Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

tiểu luận pháp luật đại cương đề tài THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 32 trang )

KHOA CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
BỘ MƠN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
***

THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

MÃ MÔN HỌC: GELA220405
THỰC HIỆN: NHÓM 04
LỚP: THỨ 6 TIẾT 7-8
GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Nhóm: 04 ( Lớp thứ 6 – Tiết 7-8)
Tên đề tài: Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay.

STT

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

TỈ LỆ %
HOÀN THÀNH

1



Bùi Xuân Bách

21145577

100%

2

Trần Lâm Phát

21145599

100%

3

Nguyễn Trần Lộc

21145593

100%

4

Phan Tấn Minh

21145028

100%


5

Lê Công Tuấn

21145619

100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: Bùi Xuân Bách

SĐT: 0832098971

Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Ngày 07 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4

4. Kết cấu đề tài ......................................................................................... 4
B. NỘI DUNG............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG………………………………………………6
1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 6
1.1.1. Vi phạm pháp luật ................................................................... 6
1.1.2. Mơi trường .............................................................................. 6
1.1.3. Ơ nhiễm mơi trường ................................................................ 6
1.1.4. Vi phạm pháp luật về môi trường .......................................... 6
1.2. Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường ......... 7
1.3. Phân loại vi phạm pháp luật về mơi trường ................................. 8
1.3.1. Vi phạm hành chính................................................................ 8
1.3.2. Vi phạm dân sự ....................................................................... 8
1.3.3. Vi phạm hình sự ...................................................................... 9
1.4. Trách nhiệm pháp lí về mơi trường .............................................. 9
1


1.4.1. Trách nhiệm pháp lí hành chính ............................................ 9
1.4.2. Trách nhiệm pháp lí dân sự.................................................. 11
1.4.3. Trách nhiệm pháp lí hình sự ................................................ 13
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MƠI
TRƯỜNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY ............................................... 18
2.1.Tình hình vi phạm pháp luật về mơi trường ở các khu công

nghiệp hiện nay ở nước ta .......................................................... 18
2.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật về môi trường ở Việt Nam ..... 19
2.3. Hậu quả của vi phạm pháp luật về môi trường .......................... 20
2.4. Giải pháp ...................................................................................... 21
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 23


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn nạn về ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề
đáng được quan tâm bởi đây không chỉ là vấn đề riêng của từng quốc gia mà nó cịn là
vấn đề chung của tồn nhân loại đang phải đối mặt. Tại Việt Nam, vấn đề về ô nhiễm
môi trường cũng là một vấn đề cấp bách đang được đặt lên hàng đầu. Theo thống kê của
Bộ tài ngun Mơi trường nước ta có 316 khu cơng nghiệp được thành lập. Hiện nay,
đã có 218 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết môi trường quanh khu
vực này đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ơ nhiễm mơi trường nước do nước thải từ khu
công nghiệp trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều
so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp,
sinh hoạt, chất độc hại của q trình sản xuất khơng được xử lý nghiêm túc mà đưa trực
tiếp vào mơi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người
dân. Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải
CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến
2,5 lần.
Là sinh viên của trường Sư Phạm Kĩ Thuật thành phố Hồ Chí Minh nhóm em muốn
làm rõ mức độ vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay và cũng mong rằng
có thể đưa ra các giải pháp hợp lí về bảo về mơi trường cũng như nâng cao ý thức của
các cá nhân tổ chức về các hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường.Do đó, nhóm em
quyết định chọn đề tài “ Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta
hiện nay ”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích về thực trạng liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về
môi trường ở nước ta hiện nay. Từ đó, đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức của các cá nhân tổ chức về hành vi vi phạm
pháp luật về mơi trường, từ đó góp phần cho công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

3


3. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu thơng tin, khảo sát, sau đó tổng hợp những nội dung và đưa ra những phân
tích, nghiên cứu, phân loại và nêu ra trọng tâm của vấn đề.
Khảo sát về tình hình mơi trường hiện tại, đúc kết ra các kinh nghiệm, giải pháp trong
quá trình nghiên cứu
4. Kết cấu đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực mơi trường.
Chương 2: Tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay.

