Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

GIÁO TRÌNH VĂN HỌC 2 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.67 KB, 20 trang )

Chương 4

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
4.1. GIỚI THUYẾT VỀ KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT
4.1.1 Khái niệm khơng gian nghệ thuật
Khác với không gian, không gian nghệ thuật là một bình diện của thi pháp. Giữa khơng gian
nghệ thuật với khơng gian vật chất bên ngồi sẽ có những đường biên ranh giới nhất định. Và khái
niệm không gian nghệ thuật được các nhà lí luận phát biểu như sau:
"Khơng gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh
thể của nó" (Lê Bá Hán chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000).
"Không gian nghệ thuật là môi trường hoạt động của nhân vật" (Nguyễn Xuân Kính, Thi
pháp Ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992).
"Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng
trưng của tác giả" (Trần Đình Sử, Tuyển tập - tập 2, Nxb Giáo dục, 2005).
Mỗi ý kiến tuy không thật giống nhau về cách diễn đạt nhưng đều gặp nhau ở những luận
điểm sau:
- Không gian nghệ thuật thuộc về phương diện hình thức bên trong của tác phẩm.
- Không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới hình tượng.
- Khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối và mang tính quan niệm.
Như vậy, có thể hiểu khơng gian nghệ thuật là một bình diện quan trọng của thi pháp, chỉ hình
thức tồn tại chủ quan của thế giới nghệ thuật.
4.1.2. Vai trị, ý nghĩa của khơng gian nghệ thuật trong kết cấu nghệ thuật của tác phẩm
Với tư cách là một phương diện thi pháp trong kết cấu nghệ thuật của một tác phẩm, khơng
gian nghệ thuật là hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng nghệ thuật. Tính chủ quan của khơng
gian thể hiện ở chỗ nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, được biểu hiện dưới hệ quy chiếu của điểm
nhìn chủ thể. Và đến lượt mình, khơng gian cũng mở ra một trường nhìn khác về thế giới. Tùy theo
cá tính sáng tạo, mỗi nghệ sĩ sẽ cho ra đời những mơ hình thế giới riêng để chuyển tải những quan
niệm riêng của chủ thể về cuộc đời.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm là sự mơ hình hóa các mối liên hệ về thời gian, đạo
đức, xã hội của bức tranh thế giới. Với vai trị này, khơng gian thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ với
thời gian nghệ thuật. Có nhiều khi, thời gian được khơng gian hóa, trở thành một chiều của khơng


gian. Trong khơng - thời gian ấy, hình tượng nhân vật đã vận động qua nhiều mối quan hệ với chính
cái tơi nội cảm dưới những quan điểm đạo đức nhất định của xã hội. Bên cạnh đó, khơng gian nghệ
thuật cịn tạo thành các ngơn ngữ, biểu tượng nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác
phẩm. Vai trị ấy đã khẳng định tính biểu trưng của không gian trong văn học. Người nghệ sĩ khi
sáng tác không đơn thuần là việc vẽ lại những khơng gian vật lí mang tính vật chất đơn thuần mà
cái chính là muốn gửi gắm một góc nhìn về con người và cuộc đời. Chính vì vậy, trong q trình
khám phá tác phẩm cần phải xem xét khơng gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới, một
phương diện thể hiện cảm xúc và tư tưởng thẩm mĩ của tác giả. Bởi lẽ, cũng như thời gian thì không
57


gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện một quan niệm nhất định về
cuộc sống.
Lưu ý rằng, mơ hình khơng gian nghệ thuật trong văn học rất đa dạng. Iu. Lốtman đã đưa ra
ba mơ hình khơng gian: Khơng gian điểm, khơng gian tuyến, khơng gian mặt phẳng. Nếu như
khơng gian tuyến có hướng vươn đến chiều dài, khơng gian mặt phẳng có hướng vươn ra chiều rộng
thì khơng gian điểm lại được xác định bằng các giới hạn và tính chất chức năng của nó, tính đối lập
của nó. Giáo sư Trần Đình Sử thì chia khơng gian nghệ thuật theo những ranh giới giá trị để có
khơng gian bên trong và khơng gian bên ngồi, khơng gian bất biến và khơng gian khả biến, không
gian trên cao và không gian dưới thấp...
4.2. NHỮNG HÌNH THỨC KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG VĂN HỌC
THIẾU NHI
4.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian dành cho thiếu nhi
Văn học dân gian dành cho thiếu nhi (Folkore thiếu nhi) bao gồm những sáng tác truyền
miệng của trẻ em, những sáng tác thơ ca dân gian do người lớn làm ra cho trẻ em và một số tác
phẩm văn học dân gian dùng chung, tức là những tác phẩm trẻ em hấp thu từ bộ phận văn học dân
gian người lớn (Trần Đình Sử, Đỗ Bình Trị, Văn học 1. Hà Nội, 1993). Folkore thiếu nhi khá đa
dạng về thể loại. Tuy nhiên những thể loại có sức sống lâu bền đối với tâm lí và đời sống tâm hồn
trẻ vẫn là hát ru, đồng dao và truyện cổ tích, truyền thuyết.
Truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc trưng thi pháp của truyện cổ tích thần kì. Yếu tố thần kì đã

để lại dấu ấn trong bình diện khơng gian nghệ thuật. Trong truyện, khơng gian cực kì rộng lớn
nhưng chỉ mang tính phiếm chỉ. Tuy không xác định cụ thể nhưng không gian ấy vẫn gợi cho người
đọc những cảm giác thân thuộc, gần gũi. Nhân vật Tấm đã đi từ cánh đồng quê đến cung vua, đi từ
không gian làng quê rất đời thường với đồng, ao, giếng nước, vườn, cây cau, cây xoan đào, cây thị,
quán nước... đến không gian cung đình. Tấm cũng đã trải qua bao nhiêu lần hóa kiếp. Chim vàng
anh, khung cửi, quả thị... đã làm nên một khơng gian thần kì, lung linh, huyền ảo cho tác phẩm.
Nhờ tính chất thần kì đó mà giữa khơng gian lồi vật với con người đã có sự thông hiểu nhau rất dễ
dàng. Giữa các lớp không gian có mối liên thơng tuyệt đối. Chỉ cần Tấm khóc là Bụt đã ngay lập
tức có mặt để giải quyết khó khăn cho nhân vật. Mối quan hệ giữa con người với hồn cảnh cũng
rất lỏng lẻo. Khơng gian khơng hề gây trở ngại, không trở thành lực cản đối với hành động con
người. Vì thế qua bao nhiêu kiếp nạn, Tấm vẫn sống, đặc biệt là lại càng xinh đẹp hơn xưa. Xây
dựng khơng gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ, khơng có lực cản như vậy là một đặc điểm thi
pháp của truyện cổ tích. Khơng gian phiếm chỉ sẽ cổ tích hóa, ảo hóa khơng gian hiện thực, từ đó
làm tăng tính chất thần bí cho truyện cổ tích. Việc để cho khơng gian ấy khơng có mối quan hệ phụ
thuộc với hình tượng hồn tồn phù hợp với ý đồ xây dựng kiểu nhân vật hành động hay cịn gọi là
kiểu nhân vật chức năng. Chính đặc điểm không gian này mà nhân vật đã dễ dàng thực hiện ước mơ
của mình. Giáo sư Trần Đình Sử viết: "Trong Tấm Cám, người, bụt, cá, chim, gà, quả thị, cây,
khung cửi đều biết nói và đều hiểu nhau dễ dàng. Việc nhặt thóc, tìm xương, làm ra áo quần, ngựa,
giày... đều rất dễ vì có phép màu..." cũng chính là do đặc điểm riêng của truyện cổ tích.
Với thể loại truyền thuyết, sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng không gian
nghệ thuật trong các tác phẩm. Ở truyền thuyết Thánh Gióng, khơng gian nghệ thuật đã có những
đặc điểm riêng. Cái lõi của sự kiện và nhân vật lịch sử có thật đã chi phối đến bình diện khơng gian.
Ta bắt gặp trong truyện những tên đất, tên làng quen thuộc và có thật trong cuộc sống. Theo giáo sư
58


Đỗ Bình Trị thì cả đất nước vùng trung châu hiện nay vẫn cịn những dấu vết của Thánh Gióng đuổi
giặc Ân, từ dấu chân ngựa sắt tạo thành dải ao chuôm ở Thuận Thành đến Quế Võ, từ những lũy tre
ngà mọc suốt từ Quế Võ đến Gia Lương sang Thuận Thành cho đến cọc đá buộc ngựa ở làng Cựu
Tự, cây cởi áo trên đỉnh Phù Mã... Đó là những bằng chứng xác thực cho cái lõi lịch sử trong truyền

