Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Tài liệu lịch sử việt nam p.2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 94 trang )

ĐỀ TÀI: LƯƠNG THẾ VINH
Người thực hiện: Thân Thị Liên
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Lương thế Vinh, tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên, sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm Tân
Dậu (1441) trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Cao Hương, nay là làng Cao Phương, xã Liên
Bảo, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau
thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Năm 21 tuổi, Lương thế Vinh đi thi Hương, đậu Giải nguyên khoa Nhâm Ngọ (1462). Năm
1463, về kinh thi Hội, Lương thế Vinh đậu thứ hai trong số 44 vị tân khoa chọn từ 1400 cống sĩ dự
thi. Tiếp theo đó là cuộc thi Đình cho 44 vị tân khoa, Lương thế Vinh đậu Trạng nguyên, đứng đầu
44 vị Tiến sĩ.
Ra làm quan, Lương thế Vinh là một bậc đại sĩ phu thanh liêm cương trực, chỉ trong 4 năm làm
quan trong triều đã ba lần viết hặc tấu khiến nhà vua phải cách chức ba tên ba đại thần vì tội tham
nhũng, ăn hối lộ, và vô luân.
Ông có tài ngoại giao, thường giúp cho nhà vua việc văn từ bang giao với nước ngoài.
Lương thế Vinh còn là một nhà giáo dục giỏi. Ông đã đề nghị nhà vua cải cách việc học hành thi cử ,
đưa việc học xuống tận nông thôn, cần quan tâm đến cả việc dạy tri thức và đạo đức. Ông là người
đứng đầu Viện Hàn lâm, đồng Bí thơ giám trông coi kho sách của nhà vua, dạy học ở Quốc tử giám,
còn là Tư huấn của Sùng văn quán và Tú Lâm cục, là những trường đào tạo nhân tài.
Đặc biệt, Lương thế Vinh rất chú trọng đến môn toán, đến việc dạy toán và học toán. Ông đã
biên soạn cuốn “Toán pháp đại thành” dày 160 trang, là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nơớc ta.
Bản cửu chương và bàn tính của ông rất thông dụng trong công sở và trong nhân dân. Dân quý mến
gọi ông là Trạng Lường, tức là ông Trạng giỏi tính toán, đo lường.
III. THÀNH TỰU
Lương thế Vinh còn có những công trình về âm nhạc nhơ bộ Đồng Văn chuyên hợp xướng và bộ
Nhã nhạc chuyên hòa tấu bằng nhạc khí, dùng trong quốc lễ và triều hội. Tác phẩm Hý phường phả
lục của ông là tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật sân khấu chèo ở nước ta.
Cuối đời , Lương thế Vinh về trí sĩ ở quê nhà và soạn cuốn “Thích điển giáo khoa Phật kinh thập
giới” , chú giải hai tác phẩm Nam tông tự pháp đồ và Thiền môn giáo khoa của sơ Thường Chiếu


đời Lý .
Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lương thế Vinh đời đời được truyền tụng. Bức hoành
phi “thiên hạ tri danh” đặt ở chính đường đền thờ Lương thế Vinh nói lên điều đó.
Tóm lại ông là một nhà bác học vừa có tài cao học rộng ,vừa có đức độ hơn người .Cuộc đời của
ông rất đáng cho thế hệ trẻ hiện nay học tập và noi gương.
ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA TRỊNH
Người thực hiện: Trần Thị Phương Linh
Lớp: A3K18
Chúa Trịnh (1545 – 1787) (chữ Hán: 鄭主 (Trịnh chủ, Trịnh chúa)) là tập đoàn phong kiến kiểm
soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê, khi nhà vua không có thực quyền vẫn được duy trì
ngôi vị. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu
I. LỊCH SỬ HỌ TRỊNH
1. Quá trình hình thành họ Trịnh
Biện Thượng nằm bên bờ tả dòng sông Mã đoạn hạ lưu chảy qua huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh
Hoá), đó là nơi khởi sinh của dòng họ Trịnh với 12 đời chúa.
2. Bối cảnh lịch sử
“Phù Lê diệt Mạc”
“Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ”
Nắm quyền trong triều đình Nam triều nhà Lê, trước hết Trịnh Kiểm lo đối phó với các con của
Nguyễn Kim để củng cố quyền lực. Ông đầu độc giết con cả của Kim là Nguyễn Uông. Người con
thứ là Nguyễn Hoàng sợ hãi xin xuống trấn giữ vùng Thuận Hóa - Quảng Nam ở phía Nam. Trịnh
Kiểm cho rằng giết cả hai anh em Hoàng sẽ mang tiếng, mà Thuận - Quảng là nơi xa xôi, “ô châu ác
địa” nên bằng lòng cho Hoàng vào đó để mượn tay nhà Mạc giết Hoàng. Từ đó Trịnh Kiểm nắm toàn
bộ quyền hành của nhà Lê, xây dựng sự nghiệp cho họ Trịnh.
II. CÁC ĐỜI CHÚA TRỊNH
Chúa Ở ngôi Đời vua Ghi chú
Thế Minh Khang Thái
vương Trịnh Kiểm
1545-1570
Lê Trang Tông (1533-1548)

Lê Trung Tông (1548-1556)
Lê Anh Tông (1556-1573)
Trịnh Cối 1570 Lê Anh Tông
Năm 1570 đầu hàng nhà
Mạc,
được Mạc Kính Điển phong
làm Trung Lương Hầu
Thành Tổ Triết vương
Trịnh Tùng
1570-1623
Lê Anh Tông
Lê Thế Tông (1573-1599)
Lê Kính Tông (1599-1619)
Lê Thần Tông (1619-1643)
Thu phục Đông Kinh 1593
Văn Tổ Nghị vương
Trịnh Tráng
1623-1652 Lê Chân Tông (1643-1649)
Lê Thần Tông (lần hai:1649-
1662)
Hoằng Tổ Dương
vương Trịnh Tạc
1653-1682
Lê Thần Tông
Lê Huyền Tông (1663-1671)
Lê Gia Tông (1672-1675)
Lê Hy Tông (1676-1704)
Chiêu Tổ Khang vương
Trịnh Căn
1682-1709

Lê Hy Tông
Lê Dụ Tông (1705-1729)
Hy Tổ Nhân vương
Trịnh Cương
1709-1729
Lê Dụ Tông
Lê Đế Duy Phường (1729-1732)
Dụ Tổ Thuận vương
Trịnh Giang
1729-1740
Lê Đế Duy Phường
Lê Thuần Tông (1732-1735)
Lê Ý Tông (1735-1740)
Bị phế truất 1740, mất 1762
Nghị Tổ Ân vương
Trịnh Doanh
1740-1767
Lê Ý Tông
Lê Hiển Tông (1740-1786)
Thánh Tổ Thịnh vương
Trịnh Sâm
1767-1782 Lê Hiển Tông
Điện Đô vương Trịnh
Cán
9-10/1782 Lê Hiển Tông
Bị phế làm Cung quốc công
và mất sau loạn kiêu binh
1782
Đoan Nam vương
Trịnh Khải

