Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoàn thiện chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.09 KB, 81 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
MỤC LỤC
Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động: ........................................................................................... 53
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
DANH MỤC BẢNG
Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động: ........................................................................................... 53
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người Việt Nam đã kiên cường đấu
tranh và giành thắng lợi trước rất nhiều kẻ thù xâm lược, từ đó xây dựng và
phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá để có một nước Việt Nam độc lập, tự do
và hạnh phúc như ngày nay. Có được điều đó là do sự hy sinh xương máu
trong chiến tranh cũng như công hiến sức lực trong hoà bình của các thế hệ
người Việt Nam, cả nam và nữ.
Nếu trong xã hội phong kiến xưa kia, người phụ nữ chưa được coi trọng
như không được học tập, không được làm quan cai trị thì qua các thời kỳ, vai
trò của người phụ nữ ngày càng được nâng lên. Đến nay, người phụ nữ đã
bình đẳng với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lao
động nữ hiện nay đã chiếm tới 50,6% lực lượng lao động xã hội, đóng góp
một phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm, ưu đãi đặc biệt với đối
tượng này bởi người phụ nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam
giới, họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình. Điều đó
thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật dành riêng cho lao động nữ
như tại Chương X, Bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết, thông tư… để bảo đảm công
bằng trong lao động - việc làm đối với người lao động nữ.
Tuy nhiên, hiện nay, các quy định đối với lao động nữ chưa được thực
hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ tại khu vực các khu công nghiệp, khu chế


xuất, nơi có tỷ lệ lao động nữ làm việc rất cao và hiện nay còn gặp phải rất
nhiều khó khăn trong đời sống và công việc. Mặt khác, trong hệ thống chính
sách hiện nay cũng chưa có một điều luật nào quy định riêng áp dụng cho đối
tượng lao động nữ làm việc trong khu vực có tính đặc thù này.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Nhận thấy những khó khăn trong lao động cũng như trong cuộc sống của
những người lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất,
cũng như sau quá trình nghiên cứu các chính sách dành cho lao động nữ hiện
nay còn một số bất cập, em chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách lao động -
việc làm đối với lao động nữ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt
Nam” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Hy vọng chuyên đề sẽ
mang lại một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đời sống lao động nữ trong các
khu công nghiệp, khu chế xuất và việc thực hiện chính sách hiện nay tại đây
tới người đọc. Cũng mong rằng trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp
luật về lao động nữ, Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm đến những đề xuất trong
chuyên đề này.
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề
không tránh khỏi còn một số sai sót. Rất mong nhận được sự nhận xét và góp
ý từ phía thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Văn Vận, giảng viên khoa Kế hoạch
và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân và chị Trần Thị Thắng, chuyên
viên nghiên cứu tại Cục Lao động - việc làm, Bộ Lao động - Thương Binh và
Xã hội cùng các thầy cô giáo và chuyên viên khác. Em xin trân trọng gửi lời
cảm ơn đến các thầy cô và các anh chị chuyên viên đã giúp em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A

4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Chương I
Sự cần thiết hoàn thiện chính sách lao động - việc làm
cho lao động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất
I. Đặc điểm lao động nữ và vấn đề việc làm cho lao động nữ
1. Đặc điểm lao động nữ
1.1. Giới tính và Giới
Giữa nam giới và nữ giới có những sự giống và khác, sự đối lập và
bổ sung cho nhau. Đó là những khác biệt về thuộc tính xã hội và thuộc
tính sinh học.
Về mặt sinh học, Giới tính là thuật ngữ để chỉ những khác biệt về mặt
sinh học nói chung giữa nam và nữ. Những đặc điểm về giới tính như hình
dáng cơ thể, nữ yếu đuối, nam mạnh mẽ, các cơ quan sinh sản và chức năng
của nó… là bẩm sinh và không thể thay đổi được. Những đặc điểm về cơ thể
cũng là chung cho tất cả đàn ông hay phụ nữ, ở bất kỳ dân tộc, chủng tộc hay
địa phương nào trên trái đất.
Về mặt xã hội, Giới đề cập đến những khác biệt về các mối quan hệ xã
hội giữa nam và nữ được nhận biết. Nó chịu ảnh hưởng của những hoàn cảnh
xã hội khác nhau nên có tính lịch sử cụ thể, thay đổi theo không gian và thời
gian. Những đặc trưng về giới như cách ứng xử của nam giới và nữ giới, cách
đối xử với giới nam và giới nữ, sự phân công giữa họ trong lao động xã hội và
lao động gia đình, sự hưởng thụ vật chất và văn hoá, lối sống của họ… tất cả
những yếu tố này đều chịu ảnh hưởng của những nét văn hoá đặc trưng riêng
biệt tại từng khu vực, từng quốc gia, từng vùng và không giống nhau cho tất
cả đàn ông và phụ nữ trên toàn thế giới.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Trình độ văn minh của nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử cũng đã để lại

