Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.6 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC

Lời mở đầu………………………………………………………………….4
1. Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên………………………...5
1.1. Xã hội – Tự nhiên……………………………………………………....5
1.2. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội………………………………………..5
1.2.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội………………………….5
trong hệ thống tự nhiên – xã hội
1.2.2. Con người trong quan hệ Tự nhiên – Xã hội…………………………6
1.2.2.1. Vai trò của con người trong mối quan hệ tự nhên - xã hội…………6
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào……………7 trình
độ phát triển của xã hội
1.3. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào……………………8
trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
2. Vấn đề môi trường………………………………………………………...9
2.1. Môi trường, tài nguyên và hệ sinh thái………………………………….9
2.1.1 Khái niệm môi trường………………………………………………….9
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên………………………………………………..10
2.1.3 Hệ sinh thái…………………………………………………………... 11
2.2. Những vấn đề bảo vệ môi trường……………………………………....11
2.2.1. Tác động của con người vào môi trường……………………..............12
2.2.2. Những biến đổi tiêu cực của môi trường do hoạt động……………....13 của
con người
2.2.3.Những hậu quả do môi trường bị biến đổi và ô nhiễm gây ra…………15
2.2.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường……………………………………..15
2.2.5. Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến…………………..16
trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận……………………………………………………………………….17
Danh sách tài liệu tham khảo…………………………………………………19
3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới của chúng ta tồn tại và phát triển dựa trên vô số những mối quan hệ vô
cơ và hữu cơ phức tạp. Trong đó, hai thành phần có thể nối là trọng yếu nhất để tạo
nên sự tồn tại và phát triển ấy là : Tự nhiên và Xã hội. Mối quan hệ giữa tự nhiên và
xã hội là mối quan hệ biện chứng cơ bản. Tìm hiểu sự tác động qua lại giữa tự nhiên
và xã hội là tìm hiểu mối quan hệ quan trọng nhất, căn bản nhất trong tiến trình lịch
sử thế giới.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách
thương mại, tài nguyên và môi trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát
triển bền vững và thực sự nó đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một quốc gia để đạt được mục
tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai
thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Trong xu thế
toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc
chống lại và loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu vào
nước họ mà không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với
yêu cầu bảo vệ môi trường.
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.
Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị
biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn
phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn. Môi trường lâm vào khủng
hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện tại và
sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Lựa chọn đề tài này em muốn trình bày quan điểm của mình trong vấn đề bảo
vệ môi trường. Là một sinh viên, là thế hệ trẻ, thế hệ làm chủ tương lai của đất nước
thì việc tìm hiểu về môi trường và việc nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường lại càng thiết yếu, nhất là trong quá trình hội nhập của đất nước. Cho nên
trong bài tiểu luận này em trình bày những điểm cơ bản về : Quan hệ giữa xã hội và

tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I : MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
I. Xã hội – Tự nhiên
Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận tồn tại khách quan. Quá
trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống cùng với sự xuất hiện của con
người. Tự nhiên là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là
điều kiện thường xuyên và tất yếu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã
hội. Tự nhiên cho con người nơi cư trú, cung cấp những thứ cần thiết nhất cho sự sống
của con người. Nhưng con người bằng lao động tác động trở lại giới tự nhiên, khai thác
và cải biến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình.
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất, là một bộ phận đặc
thù của tự nhiên. Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa
người với người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ của các cá
nhân, “là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Như vậy xã hội
được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người, xã hội tự có
những quy luật riêng của nó mà con người cũng phải tuân theo.Đồng thời với sự tiến
hóa của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện
bằng sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu xã hội.
Ngay từ đầu con người đã dựa vào những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng để sinh
sống, tồn tại, tiến hóa. Ban đầu con người chỉ biết sử dụng mà chưa biết cải tại phát
triển những sản phẩm tự nhiên. Trải qua hàng nghìn năm con người đã dần chinh phục
được tự nhiên, bằng trí tuệ của mình, họ đã không còn sống phụ thuộc vào tự nhiên,
ngược lại bắt tự nhiên phục vụ cho các nhu cầu ngày càng cao của họ.
II. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên – xã hội :
Hệ thống tự nhiên - xã hội là một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự nhiên và
những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau. Tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội, xã hội thì ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc

biến đổi và phát triển của tự nhiên.
Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và
phát triển của xã hội. Là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành
trong qua trình tiến hóa của thế giới vật chất. Là môi trường tồn tại và phát triển của xã
hội vì chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống
của con người cũng như cung cấp đầy đủ những điều kiện cần thiết cho các hoạt động
sản xuất xã hội. Ngày nay con người với khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã
chế tạo ra những vật liệu không có sẵn trong tự nhiên, nhưng suy đến cùng thì những
thành phần tạo nên chúng cũng xuất phát từ tự nhiên.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với tư cách là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự nhiên có thể tác
động thuận lợi hay gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của chính bản thân xã hội.
Xã hội gắn bó với tự nhiên nhờ các dòng vật chất, năng lượng, thông tin và thông
qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao động sản
xuất. Tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và sản xuất cho xã hội, xã hội là
bộ phận tiêu thụ, biến đổi tự nhiên mạnh mẽ. Xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn
vật chất vốn có trong khí quyển, từ động vật, thực vật đến vi sinh vật… từ đất đá, cát
sỏi đến các loại khoảng sản… từ những nguồn vật chất có hạn và tái tạo được đến các
nguồn vật chất như ánh sáng, không khí, nước…vv…

Và con người bằng lao động của mình cũng tham gia vào quá trình biến đổi, cải
tạo tự nhiên. Lao động là yếu tố đầu tiên cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống
nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên bởi “lao động trước hết là một quá trình diễn ra
giữa con người và tự nhiên, là một quá trình mà trong đó, bằng hoạt động của chính
mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên”.
Tuy vai trò là khác nhau nhưng cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội cùng nhau hợp
thành một hệ thống thống nhất. Sự thống nhất của hệ thống này được xây dựng trên cơ

sở cấu trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và được đảm bảo bởi cơ chế hoạt động
của chu trình sinh học, đó là chu trình trao đổi chất, năng lượng, thông tin giữa các hệ
thống vật chất với môi trường tồn tại của con người trong tự nhiên. Chu trình này hoạt
động tuân theo những quy luật và những nguyên tắc tổ chức chung mà cả hai yếu tố
cùng phải tuân theo đồng thời thì mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững.
Để giữ được môi trường tồn tại và phát triển của mình, con người phải nắm chắc
các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, kiểm tra điều tiết hợp lý việc bảo quản, khai thác
sử dụng và tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của hệ
thống tự nhiên – xã hội.
2. Con người trong quan hệ Tự nhiên – Xã hội

<1> Vai trò của con người trong mối quan hệ Tự nhiên – Xã hội
Con người có nguồn gốc tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa thế
giới vật chất. Con người vừa là hiện thân vừa là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng
giữa xã hội với tự nhiên. Con người sống trong môi trường tự nhiên như một động vật,
để tồn tại và phát triển họ cũng có những nhu cầu thiết yếu như bất kì một động vật nào
khác và đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy luật sinh học. Chính tự nhiên là tiền
đề cho sự phát triển và tồn tại của họ. C.Mác khẳng định “giới tự nhiên là thân thể vô
cơ của con người”, “con người sống bằng giới tự nhiên”. Song con người chỉ có thể
trở thành con người đích thực khi được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan
hệ qua lại giữa người với người.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tuy nhiên dù có lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và xã hội nhưng chính con người
mới là thành phần quyết định xu hướng phát triển tiếp theo của hai yếu tố đó, bởi vì có
con người mới có xã hội và có mối quan hệ tự nhiên xã hội, phải có lao động của con
người thì phương thức sản xuất của xã hội mới phát triển lên trình độ cao hơn, và từ đó
làm biến đổi tự nhiên theo hình thức mới. Nếu con người tiến hành hoạt động sống và
sản xuất đúng cách thì cả tự nhiên và xã hội đều sẽ biến đổi tốt, ngược lại nếu nhận
thức và hành động của họ đều sai lầm thì hai yếu tố kia sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ta có thể hiểu, ban đầu tự nhiên sinh ra con người, con người lại tạo ra xã hội.
Xã hội được biến đổi sẽ làm cho nhu cầu con người tiếp tục tăng  xu hướng khai
thác tự nhiên tăng  thực trạng tự nhiên tác động đến con người  con người có định
hướng xã hội tiếp theo… Quá trình này cứ liên tục diễn ra. Nhưng cũng có lúc tự nhiên
ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, đó là khi có hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần… Khi
đó xã hội cần có con người khắc phục những sự cố thiên tai đó. Cũng có những hoạt
động xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới tự nhiên như thủng tầng ozon, mưa axit… lúc đó
con người cũng làm nhiệm vụ khắc phục, kiểm soát những hoạt động xã hội.
Vậy là dù tự nhiên và xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau, nhưng con người vì
sự tồn tại của bản thân con người mà luôn tham gia giải quyết kết quả của những sự tác
động đó.
<2> Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã
hội
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên. Chỉ có quan hệ với tự nhiên và
quan hệ với nhau con người mới làm nên lịch sử của mình. Mối quan hệ đó biểu hiện
thông qua lực lượng sản xuất, hay nói cách khác, lực lượng sản xuất là biểu hiện sự
chinh phục tự nhiên của con người, chính quá trình quan hệ với tự nhiên con người đã
cải biến giới tự nhiên. Lực lượng sản xuất luôn vận động và biến đổi, quyết định các
bước chuyển vĩ đại về chất của xã hội loài người.
Thông qua hoạt động của mình, con người làm cho lịch sử xã hội và tự nhiên gắn
bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định lẫn nhau ấy phụ thuộc vào trình độ
phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá nó là phương thức sản xuất. Cũng chính
phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên vì
mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai
thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Mỗi một hình
thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ phát triển của công cụ nhất
định. ( Ví dụ như nền văn minh nông nghiệp được đặc trưng bằng các công cụ sản xuất
kim loại thủ công thô sơ, nền văn minh công nghiệp có các máy móc làm đặc trưng…).
Khi công cụ lao động thay đổi, khi mục đích sản xuất thay đổi thì tính chất của mối
quan hệ giữa xã hội với tự nhiên cũng thay đổi.