thuyết này. Tuy nhiên "sự kiện lịch sử đi vào truyền thuyết theo con đường của phương pháp sáng
tác dân gian" nên màu sắc của huyền thoại vẫn cịn chi phối rất nhiều đến khơng gian nghệ thuật.
Chính vì vậy mà khơng gian ở đây vẫn là khơng gian khơng có sức cản đối với con người. Thánh
Gióng thực hiện hành trình về trời để được bất tử một cách rất dễ dàng. Khoảng cách giữa mặt đất
và bầu trời, giữa cái đời thường và cõi bất tử được thu hẹp lại. Với dung lượng của một truyền
thuyết nhưng Thánh Gióng đã xây dựng được nhiều lớp khơng gian. Bên cạnh không gian đời
thường của làng quê lại xuất hiện không gian chiến trận. Không gian bầu trời - biểu trưng cho cõi
bất tử lại được đặt trong mối quan hệ với không gian đời thường của mặt đất. Tuy nhiên, ranh giới
giữa các không gian này chỉ là gang tấc. Nhân vật thực hiện sự di chuyển giữa các không gian rất
nhanh mà không vấp phải trở ngại nào. Thêm nữa, trong truyền thuyết này, nhân vật đa phần là vận
động ở không gian trần thế, trong cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của con người. Kết thúc truyện,
dẫu Thánh Gióng về trời nhưng dấu ấn của nhân vật vẫn lưu lại trần thế, lại nhập vào hồn thiêng
sơng núi.
Nhìn một cách tổng qt thì khơng gian trong truyện cổ dân gian là không gian đời thường
mang tính chất khơng cản trở. Tính chất ấy là hệ quả tất yếu của tư duy tưởng tượng, hư cấu, huyền
thoại. Khơng gian này thường sóng đơi với tính chất bất biến, ngưng đọng của thời gian. Nhờ đó mà
nhân vật không bị già đi theo biến động của cuộc đời. Hư cấu - chất phụ gia đặc biệt của truyện kể
dân gian - đã tham gia vào việc xây dựng một thế giới vừa hư vừa thực. Đó là mơi trường thuận lợi
để nhân vật chính thực hiện được thiên chức cũng như ước mơ, lí tưởng của mình. Vì thế, nhân vật
chức năng là mơ hình chung cho các truyện kể dân gian.
Không gian nghệ thuật trong những thể loại trữ tình dân gian cũng có những đặc điểm tương
tự. Hát ru với chức năng sinh hoạt là ru trẻ ngủ cho nên bên cạnh những thế giới nghệ thuật quen
thuộc còn đưa ra thế giới diệu kì, thần tiên bên kia bến bờ, xứ sở của ước mơ. Khơng gian nghệ
thuật vì thế mà vừa thực vừa ảo. Trần Đình Sử cho rằng: Hát ru là những sáng tác nghệ thuật truyền
miệng thuộc loại xưa nhất của loài người, chứa đựng những dấu vết rõ ràng của ma thuật. Và khơng
gian nghệ thuật ảo cũng chính là một biểu hiện của dấu vết ma thuật ấy. Tính chất ảo đó cũng xuất
phát từ đặc điểm: Hát ru là âm vang của tình mẹ, là tiếng vọng thơ ca của ước mơ giản dị của người
mẹ. Với khơng gian đời thường ấm áp tình u ấy, hát ru "đã thấm vào giấc ngủ con trẻ Việt như
mưa xuân tưới thấm đất màu" (Doãn Quốc Sĩ).
Với đồng dao, thể loại này có một đặc điểm quan trọng là ln lấy vần nhịp làm cơ sở tồn tại.

Chính nhờ yếu tố vần nhịp đó nên khơng gian nghệ thuật trong đồng dao không cố định mà liên tục
chuyển đổi:
... Đầu quạ q giang
Sang sơng về đị
Cị nhảy gãy cây
Mây leo bèo nổi
Ổi xanh hành bóc
Róc vỏ đỏ lịng
59


Tơm cong đít vịt...
(Bài ca trị chơi chuyền thẻ)
Như vậy là giữa các khơng gian khơng có gì cản trở cả. Chính điều này đã làm cho đồng dao
nhiều lúc trở nên mơ hồ về nghĩa và "phi lôgic". Theo Vũ Ngọc Khánh thì đó là sự vơ nghĩa có
dun. Những "bài ca trị chơi này" vì thế mà khơng rõ ràng về tư duy lí luận, chỉ là thứ tư duy
bằng ấn tượng mà thơi. Khơng gian cũng vì thế mang tính tả thực về những hiện thực chắp vá, ghép
mảnh, khơng bị gị bó.
Với tính chất tả thực đó nên cũng như hát ru, khơng gian trong đồng dao luôn là không gian
gần gũi, quen thuộc với trẻ. Đồng dao có đời sống diễn xướng gắn bó với hoạt động vui chơi của trẻ
thơ. Để đáp ứng tâm lí các em, đồng dao đã tạo ra một thế giới đầy màu sắc, ngập tràn những hình
ảnh vui tươi, ngộ nghĩnh về những con vật, đồ vật và cây cỏ thân thương. Một thiên nhiên và cuộc
sống xã hội đã mở ra mênh mơng trước mắt trẻ từ chính thể loại dân gian còn được gọi là "ca dao
thiếu nhi" này. Vì vậy, khi đến với đồng dao, "ta khơng cịn là ta nữa mà là một đứa bé như muôn
ngàn đứa bé khác cười rỡn trên khắp vùng q..." (Dỗn Quốc Sĩ).
4.2.2. Khơng gian nghệ thuật trong VHTN hiện đại
Với tâm lí lứa tuổi và sự hạn chế nhất định về nhận thức, trẻ thơ khó thốt ra khỏi những
không gian đời thường quen thuộc hàng ngày. Cái mà các em hướng đến khám phá trước hết là
cuộc sống và thiên nhiên gần gũi xung quanh mình. Vân Thanh đã nhận định rằng, bài học mở đầu
và niềm khao khát hiểu biết của con người ở lứa tuổi bé nhất là bài học về tự nhiên bao la. Chính vì

lẽ đó mà các nhà văn hiện đại đã dẫn dắt tuổi thơ vào thế giới tự nhiên diệu kì. Võ Quảng đã tạc nên
trong thơ mình một mảng vườn bách thú, bách thảo giàu có về các lồi chim, thú. Cái xã hội loài vật
ấy với bồ chao, bách thanh, cò, vạc, chẫu chàng, nai, thỏ... đã nhất loạt vỗ cánh, cất lên những tiếng
kêu ríu rít làm nên một không gian rộn ràng âm sắc trong thơ ơng. Đất rừng phương Nam của Đồn
Giỏi đi vào trí nhớ tuổi thơ với những trang văn miêu tả rừng đước Cà Mau trong một sắc xanh bất
tận: "Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng tồn một sắc xanh cây lá".
Ngơi nhà, mái trường, sân chơi... là những khơng gian điểm gắn bó với trẻ thơ. Võ Hồng đã
có những trang viết xúc động về khơng gian gia đình với tác phẩm Áo em cài hoa trắng. Cả khơng
gian gia đình giờ chỉ tập trung lại ở giường của má. Ở đó, người mẹ bị bệnh nặng và sớm biết
đường đời của mình khơng cịn dài đã níu kéo đứa con sáu tuổi lại với mình chứ khơng muốn xa
cách con. Ở đó, người mẹ đã dạy cho con những chữ cái đầu tiên, bằng lối học "nằm ngửa" lạ lùng
dễ làm cho mọi chữ nghĩa đều trơi tuột. Ở đó, má đã ln vuốt ve "tôi" như để xác nhận sự hiện
diện của một vật báu mà má sắp bỏ lại trên cõi trần này. Những giọt nước mắt của người mẹ đã
thấm ướt không gian ấy. Cuốn tập xuất hiện đưa lại một khơng gian mới lạ cho nhân vật Tơi với
những hình ảnh minh họa sinh động. Cuốn vần quốc ngữ ấy cũng đồng thời chứng kiến sự ra đi
đành đoạn của người mẹ. Sự mất mát khiến nhân vật Tơi nhìn mọi sự vật với cái nhìn tâm trạng.
Cuốn tập quen thuộc lập tức hình thành những ranh giới. "Nhìn trang bên này thì má tơi cịn, nhìn
trang bên kia thì má tơi mất". Con đường đóng ngăn hai trang sách trở thành đường biên ranh giới
giữa sự sống và cái chết. Với tình u người mẹ, nhân vật Tơi đã ln gìn giữ cuốn vần quốc ngữ
như những lưu ảnh đẹp của tình mẫu tử. Nước mắt nhân vật đã lặng lẽ trào khi lật lại những trang
sách. Những cuộc hành hương lặng lẽ về quá khứ để tìm lại bóng hình mẹ đã xuất hiện thơng qua
việc tìm về khơng gian nhỏ của trang sách. Đó chính là hành trình về Đất Thánh của tâm hồn tơi.

60


Đại diện cho không gian tuyến luôn trở đi trở lại trong văn học thiếu nhi hiện đại chính là
hình ảnh con đường. Trần Hoài Dương đã mở đầu truyện ngắn Con đường nhỏ bằng những câu thơ
dễ thương:
Yêu sao con đường nhỏ

Nguồn của mọi con đường
Hãy giữ cho đường đó
Khơng bao giờ rác vương
Khơng gian nhỏ hẹp và bình dị ngay trước ngõ nhà ấy là cầu nối dẫn đến đồng cỏ hoa vàng với cỏ
mật ngọt lịm, ngan ngát mùi thơm. Như lời Ơng thì: "Dù có đi Đông đi Tây, đi đến tận cùng trời cuối
đất đi chăng nữa, bao giờ cũng phải bắt đầu từ con đường nhỏ trước ngõ nhà mình". Vì thế nên sau khi
cùng Ông dọn con đường, Bê khoang đã bước những bước thật khoan thai, thận trọng trên con đường
rải sỏi sạch bong, đậm nhạt những bông cau. Những cây đu đủ, cây tre lá non đong đưa như muốn gửi
bóng mình đi xa cùng nhân vật. Khơng gian đời thường này vì thế mà có ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Tôi
đi học của Thanh Tịnh, Ngày em đến trường của Lê Phương Liên cũng lấy không gian con đường để
gợi mở những cảm xúc vui tươi trong ngày đầu đi học.
Khác với văn học dân gian, không gian đời thường trong văn học thiếu nhi hiện đại thường là
những không gian sống động, cụ thể chứ không mơ hồ, phiếm chỉ. Hình tượng nhân vật đi về trong
những vùng không gian ấy với những diện mạo, hành tung rõ ràng. Duy Khán đã viết về một không
gian làng quê "Lao xao" thật tinh tế: "Gió chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở
hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc
vườn ơng Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa...". Nguyễn Thị
Châu Giang cũng góp cho "Hội mùa thu" một khơng gian đặc trưng của mùa thu và của ngày hội.
Trên con sông nhỏ như một đầm lầy, bao nhiêu sinh vật đã quy tụ. Rừng cỏ may vang động tiếng
nói, tiếng cười. Mùa thu đến dịu dàng cùng làn hương dìu dịu của nến, của lồng đèn, bánh nướng và
cốm xanh. "Màn đêm buông xuống. Da trời mịn và êm như nhung. Giữa đĩa trời mênh mơng, ơng
Trăng hiện ra vành vạnh, trịn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Cả dòng sông, cả cánh rừng,
cả những tàu dừa ngả xuống nước, cả những bông sen đang e ấp cũng nhuốm bạc, cũng vẫy vùng
trong suối vàng vô tận lấp lánh, lấp lánh. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ,
trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời và nước". Đó thực sự là những dịng văn đẹp về một
khơng gian khống đạt và nên thơ.
Bên cạnh không gian đời thường thân thuộc, văn học thiếu nhi hiện đại cịn xuất hiện kiểu
khơng gian phiêu lưu. Không gian phiêu lưu là không gian xa lạ, chứa đựng nhiều hiểm họa đối với
nhân vật. Trong không gian này, con người bị cắt đứt những mối liên hệ thân thuộc, lênh đênh, trơi
dạt giữa dịng đời. Chính vì thế, con người phải sống bên ngồi các giới hạn, ngồi khn khổ vốn

