Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Sang kien dia ly _Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hiệu quả số liệu thống kê ở SGK Địa lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.77 KB, 38 trang )

Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm

1


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường nói riêng
rất đa dạng, phong phú nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, ...) và ở
dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê). Để khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả phục
vụ cho cơng tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí kinh tế - xã hội ở trường phổ thơng,
đây là một điểm khó đối với giáo viên Địa lí.
Các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê về kinh tế - xã hội nói riêng có
một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí
kinh tế - xã hội.
Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nước ta nói
riêng và khu vực thế giới nói chung có những biến động thường xuyên, thay đổi hàng ngày,
hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ sung đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ
thơng cần phải có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi
với số liệu cũ là điều quan trọng. Thêm vào đó và các số liệu kinh tế - xã hội được công bố
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần ảnh hưởng nhất định đến
việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh.
Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc "Đi tìm phương pháp hiệu quả nhất
trong việc khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu" trong chương trình Địa lí phổ
thơng nói chung và Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam ở chương trình 12 nói riêng
là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức từ các dạng số liệu của các thế hệ đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã
mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó cịn có một số giáo viên còn lúng túng
trong việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, dẫn đến kiến thức bổ trợ cho
kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tới, lĩnh hội kiến


thức của học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnh
hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ mơn Địa lí trong trường phổ thơng được xem là
"mơn phụ", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) ít để tâm,
mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lịng - "học vẹt" phần kênh chữ và một số số liệu
đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy - học tập bộ mơn theo hướng tích cực,
chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí.
Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm hiện nay
thì việc khai thác bảng số liệu là một trong những phần góp nên thành cơng trong việc phát
huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Qua

2


Chun đề Sáng kiến kinh nghiệm
đây, tơi xin góp một vài ý kiến nhỏ trong đề tài "Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức
hiệu quả số liệu thống kê ở SGK Địa lí 12".
2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tịi sáng tạo của học sinh trong học tập bộ
mơn địa lí. Ngồi ra cịn giúp người dạy biết cách khai thác các dạng số liệu tống kê, nhằm
bổ trợ đắc lực cho kiến thức của các bài giảng thêm phong phú.
Các số liệu thống kê trong chương trình Địa lí rất đa dạng, vừa mang tính chất minh
họa , vừa để chứng minh, vừa là kênh chữ và cũng là kênh hình ở SGK. Trước đây trong quá
trình giảng dạy, một số giáo viên thường hay bỏ qua các số liệu , bảng số liệu nên bài giảng
chưa sinh động, chưa thực tiễn.
Thực hiện chun đề này, tơi muốn góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học và tìm tịi sáng tạo của người
dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập mơn địa lí 12.

4. Phạm vi nghiên cứu và giá trị sử dụng của đề tài :
a. Phạm vi :
- Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 12 chương trình – Sách giáo khoa.
- Giới hạn trong việc tạo kỹ năng khai thác số liệu cho giáo viên.
- Thực nghiệm và đối chứng lấy ở 2 lớp 12 : 12A5 và 12A6 mà tôi trực tiếp giảng dạy
tại trường THPT Trường Chinh.
b. Giá trị sử dụng :
- Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy mơn
địa lí 12.
- Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu đề hình thành kỷ năng, phương pháp học tập
tốt hơn .
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí 12 ở trường THPT Trường Chinh và
nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

3


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận :
Các số liệu thống kê trước hết dùng để "minh hoạ" nhằm làm rõ các nội dung kiến
thức Địa lí. Có các số liệu, những kiến thức được trình bày sẽ có sức thuyết phục cao trong
bài giảng.
Trong sự phát triển của khoa học Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng,
các quan điểm về Địa lí kinh tế - xã hội khơng ngừng được nêu ra và hồn thiện, các mơ
hình kinh tế thế giới ngày càng đa dạng, các số liệu thống kê sẽ giúp cho người nghiên cứu,

học tập sẽ "lượng hố" được các dữ liệu và có cách nhìn đúng đắn về mơ hình nêu ra.
Thơng qua phân tích, so sách, đối chiếu các số liệu, cịn có khả năng "cụ thể hố”
các khái niệm, các quy luật Địa lí. Ví dụ: Khi dạy về lãnh thổ Việt Nam thì các số liệu về
diện tích, chiều dài, độ cao của các dãy núi, về nhiệt độ, lượng mưa, tổng GDP, GDP/người
… sẽ làm cho các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta hay các vùng được trình
bày trở nên rõ ràng.
Việc phân tích nội dung các số liệu, bảng số liệu và hình thức biểu hiện trực quan của
số liệu (biểu đồ, bản đồ, …) góp phần làm sáng tỏ các mối quan hệ địa lí để qua đó học sinh
tự tìm ra và giải thích được chúng.
Việc lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu điển hình cịn có tác dụng xác định được
các quy luật và mối liên hệ trong sự phát triển về kinh tế - xã hội.
Các số liệu và bảng số liệu thống kê là cơ sở của các nhận xét hoặc của các tri thức
địa lí khái qt, đồng thời có thể là sự cụ thể hoá hoặc minh hoạ để làm rõ các kiến thức địa
lí. Chúng khơng phải là những kiến thức địa lí cần phải nhớ kỹ mà chỉ đóng vai trị làm
phương tiện của học sinh trong q trình lĩnh hội kiến thức.
Bằng việc phân tích các số liệu, bảng số liệu, học sinh có thể tự mình nhận được các
kiến thức địa lí cần thiết. Từ đó, hoặc nhớ vào việc xem xét các mối liên quan của số liệu,
bảng số liệu, học sinh sẽ nắm được chắc chắn và chứng minh được vấn đề cần nắm.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a. Thuận lợi :
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, phương tiện và và đồ dùng phục vụ
cho công tác dạy học được trang bị khá đầy đủ. Mơn địa lí trong chương trình phổ thông
được thực hiện giảng dạy từ 1,5 – 2 tiết/ tuần. Giáo viên thường xuyên được tập huấn
chuyên môn. Mặt khác, hiện nay mơn địa lí được đưa vào chương trình thi THPT quốc gia,
nên mơn địa lí được chú trọng hơn. Mặt khác học sinh của trường ngày càng có đầu vào cao
hơn, rất nhiều em thích học các mơn xã hội, trong đó có mơn địa lí.
b. Khó khăn :

