Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Luận văn thạc sỹ - Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

BÙI THỊ PHƯƠNG THÚY

ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở
CÁC CƠ QUAN THUỘC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

BÙI THỊ PHƯƠNG THÚY

ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở
CÁC CƠ QUAN THUỘC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN PHÚC HIỀN



HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Phương Thúy


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
được sự chỉ bảo và giảng dạy của các thầy cô trong khoa Quản lý Kinh tế tôi đã
thu nhận được rất nhiều kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tế. Tôi xin gửi lời cảm
ơn tới thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học
tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với sự quan tâm, hướng dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Phúc Hiền đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thường trực Thành uỷ, lãnh đạo các
Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Mặt trận
Tổ quốc và các Đồn thể thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã cung cấp thơng
tin phục vụ cho việc phân tích cũng như những lời góp ý để tơi hồn thành bài luận văn.
Trong bài luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi có
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cơ và các nhà
khoa học, anh chị và mọi người.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Phương Thúy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI ĐỘI
NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở CÁC CƠ QUAN THUỘC
KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH.....................7
1.1. Cơ sở lý luận về vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm
việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh...........7
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng trong việc xác định vị trí việc làm đối với
đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể
thành phố trực thuộc tỉnh....................................................................................7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc khối đảng, đồn thể...........11
1.2. Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các cơ
quan thuộc khối đảng, đoàn thể trực thuộc tỉnh.................................................13
1.2.1. Khái niệm về Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh. . .13
1.2.2. Chủ thể xây dựng Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh............13
1.2.3. Căn cứ Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm

việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh..........14
1.2.4. Mục tiêu và đối tượng của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công
chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố
trực thuộc tỉnh...................................................................................................14


1.2.5. Nguyên tắc xây dựng Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức,
viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực
thuộc tỉnh..........................................................................................................15
1.2.6. Các phương án của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh..........16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức,
viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực
thuộc tỉnh...............................................................................................................19
1.3.1. Các yếu tố thuộc về Thành ủy.................................................................19
1.3.2. Các yếu tố khơng thuộc về Thành ủy.......................................................20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI
VỚI ĐỘI NGŨ CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở CÁC CƠ QUAN
THUỘC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ...........21
2.1. Khái quát về hệ thống cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện
Biên Phủ.................................................................................................................21
2.1.1. Khái quát về nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan
khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên........................................................21
2.2. Thực trạng biến động đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại các cơ
quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. . .39
2.2.1 Về số lượng..............................................................................................39
2.2.2. Về trình độ..............................................................................................41
2.2.3. Về ngạch cơng chức, viên chức...............................................................41
2.3. Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm việc ở các cơ
quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên....42

2.3.1. Bộ máy xây dựng đề án Vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên
chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên...........................................................................................42
2.3.2 Căn cứ Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm
việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh..........45


2.3.3. Mục tiêu của Đề án sắp xếp vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức,
viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên..................................................................................47
2.3.4. Các giải pháp thực hiện Đề án sắp xếp vị trí việc làm đối với đội ngũ
công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành
phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên...................................................................47
2.4. Đánh giá Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm
việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên................................................................................................................53
2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ
công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành
phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên...................................................................53
2.4.2. Điểm mạnh của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên
chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên...........................................................................................59
2.4.3. Điểm hạn chế và nguyên nhân của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ
cơng chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành
phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên...................................................................61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN XÂY DỰNG VỊ TRÍ VIỆC
LÀM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở CÁC
CƠ QUAN THUỘC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2025..........................................................66
3.1. Định hướng phát triển hệ thống các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể

trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025.......................................66
3.1.1 Định hướng phát triển để đưa Điện Biên Phủ trở thành đô thị loại II vào
năm 2025..........................................................................................................66
3.1.2 Định hướng vai trò lãnh đạo của Thành uỷ và các cơ quan khối Đảng,
Đoàn thể đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Điện Biên Phủ....68


3.2. Giải pháp hồn thiện Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên
chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên................................................................................................71
3.2.1. Giải pháp chung hoàn thiện Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công
chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên..........................................................................71
3.2.2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng
chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên..........................................................................72
3.2.3 Giải pháp khác.........................................................................................75
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................77
KẾT LUẬN............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BDCT

