Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tổng quan chung Phân tích tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.44 KB, 24 trang )

CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
Ngơ gia văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dịng họ Ngơ Thì ở làng Tả Thanh Oai nay
thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trong đó hai tác giả chính là Ngơ Thì Chí, Ngơ Thì
Du làm quan thời Lê Chiêu Thống...
2. Tác phẩm
a/ Nội dung: phản ánh vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong
chiến công đại phá quân Thanh. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và bè lũ bán
nước Vua tôi nhà Lê.
b/ Nghệ thuật:
- Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. Thể loại tiểu thuyết viết theo lối
chương hồi. Tất cả các sự kiện lịch sử trên đều được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Tác phẩm được viết bằng văn xi chữ Hán, có quy mơ lớn đạt được những thành công
xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong những lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử.
c/ Chủ đề: Phản ánh chân thực vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với lòng
yêu nước, quả cảm, tài trí, nhân cách cao đẹp. Sự hèn nhát, thần phục ngoại bang một
cách nhục nhã của quân tướng nhà Thanh và vua tơi nhà Lê.
II. Luyện tập
Đề 1: Phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14 trong
tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí
Trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14.
b. Thân bài:


1


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

1. Là một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán.
- Từ đầu đến cuối, Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn,
quả quyết, xơng xáo và có chủ đích rõ ràng nhưng khơng phải là xốc nổi và độc đốn mà
có tính tốn trước sau, có tham khảo ý kiến những tướng sĩ.
- Nghe tin cấp báo giặc đã chiếm cả miền Bắc, chiếm đơ thành Thăng Long, triều đình
nhà Lê đã đầu hàng, thái độ đầu tiên của Nguyễn Huệ là “giận lắm và ngay lập tức định
thân chinh cầm quân đi ngay” kéo quân ra Bắc để đánh đuổi chúng. Nhưng rồi ông đã
nghe lời quân thần lên ngơi Hồng đế để “chính vị hiệu”, cố kết lịng người đốc suất đại
quân ra Bắc, tổ chức hành quân thần tốc (chuyện hai người khiêng võng một người, thay
nhau nghỉ, đi suốt ngày đêm, nấu ăn cũng trên đường đi…), vẫn đủ thời gian gặp gỡ và
tranh thủ ý kiến một cao nhân La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tuyển binh và duyệt binh lớn
ở Nghệ An phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế sách hành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối
phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
=> Quả thật, đó là một người chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo, nhà chính trị có nhãn quan
rất nhạy bén, tự tin.
2. Là một con người có trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và tâm lí, ân uy gồm đủ.
* Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và tâm lí trước hết được thể hiện qua lời phủ dụ tướng sĩ ở
Nghệ An:
- Quang Trung – Nguyễn Huệ biết an ủi quân lính, động viên họ tiếp tục truyền thống
chống ngoại xâm.
- Lời phủ dụ của nhà vua ở trấn Nghệ An trong cuộc duyệt binh lớn trước khi lên đường ra
Bắc như lời hịch ngắn gọn mà hào hùng, kích động tâm can quân lính, làm cho họ thêm
phấn khích, thêm tự hào và sẵn sàng quyết tâm chiến đấu dưới bóng cờ đỏ đánh đuổi quân

xâm lược. Bằng những lời lẽ giản dị, dễ hiểu, nhà vua khẳng định chủ quyền đất nước độc
lập, tự chủ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, vạch trần dã tâm của giặc,

2


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, đề ra kỉ
luật thật nghiêm minh…
(Đọc thêm lời hịch:
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích ln bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hồn,
Đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà tri hữu chủ”.)
* Trí tuệ sáng suốt, sự sâu sắc tâm lí cịn được thể hiện qua việc xét đốn và dùng người.
- Khơng quở trách các tướng dưới quyền về chủ trương bỏ Thăng Long để bảo toàn lực
lượng. - Qua lời phủ dụ của vua Quang Trung đối với quan tướng thân cận được giao
trọng trách, khi Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân cùng Ngơ Thì Nhậm mang gươm trên lưng
xin chịu tội, chứng tỏ ông là nhà lãnh đạo rất hiểu sở trường, sở đoản của các thuộc hạ,
lại rất độ lượng, công minh, khen chê đúng người, đúng việc.
3. Là một con người có ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trơng rộng.
- Qua lời nói với Nguyễn Thiếp và với Sở, Lân, ta thấy ý chí quyết thắng và tầm nhìn của
Quang Trung thật là xa rộng.
+ Ơng luôn tự tin ở bản thân, ở các tướng sĩ của mình. Ơng đã nhìn thấy từ rất sớm, ngay
từ khi mới khởi binh, đã biết trước sẽ thắng, “chẳng qua mười ngày đuổi được giặc”, hẹn
ngày vào Thăng Long ăn mừng chiến thắng, lại tinh cả đến việc hậu chiến…

+ Ơng biết nhìn xa về mối quan hệ lâu dài với quân Thanh sau khi quân Thanh thất bại.
Một mặt khôn khéo giao hảo với nhà Thanh, mặt khác tích cực ni dưỡng lực lượng,
xây dựng đất nước giàu mạnh để bảo vệ, ổn định hịa bình lâu dài.
4. Là một vị tướng có tài dụng binh như thần, tài chỉ huy chiến đấu bách chiến bách
thắng.

