Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Luận văn thạc sỹ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BẢN ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH GIA

Giảng viên hướng dẫn: GS. TS. NGUYỄN VĂN NAM
Học viên thực hiện:

ĐÀM HUY HOÀNG

Lớp:

Cao học K27 Lạng Sơn

Mã học viên:

CH271079

Chuyên ngành:

Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội - 2020



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang trên đà phát triển hết sức sôi
động, và các ngân hàng thương mại (NHTM) đang nắm một vai trò rất quan trọng
quyết định đến sự phát triển đó. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày một gay gắt
hơn, đặc biệt là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng trên trường quốc tế. Như
vậy, các khách hàng có nhiều sự lựa NHTM nhất thiết phải đặt mục tiêu cắt giảm chi
phí, nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó gia tăng thị phần, tối
đa hóa lợi nhuận.
Để thực hiện được mục tiêu trên các NHTM cần phải thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp cho các mảng hoạt động kinh doanh của mình, trong đó chất lượng của hoạt
động huy vốn chính là một trong các yêu tố quan trọng nhất, bởi vì vốn chính là sự
sống của các ngân hàng.
Với mục tiêu giữ vững vị thế là một trong các NHTM lớn nhất Việt Nam và tiếp
tục phát triển bền vững trong tương lai, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam (Agribank) nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Bình Gia (Agribank huyện Bình Gia) nói riêng ln
rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, Ngân
hàng cũng đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngồi nước
có mức lãi suất hấp dẫn và chi phí vốn thấp. Đồng thời, các hình thức huy động vốn
của Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng
vốn của chi nhánh cũng như đòi hỏi của nền kinh tế, chưa khai thác được nguồn vốn
tiềm tàng trong nền kinh tế, nguồn vốn huy động dài hạn cho đầu tư phát triển vẫn
chưa đáp ứng đủ. Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn vẫn cịn nhiều tồn tại cần
nhanh chóng có biện pháp nâng cao chất lượng công tác này.
Sau một thời gian khảo sát nghiên cứu tình hình thực tiễn cơng tác huy động
vốn tại Agribank huyện Bình Gia với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng
huy động vốn của chi nhánh, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng huy
2


2


động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi
nhánh huyện Bình Gia” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam có rất nhiều tác giả thực hiện các cơng trình nghiên cứu về huy động
vốn theo các góc độ khác nhau. Cụ thể như sau:
Nguyễn Hải Long (2019), “Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long”, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở
lý luận về công tác huy động vốn của NHTM như các các hình thức huy động vốn, tổ
chức, quản lý huy động vốn của NHTM. Đặc biệt tác giả làm rõ các chỉ tiêu đánh giá
kết quả huy động vốn của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn
của NHTM; Phân tích thực trạng cơng tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long; Đánh giá những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long; Từ đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh.
Đinh Thị Thanh (2017), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn - Chi nhánh Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ
những nội dung cơ bản của cơng tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn - Chi nhánh Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; tổng hợp, phân tích và rút ra
các nhận xét, kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng huy
động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ; đề xuất các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Ngọc Diên (2015), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khảo sát,

đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

3

3


Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long; đưa ra những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế; đưa ra giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.
Hoàng Minh Sơn (2015), “Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà”, Luận văn
Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã nghiên
cứu cơ sở lý luận về chất lượng huy động vốn của NHTM, đặc biệt tác giả chỉ rõ các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM như: quy mô và tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn, cơ cấu vốn huy động, chi phí huy động vốn, sự phù hợp giữa huy
động vốn và sử dụng vốn; Phân tích thực trạng chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà giai đoạn
2012-2014; Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chất
lượng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Bắc Hà; Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà.
Nguyễn Thị Minh Ngọc (2017), “Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Đà
Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn và phương
thức huy động vốn, đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Bắc Á trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017. Trên cơ sở nhìn
nhận những mặt hạn chế, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ,
Ngân hàng nhà nước và các giải pháp đối với Ngân hàng Bắc Á nhằm nâng cao hiệu

quả huy động vốn tại đơn vị. Thông qua luận văn trên, tác giả có cái nhìn tổng qt về
các biện pháp huy động vốn cho NHTM làm cơ sở vận dụng nghiên cứu các giải pháp
huy động vốn dân cư của ngân hàng BIDV Hải Dương.
Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn nêu trên đã luận giải nhiều vấn
đề về huy động vốn tại các NHTM; tình hình huy động thực tế, chỉ ra và đánh giá
được những hạn chế yếu kém trong công tác huy động vốn để từ đó đưa ra các giải