10/1782-1786 Lê Hiển Tông Có tên cũ là Trịnh Tông
Án Đô vương Trịnh
Bồng
9/1786-9/1787 Lê Mẫn Đế Trốn mất tích sau 1787
III. TRỊ NƯỚC
1. Dẹp tàn dư họ Mạc
Dù Mạc Mậu Hợp và sau đó là Mạc Toàn bị bắt và bị giết thì thế lực của nhà Mạc chưa bị tiêu diệt
hết. Các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của nhiều người như
Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung cho tới năm 1623. Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở
Đại Việt có lợi cho họ nên can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Vì vậy cháu Mạc Kính Điển
là Kính Khoan và con Khoan là Kính Vũ vẫn cát cứ ở Cao Bằng, dù về cơ bản, họ Trịnh đã làm chủ
Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.
Khi nhà Minh sụp đổ (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Họ Mạc
nối nhau trấn giữ ở đây trong nhiều năm. Mãi đến khi nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, họ
Trịnh mới ra tay dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, chúa Trịnh Tạc sai tướng Đinh Văn Tả đi đánh, việc trấn
giữ Cao Bằng của họ Mạc mới chấm dứt.
2. Trịnh – Nguyễn phân tranh
Sau khi Nguyễn Hoàng xuống phía Nam đã xây dựng căn cứ và phát triển thành một thế lực độc
lập, hình thành chính quyền của họ Nguyễn. Tuy các chúa Nguyễn vẫn hợp tác với chúa Trịnh để
chống nhà Mạc và vẫn đứng danh nghĩa là thần tử nhà Lê, nhưng thực tế các chúa Nguyễn vẫn cai trị
các tỉnh biên giới phía Nam Đại Việt với một chính quyền độc lập. Hơn thế nữa, họ đã có công mở
rộng lãnh thổ Đại Việt lên gấp đôi về phía Nam. Sau khi đánh bại nhà Mạc, sự độc lập của các chúa
Nguyễn ngày càng trở nên khó chịu đối với các chúa Trịnh.
3. Dẹp yên khởi nghĩa nông dân
Các chúa Trịnh từ Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương đều
là những chúa giỏi cai trị. Sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn và Trịnh-Mạc chấm dứt, Bắc Hà yên ổn
thịnh trị.
Các chúa Trịnh cai trị khá tốt, luôn giữ hư danh cho vua nhà Lê. Tuy nhiên họ là người lựa chọn
ra vua, họ thay thế vua khi họ thích và họ cũng có quyền cha truyền con nối để chỉ định nhiều quan
chức hàng đầu trong triều đình. Không giống như các chúa Nguyễn, những người thường gây chiến

với Chân Lạp và Xiêm La, các chúa Trịnh giữ quan hệ hòa bình hữu hảo với các nước láng giềng
4. Lê bại Trịnh vong .Tây Sơn khởi nghĩa
Hòa bình lâu dài với Đàng Trong kết thúc khi cuộc nổi dậy Tây Sơn ở phía nam chống lại chúa
Nguyễn bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được chúa Trịnh Sâm coi là một cơ hội để kết liễu chúa
Nguyễn ở miền nam Việt Nam. Năm 1774, Trịnh Sâm cử lão tướng quận Việp Hoàng Ngũ Phúc mang
quân tấn công và chiếm Phú Xuân. Quân Trịnh tiếp tục tiến về phía nam trong khi quân Tây Sơn
chiếm các thành khác ở trong nam. Các chúa Nguyễn giữ Gia Định tới tận khi nó bị chiếm vào năm
1777 và dòng họ nhà Nguyễn gần như bị tiêu diệt.
Lần đầu tiên bờ cõi của Lê-Trịnh được mở rộng đến Quảng Nam.
“Truyền tộ bát đại, tiêu tường khởi vạ”
Họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm là truyền được 8 đời chúa. Năm 1782, Trịnh Sâm qua đời.
Ngay từ khi Sâm còn sống đã diễn ra cuộc tranh giành ngôi thế tử giữa con trưởng Trịnh Tông và con
thứ Trịnh Cán. Cán còn nhỏ nên thực chất đó là phe Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Tuyên phi lôi kéo quận
Huy là Hoàng Đình Bảo (cháu Hoàng Ngũ Phúc). Vì Tuyên phi được sủng ái nên Trịnh Cán được lập
làm thế tử. Khi Sâm mất, Trịnh Cán lên thay, quận Huy phụ chính. Quân kiêu binh giúp Trịnh Tông
làm binh biến giết chết quận Huy, phế bỏ Trịnh Cán và đưa Tông lên ngôi chúa, đổi tên là Khải.
Tuy nhiên từ khi Trịnh Khải lên ngôi, chính sự cũng không sáng sủa. Quân kiêu binh cậy công
làm càn, cướp của, phá phách kinh đô, kể cả nhà các quan lại. Trịnh Khải không dẹp nổi.
5. Vua chúa cùng chạy
Tây Sơn không muốn trở thành kẻ bầy tôi của các chúa Trịnh và sau một vài năm củng cố quyền
lực ở phía nam, tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ tiến ra phía bắc Đại Việt vào giữa năm 1786 với một
đội quân đông đảo. Quân Trịnh bị quân Tây Sơn đánh bại và chúa Trịnh Khải phải chạy về phía bắc
rồi sau đó bị bắt và tự vẫn.
Quân Tây Sơn rút về, sau đó các bầy tôi cũ lại lập con Trịnh Giang là Trịnh Bồng lên ngôi. Vua
Lê mới là Chiêu Thống muốn chấn hưng nhà Lê nên triệu Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn thủ Nghệ An
ra giúp. Chỉnh đánh tan quân Trịnh, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích.
Tuy nhiên sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra giết
Chỉnh rồi đến lượt Nhậm lại mưu cát cứ ở Bắc Hà khiến Lê Chiêu Thống phải bỏ đi lưu vong, chạy
sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Vua Càn Long điều một đội quân lớn tới Đại Việt nhằm tái lập
vua Lê. Quân Thanh chiếm được Thăng Long năm 1788 nhưng sau đó bị Nguyễn Huệ giáng cho một