3


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

- Hành quân thần tốc làm người đời sau kinh ngạc vì một đạo binh đơng như thế lại có
thể đi nhanh và an tồn, đảm bảo bí mật đến nơi tập kết đã định được như vậy! Mà
phương tiện hành qn chủ yếu là đơi chân binh lính, với ngựa, voi, xe kéo, cả đại bác,
hỏa hổ nặng nề: 4 ngày (từ 25 – 29) vượt qua 350km đường núi đèo. Vừa tuyển binh, vừa
duyệt binh, tổ chức đội ngũ chỉ trong 1 ngày. Chỉ 1 ngày sau đó đã vượt 150km để tiến
tới Tam Điệp. Và đêm 30 Tết đã lập tức lên đường vừa hành quân vừa đánh giặc, khi bao
vây bức hàng giữa nửa đêm như ở Hà Hồi, khi công thành quyết chiến như ở Ngọc Hồi,
khi đánh kẹp gọng kìm, phục binh như ở Đại Áng, Đầm Mực… Dự định vào Thăng Long
ngày 7 tháng 1 nhưng trong thực tế đã vượt trước 2 ngày. - Đã đánh là thắng, chiến đấu
dũng mãnh, quyết tử, đội quân nghiêm minh. Thật là kì diệu, bởi tài chỉ huy của vị chủ
tướng. Chiều 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, đoàn quân áo đỏ đã tiến vào kinh thành Thăng
Long. Hành binh thần tốc, đánh cho giặc không kịp trở tay, kinh ngạc, sợ hãi rụng rời và
hoàn toàn thất bại.
5. Là một vị vua lẫm liệt trong chiến trận.
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không chỉ trên danh nghĩa mà là một tổng chỉ
huy thực sự: định ra kế hoạch tiến đánh cả chiến dịch và từng trận đánh cụ thể, tổ chức
hành qn, tự mình chỉ huy một mũi tiến cơng, cưỡi voi đốc thúc, bày mưu tính kế và

xơng pha tên đạn bất chấp nguy hiểm. Hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh đồn
Ngọc Hồi thật oai phong lẫm liệt. Nhà vua cưỡi voi, đội khăn vàng chỉ huy ba quân trong
khói đạn mù trời, tiếng quân reo dậy đất. Khí thế quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của
Quang Trung thật như chẻ tre, như từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên, bất ngờ sét
đánh ngang tai, làm quân giặc rụng rời sợ hãi xin hàng, tướng giặc phải thắt cổ tự tử (Sầm
Nghi Đống).
- Hình ảnh Quang Trung ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng, dẫn
đầu đồn tượng binh vào Thăng Long quả thật lẫm liệt oai hùng hiếm có trong lịch sử.
c. Kết bài:
- Khẳng định lịng u nước, tài trí, mưu lược của người anh hùng Nguyễn Huệ.

4


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Đề 2: Cảm nhận của em về sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận thảm
hại của bọn vua tôi phản nước hại dân.
Trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.
b. Thân bài:
- Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh:
+ Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch.
+ Khơng đề phịng, suốt ngày chỉ lo vui chơi, yến tiệc.
+ Khi qn Tây Sơn tấn cơng thì sợ mất mật, quân tướng ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin
hàng, ai nấy đều rụng rời sợ hãi hoảng hồn tan tác.
- Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân:

+ Đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược nên đã phải chịu đựng nỗi
sỉ nhục của kẻ di cầu cạnh van xin, khơng cịn tư cách của một quân vương.
+ Chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
+ Tình cảnh của vua tơi nhà Lê trên đường tháo chạy.
+ Suy nghĩ của bản thân.
c. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
Hồng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều
nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại
ở đó, cuốn tiểu thuyết này cịn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của
xã hội phong kiến Việt Nam vào những năm 30 cuối thể kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ
XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

5


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Hồng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì:
Hồng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xi đầu tiên có quy mơ lớn của bộ sử thi. Tác
phẩm mang giá trị về văn học và sử học.
Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thể kỉ XVIII, những
nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến khơng cịn giữ đúng vai trị, trách nhiệm
với dân.
Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc
nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh. Vua tôi Lê Chiêu Thống bán
nước, luồn cúi. Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực
của người dân dưới thời Lê mạt: bất ổn, đói khổ. Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa qn Tây

Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài
cầm qn, có cơng đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.
III. Liên hệ
Trong bài Bình Ngơ đại cáo, tác giả Nguyễn Trãi có viết.
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Xong hào kiệt đời nào cũng có”
- Điểm tương đồng trong tư tưởng của Nguyễn Trãi với Quang Trung:
+ Khẳng định sự tồn tại độc lập, bình đẳng của nước Nam với phương Bắc.
+ Nước ta đời nào cũng có anh hùng hào kiệt.
+ Tác giả nêu tấm gương sáng, ngợi ca anh hùng hào kiệt trong lịch sử và lên án
hành động cướp nước, xâm lược của phương Bắc.