4



Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy cũng như trong việc thực hiện chuyên đề này, tôi gặp khá
nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu từ học sinh. Đa số học sinh mất hết kiến thức từ các
lớp dưới, phân hóa khơng đều ở các lớp. Đa số học sinh của trường chủ yếu là con em đồng
bào tại chỗ, nên việc tiếp nhận kiến thức gặp khó khăn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp:
Thơng qua chun đề này cịn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về phân tích, xử lý
các dạng số liệu cũng như chứng minh một vấn đề địa lí cụ thể và giúp cho giáo viên có một
cách nhìn đúng đắn và biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê ở sách giáo khoa và thu
thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Địa
lí học đang gắn với thực tiễn cuộc sống, phản ánh thực trạng nền kinh tế - xã hội của Đất
nước trong thời kỳ Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá và bước vào giai đoạn hội nhập sâu sắc
với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới hiện nay.
b. Nội dung và cách thức thực hiện :
* Các bước tiến hành phân tích số liệu thống kê:
Để khai thác số liệu thống kê có hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau:
- Xác định mục đích phân tích số liệu:
Để tiến hành phân tích số liệu thống kê thì người giáo viên cần phải xác định rõ mục
đích phân tích, thống kê nhằm đạt được những nội dung gì.
Khi phân tích số liệu thống kê ta có thể phân tích một hiện tượng nào đó từ mọi mặt
hoặc có thể một khía cạnh nào đó của hiện tượng, điều này hồn tồn do mục đích phân tích
quyết định.
Trong thực tiễn của cơng tác phân tích số liệu, nếu khơng xác định được mục đích
phân tích thì về căn bản sẽ không sử dụng hết giá trị của số liệu. Nên khi phân tích số liệu,
số liệu thống kê phần quan trọng nhất là phải xác định được mục đích,
yêu cầu và nội dung của việc phân tích và sử dụng như thế nào trong bài giảng, về truyền thu
kiến thức hay rèn luyện kỹ năng địa lí.
- Đánh giá các số liệu thống kê:

Qua phân tích mục đích đã được xác định trên, khi tiến hành phân tích số liệu thống
kê trong địa lí, giáo viên cần lưu ý việc sử dụng nguồn tài liệu: Nên sử dụng tài liệu chính là
SGK (các số liệu ở sách giáo khoa được các tác giả biên soạn chọn lọc theo các nội dung).
Nhưng do số liệu kinh tế - xã hội thay đổi thường xuyên, các số liệu ở SGK nhiều lúc không
phù hợp với các vấn đề, cần thu thập thêm các nguồn số liệu khác bổ sung. Nhưng giáo viên
cần lưu ý việc các tài liệu đó có phù hợp với nội dung, vấn đề của bài học hay không? Nếu

5


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
dùng số liệu không phù hợp, khơng đáng tin cậy thì kết luận khơng đúng, sai lầm về các vấn
đề đưa ra.
Vậy việc đánh giá số liệu thống kê như thế nào? Vấn đề này cần chú ý trong quá trình
thu thập số liệu và trong việc xử lý, tính tốn số liệu cũng như xác định nguồn gốc, xuất xứ
của số liệu đó.
- Phân tích, so sánh và đối chiếu các số liệu, sử dụng một phép toán đơn giản để rút ra
những nhận xét cần thiết:
Sau khi tiến hành chọn lọc các số liệu cần phải so sánh, đối chiếu để hiểu được số
liệu, để rút ra kết luận cần thiết.
+ Thể hiện các số liệu thống kê (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng các đồ thị, biểu đồ
thống kê, xây dựng các số liệu biểu đồ - bản đồ, số liệu thống kê được thể hiện bằng các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật (máy tính), …):
Đối với số liệu thống kê được sử dụng trong bài giảng nhằm minh hoạ và nêu bật
được ý nghĩa của kiến thức địa lí. Ngồi ra cịn có tác dụng cụ thể, các khái niệm, rèn luyện
kỹ năng tư duy và kỹ năng địa lí.
Trong dạy Địa lí kinh tế - xã hội để có hiệu quả, gây hứng thú học tập và giúp học
sinh có ấn tượng sâu sắc, gây tính thẩm mĩ trong q trình học tập là khơng thể thiếu trong
việc thể hiện các số liệu thống kê bằng hình thức như: Biểu đồ, bản đồ, …
+ Nêu kết luận và giá trị của nó đối với việc thực hiện nội dung bài giảng (truyền thụ

kiến thức hay rèn luyện kỹ năng):
Trong quá trình khai thác số liệu thống kê, bước quan trọng cuối cùng là kết luận một
cách rõ ràng, tỉ mỉ, khoa học. Đây là vấn đề phân tích số liệu thống kê cần đạt tới. Nhất là
những dạng số liệu thống kê về tình hình kinh tế hay xã hội của một nước, một vùng miền
nên trong quá trình rút ra kết luận, giáo viên cần lưu ý để rút ra những kết luận cần thiết,
ngắn gọn, khoa học, … Góp phần bỗ trợ kiến thức cho bài giảng thêm sinh động, gắn liền
với thực tế.
* Nội dung chủ yếu trong việc sử dụng số liệu thống kê:
a) Thu thập số liệu thống kê
b) Xử lý số liệu thống kê
c) Phân loại số liệu thống kê
d) Phân tích số liệu thống kê
Các số liệu trong SGK Địa lí 12 thường được biểu hiện dưới các dạng sau:
- Các số liệu riêng biệt

6


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
- Bảng số liệu
- Số liệu ở các biểu đồ, lược đồ.
Các số liệu riêng biệt:
Các số liệu riêng biệt trong SGK Địa lí 12 chiếm một tỷ lệ rất lớn, chúng được phân
bố rải rác từng phần, từng nội dung, từng bài cụ thể.
Với đặc trưng của chương trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam nên các số liệu đưa ra
được xử lý khá kĩ cũng như tinh lọc từng vấn đề ở các nội dung để học sinh dễ ghi nhớ, dễ
nắm bắt và so sánh với nhau.
Khi đưa ra các con số, giáo viên nêu đặt câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, để học sinh
tìm ra các mối quan hệ cần thiết.
Trong quá trình sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các số liệu thống

kê cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sau:
- Biết đọc được nội dung các loại số liệu:
Số liệu đó thể hiện nội dung gì? Có tác dụng gì với phần kênh chữ của sách giáo
khoa? Thể hiện ở dạng nào? Thô (%) hay dạng số liệu tinh (triệu người, tấn, km2, tỉ USD
…)?
Ví dụ 1: Bài 1, trang 8 "Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn từ 1975
đến 2004"
⇒ Mặc dù tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các giai đoạn. Nhưng nước ta vẫn
đứng ở mức cao trong khu vực Đơng Nam Á, sau Singapo.
Ví dụ 2: Bài 1, trang 10 "Ngoại thương của Việt Nam: Tổng giá trị xuất nhập khẩu
năm 1986 là 3 tỉ USD, năm 2005 là 69,2 tỉ USD, tăng trung bình 17,9%"..
⇒ Giúp học sinh biết được tình hình ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển
mạnh lên một tầm cao mới. Điều này chứng minh rằng kinh tế Việt Nam ngày
một đi lên và cũng khẳng định rằng công cuộc đổi mới mà Đảng, Nhà nước thực hiện là một
con đường đúng đắn.
Ví dụ 3: Bài 6, trang 67 "Đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc". Dân số Việt
Nam năm 2006: 84.516 nghìn người ⇒ Việt Nam là một nước đơng dân, đứng thứ 3 ở khu
vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Ví dụ 4: Bài 18, trang 79 "Ảnh hưởng của đơ thị hố đến phát triển kinh tế - xã
hội". Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước; 84% GDP cơng nghiệp - xây
dựng; 87% GDP dịch vụ và 80% vào ngân sách Nhà nước.

