Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SÁNG KIẾN GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA QUA DẠY BÀI 15 ĐỊA LÍ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.85 KB, 20 trang )

“GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VÀ PHỊNG CHỐNG
THIÊN TAI QUA DẠY BÀI 15 SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 TẠI
TRƯỜNG THPT THÁI HỊA – HÀM N – TUYÊN QUANG”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề mang tính tồn cầu hiện nay đó là vấn đề ơ
nhiễm mơi trường. Riêng ở Việt Nam thực trạng môi trường đang ở mức báo
động. Đời sống xã hội ngày càng phát triển vì thế lượng khí thải, chất thải
nguy hại thải ra mơi trường ngày càng nhiều; loài người đang phải đối mặt
với những vẫn đề nghiêm trọng như tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch,
nạn chặt phá rừng gia tăng làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt
chủng; gia tăng các hiện tượng thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán; nhiệt độ Trái Đất
tăng do sự biến đổi khí hậu tồn cầu... Toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi độ
sâu rộng trong tự nhiên: mùa hè nhiệt độ tăng quá cao, mùa đơng lại khơng đủ
lạnh, khối lượng đất đóng băng cũng giảm đe dọa tới sức khỏe của con người.
Những dấu hiệu suy thối mơi trường ngày càng rõ ràng vì vậy con
người đã bắt đầu ý thức được những ảnh hưởng có hại của mình đối với mơi
trường sống. Chính vì thế con người cần quan tâm hơn tới công tác bảo vệ
môi trường, đặc biệt là bảo vệ mơi trường trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Để giải quyết tận gốc vấn đề mơi trường trước hết phải bắt đầu từ
nhận thức mà hiện nay chưa có một giáo trình hay mơn học nào ở trường
trung học phổ thông giáo dục môi trường cho học sinh, vì vậy việc giáo dục
mơi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số mơn học trong đó có
mơn Địa lí.
Để đáp ứng được u cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học
là phải đảm bảo ba yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy.
Có nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên
cần hình thành cho học sinh một nhân cách và lối sống tốt. Nói về góc độ mơn
Địa lí, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho các em
một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên
1




nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và mơi trường,
giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập. Thực tế trong những
năm giảng dạy tại trường THPT Thái Hòa bản thân tôi luôn đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, chủ động khai thác, chiếm
lĩnh kiến thức bài học. Bản thân tơi ln lồng ghép, tích hợp kiến thức cơ bản
bài học với việc giáo dục môi trường trong môn Địa lí. Tuy vậy trước yêu cầu
mới của Giáo dục và đào tạo, với lương tâm và trách nhiệm nghề đã thôi thúc
tôi trong việc làm thế nào để môi trường chúng ta luôn trong sạch, vận dụng
liên hệ vào mơn Địa lí để học sinh nhận thức được Giáo dục mơi trường trong
mơn học từ đó giúp các em tự quyết định được hành vi của mình với mơi
trường. Với những lý do trên tôi lựa chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ
mơi trường và phịng chống thiên tai qua dạy bài 15, sách giáo khoa Địa lí
12 tại trường THPT Thái Hịa – Hàm n – Tuyên Quang” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai.
Nhằm xây dựng một môi trường “xanh, sạch, đẹp, an tồn”.
Giáo dục bảo vệ mơi trường khơng chỉ nhằm giúp cho giáo viên có kiến
thức về mơi trường, bảo vệ mơi trường. Giáo viên cịn phải là người làm
gương cho học sinh, ln có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì
thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ mơi trường và giáo
dục học sinh biết yêu quý gần gũi môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên
truyền viên về giáo dục môi trường trong nhà trường và xã hội.
Mặt khác giáo dục mơi trường cịn giúp các em đặc biệt là học sinh lớp
12 ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái Đất. Biết
tiếp nhận, xử lí thơng tin về ứng phó biến đổi khí hậu, phịng chống và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai tại địa phương, quốc gia và thế giới. Biết trở thành một

tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ mơi trường và
phịng chống các thiên tai có thể xảy ra. Giáo dục mơi trường mang lại cho
2