6


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” gợi nhắc tới hai câu thơ trong bài Sông núi nước Nam
tương truyền của Lý Thường Kiệt.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
- Câu nói của vua Quang Trung có ý nghĩa khẳng định nền độc lập, tự cường của nước ta,
đất nước có ranh giới lãnh thổ rõ ràng, có vua cai trị. Đồng thời đây cũng là câu nói nhằm
bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Khi các tác giả Ngơ Thì, các tác giả chủ ý viết lại lịch sử, không phải sự sáng tạo văn

học. Tâm lý này xuất phát từ việc người trung đại xem tiểu thuyết là thứ thấp kém, khơng
có ý nghĩa với việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
- Nhưng Hồng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn chương đích thực, chính điều này
làm nên sự trường tồn của tác phẩm.
- Sự kết hợp giữa sáng tạo, gia cơng kết hợp giữa ngịi bút chân thực, nghiêm ngặt với bút
pháp viết linh hoạt đã giúp người viết tái hiện một thời kì lịch sử dữ dội TK XVIII:
+ Sự kiện lịch sử được ghi chép cụ thể, chính xác với các mốc thời gian, địa điểm,
khơng gian rõ ràng, tạo sự tin cậy cho người đọc.
+ Nhóm tác giả không chỉ dựa trên sự kiện đơn thuần mà còn chỉ ra bản chất của
hiện thực, vẫn giữ nguyên lịch sử nhưng lại xây dựng hình tượng chân dung con người
đại diện cho cả hai phía.
+ Lời văn miêu tả có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giọng kể khách quan, đơn sắc
của người viết sử với giọng kể đầy xúc cảm của người sáng tạo văn học.

7


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Dẫn chứng:
Bình Ngơ Đại Cáo – Nguyễn Trãi
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Lời phủ dụ của vua Quang Trung:
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích ln bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hồn,
Đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà tri hữu chủ

Quang Trung Hoàng Đế - Hồ Đắc Duy
“Núi Ba Tầng thiết đàn làm lễ
Cáo đất trời xin để lên ngôi
8


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Quang Trung hiệu triệu mấy lời
Lập tức hạ lệnh đi ngay lên đường

Đến Nghệ An lấy quân tinh nhuệ
Mười ngàn người chưa kể dân binh
Vài trăm voi chiến theo mình
Chia quân tả, hữu năm doanh rõ ràng

Vua Quang Trung đường đường trước trận
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong

Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng
Trên đầu voi chiến hào hùng ruổi rong

Sau năm ngày bụi hồng lấm áo
Tới ngang đèo dựng giáo nghỉ chân
Vua cho mở tiệc khao quân
Định ngày mùng bảy đầu xuân sẽ vào

Thăng Long thành ngày đầu năm mới
Từng nụ đào chớm thẹn gió đơng
Búp non lấm tâm cành hồng

9


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Mai vàng núp bóng thẹn thùng nắng mai”

B. Bài đọc thêm
1. Quang Trung – Một tầm nhìn xa trơng rộng
Sau thắng lợi của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh,
trong quan hệ ngoại giao với nhà Thanh lúc này, Quang Trung chủ trương dùng biện
pháp ngoại giao khiêm nhường để phòng ngừa chiến tranh. Sau khi xem xét tình hình,
Quang Trung nhận định rằng:
" Bị ta đánh, phá, họ nhịn đi thì xấu hổ mà liệu chừng muốn báo thù cũng khó lịng. Ta
nên thừa cơ mua chuộc lịng họ "
Vì vậy ta cần phải sử dụng những chiêu thức tiếp xúc tích cực với nhà Thanh, tỏ rõ ý

muốn sớm giảng hồ, khơi phục lại mối bang giao, nhằm xoá bỏ sự cay cú, phục thù của
vua tôi nhà Thanh,Quang Trung chủ trương trong ngoại giao với nhà Thanh, ta phải
khiêm nhường, nhũn nhặn, xoa dịu tự ái, thể diện cho Thiên triều song vẫn phải giữ gìn
quốc thể và phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Chủ trương này được thể
hiện rõ nét qua những hoạt động ngoại giao cụ thể của triều Quang Trung đối với nhà
Thanh sau này.
Quang Trung đã tính đến chuyện phải thiết lập quan hệ với nhà Thanh nhằm kết thúc
chiến tranh nhanh gọn, tránh những mất mát, đau thương không cần thiết cho nhân dân.
Ơng đã từng nói:
"... Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận ất lấy làm
thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc
cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc
binh đao, khơng phải Ngơ Thì Nhậm thì khơng ai làm được ".

10


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

-Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung sai Ngơ Thì Nhậm phải khéo dùng ngịi bút,
sử dụng thư từ ngoại giao sao cho thật nhún nhường, thật khéo léo để làm hoà, tránh quan
hệ căng thẳng dễ dẫn đến xung đột một lần nữa, khơng có lợi cho nước, cho dân:
" Muốn cho dân nghĩ, nước yên, ta tất phải tạm gác can qua, dùng đến ngọc bạch. Vậy
khanh là tay khéo từ lệnh, phải nên lập tức đưa thư sang Thanh dàn xếp cho xong việc
đi.”
- Sau chiến tranh, người chịu trách nhiệm về việc quản ở biên giới Quảng Tây là Thang
Hùng Nghiệp - người vừa chết hụt trong trận chiến ở Việt Nam, mới trốn được về biên
giới, tận mắt chứng kiến sự thất bại thảm hại của Tôn Sĩ Nghị và đại quân " Thiên Triều "