những dấu ấn rõ rệt trong cách ứng xử, đối xử về giới. Tuy nhiên, xét về mặt
xã hội, rõ ràng giới nữ đã chịu nhiều thiệt thòi và bất công. Ví dụ như người
phụ nữ ở Việt Nam trước đây không được phép đi học, đến thời Pháp thuộc,
bên cạnh vô vàn tội ác của thực dân, cũng có những chuyển biến theo hướng
hiện đại như sử dụng lao động nữ làm phu đồn điền, công nhân nhà máy, tuy
bị bóc lột nặng nề, song họ bước đầu biết thế nào là sự tự chủ kinh tế vì đi
làm có lương. Trường học mở ra cũng tạo điều kiện cho nhiều trẻ em và thanh
niên trai gái tiếp thu tri thức mới. Lần đầu tiên nữ học sinh đến lớp đến
trường. Tuy nhiên, phụ nữ đi học cũng chỉ được làm một số nghề, không được
cử làm quan cai trị dân, điều đó chỉ dành cho nam giới. Qua các thời kỳ đấu
tranh cách mạng, vai trò của phụ nữ dần dần được nâng lên. Và đến nay, phụ
nữ đã được đi học trong và ngoài nước, làm tất cả những công việc theo năng
lực và nhu cầu, đạt đến học hàm Tiến sỹ, Giáo sư, tham gia chính quyền, là
đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp… kể cả cấp
cao như bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước hiện nay.
Có được điều này một phần là do sự quan tâm sâu sắc và đường lối lãnh
đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, và hơn hết là do tinh thần ham học
hỏi, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu đóng góp hết mình của phụ
nữ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gìn gìn các giá trị văn hoá
truyền thống và vẫn đảm đang quán xuyến gia đình.
1.2. Sức khoẻ
Trên bước đường xây dựng và phát triển đất nước, phụ nữ Việt Nam đã
có những đóng góp to lớn, sánh vai cùng nam giới tham gia hoạt động trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Song hiện trạng sức khỏe của phụ nữ ngày
nay rất đáng lo ngại.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Các cuộc điều tra về thời gian làm việc của phụ nữ nông thôn cho thấy,
thời gian làm việc trung bình của chị em trong ngày là khá cao: 12 giờ/ngày.

Con số này chỉ dao động đôi chút vào mùa vụ. Riêng với nữ nông dân ở miền
Bắc, Bắc Trung Bộ và miền núi, thường làm việc 14 giờ/ngày. Phụ nữ cô đơn
và phụ nữ nghèo là những người có ngày làm việc dài nhất, 16 giờ/ngày.
Cũng từ khảo sát trên còn cho biết chi tiết là phụ nữ nông thôn thường phải
dành mất 6 giờ/ngày cho các công việc gia đình (nhiều gấp 12 lần so với nam
giới). Do phải làm việc nhiều nên thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ rất ít, hậu
quả là nhiều phụ nữ bị kiệt sức, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, đau yếu, sinh
bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.
Bên cạnh thời gian lao động kéo dài, công tác bảo hộ lao động cho phụ
nữ cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ước tính hiện nay, chỉ có 41,7%
doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về bảo hiểm lao động, do đó, gần một
nửa phụ nữ hầu như không được huấn luyện định kỳ về bảo hộ lao động và
chỉ có 1/3 số công nhân nữ biết các quy tắc an toàn vệ sinh lao động.
Đáng lo hơn, gần 70% lao động nữ trong các doanh nghiệp thường xuyên
phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Một số kết quả nghiên cứu về điều kiện làm
việc và sức khỏe nữ công nhân cho thấy có tới 85,64% lao động nữ thuộc ngành
công nghiệp nhẹ có sức khỏe từ loại hai trở xuống, 25,96% bị mắc bệnh bụi phổi
bông, 10,8% bị mắc bênh bụi phổi silicon và 15,12% bị mắc bệnh sạm da nghề
nghiệp; 80% nữ công nhân ngành đường sắt bị thoái hóa cột sống, 60% bị dãn
tĩnh mạch kheo do mang vác nặng. Một số bệnh thường gặp ở lao động nữ làm
việc trong điều kiện công nghiệp ô nhiễm (bụi, ồn, hơi khí độc hại, nhiệt độ vượt
tiêu chuẩn cho phép) là bệnh bụi phổi, viêm xạm da, điếc, nhiễm độc chì... Tỉ lệ
nữ bị nhiễm bệnh do môi trường độc hại là 7,7%.
Lao động nặng nhọc, thiếu an toàn và mất vệ sinh cùng với điều kiện
sinh hoạt khó khăn và thiếu chăm sóc y tế đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
người mẹ và con cái. Các số liệu của cơ sở y tế cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang
thai thiếu máu và trẻ em bị suy dinh dưỡng khá cao. Trong cả nước có 77%