: Bồi dưỡng chính trị

HĐND


: Hội đồng nhân dân

LHPN

: Liên hiệp Phụ nữ

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

TNCS HCM

: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

UBKT

: Ủy ban Kiểm tra

UBND

: Ủy ban nhân dân

VTVL

: Vị trí việc làm


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG:
Bảng 1.1: Phương án sắp xếp vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên

chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể thành phố trực
thuộc tỉnh

17

Bảng 1.2: Phương án tuyên truyền thực hiện đề án

18

Bảng 1.3: Phương án phân công thực hiện đến án

19

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thành uỷ Thành phố Điện
Biên Phủ 22
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Điện
Biên Phủ 25
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm traThành ủy Điện Biên Phủ
27
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố
Điện Biên Phủ 29
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Điện
Biên Phủ 30
Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thành
phố Điện Biên Phủ

31

Bảng 2.7: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Thành phố Điện
Biên Phủ 33

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dânThành phố Điện Biên Phủ
35
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Điện
Biên Phủ 36
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đồn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố
Điện Biên Phủ 38
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Thành phố Điện
Biên Phủ 39


Bảng 2.12: Số cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc Khối
Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ

40

Bảng 2.13:Trình độ chun mơn của cơng chức, viên chức khối Đảng, Đoàn thể
Thành phố Điện Biên Phủ

41

Bảng 2.14: Thực trạng ngạch cán bộ công chức viên chức làm việc tại các cơ quan
thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ

41

Bảng 2.15: Thực trạng về giới tính đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc
tại các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ
42
Bảng 2.16: Tình trạng nhân sự tham gia xây dựng đề án Các cơ quan Khối Đảng,
Đồn thể thành phố Điện Biên Phủ


44

Bảng 2.17: Trình độ lý luận chính trị, độ tuổi những người tham gia xây dựng Đề án
giai đoạn 2018 - 2021 45
Bảng 2.18: Tình trạng cơng chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thuộc khối
Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ ở thời điểm xây dựng đề án
46
Bảng 2.19: Phương án sắp xếp vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố trực thuộc
tỉnh Điện Biên, xét biên chế theo đơn vị

48

Bảng 2.20: Phương án sắp xếp vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố trực thuộc
tỉnh Điện Biên, xét biên chế theo chức danh nghề nghiệp 49
Bảng 2.21: Phương án tuyên truyền về đề án của Thành ủy Điện Biên Phủ 49
Bảng 2.22: Phương án phân công phối hợp thực hiện đề án của Thành ủy Điện
Biên Phủ51
Bảng 2.23: Phương án thực hiện kiểm tra triển khai đề án
Bảng 2.24: Đánh giá thực hiện mục tiêu đề án

53

55

Bảng 2.25: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của phương án tuyên truyền
57



Bảng 2.26: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của phương án phối hợp

58

Bảng 2.27: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của phương án kiểm tra

59

Bảng 2.28: Đánh giá phương án Phổ biến, tuyên truyền Đề án 63
Bảng 2.29: Đánh giá của đối tượng điều tra về việc phân công, trách nhiệm phối
hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Đề án

63

Bảng 2.30: Đánh giá về việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tình hình triển
khai thực hiện

64

HÌNH:
Hình 2.1 . Bộ máy tham gia xây dựng Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công
chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành
phố Điện Biên Phủ

43


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------


BÙI THỊ PHƯƠNG THÚY

ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở
CÁC CƠ QUAN THUỘC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI, NĂM 2020


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Lý do chọn đề tài
Luật Cán bộ, Cơng chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2010 tại Khoản 3, Điều 7 có quy định: “Vị trí việc làm là cơng
việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch cơng chức để xác định biên chế
và bố trí cơng chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”; Khoản 4, Điều 7 Luật cán bộ,
công chức quy định “Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ
chun mơn, nghiệp vụ của cơng chức”.
Cấu trúc của vị trí việc làm gồm bản mơ tả cơng việc và khung năng lực phù
hợp để hồn thành cơng việc. Vị trí việc làm được phân loại: Vị trí việc làm do một
người đảm nhận; vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; vị trí việc làm kiêm