trước địn tấn cơng thần tốc của Tây Sơn, Nhưng muốn " giữ thể diện Thiên triều " thì
việc giảng hịa phải do Tây Sơn đề nghị trước. Vì vậy, Thang Hùng Nghiệp đã bốn lần
gửi một thư cho Quang Trung, khuyên Quang Trung nên viết biểu "cầu hịa" và tình
nguyện làm trung gian cho việc hồ giải giữa Quang Trung và nhà Thanh.
-Quang Trung một phần vì khoan dung độ lượng, một phần vì muốn giảng hịa, tránh việc
chiến tranh với nhà Thanh, nên ngay từ khi kéo quân vào thành Thăng Long, Quang
Trung đã ra lệnh không được giết bậy những bại binh nhà Thanh đang lẩn trốn. Đúng như
trong thư Quang Trung viết gửi cho Thang Hùng Nghiệp: " Chỉ vì trượng phu làm việc
bao giờ cũng minh bạch, không giết kẻ đã xuống ngựa xin hàng, nên đối với họ, tôi đã
nhất nhất thu nuôi cả ". Những kẻ bị bắt và những kẻ ra đầu thú lên đến 800 người, đều
được cấp lương ăn và quần áo mặc chu đáo, hưởng lượng khoan hồng chờ ngày được trao
trả về nước hoặc " nếu muốn thì sẽ được xung vào đội ngũ lực lượng Tây Sơn ".
=> Chính sách khoan hồng của triều Quang Trung thật phù hợp với truyền thống nhân
đạo bao đời nay của dân tộc. Thời nào cũng vậy, sau chiến tranh, dù là người chiến thắng,
ông cha ta vẫn luôn đối xử tử tế với kẻ vừa bị mình đánh bại Những kẻ chết trận luôn
được chôn cất chu đáo, tù binh và hành binh thì được cấp lương ăn, áo mặc chờ ngày
được trao trả về nước. Dưới triều Quang Trung cũng vậy. Ngồi ra, Quang Trung cịn
giao cho quan hàn lâm Vũ Huy Tấn làm một bài " Văn tế các tướng sĩ tử Bắc tới chết trận

11


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

", trong đó có những câu như: " Lịng ta thương chẳng kể người phương Bắc, xuất của
kho mà đấp điếm xương khô " hay
" Cũng là mở rộng đạo thờ trời dạt dào tâm ý ".
-Tấm lòng nhân đạo, khoan dung, độ lượng với kẻ thù thì dân tộc ta thời nào cũng có,

nhưng thương cho kẻ thù chết trận mà sai làm văn tế cho chúng thì trong lịch sử mới chỉ
có Quang Trung mà thơi.
- Sau khi được Thang Hùng Nghiệp mở lời, Quang Trung đã lệnh cho Ngơ Thì Nhậm
viết biểu đưa sang nhà Thanh cầu hồ. Ngơ Thì Nhậm dựa theo ý của Quang Trung, thảo
một bức thư gửi sang nhà Thanh. Nội dung thư tỏ ra nhũn nhặn, " một lịng kính thuận, sợ
mệnh trời, thờ nước lớn, sao dám có ý gì khác”; một mặt cũng tỏ thái độ ngạo nghễ của
kẻ chiến thắng, khơng dễ gì khuất phục: " Ơi ! Đường đường là Thiên triều mà lại đi
tranh hơn với tiểu di, thì tất phải chiến tranh liên miên làm cho dân khổ sở. Đó là điều
thánh thượng khơng nỡ. Vạn nhất chiến sự kéo dài, thì đến như vậy, thần không được lấy
phận nước nhỏ để thờ nước lớn nữa. Lúc ấy, thần cũng đành phó mặc mệnh Trời, mà
không dám biết đến ". Lời thư đầy vẻ mỉa mai, châm chọc và cịn có vẻ thách thức "
Thiên triều bại trận " nữa.
-Kèm theo từ biểu là lá thư gửi cho Thang Hùng Nghiệp. Nội dung thư kết tội bè lũ Lê
Chiêu Thống bán nước và cho rằng vì Tơn Sĩ Nghị ức hiếp nước Nam nên chuốc lấy thất
bại thảm hại. Trong thư tỏ ý cầu hòa nhưng thái độ lại rất cứng cỏi, lời lẽ lại cịn có vẻ
như muốn đe dọa cả " Thiên triều ": " Nếu Thiên triều không chịu khoan dung một chút,
cứ muốn động binh để đánh chiến, thế là làm nước nhỏ khơng được phụng sự nước lớn
thì bấy giờ đại quốc( chỉ nhà Thanh ) có dạy bảo gì, tơi cũng chỉ xin theo thơi ( Ý nói có
muốn đánh nhau thì sẽ đánh cho mà coi )..
Lá thư như muốn khiêu chiến, khiến Thang Hùng Nghiệp hoảng sợ và đã quyết định dìm
bức thư đi để giữ “thể diện Thiên triều ".