có và phải đương đầu với thế giới. Nói như Bakhtin thì đây là khơng gian bộc lộ con người trong
con người. Trong không gian phiêu lưu ấy, nhân vật bị ném vào những thế giới xa lạ, bước chân vào
kiếp sống tha hương. Không gian quê nhà giờ chỉ nằm trong kí ức, trong nỗi nhớ và trong ước vọng
tìm về. Truyện Chú đất nung (Nguyễn Kiên) đã xây dựng nhiều không gian. Sự thay đổi, dịch
chuyển ngồi ý muốn của nhân vật đã tơ đậm tính chất phiêu lưu của chú bé Đất. Nhân vật bị ném
vào những thế giới xa lạ của kiếp tha hương. Trên bước đường phiêu lưu ấy, không gian quê nhà chỉ
xuất hiện trong kí ức, trong nỗi nhớ và trong ước vọng tìm về của nhân vật. Sống trong một cái nắp
tráp hỏng với thân phận của một thứ đồ chơi, chú bé Đất luôn nhớ về quê nhà, nhớ về cái gò cao
61


ngồi cánh đồng. "Ở đấy, có trời xanh mây trắng, có những dịng nước chảy dào dạt, có đàn trâu
chăm chỉ và những chú sáo sậu vui tính". Chính vì thế, chú đã tìm đường ra cánh đồng. Cuộc phiêu
lưu này không nhằm để khám phá những không gian mới mà để tìm về với khơng gian thân thuộc
bấy lâu bị chia cắt. Con đường tìm về cánh đồng rất xa xôi. Không gian nghệ thuật trở thành môi
trường thử thách nhân vật. Cùng với bước chân phiêu lưu, chú bé Đất đã trưởng thành rất nhiều về
nhận thức và tâm hồn. Có thể xem tác phẩm là hành trình nghệ thuật đưa chú bé Đất trở thành chú
Đất Nung, để chú quay trở về nguồn cội yêu thương của cuộc đời.
Trong câu chuyện này còn đồng thời diễn ra cuộc phiêu lưu khác của chàng kị sĩ bảnh trai và
nàng công chúa mặt trắng. Trước thời gian phiêu lưu, khơng gian sinh tồn của họ đóng khung lại
trong chiếc lọ thủy tinh êm đềm, không biết đến mưa nắng, nóng lạnh của cuộc đời. Khơng gian đó
đã cấm cung, giam hãm nhân vật, chỉ cho phép chàng kị sĩ chạy quanh lầu của cơng chúa, cịn cơng
chúa thì đứng tựa cửa lầu nhìn kị sĩ. Hành động đó cứ diễn ra, lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày
khác. Nhưng rồi khơng gian bình ổn nhưng đơn điệu ấy đã bị con chuột già phá tan và họ đã gặp vô
số rắc rối. Họ phải đối mặt với đêm tối mênh mơng chỉ có tiếng muỗi bay vo vo, phải chìm ngập
trong dịng nước đen của cống. Tiếp đó là hàng loạt khơng gian xa lạ và ngày càng nới rộng về biên
độ: Con ngòi, cánh đồng xa... Nhân vật đã trải qua những nỗi sợ hãi kinh người, bị nhũn hết chân
tay. Nhưng điều quan trọng là cuối cuộc hành trình ngồi ý muốn này họ đã tìm được cho mình một
bài học để đời: Nếu chỉ tìm chốn nương nhờ trong thế giới của lọ thủy tinh kia để an phận làm kiếp
đồ chơi thì họ sẽ khơng có đủ bản lĩnh để đương đầu với cuộc sống được.

Nguyễn Huy Thiệp trong một truyện ngắn của mình đã khẳng định: "Chuyện của trẻ con thì
người lớn khơng nên cắt nghĩa vì lơgic của trẻ con là thứ lơgic huyền thoại khơng tiền khống hậu.
Người lớn bị thực tế khắc nghiệt làm mất đi sự mong manh của lơgic huyền thoại, thay vào đó là
thứ lơgic xám xịt, rạch ròi" (Tâm hồn mẹ). Ý kiến này đã đụng chạm tới mạch ngầm của thiên tính
trẻ, tới lơgic huyền thoại của trẻ thơ. Niềm vui của trẻ là được thực hiện những cuộc phiêu lưu đầy
sáng tạo và tưởng tượng tới những thế giới diệu kì, những khơng gian thần kì. Ở đó cái đời thường
bị đảo lộn, thay vào đó là những nghịch lí thú vị. Có thể xem truyện cổ tích chính là nơi sản sinh và
nuôi dưỡng rất tốt tư duy huyền thoại này của trẻ. Mỗi câu chuyện cổ là những ô cửa mầu nhiệm
mở ra những khơng gian bí ẩn, diệu kì. Đến văn học thiếu nhi hiện đại, khơng gian đó vẫn tồn tại
như một thủ pháp nghệ thuật. Ở một số tác giả, khơng gian này giữ vị trí thống trị trong thế giới
nghệ thuật tạo nên những câu chuyện cổ tích hiện đại. Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ là
trường hợp như thế. Thế giới tự nhiên qua lăng kính của nhà văn bỗng bừng sáng những gam màu
thần thoại. Trong thế giới cổ tích thần kì ấy, nguồn gốc của mn lồi được nhìn nhận thật thú vị.
Ngón tay út của người thầy biến thành cây nhân sâm, những con tép trở thành tép bưởi, khóm dứa
cất dấu ba viên ngọc đổi màu biến thành hoa ngọc trai... Hoa quả bốn miền đã tụ họp về ngôi nhà
lớn "Chuyện hoa chuyện quả" và lung linh trong những sắc màu huyền diệu. Mỗi khơng gian lồi
vật là một biểu tượng về con người. Tác giả mượn không gian mầu nhiệm đó để khẳng định một
điều rất hiện thực: Tất cả hoa đẹp, quả lạ trên đời đều do tình yêu thương và lòng tốt của con người
kiến tạo thành. Nhờ vậy, tác phẩm thực sự là một thế giới đầy hương thơm, sắc màu và lắng đọng
vẻ đẹp tâm linh.
Bài thơ Mây và sóng của đại thi hào ấn Độ - Tagor - cũng đã dựng lên một không gian nghệ
thuật huyền ảo như cổ tích. Qua điểm nhìn hồn nhiên của trẻ thơ, không gian được nhào nặn lại và
mở ra khoảng vô tận của một bức tranh tuyệt diệu. Giữa bầu trời và mặt đất tuyệt nhiên khơng có sự
cản trở và trẻ đã mặc sức lên cao để bay bổng với thiên đường lãng mạn của mây và sóng. Đây cũng
62


chính là hai khơng gian tiềm ẩn sắc màu thần tiên biểu trưng cho những nơi xa rộng đầy hấp dẫn
của cuộc đời đang mời gọi con người. Ở đó:
"... Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc..."
Tuy nhiên trong kết cấu bài thơ thì khơng gian vơ biên của mây và sóng được đặt trong tương
quan với không gian hữu hạn của con người. Tương quan ấy xác lập vị thế của không gian đời tư,
một khơng gian ấm áp, rộng rinh của tình mẫu tử. Lúc này, không gian vũ trụ với mây, trăng, bầu
trời, sóng biển... đã được xã hội hóa, tham gia vào trị chơi tình u mà tuổi thơ đã sáng tạo ra. Nhờ
đó mà tấm lịng nhân vật được mở ra đến không cùng, trở thành không gian nội cảm riêng tư và bí
mật: "Khơng một ai trên cõi đời này biết mẹ con ta đang ở đâu". Mái nhà là không gian tổ ấm đầu
đời chứa đựng nhiều yêu thương. Trời xanh trở thành biểu tượng cho hạnh phúc trong lành và vầng
trăng là sự hóa thân của tấm lịng dịu hiền người mẹ. Như vậy ở tác phẩm này khơng gian thần kì
chỉ là điểm tựa để phát lộ thông điệp: hạnh phúc không ở đâu xa mà ở ngay trong khơng gian dịu
dàng của lịng mẹ. Đó cũng là một trong rất nhiều bản thánh ca thơ ngọt ngào về sự sống vang lên
từ đất nước của những tôn giáo thâm nghiêm để đồng vọng với nhân loại.
Tuổi thơ là nơi lưu giữ rất nhiều ước mơ đẹp về cuộc đời. Trong phong phú và bộn bề mơ
ước, chúng ta bắt gặp khát vọng được vượt lên những không gian quen thuộc thường nhật để khám
phá những vùng đất mới. Không gian mơ ước xuất hiện trong một số truyện thiếu nhi hiện đại là kết
quả tất yếu của nét tâm lí phổ biến ấy.
Chú bồ nơng ở Samaccan của Tơ Hồi thể hiện ước mơ kết nối không gian. Nhà văn đã chọn
con chim bồ nông làm sứ giả, làm cầu nối vơ hình đưa mùa đơng Samaccan đến những cánh đồng,
triền núi, thành phố Việt Nam. Cuộc đời giang hồ của chim bồ nông, "trời lạnh thì xuống phương
nam, khi nắng ấm lại trở về miền bắc trái đất" chính là hình ảnh biểu tượng về nhịp cầu nối tình
thân giữa các vùng đất, các dân tộc.
Tác giả Lí Biên Cương khi viết Nguyên và Thùy đã bày tỏ khát vọng khám phá những không
gian mới. Bé Thùy với tình yêu đất mỏ đã tự hào giới thiệu với Nguyên về khu nhà ở của mình với
các loại cây leo kín sườn đồi: Hoa tigơn đỏ tươi, hoa phượng rụng đỏ mặt nước xanh ngắt, rồi cịn
có cả một lồi cây khơng rõ tên nhưng nó nở không biết cơ man nào hoa trắng... Những ngôi nhà
san sát, một không gian lấm đầy bụi than nhưng ban đêm lại lấp lóa ánh điện như lạc vào một vùng
ánh sáng... Tất cả những điều ấy quả là lạ lẫm với Nguyên - cậu bé vốn đã gắn bó với vùng q, với
dịng sơng nước ngọt mát như đường có ba nhánh chảy về ba ngã cùng những con cá mắt đỏ như ớt
chín, với những cánh đồng lúa thẳng tắp có những cánh cị tốp đỏ như lửa, những gị đống tồn cỏ
mật, cỏ gà, cỏ ngấp ngo... Rồi những mùa bèo tây, những mùa hoa súng cánh trắng nhị vàng nằm hờ

trên mặt nước, những vườn nhà có rất nhiều cánh cam có bộ quần áo xanh biếc... Khơng khí dịu
dàng, thân thương và thi vị ấy đã làm nên một không gian mơ ước trong cơ bé Thùy. Ước muốn về
q nảy nở trong lịng Thùy. "Trong óc Thùy đã hiện lên con đường về quê. Con đường đất núi đỏ
như son, lượn vắt ngang từng eo đồi...". Giấc mơ xuất hiện như là những nét phác họa cho không
gian mơ ước ấy. Trong giấc mơ, Thùy đã cùng cô ong chúa về quê. Hành trình ảo ấy đã đưa em hội
ngộ với thế giới thần tiên. "Quê hương Thùy kia rồi. Ở đấy có con sơng nước ngọt như đường, có
những chiều cong veo gọng vó cất cá, có những trưa mị ra đầm ngắt hoa súng, con thuyền thúng
tròn như cái nong xoay xoay mãi trên những gợn sóng lăn tăn...". Khơng gian ấy là tiếng vọng của
tấm lịng trẻ thơ gắn bó với quê hương và thích khám phá cuộc sống.