đòn nặng nề đầu năm 1789. Quân Thanh thua to, rút chạy. Nguyễn Huệ -lúc ấy đã là hoàng đế Quang
Trung - sau đó được vua Thanh công nhận và chính thức thay họ Lê cai trị nước Đại Việt. Chiêu
Thống lưu vong và mất (1793) ở Trung Quốc.
Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1787, tổng cộng 243 năm, được 10 đời chúa.
Nếu kể cả Trịnh Cối và Trịnh Cán là có 12 chúa. Xét ra đời Trịnh Khải, Trịnh Bồng ngắn và rối ren
nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị của họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm
như lời “sấm ngữ”.
III. ĐÁNH GIÁ
Các chúa Trịnh đã tránh một số vấn đề quản lý triều đình bằng cách lựa chọn người giỏi nhất từ
thế hệ trẻ họ Trịnh để cai trị đất nước. Thứ bậc anh em không được họ Trịnh coi trọng nhiều và đã có
lời nói rằng đứa con thứ hai sẽ trở thành người lãnh đạo tốt hơn. Giống như các chúa Nguyễn và nhà
Nguyễn sau này, các chúa Trịnh cũng gặp phải vấn đề với các cuộc nổi dậy của nông dân và việc
không có ruộng đất đã trở thành một nguồn gốc gây nên các vấn đề cho triều đình.
Các chúa Trịnh chú ý tới việc giữ vững các quan hệ tốt với Trung Quốc và giữ gìn xã hội Khổng
giáo hơn các chúa Nguyễn. Những người châu Âu hầu như không có lãi khi buôn bán với các chúa
Trịnh, cả người Hà Lan (năm 1637) và người Anh (năm 1673) đều đã lập thương điếm nhỏ ở trung
tâm Thăng Long nhưng không phát triển được.
Vào những năm sau này khi nhà Nguyễn nổi lên và cai trị toàn bộ Việt Nam, các chúa Trịnh đã bị
đánh giá thấp, thậm chí lên án trong chính sử, điển hình là sách "Khâm định Việt sử Thông giám
cương mục". Nếu nhìn nhận khách quan hơn, phần lớn các chúa Trịnh đều là những người tài. Chỉ trừ
Trịnh Giang, các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm đều là những vị chúa tài ba, do đó đã hoàn thành
việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ. Chiến
tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra trong 45 năm giữa thế kỷ 17 nhưng trong thời gian đó Bắc Hà không có
cuộc bạo loạn, chống đối nào của nông dân.
ĐỀ TÀI: BÙI THỊ XUÂN
Người thực hiện: Nông Thị Hương Linh
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Bùi Thị Xuân (?- 1802) quê ở thôn Xuân Hòa, tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Nhơn
(nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Bà là con gái của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, Bùi Thị Nhạn bằng cô.( Bà Nhạn là
vợ cả của Nguyễn Huệ, mẹ ruột của vua Cảnh Thịnh và là một nữ tướng trong Tây Sơn ngũ phụng
thư)
Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, bà được theo việc nghiên bút.Tuy nhiên địa thế và phong
thổ nơi bà sinh trưởng đã có tác động không nhỏ đến nhân cách của bà.
Thuở nhỏ thay vì làm bạn với đường kim, mũi chỉ thêu thùa, với cây đàn tỳ bà thánh thót, cô
Xuân đi… học võ với thầy Đô thống Ngô Mạnh ở Thuần Truyền. Trong các môn sinh nam nữ, khả
năng võ nghệ của Bùi Thị Xuân nổi bật, học đâu hiểu đó, đặc biệt giỏi môn song kiếm, do đó bà được
sư phụ cho làm chức trưởng môn. Theo tương truyền, ngoài giỏi võ, Bùi Thị Xuân còn là người có
nhan sắc, khéo tay, biết cả chữ thánh hiền, viết chữ rất đẹp.
Là phận gái thân bồ liễu nhưng ở bà không chỉ hội tụ đủ yếu tố cần thiết của người phụ nữ thời
phong kiến với luân lý Tam tòng – Tứ đức, mà những phẩm chất trí, dũng, liệt… của trang nam nhi
tuấn kiệt cũng hiện diện nơi bà, đưa bà trở thành một trong những danh tướng huyền thoại thời Tây
Sơn, thậm chí là cả sử Việt cổ kim.
II. CUỘC ĐỜI
Với tài nghệ cộng với lòng dũng cảm; vợ chồng bà nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ
cột, góp công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ dậu 1789 và so tranh
quyết liệt với quân Nguyễn Ánh hơn 10 năm …
Với tài nghệ (ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi) cộng với lòng
dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn
trong công cuộc đánh đuổi khoảng 20 vạn quân Xiêm trên đoạn sông Rạch Gầm- Xoài Mút (Tiền
Giang) năm 1785, trận đại phá quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789.
Trong các vị tướng tài thuộc hàng rường cột của nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân
là những người sớm tham gia cuộc khởi nghĩa, họ đã gắn bó thủy chung trong tình riêng và trung
nghĩa với sự nghiệp chung.
Nói về mối tình của Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân cũng là mối tình hiếm có. Trước hết, họ
gặp nhau trong hoàn cảnh ngẫu nhiên mà như tiền định. Đó là một lần Bùi Thị Xuân cùng vài cô học
trò đi săn ở vùng núi Thuận Ninh gặp một tráng sĩ đang đánh nhau với một mãnh hổ. Cả hai bên đã
quần thảo nhau rất lâu, con hổ mình đầy thương tích nhưng còn rất hăng, còn tráng sĩ cũng máu me
đầy mình, sức sắp đuối. Để cứu tráng sĩ, Bùi Thị Xuân hét lên một tiếng rút song kiếm nhảy vào giao

đấu với hổ. Mặc dù con hổ nhanh lẹ tránh những đường kiếm và vồ chụp tới tấp, nhưng cuối cùng
cũng bị một nhát kiếm nơi vai và gầm lên một tiếng rung chuyển núi rừng rồi bỏ chạy. Lúc này Bùi
Thị Xuân mới lo băng bó cho tráng sĩ và hỏi tên, thì được đáp: Trần Quang Diệu.
Thoát chết, Trần yêu cầu đưa mình về Kiên Mỹ, nhà Nguyễn Nhạc. Thực ra, lúc này cả ba người:
Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và Nguyễn Nhạc mới gặp mặt nhau, chứ trước đây họ chỉ nghe tên.
Từ đó, cả ba người càng trở nên thân thiết, Nguyễn Nhạc đã đứng ra làm chủ hôn, hợp thành đôi lứa
cho Diệu và Xuân, để từ đây đôi vợ chồng này gắn bó suốt đời với sự nghiệp nhà Tây Sơn.
III. CON NGƯỜI
1. Bùi Thị Xuân : Nữ tướng tài ba
Trong hàng tướng lĩnh của vua Quang Trung cũng có khá nhiều nữ tướng. Nổi bật hơn cả là 5 vị,
thường gọi là "Tây Sơn ngũ phụng thư".
Đứng đầu là Đô đốc Bùi Thị Xuân, tên rất quen thuộc trong sử sách. Bà Xuân người làng Xuân
Hòa, nay thuộc xã Bình Phú, huyện Tây Sơn. Bà xinh đẹp, giỏi võ nghệ, thường sử dụng song kiếm.
Đô đốc Nguyễn Thị Dung, người làng Phổ Lạc, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi. Bà là em ruột quan Thái bảo Nguyễn Văn Xuân và là vợ Đô đốc Trương Đăng Đồ
(người thôn Mỹ Khê, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Trương Đăng Đồ vừa là văn thần vừa là võ
tướng của Quang Trung.
Nữ tướng Huỳnh Thị Cúc, người làng Dương Quang, nay thuộc xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức.
Bà là em ruột Đô đốc Huỳnh Văn Thuận, một vị tướng giỏi của quân Tây Sơn.
Nữ tướng Bùi Thị Nhạn là con út của ông Bùi Đắc Lương, một nhà giàu ở thôn Xuân Hòa. Bà là
cô họ của Đô đốc Bùi Thị Xuân nhưng tuổi cùng trang lứa. Theo tác giả "Nhà Tây Sơn" là Quách Tấn
- Quách Giao thì "Bùi Thị Nhạn kết duyên cùng Nguyễn Huệ sau khi bà Phạm Thị Liên (vợ trước của
ông) qua đời."
Nữ tướng Trần Thị Lan là em ruột bà Trần Thị Huệ (vợ đầu của Nguyễn Nhạc), người thôn
Trường Định, huyện Tuy Viễn. Bà rất giỏi võ nghệ, kiếm thuật, luyện thân đi nhẹ như chim én nên có
tên hiệu Ngọc Yến. Bà là vợ Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết.
Bùi Thi Xuân quy phục được voi, giải thích của Cân quắc anh hùng truyện cũng có khác với lời
truyền khẩu. Theo đó thì có một lần Bùi Thị Xuân đang dạo chơi săn bắn gần khe núi bỗng thấy cây
cối rung chuyển, gió thổi ào ào rồi một tiếng rống thảm thiết vang lên. Dưới khe một con voi trắng bị
một con mãng xà khổng lồ quấn chặt đang dẫy dụa chờ chết.

