến lớp: ..............................................
- Số trẻ vắng mặt:
1:.................................................................Lí do:.......................................................
2:.................................................................Lí do:... ...................................................
3:.................................................................Lí do:.......................................................
- Tình hình chung về trẻ trong ngày:
+ Sức khỏe: ..................
+ Nề nếp:.....................................................................................................................
+ Thái độ tham gia hoạt động:....................................................................................
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ:
+ Sự việc tích cực:.......................................................................................................
.....................................................................................................................................
+ Sự việc chưa tích cực:..............................................................................................
.....................................................................................................................................

Thứ 4 ngày 01 tháng 03 năm 2017
I. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – TRỊ CHUYỆN.
1. Đón trẻ:
- Nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng cá nhân dúng nơi quy định. Trao đổi với
phụ huynh về tình hình trẻ.
2. Thể dục sáng: Bài tập với động tác: Hơ hấp; tay; bụng(lườn); chân; bật.
3.Trị chuyện: Trò chuyện về các cây xanh trong trường.
3.1. Mục đích u cầu: Trẻ trị chuyện vui vẻ cùng cơ về các loại cây xanh trong
trường.
3.2. Tiến hành:
- Các cháu kể cho cô các cây xanh trong trường?
- Cây keo cây phượng trồng để làm gì?
- Ngồi cây keo,cây phượng trường mình cịn có những cây xanh nào nữa?
- Vậy chúng mình phải làm gì để có nhiều cây xanh?
=> Giáo dục: Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh không ngắt lá ,bẻ cành cây

xanh...
II- HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
KPKH: Trị chuyện tìm hiểu về một số loại cây lương thực.
( Lúa, ngô, khoai lang, sắn)
20


1.1. Mục đích - yêu cầu:
1.1. Kiến thức:
- Trẻ biết cây lúa, ngô, khoai, sắn là cây lương thực nuôi sống con người
- Trẻ biết ích lợi, mơi trường sống và tên gọi một số bộ phận của cây.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại cây lương thực theo loài( cây thân
mềm, thân cứng, thân leo…)
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mô tả tên gọi các món ăn làm từ gạo, khoai,
ngơ, sắn.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ lịng biết ơn các cơ, bác nông dân – những người đã làm ra
sản phẩm của cây lương thực; có ý thức trân trọng, giữ gìn và tiết kiệm khi sử
dụng.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
1.2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cơ:
+ Hình ảnh về một số cây lương thực.
+ Một số sản phẩm : hạt lúa, củ khoai, sắn, trái ngô.
+ Tranh các giai đoạn phát triển của cây từ hạt.
* Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô về cây lương thực
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô


Hoạt động của trẻ

21


Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ chơi “Tập tầm vông”: Cô cầm hạt trên
tay và chơi cùng trẻ.
- Hạt thóc
- Cây lúa
- Trị chuyện :
- Hạt ngơ, hạt đỗ
+ Đây là hạt gì ?

- Trẻ lắng nghe

+ Những hạt này là sản phẩm của cây gì ?
+ Ngồi ra các con cịn biết đến hạt gì
nữa ?
- Cô dẫn dắt giới thiệu: Để biết được những hạt này
được trồng như thế nào. Cơ cháu mình cùng khám
phá về một số loại cây lương thực nhé!
- Cây lúa
- Rồi ạ!
Hoạt động 2 : Bài mới “ Trò chuyện về một số cây - Ở ngoài ruộng
lương thực”
- Có bơng lúa, lá, thân,
2.1. Khám phá về một số cây lương thực:
gốc

- Lá dài màu xanh, lá
- Cô mở màn hình cho trẻ hình ảnh:
mỏng
- Bơng lúa có màu vàng,
* Cây lúa:
bông nặng trĩu uốn cong…
- Cô đố trẻ :
- Hạt lúa thơ ráp …
+ Đây là cây gì ?
- Có hạt gạo trắng
+ Các con đã nhìn thấy cây lúa bao giờ chưa?
+ Các con biết, cây lúa được trồng ở đâu không?

- Trẻ kể

- Cô mời 2 – 3 trẻ nhận xét về cây lúa.

- Trẻ quan sát

+ Cây lúa có những bộ phận nào?

- Tinh bột

+ Thân cây lúa có đặc điểm gì ?
+ Lá lúa có đặc điểm gì?