4


Chú thích
CCN: Cụm cơng nghiệp
KCN: khu cơng nghiệp
CTR: chất thải rắn
NĐ: nghị định
CP: chính phủ
QH: quốc hội
CO2: cacbon dioxit

NO2: nito dioxit
NO3: nitrate
USD: United State Dollar
GDP: Gross Domestic Product
WHO: World Health Organization

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH
VỰC MÔI TRƯỜNG

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nghiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh
vực điều chỉnh của pháp luật thi vi phạm pháp luật sẽ được phân loại:

- Vi phạm pháp luật hình sư.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
1.1.2. Mơi trường
Mơi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển
của con người, sinh vật và tự nhiên.
1.1.3. Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần
môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

1.1.4. Vi phạm pháp luật về môi trường
Vi phạm pháp luật về môi trường là hành vi trái pháp luật do chủ thể ( là cá nhân hoặc
pháp nhân) có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi một cách cố ý, hoặc vô ý, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và phải chịu chế tài thích hợp.
Từ đó có thể hiểu, vi phạm pháp luật môi trường là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức,
cá nhân không tuân thủ các quy định về pháp luật môi trường.
6


1.2. Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường
Theo điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đã quy định rõ 14 hành vi bị nghiêm
cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại khơng đúng
quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra
môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm
cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do
dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự
nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật mơi trường;
xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào khơng khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.


- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngồi dưới mọi hình
thứt.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ,
tái chế.

- Khơng thực hiện cơng trình, biện pháp, hoạt động phịng ngừa, ứng phó, khắc
phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian
dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật
và tự nhiên. sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại
vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
7


- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ơ-dơn mà nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ
môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
1.3. Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường

Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hứng chịu nhũng hậu quả
nghiêm trọng từ vấn đề môi trường, phân loại vi phạm pháp luật về môi trường sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1.3.1. Vi phạm hành chính
Trước khi đi vào sâu bên trong vấn đề, ta có thể tìm hiểu ở trong các bộ luật do chính
phủ ban hành về vi phạm hành chính về mơi trường. Đó là những hành vi vi phạm các
quy định quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải tội phạm và theo quy định tại Nghị định số
55/2021/NĐ-CP Ngày 24/5/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường.
Khi thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường, tổ chức, cá
nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử lí xử phạt cảnh cáo và phạt tiền tuỳ theo
mức độ vi phạm, có thể áp dụng 1 trong hai hình thức xử phạt đó.
1.3.2. Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lí thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân
thân phi tài sản. Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện
8


hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật
dân sự cụ thể.
Theo luật dân sự về bảo vệ môi trường, chủ thể làm ơ nhiễm mơi trường mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó khơng
có lỗi. Bởi vì, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể có xả thải ra ngồi mơi
trường đã đem lại cho họ lợi ích nhất định, nên hành vi đó gây ra thiệt hại.
Thông thường, khi môi trường bị ô nhiễm, thiệt hại chỉ xảy ra sau một thời gian nhất
định, có thể là vài tháng nhưng cũng có thể là vài năm. Điều này khiến cho việc yêu cầu
bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp là rất khó khăn như khó khăn trong việc

chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường với thiệt hại
xảy ra, khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi tổ chức
gây ô nhiễm mơi trường khơng cịn tồn tại. Do đó, các chủ thể khi thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh mà có xả thải ra ngồi mơi trường sẽ phải ký quỹ và đóng
các loại phí bảo vệ mơi trường. Các loại phí này được sử dụng để phục hồi, cải tạo môi
trường bị ô nhiễm, bồi thường cho người bị thiệt hại.
1.3.3. Vi phạm hình sự
Theo Bộ luật Hình sự, vi phạm hình sự về mơi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
do những người có năng lực, trách nghiệm thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn
định của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí và
bảo vệ mơi trường, gây ra nhiều thiệt hại, hậu quả đối với môi trường sinh thái. khác
nhau.
Nhưng vi phạm hình sự về mơi trường đều rất nguy hiểm và để lại những hậu quả khó
có thể lường trước được và mức hình phạt là phạt tiền và phạt tù cho nhũng cá nhân và
tổ chức vi phạm.
1.4. Trách nhiệm pháp lí về mơi trường
1.4.1. Trách nhiệm pháp lí hành chính (nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực môi trường).

