Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.84 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, pháp luật cũng là công cụ đắc
lực dể nhà nước quản lý xã hội. Trong xã hội phong kiến cũng vậy, Pháp luật
phong kiến là cơng cụ chun chính trong tay giai cấp địa chủ phong kiến, ghi
nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau, sự phụ thuộc của nông dân
vào địa chủ, nó bảo vệ các hình thức áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến đối
với nơng dân và những người lao động khác.
Dựa trên những ghi chép của các nhà sử gia và trong các tài liệu về lịch sử
có thể thấy được pháp luật được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành
Nhà nước Việt Nam phong kiến, từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn Việt Nam
đã đạt được những thành tựu lập pháp nhất định với việc ban hành ra các Bộ luật
có giá trị thời đại như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long… đã làm nền móng
cho cơng cuộc lập pháp của đất nước về sau. Nhưng trên thực tế nguồn tư liệu
lưu trữ và các cơng trình nghiên cứu về các Bộ luật Việt Nam thời kỳ phong kiến
nói chung cịn rất ít và gặp nhiều hạn chế. Phan Huy Chú từng nghiên cứu về hệ
thống pháp luật truyền thống Việt Nam, ông rất tiếc về sự thất truyền những di
sản văn hóa pháp luật của dân tộc: “Sách điển chương pháp chế của cả một
triều đại làm khuôn phép đời đời mà mất mát như thế, thực có đáng tiếc khơng?
Bởi các lý do trên, em tiến hành lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về pháp luật
Việt Nam thời kỳ phong kiến” để tiến hành nghiên cứu với mong muốn góp
phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam trong sạch, vững mạnh và bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, mở rộng tầm hiểu biết về pháp luật Phong kiến Việt
Nam nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ nói chung.

2



B. NỘI DUNG
I. Bản chất, đặc điểm của pháp luật phong Kiến
1. Bản chất của pháp luật phong Kiến
Pháp luật phong kiến ra đời đầu tiên ở Trung Quốc vào thế kỉ III trước
Công nguyên và ở vùng Tây Âu, Ấn Độ vào khoảng thế kỉ V, ở bán đảo Ả rập và
các vùng Trung Á vào khoảng thế kỉ VII, ở Nga, Ba Lan, Ukraina và các dân tộc
Xlavơ từ khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ IX, X.
Đây là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử nhân loại và hình thành cùng
với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Do tính phụ thuộc của pháp luật vào cơ
sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến nên pháp luật phong kiến là ý chí của
giai cấp địa chủ phong kiến được đề lên thành luật mà nội dung của ý chí đó
được quy định bới các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp phong kiến.
Pháp luật phong kiến là công cụ chuyên chính trong tay giai cấp địa chủ
phong kiến, ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau, sự phụ
thuộc của nơng dân vào địa chủ, nó bảo vệ các hình thức áp bức, bóc lột của địa
chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác.
Có thể nói, pháp luật phong kiến là cơng cụ bảo đảm sự thống trị về kinh
tế, chính trị và tinh thần của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội, “về bản
chất, tất cả các luật pháp đó chung quy chỉ là nhằm một mục đích duy nhất là
duy trì chính quyền của chúa phong kiến đối với nông nô” 1. Là công cụ quản lý
xã hội, pháp luật phong kiến cịn mang tính xã hội tích cực. Nó là phương tiện
mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung để nhà nước phong kiến thực hiện
việc quản lý xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, triển khai những
cơng việc chung của xã hội, xác lập, ghi nhận hệ thống các quan hệ xã hội của
xã hội phong kiến phát triển cao hơn, tiến bộ hơn so với xã hội chiếm hữu nô lệ.