63


Ngồi những khơng gian trên thì khơng gian tâm lí là một nét mới của văn học thiếu nhi hiện
đại. Đây là không gian làm nên đặc trưng của văn học thiếu nhi giai đoạn này. Với nhiệm vụ xây
dựng con người chức năng, truyện kể dân gian không xây dựng khơng gian này. Chúng ta chỉ có thể
tìm thấy khơng gian tâm lí trong mảng tác phẩm trữ tình của văn học dân gian như ca dao, hát ru mà
thơi. Đến văn học hiện đại, cùng với việc nhìn nhận con người trong mối quan hệ đa chiều của cuộc
sống và trong sự phong phú của diện mạo tâm hồn, khơng gian tâm trạng hình thành. Khơng gian nội
cảm ấy sẽ bị chi phối bởi tâm lí của nhân vật và cũng sẽ chuyên chở xúc cảm của nhân vật.
Xuân Quỳnh khi viết Trời xanh của mỗi người cũng đã xây dựng thành công không gian ấy.
Cũng là bầu trời nhưng với những điểm nhìn khác nhau lại hình thành những không gian thẩm mĩ
khác nhau. Bầu trời xanh của bà chỉ giới hạn trong ô vuông cửa sổ, trở thành khơng gian hồi niệm
về chuyện cũ ngày xưa. Trời xanh của mẹ là không gian tuyến với một vệt dài tít tắp như ánh mắt
người mẹ trong những năm tháng đợi chờ chồng. Bố đang ở chiến trường, vì thế bầu trời xanh ấy bị
biến hình, trở thành hình răng cưa nhọn hoắt. Tính chất khốc liệt của cuộc chiến đã làm cho không
gian ấy bị phân mảnh, bị rách toang mà bố thì chưa kịp vá lại. Với trẻ thơ, ý niệm về khơng gian
bầu trời cịn mơng lung lắm:
Trời xanh của riêng em
Em chưa nhìn thấy hết

Dài và rộng đến đâu
Ai bảo giùm em biết?
Cùng một khơng gian thơi nhưng nó lại có nhiều khơng gian phái sinh. Nhưng tất cả các
không gian ấy đều gặp nhau trong sắc xanh tâm lí, tạo nên khơng gian bao la của niềm tin, của tình
yêu và khát vọng.
Trong những tác phẩm văn xuôi, khi nhà văn chú tâm đến nội tâm nhân vật thì khơng gian
tâm lí có tần số xuất hiện thường xuyên hơn. Con người tự nó cũng là một khơng gian. Người bà
trong truyện ngắn Bà nội của Duy Khán cũng là một không gian nhân vật làm người đọc rưng rưng
xúc cảm. Bờ vai mỏng tanh của bà là dấu ấn của cái nghèo đói, cái vất vả của kiếp người. Bà tồn tại
trong khơng gian lớn của làng q như một cái bóng, lặng lẽ, không ai biết đến sự hiện diện của
không gian này. Những câu ca xưa vọng lại trong lời hát ru của bà là tiếng vọng của một không gian
tâm tư trĩu nặng:
"Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót (a...) lịng mày khế (à...) ơi....
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm gánh nước (a...) một mình bống (à...) ơi"
Những câu hát ru buồn vợi ấy chính là những khoảnh khắc bà hóa thân vào khơng gian của
cây khế, cái bống bình... để thấm trải sâu hơn nỗi cơ đơn, vị chát chua của cuộc đời. Chính vì thế
mà khi bà mất, không gian tự nhiên đã được tâm trạng hóa để phụ họa với nỗi đau của lịng người.
Giời mưa phùn gió bấc, đường qua đồng trắng toát khăn tang, trắng một màu buồn rợn. Ba gian nhà
gianh gió lùa. Mấy cái ống tre ngồi hiên khóc vu vu cả ngày lẫn đêm tưởng như lời ru của bà còn
vọng lại. "Trèo lên cây khế nửa ngày...".
4.3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI
TIÊU BIỂU
64


4.3.1. Không gian nghệ thuật trong Dế Mèn phiêu lưu kí
Dế Mèn phiêu lưu kí là một thiên đồng thoại thi vị dành cho thiếu nhi mà nhà văn Tô Hoài
sáng tác khi vừa mới bước khỏi tuổi thiếu niên. Trong hình hài của một truyện dài, Dế Mèn phiêu

lưu kí thực sự giàu có về khơng gian. Câu chuyện không cố định lại trong một khung thẩm mĩ mà
đã mở ra nhiều khoảng trời mới. Nhìn tổng quát thì câu chuyện đã phát triển cùng với việc chuyển
đổi không gian nghệ thuật. Ở đây, không gian đời thường được đặt trong mối quan hệ đối lập với
không gian phiêu lưu. Chú Dế Mèn đã thực hiện hành trình phá bỏ khơng gian quen thuộc, thanh
bình nhưng tù túng, nhàm chán hằng ngày để dấn thân vào con đường mới với nhiều thử thách và
hiểm nguy.
Mới đầu, không gian truyện bị thu hẹp trong một cái hang của Dế Mèn ở bờ ruộng. Dế Mèn
cũng đã có những giây phút khoan khối, tự hào vì được sống một mình ở một nơi mát mẻ, thoáng
đãng, nên thơ với "cỏ non xanh rờn, nước bạc mênh mang, nắng vàng rải lên cây, vàng một màu
tươi lạ lùng" ấy. Nhưng cũng trong chính khơng gian này, Dế Mèn đã trở nên hống hách, hung
hăng, ngông cuồng dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Khi đứng trước nấm mộ của người
hàng xóm tội nghiệp, Dế Mèn đã lặng đi trong bài học đường đời đầu tiên. Phút ân hận ấy hứa hẹn
sự đổi thay trong tính cách nhân vật.
Sau một sự cố bất ngờ, bị trở thành trò chơi cho trẻ con, Dế Mèn buộc lòng phải rời xa nơi ăn
chốn ở thân thuộc, bị giam vào cái lồng tre vốn để đựng châu chấu, có cửa với then gài chắc chắn.
Không gian vốn nhỏ hẹp ngày càng thu hẹp hơn đã nói lên cuộc sống mịn mỏi, tù túng của nhân
vật. Trong cái "lồng tù" ấy, nhân vật chính của truyện đã quay trở lại tâm tính ngơng nghênh dạo
trước. Chỉ đến khi bị bác Xiến Tóc trừng phạt, Dế Mèn mới thực sự tỉnh ngộ. Phút thức tỉnh ấy đã
mở ra một không gian khác: Con đường trở về nhà. Trở về nhà giờ đây không phải là trở về với
không gian tầm thường, tù túng ngày trước mà cốt là để thăm lại những người thân, để chuẩn bị cho
việc phá vỡ không gian đời thường và bước chân vào con đường phiêu lưu. Đi bởi mặt đất này bao
la lắm, không chỉ là cái bờ ruộng, đầm nước q mình. Mèn khơng thể cứ nhìn trời, nhìn đời qua
khe cỏ ấu như trước được. Mèn không muốn cho đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân hận vì chẳng biết
cuối cánh đồng mênh mơng kia cịn những gì lạ và cuộc đời ở đấy ra sao. Hơn nữa, "đời trai mà
khơng biết bay nhảy, khơng biết đó đây thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo lắm". Và ngay lập tức khơng
gian truyện đã có sự dịch chuyển. Khơng gian phiêu lưu đã mở ra và đó là cuộc phiêu trong ước
muốn chứ không phải là cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ như lần trước.
Giã từ không gian quê nhà bình yên nhưng tù túng, Dế Mèn bước chân vào không gian tha
hương. Mỗi bước chân là mỗi đổi thay. Mỗi thời khắc lại gặp một cảnh mới. Bao vùng quê mới lạ
với bao phong tục tốt đẹp, bao con đường đầy thử thách và hiểm họa đã xuất hiện. Những cánh

đồng lớn, những bãi hoang, những dịng sơng xinh đẹp với hai bờ cỏ xanh non tươi, những quãng
nước mênh mơng hun hút chẳng thấy bờ chỉ thấy sóng nối nhau nổi lên như trái núi trước mặt, xóm
bùn lầy nước đọng ở trong cù lao, những cánh rừng cỏ may... Đôi bạn ấy đã trải qua những đêm trời
trở gió, chơ vơ giữa trời nước, đã từng đi mịt mờ dưới bóng hoa may với một màu trắng bàng bạc,
xam xám... Không gian liên tục thay đổi, càng lúc càng mở rộng tạo nên bức tranh liên hoàn của
hành trình phiêu lưu. Tơ Hồi đã xây dựng khơng gian cản trở, rất đúng với tính chất của truyện
phiêu lưu. Không gian ấy đã tạo điều kiện cho Dế Mèn nảy nở và phát triển những tố chất mới. Trên
mỗi chặng đường đời, Dế Mèn đã phải thay đổi cách nghĩ, thay đổi tính cách để phù hợp với hoàn
cảnh sống.
65


