Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tài liệu Lịch sử Bang Giao Việt Nam - Đông Nam Á pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TS TRẦN THỊ MAI

LỊCH SỬ BANG GIAO
VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH - 2007
1

2


CHƯƠNG III: BANG GIAO VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
THỜI CẬN ĐẠI .................................................... 71

MỤC LỤC
Trang

I.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH BANG GIAO VIỆT
NAM – ĐÔNG NAM Á............................................... 5
I.

II.

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA MỐI
QUAN HỆ VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
THỜI CẬN ĐẠI ................................................................... 76



ĐÔNG NAM Á: MỘT KHU VỰC LỊCH SỬ –
VĂN HÓA SỚM, LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN
VỚI BẢN SẮC RIÊNG ....................................................... 5
TÍNH TẤT YẾU CỦA MỐI BANG GIAO
VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á ........................................... 14

CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................... 16

III. BANG GIAO VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
Ở THỜI CẬN ĐẠI ............................................................... 83
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................. 109
CHƯƠNG IV: BANG GIAO VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
THỜI HIỆN ĐẠI .................................................. 110
I.

CHƯƠNG II: BANG GIAO VIỆT NAM – ĐÔNG NAM
Á THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI ........................ 17
I.

BANG GIAO VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
Ở BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ........................................... 17

II.

ĐÔNG NAM Á TRƯỚC SỰ XÂM NHẬP CỦA
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY ............................. 71

BANG GIAO VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
TRONG THỜI KỲ VIỆT NAM BỊ PHONG

KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐÔ HỘ ........................................ 25

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
BANG GIAO VIỆT NAM-ĐÔNG NAM Á
THỜI HIỆN ĐẠI ............................................................... 110

II. SỰ PHÁT TRIỂN TỐT ĐẸP CỦA LIÊN MINH
ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT-LÀO-CAMPUCHIA .... 116
III. BANG GIAO VIỆT NAM–ASEAN................................... 125
1. VÀI NÉT VỀ ASEAN… ................................................. 125

III. BANG GIAO VIỆT NAM – CHÂN LẠP ......................... 31

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BANG GIAO .......... 135

IV. BANG GIAO VIỆT NAM – LÀO .................................... 41

3. BANG GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC
THÀNH VIÊN ASEAN ................................................. 152

V.

BANG GIAO VIỆT NAM – THÁI LAN .......................... 47

VI. BANG GIAO VIỆT NAM – MIẾN ĐIỆN ....................... 54
VII. BANG GIAO VIỆT NAM VỚI KHU VỰC CÁC
NƯỚC HẢI ĐẢO ĐÔNG NAM Á ................................... 56
VIII. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ MỐI BANG GIAO
VN–ĐNA THỜI CỔ – TRUNG ĐẠI................................ 62


CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................... 178
CHƯƠNG V: MỘT VÀI NHẬN XÉT THAY KẾT LUẬN
........................................................................................................ 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 184
PHỤ LỤC ...................................................................................... 188

CÂU HỎI OÂN TAÄP .................................................................... 70

3

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH BANG GIAO
VIỆT NAM - ĐÔNG NAM Á
I. ĐÔNG NAM Á: MỘT KHU VỰC LỊCH SỬ - VĂN HÓA SỚM,
LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN VỚI BẢN SẮC RIÊNG

Ngay

từ những năm cuối thế kỷ XIX, khu vực Đông

Nam Á đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà “Đông
Phương học” do tính chất quan trọng và nổi bật về vị trí địa
lý mang tính chất chiến lược của nó. Tiếp đó, những khám
phá mới về những bước đi đầu tiên của loài người, tiến trình
lịch sử dựng nước và giữ nước sôi động cùng với sự xác lập
thường xuyên mối liên hệ của khu vực này với thế giới... đã
đưa Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực có ý

nghóa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới. Cho đến nay,
mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về tiến trình lịch sử
cũng như vị trí và vai trò của Đông Nam Á trong lịch sử văn
minh nhân loại, song không còn ai nghi ngờ gì nữa về sự hiện
diện và quá trình phát triển liên tục với những tính cách hết
sức riêng biệt của nó.
1- Nằm trải rộng trên một phần trái đất, từ khoảng 290
kinh đông đến 1400 kinh đông và từ khoảng 280 vó bắc chạy
qua xích đạo đến 150 vó nam, Đông Nam Á ngày nay bao gồm
11 nước với 5 nước nằm sâu trong lục địa (Việt Nam, Lào,
Campuchia, Mianma và Thái Lan) và 6 nước phân bố ngoài
5

hải đảo (Malaysia, Indonesia, Singapo, Brunei và Philípin,
Đông Timo). Tất cả các nước trong khu vực đều nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới và bị chi phối bởi gió mùa quanh
năm. Chính yếu tố gió mùa và khí hậu biển đã tạo nên hai
mùa rất rõ rệt ở Đông Nam Á: Mùa mưa bắt đầu từ tháng tư
đến tháng 11 dương lịch và mùa nắng từ tháng 11 dương lịch
đến tháng tư năm sau. Điều kiện khí hậu thuận hòa tạo cho
Đông Nam Á nhiều thuận lợi lớn, đáng kể nhất là một thiên
nhiên thống nhất trong đa dạng, một thảm thực vật quanh
năm tươi tốt với nhiều sắc thái xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi
núi, đồng bằng và biển tạo nên cảnh quan đa dạng và rất
giàu về tiềm năng. Tề thư của Trung Quốc viết: ‘Các nước
Man di chia nhau lập quốc, của quý không đâu bằng ở đây”.
Vị trí địa lý nối liền giữa phương Đông (thế giới Trung
Quốc, Nhật Bản...) và phương Tây (Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung
Hải) cũng tạo điều kiện cho Đông Nam Á có dịp tiếp xúc và cọ
sát với nhiều nền văn minh lớn của nhân loại. Đồng thời qua

đó, cư dân Đông Nam Á cũng xây dựng cho mình một nền văn
hóa riêng mang bản tính cởi mở và thượng võ. “Không phải
ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã
được xác lập thường xuyên trong mấy chục thế kỷ qua. Và
cũng không phải ngẫu nhiên mà đã có mặt ở Đông Nam Á
những nhà địa lý hay du lịch, những nhà truyền giáo hay
ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây trong suốt
chiều dài lịch sử như Ptôlêmê, Khang Thái, Nghóa Tónh,
Marco Polo, Chu Đạt Quan, Ibn Batutah v.v... Họ đã đến đây
xem xét, ghi chép và để lại những tài liệu cho đời sau”(1).

1

Xem thêm Lương Ninh - Hà Bích Liên: Lịch sử các nước Đông Nam Á, tập
I, tủ sách Khoa Đông Nam Á, Đại học Mở Bán công, TP. Hồ Chí Minh.

6


2- Kết quả của ngành khảo cổ học trong mấy chục năm
gần đây đã kết luận: Đông Nam Á là một trong những cái
nôi của loài người. Dấu vết hóa thạch vượn bậc cao được
tìm thấy ở Pondaung. (Mianma) có niên đại khoảng 40
triệu năm; hoá thạch người tối cổ được tìm thấy ở Java
cách đây khoảng 2 triệu năm; răng người vượn ở Bình Gia
(Lạng Sơn-Việt Nam) có niên đại cách đây khoảng 30 vạn
năm; nhiều xương cốt của loài người vượn, người tối cổ và
của người hiện đại được tìm thấy rải rác ở nhiều nơi ở
Đông Nam Á như Solo (Indonesia), Wajak, Hòa Bình, Bắc
Sơn... có niên đại muuộn hơn một chút v.v... cho thấy sự

phát triển mang tính liên tục của quá trình chuyển biến từ
vượn người thành người vượn, cũng như của người hiện đại
tại khu vực này.

3- Hầu hết các học giả khi nghiên cứu về Đông Nam Á
đều nhất trí rằng: vào giai đoạn sớm trong lịch sử loài
người, Đông Nam Á đã từng tồn tại một nền văn hóa chung
mang tính bản địa và đạt đến trình độ khá cao. Đó là nền
văn hóa xây dựng trên những yếu tố:

Kỹ nghệ đá tương đương cũng đã được tìm thấy ở
nhiều nơi trong khu vực như núi Đọ (Việt Nam), Sungs Mas
(Sumatra), ở Tabon, Palawan và Espinôsa (Philippin), v.v...

- Về phương diện tinh thần: Có truyền thống thờ tổ
tiên trên những nơi cao. Trong tư duy biện chứng sơ khai
đã xuất hiện thế lưỡng hợp (âm - dương) và những thiết chế
dựa trên tính quan trọng và cả trên tính ưu thế của yếu tố
CÁI.

Cho đến khoảng trên dưới 4000 năm cách đây, Đông
Nam Á bắt đầu bước vào thời kỳ sử dụng công cụ kim loại.
Kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và các nước ở
Đông Nam Á đều cho thấy vào thời đại Đông Sơn - tương
ứng với thời đại đồng thau và sắt sớm - cư dân Đông Nam
Á đã có một cuộc sống ổn định trên cơ sở nền nông nghiệp
trồng lúa nước, và trong nếp sống của từng vùng đã diễn ra
sự hội tụ đầu tiên của các yếu tố văn hóa đồng bằng - biển rừng núi với thế đan xen nhau phức tạp, rồi từ đó mà định
hình những truyền thống chung và riêng (2)


2

Tham khảo Cao Xuân Phổ - Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
thời cổ, từ sách “Về lịch sử Đông Nam Á thời cổ”, Hà Nội, 1983, tr. 61.

7

- Về phương diện vật chất: Có khả năng làm ruộng
nước do có một tổ chức xã hội đã đạt đến một trình độ nhất
định (tổ chức làng xã); biết thuần dưỡng trâu bò phục vụ cho
nông nghiệp, biết sử dụng thô sơ kim loại, thành thạo nghề
sông nước. Thiết chế xã hội được tổ chức theo chế độ mẫu hệ
và lấy làng mạc thôn xóm làm đơn vị cơ sở. Cộng đồng thôn
xóm được coi là tổ chức xã hội quan trọng nhất với những
truyền thống dân chủ: chọn lựa chức sắc trong làng, cày
chung ruộng công, tương thân, tương trợ, v.v...

4- Vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, cư dân
Đông Nam Á, trên cơ sở một nền văn hóa đã định hình và
phát triển cao của mình từ trước đó, bắt đầu bước vào quá
trình “Dựng nước và giữ nước” trên toàn khu vực. Cũng từ
đây, văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Quốc bắt đầu thâm
nhập vào Đông Nam Á. Do sự vận động tự thân bên trong
và những tác động từ bên ngoài, ở hầu hết các dân tộc phía
Nam (kể cả các dân tộc ngoài hải đảo) trên bước đường
hoàn thiện tổ chức nhà nước và xã hội của mình, họ đã tiếp
nhận một cách tự nguyện văn hóa Ấn và chịu ảnh hưởng
khá lớn của nền văn hóa này. Trong khi đó, đối với Việt
8