1 V.I.Lênin, Sđd, tr.89

3



2. Đặc điểm của pháp luật phong kiến
Khác với pháp luật chủ nô được xây dựng trên nền tảng kinh tế - xã hội, là
chế độ sở hữu tư nhân tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối với mọi tư liệu sản xuất
và của cải làm ra, sự bóc lột và đàn áp dã man của chủ nô đối với nô lệ - lực
lượng lao động chủ yếu trong xã hội. Pháp luật phong kiến lại được xây dựng
dựa trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân của quý tộc phong kiến và địa chủ về tư
liệu sản xuất (ruộng đất) và sự bóc lột nơng dân thơng qua chế độ tô, thuế. Bản
chất của Pháp luật phong kiến được bộc lộ rõ nét qua những đặc điểm sau:
Một là, pháp luật phong kiến bảo vệ chế độ tư hữu của giai cấp phong
kiến đối với đất đai và chế độ bóc lột địa tơ, bảo vệ ách thống trị về chính trị và
tư tưởng của giai cấp phong kiến.
Trong xã hội phong kiến, vua có tồn quyền: chúa, địa chủ lớn, tăng lữ có
rất nhiều quyền (chúa phong kiến có quyền xét xử nơng dân, đặt ra luật lệ,
quyền thu thuế, quyền tịch thu tài sản của nông dân), họ là những người nắm
trong tay các phương thức sản xuất (ruộng đất). Bên cạnh đó lãnh chúa không
chỉ tuỳ tiện định đoạt tài sản của nông dân mà còn cả thân thể họ, thân thể vợ
con của họ…
Hai là, pháp luật phong kiến bảo vệ chế độ đẳng cấp và đặc quyền của
giai cấp phong kiến.
Theo quy định của pháp luật phong kiến thì xã hội phong kiến được chia
thành nhiều đẳng cấp khác nhau, thậm chí trong một tổ chức, một gia đình, một
cộng đồng cũng có sự phân biệt về thứ bậc, phẩm trật. Pháp luật phong kiến
công khai tuyên bố cho mỗi đẳng cấp có những đặc quyền riêng. Đặc quyền của
mỗi đẳng cấp phụ thuộc vào chức tước, danh vị, xuât sthaan, thậm chí cả tơn
giáo mà họ theo. Pháp luật phong kiến trói buộc người nơng dân vào các đặc
quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, việc quy định sự trừng phạt khác nhau
căn cứ vào đẳng cấp, thứ bậc. Nếu cùng một hành vi phạm tội, người có địa cị
cao trong xã hội thì hình phạt rất thấp, thậm chí có thể dùng tiền để chuộc tội
hay người thân của họ phạm tội cũng được giảm hình phạt theo quan phẩm…

4


Ba là, pháp luật phong kiến hợp pháp hoá bạo lực và sự chuyên quyền tuỳ
tiện của giai cấp phong kiến. Là “pháp luật quả đấm” – thừa nhận bạo lực, là
phương tiện bảo vệ lợi ích và giải quyết mọi tranh chấp trong xã hội.
Pháp luật cho phép địa chủ, quý tộc phong kiến tự mình xử phạt, trả tấn,
hỏi cung, điều tra đối với nông dân, hợp pháp hoá sự chuyên quyền, tuỳ tiện sử
dụng bạo lực vủa giai cấp địa chủ phong kiến. Ăngghen viết: “Trong những
chương giảo huấn của Bộ luật Carơlỉna nói đến việc “cắt tai’’, “xéo mũi”,
“khoét mắt”, “chặt ngón tay và bàn tay”, “chặt đầu”, “buộc vào bánh xe đánh
cho gẫy chân tay”, “thiêu đốt”, “kẹp bằng kìm nung đỏ”, “phanh thây”...
khơng một chương nào mà bọn lãnh chúa nhân hậu và bọn bảo hộ lại không thể
áp dụng với nông dân của chúng, tuỳ theo sở thích”2. Sự tuỳ tiện trong pháp luật
phong kiến có thể lấy Điều 351 Hồng Việt Luật Lệ về tội bất ưng vi là một điển
hình “phàm những việc khơng nên làm mà làm thì phải phạt 40 roi, nếu việc
quan trọng thù phạt 80 trượng”. Pháp luật phong kiến còn cho phép sử dụng
bạo lực như đấu gươm hoặc đấu súng… để giải quyết tranh chấp, mâu thuân,
thừa nhận chân lý thuộc về kẻ thắng.
Bốn là, pháp luật phong kiến quy định những hình phạt tàn bạo đối với
những hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội phong kiến.
Mục đích của hình phạt trong pháp luật phong kiến chủ yếu là gây đau
đớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Do vậy,
trong xã hội phong kiến hầu hết các quan hệ xã hội thường bị hình sự hố, nên
pháp luật hình sự phong kiến được quan tâm chú ý và phát triển. Các hình phạt
chủ yếu như chặt đầu, chơn sống, dìm xuống nước, cắt tai, kht mắt... được áp
dụng rộng rãi.
Hoàng Việt luật lệ ở Việt Nam quy định các hình thức thi hành án tử hình
là: Lăng trì (cắt, xẻo thiẹt phạm nhân cho đến chết, tóc thịt phạm nhân, móc mắt
phạm nhân); trảm khiêu (chém bêu đầu); lục thi (chém băm xác phạm nhân).

Đến Quốc Triều hình luật bộ luật tiến bộ nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam
2 C.Mác – Ăngghen, toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1993, tr.472.