phụ nữ có thai thiếu máu (Tỷ lệ Hb dưới 11g%). Đây là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng 41% trẻ sơ sinh thiếu máu, 14% trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tỷ lệ
chậm phát triển trí tuệ của trẻ em dưới 15 tuổi chiếm từ 0,4-2%, là hậu quả
của các bệnh viêm não, biếu cổ và các bệnh của mẹ khi có thai. Tỷ lệ chết của
mẹ trên 100 000 lần sinh con sống ở Việt Nam là 160 so với Thái Lan là 200,
Malaixi - 80, Singapore - 10.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp có cán bộ y tế cũng không nhiều. Theo ước
tính, có khoảng 44% doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động. Mặc dù chúng ta đã có những chính sách, những văn bản
được chế định bằng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tuy
nhiên những chính sách này còn thiếu đồng bộ và chậm chạp nếu không muốn
nói rằng, nó không được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ ở nhiều nơi.
Những đổi mới trong lĩnh vực y tế như bảo hiểm y tế, phí khám chữa
bệnh và dịch vụ thuốc có mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân. Song tình
hình này đặt ra một số vấn đề mới cần giải quyết. Nhiều phụ nữ bị bệnh
nhưng không đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế vì không đủ tiền. Hiện
tượng "tiền nào của nấy" trong dịch vụ thuốc men và chữa bệnh hiện nay
cũng là một vấn đề đáng báo động.
1.3. Trình độ chuyên môn và tay nghề
Quá trình hình thành thị trường lao động và lao động trở thành hàng hóa
đang làm bộc lộ những yếu kém, thiếu hụt về trình độ chuyên môn và tay
nghề của lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ. Điều này
đang đặt ra những thách thức lớn đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Trong dân số từ 15 tuổi trở lên, nữ không có trình độ chuyên môn kỹ
thuật chiếm tới 93,3%, nam là 88,1%. Chỉ có 0,9% phụ nữ là công nhân kỹ
thuật có bằng, tỷ lệ này ở nam là 3,7%. Tỷ lệ nữ có trình độ cao đẳng, đại học

là 1,3%, trong khi nam là 2,5%.
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn và
giới năm 1993 (%)
Trình độ chuyên môn Nữ Nam Chung
Không có trình độ công nhân kỹ thuật 93.3 88.1 90.9
Công nhân kỹ thuật có bằng 0.9 3.7 2.2
Công nhân kỹ thuật không có bằng 1.2 2.6 1.8
Trung cấp 3.3 3.1 3.2
Cao đẳng, Đại học 1.9 2.5 1.3
Nguồn: Trích theo Lê Thi (Chủ biên),
Vấn đề tạo việc làm, tămg thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay.
Nhà xuất bản khoa học và xã hội. Hà Nội 1994. Tr.17.
Xét cơ cấu trình độ chuyên môn của dân số từ 13 tuổi trở lên năm 1999,
tỉ lệ nữ không được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là 93,92%, cao hơn tỷ lệ
nam giới là 90,75%. Cũng ở thời điểm 1999, trừ bậc trung học chuyên nghiệp,
tỷ lệ nữ được đào tạo ở các cấp khác nhìn chung đều thấp hơn nam, đặc biệt là
ở cấp trên đại học.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và
nam giới 1999 (%)
Trình độ Nữ Nam Chung
Không có chuyên môn kỹ thuật 93.92 90.75 92.40
Công nhân kỹ thuật 1.17 3.46 2.27
Trung học công nghiệp 2.87 2.72 2.80
Cao đẳng, Đại học 1.94 2.92 2.40
Trên Đại học 0.02 0.08 0.05
Nguồn: Theo tổng điều tra dân số 1999
Công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo và bồi dưỡng

trình độ chuyên môn cho phụ nữ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả
cơ bản. Tỷ lệ nữ có trình độ trên đại học đã tăng gấp bốn lần từ 5,9% năm 1989
trong tổng số những người có bằng trên đại học lên 24,5% vào năm 1999.
Bảng 1.3: Trình độ chuyên môn của phụ nữ và nam giới 1993-1999 (%)
Trình độ
1993 1999
Nữ Nam Nữ Nam
Không có chuyên môn kỹ thuật 56,6 43,4 52,8 47,2
Công nhân kỹ thuật 21,8 78,1 26,8 73,2
Trung học công nghiệp 56,2 43,8 53,3 46,7
Cao đẳng đại học 37,5 62,5 41,7 58,3
Trên đại học 5,9 9,1 24,5 75,5
Nguồn: Theo tổng điều tra dân số 1989,1999
Tuy nhiên, số liệu bảng trên cũng cho thấy trừ bậc trung học chuyên
nghiệp, còn ở các bậc khác nhìn chung nữ có bằng cấp chuyên môn chiếm số
lượng thấp hơn nhiều so với nam giới. Ví dụ, năm 1999, nữ chiếm gần 42%
số người có trình độ cao đẳng, đại học và 24,5 số người có bằng trên đại học.
Chất lượng và trình độ chuyên môn của lao động nữ như vậy đang là trở
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
ngại cho việc tăng cường vị trí và vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh
tế, xã hội. Đó cũng là khó khăn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội và ứng
dụng khoa học công nghệ nói chung trong nền kinh tế quốc dân.
Chẳng hạn, cải cách hệ thống quản lý hành chính đang vấp phải trở ngại
lớn về đội ngũ cán bộ: chỉ có 25% trong tổng số công chức có đủ trình độ
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế; 75% cán bộ nhân
viên hành chính còn lại cần được đào tạo lại.
Tình hình tương tự cũng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân. Ở nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu được đào tạo theo phương thức không