Nam ở phía Bắc, quá trình dựng nước đã diễn ra sớm hơn
nhiều so với các nước khác trong khu vực (vào hạ bán thiên
niên kỷ thứ nhất trước công nguyên). Quá trình này được
thúc đẩy bởi các yếu tố: sự phát triển cao của kỹ thuật
trồng lúa nước dựa trên sự phong phú của công cụ đồng và
sắt sớm. Sự hợp lực cùng nhau để chống thiên nhiên và
làm thủy lợi. Và sự đoàn kết toàn dân để chống lại các cuộc
xâm lược từ phương Bắc tràn xuống. Do phải đương đầu với
các cuộc xâm lăng từ phương Bắc và sự du nhập mang tính
cưỡng bức của văn hóa Hán, nên các dân tộc ở bán đảo
Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam, đã phần nào tiếp nhận
và chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán.
Tuy nhiên, với nền văn hóa bản địa đã định hình
sớm, với truyền thống dân chủ và tính cách cởi mở, khoáng
đạt trong cách ứng xử, cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu văn
hóa Ấn, Hoa một cách chủ động và chọn lọc. Sự tiếp thu
này thể hiện trên hai phương diện:
- Phương diện tổ chức bộ máy nhà nước: Hầu hết
các nhà lãnh đạo ở đây đều muốn tìm đến việc ứng dụng
mô hình tổ chức nhà nước đã khá hoàn thiện từ Ấn Độ,
Trung Quốc, và cùng với mô hình đó là sự mô phỏng thiết
chế xã hội, chủ yếu là chế độ đẳng cấp. Tất nhiên, sự mô
phỏng này chỉ về mặt hình thức và tùy tình hình cụ thể của
mỗi nhà nước mà sự mô phỏng cũng ở mức độ đậm nhạt
khác nhau. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là về mặt nội dung,
các nhà nước vẫn được xây dựng trên nền tảng chủ đạo đó
là tinh thần dân tộc, tính dân chủ và cởi mở của cư dân
Đông Nam Á.
- Phương diện tinh thần: Vẫn giữ gìn và bảo lưu

những phong tục, tập quán cổ truyền. Đồng thời tiếp nhận
9

thêm những tinh hoa văn hóa phù hợp với phong tục, tập
quán và lối sống riêng. Sự tiếp nhận ở đây chủ yếu là từ
tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Lẽ dó nhiên sự tiếp thu ở
mỗi nơi cũng mang màu sắc đậm nhạt khác nhau và theo
từng cách thức riêng.
5- Vào khoảng các thế kỷ X-XV, Đông Nam Á sau một
quá trình “dựng nước và giữ nước” lâu dài đã đồng loạt bước
vào giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các quốc
gia dân tộc, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm
nòng cốt. Chính trong giai đoạn này, nền kinh tế của các
quốc gia đã đạt đến giai đoạn thịnh vượng nhất kể từ trùc
đó. Nhiều trung tâm kinh tế quan trọng được thiết lập, có
khả năng cung cấp một khối lượng hàng hóa lớn từ các sản
phẩm nông nghiệp (lúa gạo), ngư nghiệp (cá), tiểu thủ công
nghiệp (vải vóc, hàng sơn, đồ sứ, chế phẩm kim loại...) và
nhất là những sản vật thiên nhiên (như các loại gỗ quý,
hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, sừng tê, cánh kiến,
thiếc...). Thị trường hàng hóa phong phú đó đã có sức thu
hút lớn đối với khách thương của nhiều nước trên thế giới
đổ xô đến đây để trao đổi và buôn bán sản phẩm
Trên lónh vực văn hóa, đây cũng là giai đoạn phát triển
rực rỡ của nền văn hóa dân tộc. Sau một thời kỳ vừa đấu
tranh gìn giữ bản sắc riêng vừa tiếp thu và chọn lọc các giá
trị văn hóa từ bên ngoài, Đông Nam Á bước vào giai đoạn
phục hưng văn hóa với mục tiêu và nội dung chính là sự
khẳng định ý thức dân tộc. Những nền văn hóa tiêu biểu như
Ăngco, Pagan, Sri Vijaya, Brobudur, Chămpa, Đại Việt...

không chỉ là niềm tự hào của các dân tộc Đông Nam Á, mà ở
những mức độ nhất định đã đóng góp vào kho tàng văn hóa
của nhân loại những giá trị văn hóa - tinh thần độc đáo.
10


Cũng trong giai đoạn này, mối quan hệ giữa các nhà
nước dân tộc cũng được thiết lập ngày càng chặt chẽ. Trong
quá trình khẳng định ý thức dân tộc của mình, giữa các
vương triều lẽ dó nhiên không tránh khỏi có những xung
đột, va chạm quyền lợi, thậm chí có khi biến thành xung
đột vũ trang. Song, về cơ bản nhân dân các nước Đông
Nam Á vẫn sát cánh bên nhau cùng xây dựng một Đông
Nam Á hòa bình và thịnh vượng. Tinh thần đoàn kết, gắn
bó giữa nhân dân Việt với nhân dân Đông Nam Á nhằm
chống lại các cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên vào thế kỷ
XIII là một trong những bản anh hùng ca tiêu biểu cho mối
quan hệ mật thiết đó.
6- Sau một thời kỳ phát triển thịnh đạt, từ cuối thế kỷ
XV, các vương triều phong kiến Đông Nam Á bước vào giai
đoạn suy thoái. Sự suy thoái này là kết quả tất yếu của sự
vận động theo đúng quy luật khách quan lịch sử: chế độ
phong kiến khi đã phát triển đến đỉnh cao của nó cũng là
lúc nó bắt đầu bộc lộ những mâu thuẫn đối kháng không
thể điều hòa nổi trong lòng chế độ đó. Tính chất bảo thủ,
trì trệ của quan hệ sản xuất phong kiến, sự tiêu hao sức lực
của nhà nước cho những cuộc chiến tranh nhằm xác định
lãnh thổ và quyền lực là những nguyên nhân bên trong của
sự suy thoái đó. Nhưng, nhân tố có ý nghóa quyết định dẫn
tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến trong khu vực lại

chính là sự xâm nhập của chủ nghóa tư bản phương Tây
diễn ra từ thế kỷ XVI và trong suốt các thế kỷ đó cho đến
đầu thế kỷ XX. Tuy ở mỗi nước, sự thiết lập ách thống trị
của chủ nghóa tư bản phương Tây diễn ra sớm, muộn khác
nhau, tính chất cai trị cũng khác nhau, nhưng về cơ bản cho
đến cuối giai đoạn này hầu hết các nước Đông Nam Á đều
bị lệ thuộc hoặc bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản
11

phương Tây. Số phận lịch sử một lần nữa lại cố kết các dân
tộc Đông Nam Á vào một sứ mệnh thiêng liêng: Đấu tranh
chống chủ nghóa thực dân, giành lại nền độc lập dân tộc.
Trong cuộc đấu tranh đó, các dân tộc Đông Nam Á đã tận
dụng ngay chính những thành tựu mới của văn hóa phương
Tây để vừa bồi bổ thêm cho văn hóa của chính mình, vừa
làm vũ khí chống lại âm mưu thôn tính và chia cắt lâu dài
nền độc lập và thống nhất ở Đông Nam Á của các thế lực
thực dân.
7- Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, phong trào giải
phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, các nước Đông Nam Á
dần dần thoát khỏi sự đô hộ của chủ nghóa thực dân.3
Cũng từ sau chiến tranh thế giới thứ II, dưới tác động
của chiến tranh lạnh và “Trật tự thế giới hai cực Yanta”,
Đông Nam Á bị tách thành hai nhóm: Nhóm nước Đông
Dương và nhóm nưóc ASEAN. Hai nhóm nước này lựa chọn
con đường phát triển đất nước theo hai hướng khác nhau
(Nhóm nước Đông Dương, trước hết là Việt Nam, phát triển
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghóa, nhóm nước
ASEAN lại lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ
nghóa). Sự khác biệt trong đường lối phát triển giữa hai

nhóm nước đã khiến cho mối quan hệ giữa các nước Đông
Nam Á không khỏi có những căng thẳng, thậm chí đối đầu.
Điều này đã có ảnh hưởng không ít đến lợi ích của mỗi
quốc gia cũng như của cả khu vực. Lẽ dó nhiên, trong giai
3

Mở đầu bằng việc Nhân dân Việt Nam vùng dậy làm cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, thiết lập nền dân chủ cộng hòa. Cách
mạng Tháng Tám cũng đã diễn ra ở Indonesia, và cho đến giữa thập
niên 80 tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đã giành được nền độc
lập trọn vẹn.

12


đoạn này cái nền chung của sự tương đồng vẫn tiếp tục tồn
tại, nhưng khoảng cách mới được tạo ra không phải nhỏ.

II. TÍNH TẤT YẾU CỦA MỐI BANG GIAO VIỆT NAM - ĐÔNG

Tuy nhiên, tính chất căng thẳng, đối đầu giữa các
nước Đông Nam Á diễn ra không lâu. Tình trạng này đã
nhanh chóng kết thúc cùng với sự kết thúc của chiến tranh
lạnh và sự sụp đổ của “thế giới hai cực Yanta” vào cuối thập
niên 80. Xu thế đối thoại và hợp tác diễn ra trên phạm vi
toàn cầu đã góp phần làm thay đổi tư duy chính trị của các
nước trong khu vực và thúc đẩy họ xích lại gần nhau. Khép
lại quá khứ, hướng tới tương lai, kể từ những năm cuối của
thập niên 80, các quốc gia Đông Nam Á đều có chung một
mục tiêu: biến khu vực Đông Nam Á thành một khu vực

hòa bình ổn định và phát triển. Hơn bao giờ hết, Đông
Nam Á hiện tại đang ở vào thời kỳ sôi động nhộn nhịp
nhất của sự hợp tác và thiết lập các mối quan hệ song
phương, đa phương. Tinh thần “Thống nhất trong đa dạng”
lại càng được khẳng định mạnh mẽ khi tất cả các nước
Đông Nam Á đều tự nguyện đứng vào một tổ chức chung
của khu vực: Tổ chức ASEAN. Ý thức tự cường dân tộc, tự
cường khu vực được xem là yếu tố năng động nhất hiện nay
của “một gia đình các nước Đông Nam Á được ràng buộc với
nhau bằng những sợi dây đầy tình hữu nghị, thiện chí,
thấm nhuần những lý tưởng và nguyện vọng của chúng ta,
quyết tâm tạo lập được xã hội của chúng ta”. (4)

1- Từ sự khái quát trên đây, rõ ràng từ rất sớm Đông
Nam Á đã là một khu vực lịch sử - văn hóa, một chỉnh thể
được sản sinh trong một môi trường và điều kiện lịch sử cụ
thể: có chung một không gian địa lý, một cội nguồn văn
hóa, một hệ thống giá trị và cùng chung một thân phận
lịch sử. Do vậy, mối liên hệ giữa các nước Đông Nam Á,
cũng như khu vực này với thế giới, đã được xác lập từ rất
sớm, ngay từ thời cổ đại, hoàn toàn không phải là ngẫu
nhiên. Cơ sở lịch sử của mối bang giao Việt Nam - Đông
Nam Á cũng đã được thiết lập từ đó.

4

Lời tuyên bố của Phó Thủ tướng Malaysia Tun Abdun Razak, trích
từ ASEAN hình thành, phát triển và triển vọng; Ban Châu Á-Thái
Bình Dương, Viện Quan hệ Quốc tế, 1995, tr 6.


13

NAM Á

Về mặt lý luận: Xuất phát từ nguyên lý: Có con
người là có văn hóa, là một trong những cái nôi của loài
người, ít nhất từ hàng mấy chục vạn năm cách đây những
mối giao lưu văn hóa đầu tiên đã xuất hiện trên khu vực
này. Khi những tổ chức xã hội của con người ngày càng
hoàn thiện thì sự biệt lập của cộng đồng người trong buổi
đầu của thời nguyên thủy sẽ ngày càng bị giảm dần, yêu
cầu phát triển sản xuất, mở rộng phạm vi giao tiếp, do đó,
sẽ càng được tăng cường. Đến giai đoạn cận đại, những cuộc
phát kiến địa lý, sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự
xác lập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa đã làm xích
gần các lục địa, các khu vực vốn cách xa về địa lý, biệt lập
trong mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa các quốc gia,
dân tộc, do đó, càng trở nên gắn bó mật thiết.
Về mặt thực tiễn: Truyền thống làm ruộng nước, lối
cư trú quần tụ trong các xóm làng và đặc biệt là nhu cầu
phải thường xuyên tập hợp lực lượng để chống đỡ các cuộc
14


xâm lược của kẻ thù bên ngoài, đã buộc các dân tộc Đông
Nam Á sớm cố kết cùng nhau trong một mối dây đoàn kết
tương thân, tương trợ để cùng tồn tại và phát triển.
2- Việt Nam là một nước thuộc Đông Nam Á, mối bang
giao giữa Việt Nam và Đông Nam Á là một tất yếu khách
quan.