nhiệm.Vị trí việc làm là căn cứ đầu tiên để xác định biên chế công chức, viên chức;
xác định số người làm việc trong các cơ quan Nhà nước; làm cơ sở để tuyển dụng,
bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch; nâng ngạch; bổ
nhiệm; đánh giá công chức và quản lý công chức, viên chức.
Các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ có nhiệm
vụ tham mưu, giúp việc Thành uỷ; trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và
Thường trực Thành uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối
hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành uỷ; là trung tâm thông tin
tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ; tham mưu về công tác tổ chức
xây dựng Đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy
định của Điều lệ Đảng; công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư
tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa
giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; cơng tác dân vận; ngồi ra cịn thực
hiện cơng tác chun mơn, nghiệp vụ của các ban xây dựng Đảng, Văn phòng
Thành ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Năm 2017 Thành ủy Điện Biên Phủ đã triển khai xây dựng và thực hiện
Đềán vị trí việc làm theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Sau 3 năm triển
khai Đề án vị trí việc làm cho thấy việc xây dựng và triển khai Đề án vị trí việc làm


rất được quan tâm nhưng kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế: Một là, đội ngũ công
chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện
Biên Phủ hiện nay vừa thiếu, vừa thừa xác định chưa rõ ràng về chức danh công
việc của từng bộ phận, từng phòng, ban và từng vị trí việc làm cụ thể của mỗi
người, nên việc bố trí, phân cơng nhiệm vụ chưa gắn với trình độ chun mơn đã
được đào tạo, do đó khơng phát huy được năng lực sở trường, trình độ đào tạo của
cơng chức.
Hai là, Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ chưa phù hợp với công việc
được phân công, cơ cấu ngạch và vị trí ngạch của cơng chức chưa phù hợp với
nhiệm vụ được giao.

Ba là, chỉ tiêu biên chế giao chưa đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công
việc; số lượng biên chế q ít, khối lượng cơng việc lớn dẫn đến khó khăn trong bố
trí vị trí việc làm. Để các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên
Phủ có thể đảm đương vai trị, vị trí là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thành ủy
trên các lĩnh vực được giao, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
đủ mạnh, có tài năng, đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm. Việc hồn thiện xây dựng vị
trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc
Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ là hết sức cần thiết, là căn cứ để xây
dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển nhân
lực của Thành ủy Điện Biên Phủ từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ
công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể thành phố
Điện Biên Phủ, trực thuộc tỉnh.
- Đánh giá thực trạng Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên
chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ.
Chỉ ra những điểm đạt được, chưa đạt được và nguyên nhân.


- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ
cơng chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố
Điện Biên Phủ.

3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức,
viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên

Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đề án theo các nội dung cốt yếu của đề án:
Căn cứ; chủ thể/ đối tượng; nguyên tắc; mục tiêu và các giải pháp.
- Phạm vi không gian: 11 cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố bao
gồm: Văn phòng Thành ủy; Ban Tổ chức Thành ủy; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra
Thành ủy; Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Dân vận Thành ủy; Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố; Hội Nơng dân; Hội Liên hiệp Phụ
nữ; Đồn thanh niên; Hội Cựu chiến binh (Đề án vị trí việc làm khơng thực hiện đối
với Liên đồn Lao động do biên chế, chế độ chính sách của Liên đồn Lao động
trực thuộc ngành dọc cấp trên quản lý).
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2017 - 2019
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong năm 2019
+ Các giải pháp được đề xuất đến năm 2021 tầm nhìn 2025

4. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Hệ thống hóa lý luận, nghiên cứu và xác định khung lý thuyết về Đề
án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm việc ở các cơ quan
thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua danh sách cán bộ, cơng chức,
viên chức Khối Đảng, Đồn thể hàng năm từ năm 2017 - 2019. Các phương pháp
thực hiện chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh số liệu qua từng năm.


Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi: Tổng số bảng
hỏi được phát 51 phiếu trong đó Văn phịng Thành ủy phát 12 phiếu, Ban Tổ chức Thành
ủy phát 5 phiếu, Ban Tuyên giáo Thành ủy phát 4 phiếu, Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy phát 5
phiếu, Ban Dân vận Thành ủy phát 3 phiếu, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị phát 4 phiếu,

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phát 6 phiếu, Hội phụ nữ phát 3 phiếu, Hội Nông dân phát 3
phiếu, Hội cựu chiến binh phát 3 phiếu, Thành Đoàn phát 3 phiếu.
Bước 3: Đánh giá phân tích những điểm đã đạt được, những điểm chưa đạt
được của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các
cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ.
Bước 4: Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến không đạt được mục
tiêu đã đề ra của Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm việc
ở các cơ quan thuộc của Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ.
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hồn thiện xây dựng vị trí việc làm đối với
đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể
thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2021 dựa trên những khuyết điểm của Đề án,
trên những hạn chế và nguyên nhân đã xác định ở chương 2.