12


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

-Ở nước ta cũng như ở những nước chư hầu khác của Trung Hoa, mỗi khi có sự thay đổi

triều đại, hay một vị vua mới lên ngơi thì phải cầu phong. Khi được “Thiên triều " sắc
phong cho thì có ý nghĩa như sự chính thức cơng nhận tính hợp pháp của triều đại ấy
-Sau khi chấp thuận giảng hòa, Càn Long ra lệnh bãi bỏ việc tiến binh sang xâm lược
Việt Nam một lần nữa và đồng ý việc phong vương cho Quang Trung, nhưng lại muốn kẻ
chiến thẳng phải đích thân sang triều cận mới được phong vương. Ý đồ này đã bị Quang
Trung từ chối.
-Theo lệ cũ trong lịch sử, mỗi lần phong vương cho các nước chư hầu, vua Trung Hoa
thường cử một sứ bộ mang sắc phong và ấn (bằng vàng hoặc bạc) sang tận kinh đơ nước
đó và việc phong vương phải được diễn ra theo những nghi thức hết sức trang trọng đã
được định sẵn. Trong lịch sử Việt Nam, chưa hề có vị tân vương nào của ta phải sang
triều cận " Thiên triều " mới được phong vương, nhất là khi vị vua mới ấy lại là người
vừa chiến thắng đại quân " Thiên triều " hùng mạnh.
-Nhưng trước yêu cầu của " Thiên triều " mà chối từ thẳng thừng gay gắt quả cũng khơng
có lợi cho quan hệ giữa hai nước, nên trong thư gửi Phúc Khang An, Quang Trung đã đưa
ra lý do nếu chưa được phong vương mà sang kinh đô triều cận mừng thọ vua Càn Long
thì có nhiều điều bất tiện. Do đó, Quang Trung đòi phải được tuyên phong trước khi sang
triều cận, mà phải là tuyên phong tại kinh đô nước mình:
" Sánh với các triều Lý, Trần, Lê của nước tôi khi mới được phong, cũng là việc thờ "
Thiên triều " không thất lễ, " Thiên triều " bỏ qua lỗi lầm nhỏ nhặt, dìu dắt vào con đường
lớn, ra ơn vinh phong đại điện, chưa từng có chuyện chờ đến lúc đi mới cử hành một cách
vội vã, qua loa. Ngước mong đợi nhận xét tình, hết lịng vì tơi cầu xin phong tước trước
lúc ra đi noi theo lệ cũ của nước tôi để tôi phụng mệnh làm phên giậu sớm được làm lễ
(thụ phong ) ở kinh đô "
-Nhà Thanh đành chấp nhận, không bắt Quang Trung đến tận kinh đô mới phong vương
nữa, mà đợi đến khi Quang Trung sang triều cận " Thiên triều ", qua cửa Nam Quan sẽ
phong vương. Nhưng Quang Trung lại một lần nữa tìm cách chối từ:

13



CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

" Nếu phải đợi sau khi đến cửa khuyết mới được phong điển, người biết nói là " Thiên
triều " đã có thành mệnh, người khơng biết nói là Đại Hồng đế sẽ có sự phân xử khác,
lời bịa đặt phao đồ, ất sẽ sinh lắm việc, tốn công khó nhọc một phen vỗ yên, chẳng bằng
ngay ngày nay sớm dự định "
Như vậy, mặc cho ý muốn của " Thiên triều ", Quang Trung vẫn một mực muốn được
làm lễ tun phong tại kinh đơ nước mình trước khi sang nhà Thanh triều cận Càn Long.
-Nhà Thanh đành phải chấp thuận yêu cầu của Quang Trung, cử một sứ bộ mang sắc thư
và bài thơ ngự chế sang phong vương cho Quang Trung.
-Vậy là nhà Thanh đã phải nhiều lần nhượng bộ Quang Trung trong việc chọn thời gian,
địa điểm làm lễ tuyên phong.
- Theo lệ cũ, lễ phong vương thường được cử hành tại Thăng Long, nhưng Quang Trung
không muốn ra Thăng Long nhận sắc thư nên cứ tìm cách lần lừa mãi.
- Ngay từ khi sứ bộ nhà Thanh vừa đến cửa Nam Quan đã nhận được thư Quang Trung
lấy lý do đường sá hư hỏng nên phải chậm trễ việc ra Thăng Long thụ phong: " Duy có
khí hậu nước tơi từ Thanh Hố trở ra Bắc lụt to, vì mùa hạ từ Thanh Hố trở vào Nam lụt
to về mùa thu, tôi định hạ tuần tháng tám từ Nghệ An khởi hành, lặn lội khe núi, gặp
nước bắc cầu, thể tít phải chậm ít nhiều ngày, ước chừng đến mười lăm tháng chín mới
đến Thăng Long được”
- Trong một thư khác Quang Trung lại lấy lý do bị bệnh, xin hoãn lễ tuyên phong: " Chỉ
vì tơi mình đeo bệnh, chợt gặp ngay vào kỳ làm lễ “
- Quang Trung không muốn ra Thăng Long nhận phong vương như lệ cũ trước đây, mà
muốn sứ Thanh mang sắc thư đến Phú Xuân tuyên phong, nên trong lá thư sau đó, ơng
viện đủ mọi lý do để thuyết phục: Nào là đất Thăng Long đã hết vượng khí, nào là chính
Phú Xn là nơi đơ hộ mới xứng đáng là nơi nhận lễ thụ phong: " Đất Thăng Long dẫu là
quốc đô của đời trước mà vận trời có khi lấy, bỏ, vận đất có lúc thịnh suy, không thể lấy
nhất khái mà ấn định " “Bởi từ khi nhà Tiền Lê mất quyền, vượng khí thành Thăng Long