Nằm trọn ở phần Đông của bán đảo Đông Dương,
trong vành đai nóng với chiều dài hơn 15 vó tuyến (từ 8030’
Bắc đến 23022’ Bắc), diện tích khoảng 330.000km2 với bờ
biển dài khoảng 3.300km và đường biên giới chung với các
nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, dài khoảng hơn
3.800km, Việt Nam có một vị trí chiến lược hết sức quan
trọng trên trục giao thông Đông - Tây thông qua con đường
Hồ tiêu và con đường Tơ lụa trên cả đất liền và trên biển.
Vì vậy, từ rất sớm Việt Nam đã trở thành một trong những
nơi dừng chân của các thương nhân trên con đường thương
mại Bắc - Nam, Tây - Đông và ngược lại. Lợi dụng các đợt
gió mùa định kỳ hàng năm, thương nhân Ấn Độ, Ceylan,
Java, Palempang, v.v... thường giong buồm đến Óc-eo, Đồng
Dương, Giao Chỉ, v.v... Tại đó, họ lập các thương điếm để
thu mua, tích trữ và chế biến hàng hóa để đưa sâu vào lục
địa, tới Trung Quốc, và ngược lại đưa hàng hóa từ Trung
Quốc tới các nước phía Nam và, xa hơn, tới Ấn Độ, Địa
Trung Hải…
Do ở vào vị trí ngã tư đường giao lưu quốc tế nên Việt
Nam sớm trở thành nơi sinh trưởng, gặp gỡ và tiếp xúc giữa
các cư dân thuộc nhiều thành phần nhân chủng khác nhau,
cũng như nhiều luồng giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc trên
thế giới: Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản và các dân tộc ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó, cũng
15

có thể nói trong mối giao lưu quốc tế, Việt Nam đã trở thành
nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc và nhiều nền văn minh.
3- Trên cơ tầng lịch sử - văn hóa chung đó, Đông Nam Á
ngày nay tiếp tục đóng một vị trí hết sức quan trọng về địa

lý - kinh tế - chính trị chiến lược. Tất cả các quốc gia độc
lập đều có những lợi ích chung trên con đường phát triển
đất nước với tinh thần tự cường dân tộc và tự cường khu
vực. Đông Nam Á đã thiết lập được mối quan hệ đa dạng
trong cộng đồng thế giới và đang nằm trong vùng chiến
lược khu vực và quốc tế của nhiều nước, nhất là các nước
lớn vốn theo đuổi các mục đích không giống nhau. Đây là
một thuận lợi rất lớn nhưng cũng đồng thời là một thách
thức không nhỏ đối với các quốc gia trong cộng đồng Đông
Nam Á. Tình hình trên lại càng đòi hỏi các nước trong khu
vực xích lại gần nhau, đồng thời liên kết tất cả các nước lại
trong một ASEAN thống nhất về quyền lợi và nghóa vụ để
tạo ra những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển chung.

Câu hỏi ôn tập
1. Bang giao Việt Nam-Đông Nam Á đã được hình thành
dựa trên những cơ sở nào?
2. Tại sao nói mối bang giao Việt Nam-Đông Nam Á là
một tất yếu khách quan?

TÀI LIỆU THAM KHẢO – Chương 1
1. Bộ Ngoại giao – Vụ Asean : “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”
(Asean), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
2. Bộ Ngoại giao – Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
16


3. Bộ Ngoại giao – vụ hợp tác kinh tế đa phương – Việt Nam hội
hhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá vấn đề giải pháp, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế
– xã hội quốc gia: Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ
kinh tế với Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tấn, hà Nội, 2006.
5. Trần Thị Mai – Lịch sử bang giao Việt Nam – Đông Nam Á,
Khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở – Bán công TP.HCM,
1997.
6. Trần Quang Lâm – Nguyễn Khắc Thân – Hội nhập kinh tế Việt
Nam – ASEAN những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp, Nhà
xuất bản Thông kê, Hà Nội, 1999.
7. Lương Ninh – Hà Bích Liên : “Lịch sử các nước Đông Nam Á”
tập I – Khoa Đông Nam Á Học, Đại Học Mở - Bán công
TP.HCM, 1994.
8. Lưu Văn Lợi – Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945 –
1995, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1998.
9. Việt Nam – Đông Nam Á, quan hệ lịch sử văn hóa, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1993.

CHƯƠNG II
BANG GIAO VIỆT NAM - ĐÔNG NAM Á
THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
A- BANG GIAO VIỆT NAM - ĐÔNG NAM Á
TRƯỚC THẾ KỶ X

17

I. BANG GIAO VIỆT NAM-ĐÔNG NAM Á Ở BUỔI ĐẦU
DỰNG NƯỚC

1- Bối cảnh lịch sử

Trải qua các giai đoạn phát triển của thời tiền sử trên
nền tảng của “Chiếc nôi của loài người”, cho đến khoảng
trên dưới một vạn năm cách đây, ở Đông Nam Á, những
điều kiện thiên nhiên, kỹ thuật và xã hội đã hội đủ để đạt
đến một bước nhảy vọt mới: Cuộc cách mạng đá mới - theo
cách gọi của các nhà khảo cổ học. Với cuộc “Cách mạng”
này nghề nông và cùng với nó là nền văn hóa xóm làng đã
được khai sinh.
Ngay từ đầu thời đại đá mới, Đông Nam Á đã là một
khu vực văn hóa có sắc thái riêng, đó là cuộc sống định cư
ngày càng ổn định trong cấu trúc làng mạc, là xu hướng
tiến xuống vùng thung lũng và châu thổ của các con sông.
Trong phương thức kiếm sống, mặc dù việc khai thác nguồn
lợi thiên nhiên (săn bắt, hái lượm) vẫn tiếp tục tồn tại,
song, bên cạnh đó, cư dân ở đây đã biết trồng trọt các loại
hình vườn cây ăn củ và ăn quả, biết thuần hóa một số gia
súc như chó, lợn, v.v...
Đến cuối thời đá mới, với những lưỡi cuốc, lưỡi rìu đá tứ
giác, bầu dục, có vai, có nấc, nền nông nghiệp trồng trọt đã
đạt được những thành tựu lớn. Vào giai đoạn này, cư dân
Đông Nam Á đã biết thuần hóa cây lúa hoang, mở ra một
nền nông nghiệp trồng lúa đặc sắc trên toàn miền. Niên đại
lúa trồng xưa nhất được biết ở Việt Nam và Đông Nam Á là
vào khoảng 6000 cho đến 5000 năm trước công nguyên. Nghề
trồng lúa phát triển dẫn tới việc định canh, định cư và nhu
cầu mở rộng mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội.
Nguyên lý tổ chức xã hội theo thị tộc huyết thống (Caây gia
18



phả) trở nên chật hẹp và đòi hỏi phải được thay thế bằng
nguyên lý mới: thị tộc láng giềng (Công xã nông thôn). Theo
đó, một hệ thống giá trị mới cũng dần định hình dựa trên lối
sống cộng đồng, tương thân, tương ái.
Cho đến khoảng trên dưới 4000 năm cách đây, trên
toàn miền Đông Nam Á, nếp cư trú xóm làng dựa trên cơ
sở đất công của làng xã, dựa trên việc quản lý các công
trình thủy lợi và tự vệ chống lại những cuộc tấn công từ
bên ngoài vào đã trở nên phổ biến.
Cuộc “Cách mạng luyện kim” tiếp nối và hoàn chỉnh
cuộc “Cách mạng đá mới” diễn ra vào khoảng cuối thiên
niên kỷ thứ III, đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên
và tiếp tục phát triển về sau là bước nhảy kỳ diệu trong
lịch sử Đông Nam Á. Sự xuất hiện của đồng, đồng thau và
sắt sớm thúc đẩy mạnh mẽ khả năng chinh phục rừng già,
đầm lầy để tạo nên những làng mạc trù phú. Kỹ thuật canh
tác nhờ đó cũng đạt được những bước tiến đáng kể. Và một
nền văn hóa tinh thần phong phú, sáng tạo cũng có điều
kiện nảy nở và phát triển rực rỡ.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng, sau
một thời kỳ phát triển liên tục từ đồ đá, sơ kỳ đồng thau,
đồng thau thịnh đạt đến hậu kỳ đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt tức giai đoạn văn hóa Đông Sơn - Đông Nam Á đã là một
trung tâm tiến bộ của văn minh cổ đại thế giới, bên cạnh
các trung tâm văn minh sông Nil, văn minh Lưỡng Hà, văn

minh sông Ấn, văn minh Hoàng Hà (tuy niên đại của các
nền văn minh này sớm muộn có khác nhau).(5)
“Văn minh Đông Sơn là bước hội tụ lớn của cư dân
Đông Nam Á, một cư dân nòi da vàng-Anhđônêdiêng và
Nam Á - đa dạng trong sắc thái ngôn ngữ Môn-Khmer –

Tày Thái – Mã Lai đa đảo (Anhđônêdiêng), cả Tạng-Miến
nữa,... đa dạng trong lối sống, đồng bằng, biển, nửa đồi núi,
núi rừng... với đủ dạng kết cấu đan xen phức tạp... nhưng
mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa, văn hóa
bản làng...”6
Chính nhờ vào sức mạnh hội tụ “Văn hóa Đông Sơn”
mà toàn thể Đông Nam Á đã bước vào thời kỳ xác lập các
nhà nước cổ đại kiểu phương Đông. Thời điểm ra đời của
các nhà nước có sớm muộn tùy vùng khác nhau nhưng đều
mang đặc điểm chung là sự kết hợp tuyệt vời kết quả của
hai quá trình phát triển nội tại và giao lưu văn hóa với các
nền văn minh lớn ở Châu Á.
2- Thiết lập mối bang giao:
Như trên đã đề cập: Đông Nam Á là một khu vực lịch
sử - văn hóa sớm. Dựa trên những điểm tương đồng về địa
lý, về kết cấu và phân bố dân cư, nhất là về mặt lịch sử,
giữa các dân tộc láng giềng với nhau đã sớm có mối liên hệ
mật thiết, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển. Việc giao
(5)

Theo “Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam
kiến Trung Quốc xâm lược”, Tập 1, NXB Khoa học Xã
1984, tr.19.
6
Theo “Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam
kiến Trung Quốc xâm lược”, Tập 1, NXB Khoa học Xã
1984, tr.19.

19


20

chống phong
hội, Hà Nội,
chống phong
hội, Hà Noäi,


lưu giữa Việt Nam và Đông Nam Á cũng như giữa Việt Nam
với các khu vực khác khi ấy chủ yếu diễn ra trên các lónh
vực kinh tế và văn hóa.
a) Về kinh tế:
Hiện chúng ta còn thiếu những số liệu ghi chép về
mối bang giao giữa Việt Nam với khu vực nói chung, và
Việt Nam với từng nước nói riêng ở buổi bình minh của lịch
sử này. Thế nhưng bù vào đó, kết quả của ngành khảo cổ
học đã cho thấy một mối giao lưu khá rộng khắp trên toàn
khu vực thể hiện qua sự phân bố đều khắp của các công cụ
sản xuất mang dáng dấp, chất liệu và kỹ thuật khá gần gũi
với nhau. Hàng loạt các hiện vật khảo cổ đã được tìm thấy
như các công cụ đá (từ đá cuội, rìu mài, rìu có nấc, có vai),
các hiện vật gốm, đồ đồøng, đặc biệt là trống đồng, thạp
đồng... được phân bố ở khắp nơi với niên đại và kỹ thuật
chế tác không cách biệt nhau là mấy, chứng tỏ rằng tại khu
vực này vốn đã có quá trình gần gũi, trao đổi và học hỏi
lẫn nhau từ rất sớm. Đặc biệt giai đoạn phát triển của thời
đại đồ đồng, việc trao đổi diễn ra khá thường xuyên. Trong
giai đoạn này, cũng cần lưu ý đến một điều đó là về đại thể
Đông Nam Á không phải là nơi sẵn đồng. Ngoại trừ Việt
Nam có trữ lượng đồng lớn hơn cả, các vùng còn lại đều

khá khan hiếm thứ kim loại này. Cho nên trong khoảng
hai thiên niên kỷ cuối trước công nguyên, chỉ có cư dân
đồng bằng sông Hồng (Việt Nam) là sớm phát triển kỹ
nghệ đồng và phát huy được tác dụng của kim loại này.

