Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lịch sử ngoại giao Việt Nam 1945-1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.07 KB, 21 trang )

CHƯƠNG I: ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO
TRONG THỜI KÌ GIỮ VỮNG VÀ CỦNG CỐ
NHÀ NƯỚC CÁCH MẠNG NON TRẺ (8/1945 – 12/1946)
I) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI, CHÍNH SÁCH VÀ
NHỮNG BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO ĐẦU TIÊN
1. Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế
1.1/ Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào kết thúc ở châu Âu và châu Á- Thái Bình
Dương.
Thế lực phát xít Đức-Ý-Nhật bị đánh bại hoàn toàn. 9/5/1945, Đức kí văn kiện đồng hàng
Đồng minh vô điều kiện. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki
(9/8/1945), Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh ngày 13/8/1945.
 Trật tự thế giới trong chiến tranh sụp đổ. Tương quan lực lượng cơ bản thay đổi
theo xu hướng hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và CNXH trên thế giới.
1.2/ Phong trào giải phóng dân tộc, nhất là ở các nước thuộc địa, phát triển vượt
bậc, nhất là ở châu Á và châu Phi với mục tiêu hướng tới ách thống trị bên ngoài, giải
phóng đất nước vốn là thuộc địa của đế quốc, thực dân phương Tây.
1.3/ Các nước châu Âu được giải phóng hoàn toàn (cuối 1944- đầu 1945).
30/4/1945, Hồng quân Liên Xô giải phóng Berlin. Liên quân Mỹ-Anh-Pháp tuy chậm trễ
nhưng đã mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu (6/1944), giải phóng nước Pháp và vùng Tây Đức.
1.4/ Sau chiến tranh, một số nước Đông và Nam Âu hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ (dân chủ mới) chống lại sự can thiệp, áp đặt của các cường quốc tư bản chủ
nghĩa phương Tây, đi lên theo con đường XHCN.
_ Ở châu Á: Mông Cổ, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Phong trào cộng sản ở nhiều
nước châu Âu, châu Á tham gia ngày càng năng động.
_ Ở Việt Nam, CMT8 đến việc thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở ĐNÁ. Phong trào
cách mạng ở Trung Quốc và 1 số nước Nam Âu dưới sự lãnh đạo của các ĐCS và công nhân
có nước phát triển mới.
1.5/ Thích nghi với cục diện chiến tranh chuyển sang hoà bình, các nước lớn đều
điều chỉnh chiến lược
 MỸ
_ Nước Mỹ sau chiến tranh, đặc biệt là sau khi Truman lên cầm quyền (4/1945) đã chuyển sang


“chính sách thực lực” trong quan hệ quốc tế với mưu đồ làm bá chủ thế giới.
6/4/1945, Tổng thống Mỹ Truman tuyên bố: “ Ngày nay Hoa Kỳ là quốc gia
mạnh ,nghĩa là với một sức mạnh như thế, chúng ta có nghĩa vụ nắm quyền lãnh
đạo thế giới”. (Đào Huy Ngọc, “Lịch sử quan hệ quốc tế 1870-1964”, Học viện
quan hệ quốc tế, Hà Nội. 1996, tr.119)
_ Hoạt động của Mỹ hướng vào chống Liên Xô và phong trào cách mạng trên thế giới, chống
lại những diễn biến tích cực của phong trào giải phóng thuộc địa đồng thời với việc lôi kéo,
khống chế đồng minh phương Tây sau chiến tranh, đấu tranh giành giật thuộc địa và khu vực
ảnh hưởng với các đồng minh phương Tây khác. => Tìm cách khẳng định cho được vị trí độc
tôn của Mỹ trong quan hệ quốc tế toàn cầu sau chiến tranh.
 LIÊN XÔ
_ Sau chiến tranh, Liên Xô trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu. Liên Xô thực hiện kế
hoạch khôi phục kinh tế-xã hội ba năm và hướng đến mục tiêu chiến lược hàng đầu là nhanh
chóng khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, giảm quân số và tập trung chi phí quân
sự cho nghiên cứu, phát triển vũ khí chiến lược, vũ khí hạt nhân và từng bước khẳng định,
củng cố vai trò cường quốc của mình.
_ Chính sách đối ngoại của Liên Xô ưu tiên cho việc tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận
lợi cho hoạt động đối nội, trước tiên là củng cố khu vực ảnh hưởng và vành đai an toàn tiếp
giáp với Liên Xô ở phía Tây và phía Đông.
 ANH VÀ PHÁP
_ Suy yếu, chính trị ko ổn định, có yêu cầu nhanh chóng khôi phục kinh tế-xã hội, ổn định
chính trị, duy trì vai trò cường quốc sau chiến tranh; bảo vệ hệ thống thuộc địa và khu vực ảnh
hưởng của mình. Cụ thể:
• Chính sách đối nội và đối ngoại của Anh là nhanh chóng giảm chi phí quốc phòng,
giảm cam kết quân sự với bên ngoài, dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ trong khôi phục kinh
tế và tạo thế để duy trì thuộc địa, khu vực ảnh hưởng bên ngoài bằng hình thức Liên
Hiệp Anh.
• Pháp trung dung trong quan hệ với Mỹ-Anh và “khối Xô viết”, có chính sách tương đối
độc lập so với Mỹ-Anh trong các vấn đề châu Âu. Khác với Anh, Pháp thiên về chính
sách dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích thuộc địa.