Tuy nhiên, đã có lúc trên hành trình phiêu lưu ấy, Dế Mèn buộc phải quay trở lại với không gian
ngày xưa. Cái khoảng không chật hẹp, tù đọng ấy đi từ bờ ruộng quê hương, vào lều cỏ của ẩn sĩ Xiến
Tóc, vào hang chim Trả. Đó đều là những khơng gian bé tí, đối lập hồn tồn với cái rộng lớn của đất
trời. Để nhân vật gặp lại khơng gian này chính là ý đồ của nhà văn. Ngôi chùa tại gia của ẩn sĩ hay cái
hang âm thầm bóng tối của chim Trả là những điểm xốy trong tâm thức của Dế Mèn, buộc nhân vật
đẩy cao hơn khát vọng giải thốt, cởi trói mình khỏi sự bó buộc của hồn cảnh để đến với chân trời tự
do. Chính vì thế mà Dế Mèn đã khơng che giấu được niềm vui của mình khi sắp thốt khỏi hang chim
Trả: "Ngày mai mình thốt chốn này ư? Ơi chao, lại sắp thấy trời xanh, lại thấy ánh sáng, ánh sáng
vàng những tia nắng. Anh em lại gặp nhau. Sao cái đêm chờ đợi lê thê, dài đến là dài".
Sau hành trình phiêu bạt, đã từng lạc vào xứ sở của Đại vương ếch Cốm, vào thành lũy hiểm
hóc của họ nhà Kiến, Dế Mèn đã thực hiện được lí tưởng của mình. Một thế giới hịa bình, đại đồng
đã được thiết lập. Không gian đã được gắn kết bởi những người bạn đồng tâm. Khơng cịn ai thấy lẻ
loi và cơ đơn cả. Chỉ cịn là niềm vui, là sự đầm ấm. Như vậy là sự thay đổi khơng gian trong thiên
truyện này đã góp phần rất lớn thực hiện thông điệp thay đổi cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh để
vươn đến một thế giới đại đồng, lấp lánh những lí tưởng sống cao đẹp.
Truyện khép lại với hành trình trở lại quê nhà của Dế Mèn. Tưởng như không gian truyện sẽ
quay trở lại điểm xuất phát. Nhưng khơng gian cũ mà con người thì đã lột xác. Bây giờ chú đã có
thể thư thái lịng, "nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời biếc như ước vọng đời

mình đương bay xa".
Mơ tả hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều khơng gian như vậy, nhà văn Tơ Hồi
muốn gửi đến thơng điệp: Tuổi trẻ phải có những lí tưởng đẹp, khơng được bằng lòng với cuộc sống
tầm thường, chật hẹp mà phải biết khám phá cuộc sống rộng lớn và phải hướng đến xây dựng một
thế giới đại đồng.
4.3.2. Không gian nghệ thuật trong Những tấm lòng cao cả
Tác phẩm Những tấm lòng cao cả - "thiên trường ca cảm động về nghề dạy học" của
Edmondo de Amicis đã có lúc không được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên, cuối cùng thì
bạn đọc cũng cơng nhận rằng đây là một tác phẩm đã đạt đến chiều sâu của tư tưởng nhân văn với
sự nâng cánh của nghệ thuật. Với mục đích khẳng định thật chính xác chất vàng ròng của tâm hồn
con người, nhà văn đã đặt họ vào trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi hoàn cảnh là một thử
thách, là một gương soi để nhân vật đối diện với chân ảnh tâm hồn. Có thể chia kết cấu của truyện
theo ba tuyến truyện kể: Tuyến truyện kể về những sự việc hằng ngày, tuyến truyện đọc hằng tháng,
tuyến truyện của những bức thư. Cùng với ba tuyến truyện này, không gian truyện đã được mở ra
ngày càng rộng lớn về biên độ, càng phong phú về các vùng thẩm mĩ.
Trong mảng truyện kể về những sự việc hằng ngày, không gian sinh hoạt đời thường chiếm vị
trí trung tâm. Mảng truyện này đã khắc họa rất thành công chân dung của nhân vật trong quan hệ
với khơng gian gia đình, trường học, đường phố, làng q, nhà hát, quảng trường... Đây là những
không gian thân thuộc, là nơi mà các nhân vật gắn bó máu thịt. Gia đình là bờ bến bình yên, là điểm
dừng chân ấm áp và đầy tin yêu của trẻ. Nhà hát, sân khấu là nơi ngập tràn tiếng hát, tiếng vỗ tay, là
không gian của ngày hội, là nơi tôn vinh những tấm lòng vàng... Thế giới đồng quê là một món quà
thi vị dành cho các bạn nhỏ. Ngày đầu tiên đến trường, cậu bé Enricô đã không dứt ra khỏi nỗi nhớ
thôn quê. Và những ngày được đến với khơng gian thanh bình này với đồng bằng mênh mơng, với
mạch núi Anpi xanh biếc và đỉnh phủ tuyết lập tức đã trở thành ngày hội đối với các cậu học sinh bé
66


bỏng. "Chúng tôi chạy qua các bãi cỏ lên các ngọn đồi. Mát q, bóng rợp, xanh um! Chúng tơi
lăn trên cỏ, nhúng mặt xuống các dòng suối cho mát, nhảy qua các hàng rào".
Tiêu điểm của không gian nghệ thuật đời thường, nơi quy tụ rất nhiều mối quan hệ của nhân

vật chính là trường học. Đây là khơng gian đầy chất thơ, thứ chất thơ dịu ngọt kết tinh từ bao thanh
âm diệu kì. Là tiếng giảng bài của thầy cơ, là tiếng khóc của trẻ, tiếng dỗ dành của cô giáo, là
khoảng im lặng tưởng như ngôi trường đang bị bỏ không, là niềm vui như ong vỡ tổ cuối giờ tan
học, là những băn khoăn, lo ngại và những nụ cười của các bậc cha mẹ khi đứng đợi con ở cổng
trường. Ở đó cịn có phòng chờ là nơi gắn kết các bậc phụ huynh.... "Trường học đã họp những
người có chút ít với những người khơng có chút ít, làm thành một gia đình với nhau". "Ngôi nhà
quét vôi trắng tầm thường ấy với những cửa chớp đóng kín, khu vườn rợp bóng cây" đang ươm
chứa biết bao tuổi thanh xuân và biết bao niềm hi vọng. Đây là chiếc nơi của tình u thương thầy
trò, bè bạn, là điểm hẹn của bao ước mơ, là nơi được mọi người hướng đến với bao thiện cảm. Bà
mẹ của Enricô đã không ngần ngại so sánh rằng: "Trường học là một bà mẹ hiền...". Ngày từ biệt,
bố của Enricơ đã run run nhìn ngơi trường để nói lời từ biệt. Cịn Enricơ đã xúc động đến khơng thể
nói lên được một lời.
Truyện đọc hàng tháng trước hết là sự làm mới lại không gian đời thường. Làm mới bằng
cách kiến tạo những nhân vật mới, những số phận mới đi kèm với những nét tính cách mới trong
một không gian vốn đã gần gũi đến thân thuộc. Đó là căn phịng nhỏ, nơi "Cậu bé viết thuê người
Phirenzê" đã âm thầm làm việc bao đêm với lịng chứa chan tình u và hạnh phúc để kiếm những
liza cho bố và gia đình. Đó là bệnh viện Napơli - chứng nhân cho lịng nhân từ của cậu bé có gương
mặt trái xoan đẹp, nước da nâu nhạt, đôi mắt trầm tư. Những người bệnh đang hấp hối, tiếng khóc
vơ vọng của những người thân, những cảnh sầu thảm và đau thương của cuộc đời bệnh viện không
làm cho cậu bé sợ hãi. Khung cảnh ấy đã trở thành thứ thuốc rửa mầu nhiệm làm hiện lên chân ảnh
của một trái tim đầy tình yêu. Cậu đã luôn luôn ở đấy, lo ngại và hồi hộp dõi theo từng hơi thở và
từng cái nhìn của người ốm.
Bên cạnh đó, những truyện đọc hàng tháng cũng đã mở ra những không gian mới lạ. Không
gian chiến trận được tạo dựng trong truyện đọc "Cậu bé đánh trống người Xácđênha". Là những
bức tường lỗ chỗ vết đạn. Là những mái ngói nát vụn, những mảnh gỗ và bụi thạch cao tung tóe. Là
những người lính quằn quại trong đau đớn và tuyệt vọng. Màn thảm, sàn nhà đẫm những máu.
Những xác chết nằm sóng sượt giữa các ngưỡng cửa. Những bộ mặt biến dạng, những tiếng thét man
rợ của quân Áo... Màu sắc dữ dội và đau thương của cuộc chiến đã rượt đuổi con người từ không gian
nhỏ là ngôi nhà cho đến không gian rộng lớn hơn là cánh đồng. Sự chuyển đổi hai lớp không gian ấy
đã hiện thực hóa hành trình chuyển đổi về tâm hồn và thân phận của một con người. Chú bé đánh

trống ấy đã vượt qua cánh đồng hương mạch với sự "vuốt ve" của quân Áo với những làn đạn mù trời.
Cổ họng khát nước tưởng như chết đi được. Máu đã đỏ tươi hình hài bé nhỏ. Nước mắt đã nhỏ ra, cậu
đã "khóc như điên". Nhưng đó là nước mắt của nỗi lo lắng không đưa kịp mảnh giấy xin viện binh, lo
cho sự ra đi của một người lính nào đấy. Khơng gian chiến trận là thử thách lớn cho niềm kiêu hãnh
về dòng giống anh hùng của đứa con nhỏ bé của đất Ý.
Những câu chuyện kể hàng tháng cũng đã mở ra những không gian biểu trưng và không gian
tâm trạng. "Người y tá của Tata" khép lại với hình ảnh "Rạng đơng của hửng sáng". Hình tượng
khơng gian ấy biểu trưng cho sự phát sáng của không gian tâm linh, của một trái tim nhân hậu vừa
hoàn thành xong "sự nghiệp nhân từ, cao thượng" của mình. Và khi "Máu nóng người Rơmanha"
mở ra, chúng ta lại được đối diện với một không gian đầy tâm cảm. Ngôi nhà của Pherucsiô im lặng
67