21

Nhờ ưu thế đó, Việt Nam đã trở thành nơi cung cấp đồng
và công cụ đồng chủ yếu cho khu vực.7
Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và
các nước Đông Nam Á ở thời kỳ này chủ yếu diễn ra một
cách tự phát do nhu cầu tự nhiên giữa các khối cư dân
trong vùng với nhau. Điều này dễ dàng xảy ra do yếu tố
cộng cư cài răng lược giữa các nhóm tộc người trên cùng
một địa bàn tương đối đồng nhất và không có những ranh
giới tự nhiên rõ rệt. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến tác
động trực tiếp của mối quan hệ buôn bán giữa các quốc gia
vùng Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ với khu vực
này. Và dó nhiên cả mối giao lưu của khu vực Đông Á với
Đông Nam Á nữa. Chúng ta đều biết Đông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng đều nằm trong vành đai nhiệt
đới - nơi có hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Những sản
vật miền nhiệt đới như: hồ tiêu, trầm hương, kỳ nam, vàng
ngọc, đá quý, đồi mồi, sừng tê, chim tró, các loại hoa quả
nhiệt đới, v.v... luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với thị
trường quốc tế, đặc biệt là thị trường phương Tây. Dưới tác
động của thị trường buôn bán thường xuyên này, những
trung tâm buôn bán lớn đã hình thành ở các địa điểm thích
hợp như: khu vực hội tụ các con sông, các cửa biển, lưu vực
của các sông lớn... để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa

ngày càng nhiều. Có thể kể đến một số trung tâm hình

7

Lấy sự hiện diện của Trống đồng loại I (Trống đồng Ngọc Lũ thuộc
văn hóa Đông Sơn) làm ví dụ, ta thấy, phạm vi phân bố đều khắp
của nó ở Đông Nam Á. Ở đây cần lưu ý đến tính chất hàng hóa của
nó. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều đã thừa nhận Việt Nam là
quê hương của trống đồng và sự phân bố rộng khắp của nó có liên
quan đến người Việt nói chung.

22


thành sớm lúc bấy giờ ở Việt Nam như: lưu vực sông Hồng,
lưu vực sông Cả, Cửa Thị Nại, Óc-eo, v.v...
Các sản phẩm trao đổi chính lúc bấy giờ, có lẽ vẫn là
các sản vật của địa phương như các lâm thổ sản, các loại
gia vị, trái cây, các sản phẩm được chế biến từ nguồn thủy,
hải sản và đặc biệt là các công cụ sản xuất được chế tạo từ
đồng, sắt, gốm, v.v...
b) Về văn hóa:
Vào thời kỳ xa xưa: Thời đại Đông Sơn, cư dân Đông
Nam Á đã có một cuộc sống ổn định trên cơ sở làm nông
nghiệp trồng lúa và trong nếp sống của từng vùng đã diễn
ra quá trình hội tụ những yếu tố văn hóa đồng bằng, biển,
núi, rừng... với thế đan xen phức tạp. Giữa các tộc người
khác nhau trong khu vực từ rất sớm hình thành lối cư trú
xen cài. Chính sự cộng cư cũng như quá trình hội tụ văn
hóa nói trên là cơ sở để định hình những truyền thống

chung và riêng của văn hóa Đông Nam Á. Những truyền
thống chung là: làm ruộng (nước và khô) kết hợp với làm
vườn, biết sử dụng sức kéo của gia súc trong nông nghiệp,
biết xử lý nước cho nông nghiệp (biện pháp trị thủy); lối cư
trú nhà sàn, quần tụ trong những xóm làng; tín ngưỡng
nông nghiệp và tín ngưỡng thờ thần phổ biến... Có thể nói
ở đâu có hội tụ, ở đó sớm hình thành tính cách Đông Sơn.
Tính cách Đông Sơn là đặc điểm chung của cư dân Đông
Nam Á thời đại đồng thau và sắt sớm. Tuy nhiên, do điều
kiện và khả năng thích ứng của từng môi trường ở mỗi
vùng có khác nhau, nên mỗi vùng lại có tính cách riêng.
Chẳng hạn như:

- Cư dân Non Nok Tha - Ban Chiang hay Roi et - Phi
Mai vuøng cao nguyên Kòrạt làm ruộng và săn bắn, tức yếu
tố đồng bằng và rừng núi nổi bật.
- Cư dân vùng Somrôngsen và Mluprei (Campuchia)
làm ruôïng kết hợp với đánh cá và săn bắn, tức có sự kết
hợp giữa các yếu tố đồng bằng, biển, và rừng núi.
- Cư dân Việt (sông Hồng) lại làm ruộng, săn bắn,
đánh cá, đồng thời biết tổ chức ra nhà nước sơ khai để tổ
chức và quản lý mọi hoạt động sản xuất của mình.(8)
Từ đặc điểm trên dẫn đến sự gần gũi nhau trong
phong tục, tập quán của các khối cư dân ở Đông Nam Á.
Những trống đồng và sản phẩm đồng được phân bố ở nhiều
nơi, lối cư trú nhà sàn, những biện pháp trị thủy làm nông
nghiệp, những vườn cây ăn củ, ăn quả, cho đến lễ hội mùa
được tổ chức hàng năm, cũng như kiểu qui tụ xóm làng cho
đến nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở Đông Nam Á... là
những vết tích sống động của mối liên hệ ban đầu của cư

dân ở đây trên lónh vực văn hóa. Đó là một nền văn hóa
riêng không lẫn được - nền văn hóa bản địa, định hình và
phát triển dựa trên cơ sở những yếu tố riêng của mỗi tộc
người và sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong khu vực
với nhau.
Ngay từ những thế kỷ trước và sau công nguyên, trên
cơ sở nền văn hóa bản địa sớm định hình và phát triển đó,
các dân tộc ở Đông Nam Á đã tự khẳng định mình: Sự ra
đời của nhà nước Văn Lang của người Việt trên lưu vực sông
Hồng vào hạ bán thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên,
8

Theo Cao Xuân Phổ, Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, sđđ,
tr.62

23

24


rồi tiếp đó lần lượt các nhà nướùc được thiết lập ở cả trên lục
địa và hải đảo vào các thế kỷ đầu công nguyên như: Phù
Nam, Champa, Langkakusa, Palembang, Malayu, Kalinju,
Srivijaya... đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc trong ý thức
dân tộc của cư dân Đông Nam Á.
Vào thời điểm các nhà nước sơ kỳ đồng loạt ra đời
cũng là lúc Đông Nam Á đứng trước một bối cảnh lịch sử
mới: Sự thâm nhập hòa bình của văn hóa Ấn Độ và sự xâm
nhập bằng vũ lực của văn hóa Hán. Bối cảnh lịch sử này
đặt Đông Nam Á trước một nhiệm vụ mới: quá trình “Dựng

nước và giữ nước” sôi động trên toàn khu vực:
Các dân tộc ở phía Nam tiếp thu các yếu tố văn hóa
Ấn Độ, cụ thể là tiếp thu thiết chế chính trị và chế độ đẳng
cấp, để dần dần hoàn thiện tổ chức xã hội của mình (Dựng
nước).
Các dân tộc ở phía Bắc (chủ yếu là người Việt) phải
đương đầu chống lại sự Hán hóa và phần nào tiếp thu văn
hóa Hán (Giữ nước).
Tình hình trên buộc các dân tộc ở đây phải xích lại
gần nhau hơn trên cơ sở của một nền văn hóa vốn có nhiều
điểm chung để chọn lọc và tiếp thu thêm những yếu tố văn
hóa mới. Vì thế, về cơ bản nền văn hóa ở đây được bảo tồn
và có phần phát triển hơn do có thêm những yếu tố mới,
nhưng tuyệt nhiên không hề bị Ấn hóa hay Hán hóa.
Đặc biệt, vào thời kỳ này đạo Phật khi thâm nhập
vào Đông Nam Á không chỉ làm phong phú hơn văn hóa
bản địa mà, thông qua đạo Phật, mối liên kết khu vực càng
thêm bền chặt. Đạo Phật đã được người Việt sử dụng như

25

một thứ vũ khí chống lại Hán hóa, đồng thời cũng là chất
keo liên kết cư dân trong các xóm làng lại với nhau.
II. BANG GIAO VIỆT NAM - ĐÔNG NAM Á TRONG THỜI KỲ
VIỆT NAM BỊ PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐÔ HỘ (TỪ 179
TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ THỨ X)
Từ năm 179 trước công nguyên, Việt Nam bị phong
kiến phương Bắc xâm lược và đô hộ (Bắc thuộc). Kể từ đây,
nhân dân Việt Nam có thêm một nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng và khó khăn: Đánh đuổi phong kiến phương Bắc,

khôi phục nền độc lập, tự chủ. Vì thế, bang giao Việt Nam
với Đông Nam Á cũng diễn ra khác trước, trên đại thể có
thể xem xét trên hai phương diện:
1. Bang giao về phía nhà nước
Do Việt Nam tạm thời bị mất nước, cai trị Việt Nam ở
trong thời kỳ này là các chính quyền đô hộ từ phương Bắc
(Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ, Đường).
Vì thế, về phía nhà nước là mối quan hệ giữa các thế lực
cầm quyền ở Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á.
Với tư tưởng “Bình thiên hạ”, các triều đại phong kiến
ở Trung Quốc luôn thèm khát vùng đất giàu có tài nguyên
và tiềm tàng khả năng phát triển mậu dịch biển này. Do
đó, họ ra sức bình định hầu biến Việt Nam thành quận,
huyện của họ để làm bàn đạp vươn xuống Đông Nam Á.
Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến Trung Quốc là
một chính sách thâm độc kết hợp giữa khai thác kiệt quệ
tài nguyên với đồng hóa sâu sắc về văn hóa. Trong hơn một
nghìn năm đô hộ ở Việt Nam, phong kiến Trung Quốc chưa
bao giờ từ bỏ âm mưu đó. Đối với các nước Đông Nam Á,
26


chính sách của phong kiến Trung Quốc cũng là kết hợp
chiến tranh với ngoại giao để thiết lập ảnh hưởng của mình
tại đây. Song, trước sau các thế lực phong kiến Trung Quốc
chủ yếu chỉ thiết lập được ảnh hưởng chính trị lên khu vực
này mà thôi. Trong suốt thời kỳ này, lịch sử đã chứng kiến
các triều đại Trung Quốc liên tiếp cử các phái bộ ngoại giao
đến các nước láng giềng của Việt Nam để đặt ảnh hưởng và

gây chia rẽ nội bộ các nước này, cô lập họ với Việt Nam.
Ngược lại, các nước Đông Nam Á trên bước đường củng cố
thực lực của mình cũng không thể đứng ngoài mối quan hệ
quốc tế và khu vực, nên đã chọn chính sách đối ngoại thân
thiện với các nước lớn. Rất nhiều các phái đoàn ngoại giao
của các nước Đông Nam Á cũng được phái tới Trung Quốc
để triều cống hoặc xin giúp đỡ.
2. Về phía nhân dân:
Do phải tiến hành chống Bắc thuộc nên mối quan hệ
giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á có phần nào bị
hạn chế hơn trước. Song, nhìn chung, mối quan hệ vẫn là
giao hảo, thân thiện, nhất là các nước láng giềng có chung
đường biên giới. Lúc bấy giờ, không riêng Việt Nam mà cả
Lào và Chân Lạp (Campuchia sau này) đều bị đặt trước họa
xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Do vậy, nhân dân
các nước này cùng có chung một nhiệm vụ đó là đấu tranh
chống kẻ thù chung là phương Bắc xâm lược. Lịch sử đã
từng chứng kiến lần liên minh đầu tiên diễn ra giữa nhân
dân Việt với nhân dân Lào vào thế kỷ thứ VI, khi người
con ưu tú của đất Việt là Lý Nam Đế nổi dậy chống lại nhà
Lương. Sau đó, vào năm 722 cuộc khởi nghóa của Mai Thúc
Loan chống lại phong kiến nhà Đường ở Việt Nam đã được
nhân dân Chămpa, Chân Lạp và Kim Lân ủng hộ.
27