Động lòng trắc ẩn, nàng múa thương xông vào đâm phọt óc con trăn lớn. Voi trắng thoát chết
liền rập đầu tạ ơn cứu mạng rồi bỗng nhiên rống lên mấy tiếng vang động cả núi rừng. Từ đâu bỗng
thấy tiếng động rầm rầm, một bầy voi rừng chạy đến bên voi trắng. Hóa ra, Bùi Thị Xuân đã cứu một
con voi chúa. Từ đó nàng thần phục cả đàn voi, dẫn về nhà nuôi dưỡng huấn luyện. Khi theo về với
Tây Sơn, Bùi Thị Xuân đã có trong tay cả một đàn voi chiến.
Mặc dù có nhiều tình tiết hư cấu với những dị bản khác nhau, nhưng những truyền thuyết trên
đây có cốt lõi sự thật là đều thể hiện Bùi Thị Xuân là một phụ nữ võ nghệ tài giỏi, có ý chí kiên
cường và lòng dũng cảm vô song.
2. Tính Cách Của Một Nữ Tướng
a) Có tấm lòng thương dân
Gặp năm mất mùa, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn, quan quân địa phương không
kiềm chế nổi. Triều thần lập tức tiến cử Bùi Thị Xuân ra nơi đó làm Trấn thủ. Đến nơi, bà tự mình đi
thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hội
lộ...bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc
truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì
được coi là dân lành...Vì thế nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam (nhất là ở huyện Quế Sơn)
nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn...
b) Không vì tình riêng
Thái sư Bùi Đắc Tuyên, người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, là cậu của vua Cảnh Thịnh, và là chú
của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Năm 1795, vì ông bị Võ Văn Dũng giết chết vì tội chuyên quyền. Bấy giờ,
có nhiều người nghi ngại Bùi Thị Xuân, vì bà là cháu ruột của Đắc Tuyên. Nhưng khác với những gì
xầm xì, bà đã không hề thù oán người giết chú ruột mình, cũng như lợi dụng sự rối ren đó mà đi theo
đối phương hay tìm nơi cát cứ..
c) Bại trận vẫn hiên ngang
Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt,
chúa Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai
hơn?
Bà trả lời: Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện
ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn
manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng.

Chúa Nguyễn gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?
Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt
chân được tới đất Bắc Hà…
Thế rồi vào ngày 6 tháng 11 năm Nhâm Tuất (20-11-1802, các sách ghi không đồng nhất, có sách
ghi là 2/ 11, có sách ghi là 30/11), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi Thị Xuân cùng chồng con bị
đưa ra pháp trường tại Phú Xuân. Chồng bà bị xử tội lột da, còn bà cùng con gái độc nhất 15 tuổi tên
Trần Bích Xuân bị xử voi giày (bãi chém An Hoà, ngoại ô Huế, ở đó khoảng 200 tướng lĩnh của nhà
Tây Sơn đã hiên ngang ra pháp trường )
Theo tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De La Bissachère viết năm 1807- người có dịp chứng
kiến - đã miêu tả buổi hành hình được tóm lược như sau: “Đứa con gái trẻ của bà ( Bùi Thị Xuân) bị
lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng
ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách: Con nhà tướng không được khiếp
nhược !…
Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình
thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng
bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà
tung lên trời… Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi ngày mà bỏ chạy
vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt
theo…….
Có những câu chuyện kể về cái chết của Bùi Thị Xuân chỉ dừng lại ở chi tiết trên. Song cũng có
những câu chuyện kể tiếp về cái chết của bà. Đó chính là sau khi thấy con voi hung hãn không giết
chết Bùi Thị Xuân, vua Gia Long sai bọn lính lấy vải nhúng sáp nóng đem quấn khắp người nữ kiệt
rồi đem cột nơi trụ sắt dựng giữa trời, đoạn châm lửa đốt. Nữ kiệt bình thản mặt không một chút thay
đổi. Lửa cháy phừng phực từ dưới lên. Sáng chói thấu mây xanh. Thế rồi một làn quang thanh bay vút
lên trời xanh, trời bỗng tối sầm lại rồi mưa như trút nước
Hằng năm vào ngày mùng 6 tháng 11 âm lịch, dòng họ Bùi tại thôn Xuân Hòa đều tổ chức một
buổi cúng tế nữ tướng Bùi Thị Xuân
ĐỀ TÀI: ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Người thực hiện: Tô Thanh Loan
Lớp: A3K18

I. ĐÔI NÉT VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản
Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15
đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện
hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.
1. Huy hiệu Đoàn:
Ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt
Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
2. Cờ Đoàn:
- Nền đỏ
- Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần 3(2/3) chiều
dài.
- Ở chính giữa có huy hiệu Đoàn.
- Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều
dài cờ.
3. Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca):
“Thanh niên làm theo lời Bác” Nhạc và lời của Hoàng Hòa.
Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết
liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm
no.
Đi lên thanh niên, chớ ngại ngần chi.
Đi lên thanh niên làm theo lời Bác
Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên
Đoàn ca được sử dụng trong các dịp lễ, hội của Đoàn: Đại hội và trong sinh hoạt Đoàn.
4. Ngày thành lập Đoàn: 26-03-1931.
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây
dựng tổ chức Đoàn. Tại hội nghị Ban Chấp hành lần thứ hai họp từ ngày 20 đến 26/3/1931, Trung
ương Đảng đã giành 1 ngày trong thời gian hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về

công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ
Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã
quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
II. MỤC ĐÍCH LÝ TƯỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
III. TÍNH CHẤT ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội
của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện”. Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính tiên
tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc mở
rộng các hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến,
vai trò nòng cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên.
IV. CHỨC NĂNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Đoàn có 3 chức năng:
- Đoàn là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà
nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách
mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Đảng và của Bác Hồ.
- Đoàn là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào
các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động
mới phù hợp với yêu cầu cảu xã hội hiện nay.
- Đoàn là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này
khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.
V. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là
một trong các tổ chức thành viên.
- Đối với Đảng: Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy
của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.

- Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước,
các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
- Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm
nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên
khác của Hội.
- Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách
nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo
điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.
VI. NGUYÊN TẮC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, được
thể hiện như sau:
- Cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của
Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ
quan lãnh đạo là Ban chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp
hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
- Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Đại hội
hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn cấp trên, với các cấp ủy Đảng cùng
cấp và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp dưới.
- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên,
thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung
cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu các
báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc song phải nghiêm chỉnh chấp
hành nghị quyết hiện hành.
VII. SỰ RA ĐỜI VÀ LỚN MẠNH
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần

thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công
tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương
đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện
nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức
Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp
bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước
ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu -
Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và
Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn
quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian
cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan
trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ
vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã
đổi tên nhiều lần:
• Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
• Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
• Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
• Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
• Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
• Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
• Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ
nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.
ĐỀ TÀI: HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM
Người thực hiện: Đinh Thị Trà Ly
Lớp: A3K18
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lịch sử phong trào Hướng đạo Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đất nước. Tuy chỉ là một phong

trào thuần túy giáo dục thanh thiếu niên, nhưng Hướng đạo Việt Nam cũng bị lôi cuốn vào những biến
động của đất nước.
1. Giai đoạn 1930 - 1946
Trong những năm 1927-1930, các đoàn Hướng đạo đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc, hầu hết đều
trực thuộc Hội Hướng đạo Pháp, qui tụ phần lớn là những học sinh người Pháp và những con em Việt
Nam giàu có.
Đến khoảng tháng 9 năm 1930, phong trào Hướng đạo mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam với
một nhóm đầu tiên được đặt tên là "Đồng Tử Quân" (mượn từ của Trung quốc). Trong đó, 2 Trưởng
được coi là nhữngngười sáng lập ra Hướng đạo Việt Nam và phát triển hội theo thời gian
như:
- Năm 1930, Trưởng Trần Văn Khắc thành lập Ấu đoàn Lê Lợi tại Hà Nội.
- Năm 1931, Trưởng Hoàng Đạo Thúy thành lập Tráng đoàn Lam Sơn tại Hà Nội, qui tụ được
nhiều trí thức nổi tiếng về sau. Trưởng Thúy là tác giả cuốn "Hướng đạo đoàn" và "Đội của tôi" với
bút hiệu Ba Tô.
- Năm 1932, Trưởng Trần Văn Khắc vào Nam kỳ cùng với một số các trưởng khác thành lập Hội
Hướng đạo Nam kỳ. Trưởng Hoàng Đạo Thúy giữ nhiệm vụ Tổng ủy viên của Hội Hướng đạo Bắc
kỳ.
- Năm 1933, Trưởng Hoàng Đạo Thúy đổi tên mới là Hướng đạo sinh thay tên cũ "Đồng tử
quân", chọn đồng phục mới và sinh hoạt theo mẫu Hướng đạo Pháp.
- Năm 1934, Trưởng Trần Văn Khắc hướng dẫn phái đoàn Hướng đạo Nam kỳ lên Nam Vang
theo lời mời của nhà Vua Campuchia, dự trại ra mắt của Hướng đạo Miên và lễ tuyên hứa của Thái tử
Monireth.
- Năm 1935, Hội Hướng đạo Trung kỳ được thành lập và cùng năm này Trưởng Trần Văn Khắc tổ
chức trại họp bạn toàn quốc đầu tiên với khoảng 500 trại sinh tại sân vận động Dakao, Sài Gòn.
- Năm 1936 trên 60 trưởng toàn quốc tham dự trại trường Đà Lạt được Trưởng André Léfèré
(Tổng Ủy viên Hướng đạo Tự do Pháp) huấn luyện. Một trại trường thứ 2 cũng được thành lập tại núi
Bạch Mã, cách Huế 40 km, với sự tài trợ của Hoàng đế Bảo Đại và Quốc vương Campuchia:
Monivong.
- Năm 1937, Liên hội Hướng đạo Đông Dương thành lập bao gồm 3 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, có nội san của liên hội là tờ Chef (Sếp, Trưởng) viết bằng tiếng Pháp.

- Năm 1938, khánh thành Trại trường Bạch Mã với các khóa huấn luyện đầu tiên cho Thiếu, Tráng
và tiếp theo các khóa huấn luyện cao cấp hơn.
- Từ năm 1940 các trại họp bạn lần lượt được tổ chức ở Bắc Ninh, Huế (1941), Ninh Bình (1942),
Nha Trang (1943).
- Tháng 8 năm 1945, Liên hội Hướng đạo Đông dương giải tán, Hội Hướng đạo Việt Nam được
chính thức thành lập, một cuộc họp bạn toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội (khu đại học xá Bạch Mai)
để đánh dấu sự kiện này.
2. Giai đoạn 1946 - 1954
- Năm 1946, Hội nghị Trưởng toàn quốc đã thống nhất phong trào Hướng đạo của 3 miền Nam,
Trung, Bắc dưới tên Hội Hướng đạo Việt Nam và thành lập Bộ Tổng Ủy viên Hội. Tháng 5 năm
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập đã nhận lời làm
Hội trưởng Danh dự của Hội Hướng đạo Việt Nam.
- Cuối năm 1946, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, phong trào Hướng đạo VN phải tạm ngưng hoạt
động cho đến năm 1950. Trong quãng thời gian này, gần như toàn thể Bộ Tổng Ủy viên Hội Hướng
đạo Việt Nam thành lập năm 1946 đều cùng Trưởng Hoàng Đạo Thúy vào chiến khu. Các trưởng và
hướng đạo sinh còn lại ở thành thị bắt đầu khôi phục phong trào Hướng đạo kể từ năm 1950, đặc biệt
là tại Hà Nội.
- Năm 1954 tại Genève (Thụy Sĩ), sau khi quân đội Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ, đã diễn ra
một cuộc hội nghị nhằm tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tại VN. Trong phái đoàn Việt
Minh tại Genève có Trưởng Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng, là cựu Tổng Ủy
viên Hướng đạo và bên kia, trong phái đoàn Quốc gia Việt Nam là 2 trưởng Hướng đạo khác: Trần
Văn Tuyên và Cung Giũ Nguyên.
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết tháng 7 năm 1954, phân chia lãnh thỗ làm 2 phần, phong
trào Hướng đạo không còn hoạt động ở miền Bắc, ở miền Nam vẫn tiếp tục, trụ sở của Hội Hướng
đạo Việt Nam chuyển vào Huế rồi vào Sài Gòn.
3. Giai đoạn 1954 – 1975
- Năm 1955, Trại trường Hồi Nguyên được thiết lập tại Bảo Lộc, qua năm sau khai giảng các khóa
huấn luyện đào tạo trưởng dự bị ngành Ấu, Thiếu và Tráng.
- Năm 1957, Hội Hướng đạo Việt Nam được công nhận là hội viên của Tổ chức Phong trào Hướng
đạo Thế giới (World Organization of Scouting Movement). Tháng 4 năm này, Hội Nữ Hướng đạo