9


Ngày 24/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Nghị định này có hiệu
lực từ ngày 10/07/2021 và quy định chuyển tiếp như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường xảy ra trước ngày Nghị
định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định
này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này, nếu Nghị định này không
quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính cịn
khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo Nghị định này, quy định sửa đổi, bổ sung mức phạt đới với môt số hành vi,
cụ thể:
 Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi
khơng có kho, bài lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ
môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử
nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.
 Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi
khơng có cơng nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định;
không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho
đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.


Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập
khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về
bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo
quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quy định.

 Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi
nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu
khơng thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ trường hợp được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu phế liệu để thử
10


nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và các trường hợp hành vi tội phạm về
mơi trường.
1.4.2 Trách nhiệm pháp lí dân sự (trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong

bộ luật 2015)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể tại Bộ luật dân
sự số 91/2015/QH 13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, nội dung chi tiết như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

-

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy
định tại khoản 2 Điều này.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc
thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường
nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng kinh tế của
mình.


- Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
11


- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra
do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
cho chính mình.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.

- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
-

Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự 2015. Người
từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người
giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người
được giám hộ không có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người
giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh

được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình
để bồi thường.
Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra.
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường
cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được
xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi
thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

12


Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền
yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
1.4.3. Trách nhiệm pháp lí hình sự
Theo bộ luật hình sự 2015 được sửa và áp dụng năm 2017 các tội phạm về môi trường:
Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường(Điều này được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1
Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017).
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy
cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ơ nhiễm
hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000
kilôgam.
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối
(m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải từ 10 lần trở lên.
c) Xả nước thải ra mơi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy
chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần.
d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày

nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.
đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ
bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp
luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam.
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ
loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn bức
xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.

13


h) Phát tán ra mơi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức
giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000
đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy
cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ơ nhiễm
hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên.
b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thơng số
mơi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.
c) Xả nước thải ra mơi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ mơi trường vượt quy
chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên.
d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới
2 hoặc từ 12,5 đến 14.
đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn
kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp
luật 500.000 kilơgam trở lên.
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ

loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức
giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.
3. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02
năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy
cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm
14


hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000
kilôgam.
b) Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc
danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên.
c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến 10.000 mét khối (m3)/ngày
nước thải có các thơng số mơi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
từ 05 lần đến dưới 10 lần.
d) Xả nước thải ra mơi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy
chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02
lần.
đ) Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày
nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.
e) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ
bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.
g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp
luật từ 100.000 kilơgam đến 200.000 kilơgam.
h) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ

loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
i) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức
giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng.

15


b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng
đến 03 năm.
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.
e) Pháp nhân thương mại cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến
03 năm.
Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật
chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ cần phải loại
trừ theo quy định tại ( Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm m Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi
Bộ luật Hình sự 2017) Phụ lục A Cơng ước Stockholm về các chất ơ nhiễm hữu cơ khó
phân hủy từ 3.000 kilơgam đến dưới 5.000 kilơgam; chất thải có chứa chất phóng xạ,

gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung
bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại
nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến
02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chất thải nguy hại phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilơgam; chất thải có chứa chất phóng xạ,
gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn
phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
b) Có tổ chức;
16


c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ơ nhiễm hữu
cơ khó phân huỷ cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về
các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilơgam trở lên; chất thải có chứa chất
phóng xạ, gây nhiễm xạ mơi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm
trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn bức xạ - phân nhóm và phân
loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.