Trong suốt mười thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô
hộ, trên thực tế người Việt đã bị mất nước, song, tinh thần
dân tộc, ý thức độc lập của người Việt vẫn khẳng định sức
sống mãnh liệt của nó. Hơn mười thế kỷ bị đô hộ và đồng
hóa cũng là mười thế kỷ người Việt chống xâm lược và

chống đồng hóa. Chính cuộc đấu tranh anh dũng, quật
cường của người Việt đã góp phần chặn đứng và đẩy lùi sự
xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc xuống
Đông Nam Á. Đồng thời, trong cuộc đấu tranh này, người
Việt đã tiếp thu thêm văn hóa của các nước Đông Nam Á,
nhất là thông qua đạo Phật để tiếp thêm sức mạnh chống
lại Hán hóa.
Nếu như vào thời kỳ này, mối bang giao giữa người
Việt ở Bắc Bộ và các nước Đông Nam Á có phần nào giảm
sút, thì ngược lại ở phía Nam trên phần đất của người
Chăm và một bộ phận lãnh thổ thuộc vương quốc cổ Phù
Nam và Chân Lạp (tương ứng với phần đất đồng bằng sông
Cửu Long sau này) mối quan hệ lại có một sự phát triển
vượt bậc.
* Chămpa
Vương quốc cổ Chămpa được thành lập vào năm 192,
là kết quả của phong trào đấu tranh chống lại ách thống trị
của nhà Hán của nhân dân Chăm và Việt khi ấy. Nhà nước
đầu tiên được xây dựng vào năm này có tên là Lâm Ấp (là
tên của một con sông). Chủ nhân của Lâm Ấp là những
người Chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai đa đảo. Vương quốc này
đã tồn tại bền vững suốt mười lăm thế kỷ, nhưng sau đó
suy yếu dần và đã dần chuyển hóa thành một bộ phận của
nước Việt Nam. Quá trình chuyển hóa này là một quá trình
lâu dài, ở đó vừa có sự can thiệp vũ lực của các vương triều
28


phong kiến, vừa có sự tự nguyện của cả hai khối cư dân
Việt - Chăm vì nhu cầu sinh tồn và phát triển.

Lẽ dó nhiên, khi còn tồn tại với tư cách là những nhà
nước độc lập, giữa Chămpa và Đại Việt đã có những mối
bang giao trên nhiều lónh vực. Giữa hai nhà nước cũng không
tránh khỏi những va chạm về quyền lợi, thậm chí tiến hành
chiến tranh để thôn tính nhau. Song, đây là việc làm hoàn
toàn phù hợp với logic lịch sử, với quy luật cạnh tranh sinh
tồn, mạnh được yếu thua của thời Cổ - Trung đại.
Về phía nhân dân, do có chung những điều kiện sinh
sống, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt
có chung kẻ thù nguy hiểm là phong kiến phương Bắc, nên
cư dân hai nước có một sự chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau. Vì
thế, giữa họ luôn có sự tiếp nhận lẫn nhau, chung lưng, đấu
cật để tạo dựng cuộc sống. Đây là một yếu tố năng động và
là động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển hóa trên.
Trong thời kỳ tồn tại và phát triển thịnh vượng với tư
cách là một quốc gia độc lập, Chămpa có mối quan hệ
thường xuyên với các nước trong khu vực, đặc biệt là với
Chân Lạp, Lào, Thái Lan và Philippin. Mối quan hệ này
diễn ra trên nhiều lónh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,
ngoại giao... Đồng Dương (nay thuộc tỉnh Quảng Nam) và
cửa Đại Chăm (nay là Hội An) được xem là các trung tâm
chính trị, văn hóa, và kinh tế lớn của Chămpa lúc bấy giờ,
cũng là nơi thu hút thương nhân từ nhiều nước đến đây giao
lưu thương mại.
Chămpa nổi tiếng với sản vật quý hiếm: ngà voi, tê
giác, gỗ có hương, vàng, vải vóc, tổ yến... Sản vật của
Chămpa thường được dùng làm lễ vật trong quan hệ ngoại
giao với các nước ngoài.
29


• Phù Nam (Founan, thế kỷ I đến thế kỷ VII)
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, dựa trên sự phát
triển kinh tế của thời đại đồng thau và sắt sớm cùng sự
trao đổi văn hóa với bên ngoài, đặc biệt là Ấn Độ, các tộc
người miền Nam Đông Nam Á đã lần lượt dựng lên các nhà
nước sơ kỳ hoặc các địa điểm quần cư quan trọng. Phù Nam
là một trong những quốc gia sơ kỳ đó, đã ra đời trên vùng
đất đại thể tương ứng với đất Nam Bộ và một phần các
tỉnh thuộc Đông Nam Campuchia ngày nay.
Trên thực tế, Phù Nam đã phát triển qua những giai
đoạn kế tiếp nhau với những đặc điểm riêng. Trong khoảng
vài ba thế kỷ đầu là giai đoạn hình thành và phát triển của
vương quốc. Từ thế kỷ thứ III, Phù Nam đã là một đế quốc
hùng mạnh khống chế một tập hợp các tiểu quốc thuộc các
tộc người khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
rất khác nhau. Trong đó, đương nhiên có một tiểu quốc Phù
Nam chính tông nắm địa vị tôn chủ bắt các tiểu quốc khác
phải thần phục và cống nạp.
Một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn
của Phù Nam lúc bấy giờ đã được thiết lập ở miền Tây
sông Hậu (Việt Nam ngày nay) có lẽ trùng với nhà nước
Naravaranagara (nước Chí Tôn) - một tiểu quốc có vị trí đặc
biệt quan trọng đối với Phù Nam. Đây vừa là cửa ngõ ở phía
Đông tiếp giáp với nước ngoài qua đường biển, vừa là trung
tâm thu nhận cũng như phát tán văn hóa của khu vực và cả
thế giới xung quanh. Cư dân Naravaranagara làm ruộng,
đánh cá và đặc biệt thông thạo việc buôn bán trên biển nên
có giao lưu rộng rãi với bên ngoài. Thông qua Naravaranagara
mà Phù Nam trở nên mạnh về kinh tế và cũng qua đó mà
tiếp nhận văn hóa từ bên ngoài vào, nhất là văn hoá Ấn Độ.

30


Vào thời kỳ thịnh trị của mình, Phù Nam có mối quan
hệ rất chặt chẽ với các nước trong khu vực: Lâm Ấp, Chân
Lạp, Thái Lan, Mianma, Malaysia... và các nước ngoài khu
vực: Ấn Độ, Trung Quốc... Có thể kể ra đây một số lónh vực
chính:
- Về mặt văn hóa: Bên cạnh việc giao lưu với khu
vực, Phù Nam đã tiếp thu mạnh mẽ văn hóa Ấn Độ trong
đó có Bàlamôn giáo. Thần Civa cũng như cơ chế tổ chức
vương triều và thiết chế đẳng cấp của Ấn Độ được du nhập
và ảnh hưởng không nhỏ ở nước này. Đạo Phật cũng rất
được sùng bái ở Phù Nam. Chính là qua Phù Nam mà văn
hóa Ấn Độ đã truyền bá sâu hơn vào miền lục địa, nhất là
đến Chân Lạp.
- Về mặt kinh tế: Thương cảng Óc-eo là một trung
tâm kinh tế, phồn thịnh không chỉ của Phù Nam mà còn
của cả Đông Nam Á lúc bấy giờ: Ở đây không thiếu một thứ
gì dù là của Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc hay vùng Địa
Trung Hải. Tàu buôn của các nước tấp nập vào ra nơi đây
để buôn bán và bốc dỡ hàng hóa. Các hiện vật còn tìm thấy
ở Óc-eo qua quá trình khai quật như: các loại tiền cổ của
các nước trong khu vực, tiền đồng và đặc biệt là hai tấm
mề đay bằng vàng có niên đại rất sớm dưới triều đại
Antoni le Pieux và Marc Aurèle (thế kỷ II), nhiều đồ trang
sức bằng mã não và thủy tinh màu có xuất xứ tại La Mã và
Trung Cận Đông, tượng phật Ấn Độ, v.v... cho thấy mối
giao lưu kinh tế đặc biệt thịnh vượng tại đây.
Tiếc rằng, thương cảng lớn nhất Đông Nam Á trong 7

thế kỷ đầu công nguyên sau đó đã bị hủy hoại một cách đột
ngột, mà nguyên nhân của sự biến mất này hiện vẫn chưa
được làm sáng tỏ.
31

B. BANG GIAO VIỆT NAM - ĐÔNG NAM Á TỪ SAU THẾ
KỶ THỨ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Vào đầu thế kỷ thứ X, cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc
của người Việt đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Một kỷ
nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự chủ và phát triển về mọi
mặt được mở ra. Nhà nước dân tộc được xác lập và củng cố.
Trong xu thế khẳng định chính mình, các triều đại phong
kiến Việt Nam từng bước củng cố và hoàn thiện bộ máy
trung ương tập quyền trong nước, đồng thời mở rộng quan
hệ với bên ngoài.
Cũng vào thời điểm này, nhiều nước Đông Nam Á
cũng bước vào giai đoạn xây dựng các quốc gia dân tộc. Bối
cảnh chung đó là tiền đề vô cùng thuận lợi để mở ra một
trang mới trong lịch sử bang giao giữa các nước trên toàn
khu vực. Có thể nói mối bang giao giữa Việt Nam với Đông
Nam Á chưa bao giờ gặt hái được nhiều thành công đến thế
kể từ trước đó.
III. BANG GIAO VIỆT NAM - CHÂN LẠP
1. Vài nét về vương quốc Chân Lạp (Campuchia)
Vào khoảng đầu công nguyên ở giai đoạn sơ kỳ đồ sắt,
trên cơ sở của kỹ thuật mới và sự tiếp xúc với văn hóa Ấn
Độ, có lẽ những quốc gia sơ kỳ của người Môn cổ và người
Khmer cổ đã được lập ra. Biên niên sử của Campuchia đã đề
cập đến một trong những quốc gia sơ kỳ đó có tên gọi là

Chenla. Các quốc gia này sau đó bị lệ thuộc vào một quốc gia
mạnh hơn, đó là Phù Nam (mà ta đã có dịp đề cập). Cho đến

32


thế kỷ thứ VI và VII, các quốc gia này mạnh dần lên và dần
thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam.
Theo truyền thuyết, thủy tổ của người Khmer là một ẩn
só người gốc Ấn Độ tên là Kambu đã đến vùng đất này truyền
giáo. Sau đó, vị ẩn só kết hôn với nữ thần Mera, vì thế con
cháu của họ được gọi là Kambuja. Tên ghép của cặp vợ chồng
Kambu-Mera cũng được lấy làm tên tộc Kmer hay Khmer.
Trung tâm điểm của bộ lạc Khmer gốc có thể là Vạt
Phu (Champassac), gần nơi hội lưu của hai sông Sêmun và
Mêkông. Bộ lạc này có trình độ kinh tế - xã hội khá cao, họ
có sự tiếp xúc khá gần gũi và thường xuyên với các bộ tộc
Khmer ở phía Nam và qua đó mà họ tiếp thu ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ.
Người chính thức xác lập ra vương quốc Khmer miền
Bắc hay vương quốc Campuchia sơ kỳ là Bhavavarman I. Tên
nước lúc đầu cũng được đặt theo tên ông: nước Bhava
(Bhavapura), nhưng người Trung Quốc thì vẫn gọi là Chân
Lạp.
Bhavavarman I là người chấm dứt sự lệ thuộc của
Khmer vào Phù Nam. Nhưng phải đợi đến em trai ông là
Sitơrasena (Mahendravarman - 600 - 620) và cháu ông là
Isanavarman (620-650), người Khmer mới chinh phục được
Phù Nam. Vương quốc Campuchia sơ kỳ thực sự thịnh trị
dưới triều Jayavarman I (650-680).