Việt Nam được thành lập.
- Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Đà Lạt là nơi đào tạo hầu hết các
trưởng của thế hệ 1958-1975.
- Năm 1959 Hướng đạo Việt Nam góp mặt tại Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 10 tại núi
Makiling (Phipippines). Cuối năm 1959, Trại họp bạn Toàn quốc có 2.500 trại sinh được tổ chức tại
Lâm viên Quốc gia Trảng Bom (Biên Hòa).
- Tháng 12 năm 1965, Hội nghị Trưởng Hướng đạo Toàn quốc nhóm họp tại Gia Định, ngành Kha
được chính thức thành lập.
- Năm 1966 Hội Nữ Hướng đạo Việ Nam được công nhận là hội viên chính thức của Hội Nữ Hướng
đạo Thế giới (World Association of Girl Guides anh Girl Scouts).
- Năm 1969, Trại họp bạn Tráng sinh toàn quốc tổ chức tại Đà Lạt.
- Tháng 12 năm 1970, Trại họp bạn Hướng đạo Toàn quốc ở Suối Tiên, Thủ Đức. Dịp này Trưởng
Trần Văn Khắc được trao tặng huân chương cao quí nhất của Hướng đạo Việt Nam: Kim Long Huân
chương.
- Năm 1971, phái đoàn Hướng đạo Việt Nam tham dự Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 13
tại Asagiri Heights, Nhật Bản.
- Năm 1974, Trại Họp bạn Toàn quốc được tổ chức tại Tam Bình, Gia Định và được coi là trại họp
bạn chính thức cuối cùng trước khi nước nhà thống nhất vào tháng 4 năm 1975: một số anh chị em
Hướng đạo Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục sinh hoạt Hướng đạo trong các tổ chức Hướng đạo tại các
quốc gia mình định cư hoặc thành lập các đơn vị,tổchức Hướng đạo Việt Nam riêng.
II. THỰC TẾ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO TRONG NƯỚC TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
Hội Hướng đạo Việt Nam, có trụ sở tại 18 Bùi Chu, Sài Gòn đã tự ngưng hoạt động từ sau ngày
thống nhất đất nước 1975. Sau thời kỳ đổi mới từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa và có nhiều
thay đổi để hội nhập với thế giới. Các cựu Hướng đạo sinh và các trưởng Hướng đạo ở trong nước rất
khát khao với hoạt động Hướng đạo trước đây nên lúc nào cũng hướng đến những cơ hội được chính
thức, công khai phong trào Hướng đạo. Xin nêu vài sự kiện và số liệu:
- Một “mô hình thử nghiệm” của nhóm cựu HĐ sinh và trưởng HĐ do sinh viên tại chức Phan
Quang Đán – nguyên Thiếu phó Thiếu đoàn Đống Đa, Bình Định rồi Thiếu trưởng Thiếu đoàn Long
Sơn, Phú Bổn trước 1975, đứng đầu đã cùng với Đoàn trường Đại học Tài chánh kế toán Tp.Hồ Chí
Minh thành lập “Câu lạc bộ Người dẫn đường” vào năm 1987. Câu lạc bộ có trên 20 em là Đoàn viên

của Đoàn trường ĐHTCKT với trang phục như các Hướng đạo sinh ngày trước, sinh hoạt hằng tuần
tại công viên Tao Đàn và các nơi công cộng khác. “CLB Người dẫn đường” đã tổ chức được nhiều
lần cắm trại và 2 lần công tác xã hội. Trong lần cắm trại và công tác xã hội tại bờ 18ong Lô 1 Cư xá
Thanh Đa, phóng viên Hàng Phước Long của báo Tuổi Trẻ đã đưa tin và ảnh của hoạt động CLB như
là một hình thức sinh hoạt lành mạnh, nét đẹp mới cần được nhân rộng trong giới trẻ. Sau khoảng 1
năm, hoạt động của “CLB Người dẫn đường” phải ngưng vì sự “giẫm chân” với Đoàn trường
ĐHTCKT nhưng “mô hình thử nghiệm” và đặc biệt là loại hình công tác xã hội của “CLB Người dẫn
đường” đã được Thành đoàn Tp.HCM vận dụng vào sinh hoạt của Thành đoàn từ đó.
- Ngày 31 tháng 5 năm 1993 tại Hà Nội, Trưởng Hoàng Đạo Thúy và một số trưởng khác đã tổ
chức ngày họp mặt Truyền thống Hướng đạo Việt Nam đầu tiên tại miền Bắc kể từ năm 1954 nhằm
tái lập phong trào Hướng đạo nhưng chưa có kết quả vào lúc đó. Trưởng Hoàng Đạo Thúy mất ngày
14/2/1994, ông là một trong hai người đồng sáng lập Hướng đạo Việt Nam, đã cố gắng nhưng chưa
hoàn thành tâm nguyện trong việc tái lập Hội Hướng đạo Việt Nam trước khi mất.
Cho đến hiện nay, rất nhiều đơn vị Hướng đạo Việt Nam tự phát thành lập và hoạt động với số
ước lượng khoảng 6.000 Hướng đạo sinh. Đa số các đơn vị tập trung nhiều nhất ở Tp.Hồ chí Minh, có
50 liên đoàn (khoảng 4.000 HĐS), sinh hoạt hầu hết tại các công viên trong thành phố như Tao Đàn,
Lê Thị Riêng, Hoàng Văn Thụ … Các tỉnh, thành khác cũng có các đơn vị Hướng đạo hoạt động như:
Đà Nẵng có 5 liên đoàn, Huế có 4 liên đoàn, Bà Rịa Vũng Tàu có 1 liên đoàn, Lâm Đồng có 1 liên
đoàn, và các địa phương khác cũng đều có đơn vị Hướng đạo hoạt động như là Đồng Nai, Nha trang,
Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐỀ TÀI: TRẦN KHÁT CHÂN
Người thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Trần Khát Chân là người thuộc dòng dõi của
Trần Bình Trọng quê ở Hà Lãng, huyện Vĩnh
Ninh. Đất quê ông nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ông
sinh năm Canh Tuất (1370) (tư liệu này là của các
tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam.-H.: Giáo
dục, 1990.-Tr.19). Nếu các tác giả Sổ tay nhân vật

lịch sử Việt Nam đúng thì năm 1389, tức là năm
ông mới 19 tuổi, đã được triều đình phong làm
tướng cầm đầu đội quân Long Tiệp và được Nhà
vua đích thân trao phó trọng trách, làm Tổng chỉ
huy quân đội nhà Trần đi đánh quân Chiêm Thành
đang tràn ra cướp phá nước ta.
Thời Trần Khát Chân là thời suy vi của triều Trần. Những cuộc chiến tranh triền miên và khốc liệt
đối với các lân bang, đặc biệt là đối với Chiêm Thành, đã làm cho tiềm lực quốc gia ngày một kiệt
quệ. Các vua cuối đời Trần phần lớn là bất tài và bị quyền thần lấn át, thậm chí là bị bức tử (Vua bị
chết trận: Trần Duệ Tông (1372-1377); vua bị bức tử: Trần Phế Đế (1377-1388) và Trần Thuận Tông
(1388-1398). Vua bị cướp ngôi: Trần Thiếu Đế (1398 - 1400). Quyền thần khét tiếng nhất: Hồ Quý
Ly. Chính Hồ Quý Ly đã cướp ngôi của nhà Trần vào năm 1400).
II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1. Trần Khát Chân và chiến thắng quân Chiêm Thành
Bấy giờ, Chiêm Thành đang lúc hưng thịnh. Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen đem
quân ra cướp phá nước ta, có lúc, chúng đã thiêu trụi cả kinh thành Thăng Long, buộc vua tôi nhà
Trần phải bỏ chạy tán loạn. Nhà Trần đã sai hầu hết các tướng dốc hết lực lượng ra để chống trả,
nhưng không sao đánh bại được quân Chiêm Thành. Bấy giờ, hễ tướng nào bị sai ra trận cũng kể như
hết hy vọng sống sót trở về. Tình thế rất thê thảm. Năm Kỷ Tỵ (1389), quân Chiêm do đích thân Chế
bồng Nga cầm đầu lại tiến ra. Thượng Hoàng nhà Trần là Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân cầm
quân đi đánh trả. Sử cũ chép rằng:
“Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1389 - NKT), Thượng Hoàng sai Trần Khát Chân chỉ huy quân Long Tiệp
đi đánh giặc. (Trần) Khát Chân vâng mệnh, khảng khái nhỏ nước mắt, lạy tạ rồi ra đi Thượng Hoàng
cũng khóc, lau nước mắt tiễn đưa. Quân ta xuất phát từ sông Lô (tức sông Hồng - NKT), mới đến
Hoàng Giang đã gặp giặc. (Trần) Khát Chân quan sát, thấy (địa hình) nơi đó khó lòng tổ chức đánh
trả, bèn lui về giữ sông Hải Triều (tức sông Luộc - NKT). Em trai của Linh Đức (tức Trần Phế Đế:
1377- 1388) là (Trần) Nguyên Diệu muốn báo thù cho Linh Đức (vì Linh Đức bị Hồ Quý Ly xúi giục
Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông bức tử - NKT), liền đem quân đi đầu hàng giặc” (Đại Việt sử ký toàn
thư, Bản kỷ, quyển 8, tờ 16-a).
“Bấy giờ, (Chế) Bồng Nga cùng với (Trần) Nguyên Diệu dẫn hơn 100 chiến thuyền đến dò xét