5


nhưng vẫn quy định hệ thống hình phạt (ngũ hình) tàn bạo là: Suy (đánh bằng
roi); Trượng (đánh bằng gậy); Đồ (tù khổ sai); Lưu (lưu đầy); Tử (Giảo – thắt
cổ, trảm – chém, trảm khiêu, lăng trì). Pháp luật phong kiến cịn cho phép áp
dụng trách nhiệm hình sự liên đới, nghĩa là, cả những người thân, quen của
phạm nhân cũng phải chịu trách nhiệm như phạm nhân mặc dù họ không liên
quan tới việc thực hiện phạm tội như: tru di cửa tộc, tru di tam tộc…
Năm là, pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo và đạo đức
phong kiến.
Trong thời kì phong kiến, các tôn giáo lớn như Thiên chúa giáo, Phật
giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo... có ảnh hưởng lớn trong xã hội nên tổ chức tôn giáo
trong nhiều trường hợp đã can thiệp vào công việc nhà nước. Điều này dẫn đến
pháp luật phong kiến ghi nhận nhiều quy định lễ, giáo, đạo đức thành quy định
pháp luật phong kiến.
Chẳng hạn, Quốc Triều hình luật ở Việt Nam có nhiều quy định về nghĩa
vụ của con cái, như không được kiện cha mẹ (Điều 511); phải che dấu tối của
cha mẹ (Điều 504); để tang cha mẹ (Điều 543)… Hoàng Việt luật lệ đã dành hẳn
quyển 9 Lễ luật để quy định về lễ nghĩa, thủ tụ, nghi thức về tang lễ, cưới hỏi…
Theo Điều 642 Quốc Triều hình luật thì tất cả những hành vi trái với phong tục
tập quán, lễ giáo đạo đức phong kiến đều bị pháp luật trừng trị (việc lớn xử tội
đồ hay lưu, việc nhỏ xử tội biếm hoặc phạt tiền và hiện vật).
Sáu là, pháp luật phong kiến là pháp luật tản mạn, khơng có tính thống
nhất cao, tập quán pháp và tiền lệ pháp vẫn đóng vai trị chủ yếu; văn bản pháp
luật xuất hiện muộn và cũng thường là những bộ luật có nội dung tổng hợp mà
chế tài đều mang tính chất hình sự.

Tưong tự như pháp luật chủ nơ, pháp luật phong kiến chưa có sự phân
định rõ ràng giữa các lĩnh vực xã hội, do đó, hầu hết các bộ luật phong kiến đều
là những bộ luật tổng hợp điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực,
biện pháp trừng phạt chủ yếu của nhà nước là hình phạt.

6


Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng đóng vai trị quan tọng trong việc
xác lập, ghi nhận và phát triển hệ thống quan hệ xã hội mới của hình thái kinh tế
- xã hội mới tiến bộ hơn so với pháp luật chủ nô, thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Hình thức pháp luật phong kiến
Tập quán pháp là hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến. Các chúa
đất, địa chủ ở mỗi vùng lãnh thổ của mình sẽ đặt ra luật lệ riêng cùng song song
tồn tại với luật lệ của vua. Vua, chúa phong kiến thường ban hành pháp luật chủ
yếu dưới dạng lệnh, chiếu chỉ... có khi là khẩu lệnh.
Nhiều Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã ban hành những bộ
luật chung được biên soạn cơng phu. Trong đó, nhà nước phong kiến Việt Nam
đã ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng đức) năm 1483 và Hoàng Việt luật
lệ (Luật Gia long ) năm 1815. Những bộ luật do Nhà nước phong kiến ban hành
thường quy định một cách tổng hợp các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, tài chính, hơn
nhân gia đình ... nhưng chưa mang tính hệ thống hố cao, cịn phân tán.
Các nhà nước phong kiến thừa nhận quyển tự quản đối với các công việc
trong phạm vi nội của bộ các cộng đồng dân cư xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc
hẹp hịi, vì vậy, ngồi pháp luật của Nhà nước (phép vua) thì mỗi địa phương
cũng có hàng loạt quy định dưới dạng “lệ làng" (hương ước)... Trong một số
trường hợp lệ làng (hương ước) ... còn quan trọng hơn cả pháp luật của Nhà
nước như dân gian vẫn có câu “phép vua thua lệ làng”.
II. Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến
1. Khái quát những bộ luật Việt Nam thời kỳ phong kiến

Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân
chủ chuyên chế và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò to lớn của
luật pháp trong việc quản lý đất nước nên đã rất quan tâm, đầu tư cho việc ban
hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến gồm các bộ
luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ,
Sắc…Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời
Trần), Bộ luật Hồng Đức (gịn gọi là Quốc triều Hình luật - thời Lê) và Bộ luật
7


Gia Long (gịn gọi là Hồng Việt Luật lệ - Thời Nguyễn) là những bộ luật tiêu
biểu nhất được xây dựng và ban hành trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam (từ
thế kỷ XI đến thế kỷ XIX).
1.1. “Bộ luật Hình thư” thời nhà Lý
Hình thư được xem là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên trong lịch sử lập
pháp của Việt Nam, được thành lập dưới thời nhà Lý. Đại Việt sử lý toàn thư
chép: “Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước
những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm
thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm
xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”. Bộ luật Hình thư ban
hành đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam.
Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, Bộ luật Hình thư
gồm 3 quyển, trong đó bao gồm những quy định về: Tổ chức của triều đình,
quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành
vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai,
tài sản; quy định về thuế…Nhìn chung, Bộ luật hình thư ban hành nhằm khẳng
định địa vị, quyền lợi của nhà nước phong kiến, quan lại và giai cấp quý tộc
phong kiến, đồng thời là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội,
quản lý, ổn định đất nước, giữ kỷ cương, bảo vệ sản xuất.
1.2. “Quốc triều hình luật” thời nhà Trần

Kế thừa và phát triển tư duy lập pháp của Bộ luật Hình thư thời nhà Lý,
Nhà Trần tiếp tục quan tâm đến vấn đề xây dựng pháp luật, từ năm 1226 vua
Trần Cảnh đã định các điều luật lệnh và được bổ sung qua các năm 1230, 1244.
Đến năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán
Siêu soạn ra bộ “Quốc Triều hình luật” gồm một quyển.
Về nội dung, Quốc triều hình luật thời nhà Trần tiếp tục kế thừa những
quy định từ thời nhà Lý, nhà Trần đã có những điều chỉnh và bổ sung thêm cho
phù hợp với thời đại, điểm bổ sung nổi bật là những quy định về hình phạt, thủ

8


tục tố tụng và những chế độ về quyền tư hữu đất đai, tài sản cụ thể về việc mua
bán ruộng đất.
1.3. “Bộ luật Hồng Đức” thời vua Lê Thánh Tơng
Bộ luật Hồng Đức (hay cịn gọi “Quốc triều hình luật” thời Lê) được ban
hành dưới thời Lê Thánh Tông năm 1483, trên cơ sở kế thừa những điều luật,
các văn bản pháp luật đã được ban hành và thi hành trong các triều đại trước,
được sửa chữa, rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn chỉnh. Đây là một bộ luật có
tính chất tổng hợp, phạm vi điều chỉnh rất rộng và được xây dựng dưới dạng
hình sự, áp dụng chế tài hình luật. Về nội dung, ngồi những quy định chung Bộ
luật đã dành từng chương để quy định những ngành luật cụ thể như: luật Hình,
luật Dân sự, luật Hơn nhân gia đình và luật Tố tụng..
Bộ luật Hồng Đức đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng
trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung
phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam
thời kỳ phong kiến. Bộ luật Hồng Đức được ban hành trong giai đoạn chế độ
phong kiến trung ương tập quyền phát triển mạnh mẽ nó khơng chỉ được đánh
giá cao hơn hẳn so với những bộ luật đã ban hành của các triều đại trước đó mà
cịn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của

các triều đại phong kiến Việt Nam.
Bộ luật Hồng Đức bao gồm 6 quyển, chia thành 12 chương với 722 Điều:
- Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều).
- Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Qn chính (43 điều).
- Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian
(10 điều).
- Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều).
- Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều).
- Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều).

9


1.4. “Bộ luật Gia Long” thời nhà Nguyễn
Để củng cố chế độ phong kiến đồng thời bảo vệ quyền lực nhà nước và ổn
định xã hội sau gần 3 thế kỷ nội chiến đầy biến động, ngay sau khi lên ngôi vua
Gia Long đã cho ban biên soạn một bộ luật mới. Năm 1815, Bộ luật Gia Long
(hay còn gọi Hoàng Việt Luật Lệ) được ban hành dựa trên cơ sở kế thừa tinh hoa
của bộ Luật Hồng Đức và tham khảo có chọn lọc, điều chỉnh phù hợp với điều
kiện Việt Nam của bộ luật của nhà Minh Thanh (Trung Quốc), do đó, Bộ luật
Gia Long được đánh giá là một trong hai bộ luật tổng hợp có quy mô lớn và nội
dung phong phú.
Bộ luật Gia Long bao gồm 398 Điều, chia thành 22 quyển và được sắp
xếp theo 6 lĩnh vực, tương ứng với nhiệm vụ của 6 bộ, gồm các nội dung chính
như:
- Lại luật: quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại.
- Hình luật: quy định về tội danh và hình phạt.
- Hộ luật: quy định về quản lý dân cư và đất đai.
- Lễ luật: quy định về ngoại giao và nghi lễ cung đình.
- Binh luật: quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng.