hơn thường lệ, nằm bơ vơ giữa đồng không mông quạnh, giữa những đám ruộng dâu bát ngát. Mưa
rơi, gió rét. Mưa và gió thổi hắt vào các cửa kính, cịn màn đêm thì tối như mực. Có ánh sáng đấy
nhưng chỉ là thứ ánh sáng hắt hiu từ ngọn đèn dầu nhỏ. Khơng gian bóng tối ấy đã bao phủ lên vạn
vật che giấu hành vi của những kẻ giết người. Màu đen ấy cùng với màn mưa nặng hạt cũng đã tạo
khung cảnh buồn thương, ảm đạm cho một bi kịch. Lúc Pherucsiơ lấy thân mình che chở cho bà
khỏi nhát dao của tên giết người thì "gian phịng tối như mực". Đó là khơng gian tang tóc, khơng
gian của những bất hạnh. Để cho bóng tối bao trùm lên câu chuyện là dụng ý nghệ thuật của người
kể. Bởi không gian ấy sẽ làm nền cho sự phát sáng của một nhân cách, một tâm hồn cao cả.
Mỗi một bức thư là một dòng chảy của tâm trạng. Chính vì thế, lơgic của hiện thực khách
quan đã bị lơgic của tâm lí, tình cảm phá vỡ. Đây là điều kiện để kĩ thuật đồng hiện không gian phô
diễn. Sự dán ghép các mảnh không gian đã tạo nên thế giới đa chiều, có khả năng soi rọi chân dung
tâm hồn nhân vật ở nhiều góc độ. Người bố, người mẹ của Enricô - chủ nhân của những bức thư đã
đứng ở hiện tại để thực hiện những hành trình ngược về khơng gian trong q khứ và hướng đến
tương lai. Họ đã dẫn dắt Enricô vận động qua nhiều khơng gian để có được thức nhận sâu sắc về
con người, thế giới. Bức thư có tựa đề "Ngoài đường phố" của bố xuất phát từ sự kiện Enricô va
phải một bà đi đường. Người bố đã tái hiện lại hình ảnh con mình những lúc ở nhà, lúc con rất cân
nhắc mọi cử chỉ, việc làm... để khiển trách sự bất cẩn của Enricô khi đi lại trên đường. Bên cạnh đó,

người bố cịn phác họa những khơng gian mới đi kèm với tình huống mới để hướng Enricô đến cách
xử sự nhân văn. Bức thư khép lại với những lời khun Enricơ hãy giữ lấy tình u, sự gắn bó với
khơng gian con đường thành phố - nơi gặp gỡ những bàn chân và cả những tấm lòng. Bởi lẽ, "trong
thành phố ấy, con đã đi những bước đầu tiên do bàn tay thận trọng của mẹ con dìu dắt; con đã học
ở đấy những năm tháng đầu tiên, ở đấy con có được những người bạn đầu tiên của con. Hãy yêu
thành phố của con, yêu các phố phường và nhân dân trong thành phố...". Khi buồn lịng về cách trả
lời với bố của Enricơ, người mẹ cũng đã viết thư, đã đưa em đến với một không gian tưởng tượng.
"Con hãy nghĩ đến cái ngày... cái ngày mà nằm trên giường bệnh sắp chết, bố cho gọi con lại mà
nói: Enricơ, bố vĩnh biệt con... Bấy giờ con sẽ thấy bao nhiêu biến đổi xảy ra chung quanh con. Cái
nhà này sẽ trống trải như thế nào với mẹ tội nghiệp của con mặc tồn màu đen...". Trong khơng
gian tưởng tượng ấy, Enricơ có cơ hội thấy rõ hơn tấm lòng của người bố, người đã giấu em tất cả,
trừ lòng nhân hậu và tình u thương. Con đường về khơng gian q khứ cũng đã được thông lối
như là minh chứng bền vững cho tấm lòng người bố. Đã bao lần bố vào buồng con khi con đang
ngủ. Căn buồng ấy đã bao lần chứng kiến hình ảnh bố tay cầm ngọn đèn cứ đứng nhìn ngắm con để
tìm lại niềm tin, niềm vui giữa cuộc sống mệt nhọc.
4.3.3. Không gian nghệ thuật trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa
Góc sân và khoảng trời đã tạo nên những lớp không gian đa dạng, phong phú. Trong tập thơ
tồn tại cả không gian bầu trời lẫn không gian mặt đất, không gian vũ trụ lẫn không gian xã hội... Tất
cả đã làm nên một thế giới nghệ thuật muôn màu, mn sắc. Trong đó, khơng gian nghệ thuật trung
tâm của tập thơ Góc sân và khoảng trời chính là không gian làng quê. Rất hiếm khi Trần Đăng
Khoa để cho thơ mình chạy ra khỏi mơi trường này. Làng quê đã trở thành nơi ẩn náu bình yên
nhưng cũng rất quyến rũ của một hồn thơ bé nhỏ. Trong mênh mang cảnh sắc nông thôn mộc mạc
ấy, Khoa dành nhiều tâm tư cho khơng gian nghệ thuật "góc sân", một không gian đặc trưng cho
nền "văn minh thôn dã", khơng gian có vị trí đặc biệt đối với đời sống tâm linh người dân quê. Nhà
thơ Xuân Diệu đã phát hiện ra ý nghĩa đặc biệt của không gian này khi nhận định rằng: "Cái vũ trụ
68


tí hon ấy như lịng đỏ trứng gà". Với Khoa, không gian nhỏ bé, đơn sơ, thân thuộc này là một thế
giới diệu kì của tuổi thơ. Góc sân ấy là điểm tựa để em nhìn ra thế giới:

Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trơng
Thấy trời xanh biếc mênh mơng
Cánh cị chớp trắng trên sông Kinh Thầy
Từ khoảng không gian này, Khoa đã thả tuổi thơ bay lên cùng với ánh trăng đêm rằm, bay lên
cùng với cái diệu kì của đất trời... Và cũng tại nơi đây đã chứng kiến bao sinh hoạt của con người và
lồi vật. Đó là cảnh những chú gà con liếp nhiếp đi tìm mồi cùng mẹ (Gà con liếp nhiếp), cảnh thơn
xóm vào mùa với chiếc máy tuốt lúa mở miệng cười ầm ầm, với thóc vàng óng một màu no đủ, với
ấm chè nóng thơm hương lúa đồng đang cùng ơng trăng và các đội bình cơng mừng một mùa bội
thu (Thơn xóm vào mùa). Góc sân ấy cũng trở thành sân khấu để tiếng trống chèo sâu vợi, tiếng mõ
đưa hương hoa đại len vào tâm tư con người (Cô Thị Mầu).
Tuổi thơ luôn bị mê hoặc bởi những trò vui. Niềm hân hoan của chú bé Khoa nhỏ tuổi cũng
vút lên từ góc sân nhỏ với bao sinh hoạt hấp dẫn:
Em thường rải cái nong
Ra góc sân ngồi học
Những đêm có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya
(Cái sân)
Trong hồn nhiên của thế giới trẻ thơ, Trần Đăng Khoa luôn lấy cái sân làm địa điểm diễn ra
mọi trò chơi. Nào là trò xỉa cá mè, trò mèo đuổi chuột, trò hứng nước mưa... Ở đấy, em đã chạy
nhảy tung tăng, đã múa hát say mê quanh ông trăng đêm rằm. Lắm lúc sân cũng trở thành nền bản
vẽ để trẻ phác họa lên những bức tranh về cơ tiên, về đồng lúa chín...
Khơng phải ngẫu nhiên mà Khoa viết nhiều về góc sân. Đối với người dân quê Việt Nam nói
chung, đối với những trẻ thơ chưa bao giờ vượt khỏi lũy tre xanh như Khoa thì đây là khơng gian
thân thuộc, gắn bó như là máu thịt. Bao nhiêu sinh hoạt của người dân quê, bao nhiêu trò chơi của
trẻ nhỏ đều gắn với địa điểm này. Chính khơng gian này cũng là nhịp cầu đưa trẻ đến với những
không gian rộng lớn hơn.
Càng ngày thơ Trần Đăng Khoa càng mở rộng không gian nghệ thuật và đó đều là những
khoảng khơng gian thấm đượm hồn quê Việt Nam. Đến với thơ Khoa, ta được ngắm nhìn những
mảnh vườn quê hương ở nhiều giác độ khác nhau. Là vườn cải tốt tươi, "lá xanh như mảnh mây trời

lao xao" khi gió đến (Vườn cải). Là khu vườn "dậy tiếng dịu hiền" từ vị ngọt của luống cà, rãnh
khoai, từ âm thanh của tiếng lá vẫy gió trong những đêm "lấp ló trăng lên" (Vườn em). Là mảnh
vườn xanh biếc tiếng chim, rộn rã trong tiếng dơi khua lúc chạng vạng, nên thơ trong hình ảnh ơng
trăng vàng dạo chơi dưới lùm nhãn (Hương nhãn). Rồi khi thu về lành lạnh ta lại được nghe "Vườn
sau nổi gió nghe như mưa rào" (Đêm thu) v.v...
Với hình ảnh con đường - nơi giữ sự liên thông giữa những không gian của mặt đất, Khoa
cũng dành cho nhiều quyến luyến. Đã có lần cậu bé này "hỏi đường" rằng:
Đường ơi, có nhớ chăng là
Ngày nào dạy học, thầy qua đường này?
69


Con đường ấy đã một thời in bàn chân thầy giáo. Vậy mà giờ đây thầy đã đi xa rồi. Bóng cây
vẫn rợp con đường mà người xưa đã vắng. Khơng gian con đường vì thế mà trở thành điểm nhấn
của tâm tư và hồi niệm.
Với người nơng dân, cánh đồng là ngôi nhà thứ hai. Người thơ rất trẻ của chúng ta đã chín
sớm trong suy tư và cảm xúc nên đã viết về không gian này thật tinh tế. Cánh đồng Điền Trì thân
thuộc đi vào thơ mang theo tâm tình của người con quê hương:
Cánh đồng làng Điền Trì
Sớm nay sao mà rộng
Sương tan trên mũi súng
Trên sừng trâu cong veo
Cánh đồng này có in bóng hình những bác nông dân đang cày ruộng, những chị thôn nữ tát
gầu giai và cấy mạ, in bóng em chở phân ra lót ruộng... Nơi ấy có hồn nhiên tiếng cười, có bọt tung
trắng hoa nhài khi nước reo trong lịng máng, có lúa vàng trong đáy mắt, có luống cày tỏa hương, có
mây hong trên gốc rạ... Khơng gian này đã tạo nên một âm sắc rất riêng cho thơ Khoa bởi nó đã
chiết được mùi hương riêng cho mình. Nhớ lắm những cánh đồng nồng mùi bùn ngấu, mùi phân
đang hoai và cịn hăng mùi vơi chưa tan hẳn dưới những rãnh cày. Nhớ lắm những giọt mồ hôi đang
ủ mật cho đồng lên hương, cho hạt giống bốc men trong đất. Nhớ lắm khung cảnh yên bình, đẹp tựa
bài thơ:

Đồng ẩm trăng non
Luống cày sực nức
Mưa rào bữa trước
Nắng nồng chiều nay
(Hương đồng)
Có thể nói, viết về cánh đồng q là cuộc dạo chơi ân tình khơng ngừng nghỉ trong đời thơ
Trần Đăng Khoa. Trong cuộc dạo chơi này anh không phải là khách qua đường. Vị khách thơ trẻ
tuổi này dẫu bước chân có đi lạc khơng gian ấy thì trái tim vẫn "neo đậu bến q":
Sáng đứng đỉnh Cơn Sơn
Hương đồng thơm trong túi
(Cơn Sơn)
Tình lưu luyến ấy khơng có gì đáng ngạc nhiên cả. Bởi lẽ, Khoa đã thú nhận với chúng ta
rằng:
Thịt da ta cũng
Tỏa hơi ruộng đồng
(Hương đồng)
Nhắc đến không gian nông thôn trong thơ Khoa chúng ta không thể bỏ qua dịng sơng Kinh
Thầy. Dịng sơng này đã từ đồng bằng Bắc Bộ chảy tràn vào thơ Trần Đăng Khoa, trở thành một
vùng thẩm mĩ thi vị. Dịng "sơng Kinh bên lở bên bồi" đã thực sự thăng hoa trong trang thơ Khoa.
Phù sa của dịng sơng đã ngấm sâu vào thiên nhiên, để rồi cảnh vật đã trỗi dậy trong một sức sống
mãnh liệt:
Hàng chuối lên xanh mướt
70


Phi lao reo chập chùng
Vài ngơi nhà đỏ ngói
In bóng xuống dịng sơng
(Bên sơng Kinh Thầy)
Khơng gian này đã cùng với hương sen thơm, với lời mẹ hát, với bão tháng bảy, mưa tháng

ba, với giọt mồ hôi... để làm nên "hạt gạo làng ta". Khoa khơng qn điều đó khi anh viết:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
(Hạt gạo làng ta)
Chính vì thế mà lịng biết ơn với dịng sơng đã trở thành tình cảm thường trực trong Khoa. Và
cũng bởi cái ơn sâu nặng đó nên thi sĩ đã một đời khơng thơi tìm kiếm bí mật về khơng gian này:
Sơng ơi nhớ thương ai
Mà bốn mùa nước đỏ
Con chim nghiêng mắt ngó
Phù sa hồng đôi chân
(Cầu Cầm)
Những không gian trên đã tập hợp lại làm nên khơng khí thanh bình, n ả ngàn đời của thơn
q Việt Nam. Nhưng bên bến bờ bình n ấy, gương mặt chiến tranh lại hiện về. Là tiếng bom
rùng rùng nổ trong đêm trăng tràn đầy tiếng đàn bầu, một không gian căng tràn đã "tự rung lên sức
mạnh Việt Nam". Là hình ảnh những hố bom, những ngơi trường tốc mái... Chiến tranh cịn hiện
hình trong đơi nạng gỗ bên bàn thầy giáo, bên mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi, bên cả những bài
học dang dở... Nhưng đó chỉ là phơng nền làm hiển hiện và thăng hoa một không gian khác - không
gian của sự sống và niềm tin. Hàng cau đã ngã xuống nhưng tiếng đàn bầu vẫn tuôn trào vô tận như
những suối nguồn mát trong để xóa đi những âm thanh dơ bẩn của cuộc chiến. Hình ảnh cánh diều
vươn cao ngạo nghễ bên bờ hố bom là một sự tương phản rất đẹp của không gian nghệ thuật, thể
hiện được sức sống vĩnh hằng của con người:
Tiếng diều vàng nắng
Trời xanh cao hơn
Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom
(Thả diều)
Ngoài ra, Góc sân và khoảng trời cũng đã đưa đến cho người đọc những khoảng khơng gian
tâm lí giàu sức biểu cảm. Con người là một thực thể tồn tại trong không gian. Nhưng tự bản thân
con người cũng là một thế giới, một khơng gian với những chiều kích và tính chất riêng. Ý thức

được điều ấy nên Trần Đăng Khoa ln có thiên hướng khai thác khơng gian con người với bề sâu
tâm hồn. Câu thơ:
"Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan"
71


đã làm chúng ta xúc động. "Nắng mưa" vốn là khơng gian của vũ trụ đã được xã hội hóa
thành một khơng gian gợi nhớ những vất vả, khó nhọc. Khơng dừng lại ở đó, "nắng mưa" cịn thâm
nhập vào khơng gian con người, tạc nên vóc dáng, hình hài chứa đầy nhọc nhằn của người mẹ. Từ
"lặn" đã cụ thể hóa sự di chuyển của khơng gian biểu trưng vốn rất trừu tượng ấy.
Bàn chân của thầy giáo trong bài thơ cùng tên cũng là một không gian như thế. Ẩn sau một
bàn chân đã mất ấy là âm vang của chiến trường, của sự hi sinh lặng lẽ. Đằng sau hình hài khơng
hồn hảo ấy là cả một tấm lòng rạch ròi những yêu thương, hờn ghét, là cả một lẽ sống cao đẹp.
Chính vì thế mà "bàn chân thầy, bàn chân đã mất, vẫn dẫn chúng em đi trọn cuộc đời". Đứng trước
bàn chân ấy, những thế hệ học trò đã ngỡ ngàng nhận ra được cái chưa hồn hảo của chính cuộc đời
mình.
Góc sân và khoảng trời, tựa đề của tập thơ đồng thời cũng đã mở ra hai thế giới đối lập. Đối
lập giữa không gian mặt đất nhỏ bé với không gian bầu trời rộng lớn. Đối lập giữa không gian thân
thuộc với khoảng xa vời, vơ tận. Nhưng đó chỉ là sự đối lập bề ngồi của khơng gian thực. Cịn
trong ý nghĩa biểu trưng thì hai miền thẩm mĩ này lại tìm được mối liên thơng chặt chẽ. Góc sân đại
diện cho khoảng không gian gần gũi, quen thuộc đối với trẻ thơ. Còn khoảng trời mang ý nghĩa biểu
trưng cho một chân trời trong mơ ước, cho những nơi xa rộng bao la của cuộc đời đầy hấp dẫn đang
mời gọi tuổi thơ. Chân trời ấy được kiến tạo bởi những con người có tình u đằm sâu với khơng
gian đời thường.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 4
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Xác định được khái niệm không gian nghệ thuật, các hình thức khơng gian nghệ thuật tiêu
biểu trong văn học thiếu nhi. Vận dụng lí thuyết để xác định, phân tích khơng gian nghệ thuật trong
cấu trúc văn bản nghệ thuật.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Sự khác biệt giữa khơng gian thần kì trong văn học dân gian với khơng gian thần kì trong
văn học thiếu nhi hiện đại?
2. Phân tích khơng gian nghệ thuật của bài thơ sau:
TRÊN HỒ BA BỂ
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lịng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể
72


Đỏ ối vườn cam biếc bãi ngô
... Thuyền ơi, chầm chậm chờ ta nhé
Muốn ở đây thơi chẳng muốn về!
Hồng Trung Thông
3. Đặc trưng thi pháp đồng thoại thể hiện như thế nào ở không gian nghệ thuật của tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí?
4. Xác định khơng gian nghệ thuật trung tâm của tác phẩm Những tấm lòng cao cả. Khơng
gian ấy đã ảnh hưởng gì đến q trình phát triển tính cách của nhân vật Enricơ?
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Trong văn học dân gian, không gian thần kì là sản phẩm của tư duy, thế giới quan huyền
thoại. Cịn trong văn học hiện đại, khơng gian ấy chỉ là một thủ pháp nghệ thuật. Do đó, mật độ xuất
hiện của khơng gian thần kì trong văn học thiếu nhi hiện đại không thường xuyên và dày đặc như
trong văn học dân gian. Các nhà văn hiện đại dùng khơng gian thần kì với tư cách là một hình thức

đặc trưng của truyện kể dân gian để chuyển tải một nội dung mới, một thông điệp mới. Mặt khác,
trong khơng gian thần kì của văn học thiếu nhi hiện đại, nhân vật đã tạo dựng được diện mạo riêng
cho mình, với những tâm trạng, tính cách, hành động rõ ràng.
2. Không gian nghệ thuật trong bài thơ Trên hồ Ba Bể của Hồng Trung Thơng
- Ở khổ 1: Khơng gian êm đềm, tĩnh lặng. Thuyền thì "chầm chậm" vào Ba Bể, hồ thì "lặng
im" và núi thì "cheo leo" như mn đời nay vẫn thế. Có gió, nhưng gió cũng chỉ ngân "se sẽ", tuy là
động đấy nhưng cũng chỉ để khắc sâu hơn ấn tượng về cái tĩnh mà thôi. Trong không gian tĩnh lặng,
mênh mông ngàn đời ấy, con người đã hịa mình được vào nhịp sống của thiên nhiên.
- Khổ 2: Không gian tĩnh lặng ở khổ 1 được đẩy lên một trạng thái mới, gợi cảm giác tĩnh gần
như tuyệt đối. Con thuyền như rời khỏi không gian mặt nước, lướt nhẹ như bay trong bồng bềnh cõi
thần tiên của mây trời và núi xanh. Trong khơng gian siêu thốt ấy, khung cảnh thiên nhiên thật kì
diệu. Ba từ láy tượng hình: Bồng bềnh, lặng lẽ, rung rinh chỉ gợi những cử động rất khẽ, rất nhẹ.
Như vậy là ở khổ thơ này, không gian thực đã được thay thế bằng không gian ảo, cõi trần đã chuyển
sang cõi tiên. Sự chuyển đổi ấy đã nói lên được vẻ đẹp diệu kì của hồ Ba Bể, nơi gặp gỡ của cõi hư
và cõi thực.
- Khổ 3: Đến khổ thơ này, không gian lại quay về với cuộc sống đời thường. Vườn cam đỏ ối,
bãi ngô xanh biếc - những cảnh tượng thân thuộc và bình dị ấy đã nhắn nhủ mọi người rằng, Ba Bể
dẫu có vẻ đẹp của cõi tiên nhưng đó vẫn là cảnh thực, là món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho trần
gian.
3. Dế Mèn phiêu lưu kí là một thiên đồng thoại thi vị. Dấu ấn đồng thoại đã thâm nhập vào cả
bình diện khơng gian nghệ thuật của tác phẩm. Dẫu nhà văn đã thực hiện thao tác nhân cách hóa
nhân vật để rút ngắn cự li giữa nhân vật đồng thoại với cuộc sống nhưng không gian nghệ thuật vẫn
giữ nguyên đặc trưng của thể loại. Thống trị tác phẩm vẫn là một thế giới tự nhiên sinh động, thế
giới của cỏ cây, loài vật... Đó chính là mơi trường sống của con vật, cây cỏ, của những vật vô tri.
Thế giới ấy rất gần gũi, thân thuộc với trẻ thơ. Tất nhiên, thế giới ấy thực chất là việc mơ hình hóa
xã hội lồi người mà thôi. Sự kết hợp tư duy huyền thoại và tư duy hiện thực cũng đã cho ra đời hai
tính chất khơng gian tương ứng. Đã rất nhiều lần Tơ Hồi xây dựng khơng gian bao la, khơng cản
trở để phục vụ cho hành trình phiêu lưu, thực hiện lí tưởng của Dế Mèn.
73