cách bài binh bố trận của quân ta. Chiến thuyền giặc chưa kịp ổn định hàng ngũ, thì có tên bề tôi nhỏ
của (Chế) Bồng Nga là Ba Lậu Kê, vì bị (Chế) Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, đã chạy sang trại quân
của ta, chỉ vào chiếc chiến thuyền sơn màu xanh, nói rằng đó là thuyền của vua nước hắn. (Trần) Khát
Chân hạ lệnh cho quân sĩ, nhất tề nhả đạn. Thuyền của (Chế) Bồng Nga bị lủng ván và (Chế) Bồng
Nga trúng đạn mà chết. Người trong thuyền hắn kêu khóc ầm ĩ cả lên. (Trần) Nguyên Diệu vội cắt lấy
đầu của (Chế) Bồng Nga chạy về với quan quân (để mong được tha tội - NKT), nhưng tướng giữ chức
Đại đội phó Thượng Đô ở quân Long Tiệp là Phạm Nhữ Lặc và viên Đầu ngũ là Dương Ngang liền
giết luôn cả (Trần) Nguyên Diệu, chiếm lấy đầu của (Chế) Bồng Nga. Quân giặc liền tan vỡ.
(Trần) Khát Chân liền sai viên Giám quân là Lê Khắc Khiêm, bỏ đầu giặc vào hòm, chạy thuyền
gấp về hành tại (của Thượng Hoàng) ở Bình Than để báo tin thắng trận. Bấy giờ, đồng hồ đã điểm
canh ba (tức vào khoảng từ 23 giờ khuya đến 1 giờ sáng - NKT), Thượng Hoàng đang ngủ say, giật
mình tỉnh giấc, cứ ngỡ là quân giặc đã đánh vào đến tận ngự doanh (chỉ nơi ở của Thượng Hoàng
hoặc là vua ở ngoài kinh đô - NKT). Đến khi nghe tin thắng trận, lại lấy được cả đầu của (Chế) Bồng
Nga, thì rất là vui mừng. (Thượng Hoàng) liền cho gọi các quan đến để xem cho kỹ. Các quan mặc
triều phục, đến và hô “vạn tuế !”. Thượng Hoàng nói:
Ta với (Chế) Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, nhưng mà nay mới thấy mặt nhau. Việc này nào có
khác gì chuyện Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Võ. Thiên hạ yên rồi” (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ.
quyển 8, tờ 17a-b và tờ 18-a).
Chiến thắng của Trần Khát Chân đã khiến cho quân Chiêm Thành phải ngưng các cuộc tấn công
vào Đại Việt, nhưng, thiên hạ chưa phải là đã được yên như lời của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông.
Sau khi lập được công lớn này, Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ
Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu. Rất tiếc là ông đủ tài năng và dũng khí để giết Chế
Bồng Nga nhưng lại không sao có thể bảo toàn được tấm thân trước những biến cố phức tạp của triều
Trần diễn ra sau đó chẳng bao lâu.
2. Trần Khát Chân và kế hoạch mưu sát Hồ Quý Ly
Bấy giờ, Hồ Quý Ly ngày một chuyên quyền, mưu cướp ngôi của họ Trần đã thể hiện ngày một rõ.
Những việc làm độc ác của Hồ Quý Ly đã làm cho một số quan lại ôm ấp tư tưởng trung thành với họ
Trần càng thêm bất mãn. Họ cấu kết với nhau tìm cách mưu sát Hồ Quý Ly. Trong số đó có anh em
Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hạng. Mùa hạ năm 1399, Hồ Quý Ly tổ chức hội thề trên đỉnh núi
Đốn Sơn. Quý Ly ngồi trên lầu nhà Khát Chân để xem. Phạm Thu Tổ và thích khách Phạm Ngưu Tất

cầm gươm định tiến lên lầu, nhưng không rõ thế nào mà Khát Chân lại trừng mắt ra hiệu ngăn lại, rồi
thôi. Quý Ly chột dạ đứng dậy đi xuống lầu có vệ sĩ hộ vệ. Ngưu Tất liền vứt gươm xuống đất nói:
“Cả lũ chết thôi”. Việc đó bị lộ, bọn tôn thất Hãng, trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khát Chân,
Phạm Khả Vĩnh, hành khiển Hà Đức Lân, Lương Nguyên Bưu, Phạm Ông Thiện, Phạm Ngưu Tất và
các thân đảng cộng hơn 370 người đều bị giết cả; tịch thu gia sản, con gái bắt làm tì, con trai từ một
tuổi trở lên hoặc chôn sống, hoặc dìm nước. Lùng bắt dư đảng đến mấy năm không thôi.
Về cái chết của Trần Khát Chân, Toàn thư có viết: “Người đời truyền rằng Khát Chân khi sắp bị
chém, lên núi Đốn Sơn gào thét ba tiếng. Chết qua ba ngày sắc mặt vẫn như sống, ruồi nhặng không
dám bậu vào. Sau đó gặp đại hạn đảo vũ thì ứng ngay”.
3. Vinh danh
Với chiến thắng quân Chiêm Thành Trần Khát Chân được vua Thuận Tông phong cho ông làm Long
Tiệp bổng thần nội vệ Thượng tướng quân, gia phong tước Vũ tiết quan nội hầu và được cấp hai tổng
Đông Thành và Nguyễn Xá làm thái ấp; sau lại ban thêm cho ông và người em là Trần Nguyên Hạng
xã Kẻ Mơ (nay là Hoàng Mai).
III. TƯỞNG NHỚ
Hiện nay còn đền thờ ông ở làng Phương Nhai và vùng Kẻ Mơ (Sau này đến đời Hậu Lê, Kẻ Mơ
được chia thành 2 xã là Hoàng Mai và Tương Mai. Xã Tương Mai nay là phường Tương Mai, quận
Hoàng Mai, Hà Nội. Tại đây, có đình Tương Mai là nơi thờ cúng ông). Tên ông được đặt cho một phố
nối giữa phố Đại Cồ Việt và phố Lò Đúc tại Hà Nội, và cho một trường trung học phổ thông tại huyện
Vĩnh Lộc quê hương ông.
ĐỀ TÀI: TRẦN KHẮC CHUNG
Người thực hiện: Bùi Thị Mai
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Trần Khắc Chung là một nhân vật lịch sử thời Trần ,một vị tướng tài có nhiều đóng góp cho
đất nước. Ông quê ở làng Cam Lộ, huyện Giáp Sơn, tỉnh Hải Dương. Phụ thân của ông là Đỗ Nhuận,
mẹ là Vũ Thị Hương cùng làng Cam Lộ vốn làm nghề thầy thuốc. Là một nho sinh nên ông rất chăm
chỉ đọc sách,ông dạy học trò là con vua trong Thiếu Bảo Thánh trì cung.Ông làm quan dưới 4 triều
vua nhà Trần:
• Trần Nhân Tông (1280-1293)

