1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
SINH VIÊN THỰC HIỆN
MAI HẢI THANH 0112113
ĐÀO PHƯƠNG THÚY 0112448
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG FRAMEWORK
HỖ TRỢ CÁC HÌNH THỨC
TRẮC NGHIỆM
LUẬN VĂN CỬ NHÂN TIN HỌC
Tp.HCM, 2005
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
SINH VIÊN THỰC HIỆN
MAI HẢI THANH 0112113
ĐÀO PHƯƠNG THÚY 0112448
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG FRAMEWORK
HỖ TRỢ CÁC HÌNH THỨC
TRẮC NGHIỆM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. TRẦN MINH TRIẾT
ThS. NGUYỄN TẤN TRẦN MINH KHANG
Tp.HCM, 2005
2
LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin chân thành cám ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TpHCM đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Chúng em xin chân thành cám ơn Thầy Trần Minh Triết và Thầy Nguyễn Tấn
Trần Minh Khang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trong Khoa đã tận tình giảng
dạy, trang bị cho chúng em nhữ
ng kiến thức quý báu trong những năm học
vừa qua.
Chúng con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ đã chăm
sóc, nuôi dạy chúng con thành người.
Xin chân thành cám ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên
chúng em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng
cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
kính mong nhận được s
ự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và
các bạn.
Sinh viên thực hiện,
Mai Hải Thanh & Đào Phương Thúy
07/2005
i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................... i
DANH SÁCH CÁC HÌNH...............................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................................ ix
Chương 1
Tổng quan....................................................................................1
1.1 Xu hướng chung...........................................................................................1
1.2 Hình thức thi trắc nghiệm............................................................................2
1.3 Lý do và mục tiêu của đề tài ........................................................................3
1.4 Cấu trúc của báo cáo: .................................................................................3
Chương 2
Chuẩn, chuẩn trắc nghiệm và đặc tả IMSQTI .......................5
2.1 Chuẩn và chuẩn trắc nghiệm .......................................................................5
2.1.1 Giới thiệu chung..................................................................................5
2.1.2 Tổ chức IMS .......................................................................................6
2.2 Đặc tả IMSQTI (Question and Test Interoperability) ...............................11
2.2.1 Lịch sử các phiên bản:.......................................................................11
2.2.2 Mục đích thiết kế...............................................................................11
2.2.3 Cấu trúc tổ chức bài thi và câu hỏi....................................................13
Chương 3
Phân loại câu hỏi trắc nghiệm.................................................15
3.1 Sơ đồ lớp interaction ................................................................................. 15
3.1.1 interaction..........................................................................................15
3.1.2 inlineInteraction ................................................................................15
3.1.3 blockInteraction.................................................................................16
3.2 Sơ đồ lớp choice.........................................................................................16
3.3 Các loại câu hỏi phân loại theo interaction ..............................................17
3.3.1 choiceInteraction...............................................................................17
3.3.2 orderInteraction.................................................................................18
3.3.3 associateInteraction...........................................................................18
3.3.4 matchInteraction................................................................................19
3.3.5 gapMatchInteraction .........................................................................19
3.3.6 inlineChoiceInteraction.....................................................................20
3.3.7 textEntryInteraction...........................................................................20
3.3.8 extendedTextInteraction....................................................................21
3.3.9 hottextInteraction ..............................................................................21
ii
3.3.10 hotspotInteraction..............................................................................22
3.3.11 selectPointInteraction........................................................................23
3.3.12 graphicOrderInteraction ....................................................................24
3.3.13 graphicAssociateInteraction..............................................................25
3.3.14 graphicGapMatchInteraction.............................................................26
3.3.15 positionObjectInteraction..................................................................26
3.3.16 sliderInteraction.................................................................................27
3.3.17 drawingInteraction ............................................................................27
3.3.18 uploadInteraction...............................................................................27
3.3.19 customInteraction..............................................................................27
Chương 4
Kiến trúc chung của phần mềm ..............................................28
4.1 Phát biểu bài toán: ....................................................................................28
4.2 Mô hình kiến trúc và tổ chức hoạt động ....................................................30
4.2.1 Engine ...............................................................................................30
4.2.2 ETSONLINE.....................................................................................36
4.2.3 ETSClient..........................................................................................45
4.2.4 InteractionDefinition.........................................................................49
4.2.5 ImportExportEngine..........................................................................50
4.2.6 QuestionsPlugins...............................................................................50
4.2.7 UserInterfacePlugins.........................................................................50
4.2.8 ETSPluginService .............................................................................50