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức,
viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc của khối đảng, đoàn thể thành phố trực
thuộc tỉnh.
Trong chương này, luận văn đã làm rõ được các khái niệm liên quan đến đội
ngũ công chức, viên chức; vị trí việc làm của đội ngũ cơng chức, viên chức làm việc
ở các cơ quan thuộc của khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh.
Nghiên cứu về đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm
việc ở các cơ quan thuộc của khối đảng, đoàn thể thành phố trực thuộc tỉnh được
luận văn tiếp cận theo hướng chủ thể xây dựng đề án, căn cứ ban hành đề án, mục
tiêu của đề án và các biện pháp thực hiện đề án.


Các yếu tố ảnh hưởng đến đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức,
viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc của khối đảng, đoàn thể thành phố trực

thuộc tỉnh được nhìn nhận từ phí Thành uỷ và bên ngồi thành uỷ
Chương 2: Phân tích thực trạng Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công
chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Chương này, luận văn đã khái quát tình trạng thực hiện công việc của các cơ
quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 - 2019.
Luận văn cũng đã trình bày đội ngũ nhân sự làm việc các cơ quan thuộc Khối
Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ, phân theo 11 cơ quan thuộc đối tượng
của đề án.
Tác giả đã dựa vào các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn để xác định mục tiêu
của đề án, theo tinh thần Nghị Quyết 39-NQ/TW.
Các giải pháp về vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm
việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên đã được trình bày rõ nét trong luận văn này. Các biện pháp thực hiện đề án,
không chỉ liên quan đến phương án sắp xếp mà còn là phương án tuyên truyền, phối
hợp, kiểm tra việc thực hiện đề án.
Luận văn cũng đã tiến hành đánh giá thực hiện mục tiêu đề án, đánh giá kết
quả thực hiện các phương án đề án, chỉ ra những mặt được và các hạn chế cũng như
nguyên nhân của hạn chế.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện xây dựng vị trí việc làm đối với đội
ngũ cơng chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc của Khối Đảng, Đoàn thể
thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025.
Trên cơ sở phân tích dự báo về xu hướng phát triển của Thành phố Điện Biên
Phủ, luận văn đã tiến hành tái khẳng định vai trò của cơ quan thuộc của Khối Đảng,
Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ trong quá trình này.
Luận văn đã chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện đề án trong giai đoạn tới,
nhất là trong bối cảnh nhiều phương án đã hoàn thành, còn một vài phương án chưa


được giải quyết do những phát sinh trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, các

định hướng điều chỉnh, hồn thiện phương án trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết
nhằm đảm bảo lộ trình thực hiện mục tiêu tinh giản 10% biên chế theo tinh thần
Nghị Quyết 39-NQ/TW.
Một số khuyến nghị với Trung ương cũng đã được đề cập.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

BÙI THỊ PHƯƠNG THÚY

ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC Ở
CÁC CƠ QUAN THUỘC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN PHÚC HIỀN


HÀ NỘI, NĂM 2020


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Luật Cán bộ, Cơng chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2010 tại Khoản 3, Điều 7 có quy định: “Vị trí việc làm là cơng
việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế
và bố trí cơng chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”; Khoản 4, Điều 7 Luật cán bộ,
công chức quy định “Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ
chun mơn, nghiệp vụ của cơng chức”.
Cấu trúc của vị trí việc làm gồm bản mô tả công việc và khung năng lực phù
hợp để hồn thành cơng việc. Vị trí việc làm được phân loại: Vị trí việc làm do một
người đảm nhận; vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; vị trí việc làm kiêm
nhiệm.Vị trí việc làm là căn cứ đầu tiên để xác định biên chế công chức, viên chức;
xác định sốngười l àm việc trong các cơ quan Nhà nước; làm cơ sở để tuyển dụng,
bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch; nâng ngạch; bổ
nhiệm; đánh giá công chức và quản lý công chức, viên chức.
Các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đồn thể Thành phố Điện Biên Phủ có nhiệm
vụ tham mưu, giúp việc Thành uỷ; trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và
Thường trực Thành uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối
hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành uỷ; là trung tâm thông tin
tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ; tham mưu về công tác tổ chức
xây dựng Đảng; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy
định của Điều lệ Đảng; công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư
tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hố, văn nghệ, khoa
giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; cơng tác dân vận; ngồi ra cịn thực
hiện cơng tác chuyên môn, nghiệp vụ của các ban xây dựng Đảng, Văn phịng
Thành ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Năm 2017 Thành ủy Điện Biên Phủ đã triển khai xây dựng và thực hiện
Đềán vị trí việc làmtheo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Sau 3 năm triển