7


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
⇒ Thông qua những số liệu này học sinh sẽ biết được vai trò của khu vực đơ thị đối
với q trình phát triển kinh tế - xã hội và so sánh được với khu vực trong cơ cấu kinh tế, cơ
cấu ngành rất thấp. Đây được xem là bức tranh tương phản về nền kinh tế - xã hội giữa khu
vực nông thôn - thành thị.

Ví dụ 5: Bài 30, trang 119 – NC "Tình hình sản xuất lương thực"
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (1980) lên 6,04 triệu ha
(1990); 7,5 triệu ha (2002), sau đó giảm nhẹ còn 7,3 triệu ha (2005).
- Năng suất Lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất Lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm
1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm).
- Sản lượng Lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn (năm 1980), lên 19,2 triệu tấn (năm
1990) và hiện nay đạt trên 36 triệu tấn.
⇒ Qua đây giáo viên cần cho học sinh thấy tình hình sản xuất lương thực của nước ta
phát triển mạnh, khơng chỉ về diện tích ngày càng mở rộng mà năng suất cũng như sản
lượng ngày một tăng.
⇒ Từ đây học sinh sẽ thấy được: Để có được những thành tựu này đó là do chính sách
phát triển nơng nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lương thực nói riêng của Nhà nước và
nhân dân ta.
- Biết làm trịn số liệu :
Do tính chất và nhiệm vụ của bộ mơn và chương trình Địa lí kinh tế - xã hội ở phổ
thơng, những số liệu đó với mục đích là làm dẫn chứng, khơng yêu cầu học sinh phải nhớ,
song có những số liệu u cầu phải nhớ, tuy khơng nhiều đó là những số liệu cơ bản đã được
chọn lọc. Đối với các con số phức tạp khi không cần yêu cầu học sinh phải nhớ thật chính
xác thì cần phải làm trịn để tránh tình trạng học sinh ghi nhớ một cách máy móc, khơng hiểu
được ý nghĩa của các con số đó nói lên vấn đề gì.
Đối với chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 12, tuy có điểm chung với chương trình
Địa lí kinh tế - xã hội lớp 11 nhưng về mặt số liệu ở sách giáo khoa Địa lí 12 thì có nhiều
điểm khác biệt. Tuy nhiên trong q trình giảng dạy, giáo viên khơng nên u cầu học sinh
ghi nhớ một cách máy móc các loại số liệu, cần lựa chọn loại số liệu nào cần ghi nhớ, loại
nào nên giảm lược hay làm tròn số liệu một cách khoa học để dễ nhớ nhưng vẫn đảm bảo
tính khoa học, chính xác của các số liệu.
Trong q trình làm trịn số liệu cần chú ý cách làm tròn như sau :
- Đối với hàng tỉ nên lấy hai số lẻ (2282 triệu thay bằng 2,28 tỉ).
- Đối với hàng triệu nên lấy một số lẻ (17,075 triệu thay bằng 17,1 triệu).


8


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hàng nghìn nên lấy một số lẻ đến hàng trăm (38.489 USD thay bằng
38.500 USD).
- Hoặc cũng có một số cách khác, chẳng hạn :
Ví dụ :
- Diện tích nước ta : 331.212 km2 thì có thể làm trịn thành trên 331.000 km 2 hoặc hơn
33,1 triệu ha để giúp học sinh dễ nhớ.
- Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 84.156 nghìn người (2006) ⇒ làm trịn hơn
84 triệu người.
- Năm 2005, số dân hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người chiếm 51,2%
tổng số dân ⇒ làm tròn hơn 42,5 triệu người và chiếm hơn 51% tổng số dân.
- Năm 2005 GDP của nước ta đạt 53.114,6 triệu USD, đứng thứ 6 ở khu vực Đông
Nam Á, thứ 21 ở Châu Á và thứ 58 trên thế giới ⇒ làm tròn hơn 53.114 triệu USD.
- Năng suất Lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất Lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm
1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm) ⇒ Phần này vừa cho học sinh so
sánh giữa các năm với nhau để học sinh dễ nhớ nên có thể lược bỏ năm 1980 và làm tròn số
liệu năm 1990 là hơn 31 tạ/ha/năm.
- Biết cách so sánh giữa các con số với nhau :
Trong quá trình so sánh các số liệu với nhau cần phải là những số liệu cùng loại với
nhau, có thể là khác thời gian nhau.
Thông qua so sánh giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực của
các số liệu đó nói lên điều gì về một vấn đề của ngành kinh tế (Nông nghiệp, công nghiệp,
… ), một sản phẩm (Cà phê, Cao su, Lúa, … ) hay một vấn đề lớn của một vùng ở nước ta
(Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng hay Đồng Bằng Sông Cửu Long), cả nước và giữa
nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ví dụ 1: "Năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha
đất sử dụng trong Nơng nghiệp (chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên), trung bình hơn 0,1

ha trên đầu người. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng, ở Đồng bằng có khoảng 350
nghìn ha, cịn lại 5 triệu ha là đất đồi núi hoang hố nặng" - SGK Địa lí 12, trang 67 NC
và 60 CB.
- Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân thông qua gợi mở của giáo viên để rút ra được
kết luận sau:
⇒ Diện tích đất có rừng (12,7 triệu ha) của nước ta cịn ít so với một nước có diện
tích là đồi núi (75%) và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, q trình phong hố
diễn ra mạnh mẽ.

9


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
⇒ Với 9,4 triệu ha đất Nơng nghiệp là q ít cho một nước có số dân hoạt động sản
xuất Nơng nghiệp đơng (57,3%), bình quân đất Nông nghiệp trên đầu người cũng rất thấp.
⇒ Từ những so sánh trên, giáo viên cần cho học sinh thấy được trước thực trạng của
nguồn tài nguyên đất của nước ta không chỉ bị thu hẹp do quá trình cơng nghiệp hố, dân số
tăng nhanh, khả năng mở rộng rất ít mà hiện nay đang bị suy thối nghiêm trọng nên cần
phải có chính sách khai thác, sử dụng đất có hiệu quả về mọi mặt.
Ví dụ 2: "Nước ta có khoảng 3,2 triệu người Việt ở nước ngoài, tập trung nhiều
nhất ở Hoa Kỳ, Austraylia, … ” - Bài 16 CB, 21 NC. Trong giai đoạn hiện nay, với lực
lượng dân số đông sinh sống ở nước ngi đó có những thuận lợi nào trong q trình phát
triển kinh tế - xã hội nhất là thời kỳ Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố?
⇒ Để giúp học sinh hiểu được vấn đề người Việt ở nước ngoài (Việt Kiều) hiện nay
đang có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước như đầu tư
vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giao thơng vận tải, giáo dục … bằng các ví dụ cụ thể
ở các dự án phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực hay ở giáo dục, ...
Ví dụ 3: "Năm 2004 so với năm 1990, khối lượng hàng vận chuyển bằng đường
hàng không tăng 24,6 lần; Khối lượng luân chuyển tăng 57,5 lần; Vận chuyển hành
khách tăng 11,0 lần và khối lượng luân chuyển hành khách tăng 20,5 lần". Qua đây đã