4.2.9 HelpCenter ........................................................................................51
4.3 Thiết kế dữ liệu ..........................................................................................53
4.3.1 Lược đồ các bảng dữ liệu..................................................................53
4.3.2 Danh sách và chức năng các bảng dữ liệu ........................................53
Chương 5
Module quản lý .........................................................................55
5.1 Đặc tả yêu cầu chức năng của module quản lý .........................................55
5.2 Mô hình Use-Case .....................................................................................56
5.2.1 Lược đồ chính của mô hình Use-Case ..............................................56
5.2.2 Đặc tả một số Use-Case chính ..........................................................58
5.3 Các lược đồ tuần tự chính .........................................................................64
5.3.1 Lược đồ tuần tự “CreateFolder”:.......................................................64
5.3.2 Lược đồ tuần tự “ChangeRole”:........................................................65
5.3.3 Lược đồ tuần tự “CreateMember”: ...................................................65
5.3.4 Lược đồ tuần tự “UpdateDataFromWin”:.........................................66
5.3.5 Lược đồ tuần tự “ExportToMSWord”: .............................................66
5.4 Các màn hình giao diện chính và hướ
ng dẫn sử dụng ..............................67
5.4.1 Chức năng quản lý câu hỏi................................................................67
5.4.2 Chức năng quản lý đề thi...................................................................69
5.4.3 Chức năng quản lý thành viên...........................................................71
5.4.4 Chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi..................75
iii
Chương 6
Module soạn thảo......................................................................78
6.1 Đặc tả yêu cầu chức năng của module soạn thảo .....................................78
6.2 Mô hình Use-Case .....................................................................................78
6.2.1 Lược đồ chính của mô hình Use-Case ..............................................78
6.2.2 Đặc tả một số Use-Case chính ..........................................................79
6.3 Các lược đồ tuần tự chính .........................................................................86
6.3.1 Lược đồ tuần tự “CreateQuestion”....................................................86
6.3.2 Lược đồ tuần tự “ImportQuestionFromMSWord”............................87
6.4 Các màn hình giao diện chính và hướng dẫn sử dụng ..............................87
6.4.1 Chức năng “Soạn thảo nội dung câu hỏi” .........................................87
6.4.2 Chức nă
ng “Import danh sách câu hỏi từ MS Word” .......................91
6.4.3 Chức năng “Soạn thảo thông tin section” .........................................92
6.4.4 Chức năng “Biên tập nội dung section”............................................94
6.4.5 Chức năng “Soạn thảo thông tin đề thi”............................................97
6.4.6 Chức năng “Biên tập nội dung đề thi” ..............................................99
Chương 7
Module plugin .........................................................................101
7.1 Mục đích và vị trí của plugin trong hệ thống ..........................................101
7.2 Tổ chức một bộ plugin câu hỏi ................................................................102
7.3 Plugin template đề thi ..............................................................................104
7.3.1 Các bước để tạo một template.........................................................104
7.3.2 Hình ảnh giao diện: .........................................................................105
7.4 Plugin thành phần giao diện....................................................................108
Chương 8
Module tổ chức thi cử.............................................................111
8.1 Đặc tả yêu cầu chức năng của module tổ chức thi cử .............................111
8.2 Mô hình Use-Case ...................................................................................111
8.2.1 Lược đồ chính của mô hình Use-Case ............................................111
8.2.2 Đặc tả một số Use-Case chính ........................................................112
8.3 Các lược đồ tuần tự chính .......................................................................117
8.3.1 Lược đồ tuần tự “DoTest”...............................................................117
8.3.2 Lược đồ tuần tự “RequestResult” ...................................................118
8.3.3 Lược đồ tuần tự “ViewMemberResults”.........................................118
8.4 Giao diện và hướng dẫn sử dụng.............................................................118
8.4.1 Sơ đồ màn hình giao diệ
n................................................................118
8.4.2 Chức năng thi ..................................................................................118
8.4.3 Chức năng tra cứu danh sách thí sinh và kết quả bài thi.................119
Chương 9
Các kỹ thuật bổ sung..............................................................122
9.1 Kỹ thuật thiết kế web application linh động và load động user control.. 122
9.2 Kỹ thuật automation Microsoft Word ......................................................124
iv
9.2.1 Giới thiệu.........................................................................................124
9.2.2 Các đối tượng trong MS Word........................................................124
9.2.3 Ngôn ngữ VBA (Microsoft Visual Basic for Applications) ...........125
9.2.4 Ứng dụng trong hệ thống ................................................................128
Chương 10
Tổng kết...................................................................................132
10.1 Kết luận....................................................................................................132
10.2 Hướng phát triển......................................................................................132
Phuï luïc A -
Export database theo đặc tả IMSQTI ..................................133
Phuï luïc B -
Phần lưu trữ XML của một số dạng câu hỏi trong đặc tả
IMSQTI ..................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................138
v
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1-1 Logo ETS................................................................................................................1
Hình 1-2 Logo ETS-TOEFL..................................................................................................1
Hình 1-3 Logo MCAD - Microsoft........................................................................................1