Việc tiếp xúc với văn hóa biển, việc mở rộng địa bàn
với những điều kiện sinh sống mới đã thúc đẩy nền kinh tế
- xã hội Campuchia đạt được những bước tiến đáng kể. Dưới
thời Javavarman I, người Chân Lạp đã xâm chiếm cả AiLao
(Lào) và một phần Nam Chiếu (Vân Nam - Trung Quốc).
33

2. Bang giao Việt Nam - Chân Lạp
a) Bang giao trước thế kỷ XVI
Thư tịch cổ Việt Nam đã từng nói đến mối quan hệ
giữa Việt Nam và Chân Lạp được thiết lập khá sớm. Vào
đầu thế kỷ VIII (722), mối quan hệ này được củng cố thêm
qua cuộc nổi dậy của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu chống
nhà Đường. 32 châu trong nước đã nổi dậy hưởng ứng cuộc
khởi nghóa của ông. Bên ngoài, Mai Thúc Loan liên kết
được với Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, quân số lên đến hơn
30 vạn người. Nhà Đường phải vất vả lắm mới dẹp được
cuộc khởi nghóa.
Từ sau khi Đại Việt giành được độc lập từ tay phong
kiến Trung Quốc, Đại Việt ngày càng được củng cố và phát
triển. Trong khi đó, ở Chân Lạp, nền văn minh ngkor
cũng bước vào giai đoạn thịnh đạt dưới triều đại
Jayavarman VII (1181 - sau 1200). Nếu như Đại Việt thực
thi chính sách mở rộng quan hệ với bên ngoài, thì
Jayavarman VII cũng chủ trương liên kết và giữ quan hệ
hòa hiếu với các nước lớn như Trung Quốc, Đại Việt, Java...
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Chân Lạp được
chính thức thiết lập dưới triều Lý, thời vua Lý Thái Tổ.
Thư tịch cổ của Việt Nam còn ghi rõ: lần đi sứ đầu tiên của
sứ bộ Chân Lạp đến nước ta là vào năm 1012 – 1013, họ

mang theo rất nhiều sản vật để triều cống nhà Lý. Tiếp
theo đó, chỉ tính riêng dưới triều Lý đã có cả thảy 13 lần sứ
bộ Chân Lạp đến Đại Việt. Mối giao hảo giữa hai nước đặc
biệt thuận thảo, tốt đẹp. Chẳng hạn như:
- Vào năm 1118, sứ giả Chân Lạp đến Thăng Long,
gặp lúc triều đình mở tiệc mừng xuân khánh thành 7 ngọn
34


Bảo tháp, vua Lý sai hữu ty bày nghi trượng ở Điện Linh
Quang rồi dẫn sứ giả cùng xem.(9)
- Cũng vào thời này, một số dân Chân Lạp vì sợ nội
loạn đến xin cư trú ở Đại Việt, vua Lý ưng thuận.
Ở nửa đầu nhà Lý, quan hệ ngoại thương giữa hai nước
cũng khá phát triển. Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)
được mở rộng và thu hút khách thương từ nhiều nước tới đây.
Vì thế người Chân Lạp cũng thường tới trao đổi các sản
phẩm của họ và đổi lấy các thổ sản, đồ dùng thông thường
như: chiếu thô, nồi đồng, mâm đồng, lược gỗ, kim khâu…
Trên lónh vực văn hóa: Thời Lý, các vua của ta đều
chuộng đạo Phật nên giao lưu văn hóa giữa hai nước thông
qua đạo Phật khá thịnh hành. Các nhà sư vẫn thường được
cử đi cùng các sứ giả trong đoàn ngoại giao. Thậm chí, vào
năm 1086, trong phái bộ ngoại giao của Chân Lạp sang
triều cống còn có cả hai người theo đạo Bàlamôn đi cùng.
Tuy nhiên, không phải quan hệ giữa các vương triều
lúc nào cũng thuận thảo. Do bị chi phối bởi áp lực của các
nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, và quy luật canh tranh
quyền lực khốc liệt của thời trung đại, giữa hai nước không
tránh khỏi có những lúc bất hòa, thậm chí phải dụng binh

để giải quyết những bất đồng về quyền lợi. Vào năm 1069,
Chân Lạp bị nhà Tống (Trung Quốc) xúi bẩy đã liên minh
với Tống, chống lại Đại Việt. Để giữ vững biên giới phía
nam của mình nhà Lý buộc phải tấn công liên quân Chân
Lạp –Champa trước để tự vệ và đẩy lùi âm mưu thâm độc
của nhà Tống. Dưới thời Harsavarman III (Vua chinh phục

9

Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lý, quyển 3, tr.248-249.

35

1066-1080), Chân Lạp nhiều lần mang quân tiến đánh
Chămpa và vùng biển phía nam của Đại Việt. Thời vua
Suryavarman II (1113-1150), Chân LạÏp cũng đã 5 lần mang
quân tiến đánh Đại Việt bằng đường bộ và đường biển.
Trong đó lần diễn ra vào năm 1128, Chân Lạp lấy cớ Đại
Việt chứa chấp người Chiêm và người Chân Lạp lưu vong,
đã cử tới 20.000 quân tấn công Đại Việt. Năm sau (1129),
Chân Lạp lại liên kết với Chămpa mang 700 chiến thuyền
tấn công Thanh Hóa, v.v… Các trận tấn công còn tiếp diễn
dưới thời Jayavarman VII, lôi kéo cả quân Miến Điện
(Mianma) tham chiến.
Đặc biệt, quan hệ Chân Lạp - Chămpa trong giai đoạn
này rất xấu. Chân Lạp từng chinh phục Chămpa trong
nhiều năm (từ 1145-1149), thậm chí đưa cả hoàng thân
Chân Lạp lên trực tiếp cai trị Chămpa. Những việc làm đó
mở đầu cho một cuộc chiến tranh kéo dài giữa hai nước, mà
sử gọi là “chiến tranh trăm năm” (1113-1220). Hầu hết

trong thời gian đó, Chân Lạp chiếm đóng và đô hộ
Chămpa, ngoại trừ giai đoạn 1177-1181, Chăm Pa chiếm
đóng và đô hộ được một phần Chân Lạp. Đã có thời kỳ
Chămpa bị biến thành một tỉnh của Chân Lạp (1203-1220).
Ở cuối thời Lý và sang thời Trần, Chân Lạp bước vào
giai đoạn suy tàn, tình hình Chân Lạp ngày càng xấu đi và bị
nước láng giềng Thái Lan thường xuyên gây áp lực và chiếm
đất. Bang giao Việt Nam-Chân Lạp tạm thời gián đoạn.
Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan
trọng làm đứt đoạn quan hệ giữa hai nước là cuộc xâm lược
của quân đội Mông-Nguyên xuống phương Nam. Đại Việt là
tiêu điểm của cuộc đụng đầu này, đã dồn hết mọi khả năng
và lực lượng cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Cuộc
36


kháng chiến anh dũng của Đại Việt đã đẩy lùi 3 lần tấn công
của quân đội Mông Cổ và do vậy chẳng những Đại Việt giữ
vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình mà còn góp
phần bảo vệ vững chắc nền hòa bình của khu vực.
XIX

b) Bang giao từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ

Từ thế kỷ XVI trở đi, mối quan hệ giữa hai nước được
thiết lập trở lại và ngày càng phát triển hơn trước. Đây cũng
là thời kỳ người Việt bắt đầu di chuyển ngày càng đông vào
phía nam (Đàng trong) để tìm đất sống. Trong quá trình tiến
về phương Nam mưu cầu cuộc sống, người Việt càng có dịp
tiếp xúc và gần gũi với lớp cư dân Khmer tại đây. Đều là nạn

nhân của chế độ phong kiến, những lớp cư dân Việt - Khmer
đầu tiên đã dễ dàng tiếp nhận lẫn nhau. Họ cùng chung lưng
đấu cật để vượt qua thử thách của thiên nhiên và những bất
công xã hội để tạo nên các làng mạc trù phú và ruộng vườn
tốt tươi. Vì thế mà hình thành nên tình trạng cư trú xen cài
giữa hai cộng đồng cư dân trên vùng đất hạ lưu sông Mê
Kông. Thông thường, người Việt có khả năng thích ứng cao
với các loại hình ruộng nước, sình lầy, nên tỏa xuống các vùng
trũng, ngập nước để canh tác. Còn người Khmer tỏ ra thích
hợp với các vùng cao hơn, nên họ thường canh tác trên các gò,
giồng là chính.
Quan hệ giữa Việt Nam và Chân Lạp thời họ Nguyễn
mở rộng quyền lực về phía Đàng trong là một mối quan hệ
mật thiết và được thể hiện trên nhiều lónh vực:
Chính trị – ngoại giao – quân sự:
Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII xung đột giữa
các thế lực phong kiến ở Việt Nam diễn ra gay gắt. Một
37

trong những thế lực ấy là họ Nguyễn (Nguyễn Hoàng) quyết
định chọn đất Thuận Hóa làm nơi tập hợp lực lượng, chuẩn
bị cho những dự tính quyền lực lâu dài. Nguyễn Phúc
Nguyên (1613-1635), con trai Nguyễn Hoàng, nối nghiệp
Chúa đã xúc tiến mạnh mẽ mối quan hệ với các quốc gia
láng giềng phía nam của mình.
Cũng vào khoảng thời gian này, ở Chân Lạp, Chey
Chettha II (1618-1628) lên ngôi. Ông là người có ý thức
khôi phục nền tự chủ cho Chân Lạp nên đã tìm đồng minh
để chống lại vương triều Ayuthaya (Thái Lan). Bối cảnh
lịch sử suy tàn của Chân Lạp đã đưa Chey Chettha II đến

với Chúa Nguyễn và kể từ đây vai trò của Chúa Nguyễn bắt
đầu xuất hiện ở Chân Lạp .
Năm 1620 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử
quan hệ giữa hai nước. Vào năm này, Chey Chettha II
chính thức cầu hôn với công chúa Ngọc Vạn (con gái Chúa
Nguyễn Phúc Nguyên). Kinh đô của Chân Lạp cũng rời xa
hơn nữa về phía đông và được đặt tại ông trên bờ
Tônglêsáp. Để giữ vững ngai vàng và tranh thủ sự giúp đỡ
của Chúa Nguyễn về quân sự trong cuộc chiến chống lại
phong kiến Xiêm, Chey Chettha II đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho dân Việt tiến sâu vào khai phá đất đai vùng
đồng bằng sông Cửu Long - nơi từ trước vẫn thuộc quyền
quản lý của Chân Lạp và được gọi dưới tên Chân Lạp miền
nước (Thủy Chân Lạp).
Năm 1628, Chey Chettha II qua đời. Chân Lạp càng
suy yếu nghiêm trọng. Các thế lực cầm quyền ở Chân Lạp
lúc thì dựa vào phong kiến Xiêm, lúc lại cầu cứu Chúa
Nguyễn để bảo vệ quyền lợi. Do vậy các Chúa Nguyễn càng
có điều kiện củng cố ảnh hưởng của mình với Chân Lạp.
38


Tuy vậy, vai trò chủ yếu của Chúa Nguyễn chỉ xuất hiện
trong những trường hợp cần thiết để hỗ trợ cho Chân Lạp,
đồng thời ngăn cản bớt tham vọng của phong kiến Xiêm
đối với Chân Lạp và khu vực. Một số sự kiện tiêu biểu cho
vai trò này có thể kể đến như:

cù sáng tạo của người Việt tác động vào nên chỉ trong một
thời gian ngắn, kể từ cuối thế kỷ XVII, đồng bằng sông Cửu

Long đã là một trung tâm kinh tế - chính trị lớn. Hoạt
động kinh tế, nhất là ngoại thương, trở nên nhộn nhịp,
sầm uất, là nơi thu hút khách thương từ nhiều vùng đổ đến.

- Vào năm 1674, nội chiến giữa Nặc Ông Đài và Nặc
Ông Nộn diễn ra. Chúa Nguyễn cử Cai cơ Nguyễõn
Dương Lâm sang giúp Ông Nộn lên ngôi và đặt Ông
Đài làm phó Vương.