14


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

bị tiêu tan, núi Tân Viên xuống mạch, đổ dưới, đổ trên mất gần hai ngọn. Phú Lương
sông lỡ, vỡ đứt hậu đầu. Gần đây hơn một trăm năm nạn trong chẳng yên, thêm lấy vài
năm loạn lạc, cung khuyết để hoang, số người ở trong thành cũng lại thưa thớt. ". Và: "
Thành Phú Xuân trước đã lập thành đô ấp, từ khi tiểu phiên tôi sửa sang chiêu tập đến
nay hơi thành nơi đô hội ".
Quang Trung lại biện minh rằng việc đón sắc thư của " Thiên triều " cần phải ở nơi đó
hội sum vầy mới xứng đáng: " Ôi! Ấn phong là một lễ to vậy. Vượng khí ở Thăng Long
tiêu tán, người ở và khói bếp cũng ít, đó để cho gia tướng của tôi trấn vỗ, không phải nền
gốc của tôi ở đó, nay vâng mệnh cho mở nước, khơng được tỏ bày ở chốn đô thành hội
tập đông đúc mà lại đặt ở chốn hoang tàn tiêu điều, kính vâng ân mệnh ở Thăng Long
thực cũng chưa yên”.
-Quang Trung nhiều lần viện lý do thoái thác, lần lừa mãi việc thụ phong, chứng tỏ
Quang Trung chẳng mặn mà gì với cái tước " An Nam quốc vương " mà " Thiên triều "
ban cho. Nhưng Quang Trung thấy vẫn cần chính thức được " Thiền triều " tuyên phong
để đảm bảo danh chính ngơn thuận về mặt pháp lý, nhằm ngăn chặn những âm mưu phục
thù của những lực lượng phản động trong và ngồi nước.
-Vì vậy, để tránh sự căng thẳng trong quan hệ với " Thiên triều ". Quang Trung sai Phạm
Công Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu, giả mạo Quang Trung ra Thăng Long nhận
tuyên phong. Còn sắc và ấn của vua Thanh ban cho thì đến ngày mười hai tháng Chạp,
năm Canh Tuất ( 1990 ), tức là đợi khi phái đoàn ta sang triều cận dự lễ bát tuần vạn thọ
của Càn Long mới nhận lĩnh.
=>" Như vậy là từ sau khi nhận được tin vua Càn Long phong vương ngày 26 tháng bảy

năm Kỷ Dậu (Sau bảy tháng chiến thắng ở Đống Đa ) mãi đến cuối năm sau mới nhận
sắc và ấn, đủ biết rằng Quang Trung cũng rất coi nhẹ việc phong này ".
-Như vậy, việc Quang Trung lần lừa mãi trong việc nhận lễ tuyên phong và chậm trễ
trong việc nhận sắc và ấn chứng tỏ Quang Trung chẳng mấy coi trọng sự công nhận của

15


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

nhà Thanh, ở khía cạnh nào đó lại có vẻ như xem thường kẽ vừa bị minh đánh bại, dù đó
có là " Thiên triều ".
-Việc triều đình Mãn Thanh nhiều lần nhượng bộ Quang Trung trong việc chọn thời gian,
địa điểm tuyên phong chứng tỏ phần nào sự nể sợ trước " khách chiến thắng ", " Chưa
bao giờ trong lịch sử ngoại giao của nước ta, Thiên triều lại bị động, xuống thang, không
trịch thượng đến như thế ". Truớc thái độ lần lừa của Quang Trung, có thể nhà Thanh
khơng mấy hài lịng nhưng vẫn phải " ngậm bồ hòn làm ngọt ".
-Dù sao, việc Quang Trung được nhà Thanh tun phong, chính thức cơng nhận thực sự
là một bước tiến dài trên mặt trận ngoại giao. Thêm nữa, khi Quang Trung được nhà
Thanh tuyên phong, nghĩa là nhà Thanh đã phải công nhận triều đại Quang Trung là triều
đại chính thống, khơng cịn cơng nhận nhà Lê nữa. Do đó, Lê Chiêu Thống và bọn phản
động trong và ngồi nước khơng thể tiếp tục dùng danh nghĩa " phục quốc " để chống phá
Tây Sơn được.
Như vậy, việc tuyên phong này xét ở một góc độ nào đó cũng có tác dụng tích cực góp
phần củng cố tình hình an ninh chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Vấn đề triều cận
-Một trong những vấn đề đáng lưu ý trong quan giữa Quang Trung và nhà Thanh sau
chiến tranh là việc Quang Trung phải đích thân sang triều cận Càn Long nhân lễ mừng

thọ Càn Long tám mươi tuổi như đã hứa. Phải chăng Hồng đế Thiên triều " rất muốn
được nhìn tận mắt vị anh hùng đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân đội "
Thiên triều " chỉ trong một trận. Theo đại Thanh thực lục, Khi nhận được tờ biểu của
Quang Trung sẽ sang triều cận theo yêu cầu của nhà Thanh, Càn Long rất vui mừng, phê
ngay vào biểu: " Ta sắp gặp nhau là điều mong ước lớn " rồi đưa lại cho sứ thần chuyển
về cho Quang Trung.
-Thực ra, trong lịch sử dân tộc ta, chưa có trường hợp nào " An nam quốc vương " sang
triều cận " Thiên triều " cả. ( ngoại trừ việc Mạc Đăng Dung tự trói mình đến dinh tướng
nhà Minh ở biên giới Trung Hoa xin hàng ).
16