nói lên được điều gì về vận chuyển đường hàng không của nước ta?
⇒ Đây là phần học sinh dễ dàng so sánh, tuy nhiên giáo viên cần phải cho học sinh
biết được trong giai đoạn hiện nay, nước ta chú trọng phát triển đường hàng không như: Xây
dựng mới, mở rộng, nâng cấp các sân bay, mua sắm trang thiết bị, máy bay hiện đại, ….
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là trong thời kỳ mở cửa và Cơng
nghiệp hố - Hiện đại hoá đất nước. Ngành vận tải đường hàng khơng có vai trị gắn kết các
vùng kinh tế trong ngoài nước và được xem là cầu nối nhanh nhất giữa các vùng miền và
giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Biết xác định đúng đắn các số liệu điển hình:
Khi chứng minh cho một đặc điểm, một kết luận về một vấn đề kinh tế - xã hội cần
giúp cho học sinh biết cách lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu điển hình, thể hiện đặc
trưng của đối tượng cần chứng minh. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng cần hình thành
cho học sinh.
Đối với chương trình SGK Địa lí 12, các số liệu đưa ra dù là số liệu tương đối hay
tuyệt đối thì đây vẫn là những số liệu điển hình, có tính chọn lọc cao. Vai trị hỗ trợ cho phần
kênh chữ của SGK.
Ví dụ 1: Để chứng minh khí hậu nước ta phân hoá thành 2 miền đặc trưng của khí hậu
miền Nam và miền Bắc, cần đưa ra số liệu cụ thể về đặc điểm khí hậu của 2 miền:

10


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
- Miền Bắc: Từ dãy Bạch Mã trở ra: Đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa
đơng lạnh thể hiện:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
+ Tháng mùa đơng trung bình dưới 180C (mùa đông kéo dài từ 2  3 tháng)
- Miền Nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam: Đặc trưng khí hậu cận xích đạo gió mùa,
thể hiện:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

+ Khơng có tháng nào trung bình dưới 200C.
⇒ Từ đó học sinh dễ dàng nhận định được sự khác nhau của 2 miền thông qua đặc
trưng của nhiệt độ. Thông qua nhiệt độ này học sinh cũng có thể liên hệ sang các thành phần
tự nhiên khác như: Cảnh quan, sinh vật, …. và sự phát triển của các ngành kinh tế phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên như Nông nghiệp hay nghề cá, làm muối, ….
Ví dụ 2: Để khẳng định lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ của nước ta ngày càng đi
lên, phục vụ tốt hơn cho sức khoẻ của người dân thì giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra
được:
- Năm 2007, 99% số xã, phường có trạm y tế.
- Số trạm y tế có Bác sĩ: 68%.
- Số Bác sĩ và y sĩ, dược sĩ tăng nhanh. So với năm 2002 thì năm 2006 số Bác sĩ tăng
11,9%, dược sĩ có bằng Đại học tăng 2,1%, ...
- Năm 2001, bình qn có 5,2 Bác sĩ/1 vạn dân ⇒ Năm 2005 là 6,3 Bác sĩ/1 vạn dân.
⇒ Qua đó học sinh biết được ngành y tế của nước ta ngày càng phát triển. Sự phát
triển này nhờ những nổ lực của Nhà nước trong chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ cho mọi
người dân. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của các nước trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo cán
bộ, cung cấp trang thiết bị y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, ... Trên đây cũng chưa khẳng định
được sự phát triển của y tế. Ngoài ra hiện nay nước ta đã thanh toán xong một số bệnh trước
đây xem là hiểm nghèo, không thể chữa được như bệnh phong, sốt rét và điều trị thành cơng
những ca mổ khó như: Mổ tách cặp song sinh Việt Đức, một ca mổ dính khó trong y học vào
tháng 10/2008.
Hiện nay, trên nhiều địa phương đã xây dựng nhiều bệnh viện đa khoa, chuyên khoa
có chất lượng cao. Khơng chỉ vậy, hiện nay các bệnh viện tư nhân và nước ngoài cũng được
xây dựng nhiều ở nước ta, ... ⇒ Đây là một bước tiến mới trong xã hội hoá ngành y tế ở
nước ta trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.

11


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 3: Sự chuyển hoá cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện khá rõ, nhất là trong nội
bộ từng ngành. Khu vực I: Nông - Lâm - Ngư nghiệp, xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp,
tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Cụ thể:
- Năm 1990, Nông nghiệp chiếm 83,4% ⇒ Năm 2005 giảm còn 71,5%.
- Năm 1990, Thuỷ sản chiếm 8,7% ⇒ Năm 2005 tăng lên 24,8%.
⇒ Sau khi học sinh đưa ra được các số liệu chứng minh sự chuyển dịch trong nội bộ
ngành Nơng nghiệp thì giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm về từng ngành cũng như
nguyên nhân của sự chuyển dịch trên.
* Các bảng số liệu:
Các bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí 12 rất nhiều, chủ yếu dạng số liệu về
kinh tế - xã hội. Với các bảng số liệu được dùng để chứng minh, minh hoạ trong q trình
giải thích các hiện tượng, quy luật kinh tế - xã hội tương tự như cách dùng số liệu riêng biệt
đã đề cập ở phần trên.
Tuy nhiên, việc sử dụng bảng số liệu có tác dụng lớn hơn cả là khi dùng làm phương
tiện hướng dẫn cho học sinh khai thác kiến thức. Thông qua các số liệu trong bảng, học sinh
có thể vận dụng các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra mối liên hệ,
những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia,
khu vực hoặc sự phát triển của từng ngành cụ thể.
Trước khi sử dụng bảng số liệu, giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân loại theo từng
vấn đề, nội dung, ví dụ: Các bảng trình bày về cơ cấu (cơ cấu lao động, cơ cấu ngành), về
sự phát triển (phát triển dân số, một ngành kinh tế, sản lượng qua các mốc thời gian … )
hoặc về sự phát triển kinh tế chung của một nước, một vùng (gồm các ngành sản xuất và các
hoạt động cụ kinh tế).
Nói chung, các bảng số liệu thống kê được sử dụng rộng rãi, có vai trị quan trọng
trong q trình dạy học Địa lí kinh tế - xã hội của giáo viên và học tập của học sinh. Tất cả
các chương, bài của chương trình Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng đều sử dụng bảng
số liệu.
Để khai thác có hiệu quả thì học sinh phải có một số kỹ năng, các kỹ năng này học
sinh được rèn luyện từ chương trình lớp dưới, đến đây giáo viên cần hoàn thiện cho học
sinh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một học sinh nào cũng có kỹ năng phân tích, xử lý và

khai thác bảng số liệu tốt mà đa số kỹ năng này học sinh xem thường hoặc hoàn thiện chưa
tốt nên giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu:
Theo các bước sau:
* Đọc tên bảng số liệu.