các em cơ hội khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con
người liên quan đến mơi trường. Giáo dục mơi trường hình thành cho các em
biết phản ứng đối với những hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng,
bẻ cành cây tại sân trường, chặt phá rừng...qua đó thể hiện sự tơn trọng mơi
trường thiên nhiên, có ý thức và mong muốn giữ gìn bảo vệ thiên nhiên. Đó là
mục đích nghiên cứu của đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Áp dụng cho giáo viên giảng dạy và học sinh lớp 12C2, 12C4, 12C6,
12C8,12C10 trường Trung học phổ thông Thái Hịa – Hàm n trong học
tập bộ mơn Địa lí.
Giới hạn trong giảng dạy bài 15 “Bảo vệ mơi trường và phịng chống
thiên tai”, sách giáo khoa Địa lí 12.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của đồng nghiệp trong tổ bộ
môn, điều tra mức độ tiếp thu của học sinh và đánh giá kết quả tiết dạy.
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách
báo và các thơng tin có tính thời sự.
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Những hiểm họa suy thối mơi trường hiện nay đang ngày càng đe dọa
cuộc sống của lồi người. Chính vì vậy, bảo vệ mơi trường là vấn đề sống còn
của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định
một trong những ngun nhân cơ bản gây suy thối mơi trường là do sự hiểu

biết , thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện pháp có
hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có biện pháp đúng đắn trong khai thác,
sử dụng hợp lí các nguồn tài ngun và có ý thức trong việc thực hiện các
nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3


Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích
hợp vào các mơn học và các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, không
phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như một môn riêng biệt hay một
chủ đề nghiên cứu mà là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo
vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt của bộ môn.
Giáo dục bảo vệ môi trường là phải trang bị cho học sinh một hệ thống
kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù
hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua
chương trình dạy học theo hướng tích hợp nội dung qua các mơn học, thơng
qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt
coi trọng việc đưa vào chương trình mơn hoạt động ngồi giờ lên lớp, mơn Địa lí.
Hiện nay, việc giáo dục mơi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất
là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo
thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ thực hiện khai
thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài ngun thiên nhiên và mơi trường của
đất nước mình. Nếu có nhận thức đầy đủ các vấn đề về mơi trường thì các em có
thể tự mình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và tự thân các học sinh xác định thái độ đối
xuwe đúng đắn với thiên nhiên như chính ngơi nhà của mình.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong cuộc sống cũng như khi dạy mơn Địa lí, tơi nhận thấy các em chưa
ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào
đối với mơi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tơi thấy chỉ có

60% các em hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con
người. Phần đông học sinh chưa được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi
trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như chưa
có mơn học riêng biệt cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi
trường và những tác động tiêu cực của con người gây hậu quả to lớn thế nào
đến môi trường.
Một thực tế hiện nay trong q trình dạy học Địa lí ở trường THPT vấn
đề phát triển kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ của các em học sinh trong
4


vấn đề giáo dục mơi trường và tích hợp vấn đề giáo dục mơi trường trong các
bài học Địa lí chưa đạt hiểu quả cao. Từ những kiến thức trọng tâm bài học liên
quan đến vấn đề môi trường các em hầu hết hiểu kiến thức bài học, phần liên
hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề mơi trường để tích hợp vào các mơn
học khác các em chưa phát huy được tối đa vận dụng các kiến thức đó. Các em
mới chỉ hiểu và nắm kiến thức trong sách giáo khoa cịn phần mở rộng thì cịn
hạn chế nhiều. ít khi chú ý học bài, chính vì vậy mà việc giảng dạy của giáo
viên gặp khơng ít những khó khăn.
Từ thực tiễn đó tơi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục ý
thức bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai qua dạy bài 15, sách giáo
khoa Địa lí 12 tại trường THPT Thái Hòa – Hàm Yên – Tuyên Quang”
trong năm học 2020 – 2021, kết hợp các phương pháp dạy học theo hướng
tích cực nhằm phần nào đó mang đến những cái nhìn đúng về mơi trường và
phán đốn, đánh giá mức độ nguy hiểm của ảnh hưởng biến đổi khí hậu và
thiên tai, giúp các em biết tôn trọng ý kiến, sự đóng góp của người khác về
ứng phó với biến đổi khí hậu và phịng, chống thiên tai. Đồng thời giúp các
em thấy được bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
3. Nội dung sáng kiến: “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai qua dạy bài 15, sách giáo khoa Địa lí 12 tại trường THPT

Thái Hịa – Hàm n – Tuyên Quang”
3.1. Khái quát chung
Việt Nam nằm trong trong vùng “rốn bão” của thế giới, là một trong
những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Sau 35
năm thực hiện cơng cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết
sức to lớn trên mọi lĩnh vực, trở thành một trong những nền kinh tế tăng
trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng
được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo ra
nhiều áp lực lớn đối với mơi trường sinh thái. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường
tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng đa dạng sinh học và chất
lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; các thiên tai
5


như bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra
nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa, môi trường Việt
Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn.
Để học sinh có thể nhận thức được thực trạng về môi trường và nhận
thức đúng đắn về các thiên tai xảy ra ở nước ta, từ đó phán đốn, đánh giá mức
độ nguy hiểm của ảnh hưởng biến đổi khí hậu và thiên tai thì trong chương
trình Địa lí 12 đã đưa nội dung tìm hiểu về vấn đề môi trường và thiên tai vào
chuyên để Địa tự nhiên bài 15 “Bảo vệ môi trường và phong chống thiên tai”.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra của bài học giáo viên cần phải chuẩn bị
tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí giúp các em chủ động tiếp cận kiến
thức, tích cực sáng tạo đưa ra các thông điệp để bảo vệ môi trường và mạnh
dạn đưa ra nhiều sáng kiến nhằm góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Năm học 2020 – 2021, tôi đã tiến hành soạn giảng bài 15 “Bảo vệ môi
trường và phịng chống thiên tai”, ngồi việc bám sát mục tiêu bài học, kết họp
với việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đã giúp các em
chủ động tiếp cận kiến thức, tích cực sáng tạo đưa ra các thông điệp để bảo vệ

môi trường và mạnh dạn đưa ra nhiều sáng kiến nhằm góp phần giữ gìn và bảo
vệ mơi trường.
3.2. Một số phương pháp sử dụng trong q trình giảng dạy bài 15 “Bảo
vệ mơi trường và phòng chống thiên tai
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên nêu vấn
đề và tạo tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học nhóm: Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của
dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ
trong khoảng thời gian giới hạn. Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên
gọi khác như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự lực hồn
thành nhiệm vụ học tập của mình trên cơ sở phân cơng và hợp tác làm việc.
Hoạt động nhóm là hoạt động địi hỏi tính tự giác của học sinh rất cao, em nào
cũng được đưa ra ý kiến của mình.Thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề
có phân tích lý lẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Giúp
6


cho học sinh mở rộng kiến thức, phát triển được tư duy khoa học; giúp học
sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp tranh luận...
Phương pháp đóng vai: Đây là phương pháp mang tính chất tương tác
giữa thầy và trị, giữa trị và trị, giữa người học với mơi trường học tập. Góp
phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng
tình huống tốt.
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh các lớp giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp dạy học khác nhau và sử dụng các kĩ thuật dạy học theo hướng
tích cực khác như: Kĩ thuật “các mảnh ghép”; kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật
“bể cá”… để giúp học sinh tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức, đông
thời tự đưa ra được những nhận định của cá nhân về vấn đề được tìm hiểu.
3.3. Tiến trình giảng dạy bài 15 “Bảo vệ mơi trường và
phịng chống thiên tai”

a. Xác định mục tiêu bài học
* Về năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra: bão,
ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất.
+ Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
+ Biết được Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của VN.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lựa chọn nội dung ngôn ngữ phù hợp, giải quyết vấn đề (phân
tích được tình huống trong học tập và cuộc sống, biết đặt câu hỏi có giá trị,
biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục, sẵn sàng xem xét
đánh giá lại vấn đề).
+ Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống
thiên tai ở địa phương.
- Năng lực đặc thù môn Địa lí
+ Sử dụng số liệu thống kê để trình bày về hiện trạng về môi trường.
+ Sử dụng tổng hợp các nguồn tài liệu để tìm hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề.
7


* Về phẩm chất
- Yêu nước:
+ Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo
vệ thiên nhiên.
+ Có nhận thức đúng đắn về vai trị của tự nhiên và lao động trong phát
triển kinh tế.
- Chăm chỉ:
+ Tích cực tìm tịi và sáng tạo trong học tập.
+ Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
- Trách nhiệm:

+ Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt
động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát
triển bền vững.
+ Có ý thức bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai.
b. Tiến trình bài dạy
* Hoạt động khởi động
Giáo viên cho học sinh nghe và quan sát video ca nhạc “Heal the
World” của Michael Jackson (Nguồn Internet).
Giáo viên đặt vấn đề: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo ra
nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường
tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng đa dạng sinh học và chất
lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; các thiên tai
như bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra
nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa.
Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với vấn đề môi trường ở Việt Nam
để vào nội dung bài học.
* Hoạt động tìm hiểu về vấn đề: Bảo vệ mơi trường. Một số thiên tai và
biện pháp phòng chống
Giáo viên sử dụng phương pháp nhóm và đóng vai

8


Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân cơng nhiệm vụ mỗi nhóm
(giao nhiệm vụ cho các nhóm trước 1 tuần).
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ mơi trường.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về thiên tai bão.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về thiên tai ngập lụt.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về thiên tai lũ qt.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về thiên tai hạn hán.