Hình 1-4 Logo MCDBA - Microsoft.....................................................................................1
Hình 2-1 Logo tổ chức IMS...................................................................................................6
Hình 2-2 Vai trò của các thành phần tham gia hệ thống sử dụng đặc tả IMSQTI...............12
Hình 2-3 Cấu trúc bài thi trong đặc tả IMSQTI...................................................................13
Hình 3-1 Sơ đồ lớp interaction ............................................................................................15
Hình 3-2 Sơ đồ lớp inlineInteraction ...................................................................................15
Hình 3-3 Sơ đồ lớp blockInteraction ...................................................................................16
Hình 3-4 Sơ đồ lớp choice ...................................................................................................16
Hình 3-5 Câu hỏi choiceInteraction với 1 lựa chọn đúng....................................................17
Hình 3-6 Câu hỏi choiceInteraction với nhiều lựa chọn đúng.............................................17
Hình 3-7 Câu hỏi orderInteraction.......................................................................................18
Hình 3-8 Câu hỏi associateInteraction.................................................................................18
Hình 3-9 Câu hỏi matchInteraction .....................................................................................19
Hình 3-10 Câu hỏi gapMatchInteraction .............................................................................19
Hình 3-11 Câu hỏi inlineChoiceInteraction.........................................................................20
Hình 3-12 Câu hỏi lo
ại textEntryInteraction .......................................................................20
Hình 3-13 Câu hỏi extendedTextInteraction .......................................................................21
Hình 3-14 Câu hỏi hottextInteraction ..................................................................................21
Hình 3-15 Câu hỏi hotspotInteraction .................................................................................22
Hình 3-16 Câu hỏi selectPointInteraction............................................................................23
Hình 3-17 Câu hỏi graphicOrderInteraction........................................................................24
Hình 3-18 Câu hỏi graphicAssociateInteraction..................................................................25
Hình 3-19 Câu hỏi graphicGapMatchInteraction ................................................................26
Hình 3-20 Câu hỏi positionObjectInteraction......................................................................26
Hình 3-21 Câu hỏi sliderInteraction ....................................................................................27
Hình 4-1 Mô hình kiến trúc và tổ chức................................................................................30
Hình 4-2 Mối quan hệ giữa Engine và các component khác...............................................31
Hình 4-3 Sơ đồ tổ chức của Engine.....................................................................................32
vi
Hình 4-4 Sơ đồ lớp phần ETSEngineBasicObject của Engine............................................33
Hình 4-5 Sơ đồ lớp phần IMSQTIBasicObject của Engine.................................................34
Hình 4-6 Sơ đồ lớp phần ETSEngineControllerObject của Engine ....................................34
Hình 4-7 Sơ đồ lớp phần ETSEngineDBManager...............................................................35
Hình 4-8 Sơ đồ tổ chức ứng dụng ETSONLINE.................................................................36
Hình 4-9 Sơ đồ tổ chức lớp trong ETSONLINE .................................................................37
Hình 4-10 Trang chủ ETSONLINE.....................................................................................38
Hình 4-11 Phân cấp quản lý theo cấu trúc cây ....................................................................39
Hình 4-12 Trang quản lý chính của ETSONLINE ..............................................................39
Hình 4-13 Demo chức năng soạn thảo câu hỏi....................................................................40
Hình 4-14 Kết quả bài thi được truyề
n đi bằng XML .........................................................41
Hình 4-15 Sơ đồ tổ chức ứng dụng ETSClient....................................................................46
Hình 4-16 Sơ đồ tổ chức lớp trong ETSClient ....................................................................47
Hình 4-17 Sơ đồ tổ chức InteractionDefinition ...................................................................49
Hình 4-18 Sơ đồ tổ chức lớp trong InteractionDefinition....................................................49
Hình 4-19 Sơ đồ tổ chức HelpCenter ..................................................................................51
Hình 4-20 HelpCenterMenu ................................................................................................51
Hình 4-21 Liên hệ tác giả ....................................................................................................52
Hình 4-22 Hướng dẫn sử dụng ETSONLINE .....................................................................52
Hình 4-23 Sơ đồ các bảng dữ liệu .......................................................................................53
Hình 4-24 Danh sách các bảng dữ liệu ................................................................................54
Hình 5-1 Mô hình Use-Case module quản lý ......................................................................56
Hình 5-2 Quản lý danh sách câu hỏi trên web.....................................................................67
Hình 5-3 Xem thông tin thống kê c
ủa câu hỏi.....................................................................68
Hình 5-4 Quản lý danh sách câu hỏi trên windows .............................................................68
Hình 5-5 Quản lý danh sách bài thi trên web ......................................................................69
Hình 5-6 Kết xuất đề thi ra file Word..................................................................................70
Hình 5-7 Xem thông tin thống kê bài thi.............................................................................71
Hình 5-8 Quản lý danh sách thành viên trên web................................................................72
Hình 5-9 Xem hồ sơ thành viên...........................................................................................72
Hình 5-10 Import danh sách sinh viên từ file Excel ............................................................73
Hình 5-11 Di chuyển thành viên đang được chọn ...............................................................73