12


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
* Chú ý xem con số trong bảng được biểu thị theo đơn vị nào ? Tài liệu đưa ra năm
nào ?
* Đọc nhan đề hàng dọc (cột), hàng ngang (dòng).
* Đối chiếu số liệu theo cột và dòng.
* Đưa ra nhận xét về các đặc điểm, hiện tượng được biểu thị qua số liệu.
* Xử lý số liệu để thể hiện qua các dạng khác như vẽ biểu đồ, …
Ví dụ : Bảng 26.1 : "Tốc độ tăng GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Đông Nam Á" trang 99 – Nâng cao.
Đơn vị : %
Năm
1995
1998
2000
2002
2004
2005
Nước
Inđônêxia
8,2
- 13,1

4,9
4,4
5,1
5,6
Malayxia
9,4
- 7,4
8,9
4,4
7,1
5,3
Philippin
7,4
- 0,6
6,0
4,5
6,0
5,1
Singapo
8,0
0,1
9,4
4,0
8,7
6,4
Thái Lan
9,3
- 10,8
4,8
5,3

6,2
4,5
Việt Nam
9,5
5,8
6,8
7,1
7,8
8,4
So sánh và rút ra nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam với một số nước
trong khu vực.
- Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc tên bảng số liệu : "Tốc độ tăng
GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á"
- Số liệu được biểu thị dưới dạng thô, tương đối hay %.
- Hàng : Tốc độ tăng GDP của từng nước qua các năm.
- Cột : Tốc độ tăng GDP của từng nước trong một năm (1995, 1998, ...)
- Đối chiếu số liệu theo cột và dòng.
+ Năm 1995 : Các nước có tốc độ tăng GDP cao, trong đó cao nhất là Việt Nam :
9,5%, thấp nhất là Philippin : 7,4%.
+ Năm 2000 : Tốc độ tăng GDP của các nước có sự chênh lệch lớn, trong đó cao nhất
là Singapo : 9,4%, thấp nhất là Thái Lan : 4,8% ; Việt Nam ở mức trung bình : 6,8%.
+ Inđơnêxia : Từ năm 1995 - 2005, tốc độ tăng GDP có sự biến động lớn, nhất là từ
1995 – 1998 giảm rất mạnh, ...

13


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
+ Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đơng Nam Á có tốc độ tăng GDP ổn
định, tuy có biến động nhưng khơng đáng kể, nhất là thời kỳ các nước trong khu vực có tốc

độ tăng GDP bị giảm sút mạnh như năm 1998 nhưng nước ta vẫn giữ ở mức khá cao : 5,8%.
- Xử lý số liệu để thể hiện qua các dạng khác như : Vẽ biểu đồ, ... (Yêu cầu học sinh
vẽ biểu đồ đường biểu diễn).
- Các bước đọc bảng số liệu :
Khi nêu lên các bước đọc bảng số liệu, giáo viên nên lưu ý học sinh sử dụng không
phải là một mà là một vài số liệu.
* Trong một số trường hợp thì cần đọc và đối chiếu các số liệu theo cột dọc.
Ví dụ 1 : Bảng 22.2 : "Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai
đoạn 2000 - 2005" trang 84, bài 22- NC.
Đơn vị : %
Năm
2000
2002
2003
2004
2005
Khu vực kinh tế
Tổng số
100
100
100
100
100
Nông – Lâm – Ngư
65,1
61,9
60,3
58,5
57,3
nghiệp

Công nghiệp – Xây
13,1
15,4
16,5
17,3
18,2
dựng
Dịch vụ
21,8
22,7
23,2
23,9
24,5
Qua bảng trên hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực
kinh tế ở nước ta.
⇒ Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh theo các năm để thấy được sự
thay đổi trên. Cụ thể :
- Năm 2000 lao động có việc làm trong KVI vẫn chiếm tỷ lệ cao : 65,1%, trong khi
đó KVII chiếm tỷ lệ thấp nhất : 13,1%.
- Năm 2003, tuy có sự thay đổi nhưng tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực I vẫn
chiếm tỷ lệ cao : 60,3%, KVII và KVIII đang có xu hướng tăng lên ...
- Năm 2005, sự thay đổi thể hiện rất rõ rệt, lao động có việc làm trong KVI đã giảm
mạnh so với năm 2000 vẫn chiếm tỷ lệ khá cao : 57,3%, trong khi đó KVII tăng lên 18,2%
và KVIII tăng lên 24,5%.

14


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ 2 : Bảng 32.1 NC ; 24.1 CB : "Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua một

số năm".

Năm
Sản lượng
và giá trị thuỷ sản
Sản lượng (nghìn tấn)
Khai thác
Ni trồng
Giá trị sản xuất (tỉ đồng,
giá so sánh 1994)
Khai thác
Nuôi trồng

1990

1995

2000

2005

890,6
728,5
162,1

1.584,4
1.195,3
389,1

2.250,5

1.660,9
589,6

3.465,6
1.987,9
1.478,0

8.135

13.524

21.777

38.726,9

5.559
2.576

9.214
4.310

13.901
7.876

15.822,0
22.904,9

Hướng dẫn học sinh so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua một số năm
của nước ta, trong quá trình so sánh cần lưu ý học sinh về đơn vị của sản lượng (nghìn tấn)
và giá trị sản xuất (tỉ đồng - giá so sánh 1994). Cụ thể :

- Năm 1990 :
+ Sản lượng khai thác cao hơn rất nhiều so với sản lượng ni trồng tới 566,4 nghìn
tấn.
+ Giá trị sản xuất trong lĩnh vực khia thác cũng cao hơn rất nhiều so với nuôi trồng
tới 2983 tỉ đồng.
- Năm 2005 :
+ Sản lượng khai thác cao hơn rất nhiều so với sản lượng nuôi trồng tới 509,9 nghìn
tấn.
+ Giá trị sản xuất trong lĩnh vực ni trồng cao hơn so với khai thác tới 7.082,9 tỉ
đồng.
⇒ Như vậy từ năm 1990 đến năm 2005 sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của
nước ta có nhiều thay đổi.
- Hầu hết đều tăng nhưng sản lượng nuôi trồng tăng mạnh nhất, chiếm 43% - Năm
2005 so với 19% - Năm 1990.
- Sự thay đổi mạnh nhất là giá trị sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng từ 32%
năm 1990 lên 60% năm 2005.

15


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
⇒ Thông qua đây giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò ngày càng lớn trong lĩnh
vực nuôi trồng thuỷ sản. Trong ngành thuỷ sản thì ni trồng ngày càng được chú ý phát
triển, nhiều loại thuỷ sản trở thành đối tượng nuôi trồng, trong đó quan trọng như tơm - nghề
ni tơm phát triển mạnh, từ quãng canh sang thâm canh. Trên các địa phương có thế mạnh
về ni tơm thì phát triển mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật là các tỉnh
ven biển. Ngoài ra hiện nay nước ta đã đưa vào nuôi trồng nhiều loại thuỷ, hải sản có nguồn
gốc, xuất xứ từ các nước khác nhau như : Tôm thẻ chân trắng, Cá chim trắng hay cá hồi
(ni ở Đà Lạt, SaPa) và các lồi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như : Ngọc trai, Tơm hùm,
Sị huyết, Cá mú, Rong biển, ... Hình thức ni trồng thuỷ sản cũng rất đa dạng, Từ nhỏ lẻ

theo hộ gia đình kết hợp trồng Lúa và ni cá, tơm đến hình thức cơng nghiệp quy mô lớn,
áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật cao, ...
⇒ Qua phần so sánh này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên hệ với tình hình
ngành thuỷ sản ở địa phương.
Ví dụ 3 : Bảng 29.2 CB ; 39.3 NC : "Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
lãnh thổ".
Đơn vị : %
Năm
1996
2005
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
17,1
19,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ
6,9
4,6
Bắc Trung Bộ
3,2
2,4
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,3
4,7
Tây Nguyên
1,3
0,7
Đông Nam Bộ
49,6
55,6
Đồng bằng sông Cửu Long

11,2
8,8
Không xác định
5,4
3,5
Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của nước ta.
Tiếp tục hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo cột (cơ cấu), sau đó nhận xét theo
hàng. Cụ thể:
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của nước ta có sự
chênh lệch rất lớn giữa các vùng:
+ Năm 1996: Chiếm tỉ trọng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ: 49,6% và đồng bằng
sông Hồng: 17,1%; các vùng cịn lại chiếm 33,3%; trong đó thấp nhất là vùng Tây Nguyên:
1,3%.