chính quy, tức là cha truyền con nối và tự học tự làm. Trong tổng số lao động
nông nghiệp chỉ có 0,82% được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học và
4,75% ở các trường trung học chuyên nghiệp hoặc trường công nhân kỹ thuật.
Trong khu vực quốc doanh, tỷ lệ lao động có tay nghề chung cho cả nam và
nữ chỉ chiếm 3 - 4%, thấp hơn ở khu vực tư nhân, tỷ lệ là 6 - 7%. Trong khi
các doanh nghiệp ngày càng có đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, tay nghề
của lao động thì có tới 80% số người đến tuổi lao động không có kỹ năng
nghề nghiệp.
Trong số những người có nhu cầu lao động đăng ký tại các trug tâm xúc
tiến việc làm ở Hà Nội thì có tới 77% chưa được đào tạo về nghề nghiệp, 52%
mới chỉ có trình độ học vấn phổ thông cơ sở.
Một mặt, nội dung và chất lượng đào tạo chuyên môn, tay nghề chậm cải
tiến, không theo kịp yêu cầu đa dạng và chuyên môn sâu của xã hội. Mặt
khác, nền kinh tế nặng về lao động chân tay, thủ công đang thời kỳ chuyển
đổi chưa tạo ra nhiều ngành nghè đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ và tri thức cao.
Kết quả là hiện tượng thừa trí thức, một nghịch lý đang diễn ra ở nước ta. Một
số người có trình độ đại học, cao đẳng không tìm được việc làm có xu hướng
tăng lên trong thời gian gần đây. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
161 411, trong số đó có tới khoảng 101 690 người không có việc làm ngay,
chiếm tỷ lệ sinh viên ra trường chưa có việc làm lên tới 63%. Còn tại thời
điểm giữa những năm 90, con số này ước tính là 14 000 sinh viên, tốt nghiệp
ở 55 trường đại học, cao đẳng trong cả nước chưa có việc làm. Tại Hà Nội, tỷ
lệ số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm tăng từ 13,4% năm 1990 lên
35,4% năm 1992.
Phụ nữ trí thức, lực lượng đi đầu trong khoa học và công nghệ, trong
công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước đang có biểu hiện hẫng hụt về đội
ngũ, tụt hậu về kiến thức so với yêu cầu. Khảo sát tại đại học Tổng hợp Hà

Nội với 33% nữ trí thức có trình độ đại học trở lên cho thấy gần 40% đội ngũ
cán bộ này ở độ tuổi trên 50.
Trong 10 năm tới, số cán bộ khoa học nữ đến tuổi về hưu chiếm khoảng
72% đội ngũ các nhà khoa học nữ, tính riêng đối với nữ phó tiến sỹ là 85,7%.
Trong khi đó, đội ngũ cán bộ nũ trẻ còn quá ít, lại thiếu được quan tâm, bồi
dưỡng.
Lấy ví dụ, trình độ ngoại ngữ của cán bộ trẻ hiện nay là một vấn đề lớn.
Mặc dù là phương tiện quan trọng để tiếp cận thông tin và nâng cao trình độ
chuyên môn, nhưng trình độ ngoại ngữ của nữ cán bộ giảng dạy, đặc biệt là
cán bộ trẻ còn rất hạn chế. Chẳng hạn, trong số nữ trí thức tuổi dưới 30 chỉ có
2,9% biết một ngoại ngữ; 0,7% biết hai ngoại ngữ.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Bảng 1.4: Tỷ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%)
Tuổi Một ngoại ngữ Hai ngoại ngữ
Dưới 30 tuổi 2.9 0.7
31 – 40 15.2 1.4
41 – 50 4.6 1.9
51 - 60 4.3 2.9
Nguồn: Theo Ngô Thị Thuận,
Khảo sát nữ trí thức Đại học tổng hợp HN, 1994.
Tỷ lệ nữ cán bộ có trình độ chuyên môn trong lực lượng khoa học công
nghệ còn thấp. Năm 1993, nữ cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trong các
ngành khoa học công nghệ nói chung chiếm 38,27% trong đó khoa học tự
nhiên là 36,8%, khoa học xã hội và nhân văn là 39%, y học là 49%, văn hóa
nghệ thuật 33,3%.
1.4. Vai trò xã hội
Phụ nữ Việt Nam hiện nay chiếm 50,8 % dân số và 50,6% lực lượng lao
động xã hội. Trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phụ nữ Việt Nam đã có

những đóng góp vô cùng to lớn. Ngày nay, chị em phụ nữ lại tiếp tục sát cánh
cùng với nam giới phấn đấu xây dựng đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Các tầng lớp phụ nữ đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp tăng trưởng
kinh tế và những thành tựu, tiến bộ trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, đảm bảo
an ninh quốc phòng của đất nước. Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ
nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Trong giới
báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính lên tới gần 30%. Phụ nữ còn
chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công
tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ,
y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam
giới. Ngoài ra, có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu
nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn
8% năm 2004.... Đây là những con số sinh động, là một bằng chứng rõ ràng
chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn dành cho phụ nữ của Đảng và
Nhà nước cũng như sự sáng tạo, cố gắng và phấn đấu hết mình của phụ nữ
Việt Nam.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần
thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết đã khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về
vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở
Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ
hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng

đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Và trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam
Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và
Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc
tại Việt Nam năm 2007, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn
vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự
đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao
động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng
tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập
và phát triển theo xu thế chung của nhân loại.”
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ
nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với
sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ
càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo
giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới
phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng
việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào
các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên
thị trường lao động.
Còn với vai trò người vợ, người mẹ, phụ nữ cũng có những cống hiến
xuất sắc trong việc xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình, nuôi dưỡng các thế
hệ công dân của đất nước trở thành những người có sức khoẻ, trí tuệ để đóng
góp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước. Phụ nữ cũng là nhân tố quan
trọng trong sự nghiệp giữ gìn nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong phong trào phụ nữ thế giới, phụ nữ Việt Nam cũng có những đóng
góp không nhỏ, góp phần khẳng định và không ngừng nâng cao vai trò, vị trí

của phụ nữ trong đời sống xã hội của nhân loại. Biểu hiện đơn cử là chỉ số
giới của nước ta liên tục được cải thiện, tăng từ 0,668 năm 1998 lên 0,687
năm 2003 và 0,689 năm 2004 và xếp thứ 87 trên 144 quốc gia trên thế giới.
Kết quả đó còn thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác trong việc thực hiện các văn
kiện quốc tế như Công ước CEDAW (Công ước về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ.
Với tỷ lệ 27,3% đại biểu Quốc hội là nữ, Việt Nam được xếp thứ nhất ở
Châu á, thứ hai trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và thứ 9 trong Liên
minh Nghị viện thế giới, đã cho thấy vai trò, vị thế và tiếng nói của người phụ
nữ Việt Nam không ngừng được cải thiện và nâng lên một tầm cao mới. Tỷ lệ
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
nữ giữ các vị trí chủ chốt mang tính quyết định trong các doanh nghiệp là
không nhỏ. Đặc biệt, với năng lực, trí tuệ và đặc điểm giới tính, trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ phụ nữ thành công cũng rất cao. Tuy nhiên, so với
nam giới, tỷ lệ nữ giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp, đơn vị kinh tế vẫn còn thấp. Mặc dù vậy, với xu thế hiện nay, phần
lớn chị em ngày càng khẳng định năng lực hoạt động của mình trong mọi lĩnh
vực và với sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo được những chuyển biến tích cực,
mạnh mẽ về nhận thức đối với vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội; công
tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ được chăm lo tốt hơn, từ đó tỷ lệ nữ giữ vai
trò chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị sẽ được nâng lên trong những năm tới.
Như vậy, có thể nói, phụ nữ ngày nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
hoạt động kinh tế xã hội và đóng góp công lao to lớn vào sự phát triển của đất
nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
2. Những việc làm phù hợp với lao động nữ
Trong xã hội hiện nay bao gồm rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Mỗi
ngành nghề đều có những đặc thù và yêu cầu công việc riêng đòi hỏi người

lao động phải đáp ứng được yêu cầu đó.
Có thể khẳng định rằng, với bất kỳ công việc nào thì giới nữ và giới nam
đều có khả năng đảm nhiệm và hoàn thành. Tuy nhiên, với điều kiện sức khỏe
phụ nữ yếu hơn so với nam giới, do đó những công việc quá nặng nhọc và
độc hại không phù hợp với lao động nữ và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
của họ. Thực tế cho thấy, khi cùng tiếp xúc với các yếu tố độc hại, nặng nhọc,
nguy hiểm trong quá trình làm việc thì phụ nữ thường dễ mắc các bệnh nghề
nghiệp hơn và cũng dễ bị tai nạn lao động hơn nam giới.
Một số công việc phù hợp với lao động nữ và hiện cũng có tỷ lệ lao động
nữ làm việc trong ngành khá cao như: nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo,
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
ngân hàng, quản lý tài chính, hành chính sự nghiệp, dệt may… hay văn hoá
nghệ thuật, thời trang và các ngành dịch vụ khác…
Để bảo vệ người lao động nữ, Bộ luật Lao động đã đưa ra những quy
định cấm người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm
những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc
ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con (Điều 113, Bộ luật lao
động). Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói
trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công
việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều
kiện lao động hoặc giảm thời giờ làm việc.
Thông tư liên tịch số 03/TT-LB ngày 28/1/1994 của Bộ Lao động -
Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã
quy định cụ thể các điều kiện lao động có hại và những công việc không được
sử dụng lao động nữ. Trong đó, các công việc cấm sử dụng lao động nữ được
quy định thành hai nhóm:
- Nhóm những công việc cấm sử dụng lao động nữ ở mọi lứa tuổi (49
công việc)

