Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.36 KB, 9 trang )

PHẦN I :
DUY TRÌ SỐ LƯỢNG HỌC SINH CỦA LỚP
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong thời gian gần đây một số nơi trên địa bàn huyện chúng ta như
Trường THCS Sơn Trạch và một số trường khác nạn bỏ học của học sinh
tăng rất nhiều, nếu không hạn chế được vấn đề đó thì các em bỏ học làm
ảnh hưởng rất lớn cho xã hội như ảnh hưởng đến trường, lớp, công tác phổ
cập, học sinh đó làm những việc xấu có thể trộm cắp, lêu lỏng trong xã hội
gây bao phiền toái cho gia đình.
- Lý do khách quan :
Đây là một vấn đề vừa nhỏ, vừa hẹp, chỉ gói gọn trong một tiết sinh
hoạt cuối tuần giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp mình nhưng
nếu giờ sinh hoạt chủ nhiệm này có hiệu quả thì không những nề nếp lớp
được tốt hơn mà việc học của lớp cũng từ đó được nâng lên.
Tôi công tác gần mười năm trong đó tôi đã chủ nhiệm bảy năm rồi
khi nhận công tác chủ nhiệm lớp gặp có những lớp ngoan, học sinh có ý
thức học tập nhưng cũng có những năm tôi phải làm chủ nhiệm với những
lớp có nhiều học sinh cá biệt, hoàn cảnh học sinh gặp nhiều khó khăn,…
nếu chủ nhiệm một lớp học sinh ngoan, chăm học thì mọi việc dễ dàng cho
giáo viên chủ nhiệm và trong học tập thì khi giảng dạy các thầy cô bộ môn
có hứng thú giảng dạy và giờ dạy có hiệu quả cao ví dụ như vào dạy lớp
9B giờ dạy rất thích dạy. Còn nếu lớp học nghịch, không chăm học thì
ngoài ảnh hưởng đến nề nếp của lớp, học tập của các em, rồi khi các thầy
cô bộ môn vào dạy không thoải mái, giờ dạy đơn phương đọc diễn nên
hiệu quả không cao (như vào dạy ở lớp 9A). Nhưng làm chủ nhiệm một
lớp bản thân chúng tôi thường suy nghĩ, đắn đo, trăn trở với lớp của mình.
Để duy trì sĩ số lớp làm cho lớp có nề nếp học tập, rèn luyện phấn đấu
vươn lên tôi suy nghĩ nhiều về giờ sinh hoạt lớp như thế nào để cho khoa
học, vừa gọn nhẹ, vừa có tác dụng đối với học sinh và tôi đã áp dụng .
II/ NỘI DUNG CHÍNH :
1/ Cơ sở lý luận :


Trong môi trường xã hội có những mặt tiêu cực tác động đến cuộc
sống của con người, lứa tuổi học sinh THCS tâm sinh lý chưa ổn định nên
các em thường nông nổi, thiếu đắn đo, nhạy bén với những tác động xấu
của xã hội, bên cạnh đó phụ huynh bị cuốn hút trong vòng xoáy của cơ chế
thị trường, một số phụ huynh đi làm ăn xa, gởi con lại cho ông bà, nên ít
có thời gian chăm sóc tới việc học của con, chẳng mấy phụ huynh cùng
hướng dẫn, dặn dò kèm cặp con trong việc học bài ở nhà không biết con
cái học như thế nào? Học để làm gì? thường thì là trăm sự nhờ Thầy. Do
đó tôi thấy giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm về việc học
hành cũng như rèn luyện đạo đức của học sinh mình, là người hướng dẫn,
dẫn dắt học sinh đi đúng đường, tránh khỏi những va vấp đáng tiếc rất dễ
xảy ra, nhiệm vụ này thường thực hiện tốt nhất là trong giờ sinh hoạt cuối
tuần.
2/ Thực trạng :
Học sinh ngày nay có hai loại rất rõ rệt. Phần lớn các em biết chăm
lo cho việc học của mình, cần mẫn, chịu khó trong việc học tập. Thành
phần đó giáo viên chủ nhiệm đã sớm nhận ra và không phải lo lắng gì. Bên
cạnh đó một số em thiếu cố gắng, chỉ muốn ăn chơi, lại tiếp thu nhanh các
tính hư tật xấu ngoài xã hội , thường xuyên cúp cua bỏ giờ, vào lớp học
thiếu tập trung, khi làm bài chỉ mong quay cóp để có điểm lên lớp. Gây
biết bao phiền toái cho lớp như nghỉ học không có phép làm trừ điểm thi
đua của lớp, vi phạm các nội quy của nhà trường như hút thuốc, uống
rượu bia, đánh bi da… , nếu thích thì học, không thích thì nghỉ. Nếu giáo
viên chủ nhiệm không cương quyết sẽ đi đến chổ đánh nhau , ăn cắp …
Tuy số học sinh cá biệt đó ít , không phải lớp nào cũng có nhưng đã có
một học sinh như thế trong lớp , giáo viên chủ nhiệm không xử lý kịp thời,
học sinh đó cũng níu kéo thêm một số em nữa cũng hư hỏng như mình. Vì
thế việc đầu tiên khi phát hiện học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm giữ
không cho lan rộng, có biện pháp cứng rắn và cương quyết đối với học
sinh đó. Việc làm này cùng thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần.