Việc buôn bán trên trục Gia Định – Nam Vang
(Phnompênh) phát triển mạnh mẽ cả trên bộ, dưới thuyền.
Người Việt thường chở gạo, muối sang Nam Vang và mua
về các lâm thổ sản và cá khô từ vùng biển Hồ. Người
Khmer thì tìm mua lương thực, muối và các đồ gia dụng cần
thiết.

- Năm 1699, Nặc Ông Nộn nghe theo lời xúi bẩy của
phong kiến Xiêm, bỏ triều cống và đem quân chống
lại Chúa Nguyễn. Tổng suất Nguyễn Hữu Cảnh phải
ra tay đánh dẹp.
- Năm 1705, nội loạn diễn ra ở Chân Lạp, Chúa
Nguyễn phải giúp lập lại trật tự.
- Năm 1753, lại giúp người Chăm Islam ở Chân Lạp
chống lại sự đàn áp của phong kiến Chân Lạp.
- Năm 1813, đưa Nặc Ông Chân lên ngôi và giúp
thêm nhiều của cải.
- Năm 1834: Bảo hộ cho triều đình của công chúa Ang
Mây (Ngọc Vân), v.v…
* Về kinh tế:
Có thể nói đây là một thời kỳ quan hệ kinh tế giữa

hai nước phát triển nhất. Sự có mặt của người Việt ngày
càng đông ở Đàng trong đã khiến cho thực trạng vùng đồng
bằng sông Cửu Long thay đổi nhanh chóng: từ hoang vu,
rừng rậm chuyển thành đồng ruộng tươi tốt, xóm làng trù
mật. Được thiên nhiên ưu đãi, lại được bàn tay lao động cần
39

Mặc dù nhà Nguyễn chủ trương “ức thương” bằng cách
đặt các trạm kiểm soát, đánh thuế cao (thuế hàng hóa, thuế
ghe thuyền, thuế sản vật…), quy định chặt chẽ các tuyến
buôn bán, thậm chí quy định cả số lượng thương nhân trong
một chuyến buôn … nhưng, việc buôn bán không vì thế mà
hạn chế, trái lại nó vẫn phát triển ngày càng mạnh hơn.
Ở những vùng cư trú xen cài, quan hệ kinh tế giữa hai
khối cư dân trở nên tự nhiên, cần thiết. Họ không chỉ trao
đổi sản phẩm cho nhau mà còn học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau
ngay trong quá trình sản xuất.
*Về văn hóa – xã hội:
Nếu như trước đây người Khmer đã sớm biết chuyển
hóa văn hóa biển Phù Nam để làm giàu thêm nền văn hóa
của mình, thì ở giai đoạn này việc học hỏi, giao thoa về văn
hóa càng có điều kiện để thúc đẩy hơn nữa. Khi tiến về
phương Nam người Việt mang theo mình văn hóa Thăng
Long đã tích hợp từ ngàn năm trước, nhưng đồng thời cũng
không ngừng tiếp thu thêm các giá trị văn hóa từ các nền
văn hóa Chăm, Khmer. Sự tiếp thu này thể hiện phong
40


phú, đa dạng từ nghệ thuật xây dựng, điêu khắc, ca múa

nhạc cung đình và dân gian cho đến sự giao hoan trong tín
ngưỡng, phong tục, tập quán. Ngược lại, qua quá trình
chung sống thuận hòa, người Khmer cũng có thêm những
kinh nghiệm mới trong việc xây dựng tổ chức chính quyền,
trong kinh nghiệm làm ruộng nước và nhiều vấn đề khác
nữa… Kể từ thế kỷ XVIII, mối quan hệ giữa hai khối cư dân
ngày thêm bền chặt, cơ sở của tình đoàn kết đó không chỉ
bắt nguồn từ cuộc sống, sản xuất gần gũi mà còn từ việc họ
đều có chung một kẻ thù giai cấp, đó là phong kiến họ
Nguyễn. Ở giai đoạn thế kỷ XVIII, phải kể đến những mối
liên minh đoàn kết chiến đấu giữa nghóa quân Tây Sơn với
nhân dân Chân Lạp. Mối liên minh này được Thực Lục 10
phản ánh “Trong cuộc khởi nghóa, Tây Sơn đã được các Ốc
nha (quan viên) Chân Lạp ủng hộ. Năm 1872, khi Nguyễn
Ánh thua Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cử sứ giả theo đường
Chân Lạp sang Xiêm cầu viện. Người Chân Lạp theo Tây
Sơn đã giết chết toàn bộ đoàn sứ giả này”. Một số Ốc nha
còn tình nguyện mang lực lượng theo Tây Sơn, cùng chiến
đấu chống lại Chúa Nguyễn. Khi quân đội Chân Lạp được
huy động đi đánh Tây Sơn, có đội đã phản chiến.
Bước sang giai đoạn đầu thế kỷ XIX, Chân Lạp suy
yếu nghiêm trọng phải dựa hẳn vào các vua Triều Nguyễn.
Dưới thời kỳ trị vì của công chúa Ang Mây (1834 - 1847),
triều đình nhà Nguyễn đã can thiệp vào nội tình và thậm
chí còn trực tiếp điều hành (dưới hình thức bảo hộ) công
việc của vương quốc Chân Lạp. Trên thực tế, nhà Nguyễn
đã sử dụng Chân Lạp như phên giậu để ngăn cản bớt tham
vọng bành trướng lãnh thổ của chủ nghóa Đại Thái.
10


IV. BANG GIAO VIỆT NAM – LÀO
1. Vài nét về đất nước Lào
Lào là một nước láng giềng phía Tây của Việt Nam.
Mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa hai nước đã sớm hình
thành do yếu tố địa lý, cương vực: Hai nước có chung một
dải biên giới dài kéo từ Hưng Hóa, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tónh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Thư tịch cổ Việt Nam chép: Lào là một nước giàu sản
vật “nước này có tê, voi, sáp trắng, vải lông, chiêng đồng”,
“Phá Lào dệt bằng các sợi ngũ sắc sặc sỡ, rất tốt, còn thứ
vải không có hoa, màu cũng tốt (vải trắng) nay nước Lào
bán các thứ phá Lào cũng loại ấy…” 11
Cho đến trước thế kỷ XIII, miền hạ Lào vẫn bị chiếm
đóng và thuộc quyền cai quản của các vương triều Chân Lạp
. trong khi đó ở miền Bắc (Thượng Lào), các thị tộc, bộ lạc
Lào bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành các tổ chức xã
hội sơ khai, các Mường cổ.
Đến giữa thế kỷ XIV, xã hội người Lào tương đối phát
triển. Ở miền Hạ Lào, vương quốc Chân Lạp ngày càng suy
yếu và thu hẹp lãnh thổ. Thêm vào đó, những điều kiện
thuận lợi của tình hình quốc tế và khu vực đã tác động
mạnh đến Lào, dẫn đến sự ra đời của nhà nước thống nhất,
độc lập của người Lào: Nhà nước Lạn Xang dưới triều Vua
Pha Ngừm.
2. Mối bang giao Việt – Lào hình thành rất sớm và
phát triển liên tục trong lịch sử
a. Cơ sở của mối bang giao:
11

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục


41

Lê Quý Đôn, Văn Đài Loại ngữ, Hà Noäi, 1962, tr.155, 156, T.II

42


- Cả hai nước đều có chung điều kiện địa lý mang tính
khu vực.

hương, sừng tê, ngà voi và một số đặc sản địa phương quý
giá sang triều cống.

- Có chung đường biên giới dài, nhân dân hai nước
sớm qua lại giao lưu như một thực thể khách quan.

Sang thời Trần: Đứng trước nguy cơ xâm lược của đế
quốc Mông – Nguyên, liên minh Lào - Việt đã được củng cố.
Nhà Trần đặc biệt ý thức được tầm quan trọng của liên
minh này.

- Có chung một kẻ thù nguy hiểm là phong kiến
phương Bắc xâm lược. Cả Lào và Việt Nam đều là cửa ngõ
của Đông Nam Á ở phía Đông, nên hai nước sớm hình
thành khối liên minh đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù
chung. Những cơ sở này đã sớm hình thành nên mối quan
hệ gắn bó “như môi với răng” giữa hai nước. Trong lịch sử,
mỗi khi một nước có nguy cơ chiến tranh hay gặp những
khó khăn lớn trong nội tình đất nước, đều tìm đến với nước

láng giềng của mình để nương tựa và tìm đồng minh nhằm
cứu nước hoặc phục hồi đất nước.
b) Bang giao Việt – Lào
Sự kiện lịch sử ghi nhận mối quan hệ giữa hai nước,
được thu tịch cổ Việt Nam phản ánh sớm nhất là vào năm
550, khi nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế bị nhà Lương đàn
áp. Lý Nam Đế phải chạy lên vùng Khuất Lạo, người anh
ruột của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo đã đến vùng Dó
Năng của người Lào lập căn cứ chống giặc và được nhân
dân Lào nhiệt tình giúp đỡ.
Từ khi Đại Việt độc lập, triều Lý một mặt ổn định
mọi mặt trong nước, phát triển thực lực, mặt khác lo chuẩn
bị lực lượng chống Tống nên đặc biệt quan tâm đến vùng
biên cương phía Tây. Việc ổn định biên giới Việt – Lào là
một trong những việc làm được nhà Lý coi trọng để bảo vệ
hậu phương.
Dưới triều Lý, các tù trưởng Lào vẫn thường sang
triều cống: Ví như năm 1067, sứ Lào mang vàng, bạc, trầm
43

Năm 1335: Triều Trần bàn luận về các hoạt động biên
cương ở phía Tây, Thượng hoàng nhà Trần đã nêu ý kiến:
Lỡ ra giặc phương Bắc xâm lấn thì ta nhờ cậy vào đâu?12.
Trước đó, các vua Trần cũng đều nhận rõ tầm quan trọng
trong việc thiết lập khối liên minh với Lào, nên các vua
Nhân Tôn, Anh Tôn, Minh Tôn và các tướng Phạm Ngũ
Lão, Đoàn Nhữ Hài … đích thân tham gia việc này. Việc
làm của nhà Trần đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc thiết lập
hệ thống phòng thủ ở phía Tây Bắc và phía Tây nước ta,
nhằm đối phó với phong kiến Trung Quốc.

Khi nhà Trần suy yếu, nhà Hồ lên, các quý tộc nhà
Trần đã chạy sang đất Lào để lánh nạn và chờ cơ hội phục
hồi lại ngai vàng. Nhân dân Lào đã che chở và bảo bọc họ.
Từ thế kỷ XIV, khi vương quốc Lạn Xang độc lập ra
đời, trên cơ sở bang giao đã có từ trước giữa nhân dân hai
nước, mối bang giao giữa hai nhà nước cũng nhanh chóng
được thiết lập. Các sứ giả của hai nước thường xuyên qua
lại giao hảo. Mối giao hảo thân thiện ngày càng trở nên
gắn bó hơn khi cuộc xâm lượïc của nhà Minh xuống vùng
này đang gần kề. Hai nước đã cùng nhau sát cánh đương
đầu với cuộc xâm lược đó.