2


khai Đề án vị trí việc làm cho thấy việc xây dựng và triển khai Đề án vị trí việc làm
rất được quan tâm nhưng kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế: Một là, đội ngũ công
chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện
Biên Phủ hiện nay vừa thiếu, vừa thừa xác định chưa rõ ràng về chức danh công
việc của từng bộ phận, từng phòng, ban và từng vị trí việc làm cụ thể của mỗi
người, nên việc bố trí, phân cơng nhiệm vụ chưa gắn với trình độ chun mơn đã
được đào tạo, do đó khơng phát huy được năng lực sở trường, trình độ đào tạo của
cơng chức.
Hai là, Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ chưa phù hợp với công việc
được phân công, cơ cấu ngạch và vị trí ngạch của cơng chức chưa phù hợp với
nhiệm vụ được giao.
Ba là, chỉ tiêu biên chế giao chưa đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công
việc; số lượng biên chế q ít, khối lượng cơng việc lớn dẫn đến khó khăn trong bố
trí vị trí việc làm. Để các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên
Phủ có thể đảm đương vai trị, vị trí là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thành ủy
trên các lĩnh vực được giao, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
đủ mạnh, có tài năng, đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm. Việc hồn thiện xây dựng vị
trí việc làm đối với đội ngũ công chức, viên chức làm việc ở các cơ quan thuộc
Khối Đảng, Đoàn thể thành phố Điện Biên Phủ là hết sức cần thiết, là căn cứ để xây
dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển nhân
lực của Thành ủy Điện Biên Phủ từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức
làm việc ở các cơ quan thuộc Khối Đảng, Đoàn thể Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên” để nghiên cứu.

2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các đề tài nghiên cứu liên quan
- Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: Hồn thiện Đề án xác định vị trí việc
làm đối với cán bộ phòng, ban trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ của Trần

Thị Yến, người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Văn Sơn.


3

* Hoàng Ngọc Liên (2017): Đề án tinh giản biên chế tại Ủy ban nhân dân
thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế và chính
sách, trường Đại học Kinh tế quốc dân trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ
khái niệm và cấu trúc của một đề án. Chỉ ra hai vấn đề quan trong của đề án là mục
tiêu và các biện pháp để thực hiện mục tiêu đề án. Tác giả đã đi vào nghiên cứu
thực trạng đề án tinh giản biên chế tại UBND thị xã Mường Lay, chỉ ra các đối
tượng thuộc diện tinh giản, các biện pháp được xây dựng để thực hiện mục tiêu.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế của đề án hiện hành với kết quả đạt
được, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện đề án trong giai đoạn tiếp theo.
* Lưu Trung Hậu (2019) Đề án tinh giản biên chế đối với các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cũng trên nguyên lý của việc thực hiện nghiên
cứu về đề án, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình huống đối với các cơ quan đơn vị
thuộc diện tinh giản biên chế ở tỉnh Lạng Sơn; các đơn vị thuộc diện tinh giản cấu
trúc lại đã được tác giả phân tích tương đối cụ thể; các giải pháp triển khai đã được
đề cập để thực hiện mục tiêu đề án. Các giải pháp hoàn thiện đề án cũng đã được
nêu ra trong nghiên cứu này.
Trần Xuân Hiệp (2020) Đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn
đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh
Sơn La, Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ các nội dung của đề án, đặc biệt là
làm rõ mục tiêu của việc xác xếp tinh gọn đầu mối bên trong các cõ quan hành
chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, và các phương án được xây dựng nhằm đạt
được mục tiêu mà đề án đặt ra. Các giải pháp hoàn thiện đề án được đề ra cho giai
đoạn tiếp theo, khi mà lộ trình của vẫn đang còn tiếp tục đến 2025.
Đỗ Thị Hồng Hạnh (2020), Đề án kiện tồn các đơn vị sự nghiệp cơng lập
trực thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La.Tác giả đã làm rõ

nội hàm và cấu trúc của một đề án, ứng dụng trong nghiên cứu trong việc kiện tồn
các đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về đề án được thực hiện, tuy nhiên nghiên
cứu về Đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ cơng chức, viên chức làm việc ở các cơ


×