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

-Về phía ta, tuy Quang Trung khơng muốn sang triều cận nhưng ông thà hiểu rằng trong
quan hệ ngoại giao với " Thiên triều " cần phải hết sức mềm dẻo. Quang Trung đã chấp
nhận đề nghị của Phúc Khang An nên cho người “thay mình” sang triều cận. Phạm Công
Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu, người đã từng thay Quang Trung lĩnh sắc thư tuyên
phong, được chọn làm “Giả vương”. Cịn theo nguồn khác, người đóng giả Quang Trung
là Nguyễn Quang Thực, một vị võ quan người Nghệ An, do Ngơ Thì Nhậm kén chọn.
Cịn theo “Tây Sơn thực lục” thì Giả vương do một người tên là Nguyễn Hữu Chấn đảm
trách. Đoàn sứ bộ gồm 159 người.
-Đoàn sứ giả khởi hành từ Nghệ An vào cuối tháng 3 năm Canh Tuất (1790), đến tháng 7
thì tới kinh đơ nhà Thanh. Triều đình lệnh cho các địa phương nơi có phái đồn đi qua,
phải tổ chức đón tiếp thật chu đáo, trọng hậu, mọi phí tổn do triều đình chịu
-Theo đại Thanh thực lục, ngay từ khi đoàn vừa tới Lạng Sơn, vua Càn Long đã chi gửi
tặng Quang Trung một bài thơ cổ in trên đá và một bài thơ ngự chế
-Vua Thanh đón tiếp Quang Trung “ngang hàng với những bậc thân vương Trung Quốc,

đó là một ân điển xưa nay chưa ai được hưởng”. “Cai vương” còn được Càn Long cho
làm lễ “bão tất” (lễ ơm đầu gối, thể hiện tình cảm cha con). Đây là một ân sủng đặc biệt
khác thường mà chưa một quốc vương chư hầu nào được thưởng, vua Càn Long cịn đích
thân tặng 4 chữ “củng cực quy thành”, củng cực: là hình ảnh tượng trưng cho sự thần
phục của chư hầu đối với thiên tử. Quy thành: hướng về với tất cả sự trung thành. Có ý
khen ngợi sự quy phục chân thành của vua Quang Trung đối với Thiên triều. Thêm nữa,
Càn long còn tự tay viết chữ “phúc”, chữ “Thọ” làm quà tặng tốt lành cho vua Quang
Trung nhân dịp đầu xuân.
Phan Huy Ích đã từng nhận xét “người mình đi sứ Tàu chưa có lần nào lạ lùng và vẽ vang
đến vậy”
-Một câu hỏi được đặt ra trong vấn đề triều cận này: liệu nhà Thanh mà đứng đầu là Càn
Long, có biết được rằng người sang triều cận chỉ là “An Nam quốc vương giả hay
không”???

17


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Theo cách đối đãi trọng hậu của Càn Long đối với Quang Trung, có thể thấy là Càn long
khơng hề biết sự thật. Sự thật này được ghi lại rành rành trong sách sử Việt Nam. Về phía
Trung Hoa vào thời điểm đó cũng có khơng ít người biết sự thật: Phúc Khang An, Thang
Hùng Nghiệp, Tôn Vĩnh Thanh. Trong Tây Sơn sử truyện của TQ có ghi “người Thanh
có vẽ hồi nghi là có sự giả mạo, nhưng Thanh đế trước sau vẫn khơng biết gì hết”. Ngay
cả một thương gia người Anh, chỉ sau 3 năm cũng đã biết được việc này, ơng ta viết:
“người được đón tiếp ở Bắc Kinh với tất cả vinh dự dành cho một hồng đế, đó chỉ là một
ơng vua giả”
-Như vậy phải chăng khi đón tiếp sứ bộ ta, Càn Long và triều thần khơng hề biết đó là giả