17



CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MƠI TRƯỜNG CỦA
NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường ở các khu công nghiệp hiện nay ở
Việt Nam
Hiện nay tình hình vi phạm pháp luật về môi trường ở các khu công nghiệp ở Việt Nam
khá là phức tạp và nghiêm trọng.
-Theo thống kê của Bộ tài nguyên và môi trường 2018, tỷ lệ các khu cơng nghiệp có
trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 62%, rất nhiều khu công nghiệp đã hoạt động
nhưng không triển khai các hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng khơng vận hành.
Trong khi đó 75% là con số ước tính của số lượng nước thải chưa qua xử lý.
-Theo báo cáo của các địa phương thì vào năm 2017 lượng chất thải nguy hại phát sinh
lên đến 874.589 tấn. Bộ tài nguyên và môi trường ước tính lượng chất thải nguy hại sẽ
chiếm tỷ lệ khoảng 20-30% và chất thải từ các khu công nghiệp phía Nam khoảng
82.000-134.000 tấn/năm cao hơn các khu vực miền Bắc và miền Trung. Ngồi ra các tổ
chức này cịn nhập khẩu một số săm lốp, vỏ ô tô chưa qua làm sạch tạp chất hoặc các ắc
quy chì thải đã qua sử dụng và điều này góp một phần không nhỏ vào việc làm ô nhiễm
môi trường.
-Những hành vi gây ô của môi trường của các khu công nghiệp thường rơi vào các khu
công nghiệp lạc hậu nên chưa xây dựng được các hệ thống xử lý trước khi thải ra môi
trường. Do ý thức con người khá kém nên tình trạng ơ nhiễm khơng có dấu hiệu sẽ hạ
nhiệt, tại các khu cơng nghiệp thường thì sẽ ơ nhiễm khơng khí hoặc ơ nhiễm CO2, SO2
và tiếng ồn.
-Đối với việc gây ơ nhiễm mơi trường thì các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là những nơi tập trung nhiều khu công
nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước, mặc dù đã có các hệ thống xử lý chất thải khá
cao nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên nên nhiều kênh rạch ở Thành
phố Hồ Chí Minh như Tham Lương, Ba Bị ,… đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng vì có
nhiều rác thải từ các khu công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày của người dân.

18


Có những khu cơng nghiệp đã gây ơ nhiễm mơi trường nhưng điển hình trong đó là khu
cơng nghiệp Chơn Thành, khu công nghiệp này đã xả ra môi trường nhiều khí độc gây
mùi hơi thối cho người dân xung quanh. Mặc dù đã bị cơ quan nhắc nhở nhưng khu cơng
nghiệp này vẫn phớt lờ lời nhắc nhở đó và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Dù đã hoạt
động được 5 năm nhưng khu công nghiệp này vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải, ở
đây có một nhà máy chế biến sắt vụn và hoạt động về đêm đã làm cho khí thải càng trở
nên đặc quánh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lướn đến những hộ dân sống
xung quanh khu công nghiệp này.
Từ những thống kê phía trên có thể thấy được những tác động rất lớn của các khu công
nghiệp trong việc làm ơ nhiễm mơi trường và có thể thấy được tình hình về ơ nhiễm mơi
trường do các khu công nghiệp hiện nay ở Việt Nam.
2.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật về môi trường ở Việt Nam
Hiện nay nước ta đang trong q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước nên đã
góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế .Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người
tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Song, tỷ lệ vi phạm pháp luật môi trường ở nước ta
cũng đã và đang gia tăng một cách đáng kể theo xu hướng phát triển của đất nước. Mà
nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu ý thức của các doanh nghiệp đã đặt lợi ích của họ
lên hàng đầu với mục tiêu tối đa hóa được lợi nhuận cho cơng ty, nên khơng ít doanh
nghiệp đã khơng thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải và thải trực tiếp xuống sông,
hồ gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng như môi trường sống
của các loài sinh vật biển. Bên cạnh việc các doanh nghiệp cố ý đổ chất thải ra mơi
trường thì cũng cịn một số nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường diễn biến phức tạp hơn như là một số khu công nghiệp (KCC), cụm công
nghiệp (CCN) thu hút đầu tư chưa đúng với quy hoạch ngành, nghề. Một số KCN, CCN
khi đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung, khơng dự tính kỹ số doanh nghiệp
sẽ đầu tư trong khu, cụm. Đến khi KCN, CCN được lấp đầy, hệ thống xử lí nước thải
tập trung q tải, khơng phù hợp với quy mơ, cơng nghệ sử lí nước lạc hậu.