_ Anh và Pháp có chung lợi ích trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và chống lại
những biến đổi cách mạng bất lợi cho họ ở Á,Phí và Mĩ Latinh, đồng thời kiềm chế Mỹ trong
mưu đồ lấn chiếm thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của họ.
HỆ QUẢ: Chính sách của các cường quốc phương Tây, nhất là Mỹ đã làm cho
khối Đồng minh trong chiến tranh tan rã.
1.6/ Qhệ quốc tế ở châu Á-Thái Bình Dương 1945-1946 có những biến đổi to lớn
_ Những năm sau chiến tranh Thái Bình Dương, Mỹ chi phối hầu như toàn bộ diễn biến ở châu
Á-Thái Bình Dương và độc quyền chiếm đóng nước Nhật, buộc Nhật phải thực hiện những
điều kiện sâu sắc về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, ngoại giao.
_Ngược lại trong chiến tranh, Liên Xô đã phải tập trung lực lượng ở chiến tranh châu Âu, nên
sau chiến tranh, ảnh hưởng của Liên Xô ko mở rộng được ở châu Á-Thái Bình Dương. Vai trò
của Anh, Pháp, Hà Lan và các đế quốc, thực dân khác giảm dần trong khu vực.
_ Đặc điểm nổi bật là phong trào dân tộc đấu tranh chống chiến tranh và ách thống trị của chủ
nghĩa phát xít chuyển sang đấu tranh giành độc lập tự do, chống lại ách thống trị của thực dân
phương Tây. Đến 1947, hàng loạt các nước châu Á đã dành lại được nền độc lập, tự do.
1.7/ Trong thời điểm chiến tranh kết thúc, thế giới bắt đầu chuyển sang hoà bình,
quan hệ quốc tế trở nên ngày càng phức tạp
_ Liên minh quân sự, chính trị phát xít hoàn toàn tan rã nhưng tàn dư của chủ nghĩa phát xít,
hậu quả của sự thống trị phát xít chưa được giải quyết 1 cách cơ bản. Đấu tranh và thoả hiệp
giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít diễn ra gay gắt trên cơ sở của Hiến chương
Đại Tây Dương và những thoả hiệp Washington, Yanta, Potxdam…
_ Thế giới đan xen nhiều xu hướng khác nhau, bước đầu tập hợp lực lượng theo những liên
minh chính trị, kinh tế, quân sự mới về hai phía.
2. CMT8 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời – Ý nghĩa quốc tế
2.1/ Cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân nổ ra và giành thắng
lợi vào thời điểm cuộc chiến tranh thế giới ở châu Á – Thái Bình Dương đi vào kết
thúc, mở ra thời kì hoà bình, hậu chiến tranh
_ 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ ra thời cơ và tiên đoán thời điểm cách mạng nước ta thành
công: “1945-Việt Nam độc lập”
10/1944, Người kêu gọi đồng bào cả nước: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu

diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân
tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta
phải làm nhanh” (“Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,
tr. 230)
_ Tuy nhiên, trước khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, Hội nghị Potxdam (17/7/1945
đến 2/8/1945) gồm Liên Xô, Mỹ, Anh đã đi đến quyết định chia Đông Dương thành 2 phần,
lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Phía Bắc do quân đội Tưởng Giới Thạch đảm nhiệm, phía nam
giao cho quân đội Anh tiếp quản sự đầu hàng của quân đội Nhật.
_ Áp đặt của các nước lớn tại Hội nghị Potxdam đối với Đông Dương trở thành vật cản lớn
chống lại tiến trình cách mạng ở Đông Dương sau chiến tranh và tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho Pháp trở lại Đông Dương.
_ Thái độ của các nước lớn về vấn đề Đông Dương: (xem sơ đồ, nếu ko hiểu thì xem giáo
trình/14-18)
 MỸ
Thời Roosevelt
_ Mỹ >< Nhật cấm vận dầu mỏ
8/8/1945, gửi công hàm
yêu cầu rút khỏi Đông
Dương
26/11/1945, đề nghị kí
Hiệp ước ko xâm lược lẫn
nhau nhưng bị từ chối.
_ Mỹ = Tưởng: giao việc chống Nhật ở Đông
Dương.
_ Mỹ >< Pháp phủ nhận
chính phủ De Gaulle.
ko giúp Pháp mang quân sang
đánh Đông Dương.
Thời Truman
_ Mỹ = Anh: để Anh chia

sẻ quyền lợi với Tưởng
tiếp quản sự đầu hàng của
Nhật ở Đông Dương.
_ Mỹ = Pháp: thừa nhận
chủ quyền của Pháp ở
Đông Dương
_ Mỹ thác quản quốc tế Đông Dương.
 LIÊN XÔ
_ Liên Xô thác quản quốc tế Đông Dương: muốn Đông Dương độc lập.
_ Liên Xô >< Pháp: ko cho Pháp chiếm Đông Dương.
 ANH
_ Anh = Pháp: trở lại thống trị Đông Dương kể cả bằng vũ lực.
Quyết định Potxdam mang tính chất nửa vời vì ko nói rõ quy chế cho Đông Dương sau
chiến tranh sẽ được độc lập hoàn toàn hay chịu chế độ thác quản quốc tế hoặc giao lại
cho Pháp thống trị như trước.
Đây là thoả hiệp có tính tạm thời và chứa đựng nhiều sự khác nhau, nhất là giữa Mỹ-
Tưởng với Anh-Pháp và giữa Liên Xô với Anh-Mỹ.
_ Tuy nhiên, quyết định đó ko phù hợp với diễn biến tình hình Đông Dương và khu vực châu
Á, ĐNÁ trong thời điểm đó. Hơn thế nữa, nó trái với những cam kết của các nước Đồng minh
đưa ra trước đó, nhất là trong Hiến chương Đại Tây Dương và tuyên bố Têhêran năm 1942 về
tôn trọng quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do của các quốc gia, dân tộc.
2.2/ 28/8/1945, Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng
Bộ ngoại giao được thành lập. 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
tại Quảng trường Ba Đình lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước công nông
đầu tiên ở ĐNÁ. Nền độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
được khẳng định
 THỜI CƠ
_ Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời đúng vào lúc giao thời giữa chiến tranh và hoà bình và
vào thời điểm mà phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực đã kịp dấy lên và giành được
thắng lợi.