3/ Những biện pháp đã vận dụng :
Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ cũng như những giờ sinh
hoạt lớp cuối tuần tôi đã nhiều lần thay đổi phương pháp để cuối cùng tôi
dừng lại ở phương pháp sau đây :
Học sinh cờ đỏ của tổ, lớp nêu các ưu, khuyết điểm của từng học
sinh trong tuần, yêu cầu tới em nào có lỗi đứng dậy, sau đó giáo viên có
những hình thức phạt đối với mức độ lỗi của từng em nếu vi phạm học tập
không học bài cũ trước khi đến lớp thì bắt học sinh đó cuối buổi học đó ở
lại học thuộc nội dung hoặc làm xong bài tập đó rồi trả bài cho giáo viên
chủ nhiệm rồi mới được về
Nếu vi phạm về đạo đức thì kết hợp với gia đình học sinh đó để phối kết
hợp để giáo dục các em.
Nếu học sinh thường bỏ học không phép thì kịp thời đến nhà học sinh đó
để tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp kịp thời không để dài
ngày thì có thể học sinh đó bỏ học do không theo kịp bài vở, hoặc là tiếp
cận với một môi trường khác không lành mạnh.
Mục đích, yêu cầu của tiết sinh hoạt là: Nắm được hết mọi hoạt động
trong tuần, cụ thể đến từng cá nhân học sinh, uốn nắn kịp thời các khuyết
điểm, khen ngợi kịp thời các ưu điểm và đề ra phương hướng , công việc
cho tuần sau. Với mục đích đó, yêu cầu đề ra trong giờ sinh hoạt cuối tuần
không chỉ để tuyên bố , sắp xếp các công việc mà ban giám hiệu đề ra trên
bảng mà còn phải có tổng kết , đánh giá riêng của từng lớp . Giúp cho việc
đánh giá đạo đức cuối năm được chính xác , chặt chẽ, công bình .
Vì vậy tiết sinh hoạt cuối tuần gồm hai phần :
a/ Tổ trưởng tổ trực - báo cáo tình hình tuần qua bao gồm tất cả
các mặt :
- Số học sinh không thuộc bài kiểm tra miệng .
- Số học sinh bị điểm 3 trở xuống , các bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết
- Số học sinh không soạn bài trước khi đến lớp .
- Số học sinh không thuộc bài trong giờ truy bài 15 phút .

- Số học sinh đi trễ .
- Số học sinh cúp cua .
- Số học sinh hút thuốc lá .
- Số học sinh mất trật tự trong giờ học .
- Số học sinh bị giáo viên bộ môn khiển trách .
- Số học sinh nghỉ có phép, không phép .
- Số học sinh vi phạm về trật tự an toàn giao thông .
- Việc thực hiện trực nhật tuần qua : khăn bàn , lọ hoa , khăn bảng , xếp
xe đạp , giữ trật tự lớp khi giờ học không có giáo viên , việc mặc đồng
phục của học sinh , việc tập thể dục giữa giờ .
*/ Từng vấn đề riêng : các học sinh có khuyết điểm báo cáo lý do gây ra
khuyết điểm trước lớp , giáo viên chủ nhiệm phê bình một cách nghiêm
túc .
*/ Mỗi khuyết điểm của từng học sinh đều được ghi vào sổ chủ nhiệm .
*/ Đạo đức của học sinh được đánh giá hàng tháng . Mỗi học sinh được
100 điểm đầu tháng . Mỗi lần có khuyết điểm đều bị trừ đi số điểm theo
như Đại hội chi đội đầu năm của lớp đề ra . Ngoài ra :
- Làm cho lớp bị giờ khá : trừ 10 điểm .
- Làm cho lớp bị giờ trung bình : trừ 20 điểm .
- Làm cho lớp bị giờ yếu : trừ 30 điểm .
- Bị điểm 0 : trừ 30 điểm .
- Bị điểm 1 : trừ 20 điểm .
- Bị điểm 2 : trừ 10 điểm .
- Bị điểm 3 : trừ 5 điểm .
- Cuối tháng còn 90 đến 100 điểm xếp loại tốt .
- Cuối tháng còn 75 đến 89 điểm xếp loại khá .
- Cuối tháng còn 60 đến 74 điểm xếp loại trung bình .
- Cuối tháng còn dưới 60 điểm xếp loại yếu .
Cuối học kỳ các điểm số các điểm được chia đều cho các tháng và xếp loại
theo tiêu chuẩn điểm hàng tháng …. số

- điểm này vừa được ghi trong sổ chủ nhiệm , vừa được ghi trong sổ của
tổ trưởng và sổ của lớp trưởng .
Bằng biện pháp này , giáo viên chủ nhiệm đỡ phải nói nhiều và
đánh giá công bằng , không có học sinh nào thắc mắc . Trong học kỳ một
của năm học vừa qua lớp 7B có một học sinh đạo đức yếu , 3 học sinh
trung bình . Từ khi áp dụng phương pháp cụ thể này ở học kỳ hai nề nếp
lớp và phong trào thi đua của lớp có tiến bộ rõ rệt và kết quả cuối năm lớp
không còn học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu và hạn chế học sinh đạo đức
trung bình .
b/ Giáo viên chủ nhiệm phổ biến các vấn đề trên bảng hướng dẫn
của ban giám hiệu .
Qua đó cụ thể hoá tình hình trong lớp . Phân công thực hiện :
- Tổ trực nhật tiếp theo là tổ có điểm thi đua thấp nhất tuần học vừa qua
( do tổ viên của tổ mắc nhiều khuyết điểm ) . Tổ trưởng tổ trực nhật phân
công công tác trực nhật cho từng tổ viên cụ thể trong sổ của tổ , rồi công
bố trước lớp với sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm .
- Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc lại một lần cuối các công việc phải
làm cụ thể cho tuần tiếp theo và hướng khắc phục các nhược điểm tuần
trước .
PHẦN II :
XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH TỰ QUẢN .

×