vii
Hình 5-12 Xem thông tin thống kê về tình hình trả lời câu hỏi của sinh viên.....................74
Hình 5-13 Quản lý danh sách thành viên trên windows......................................................75
Hình 5-14 Quản lý kho câu hỏi, kho bài thi, thành viên, cấu trúc section...........................76
Hình 5-15 Cấu trúc lại quan hệ giữa các thư mục ...............................................................76
Hình 5-16 Các chức năng đối với thư mục trên windows ...................................................77
Hình 6-1 Sơ đồ Use-Case module soạn thảo .......................................................................78
Hình 6-2 Chọn loại câu hỏi trên web...................................................................................87
Hình 6-3 Soạn thảo nội dung một câu hỏi ...........................................................................88
Hình 6-4 Menu tạo câu hỏi trên windows............................................................................89
Hình 6-5 Context Menu tạo câu hỏi trên windows..............................................................89
Hình 6-6 Danh sách các loại câu hỏi trong ứng dụng trên windows ...................................90
Hình 6-7 Import danh sách câu hỏi từ MS Word ................................................................91
Hình 6-8 Soạn thảo một section trên web............................................................................92
Hình 6-9 Soạn section trên windows ...................................................................................93
Hình 6-10 Chọn trực tiếp câu hỏi cho section trên web ......................................................94
Hình 6-11 Chọn trực tiếp câu hỏi cho section trên windows...............................................95
Hình 6-12 Chọn kho câu hỏi cho section trên windows......................................................96
Hình 6-13 Soạn thảo đề thi trên web ...................................................................................97
Hình 6-14 Soạn thảo đề thi trên windows............................................................................98
Hình 6-15 Chọn section cho bài thi trên web ......................................................................99
Hình 6-16 Chọn section cho bài thi trên windows.............................................................100
Hình 7-1 Minh họa plugin .................................................................................................101
Hình 7-2 Tổ chức 1 bộ câu hỏi ..........................................................................................103
Hình 7-3 Template mặc định của bài thi............................................................................105
Hình 7-4 Template smoke skin..........................................................................................106
Hình 7-5 Template wave skin............................................................................................107
Hình 7-6 Chỉnh sửa cấu hình giao diện .............................................................................108
Hình 7-7 Plugin cột trái .....................................................................................................109
Hình 7-8 Plugin cột phải....................................................................................................109
Hình 7-9 Các plugin hiển thị theo lựa chọn của ngườ
i dùng.............................................110
Hình 8-1 Sơ đồ Use-Case module thi cử ...........................................................................111
Hình 8-2 Sơ đồ các màn hình giao diện module thi cử .....................................................118
viii
Hình 8-3 Hình ảnh một bài thi...........................................................................................119
Hình 8-4 Danh sách thí sinh đã thi ....................................................................................120
Hình 8-5 Kết quả thi một bài thi nào đó của các thí sinh ..................................................120
Hình 8-6 Thông tin thống kê tình hình điểm số của một bài thi........................................121
Hình 9-1 Sơ đồ quan hệ của các đối tượng của MS Word ................................................124
Hình 9-2 Record macro trong MS Word ...........................................................................126
Hình 9-3 Edit macro trong MS Word................................................................................127
Hình 9-4 Kết quả edit macro trong MS Word ...................................................................127
Hình 9-5 Add reference đến Word Object Library trong .NET.........................................128
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2-1 Các đặc tả được tổ chức IMS định nghĩa...............................................................8
Bảng 5-1 Danh sách actor module quản lý..........................................................................57
Bảng 5-2 Danh sách Use-Case module quản lý...................................................................58
Bảng 6-1 Danh sách actor module soạn thảo.......................................................................79
Bảng 6-2 Danh sách Use-Case module soạn thảo ...............................................................79
Bảng 8-1 Danh sách actor module thi cử...........................................................................112
Bảng 8-2 Danh sách Use-Case module thi cử ...................................................................112
1
Chương 1
Tổng quan
1.1 Xu hướng chung
Ngày nay, hình thức thi trắc nghiệm đã trở thành một trong những hình thức
thi phổ biến nhất trên thế giới. Với ưu điểm khách quan, chính xác và thuận tiện cho
cả người ra đề và thí sinh đi thi, hình thức thi này đã được áp dụng ở hầu khắp các
nước, đặc biệt là trong các kỳ thi của các tổ chức lớn có phạm vi toàn cầu như ETS
(Educational Testing Service) – tổ chức các kỳ thi TOEFL, GMAT, GRE…,
Microsoft – tổ chức các kỳ thi MCSE, MCAD…
Hình
1-1 Logo ETS
Hình
1-2 Logo ETS-TOEFL
Hình
1-3 Logo MCAD - Microsoft
Hình
1-4 Logo MCDBA - Microsoft
2
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương
pháp dạy và học, việc đổi mới hình thức thi cử cũng trở thành một việc làm cấp
thiết. Trong các hình thức thi cử, trắc nghiệm khách quan là hình thức được nhiều
người chú ý nhất do những ưu điểm của nó trong việc kiểm tra, đánh giá trình độ
người dự thi như: khách quan, trung thực, kiểm tra đượ
c nhiều kiến thức, tránh
được việc học tủ, học vẹt…Do đó, trắc nghiệm đang là khuynh hướng của hầu hết
các kỳ thi ở Việt Nam hiện nay.
1.2 Hình thức thi trắc nghiệm
Hình thức của thi trắc nghiệm rất đa dạng, ví dụ: một câu hỏi có một số
phương án trả lời, thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất, hay một câu hỏi có nhiều
phương án trả lời và thí sinh chọn các câu trả lời đúng.