12

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Trần

44


Đầu thế kỷ thứ XV, khi cuộc khởi nghóa Lam Sơn
bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng thông thạo tiếng Lào sang
liên hệ với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí của Lào.
Vua Lào cùng nghóa quân kết nghóa giao hòa và giúp đỡ
nghóa quân rất nhiều. Trên thực tế quân dân Lào – Việt đã
cùng chiến đấu dũng cảm chống lại quân Minh. Tuy ở
những năm 20 của thế kỷ này, quan hệ giữa hai bên có xấu
đi do sự xúi bẩy của nhà Minh và do phong kiến Thái dèm
pha, nhưng khi Lê Lợi lên ngôi, bang giao giữa hai nước lại
trở nên tốt đẹp. Dưới thời Thao Thèng Khâm (1479-1489)
và Phaya Vi Xun (1507 – 1530), Lạn Xang phát triển và ổn

định, quan hệ với Việt Nam vì thế cũng rất bền vững.
Đầu thế kỷ XVI, ở Việt Nam, Mạc Đăng Dung lật đổ
nhà Lê, lập ra triều Mạc. Các quần thần của nhà Lê đã
chạy sang Lào và được vua Lào che chở, giúp đỡ. Chính vua
Lê Duy Ninh cũng sang lánh nạn ở Lào, rồi lên ngôi vua ở
đây (Sầm Châu – Sâm Nưa). “Kỷ Sửu (1520) Mạc Minh Đức
năm thứ ba, Minh Gia Tónh năm thứ tám, khi ấy bọn
Thanh Hóa hữu vệ điện tiền tướng quân An Thành Hầu
Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao, quốc vương ấy là Sạ Đẩu
cho là người nước có liên quan che chở lẫn nhau như môi
với răng, mới cấp cho đất và dân Sầm Châu để ở. Từ đó
nuôi dưỡng quân lính, lập mưu khôi phục”13.
Việc thắt chặt quan hệ hòa hiếu thông qua quan hệ hôn
nhân được xem là một biện pháp vô cùng quan trọng và cần
thiết giữa hai nước. Năm 1564, vua Lạn Xang đã cử người
sang mang tặng phẩm và bốn con voi, lại xin cầu hôn công
chúa Ngọc Hoa. Vua Lê bèn: “sai thái sư đem con gái nuôi gả

13

cho để kết hòa hiếu với nước láng giềng”. Mối nhân duyên
này càng làm cho quan hệ giữa hai nước thêm bền đẹp.
Một đặc điểm lớn của vương quốc Lạn Xang là: nhà
nước quân chủ được xây dựng trên cơ sở sức mạnh quân sự
và yêu cầu chống ngoại xâm hơn là trên cơ sở một nền tảng
thống nhất về kinh tế – xã hội. Tính chất phân tán, biệt
lập của nền kinh tế – xã hội và địa lý khiến giao lưu, trao
đổi, giao thông khó khăn, thường hình thành các thế lực
cát cứ địa phương. Do vậy, từ cuối thế kỷ XVIII, Lào bị chia
làm ba tiểu quốc: Viêng Chăn, Luông Pha Băng và Chăm

Pa Xắc. Để duy trì quyền lợi của mình, các tiểu vương đã
cấu kết với các thế lực bên ngoài: Việt Nam, Thái Lan và
Campuchia. Chính quyền Viêng Chăn đã nhận được sự giúp
đỡ của các Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sau này.
Khi phong trào Tây Sơn nổ ra và giành thắng lợi, vua
Quang Trung là người nhìn xa trông rộng đã thấy rõ tầm
quan trọng của mối đoàn kết Việt – Lào, nên đã cho sứ giả
đến Trấn Ninh, Trịnh Cao, Quy Hợp và Viêng Chăn (là nơi
tập đoàn Lê Duy Chỉ cấu kết với Lào nhằm phá hoại phong
trào Tây Sơn). Vua Viêng Chăn (Châu Mẫn Thạ Xỗm) bị
Xiêm bức bách đã bắt sứ giả giao cho Xiêm, còn trống, cờ,
ấn tín thì đem nộp cho Nguyễn Ánh. Được tin này Quang
Trung đã cử vợ chồng Đốc Trấn Nghệ An Trần Quang Diệu
mang 3 vạn quân đi dẹp phía Tây. Đây là việc làm nhằm tự
vệ, nhưng đã góp phần chặn đứng được sự bành trướng của
Xiêm sang Lào. Vì vậy cuộc hành quân này đã được nhân
dân Lào ủng hộ và giúp đỡ.
Sau khi Quang Trung mất, Lào bị áp lực của Xiêm –
Nguyễn đã liên minh với họ để phản công Tây Sơn. Đây chỉ

Toàn thư , tr 123, TTV, QIX, kỷ nhà Lê

45

46


là sự liên minh giữa các lực lượng phản động nhằm chống
lại lực lượng tiến bộ.
Đầu thế kỷ XIX, Lào vẫn tiếp tục bị chia cắt và nằm

dưới sự thống trị của Xiêm. Các Mường Lào thường có xu
hướng dựa vào Việt Nam để chống lại Xiêm nên thường
xuyên cử sứ giả đến Việt Nam. Ví như năm 1802 Nam
Chưởng, Vạn Tượng và các mường phía Nam đều đến chúc
thọ Gia Long khi ông này lên ngôi.
Năm 1805, vua Viêng Chăn là Châu A Nỗ vừa lên
ngôi đã sang đặt quan hệ ngoại giao với nhà Nguyễn. Từ
năm 1805 đến 1824, để chuẩn bị lực lượng chống Xiêm,
Châu A Nỗ đã 8 lần cử sứ sang triều Nguyễn.
Năm 1827, A Nỗ thất bại trước lực lượng của Xiêm,
các lực lượng Lào thân Nguyễn phải chạy đến Tam Động
(Nghệ An) và xin cứu viện. Triều Nguyễn do dự trong việc
giúp A Nỗ nên đã bỏ lỡ một cơ hội liên minh với Lào để
đẩy lùi phong kiến Xiêm.
Năm sau, được nhà Nguyễn giúp sức, A Nỗ về được
Viêng Chăn và đánh thắng quân Xiêm một trận lớn, nhưng
sau đó quân Xiêm và giới quý tộc miền Bắc Lào đã liên kết
phản công, cuộc khởi nghóa của A Nỗ thất bại.
3. Trên lónh vực kinh tế- văn hóa
Nhân dân Việt – Lào vốn có quan hệ khá khắng khít,
đặc biệt là ở các vùng biên giới. Tại đây, các chợ biên giới
rất sầm uất: Tây Bắc (Hưng Hóa), thượng du Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị… đặc biệt là ở phía tây Nghệ An: là
nơi người Lào thường mang trâu bò sang bán cho người
Việt, rồi đổi lấy đồ sắt mang về.

Lê Quý Đôn đã từng mô tả phiên chợ biên giới sầm
uất ở vùng Cam Lộ (Quảng Trị): Đây là nơi có đường đi
thuận lợi sang các Mường Lào xuống miền xuôi của Việt,
cho nên cứ đến phiên chợ, người Lào từ bên kia biên giới

lùa trâu bò, chở lâm sản bằng voi sang đổi lấy mắm muối,
cá khô, đồ sắt, nồi đồng của người Việt từ miền xuôi mang
lên. Đó là nơi thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa giữa
miền xuôi và miền ngược, giữa người Việt và người Lào.14
Về văn hóa cũng có sự giao lưu khá đậm nét ở các
vùng biên giới kể trên. Lào là nơi có kho tàng truyện cổ
tích dân gian phong phú, những câu truyện này cũng có thể
tìm thấy những dị bản khác nhau ở vài nơi trên đất Việt
hoặc ngược lại ở các thời kỳ quan hệ giữa hai nước tốt đẹp,
vẫn thường xảy ra việc trao đổi văn hóa với nhau. Một số
quý tộc Lào vẫn được đưa sang Việt Nam để du học.

V. BANG GIAO VIỆT NAM - THÁI LAN
1. Thái Lan là một nước có lịch sử rất trẻ ở vùng
Đông Nam Á, thế nhưng trên lãnh thổ người Thái lại có
dấu vết rất cổ xưa của con người.
Cư dân trên khu vực Sê-Mun (Khò rạt), có lẽ chủ yếu
là người Khmer. Còn ở đồng bằng Mê-Nam là địa bàn cư
trú của người Môn.
Ở thời kỳ phát triển của Phù Nam, vùng hạ lưu sông
Mê-Nam và một số điểm quần cư khác của người Môn đã bị
lệ thuộc vào Phù Nam. Thư tịch cổ Trung Quốc còn nhắc
đến một trong số những nước phụ thuộc ấy có tên gọi là
Xích Thổ (Đất Đỏ). Kết quả khảo cổ học cho biết cư dân
14

47

Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hoäi, q. 4, tr. 223.


48


vùng hạ lưu sông Mê-Nam đã đạt đến một trình độ khá cao
trong khu vực về nghề chế tạo gốm, đồ đồng thau … Họ có
trao đổi khá thường xuyên với cư dân vùng đồng bằng sông
Cửu Long qua đường biển và đã tiếp xúc với người Ấn Độ
cũng như chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Ở các thế kỷ VII và VIII, tài liệu Trung Quốc có nói
đến một quốc gia có tên là Tô-lô-pô-ti (Dvaravati) có lẽ tiền
thân của nó là Xích Thổ. Một bộ phận Hoàng tộc của nước
này đã tham gia xây dựng nên nước Haripunjaya hùng
mạnh ở miền Bắc, tồn tại cho đến thế kỷ XII.
Từ thế kỷ X đến thể kỷ XIII, đồng bằng Mê-Nam lệ
thuộc Campuchia. Đây cũng là quá trình người Khmer tiến
hành đồng hóa người Môn một cách sâu sắc. Một số còn lại
thì sau này khi người Thái đến đã dồn đẩy họ đi và hoàn
thành nốt tiến trình đồng hóa. Người Thái là một bộ phận
thuộc nhóm tộc người nói tiếng Thái kai, cư trú ở thượng
nguồn sông Mê-Kông và sông Hồng, giáp ranh giữa Trung
Quốc và Đông Nam Á. Họ chính là chủ nhân của quốc gia
Nam Chiếu (Quy Nghóa hay Đại Lý – Theo tài liệu Trung
Quốc). Ở thế kỷ IX-XII họ đã di cư về phương Nam sống xen
kẽ với cư dân bản địa và được gọi là người Xiêm (Đen). Họ
thực sự có mặt đông đúc ở Đông Nam Á vào thế kỷ XIII, khi
Mông Cổ tiêu diệt Nam Chiếu, và đặc biệt sống tập trung ở
lưu vực sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay).
Vốn tính năng động, lối ứng xử mềm mỏng và uyển
chuyển, người Thái đã nhanh chóng kết hợp với cư dân bản
địa và dần dần trở thành tộc người giữ vị trí chủ đạo ở giai

đoạn thế kỷ XIII – XIV. Một trong những thành thị lớn của
họ lúc này là Sukhothay đã giành lấy chính quyền và chinh
phục các bộ lạc lân cận. Dưới thời Râma dũng só (Râma
49

Khamheng), Sukhothay đã có quan hệ với nhiều nước trong
khu vực: Campuchia, Miến Điện, Lào, Đại Việt và Trung
Quốc.
2. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan được sử sách ghi
chép sớm nhất vào thế kỷ XII và các thế kỷ sau đó. Có lẽ
là vào thời kỳ phát triển của Sukhothay và sau đó là
Auythaya. Quan hệ lúc này chủ yếu diễn ra trên lónh vực
thương mại: thuyền buôn của người Xiêm thường đến Vân
Đồn buôn bán. Bên cạnh thuyền buôn của khách Xiêm còn
có cả thuyền buôn của nước Xiêm do triều đình cử đi.15
Cuối thế kỷ XIV, quan hệ Việt - Xiêm càng thêm thân
hữu, chính sách của Sukhothay lúc này là tăng cường quan
hệ với Đại Việt và Trung Quốc. Ý đồ của Xiêm muốn liên
kết với các quốc gia hùng mạnh và bí quyết ngoại giao của
Xiêm trong giai đoạn này là dựa vào mối quan hệ thân
thiện nhiều mặt với Trung Quốc, để tạo thực lực và uy tín,
từ đó đưa Sukhothay thành một quốc gia thịnh vượng và
lớn mạnh, đồng thời cũng thông qua đó để mở rộng lãnh
thổ ra bên ngoài.
Với Đại Việt, năm 1335, một phái bộ Xiêm đã đến tận
Cửa Rào (Nghệ An) để đón vua Trần Hiến Tông nhân dịp
nhà vua đi thị sát biên giới phía Tây.
Từ thế kỷ XVI trở đi, mối quan hệ giữa Đại Việt –
Xiêm ngày càng tiến triển phong phú và không kém phức
tạp. Tình hình này đã được ghi chép trong Đại Nam Thực

Lục của quốc sử quán triều Nguyễn. Đây cũng là thời kỳ họ

15

Sách Toàn thư cũng đã cho biết: Vào cuối thế kỷ XII, vua Xiêm đã
sai sứ giả sang giao hieáu

50


×