4. Những tấm lòng cao cả kết cấu theo ba tuyến rất rõ ràng và đã có sự xê dịch của không
gian nghệ thuật trong các tuyến truyện. Tuy nhiên, không gian trung tâm vẫn là trường học. Học
viên chú ý đến vai trị của khơng gian trường học và ảnh hưởng của khơng gian này đến nhân vật
chính của tác phẩm.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Edmondo de Amicis, Những tấm lòng cao cả, Nxb Văn học, Hà Nội, 2004.
2. Tơ Hồi, Dế Mèn phiêu lưu kí, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999.
3. Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Trần Hồng..., Đồng dao và trị chơi Việt, Nxb Văn
hóa thơng tin, Hà Nội, 1997.
4. Trần Đình Sử, Tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.
5. Nguyễn Ngọc Thuần, Cha và con và... tàu bay, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005.
6. Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2005.
Học viên có thể tham khảo thêm các bài: Đề tài nông thôn rộng lớn và phong phú (Văn
Trọng); Thiên nhiên, một kho tàng vô tận (Vũ Tú Nam); Thiên nhiên trong thơ viết cho các em (Vũ
Đình Minh) (Tập 1); Tài năng miêu tả của Võ Quảng (Vũ Tú Nam); Những trang sách bình dị về
thiên nhiên tươi đẹp (Vương Trí Nhàn); "Tuổi thơ im lặng" - Kỉ niệm về một tầng văn hoá làng quê
lâu đời (Trần Đình Sử),... (Trong Văn học thiếu nhi Việt Nam (Nghiên cứu, lí luận, phê bình, tiểu
luận - tư liệu) (Vân Thanh biên soạn); tập 2, Nxb.Kim Đồng,
Hà Nội, 2003).

74


Chương 5

CỐT TRUYỆN TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
5.1. KHÁI NIỆM CỐT TRUYỆN, CỐT TRUYỆN TỰ NHIÊN, CỐT TRUYỆN NGHỆ
THUẬT
5.1.1. Khái niệm cốt truyện

Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện; nó bao gồm các giai đoạn phát triển
chính, một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo
thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm văn học, nhất là
đối với các sáng tác thuộc các loại tự sự và kịch.
5.1.2. Đặc điểm của cốt truyện
- Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Với tác phẩm trữ tình
thì thường không tồn tại cốt truyện.
- Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ : Vừa là phương tiện bộc lộ tính
cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội.
- Nhìn chung cốt truyện có thể chia làm hai loại: Đơn tuyến (như trong truyện cổ dân gian hay
một số truyện ngắn) và đa tuyến. Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, bên cạnh tuyến cốt truyện chính về
Dế Mèn, cịn có các tuyến cốt truyện khác về Dế Trũi, Xiến Tóc, chim Trả, quần thể nhà Mối, Châu
Chấu,...
- Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung xã hội được khúc xạ qua các
xung đột nhân cách. Nhưng xung đột xã hội không phái là cốt truyện. Xung đột xã hội là cơ sở
khách quan, là đối tượng nhận thức, phản ánh; còn cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc đáo của cá
nhân nhà văn.
5.1.3. Các thành phần chính của cốt truyện
Cốt truyện đầy đủ thường có 5 thành phần chính sau đây:
- Trình bày: Cịn gọi là mở đầu hay khai đoạn, có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh câu chuyện diễn ra
(hoàn cảnh xã hội, thời gian, địa điểm, nhân vật,...). Trong truyện Người đi săn và con vượn (Lép Tơn Xtơi), đó là đoạn giới thiệu về bác thợ săn thiện xạ, “nếu con thú rừng khơng may gặp bác thì hơm
ấy coi như ngày tận số”. Với truyện ngắn Bên Hồ Hàm Nguyệt (Phạm Thị Kim Nhường), mở đầu
chính là phần giới thiệu về một tục lệ có từ thuở xa xưa của làng “Tơi” : Khi trịn mười lăm tuổi,
những cơ gái trong làng đều được đi rửa mặt bằng nước hồ Hàm Nguyệt của chùa Huyền Không khi
hồ tràn ngập ánh trăng rằm tháng giêng và nói lên điều nguyện ước của mình. Tin vào tục lệ đó, hai
chị em “tôi”, sau gần bốn năm xa quê, giờ trở về làng để chuẩn bị thực hiện nghi lễ thiêng liêng
này.
- Thắt nút: Là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ, một xung
đột tất yếu sẽ tiếp tục xảy ra, phát triển. Ở Người đi săn và con vượn, thắt nút chính là sự kiện người
đi săn xách nỏ vào rừng, phát hiện một con vượn mẹ lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá và

ông đã nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Thắt nút của truyện Bên Hồ Hàm Nguyệt chính là

75


sự kiện cô bé tên Tâm sang chơi với chị Ngàn và phần giới thiệu về cuộc đời cô gái đẹp nết đẹp
người nhưng “đơi mắt khơng thấy gì ngồi bóng tối”.
- Phát triển: Là tồn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan hệ và mâu
thuẫn đã xảy ra. Đây là phần dài nhất của cốt truyện, thường bao gồm toàn bộ các sự kiện từ sau
thắt nút đến sự kiện trước đỉnh điểm. Tính cách của nhân vật chủ yếu được xác định trong phần này.
Nhân vật được đặt trong nhiều cảnh ngộ khác nhau, xung đột được triển khai trên nhiều bình diện.
Trong truyện Người đi săn và con vượn, đó là các sự kiện vượn mẹ trúng tên, hướng ánh nhìn
căm giận về phía người đi săn, tay vẫn khơng rời con. Trong khi đó, người thợ săn vẫn đứng im chờ
thu nhận kết quả. Còn trong truyện Bên Hồ Hàm Nguyệt, phần phát triển chính là đoạn đối thoại
giữa “tơi” với chị Ngàn, khung cảnh làng q n bình, nên thơ trong đêm Nguyên tiêu, cảnh đoàn
người tấp nập lên chùa Huyền không làm lễ,…
Ở phần phát triển, tác giả trình bày hàng loạt sự kiện, mâu thuẫn được khai thác tận mọi khía
cạnh của nó, xung đột của cốt truyện được triển khai trên nhiều bình diện, các nhân vật được đặt
vào những cảnh ngộ khác nhau nhất với những thử thách căng thẳng qua không gian, thời gian. Từ
đó cốt truyện bước vào đỉnh điểm.
- Cao trào (còn gọi là đỉnh điểm): Là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật dẫn
đến bước ngoặt lớn trong sự phát triển của cốt truyện và đưa đến chấm dứt sự phát triển. Đỉnh điểm
thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn, nhưng từ đây câu chuyện đi theo hướng được giải
quyết.
Cao trào của truyện Người đi săn và con vượn là sự kiện đầy cảm động: Vượn mẹ, trước khi
chết, đã nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa
vào và đặt lên miệng con. Với Bên hồ Hàm Nguyệt, đó là điều ước lạ lùng của chị Ngàn về một may
mắn, một phép màu sẽ đến với mẹ của… một chị gái cùng làng! Điều này khiến cho Tâm phải “giật
mình” và vơ cùng “ngạc nhiên”.
Cả hai sự kiện đỉnh điểm trên đây đã gây nên những chấn động rất lớn cho tâm hồn nhân vật trong

truyện cũng như người đọc. Từ đó, nó chuẩn bị cho những thay đổi phù hợp cả về lô gic vận động, phát
triển của hiện thực khách quan lẫn lơ gic tâm lí, hành động của con người.
Nếu cốt truyện của tác phẩm nhằm tái hiện trực tiếp cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội
đối lập thì đỉnh điểm chính là sự kiện đánh dấu sự phát triển của mâu thuẫn đạt đến độ căng thẳng
nhất, đòi hỏi giải quyết tức khắc theo một chiều hướng nhất định.
- Mở nút (còn gọi là kết thúc): Là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào. Nó là sự xóa bỏ
xung đột, nhưng khơng phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn. Tất cả các quá trình từ nỗi xúc động,
ăn năn chân thành của người thợ săn, đến việc ông bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về và từ đó khơng bao
giờ đi săn nữa; việc để chị Ngàn thổ lộ lí do khiến mình thực hiện một điều ước khơng giống ai, đến
sự cảm phục của “tơi” trước tấm lịng của chị để rồi thích thú nghĩ về điều ước mình sẽ thực hiện
trong đêm rằm tháng giêng năm sau được xem là phần mở nút. Sau những sự kiện của hai phần này,
xung đột, mâu thuẫn của hai truyện không còn nữa.
Những phần kết thúc của các tác phẩm cụ thể cũng hết sức đa dạng. Có kết thúc đánh dấu sự
giải quyết trọn vẹn xung đột được miêu tả trong tác phẩm (thường gặp nhất trong các truyện cổ dân
gian, truyện Nơm,...) Lại có kết thúc tuy đánh dấu sự xố bỏ xung đột, xác định tính cách và số
phận của nhân vật, nhưng mâu thuẫn vẫn có thể tiếp tục căng thẳng hoặc chưa bị xố bỏ hồn tồn
(chẳng hạn, kết thúc của hai truyện ngắn Tí bụi và Ả ìa âu? của Quế Hương).
76



×