Tuy nhiên, do độ phổ biến của một số cách thể hiện cũng như về bản chất nội
dung, trắc nghiệm thường được hi
ểu theo một phạm vi hẹp hơn, cụ thể: đó là một
hay nhiều bài kiểm tra, trong đó có một hay nhiều câu hỏi, trong mỗi câu hỏi có
nhiều phương án trả lời (thường là 4) và nhiệm vụ của thí sinh là chọn ra câu trả lời
đúng nhất.
Thật ra, trắc nghiệm không chỉ có thế, hình thức thi này rất phong phú, đa
dạng về nội dung và cả hình thức thể hiện. Câu hỏi trắc nghiệm không chỉ
kiểm tra
việc thí sinh lựa chọn một phương án trả lời đúng mà còn có thể là kiểm tra kiến
thức kết hợp các ý niệm, kiến thức khác nhau khi tạo đường nối các phương án trả
lời có liên quan. Trong tình huống này, thể hiện của câu hỏi không còn là một số
phương án trả lời với ô đánh dấu để chọn câu trả lời đúng nữa, mà là 2 cột phương
án trả lời đượ
c xếp cạnh nhau để thí sinh tạo đường nối giữa các phương án trả lời
có liên quan. Hay trong một tình huống khác, câu hỏi trắc nghiệm có thể kiểm tra
kiến thức thuộc lòng một đoạn ký tự có ý nghĩa nào đó. Lúc này, sẽ không có
phương án trả lời nào được đưa ra để lựa chọn. Việc trả lời câu hỏi được thực hiện
bằng cách điền một đoạn ký t
ự vào một ô trống cho trước. Câu trả lời này đúng khi
nó so khớp với câu trả lời – là một đoạn ký tự – mà người ra đề mong đợi.
3
1.3 Lý do và mục tiêu của đề tài
Như chúng ta đã nói, hình thức trắc nghiệm đang trở thành một xu hướng tất
yếu cho rất nhiều kỳ thi, đặc biệt là ở trên đất nước Việt Nam chúng ta. Trắc
nghiệm là một hình thức thi có thể ở trên giấy hoặc trên máy tính. Trong đó hình
thức thi trắc nghiệm trên giấy hiện phổ biến hơn, tuy vậy, lại không thuận tiện. Hình
thức thi trên máy tính có những ưu điểm riêng cần quan tâm. Đi xa h
ơn, hình thức
thi qua mạng đem lại rất nhiều lợi ích. Internet đem mọi người đến lại gần nhau hơn
bất kể không gian. Người ra đề cũng như người dự thi có thể ở bất cứ nơi đâu và bất
cứ khi nào muốn đều có thể thực hiện công việc của mình, không hề có giới hạn về
địa lý, chi phí rẻ do không cần sự di chuyển, phân phối đề thi, thu bài, ch
ấm bài…
Nhận thức được tầm quan trọng đó và trong bối cảnh tại Việt Nam chưa có hệ thống
nào hỗ trợ việc thi trắc nghiệm trực tuyến qua mạng internet một cách toàn diện và
đầy đủ, chúng em quyết định đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề quan
trọng sau:
• Tìm hiểu các loại câu hỏi trắc nghiệm về bản chất.
• Xây dựng một b
ộ khung (framework) có tính tiến hóa cao, phục vụ cho việc
soạn câu hỏi, đề thi, cũng như việc thi cử.
• Xây dựng một hệ thống thi thử nghiệm.
1.4 Cấu trúc của báo cáo:
Từ những mục tiêu trên, chúng em đã thực hiện các công việc và kết quả các
công việc được thể hiện trong báo cáo luận văn này theo cấu trúc như sau:
Báo cáo luận văn gồm 10 chương:
Chương 1. Tổng quan: xu hướng của hình thức thi trắc nghiệm trong các
hình thức thi cử hiện nay, nêu lên nhu cầu thực tế và l ý do thực hiện đề tài, đồng
thời giới thiệu sơ lược về đề tài và mục tiêu phả
i đạt được.
Chương 2.
4
Chuẩn, chuẩn trắc nghiệm
và đặc tả IMSQTI: trình bày lý do cần đến chuẩn khi thực hiện phần mềm, giới
thiệu chuẩn trắc nghiệm được ưa chuộng trên thế giới và chuẩn được sử dụng trong
hệ thống phần mềm này.
Chương 3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm: chương này sẽ trình bày các dạng
câu hỏi trắc nghiệm theo phân loại của đặc tả IMSQTI.
Chương 4. Kiến trúc chung của phần mềm: chương này trình bày các yêu
cầu đặt ra cho bài toán, sau đó mô tả kiến trúc tổng quan của hệ thống phần mềm,
sự liên lạc giữa các thành tố và cách tổ chức hoạt động của hệ thống.
Chương 5. Module quản lý: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module quản lý,
cách tổ chức, hoạt động của module và hướng dẫn sử dụng các chức năng của
module này.
Chương 6. Module soạn thảo: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module soạn
thảo, cách tổ chức, hoạt động của module và hướng dẫn sử dụng các chức năng của
module soạn thảo.
Chương 7. Module plugin: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module plugin,
cách tổ chức, hoạt động của module và hướng dẫn sử dụng các chức năng.