Việc các Khu Cơng Nghiệp sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch cũng chính là tác nhân
góp phần tăng nồng độ khí độc thải vào mơi trường. Theo thống kê của cục bảo vệ môi
trường miền Bắc, các nhà máy nhiệt điện tịa miền Bắc mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,5 triệu
19


tấn than và lượng khí thải tạo ra là khoảng 20.000 tấn SO2, 8.000 tấn NO2 và NO3, 4
triệu tấn CO2 và 5000 tấn bụi… Bên cạnh các nguyên nhân gây ra chủ yếu bởi một số
doanh nghiệp, người dân thì những hạn chế, bất cập về chính sách về bảo vệ môi trường
và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng cũng là những nguyên nhân then
chốt dẫn đến việc gia tăng số lượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp năm 2017, có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các
quy trình kĩ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống
các văn bản này vẫn cịn chưa hồn, các thủ tục hành chính chưa có sự liên thơng, thiếu
tính ổn định, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là
khá phổ biến, các chế tài xử lý chưa các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm vẫn chưa có đủ
sự răn đe từ đó làm giảm tính hiệu quả trong việc điều chỉnh hành vi của các cá nhân,
tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong cơng cuộc bảo vệ mơi trường. Ngồi bất cập trong
những chính bảo vệ mơi trường thì đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác điều tra, quản lý
vẫn cịn những hạn như việc thiếu những công cụ, phương tiện chun mơn, việc này sẽ
dẫn những thiếu sót trong việc kiểm tra quy trình xử lý, kiểm tra hoạt động các vấn đề
liên quan đến chất thải của các doanh nghiệp.
2.3. Hậu quả của vi phạm pháp luật về môi trường
Việc vi phạm pháp luật về môi trường gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với con
người và tự nhiên. Đầu tiên phải nói tới việc mà các khu công nghiệp thải các chất thải
lỏng gây ra ô nhiễm nguồn nước và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống
con người, hay các loài động thực vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước.
Cây cỏ thì bị khơ héo, các lồi động vật khác thì bị nhiễm độc,…và điều này có thể gây
nên dịch bệnh. Theo thống kê khơng chính thức, có đến 9000 người chết và phát hiện

người bị nhiễm ung thư do nguồn nước bị ơ nhiễm.
Nói đến ơ nhiễm nước do các khu cơng nghiệp thải ra thì khơng thể khơng nói đến các
khu cơng nghiệp thải ra những khí thải gây độc hại. Điều này trực tiếp làm gia tăng của
sự nóng lên tồn cầu, gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon. Việc làm của các khu
cơng nghiệp này sẽ làm sức khoẻ con người trở nên nghiêm trọng, nó khiến cho tỉ lệ

20


người mắc bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh,… ngày càng tăng, nhất là những khu vực
gần các khu công nghiệp.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2017, mỗi năm, trên thế giới có
khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ơ nhiễm khơng khí như các bệnh
về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi
(tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu khơng khí ơ nhiễm khiến cho sức khỏe và
sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Và cuối cùng là gây ra ô nhiễm tiếng ồn và đất xung quanh đó. Điều này trực tiếp gây
ra các căng thẳng cho người dân xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ngoài
ra điều này gián tiếp gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm khi các chất thải ngấm qua đất.
Làm hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đất ô nhiễm giảm năng suẩt cây trồng, làm
biến đổi q trình chuyển hố thực vật và mất cân bằng sinh thái.
2.4. Các giải pháp
Sau khi tìm hiểu tình hình và nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về môi trường
hiện nay ở nước ta thì nhóm tụi em đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện việc vi
phạm pháp luật về môi trường ở các khu công nghiệp.
Đầu tiên, tăng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm của khu cơng nghiệp.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu phụ trách lãnh đạo cơ quan, tổ
chức ( các KCN, CCN) vi phạm pháp luật về môi trường.
Thứ hai, với người đứng đầu phụ trách lãnh đạo cơ quan, tổ chức, ( các KCN,CCN…)
phải có kế hoạch cụ thể trong việc xử lý chất thải công nghiệp, rác thải của tổ chức một