16


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
+ Năm 2005: Vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước với 55,6% và đồng bằng sơng
Hồng: 19,7%; các vùng cịn lại chiếm 24,7%; trong đó thấp nhất là vùng Tây Nguyên: 0,7%
và ngày càng có xu hướng giảm mạnh.
⇒ Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo hàng …
⇒ Từ trên đây học sinh thấy được sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất công nghiệp
của nước ta thể hiện ngày càng rõ, ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam tỉ trọng
cơng nghiệp ngày càng tăng mạnh; các vùng khác ngày càng giảm. Hai vùng này ngày càng
thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước vào trong tất cả lĩnh vực. Trong đó, cơng
nghiệp thu hút mạnh mẽ nhất vì đây là vùng có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp.
* Trong trường hợp đối chiếu theo hàng ngang:
Ví dụ 1: Bảng 21.1: "Cơ cấu hộ nơng thơn theo ngành sản xuất chính" – Bài 21
CB; Bài 29 NC.


2001

Nông, Lâm, Thuỷ
sản
80,9

Công nghiệp
Xây dựng
5,8

2006

71,0

10,0

Năm

Dịch vụ

Hộ khác

10,6

2,7

14,8

4,2


Qua bảng 21.1 rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta.
⇒ Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo hàng để thấy được kinh tế ở khu vực
nông thôn đang chuyển dịch rõ nét, cụ thể:
- Nông thôn thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm từ 80,9% (2001)
xuống cịn 71,0% (2006).
- Cơng nghiệp - Xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng từ 5,8% (2001) lên
10,0 (2006).
- Dịch vụ chiếm 10,6% (2001) tăng lên 14,8% (2006).
- Thấp nhất là các hộ khác 2,7% (2001) tăng lên 4,2% (2006).
- Có sự chuyển dịch từ tỉ trọng Nông, Lâm, Thuỷ sản sang Công nghiệp - Xây dựng;
Dịch vụ và các hộ khác.
⇒ Thông qua đây giáo viên cần cho học sinh thấy kinh tế nông thôn ở nước ta đang
chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá trong sản xuất, chuyển dịch từ nền kinh tế thuần nông
sang hoạt động phi công nghiệp, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Đây là kết quả của q trình Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố, góp phần Cơng nghiệp hố
nơng thơn ở nước ta.

17


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ 2: Bài tập 3 : "Sản lượng Cà phê (nhân) và khối lượng xuất khẩu qua một số
năm" - Bài 22 CB; Bài 30 NC.
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm
1980
1985
1990
1995

2000
2005
Sản lượng
8,4
12,3
92
218
802,5
752,1
Cà phê (nhân)
Khối lượng
4,0
9,2
89,6
248,1
733,9
912,7
Cà phê xuất khẩu
Phân tích sự phát triển sản lượng Cà phê (nhân) và khối lượng Cà phê xuất khẩu từ
năm 1980 đến năm 2005.
⇒ Hướng dẫn học sinh so sánh, phân tích theo hàng về sản lượng Cà phê và khối
lượng Cà phê xuất khẩu:
- Sản lượng Cà phê tăng không liên tục từ 8,4 nghìn tấn (1980) lên 752,1 nghìn tấn
(2005).
- Khối lượng Cà phê xuất khẩu tăng liên tục từ 4,0 nghìn tấn (1980) lên 912,7 nghìn
tấn (2005).
- Từ năm 1980 đến 1985, sản lượng Cà phê tăng khoảng 1,5 lần.
- Từ năm 1985 đến 1990, sản lượng Cà phê tăng khoảng 7,5 lần.
- Từ năm 1990 đến 1995, sản lượng Cà phê tăng khoảng 2,4 lần.
- Từ năm 1995 đến 2000, sản lượng Cà phê tăng khoảng 3,7 lần.

- Từ năm 2000 đến 2005, sản lượng Cà phê giảm 50,4 nghìn tấn.
- Sản lượng Cà phê tăng đáng kể vào những năm sau của thập kỷ 80 có liên quan đến
sự hình thành các vùng chuyên canh cây Cà phê ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
⇒ Sau khi so sánh xong, giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh biết để có được
những thành quả đó là nhờ vào sự kết hợp của nhiều nhân tố về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội.
Trong đó thị trường đầu ra của sản phẩm được mở rộng cũng như giá thành tăng cao đã làm
cho diện tích Cà phê tăng mạnh ⇒ cũng làm cho sản lượng tăng.
⇒ Sự biến động về sản lượng Cà phê trên là do các nguyên nhân như: Sự biến động
về giá cả, một số diện tích Cà phê già cỗi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thiếu khoa học của
người trồng Cà phê khi giá cả biến động, …
⇒ Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ những vùng trồng Cà phê truyền thống ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ mà Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (A Lưới,
Nam Đơng của Thừa Thiên Huế; Đakrơng, Hướng Hố của Quảng Trị; Kỳ Anh, Hương Khê

18


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
của Hà Tĩnh; Quỳ Châu , Quỳ Hợp của Nghệ An), ở Tây Bắc (Yên Bái, Lai Châu, Điện
Biên) chủ yếu là loại Cà phê chè thiứch hợp với khí hậu (mát mẻ) lạnh trong mùa đơng.
Ví dụ 3: Bảng 36 NC: "Tốc độ tăng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm" (Lấy năm 1995 là 100%).
Đơn vị : %
Năm
1995
2000
2005
Sản phẩm
Gạo, Ngô xay xát
100

143
253
Bia
100
168
314
Chè chế biến
100
289
525
Sữa hộp
100
131
210
Đường mật
100
234
227
Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm.
⇒ Hướng dẫn để học sinh nhận xét được tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cụ thể:
- So với năm 1995 hầu hết các sản phẩm đều tăng, trong đó:
+ Lương thực chế biến (Gạo, Ngô xay xát) từ năm 1995 - 2000 tăng 43%, tăng mạnh
nhất là từ 200 - 2005: 53%:..
+ Sản phẩm cây công nghiệp chế biến ( chè) từ 1995 - 2000 tăng 189%, tăng mạnh
nhất là từ 2000 - 2005: 230%.
+ Sản phẩm công nghiệp chế biến thực phẩm (Bia, sữa hộp), …
+ Đường mật tăng nhưng có biến động trong giai đoạn từ 2000 - 2005.
⇒ Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên gợi ý để học sinh biết được các nguyên

nhân đã làm cho các ngành công nghiệp chế biến ở nước ta tăng mạnh, các vùng phát triển
ngành cơng nghiệp này. Ngồi ra để hiểu rõ hơn cần khai thác phần kênh chữ ở SGK, kết
hợp Át lát địa lý Việt Nam.
Ví dụ 4: Bài tập 1 "Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hố phân theo nhóm hàng của
nước ta" - Bài 31 CB; Bài 43 NC.
Đơn vị : %
Năm
1995
1999
2000
2001
2005
Nhóm hàng
CN nặng và khoáng sản