Chương 8. Module tổ chức thi cử: trình bày các yêu cầu đặt ra cho module
tổ chức thi cử, cách tổ chức, hoạt động và hướng dẫn sử dụng module .
Chương 9. Các kỹ thuật bổ sung: chương này trình bày các kỹ thuật lập
trình, kỹ thuật tổ chức, thiết kế hay, có ảnh hưởng quan trọng trong việc hoàn thành
hệ thống phần mềm nhưng chưa được nói đến ở các phần trên.
Chương 10. Tổng kết: tóm lại các vấn đề đã giải quyết và nêu ra một số
hướng phát triển trong tương lai.
5
Chương 2
Chuẩn, chuẩn trắc nghiệm
và đặc tả IMSQTI
2.1 Chuẩn và chuẩn trắc nghiệm
2.1.1
Giới thiệu chung
ISO (International Standards Organization - Tổ chức chuẩn hoá quốc tế) định
nghĩa như sau:
Chuẩn:
là các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các
tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật,
các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các
vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng.
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực e-Learning (Theo Sun
Microsystems, e-Learning là: việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công
nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV,
video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy
tính) mà trắc nghiệm là một phần của nó, các chuẩn e-Learning đóng vai trò rất
quan trọng. Không có chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi v
ới
nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-
Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được
tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kỹ thuật và mặt phương pháp.
Dựa vào các chuẩn e-Learning có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề
sau:
•
Khả năng truy cập được: truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa cũng
như phân phối cho nhiều nơi khác không gặp trở ngại về khoảng cách địa lý.
•
Tính khả chuyển: sử dụng được nội dung học tập phát triển tại ở một nơi
khác, bằng nhiều công cụ và nền tảng khác nhau tại nhiều nơi và trên nhiều
hệ thống khác nhau.
6
•
Tính thích ứng: đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng
tình huống và từng cá nhân.
•
Tính sử dụng lại: một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử dụng ở
nhiều ứng dụng khác nhau.
•
Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công
nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại.
•
Tính giảm chi phí: tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và
chi phí.
2.1.2
Tổ chức IMS
Có rất nhiều người và tổ chức liên quan tới các nhóm tham gia quá trình
chuẩn hoá. Các nhóm này đã đưa ra nhiều chuẩn và đặc tả khác nhau. Trong số
các chuẩn và đặc tả về thi trắc nghiệm hiện có trên thế giới, đặc tả IMSQTI
(Instructional Management System – Question and Test) là đặc tả có uy tín
và được nhiều nơi trên thế giới áp dụng nhất.
Hình
2-1 Logo tổ chức IMS
2.1.2.1
Tổ chức IMS
IMS (Instructional Management System) Global Learning Consortium
là tổ chức chuyên phát triển và xúc tiến các đặc tả mở để hỗ trợ các hoạt động
học tập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi
quá trình học tập, thông báo kết quả học tập, và trao đổi các thông tin về học
viên giữa các hệ thống quản lý.
IMS có hai mục tiêu chính:
•
Xác định các đặc tả kỹ thuật phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng
dụng và các dịch vụ trong học tập phân tán
• Hỗ trợ việc đưa các đặc tả của IMS vào các sản phẩm và các dịch vụ trên
toàn thế giới. IMS xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho các môi
trường học tập phân tán và nội dung từ nhiều nguồn khác nhau có thể
hiểu nhau
7
IMS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các đặc tả trong e-
Learning. Các đặc tả sau đó được các tổ chức ở cấp cao hơn như ADL, IEEE,
ISO sử dụng, chứng nhận thành chuẩn e-Learning dùng ở quy mô rộng rãi.
2.1.2.2
Mục đích, hoạt động của tổ chức IMS
•
Tổ chức đưa ra và hỗ trợ các đặc tả dựa trên XML phục vụ cho các công
nghệ trong e-Learning. Các đặc tả của IMS được chấp nhận như các
chuẩn không chính thức trên toàn thế giới. Nó chính là điều kiện để
người mua các hệ thống LMS (Learning Management System – Hệ
thống quản lý học tập) đặt ra với người bán và là các hướng dẫn cho
những người phát triển các sản phẩm và các dịch v
ụ e-Learning.
•
Để đưa ra một đặc tả, IMS tập hợp các yêu cầu về chức năng, dựa trên
khả năng kỹ thuật, và các ưu tiên phát triển từ những người sử dụng,
người bán sản phẩm, người mua sản phẩm, và người quản lý. Các yêu cầu
này sẽ được các đội dự án của IMS (IMS Project Teams) phát triển thành
một bộ các đặc tả bao gồm: Information Model, XML binding, và Best
Practice Guide. Các phiên bản Public Drafts Release và Final Releases sẽ
được công bố rộng rãi qua trang Web của IMS (www.imsglobal.org
). Sau
đó, IMS sẽ nhận các ý kiến phản hồi về đặc tả để chỉnh sửa, nâng cấp.