+ Nhóm 6: Tìm hiểu về chiến lược quốc gia về bảo vệ tài ngun và mơi trường.
Học sinh các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và
cử đại diện trình bày sản phẩm học tập của nhóm.
+ Nhóm 1: Đóng kịch ngắn “Chung tay bảo vệ mơi trường”
Thơng qua vở kịch ngắn (thời lượng 7 phút) các em đã nêu lên được hai vấn
đề môi trường ở Việt Nam:
Một là: Tình trạng mất cân bằng sinh thái mơi trường làm gia tăng bão,
lũ, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.
Hai là: Tình trạng ơ nhiễm mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường nước; Ơ
nhiễm mơi trường khơng khí; Ơ nhiễm đất...

9


10


Một số hình ảnh trong vở kịch “Chung tay bảo vệ mơi trường” tại lớp 12C2
+ Nhóm 2: Trình bày về hoạt động của bão ở Việt Nam.
Qua phần trình bày trên powerpoint nhóm đã làm rõ được những kiến thức cơ
bản về bão như:
- Mùa bão tập trung từ tháng 6 -> 11 nhưng tập trung nhiều nhất vào
tháng 8, 9, 10.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Dải đồng bằng ven biển Miền Trung là nơi bão hoạt động mạnh nhất.

11


- Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.

Những năm gần đây trung bình có 8,8 cơn bão.
Bên cạnh đó các em biết sử dụng các video hình ảnh trực quan để thây
được hậu quả của bão và biện pháp phòng chống.
- Mưa lớn trên diện rộng -> ngập úng đồng ruộng, đường giao thông,
thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh -> lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế…
- Ơ nhiễm mơi trường gây dịch bệnh.
- Có các thiết bị vệ tinh khí tượng để dự báo chính xác về quá trình
hình thành và hướng di chuyển của bão.
- Thơng báo cho tàu thuyền trên biển nhanh chóng trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão to.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mịn lũ qt ở miền núi.

Một số hình ảnh minh họa về hoạt động và tác hại của bão
+ Nhóm 3: Trình bày về thiên tai ngập lụt
- Nơi xảy ra: Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.

12


- Thời gian hoạt động: Mùa mưa (tháng 5 -> 10) riêng Duyên hải Miền
Trung từ tháng 9 -> 12.
- Nguyên nhân: Do địa hình thấp; Mưa nhiều tập trung theo mùa; Ảnh
hưởng của thuỷ triều.
- Hậu quả: Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường…
- Biện pháp phòng chống: Xây dựng hệ thống đê điều, thuỷ lợi.

Một số hình ảnh về ngập lụt ở Miền Trung
+ Nhóm 4: Trình bày về thiên tai lũ qt

- Nơi xảy ra: Xảy ra đột ngột ở miền núi.
- Thời gian hoạt động: Tháng 6 -> 10 ở Miền Bắc, tháng 10 -> 12 ở Miền Trung.
- Nguyên nhân: Do địa hình dốc; Mưa nhiều tập trung theo mùa; Rừng
bị chặt phá.
- Hậu quả: Thiệt hại về tính mạng, tài sản, tắc nghẽn giao thông, ô
nhiễm môi trường…
- Biện pháp phòng chống: Xây dựng hệ thống đê điều, thuỷ lợi; Trồng
rừng, quản lý, sử dụng đất đai hợp lí; Canh tác hiệu quả trên đất dốc.

Một số hình ảnh của lũ quét ở Miền Trung
13


+ Nhóm 5: Trình bày về thiên tai hạn hán
- Nơi xảy ra: Xảy ra ở nhiều địa phương.
- Thời gian hoạt động: Mùa khô (tháng 11 -> 4).
- Nguyên nhân: Mưa ít; Cân bằng ẩm nhỏ hơn 0.
- Hậu quả: Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Biện pháp phòng chống: Trồng rừng; Xây dựng hệ thống thuỷ lợi;
Trồng cây chịu hạn.

Một số hình ảnh về hạn hán ở nước ta
Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm và thơng tin thêm về
một số thiên tai khác ở Việt Nam như: động đất, lốc, mưa đá, sương muối cũng
xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống.