- Nhóm những công việc cấm sử dụng lao động nữ đang trong thời kỳ có
thai và cho con bú (12 tháng tuổi) (83 công việc)
Trình bày chi tiết tại Phụ lục 1: Thông tư liên tịch số 03/TT-LB về
những công việc cấm sử dụng lao động nữ.
Nhiều công việc cấm sử dụng lao động nữ trong Thông tư này cũng là
những công việc bị cấm trong nhiều Công ước của ILO. Như, Điều 3 - Công
ước Chì trắng (sơn) số 13, ban hành năm 1921 quy định cấm sử dụng lao
động nữ tiếp xúc với chất chì trắng. Công ước Benzen số 136 năm 1971 cấm
lao động nữ tiếp xúc với các chất Benzen. Công ước số 45 năm 1953 về việc
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
cấm sử dụng lao động nữ làm việc dưới lòng đất (Việt Nam đã phê chuẩn
công ước này).
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao
động nữ trong các khu công nghiệp và khu chế xuất
1. Tình hình phát triển của các khu công nghiệp và khu chế xuất
Làn sóng đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong những
năm gần đây đã tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế địa phương và các
khu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp
phát triển công nghiệp của đất nước.
Theo Báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị tổng kết
15 năm (1990 – 2005) xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất
thì: 15 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đã đạt được
các mục tiêu đề ra: hình thành hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ
sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước; chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ.
Tính đến cuối năm 2005, đã có 131 khu công nghiệp, khu chế xuất được
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập phân bố khắp 47 tỉnh, thành với
tổng diện tích đất tự nhiên gần 27.000 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho

thuê hơn 18.000 ha. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được một
lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cụ thể
đến cuối năm 2005, đã thu hút được 2. 120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 16,843 tỷ USD và 2.367 dự án trong nước
còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư hơn 113 nghìn tỷ đồng.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp quan trọng vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
đại hoá, đa dạng hoá ngành nghề... góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng
trưởng kinh tế của cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Giá trị sản xuất
công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trong tổng
giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đã tăng từ 8% năm 1996 lên 14% năm
2000 và 17% năm 2001 lên 28% năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu của các
doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất từ năm 1996 đến 2005 ước đạt
khoảng 28,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đã đóng góp tích cực vào ngân
sách nhà nước; thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2
tỷ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996 - 2000.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ
tầng mới, hiện đại... Đến cuối năm 2005 đã có 131 dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD
và 33.000 tỷ đồng. Đã có 79 khu công nghiệp, khu chế xuất hoàn thành xây
dựng cơ bản với tổng vốn hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thực
hiện hơn 500 triệu USD và 8.000 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2005, 1 ha đất công nghiệp ở khu công nghiệp, khu
chế xuất đã vận hành, thu hút được 1,93 triệu USD, đạt giá trị sản xuất công
nghiệp 0,76 triệu USD và xuất khẩu bình quân (2001 - 2005) 0,33 triệu USD/
năm. Tính đến tháng 6/2006 đã thu hút khoảng 865.000 lao động trực tiếp và
khoảng 1,2 - 1,5 triệu lao động gián tiếp...

Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời
gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng quy hoạch còn thấp,
tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để; hiệu quả sử dụng đất chưa cao;
chất lượng lao động còn kém (mới có 4 - 5% lao động có trình độ đại học,
trên đại học; 4 - 5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo;
còn lại hơn 60% là lao động giản đơn); đời sống của người lao động còn
nhiều bức xúc; môi trường trong khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
vấn đề phải quan tâm, như hiện nay chỉ có 33 khu công nghiệp, khu chế xuất
xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, còn lại các khu khác đều thải
trực tiếp nước thải ra môi trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từ nay đến năm 2015 sẽ tiếp tục đầu tư
đồng bộ, thành lập mới có chọn lọc khoảng 23.000 - 26.000 ha đất khu công
nghiệp; phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên cả nước trên 60% diện tích;
phấn đấu thu hút thêm 6.500-6.800 dự án trong và ngoài nước; với tổng vốn
khoảng 36 - 39 tỷ USD, thực hiện đạt khoảng 50%. Và giai đoạn đến năm
2020 sẽ hoàn thiện cơ bản mạng lưới khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn
lãnh thổ, với diện tích 60.000 - 80.000 ha. Theo ước tính nhu cầu về vốn để
phát triển hạ tầng ngoài các khu chức năng của các khu kinh tế còn khoảng
2.000-3.000 tỉ đồng/khu kinh tế (thời kỳ 2006 - 2010). Với 8 khu kinh tế đã
được thành lập từ nay đến 2010 nhu cầu vốn phát triển hạ tầng ngoài các khu
chức năng của các khu kinh tế này ước khoảng 16.000 - 24.000 tỷ đồng.
Hướng phát triển các khu kinh tế đến năm 2020 xác định: để nền kinh tế
đạt mức tăng trưởng 8%/năm, phát triển mạnh các vùng lãnh thổ, ven biển với
các khu kinh tế lớn gắn với các đô thị làm động lực để hội nhập kinh tế mạnh
mẽ với bên ngoài; phấn đấu vùng ven biển và các vùng kinh tế trọng điểm có
mức tăng trưởng gấp 1,3 - 1,4 lần mức tăng trưởng chung của cả nước.
Phụ lục 2 trình bày: Danh sách các khu công nghiệp, khu chế xuất đến