25,3

31,3

37,2

34,9

36,1

19


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
CN nhẹ và tiểu thủ CN


28,5

36,8

33,8

35,7

41,0

Nông, lâm, thuỷ sản

46,2

31,9

29,0

29,4

22,9

Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hố phân theo nhóm hàng.
⇒ Đối với bài tập này Giáo viên dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh tự nhận xét.
⇒ Sau khi học sinh nhận xét Giáo viên cần bổ sung để rút ra kết luận về sự thay đổi
cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hố phân theo nhóm hàng:
- Tỷ trọng của hàng cơng nghiệp nặng và khống sản tăng không liên tục từ 25,3%
(1995) lên 36,1% (2005).
- Tỷ trọng của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng không liên tục từ

28,5% (1995) lên 41,0% (2005).
- Tỷ trọng của hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm không liên tục từ 46,2% (1995) xuống
22,9% (2005).
- Năm 1995 hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất 46,2%, nhưng đén năm
1999 hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 36,8%, đến
năm 2000 hàng cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm tỷ trọng cao nhất 37,2%, từ năm
2001 - 2005 hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 35,7%
(2001) và 41,0% (2005).
* Trường hợp phải kết hợp giữa hàng ngang và hàng dọc:

Ví dụ 1: Bảng 24.2 – CB; 32.2 – NC: "Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và
2005 phân theo vùng".
Đơn vị: Tấn
Các vùng
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ

Sản lượng tôm nuôi

Sản lượng cá nuôi

1995

2005

1995

2005


55.316
548
1.331
888

327.194
5.350
8.283
12.505

209.142
12.011
48.240
11.720

971.179
41.728
167.517
44.885

20


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long


4.778
650
47.121

20.806
63
14.426
265.761

2.758
4.413
10.525
119.475

7.446
11.093
46.248
652.262

- Nhận xét theo hàng ngang:
+ Sản lượng tôm nuôi và cá nuôi của nước ta từ 1995 - 2005 đều tăng. Tôm nuôi tăng
271.878 tấn, cá nuôi tăng 726.837 tấn.
+ Sản lượng tôm nuôi và cá nuôi của các vùng từ 1995 - 2005 đều tăng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Tôm nuôi tăng 4.802 tấn, cá nuôi tăng 29.717 tấn.
+ Đồng bằng sông Hồng : Tôm nuôi tăng 6.952 tấn, cá nuôi tăng 119.277 tấn.
+ Bắc Trung Bộ : Tôm nuôi tăng 11.617 tấn, cá nuôi tăng 33.165 tấn.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ : Tôm nuôi tăng 15.728 tấn, cá nuôi tăng 4.688 tấn.
+ Tây Nguyên: Do không lợi thế bề biển nên những năm 1995 nghề nuôi tôm chưa
phát triển nhưng tới năm 2000 tôm thẻ chân trắng mới du nhập vào. Cá nuôi tăng 6.680 tấn.
+ Đông Nam Bộ: Tôm nuôi tăng 13.776 tấn, cá nuôi tăng 35.723 tấn.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Tôm nuôi tăng 218.640 tấn, cá nuôi tăng 537.787 tấn.
- Nhận xét theo hàng dọc:
Sản lượng tơm ni và cá ni có sự khác nhau giữa các năm, nhìn chung năm 1995
sản lượng thấp, sang năm 2005 sản lượng tăng rất cao...
+ Sản lượng của vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất nước ta, chiếm 86% tôm
nuôi năm 1995; 82% (2005) và cá nuôi 58% (1999); 68% (2005) của cả nước.
+ Sản lượng tôm nuôi của vùng Tây Nguyên thấp nhất chiếm 0,02% cả nước năm
2005.
+ Sản lượng cá nuôi của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thấp nhất chiếm 0,77% cả
nước năm 2005.
⇒ Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các nguyên
nhân đã tạo cho vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có sản lượng tôm và cá nuôi đứng đầu cả
nước.
- Đồng bằng sơng Cửu Long có bờ biển dài hơn 700km với khoảng 360 nghìn km 2,
vùng kinh tế đặc quyền, giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông và kênh rạch
chằng chịt, mang nguồn nước dàn trải hầu như rộng khắp đồng bằng mà lớn nhất, chủ yếu
nhất là hai hệ thống sơng chính: Hệ thống sơng Cửu Long và hệ thống sông Vàm Cỏ.

21


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
- Người dân có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển. Đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long và
Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng bè trên
sông Tiền, sông Hậu với sản lượng cá ni là 179 nghìn tấn -2005.
Ví dụ 2: Bảng 25.3 "Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất" Bài 25 CB; Bài 33.3 NC.
Năm
Các loại trang trại

Tổng số
Trồng cây hàng năm
Trồng cây lâu năm
Chăn nuôi
Lâm nghiệp
Nuôi trồng thuỷ sản
Sản xuất kinh doanh tổng hợp

2001

2006

Số lượng

Cơ cấu %

Số lượng

Cơ cấu %

61.017
21.754
16.578
1.761
1.668
17.016
2.240

100,0
35,7

27,2
2,9
2,7
27,8
3,7

113.730
32.611
22.918
16.708
2.661
34.202
4.630

100,0
28,7
20,1
14,7
2,3
30,1
4,1

Hãy nhận xét, giải thích số lượng và cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất của nước
ta qua 2 năm trên.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét kết hợp giữa hàng ngang (các loại trang trại) và cột
(số lượng và cơ cấu trong các năm). Cần đối chiếu số liệu ở dạng tuyệt đối và tương đối.
- Hàng: Tuy số lượng các loại trang trại đều tăng nhiều nhưng về cơ cấu có sự thay
đổi theo xu thế tăng, giảm ở tất cả các loại trang trại (…)
- Cột: Trong các loại trang trại ở năm 2001 trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất
(35,7%) sau đó tới trang trại ni trồng thuỷ sản (27,8%) và trồng cây lâu năm (27,2%), thấp

nhất la trang trại lâm nghiệp (2,7%).
- Năm 2005 có sự thay đổi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao nhất
(30,1%) sau đó tới trang trại trồng cây hàng năm (28,7%), thấp nhất là trang trại lâm nghiệp
(2,3%).
⇒ Hướng dẫn học sinh nhận xét kết hợp với phần kênh chữ ở SGK để biết những
vùng phát triển mạnh về kinh tế trang trại.
⇒ Đây là một bước tiến mới trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, từ nền sản xuất
nhỏ lẻ, mang tính chất tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hố nhất
là chăn ni đang được chú trọng phát triển mạnh.
⇒ Liên hệ thực tế tại địa phương.
Trường hợp tổng hợp để chúng minh một số vần đề:

22


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
Ở trường hợp này ta gặp rất ít các bảng số liệu trong SGK, với mức độ đòi hỏi cao
hơn về kiến thức cũng như kỹ năng phân tích bảng số liệu của học sinh trước một vấn đề. Ở
dạng này nên dùng để lựa chọn phân hố các đối tượng học sinh. Trong q
trình hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu cần chú ý (phần II.2 đọc bảng số liệu) và các
vấn đề sau:
- So sánh cụ thể từng giá trị của từng năm.
- Giá trị đó tăng lên hay giảm xuống thì nói lên được điều gì qua các giai đoạn phát
triển kinh tế của nước đó? …
Ví dụ: Bảng 23.2 - CB; Bảng 31.2 - NC: "Diện tích gieo trồng cây cơng
nghiệp lâu năm và hàng năm".
Đơn vị: nghìn ha
Năm

Cây cơng nghiệp hàng năm


Cây cơng nghiệp lâu năm

1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005

210,1
371,7
600,7
542,0
716,7
778,1
861,5

172,8
256,0
470,3
657,3
902,3
1.451,3
1.633,6

Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp hàng năm và lâu
năm trong khoảng thời gian từ 1975 - 2005.
⇒ Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp hàng năm

và lâu năm trong khoảng thời gian 1975 - 2005 cúng như để phục vụ câu hỏi b, giáo viên cho
học sinh tính tốn, xử lý số liệu (chuyển từ số liệu nghìn ha ⇒ sang %) nên lập thành bảng
mới như sau
Đơn vị: %
Năm

Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp lâu năm

1975
1980
1985
1990
1995

54,9
59,2
56,1
45,2
44,3

45,1
40,8
43,9
54,8
55,7

23



Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
2000
2005

34,9
34,5

65,1
65,5

Sau khi học sinh chuyển đổi số liệu xong, giáo viên cần hướng dẫn phân tích xu
hướng biến động diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp hàng năm và lâu năm qua phần số liệu
tuyệt đối (nghìn ha) và số liệu tương đối (%).
Về phần phân tích số liệu cũng tương tự nhận xét số liệu gieo trồng các loại cây công
nghiệp ở nước ta đều tăng lên, trong đó diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm tăng mạnh
nhất từ 172,8 nghìn ha (1995) lên 1.633,6 nghìn ha (2005); tăng 1.460,8 nghìn ha. Về cơ cấu
đang có sự thay đổi sau: Diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp hàng năm đang có xu hướng
giảm xuống và tăng diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp lâu năm.
Sự thay đổi này cho ta thấy nước ta hiện nay đã phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, ... trong vấn đề phát triển cây công nghiệp nhất là các loại cây công nghiệp
lâu năm như: Cao su, Cà phê, hồ tiêu, chè, điều, ...
Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây cơng nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi
trong phân bố cây cơng nghiệp và sự hình thành, phát triển các vùng chuyên canh cây công
nghiệp, chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Hiện nay một số cây công nghiệp truyền thống của khu vực phía Nam được trồng
nhiều ở Bắc Trung Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ như: Cao su, Cà phê (Cà phê chè).
Trong những năm 80 của thế kỷ XX cây điều du nhập vào nước ta, hiện nay được
phát triển mạnh ở vùng đất phù sa ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam
Trung Bộ.

Yếu tố thị trường cho đầu ra sản phẩm ngày càng được rộng mở, khá ổn định, công
nghiệp chế biến được phát triển, một số nhà máy hiện đại, thương hiệu sản phẩm cây công
nghiệp của nước ta ngày càng được ưa chuộng, tin tưởng, ...
⇒ Tất cả các điều kiện trên đã thúc đẩy ngành trồng cây công nghiệp nước ta phát
triển mạnh và tạo nên sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu cây công nghiệp.
Lưu ý: Kết hợp kiến thức ở Bài 21 - Cb và Bài 30 - NC.
* Các loại biểu đồ, lược đồ:
Số liệu trong các biểu đồ, bản đồ, lược đồ ở SGK Địa lí 12 rất phong phú về số lượng
và các loại biểu đồ. Biểu đồ là một kênh hình, được chuyển tải từ số liệu nên tên biểu đồ
thường đi kèm với số liệu.
Các số liệu được thể hiện trong biểu đồ, lược đồ được sử dụng chức năng minh hoạ
và làm nguồn tri thức nhưng có ý nghĩa nhất vẫn là chức năng nguồn tri thức.

24


Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác, giáo viên cần làm quen dần với các số
liệu từ đơn giản đến phức tạp, để cuối cùng học sinh tự biết cách khai thác chúng để tìm ra
những tri thức mới.
Với chức năng minh hoạ, giáo viên có thể sử dụng các số liệu và hình thức biểu hiện
của chúng bằng cách vừa giảng vừa minh hoạ để học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học.
Đối với các số liệu đã được xử lý và được biểu hiện theo phương pháp của khoa học
bản đồ, giáo viên có thể sử dụng để trình bày về độ lớn, đặc tính, số lượng, sự phân bố của
đối tượng trên bản đồ, … Nhằm để lý giải, minh hoạ cần đề của bài nêu ra.
Khi sử dụng theo hướng trên, giáo viên nên kết hợp dùng các câu hỏi để học sinh tự
quan sát trực tiếp đối tượng hoặc làm sáng tỏ những kiến thức cần nắm vững. Sử dụng các
số liệu trên bản đồ và các số liệu đã được thể hiện bằng ngôn ngữ bản đồ với chức năng làm
nguồn tri thức thì nhiệm vụ của giáo viên ở đây là phải giúp học sinh sử dụng chúng để tìm
ra những kiến thức cần thiết, đặc biệt là đối với các hình thức biểu hiện của các số liệu và sự

phân bố của chúng.
Việc sử dụng thế nào cịn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung của từng kiến
thức, từng vấn đề, từng bài học và cả nguồn số liệu trên bản đồ, lược đồ trong SGK và các
bản đồ đã xuất bản.
Để khai thác được tri thức, học sinh buộc phải qua một q trình làm việc tích cực với
các thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, tổng hợp thì mới tìm ra được ý nghĩa bên trong
của chúng như mối liên hệ giữa các hiện tượng cần tìm hiểu.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi
nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu các khía cạnh của từng vấn đề, sau đó học sinh sẽ tự
lực làm việc với các số liệu và các hình thức biểu hiện của chúng. Nhiệm vụ của giáo viên là
kiểm tra việc khai thác bổ khuyết những điểm chưa đúng.
Để tiến hành theo hai hướng trên có hiệu quả, trong quá trình khai thác, giáo viên cần
chú ý một số vấn dề sau:
- Cần lựa chọn các số liệu và hình thức biểu hiện của chúng trên bản đồ sao cho phù
hợp với nội dung bài giảng.
- Cần dựa vào bản chú giải trên bản đồ để nhận biết các ký hiệu quy ước.
- Phải nắm được phương pháp biểu hiện số liệu của khoa học bản đồ.
- Cần chú ý định ra các bước khai thác một cách hợp lý đối với đối tượng và trình độ
học sinh.
* Thể nghiệm:
A- Giáo án dạy thể nghiệm:

25


×