- Quân luật: quy định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm.
Có thể thấy, các bộ luật thời kỳ phong kiến ở Việt Nam đều được ban
hành để phục vụ việc điều hành, quản lý đất nước của các triều đại phong kiến.
Các bộ luật đều đã phát huy tác dụng trong xã hội đương thời. Nhưng về mặt giá
trị, các bộ luật thời kỳ phong kiến còn là di sản pháp luật có giá trị quý báu đối
với xã hội hiện nay và cả tương lai.
2. Giá trị của các bộ luật phong kiến trong xã hội hiện nay
Mặc dù khác nhau về thể chế chính trị và đã được ban hành cách đây hàng
trăm năm, nhưng các bộ luật thời kỳ phong kiến Việt Nam có rất nhiều giá trị
đối với đất nước hiện nay, chúng ta cần tiếp tục kế thừa, tham khảo có chọn lọc
những tinh hoa đó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền quyền xã hội chủ
nghĩa.
10


Các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung đều lấy tư tưởng quản lý
nhà nước, xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức làm nền tảng tư tưởng. Đây
là một định hướng quan trọng trong quá trình quản lý, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng đề cao trách nhiệm trực tiếp và liên đới của các cơ quan cơng
quyền trong q trình thực hiện quyền lực nhà nước cũng là một tư tưởng có giá
trị lớn. Vấn đề trách nhiệm cơng vụ, trách nhiệm pháp lý cá nhân lại được đề cập
mạnh mẽ trong các triều đại thời đầu Hậu Lê, và thời nhà Nguyễn. Hầu hết trong
những văn bản pháp luật quan trọng như Bộ Luật Hồng Đức, bộ Hoàng Việt luật
lệ, các quy định liên quan đến trách nhiệm công vụ đều dự liệu kèm theo trách
nhiệm pháp lý cá nhân của cơng chức thừa hành nếu vi phạm, thậm chí cịn được
nhấn mạnh như bộ phận chính của quy phạm pháp luật.
Tư tưởng về pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật tố tụng cũng là một
trong những tư tưởng có ý nghĩa lớn. Tinh thần pháp luật tố tụng mà các triều
đại phong kiến Việt Nam mang lại, đó là: đã đưa ra một hệ các quy tắc tố tụng

để cán bộ tư pháp chỉ được phép thực hiện trong phạm vi đó, khơng được vượt
q, và phải ln thể hiện trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con
người, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong tố tụng.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, Pháp luật phong kiến là công cụ bảo đảm sự thống trị về kinh tế,
chính trị, xã hội và tinh thần của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội, về
bản chất, tất cả các luật pháp đó nhằm một mục duy trì chính quyền của chúa
phong kiến đối với nơng nơ được xây dựng dựa trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân
của quý tộc phong kiến và địa chủ về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sự bóc lột
nông dân thông qua chế độ tô, thuế.
Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến gồm các bộ luật tổng
hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong
11


đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Bộ luật
Hồng Đức (gịn gọi là Quốc triều Hình luật - thời Lê) và Bộ luật Gia Long (gịn
gọi là Hồng Việt Luật lệ - Thời Nguyễn) là những bộ luật tiêu biểu và có giá trị
to lớn được lưu truyền đến ngày nay. Đây còn là nền móng q trình lập pháp ở
Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam:
Những suy ngẫm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
2. Đại Việt sử ký toàn thư (tái bản 2020), Nxb. Hồng Đức.
3. GS.TS. Trần Ngọc Đường - Ngun Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội
(2017), Quốc triều hình luật, mẫu mực về pháp điển hóa thời phong kiến, Báo
pháp luật Việt Nam, đăng ngày 27/02/2017.
4. TS. Phan Thị Lan Hương, TS. Phạm Thị Duyên Thảo – Khoa luật, Đại học
quốc gia Hà Nội (2018), Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại phong

kiến Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp số 8 (360)-tháng 4/2018.
5. TS. Lê Minh Tồn (2019), Pháp luật đại cương, Nxb. Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội.
6. Quốc triều hình luật (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12



×