tháng 8 năm 2007.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách lao động - việc làm cho lao
động nữ nói chung và lao động nữ trong khu công nghiệp, khu chế xuất
nói riêng
2.1. Do đặc điểm lao động nữ nói chung
Người lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam giới,
họ còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình. Đó là những
vấn đề mang tính tự nhiên (lao động nữ có thời kỳ mang thai, sinh đẻ, nuôi
con, kinh nguyệt hàng tháng, chăm sóc khi con nhỏ ốm đau…) hay mang tính
xã hội (tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức con người từ
hàng ngàn đời nay. Đặc biệt đối với các nước Á Đông…). Điều này gây ra sự
bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, chẳng hạn như: học vấn,
việc làm, cơ hội thăng tiến, trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ trong gia
đình… Những vấn đề tự nhiên cũng như các vấn đề xã hội phần nào đã hạn
chế quyền tự do độc lập, tự do lao động, cơ hội thăng tiến mà lao động nữ
thường chịu thiệt thòi hơn lao động nam trong quan hệ lao động. Vì thế khi
tham gia quan hệ lao động, lao động nữ phải chịu áp lực tâm lý từ nhiều phía,
từ công việc ở doanh nghiệp, công sở đến công việc gia đình (nội trợ, chăm
sóc con cái, phụng dưỡng bố mẹ…).
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ngoài chức năng làm mẹ, chức năng
chăm sóc gia đình của lao động nữ có những thay đổi nhất định. Do áp lực của
công việc và khả năng lao động của lao động nữ (đặc biệt là giới trí thức) đòi
hỏi xã hội phải nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan hơn, ngay trong mỗi
gia đình, người chồng cũng phải có cách nhìn thực tế hơn, nhất là đối với
những phụ nữ tài năng để chia sẻ và tạo cơ hội cho người bạn đời của mình
phát huy được khả năng, trí tuệ phục vụ cho đất nước, xã hội và gia đình.
Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên cũng như xã hội không phải lao động

nữ nào cũng nhận được sự thông cảm, chia sẻ từ người chồng, của xã hội mà
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
thực tế nhiều trường hợp người phụ nữ đành phải lựa chọn hạnh phúc gia đình
hoặc cơ hội học tập thăng tiến… Người xưa có câu “hạnh phúc người đàn ông
là sự nghiệp, còn sự nghiệp của người đàn bà là tình yêu”, câu nói đó phần
nào phản ánh những hạn chế về giới, người phụ nữ thường xem hạnh phúc gia
đình là điều quý giá và khi bắt buộc phải lựa chọn thì đa số họ sẽ chọn hạnh
phúc gia đình.
Những đặc điểm của lao động nữ như vậy đòi hỏi pháp luật phải hoàn
thiện hơn nữa những quy định riêng giúp họ vừa thực hiện nghĩa vụ lao động,
vừa đảm bảo chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình, tạo điều kiện cho lao
động nữ phát triển tài năng.
2.2. Do tính chất công việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng
Đối với lao động nữ nói chung là vậy, nhưng đối với lao động nữ trong
các khu công nghiệp, khu chế xuất thì họ còn gặp phải rất nhiều vấn đề khó
khăn hơn nữa.
Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng thu hút nhiều
lao động đến làm việc, trong đó tỷ lệ nữ chiếm khá cao, riêng các ngành dệt,
may mặc, giày da - tỷ lệ này có thể lên đến 80%. Họ thường có độ tuổi từ 18
-30, độ tuổi vừa rời khỏi ghế nhà trường, hoặc chia tay với đồng ruộng để tìm
hướng thay đổi cuộc đời.
Bên cạnh niềm vui có được việc làm, những lao động nữ đến đây còn
gặp phải hàng ngàn khó khăn. Trong công việc, họ phải làm việc liên tục mỗi
ngày từ 10 – 12 tiếng, nếu có tăng ca, giãn giờ thì thời gian lao động của họ
lên tới 14 tiếng/ngày. Tuy làm việc vất vả như vậy nhưng đồng lương họ nhận
được còn quá thấp và chưa tương xứng với sức lao động. Ví dụ như thu nhập
cá nhân của công nhân dệt - may, hoặc giày dép tại thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương vào khoảng 1,1 - 1,3 triệu đồng/người/tháng, khu vực