2.1.2.3
Các đặc tả tổ chức IMS đặt ra
Tên đặc tả Chức năng
Meta-Data v1.2.1
Các thuộc tính mô tả các tài nguyên học tập
(learning resources) để hỗ trợ cho việc tìm kiếm
và phát hiện các tài nguyên học tập
Enterprise v1.1
Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về học
viên, khóa học giữa các thành phần của hệ thống
Content Package v1.1.3
Các chỉ dẫn để đóng gói và trao đổi nội dung học
tập (learning content)
Question and Test
Interoperability v1.2
Các định dạng để xây dựng và trao đổi thông tin
về đánh giá kết quả học tập
Learner Information
Package(LIP) v1.0
Thông tin liên quan đến học viên như khả năng,
kết quả học tập
8
Reusable Definition of
Competency or
Educational Objective v1.0
Là một khung (framework) để trao đổi các kết quả
học tập của học viên sử dụng các định nghĩa về
các mục tiêu giáo dục
Simple Sequencing v1.0
Xác định các đối tượng học tập được sắp xếp và
trình bày tương ứng với từng học viên như thế
nào.
Digital Repositories
Interoperability v1.0
Gắn kết việc học trên mạng với các tài nguyên
thông tin
Learning Design v1.0
Các định nghĩa dùng để mô tả việc thiết kế giảng
dạy và học tập
Assessiblity for Learner
Information Package v1.0
Đưa thêm các đặc điểm cho đặc tả LIP để gộp dữ
liệu bao gồm các yêu cầu thay đổi của học viên,
điều kiện sử dụng, công nghệ
Bảng
2-1 Các đặc tả được tổ chức IMS định nghĩa
(Theo website: www.el.edu.net.vn)
2.1.2.4
Tại sao tham gia IMS?
Rất nhiều thành viên (trên 100 thành viên) tham gia IMS vì:
•
Các công ty và các tổ chức chính phủ đang đầu tư vào e-Learning và các
chương trình quản lý tri thức (knowledge management program) gia nhập
IMS để đảm bảo rằng các chính sách của họ, cơ sở hạ tầng e-Learning, và
các mục tiêu đặc thù của chương trình bắt kịp tối đa với sự phát triển của
công nghệ và xu hướng của e-Learning.
•
Các người bán dịch vụ và sản phẩm tham gia để đóng góp vào sự phát
triển và đảm bảo rằng các sản phẩm tung ra phù hợp với các yêu cầu rộng
lớn của thị trường, để đảm bảo tính khả chuyển và có các tính năng dựa
trên chuẩn.
•
Các tổ chức đưa ra các dịch vụ giáo dục và đào tạo tham gia để đảm
bảo rằng các quyết định đầu tư của họ là đúng và giảm thiểu rủi ro khi
mua các sản phẩm e-Learning.
9
2.1.2.5
Sự hợp tác của IMS với các tổ chức khác
IMS có sự hợp tác rộng rãi và chặt chẽ với các tổ chức khác để đảm bảo
rằng các đặc tả của IMS có thể áp dụng được rộng rãi trong e-Learning. Dưới
đây là danh sách các tổ chức mà IMS có quan hệ chặt chẽ:
•
Advanced Distributed Learning: ADL là một chương trình của bộ quốc
phòng Mĩ (Department of Defense) và Văn Phòng Nhà Trắng về Khoa
học và Công nghệ (White House Office of Science and Technology)
nhằm phát triển các chỉ dẫn cần thiết cho việc phát triển và triển khai e-
Learning ở quy mô lớn. ADL đưa ra các yêu cầu cho các đặc tả của IMS.
ADL sử dụng các đặc tả của IMS. Đối với SCORM 1.3 (Sharable Content
Object Reference Model – Mô hình tham khảo đối tượng nội dung chia
sẻ), ADL sử dụng các đặc tả sau của IMS : Content Package, Simple
Sequencing, Metadata
•
ARIADNE: Đây là một dự án của cộng đồng Châu Âu. tập trung vào
phát triển các công cụ và các phương pháp luận để sản xuất ra, quản lý và
sử dụng lại các thành phần giáo dục dựa trên máy tính và các chương
trình đào tạo từ xa. Họ tham gia về đặc tả kỹ thuật trong lĩnh vực meta-
data. ARIADNE hợp tác với IMS phát triển đặc tả meta-data sau đó đưa
lên cho IEEE phê duyệt.
•
Aviation Industry CBT Committee (AICC): Tổ chức phát triển các
hướng dẫn cho công nghiệp hàng không thông qua phát triển, đưa ra và
thử nghiệm CBT (Computer-Based Training) và các kỹ thuật liên quan.
IMS đang tích cực hợp tác với các công ty bán công cụ tương thích với
AICC để đảm bảo rằng nội dung tương thích với AICC cũng hỗ trợ các
đặc tả của AICC.
•
Dublin Core: Nhóm này đã thiết lập một đặc tả kỹ thuật cho meta-data
của nội dung của thư viện số. Learning Resource Metadata Specification
của IMS tham khảo nhiều đặc tả của Dublic Core.