4

4


pháp nhằm hồn thiện các chính sách huy động vốn. Đề tài luận văn “Nâng cao chất
lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia” của tác giả nghiên cứu về tình hình huy động
vốn tại Agribank huyện Bình Gia với nội dung, khơng gian và thời gian nghiên cứu
riêng; không trùng lặp với các nghiên cứu đã cơng bố.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn và chất
lượng huy động vốn của NHTM.
- Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và chất lượng huy động vốn của
Agribank huyện Bình Gia.
- Trên cơ sở phân tích những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại trong cơng tác huy
động vốn, tìm giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank huyện Bình
Gia.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: tại Agribank huyện Bình Gia
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2017 đến 2019 và định hướng giải pháp tới năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các dữ liệu thứ cấp kế thừa các số liệu thực tế thông qua các tài liệu
được công bố như số liệu thống kê, báo cáo, các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài, các bài viết trên các website.... Cụ thể:
+ Thu thập từ dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo hàng năm của Agribank
huyện Bình Gia qua các năm 2017- 2019. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông
tin mà tác giả cần sử dụng trong luận văn như: các văn bản hướng dẫn liên quan tới
hoạt động huy động vốn; thông tin về số lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn; tình
hình kết quả hoạt động kinh doanh;

5

5


+ Thu thập dữ liệu từ chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh, mục tiêu
và định hướng phát triển hoạt động huy động vốn đến năm 2025.
- Thu thập tài liệu sơ cấp
Để thu thập tài liệu sơ cấp, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến một số khách
hàng cá nhân và tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ tiền gửi tại chi nhánh. Thông qua việc
thực hiện khảo sát, ta sẽ biết được những phản ánh đánh giá của khách hàng về hoạt
động huy động vốn, từ đó có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng huy động
của chi nhánh và đồng thời tìm ra được những tồn tại hạn chế trong hoạt động huy
động vốn của chi nhánh.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: Phương pháp thống kê, phân tích
– tổng hợp, mơ tả, phương pháp so sánh... từ đó đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp để làm rõ những đặc điểm của tình
hình huy động vốn tại Agribank huyện Bình Gia, khái quát vấn đề nghiên cứu và đưa
ra những nhận định, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu;
Trên cơ sở dựa vào các số liệu thu thập, phương pháp thống kê, thống kê mô tả
được sử dụng để phán ánh một cách tổng quát về đối tượng cần nghiên cứu;
Từ việc thu thập từ dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo hàng năm của Agribank
huyện Bình Gia qua các năm 2017 - 2019. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối
chứng để tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn qua các năm.
Ngoài ra, trong q trình hồn thành luận văn cịn sử dụng các phương pháp
khác như phương pháp biểu đồ, hình vẽ. Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thơng
qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát về hoạt động huy động vốn tại
Agribank huyện Bình Gia.
6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng huy động vốn tại các ngân
hàng thương mại;

6

6


Chương 2: Thực trạng chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia;
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia.
Kết cấu luận văn cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.1.2. Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.4. Vai trò nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
1.2. Chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng huy động vốn
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng huy động vốn
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng huy động vốn của một số Ngân hàng
thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng huy động vốn của một số Ngân hàng
thương mại
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH GIA
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia

7

7


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
2.2. Thực trạng chất lượng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
2.2.1. Các sản phẩm huy động vốn tại chi nhánh
2.2.2. Chính sách huy động vốn của chi nhánh
2.2.3. Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh
2.3. Đánh giá chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH GIA
3.1. Định hướng phát triển và định hướng huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
3.1.1. Định hướng phát triển
3.1.2. Định hướng huy động vốn
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Gia
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2. Kiến nghị với chính phủ
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

8


8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank huyện Bình Gia (2017, 2018, 2019), Báo cáo hoạt động kinh
doanh các năm 2017, 2018, 2019, Lạng Sơn.
2. Nguyễn Ngọc Diên (2015), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính
- Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều (2013), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Nguyễn Hải Long (2019), “Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long”, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
8. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB
Tài chính, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2017), “Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Đà
Nẵng.
10. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về việc Quy
định các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
11. Lưu Văn Nghiêm (2013), Giáo trình Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9

9


13. Hoàng Minh Sơn (2015), “Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà”, Luận
văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Đinh Thị Thanh (2017), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ Tài
chính - Ngân hàng, Đại học Thương Mại.
15. Đinh Đức Thịnh, Nguyễn Hồng Yến (2012), Giáo trình Kế toán ngân hàng
thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội

Ý kiến của giảng viên hướng dẫn

Người lập đề cương

10

10



×