• Trần Anh Tông ( 1293-1319)
• Trần Minh Tông (1314-1329)
• Trần Hiến Tông (1329-1330)
Ông mất tháng 7 năm 1330 hương thọ 84 tuổi .Ông được đưa về yên nghỉ tại Giáp Sơn
II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Năm Bảo Phù thứ 3 đời Trần Thánh Tông, triều đình đã tổ chức khoa thi Thái học sinh (cuối đời
Trần, cải danh thành tiến sĩ). Để tuyển chọn nhân tài giúp nước, khoa này đã lấy đỗ được 30 người,
Đỗ Khắc Chung đã may mắn nằm ở danh sách tam khôi: Đào Tiêu – người Nông Sơn, Thanh Hoa đỗ
Trạng nguyên. Đỗ Khắc Chung người Giáp Sơn – Hải Dương đỗ Bảng nhãn. Quách Dũng người Yên
Dũng Bắc Giang đỗ Thám hoa. 27 người khác đỗ thái học sinh. Sau khi được vinh dự tên yết bảng
vàng, các vị thái học sinh tân khoa còn được ban nhiều ân huệ khác theo thứ bậc của vua. Họ được
cho dự tiệc trong cung vua,được thưởng tiền, được cho cưỡi ngựa đi xem nhiều thắng cảnh đẹp của
kinh thành. Ân huệ sau hêt là được vinh quy mặc áo gấm vua ban về lạy trước bàn thờ tổ tiên để khoe
sự thành đạt của con cháu. Mười năm đèn sách biển cũng thành non, đối với những người học trò,
trong bóng tối bỗng bước lên địa vị cao sang của xã hội, thật chẳn còn vinh dự nào hơn. Cả xã Giáp
Sơn rất ngạc nhiên khi nghe loa kêu, mõ giục, họ phải ăn mặc chỉnh tề đi đón quan bảng nhãn Đỗ
Khắc Chung. Đây là niềm vinh dự lớn cho dòng họ Đỗ và cho cả xã Sóc Sơn. Thật tình, trước đây
chưa mấy ai quên vị quan lớn. Vị quan lớn ấy còn bị đánh giá là một đứa trẻ mất nết hư thân, nhưng
phải coi như không nhớ gì chuyện cũ, họ không thể không hết lòng phục sự phục thiện, sự cải sửa
chuyên cần hết lòng “dùi mài kinh sử” và nhất là tài hoa của họ đỗ. Họ không thể không hãnh diện về
ông bảng nhãn của xã Giáp Sơn-người trẻ tuổi nhất trong các ông thái học sinh tân khoa. Mai đây nữa,
ông bảng nhãn sẽ trở thành người trụ cột của quốc gia ơn vua lợi nước tôi rơi vào,biết đâu họ chẳng
có lúc nương bóng. Vì thế cả xã Giáp Sơn phan biệt nương thương hương hạ, đua nhau đóng góp tài
vật để tổ chức vui nhộn tưng bừng suốt mấy hôm liền.
Đỗ Khắc Chung ở lại quê 3 tháng thì có chiếu nhà vua bổ nhiệm về kinh bổ dụng. Ban đầu vua
Thánh Tông cho giữ chức chi hậu cục thư,luôn đi theo vua lo chuyện văn thư bút mực. Khắc Chung
làm viẹc gì cũng thông minh mau lẹ nên được vua yêu mến lắm. Khắc Chung có nhìeu đóng góp cho
việc nước. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ông cùng với 1 số tướng tài
khác lập nên nhiều chiến công lớn. Vào ngày 29 tháng Giêng năm 1285, giặc Nguyên-Mông đánh vào
Gia Lâm, Đông Ngàn bắt được quân nhà Trần, thấy người nào cũng thích chữ “Sát thát” bằng mực

vào cánh tay. Chúng thẳng tay giết hại quân Trần rồi xua quân đến Đông Bộ Đầu dựng 1 lá cờ lớn.
Lúc này vua Trần muốn cử người sang trại giặc do thám tình hình mà vẫn chưa tìm được ai. Lúc ấy
Chi châu cục thư tiến lên tâu vua rằng “Thần hèn mọn bất tài nhưng xin được đi”. Nhờ sự mưu trí
dũng cảm lại giữ được dáng vẻ bình thản ứng đối thông minh trước kẻ thù nhưng cũng đầy khí phách
hiên ngang và sự thách thức trong giọng điệu của cận thần có tính chiến thuật đã kéo dài thời gian để
vua tôi nhà Trần kịp rút về căn cứ bảo toàn lực lượng. Thời điểm này tháng Giêng 1285 Trần Khắc
Chung đã nổi tiếng khắp nước với chiến công thuyết khách ở trại giặc bình yên trở về. Lúc ấy Công
chúa Huyền Trân chưa ra đời.
Mùa hạ tháng 5 năm Đinh Mùi 1307, Chế Mân chẳng may bị bạo bệnh qua đời khi ngài mới ngoài
50tuổi. Ông ra đi vội vã về cõi vô thường để lại người vợ trẻ bơ vơ sống trong nỗi mong manh đầy
khiếp sợ trước những phe phái, thế lực chính trị khác và trước một hủ tục lâu đời “Vua chết hậu phải
chết theo” của người Chiêm bấy giờ. Song hoàng hậu đang mang long thai nên việc hoả thiêu được
phép lùi lại. Hiểu rõ nội tình của Chiêm Thành, tháng 10 năm ấy vua Anh Tông bèn sai khắp nội
thành kiên thượng thư Tả Bộc xạ Trần khắc Chung, An phủ sử Đặng Văn cùng mấy vị tăng sĩ Phật
giáo và đoàn tuỳ tùng sang Chiêm thành viếng tang đồng thời tìm cách đón công chúa Huyền Trân và
thế tử Chế Đa về nước…
ĐỀ TÀI: HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
Người hực hiện: Phạm Thị Mai
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Bà sinh vào năm 1287. Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340).Dân chúng quanh
vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này
hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
II. CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP
Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, trở
thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận
lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại
trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền
Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java. Sau đó
nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc

Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền
Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm
sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc
vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua
chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ
sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền
Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới
một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.
Nói về Huyền Trân công chúa. Trước lúc về đồng làm “mẫu nghi thiên hạ” Chiêm Thành theo ý
chỉ nhà vua, nàng đang sẵn mối tình với một vị tướng tài trong triều Trần là Lê Chung. Do bởi thấu
triệt lẽ sinh diệt của luân hồi và ái tình, do bởi lòng từ bi đức hạnh của nàng đã tỏa sáng nên vì sự bình
yên và lợi lạc của nhân dân hai nước mà nàng nguyện theo Chế Mân. Quyết định sáng suốt đó chứng
tỏ nàng ứng thân một vị đại Bồ Tát. Noi gương Phật cha là hành đại nguyện Đầu Đà, mang lại lợi lạc
cho tha nhân. Bởi lẽ ấy, huyền thoại về Huyền Trân và mối tình tay ba giữa nàng với Lê Chung và vua
Chiêm trở nên toàn mĩ, người người tôn thờ theo suốt dòng lịch sử nhân sinh Việt Nam.
Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng
hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309),
dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương
Tràng.
Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ
Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh
trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự.

×