•
European Committee for Standardization/Information Society
Standardization System(CEN/ISSS): CEN là một tổ chức quốc tế, được
10
công nhận bởi cộng đồng Châu Âu, quản lý sự hợp tác của 15 thành viên
của EU. ISSS được thành lập để tập trung chủ yếu vào các yêu cầu về
chuẩn hóa “xã hội thông tin”(information technology), và đã tổ chức một
số hội thảo mở. IMS là một thành viên của hội thảo CEN/ISSS về
Metadata on Multimedia Information. Ngoài ra, IMS cũng đã kí với
CEN/ISSS và các tổ chức khác một bản ghi nhớ hợp tác để tạo nên sự
thống nhất chung về
công nghệ giáo dục.
•
Institute of Electrical and Electronics Engineers(IEEE): IMS Global
Learning Consortium sẽ tiếp tục hợp tác với IEEE để cùng phát triển các
chuẩn công nghệ quốc tế. Các đặc tả của IMS sẽ được IEEE sử dụng, sau
đó là sự phát triển của đặc tả thành các chuẩn ISO hay ANSI, tức là được
sự chấp thuận của toàn bộ thế giới.
•
World Wide Web Consortium(W3C): Thiết lập các đặc tả web. Các đặc
tả nổi tiếng của nó là HTML, XML, SOAP. Mặc dù không đuợc chứng
nhận, các đặc tả của nó đã trở thành chuẩn công nghiệp.
Một số thành viên của IMS: ADL Co-Laboratory, Sun Micro Systems, WebCT,
BlackBoard, Cisco Learning Institue, Digital Think, Microsoft, Oracle,
QuestionMark Computing, Carnegie MellonUniversity, Texas Instruments,
Cisco Systems, Apple Computer, Click2learn, Docent, Saba Software,
University of Cambridge, University of California-Berkeley.
Trong số các đặc tả mà tổ chức IMS đưa ra, đặc tả mà chúng ta quan tâm nhất chính
là đặc tả về thi trắc nghiệm Question and Test Interoperability (Các định dạng
để xây d
ựng và trao đổi thông tin về đánh giá kết quả học tập).
Chúng ta có thể tham khảo danh sách các công ty và tổ chức đã tuân theo đặc tả
IMS Question and Test Interoperability sau đây
1
: Canvas Learning,
Citogroep (The Netherlands), Giunti Learn eXact, IBM, Open University,
QuestionMark, Oracle, Texas Instruments, WebCT, UkeU
1
Nguồn:
11
2.2 Đặc tả IMSQTI (Question and Test Interoperability)
2.2.1
Lịch sử các phiên bản:
IMSQTI version 0.5 được công bố vào tháng 3 năm 1999 và version 1.0 được
công bố vào tháng 2 năm 2000, hoàn chỉnh version này vào tháng 5 trong năm đó.
Đặc tả này được mở rộng và cập nhật 2 lần vào tháng 3/2001 và tháng 1/2002. Đến
tháng 3/2003, version 1.2.1 được công bố. Hiện nay, version 2.0 vừa mới được hoàn
chỉnh.
2.2.2
Mục đích thiết kế
Một cách đặc biệt, IMSQTI được thiết kế để:
• Cung cấp một định dạng lưu trữ nội dung tốt, và việc lưu trữ các nội dung
này là độc lập đối với các công cụ đã được dùng để tạo ra chúng.
• Cung cấp khả năng phân phối các kho câu hỏi trên một diện rộng các hệ
thống học tập và đánh giá, kiểm tra khác nhau.
• Cung cấp khả nă
ng sử dụng các câu hỏi và kho câu hỏi tại một hệ thống đơn
với nguồn câu hỏi và kho câu hỏi đa dạng được đưa đến từ các hệ thống khác.
• Cung cấp các hệ thống với khả năng báo cáo các kết quả đánh giá, kiểm tra
nhất quán.
12
Mô hình vai trò của các hệ thống tham gia sử dụng đặc tả IMSQTI:
Hình
2-2 Vai trò của các thành phần tham gia hệ thống sử dụng đặc tả IMSQTI
Trong đó:
• authoringTool: công cụ tạo bài thi.
• itemBank: kho câu hỏi.
• assessmentDeliverySystem: hệ thống phân phối bài thi.
• learningSystem: hệ thống học tập
• author: tác giả của đề thi (giáo viên).
• itemBankManager: người quản lý các kho câu hỏi.
• proctor: giám thị/người coi thi.
• scorer: giám khảo.
• tutor: giáo viên
• candidate: thí sinh
13
2.2.3 Cấu trúc tổ chức bài thi và câu hỏi
2.2.3.1
Cấu trúc chung
assessment
section
section
assessmentItem
assessmentItem
assessmentItem
Hình
2-3 Cấu trúc bài thi trong đặc tả IMSQTI
Trong đặc tả IMSQTI, tất cả bài thi, bao gồm trong nó các section và các câu hỏi
đều được lưu trữ bằng XML.
Trong đó:
2.2.3.2
Bài thi
Một bài thi được gọi là 1 assessment, trong 1 bài thi có thể có nhiều section.
2.2.3.3
Section
Một section được hiểu như là 1 bài thi con hay 1 phần của bài thi, trong
section có nhiều câu hỏi, gọi là các assessmentItem.
2.2.3.4
Câu hỏi
Câu hỏi được gọi là assessmentItem.