- Làm bánh, bún, phở,
bánh cuốn…
- Trẻ lắng nghe


+ Khi lúa kết thành hạt và gần chín thì bơng lúa như
thế nào ?
22


- Cô cho trẻ quan sát và sờ hạt lúa.
- Cây ngơ
+ Các con có cảm giác như thế nào khi sờ vào hạt - Trẻ kể
lúa?
- Màu vàng ( ngơ tẻ), màu
+ Các con có biết cái gì bên trong hạt lúa này trắng ( ngơ nếp)
khơng?
- Chăm sóc…
- Trẻ quan sát
Cơ bóc vỏ hạt lúa ra cho trẻ xem.
+ Các con có biết, người ta trồng lúa bằng cách
nào?
- Cơ cho trẻ xem q trình phát triển cây lúa từ hạt
đến khi lúa chín.

- Trẻ quan sát

+ Cây lúa cung cấp cho con người những sản phẩm
- có lá, thân
gì ?
- Thân dây dài
+ Ngồi việc dùng để làm lương thực, lúa gạo còn - cho củ để ăn, ngọn để
được dùng để làm gì ?
làm thức ăn….
- Cung cấp tinh bột

*Cô nhấn mạnh: Hạt gạo dùng để làm lương thực,
ngồi ra cịn dùng để làm các loại bánh, bún, phở
cho chúng ta ăn. Vì vậy, các con phải biết ơn cô,
bác nông dân. Khi ăn cơm không để rơi vãi cơm.
* Cây ngô :
- Cô cho trẻ xem trên màn hình.

- Lắng nghe

+ Đây là cây gì?
+ Ai có nhận xét gì về cây ngơ?
- Cơ cho trẻ quan sát và sờ quả ngô.

- Trẻ chơi

+ Hạt ngơ có màu sắc như thế nào?
+ Hạt ngơ dùng để làm gì ?
+Muốn có được nhiều bắp ngơ thì các bác làm gì?

- Trẻ chơi

- Cơ cho trẻ xem q trình phát triển của cây bắp
ngơ

23


+ Cô nhấn mạnh : Cây bắp ngô do các bác nông dân
trồng, trong quả bắp chứa nhiều chất chất dinh
dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Đó là nhờ sức lao

động của các bác .
- Trẻ lắng nghe
* Cây khoai lang :
- Cơ mở màn hình cho trẻ xem q trình phát triển
của cây khoai lang
+ Các con có nhận xét gì về cây khoai lang?
+ Thân khoai lang có đặc điểm gì?
+ Cây khoai lang có ích lợi gì?
- Cơ cho trẻ quan sát và sờ củ khoai lang.
+ Củ khoai lang có những chất dinh dưỡng gì có lợi
cho sức khỏe?
- Cơ nhấn mạnh: Trồng cây khoai lang cho chúng ta
ăn được cả củ và lá và rất có lợi cho sức khỏe con
người.
* Cây sắn: Thực hiện tương tự như trên
2.2. So sánh: cây lúa – cây khoai lang
- Giống nhau : Đều là cây lương thực
- Khác nhau :
+ Lúa thân xốp, hạt kết từng chùm, hạt nhỏ
+ Cây khoai lang thân bò, cho ta củ và lá
2.3.Luyện tập củng cố :
- Cô cho trẻ đi lấy đồ dùng về ngồi 3 tổ
Trò chơi 1 : “ Ai nhanh nhất ”
- Cách chơi : Khi nghe cơ nói sản phẩm của cây
lương thực nào thì trẻ chọn tranh lơ tơ cây lương
thực đó đưa lên. Ai chọn nhanh được khen,tương tự
24


như thế với cây sắn,khoai, ngơ…

Trị chơi 2 : “ Cây nào củ quả đó “
- Cách chơi : Cơ có 4 bức tranh cây lúa, cây ngơ,
cây khoai, cây sắn, mỗi trẻ chọn cho mình một
tranh lơ tơ về củ, quả, hạt ( chọn 1 trong 4 loại
đó ).Cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của
cô “ cây nào sản phẩm đó” thì trẻ nhanh chân chạy
về đúng cây cho ra đúng sản phẩm cây đó. Ai khơng
đúng sẽ nhảy lị cị.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
- Nhận xét - tuyên dương :
- Cho hát bài thơ“ Ngày mùa vui” và nghỉ

III. HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI
Quan sát có chủ đích: Quan sát cây xanh.
TC có luật: Tung cao hơn nữa
Lộn cầu vồng.
Chơi theo ý thích: Tự do theo ý thích ngồi sân trường
1. Mục đích u cầu
- Trẻ được dạo chơi và hít thở khơng khí trong lành.
- Trẻ biết quan sát và nhận xét về cây xanh.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn cây xanh trong sân trường.
2. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát
- Đồ dùng dồ chơi ngoài trời đàm bảo an toàn.
- Phấn, rổ đựng hột hạt.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định- trò chuyện- gây hứng

25


×