_ Nhật vừa đầu hàng, bộ máy chính quyền tay sai của chúng đã rệu rã.
_ Quyết định Potxdam chưa kịp triển khai. Quân đội Anh-Tưởng chưa kịp vào nước ta.
 NGUY CƠ là thực dân Pháp xâm lược, dựa vào quân Anh đưa quân đội tràn vào đánh
chiếm nhằm lật đổ chính quyền cách mạng bằng vũ lực, lập lại ách thống trị thực dân ở
nước ta. Pháp đã nắm chắc trong tay việc tái chiếm Đông Dương và coi đó “chỉ là cuộc
dạo chơi về quân sự”.
Tướng L.Pignon – cố vấn chính trị của Cao uỷ Pháp D’Argenlieu khái quát
trong báo cáo gửi cấp trên: “Việt Minh đang trong tình thế “không đồng minh,
không tiền và hầu như không có vũ khí”
 THÁCH THỨC
_ Đời sống KT-XH đang rối loạn. Nạn khan hiếm lương thực triền miên. Trong 1945 hơn 2
triệu người chết đói. Mọi hoạt động sản xuất, KT, thương mại, tài chính đình đốn.
_ Các thế lực phản động, tay sai nước ngoài âm mưu kích động hòng làm rối loạn xã hội, làm
tê liệt chính quyền nhân dân, dẫn đến lật độ từng phần Nhà nước Việt Nam non trẻ.
_ Dựa vào quyết định Potxdam về Đông Dương, quân Đồng minh liên hiệp lại, dùng quân sự
nhằm áp đặt sự thống trị đối với Đông Dương.
2.3/ Điều có ý nghĩa to lớn là việc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời trong 8/1945
là một bất ngờ lớn đối với chính sách của các nước lớn Đồng minh.
_ Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam độc lập trước lúc quân Đồng minh triển khai lực lượng đã
làm cho quyết định Potxdam trở nên lỗi thời. Quân đội Anh và Tưởng ko còn đóng vai trò giải
phóng Việt Nam-Đông Dương vốn dĩ là thuộc địa của Nhật và cũng ko còn chức năng quản lý
chính trị và hành chính đối với vùng lãnh thổ này mà chỉ làm 1 nhiệm vụ đơn thuần là tước vũ
khí và đưa quân đội Nhật về nước.
_ Việc Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời cùng với những diễn biến tích cực ở Lào và
Campuchia đã làm cho việc Pháp trở lại thống trị Đông Dương trở nên khó khăn hơn, và làm
cho các nước lớn trong Đồng minh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
 Nếu phủ nhận thành quả của CMT8 bằng quân sự - khả năng duy nhất mà các
nước đế quốc, thực dân phương Tây có thể làm lúc bấy giờ - thì vi phạm thô
bạo những cam kết về quyền dân tộc cơ bản, dân tộc tự quyết do chính các
cường quốc trong Đồng minh chống phát xít vừa nêu ra. => gây ra phản ứng

quốc tế bất lợi, tình hình sẽ càng thêm phức tạp.
 Nếu thừa nhận sự tồn tại của Việt Nam dân chủ Cộng hoà thì coi như lợi ích
trong quyết định Potxdam của các nước lớn sẽ ko còn nữa, dẫn đến việc xem
xét lại quyết định Potxdam về Đông Dương cũng như những quyết định khác
liên quan đến hoà bình, an ninh, phân chia các khu vực ảnh hưởng khác trên thế
giới sau chiến tranh giữa các nước lớn, một điều mà các nước lớn trong Đồng
minh rất lo ngại.
KẾT LUẬN:
• CMT8 thành công, Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời về cơ bản phù hợp với xu thế chung,
khi phong trào chiến tranh chống phát xít chuyển sang thời kì chống ách thống trị của thực
dân phương Tây, giành độc lập tự do, trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ, tiến bộ trong quan
hệ quốc tế cũng như nguyên tắc tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, dân tộc tự quyết.
Như vậy, CMT8 thành công đã làm vô hiệu hoá quyết định về Đông Dương của các nước lớn
tại Hội nghị Potxdam.
• Về mặt địa – chính trị, công cuộc cách mạng thành công đưa đến việc thành lập 1 Nhà
nước dân chủ mới ở 1 địa bàn chiến lược trong khu vực ảnh hưởng của các thế lực nước
lớn phương Tây sau chiến tranh.
3. Nhiệm vụ cách mạng, chủ trương đối ngoại và những biện pháp ngoại giao đầu tiên
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
3.1/ Nhà nước cách mạng vừa ra đời đang đứng trước những nhiệm vụ to lớn, cấp
bách:
_ Bảo vệ thành quả CMT8, củng cố chính quyền nhân dân trên cả nước.
_ Đối phó thành công với lực lượng Đồng minh kéo vào nước ta để thực thi quyết định
Potxdam, đặc biệt là quân đội Pháp với mưu đồ “đánh nhanh thắng nhanh” đi đôi với trừ nội
gián, chống tay sai nước ngoài.
_ Chống nghèo đói, xây dựng nền kinh tế tài chính mới, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện dân sinh.
_ Xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang, tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện tự vệ
cho toàn dân.
_ Nâng cao dân trí, xây dựng nền giáo dục mới.
_ Tập trung vào nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