Hình ảnh minh họa một số thiên tai khác ở Việt Nam
14



+ Nhóm 6: Trình bày chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và
môi trường
- Nhiệm vụ của chiến lược:
+ Duy trì các hệ sinh thái có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người.
+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài động, thực vật.
+ Đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống của
con người.
+ Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số.
+ Ngăn ngừa ơ nhiễm mơi trường, kiểm sốt và cải thiện mơi trường
(mới bổ sung và có hiệu lực từ 1/7/2006).
- Để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trên nhà nước đã ban hành Luật
bảo vệ môi trường.
4. Hiệu quả của sáng kiến.
Qua thực hiện đề tài tôi thấy đã đem lại một kết quả đáng kể, khả quan.
Học sinh đã lĩnh hội kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, trực quan sinh động
góp phần khắc sâu những kinh nghiệm trực tiếp giúp cho việc học tập của học
sinh thêm phong phú và sâu rộng hơn. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học,
phát huy sự tư duy, sáng tạo của học sinh. Nâng cao nhận thức, năng lực trong
cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Thơng qua nội dung bài học hình thành phẩm chất và năng lực tìm hiểu
sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động, tích cực; có hành vi an toàn và tự bảo
vệ đối với rủi ro thiên tai và vận động người khác cùng tham gia các hoạt
động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí
hậu và phát triển bền vững; có một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhận biết được
và quan tâm đến các vấn đề tiết kiệm năng lượng, tài ngun, ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội và tội
15



phạm...; Biết chia sẻ với những bạn có hồn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng
sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ
trẻ. Địa lí là một trong các mơn học có nhiều khả năng giáo dục mơi trường
cho học sinh, vì vậy khơng chỉ riêng trong bài 15 mà trong các bài học khác
tôi thường xuyên lồng ghép các kiến thức giáo dục mơi trường vào những bài
có nội dung phù hợp nhưng không làm nặng nội dung bài học.
Qua thực tế giảng dạy và tích hợp vào từng bài cụ thể, tơi nhận thấy:
- Học sinh đã có những hiểu biết nhất định về mơi trường, có ý thức,
thái
độ , hành vi tốt đối với môi trường, các em cũng đã có được một số kĩ năng và
biện pháp bảo vệ môi trường thông thường để áp dụng trong môi trường
trường học và địa phương nơi các em sinh sống;
- Thể hiện sự tôn trọng môi trường thiên thiên, ứng xử thân thiện với mơi
trường, có ý thức và mong muốn gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên;
- Có ý thức quan tâm, thông cảm và chia sẻ giúp đỡ với những người dễ
bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và thiên tai;
- Có tinh thần, thái độ hợp tác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tích
cực, chủ động tham gia tổ chức các hoạt động tình nguyện trong cộng đồng
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phịng, chống thiên tai;
- Có ý thức đối xử cơng bằng, đồn kết và có tinh thần tương thân, tương
ái với bạn bè trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phịng, chống thiên tai;
- Thể hiện vai trò tiên phong đối với việc thực hành tiết kiệm, giảm thiểu,
tái chế và tái sử dụng nguyên liệu trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Giáo dục mơi trường ở trường THPT khơng chỉ có thể áp dụng với mơn
Địa lí và cịn có thể áp dụng với nhiều môn học khác. Đã đến lúc “Mỗi nhà

giáo phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng dạy các môn học
trong nhà trường”.
16


2. Kiến nghị .
Trong q trình giảng dạy tơi ln có tâm nguyện được phục vụ hết
mình, do vậy tơi đã không ngừng tự học hỏi tham khảo tài liệu, trao đổi kinh
nghiệm với bạn bè và đồng nghiệp cho nên khi viết đề tài này tôi được sự
quan tâm rất lớn của BGH nhà trường, của đồng nghiệp. Mặc dù bản thân tơi
rất cố gắng, song khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp
ý chân thành của các q thầy cơ, các đồng chí đồng nghiệp để tơi có thể tiếp
tục thực hiện đề tài này trong nhiều năm học tiếp theo hiệu quả hơn, góp một
phần cơng sức nhỏ bé của mình trong giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường và
phịng chống thiên tai cho những thế hệ tương lai của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Mai Thị Kim Oanh

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục).
2. Sách Giáo viên Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục).
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xun chu kì III mơn địa lí THPT. (Nhà xuất bản
Giáo dục).
4. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học ( Bộ giáo

dục và đào tạo – Dự án Việt – Bỉ ).
6. Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường (Nhà xuất bản Giáo dục).
7. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường (Nhà xuất bản Giáo dục).
8. Tài liệu giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong
trường mầm non, trường phổ thông (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
9. Một số tài liệu khác.

18


MỤC LỤC
Phần
I

Nội dung
Phần mở đầu

Trang
1

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II

Nội dung

3


1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3. Nội dung sáng kiến: “Giáo dục ý thức bảo vệ
mơi trường và phịng chống thiên tai qua dạy bài 15, sách
giáo khoa Địa lí 12 tại trường THPT Thái Hòa – Hàm Yên
– Tuyên Quang"
4. Hiệu quả của sáng kiến
III

Kết luận và kiến nghị

16

1. Kết luận
2. Kiến nghị

19


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

20



×