cách cụ thể , có chế tài quy định rõ cách xử lý của từng loại chất thải cụ thể.
Ví dụ như:
Có kế hoạch cụ thể trong việc xử lý nước thải công nghiệp nặng có hàm lượng chì cao,
lọc lắng nhiều lần trước khi thải ra sơng hồ, phải có thiết bị đo nồng độ các kim loại
nặng lẫn trong nước, không thải khí đốt vào khơng khí mà có thể sục khí qua nước để
hịa tan bớt, giảm nồng độ các phân tử CO, CO2,NO2… có trong khí đốt, khí thải…
21


Thứ ba, các cơ quan trung ương và địa phương phải triển khai thực hiện các nội dung
có liên quan được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, thường xuyên tổ chức các
cuộc rà soát, kiểm tra đối với doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… trong
khu vực quản lý về việc xửa lý chất thải, rác thải, khí đốt…
Ví dụ:
Theo định kỳ 3 tháng/1 lần, các cơ quan nhà nước thuộc trung ương và địa phương
thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, rà soát về việc xử lý các chất thải môi trường,
tổ chức hội thảo với lãnh đạo,người lao động của các doanh nghiệp để trao đổi về các
nội dung được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường để nâng cao hiểu biết của họ về
Luật Bảo vệ môi trường.
Thứ tư, các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương chịu trách nhiệm trong việc xây dựng,
xử lý chất thải ở của các doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ:
Khi xin giấy phép đăng ký về việc thành lập một KCN,CCN hay các doanh nghiệp về
xử lý rác thải chất thải... thì các doang nghiệp đã kể trên phải nêu rõ cách xử lý chất thải,
rác thải của mình và đồng thời cơ quan đã phê duyệt phải chịu trách nhiệm giám sát quá
trình xây dựng, kiểm định hệ thống xử lý các chất thải, rác thải… mà doanh nghiệp đã
kê khai.
Thứ năm là tăng cường hợp tác với các nước bạn trong châu lục và trên thế giới, các
nước có nền hiện đại hóa hiện đại như Mỹ, Đức, Anh, Singapore,… để học hỏi các cơng
nghệ xử lý chất-rác thải, hình thức áp dụng Luật Bảo vệ môi trường của nước họ. Tham

gia vào các cuộc họp, triễn lãm công nghệ về môi trường của các nước, đảm bảo thực
thi hiệu quả các cam kết về Bảo vệ môi trường mà nước ta đã ký kết.

22


C. KẾT LUẬN
Hiện nay, việc hướng đất phát triển theo con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
góp phần thúc đẩy GDP của cả nước tăng cao. Song, việc này cũng đã dẫn đến sự gia
tăng các vấn nạn về ô nhiễm môi trường ở nước ta. Một đất nước phát triển không chỉ
phụ thuộc vào một nền kinh tế mạnh, mà nó cịn phụ thuộc vào xã hội, quốc phịng an
ninh và đặt biệt là mơi trường. Vì vậy việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần
phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường,...
Để chủ động kịp thời ngăn chặn các mối đe dọa ô nhiễm môi trường đến từ khu
công nghiệp, các cơ quan chức năng địa phương cần phải thường xuyên kiểm tra khu
vực xử lý chất thải của các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đồng thời
phải tăng mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường. Cịn về
phía những cá nhân đứng đầu doanh nghiệp, khu cơng nghiệp cần phải có kế hoạch cụ
thể trong vấn đề xử lý đối với từng loại chất thải. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng
nên bắt tay với những tập đoàn khác trong và ngồi nước để học hỏi các cơng nghệ mới
trong vấn đề xử lý chất thải.
Và với bài tiểu luận trên nhóm chúng em hy vọng có thể góp phần nâng cao ý
thức nghiệp về những hệ lụy đáng sợ của ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng
ở nước ta. Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, mà cịn là trách
nhiệm của tồn xã hội bởi đó là mơi trường sống của con người và còn là yếu tố quyết
định sự phát triển của đất nước

23



×