_ Quan trọng hàng đầu vẫn là vấn đề duy trì và củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế
độ mới, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực, đối phó với thế lực thực dân
Pháp xâm lược đang đem quân đánh chiếm nước ta.
3.2/ Bối cảnh quốc tế lúc này đầy rối loạn, diễn biến tình hình ở Việt Nam và Đông
Dương đang chịu sự chi phối rất lớn của nhân tố bên ngoài
_ Đất nước ta đang bị đế quốc, phản động phong toả, cắt mọi quan hệ với bên ngoài. Mặt khác,
các nước lớn tìm cách xoá chính quyền cách mạng, “lập lại trật tự” của thực dân phương Tây ở
xứ sở này. Nhìn tổng thể, kinh tế, tài chính, quân sự, tương quan lực lượng giữa ta và thế lực
thù địch bên ngoài chênh lệch rất lớn.
_ Chính trong thời điểm đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt dùng hoạt động đối
ngoại, công tác ngoại giao như là một thứ vũ khí lợi hại tấn công, kiềm chế, phân hoá thế lực
thù địch, cô lập kẻ thù chính là thế lực hiếu chiến Pháp, từng bước mở rộng đội ngũ trung gian,
bạn bè bên ngoài và phá vòng vây hãm.
3.3/ Nhạy cảm trước những biến đổi mau lẹ của tình hình, sự thay đổi trong chính
sách của các nước lớn về ý đồ của kẻ thù trước mắt, cùng với việc xác định ngoại
giao là quốc sách, là biện pháp chiến lược ngày 3/10/1945, Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kịp thời công bố đường lối của mình dưới hình
thức 1 văn kiện Nhà nước: “ Thông cáo về chính sách ngoại giao của Nhà nước
Cộng hoà Dân chủ Việt Nam”.
_ Cơ sở hoạch định là căn cứ vào tình hình quốc tế và hiện trạng nước ta và căn cứ vào thái độ
của các liệt quốc và lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng.
_ Mục tiêu: góp phần “đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”; cam kết sẽ cùng
các nước trong Đồng minh “xây đắp lại nền hoà bình cùa thế giới”.
_ Về chính sách cụ thể đối với bốn đối tượng chủ yếu trong quan hệ quốc tế của nước ta lúc
bấy giờ, Thông cáo vạch rõ:
+ Với các nước lớn, các nước trong Đồng minh chống phát xít thì “Việt Nam hết sức
thân thiện và thành thực hợp tác trên lập trường bình đẳng và tương ái”.
+ Với Pháp chia làm 2 đối tượng: “Trước hết đối với kiều dân Pháp, nếu họ yên tĩnh
làm ăn và tôn trọng sự độc lập của Việt Nam thì sinh mệnh và tài sản của họ vẫn được bảo vệ
theo luật quốc tế” và “riêng với Chính phủ Pháp Đờ Gôn chủ trương thống trị Việt Nam thì

kiên quyết chống lại”.
+ Với các nước láng giếng, Thông cáo đã khẳng định 1 phương hướng mới của quan hệ
quốc tế Việt Nam, nhấn mạnh đến hữu nghị hợp tác và bình đẳng. Với Trung Hoa, trong thời kì
Hiệp định song thập (10/10/1945) sắp được ký kết, chủ trương của ta là thành thực hợp tác trên
tinh thần bình đẳng, nhằm “thắt chặt tình thân ái khiến hai dân tộc Việt-Hoa tương trợ mà cùng
tiến hoá”.
Riêng với hai nước bạn Cao Miên và Ai Lao (Campuchia và Lào), thì “dây liên lạc lấy dân tộc
tự quyết làm nền tảng, lại càng phải chặt chẽ hơn nữa”. Ba nước Đông Dương “còn có nhiều
mối liên hệ về kinh tế nên sẽ giúp đỡ và sánh vai ngang hàng mà tiến hoá”.
+ Với các nước tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn
sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trng sự xây đắp
và giữ vững nền độc lập.”
_ Về tầm quan trọng và tính cấp thiết của Thông cáo, ngày 6/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gặp giới báo chí trong và ngoài nước để làm rõ thêm chính sách đối với Mỹ, Trung Hoa và
với Pháp, thể hiện sách lược tranh thủ Mỹ, hoà hoãn với Trung Hoa và đòi Pháp thừa nhận nền
độc lập của Việt Nam, đồng thời gợi mở khả năng thoà hiệp để giải quyết xung đột về lợi ích
khác giữa 2 bên.

×