miền trung vào khoảng 600 - 900 nghìn đồng/người/ tháng. Đáng ngạc nhiên
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
là khu vực đồng bằng sông Hồng với đội ngũ lao động có trình độ phổ cập
giáo dục khá cao lại chịu mức thu nhập cá nhân thấp nhất, đối với ngành dệt –
may và giầy dép chỉ vào khoảng 500 - 600 nghìn đồng/người/tháng. Thậm chí
có nơi chỉ 350 nghìn đồng/người/tháng.
Ngoài ra, họ chỉ làm việc theo hợp đồng ký kết theo thời vụ hoặc chỉ
giao kết bằng miệng dẫn đến không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào khác. Hơn nữa, họ phải làm việc trong
môi trường độc hại mà không có các trang thiết bị bảo hộ lao động, nhà vệ
sinh quá ít so với số lượng lao động lớn lại thường xuyên trong tình trạng
thiếu nước, thậm chí có những trường hợp nữ công nhân đi vệ sinh khi vào
xưởng thì bị giám đốc giật thẻ bắt làm cam kết hạn chế đi vệ sinh hoặc viết
đơn nghỉ việc. Họ cũng không được đảm bảo về các điều kiện chăm sóc y tế,
khi hành kinh đau bụng, công ty chỉ cho nằm tại phòng y tế, nhưng lại không
có y tá chăm sóc và cũng không có thuốc men gì…
Trong cuộc sống thì khó khăn trong nhà ở, trung bình 6-8 nữ công nhân
phải thuê và sống chung trong một căn phòng 9m² vừa ẩm thấp, vừa nóng
bức. Lương thấp khiến cuộc sống vật chất tằn tiện, nhiều công nhân không ăn
uống đầy đủ và bị ngất trong khi làm việc hay tình trạng sức khoẻ bị giảm sút
trầm trọng. Đặc biệt, họ còn đang sống trong tình trạng “mù văn hoá”, không
tivi, không đài báo, không được tiếp cận các dịch vụ giải trí, văn hoá… Hơn
nữa, với điều kiện làm việc với thời gian lớn như vậy, những nữ công nhân ở
đây không có thời gian để giao lưu với bên ngoài và rất khó để tìm được cho
mình một người bạn đời chia sẻ cuộc sống. Những người có gia đình rồi thì
lại không có chỗ gửi con để đi làm…
Với những khó khăn như vậy, lao động nữ trong các khu công nghiệp,
khu chế xuất rất cần những quy định, chính sách riêng để đảm bảo cho họ có

được điều kiện làm việc và đời sống xã hội tốt đẹp hơn.
Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
2.3. Do các chính sách hiện hành chưa hoàn thiện và chưa được thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ trong thực tế các khu công nghiệp, khu chế xuất
Có thể thấy, Bộ luật lao động cũng như các chính sách về lao động hiện
nay mới chỉ có những quy định đối với lao động nữ và người sử dụng lao
động nữ nói chung mà chưa có các quy định riêng cho lao động nữ trong các
khu công nghiệp, khu chế xuất _ một bộ phận có tỷ lệ nữ tham gia lao động
rất cao và hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Hơn nữa, những chính sách đã ban hành hiện nay cũng không được thực
hiện nghiêm túc và đầy đủ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hầu hết,
các chủ doanh nghiệp tại đây mới chỉ thực hiện một cách đối phó các điều
luật dành cho lao động nữ khiến những công nhân ở đây rất bất bình và dẫn
đến nhiều vụ đình công trong thời gian qua.
Với những đặc điểm của lao động nữ nói chung, của điều kiện lao động
tại khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng và việc thực hiện các chính sách
dành cho lao động nữ một cách đối phó như hiện nay đòi hỏi chúng ta phải
tiếp tục hoàn thiện các chính sách về việc làm dành cho lao động nữ trong các
khu công nghiệp để đảm bảo cho họ có một đời sống tốt đẹp hơn.
III. Các chính sách lao động - việc làm đối với lao động nữ hiện nay
Lao động nữ hiện nay chiếm tỉ lệ cao trong nguồn lao động và có những
đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Hơn nữa, chức năng làm mẹ
của người phụ nữ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sự hình thành và
phát triển nhân cách của các thế hệ công dân trong tương lai. Vì thế lao động
nữ luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện ở các Bộ
luật, nghị định và các chính sách liên quan.
Nếu xét theo chiều dọc, các quy định đối với lao động nữ được ban hành
tại văn bản cao nhất là Bộ Luật lao động – Chương X: Những quy định riêng

Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận
đối với lao động nữ. Tiếp đến là các pháp lệnh, quyết định, nghị định và thông
tư là những văn bản hướng dẫn thi hành các điều luật trên. Tuy nhiên, các quy
định đối với lao động nữ không nằm tập trung trong một hoặc một số các văn
bản mà được nhắc đến rải rác trong rất nhiều quy định. Vì thế, ở đây, người
nghiên cứu sẽ giới thiệu các quy định của pháp luật đối với lao động nữ theo
chiều ngang, gồm: Các chính sách về tuyển dụng lao động nữ, các chính sách
về sử dụng lao động nữ và các chính sách hỗ trợ việc làm khác.
1. Chính sách tuyển dụng lao động nữ
Về việc tuyển dụng nói chung, Khoản 2 Điều 16 và Khoản 1 Điều 132
của Bộ Luật lao động đã quy định: Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp
hoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển lao động theo nhu cầu
của mình. Người lao động có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký
tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc làm.
Về thủ tục tuyển lao động được quy định tại Nghị định 39 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về
việc làm: ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người
lao động, người sử dụng lao động phải thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng và niêm yết tại trụ trở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Nội
dung bao gồm : nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển,
thời hạn hợp đồng lao động, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêu cầu
cần thiết khác nếu doanh nghiệp cần.
Riêng đối với lao động nữ, Chương X “Những quy định riêng đối với
lao động nữ” của Bộ Luật lao động đã quy định:
Đối với chủ doanh nhiệp, phải ưu tiên tuyển dụng lao động nữ: “Người
sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó có đủ
tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh
nghiệp đang cần.” quy định tại Điều 111 Chương X Bộ luật lao động.

Ngô Thị Hoàng An Lớp: Kế hoạch 46A
25

×