Tuy nhiên, xã hội đối xử với tự nhiên ra sao là tùy thuộc vào bản chất chế độ xã
hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Có những cách thức tác động vào tự nhiên khác
nhau, ứng với mỗi chế độ xã hội khác nhau. Chẳng hạn như, dưới chế độ sở hữu tư
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhân tư bản chủ nghĩa - chế độ lấy lợi nhuận làm mục đích - thì con người coi tự nhiên
không chỉ là môi trường sống mà chủ yếu là đối tượng để khai thác, chiếm đoạt nhằm
đạt được mục đích của mình. Khủng hoảng sinh thái xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa
sự sống của cả nhân loại là một điều tất yếu của việc quá lạm dụng tự nhiên, không tôn
trọng tự nhiên.
Bởi vậy, để tồn tại và phát triển , con người cần phải quay về chung sống với tự
nhiên, thay đổi phương thức khai thác và sử dụng những tài nguyên thiên nhiên và
quan trọng hơn cả phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu
xa phá hoại thiên nhiên để tiến tới việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa
tự nhiên và xã hội, nâng cao trình độ phát triển của xã hội. Xây dựng một môi trường
tự nhiên trong sạch về nhiều mặt là việc làm không phải là của riêng một quốc gia, một
dân tộc.
3. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và
vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
Bằng hoạt động thực tiễn con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng
đối với sự biến đổi và sự phát triển của tự nhiên. Con người cần tuân thủ những quy
luật xã hội trong hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất xã hội. Nếu con
người tác động vào giới tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì con người đã tạo ra
“thiên nhiên thứ hai” hài hòa đối với sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu con người
bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong tự nhiên thì sự
nghèo nàn dần của giới tự nhiên và việc phá vỡ sự cân bằng hệ thống tự nhiên – xã hội
là không tránh khỏi. Cuối cùng thì con người cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả của
những gì con người đã gây ra, đấy là lúc thiên nhiên nổi giận.
“Sự việc nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không
thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác, như một

người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta , với cả xương thịt, máu
mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự
nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với
tất cả những sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và
có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” – Ăngnghen.
Bên cạnh việc nắm được quy luật tự nhiên, con người cần nắm được quy luật xã
hội. Chỉ có nắm vững các quy luật của xã hội và triệt để vận dụng nó, con người mới
xác định được đúng đắn mục đích của quá trình sản xuất và mới có ý thức tự giác lựa
chọn những công cụ, phương tiện hợp lý để thực hiện mục đích đó, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của toàn xã hội trong mối quan hệ hài hòa tự nhiên - xã hội.
Nhưng chỉ nhận thức thôi chưa đủ. Con người còn phải biết vận dụng những cái
họ nhận thức được vào hoạt động thực tiễn : cần phải sống, lao động và sản xuất cho
phù hợp với quy trình vận động chung của xã hội và tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta cần
phải xây dựng được một xã hội có đủ điều kiện giúp con người không ngừng nâng cao
8

×