vương, đến khi đã ra về, biết được sự thật, vua tơi nhà Thanh đành nuốt giận làm ngơ để
giữ gìn thể diện???
-Về phía Quang Trung, tuy khơng phải đích thân sang triều cận mà vẫn thực hiện lời hứa
khi chấp nhận điều kiện giảng hòa của Càn Long.
Đây thực sự là một chiến công vẽ vang của triều đại Quang trung trên mặt trận ngoại giao
với nhà Thanh – một mặt trận đấu tranh không dùng gươm súng song cũng khơng kém
phần gay go và đầy rẫy khó khăn
Vấn đề triều cống:
DƯỚI TRIỀU QUANG TRUNG, LỆ CỐNG NGƯỜI VÀNG CHÍNH THỨC ĐƯỢC
BÃI BỎ
Sau trận đại bại mùa xuân Kỷ Dậu, nhà Thanh e dè, nể sợ Tây Sơn và cũng có chủ ý
giảng hịa. Khi Phúc Khang An được lệnh thay Tôn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng,
Phúc Khang An đã đòi Quang Trung phải tiến cống người vàng như lệ cũ thì “Thiên
triều” mới dung thứ và phong vương cho, nhưng Quang Trung không đồng ý theo lệ ấy:
“lệ cống người vàng là lệ của kẻ mạnh bắt kẻ yếu phải tuân theo”. Trong khi đại quân của
thiên triều sang xâm lược và bị Tây Sơn đánh cho tan tác thì khơng có lý do gì phải thực
hiện u sách vơ lý đó. Quang Trung sai Ngơ Thì Nhậm viết một bức thư yêu cầu vua
Thanh bãi bỏ lệnh cống người vàng: “Quốc trưởng nước tôi ngày nay, vùng lên từ thời áo
18


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

vải, nhân thời biết việc, cùng với vua Lê vốn không phải là danh phận của tôi. “. Quang
Trung cho rằng sở dĩ có việc tiến cống người vàng là do các vua thời trước có lỗi nào đó
với thiên triều nên phải cống người vàng để chuộc lỗi, cịn Quang Trung được nước một
cách minh bạch nên khơng hề có tội với thiên triều nên khơng chịu tiến cống người vàng
như lệ cũ. Trong thư còn mỉa mai “Hai đời Ngun-Minh làm việc khơng theo đời xưa

sao cịn bắt chước”
-Trước sự biện luận khéo léo, tài tình ấy của ta, vua Càn Long ra lệnh bãi bỏ lệ tiến cống
người vàng. Nếu khơng có chiến thắng Kỷ Dậu lẫy lừng làm hậu thuẫn ngoại giao cho
Tây Sơn thì liệu Càn Long có dễ dàng chấp thuận lời đề nghị bỏ lệ cống người vàng?
Triều đại Quang Trung, bằng thực lực hùng mạnh, bằng sự tài tình trong ứng đối đã
một lần nữa lập kì tích trong đấu tranh ngoại giao: buộc nhà Thanh phải xóa bỏ lệ cống
người vàng đã có từ thời Trần, cỡi bỏ được gánh nặng vơ lý mà ta phải chịu từ cách đó
hơn 360 năm.

Vấn đề khôi phục giao thương giữa 2 nước vùng biên giới
-Sau khi giảng hòa, triều Quang Trung chủ động đặt vấn đề khôi phục giao thương với
nhà thanh, cử sứ giả sang Trung Hoa điều đình với nhà Thanh về việc mở cửa ải, lập chợ
búa, thông thương mua bán ở vùng biên giới của 2 nước. Nhà Thanh đã chấp thuận cho
thương nhân 2 nước qua lại một số cửa ải dọc biên giới để mua bán. Triều Quang Trung
còn đề nghị miễn việc đánh thuế cho mua bán ở các chợ biên giới. Đề nghị này cũng
được vua Thanh chấp thuận.
-Nhờ việc thông thương mua bán và miễn thuế thương buôn ở vùng biên giới, quan hệ
thương mại giữa 2 nước đã tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Lạng Sơn-một thị trấn
giáp sát biên giới đã trở thành trung tâm mua bán sầm uất, là nơi giao lưu kinh tế quan
trọng giữa 2 nước

19


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

-Để cảm ơn việc triều Thanh chấp thuận mở cửa ải, thông thương chợ búa, miễn thuế,
Quang Trung đã có viết thư biểu tạ, trong đó có đoạn “Mở cửa ải, thơng chợ ngõ, khiến

cho trăm thứ hàng hóa khơng ứ đọng. cho lợi dân sinh…”
-Quang Trung cịn cho đúc tiền gồm nhiều loại tiền khác nhau, lưu hành rộng rãi. Tác giả
Đỗ Văn Ninh, trong “Tiền cổ Việt Nam”, nhận xét, “ Nhà Tây Sơn làm được một việc
lớn mà từ đầu thời độc lập tự chủ của lịch sử nước ta từ thế kỉ X chưa làm được, đó là
dùng tiền VN thay thế tiền TQ trên thị trường khắp nước”
Cũng theo tác giả Đỗ Văn Ninh, tiền Tây Sơn không những được nhân dân trong nước tín
nhiệm tiêu dùng mà cịn được lưu hành sang Trung Hoa”. Sách của tác giả Bành Tiến Úy
TQ có ghi việc “cấm dùng tiền ngoại Quang Trung”. Như vậy việc lưu hành sang tận
Trung hoa là có thật và có lẻ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử quan hệ tiền tệ
Việt-Hoa, tính đến cuối thể kỉ XVIII
-Thêm nữa, để tăng cường sức mua bán, trao đổi hàng hóa giữa nhân dân 2 nước, cũng là
nhằm mở rộng hoạt động cho thương nhân VN. Quang Trung yêu cầu nhà Thanh cho lập
nha hàng ở phủ Nam Ninh (Quảng Tây) để giới thiệu và trao đổi hàng hóa. Yêu cầu này
cũng được vua Thanh chấp thuận
- sau khi được Thiên triều sách phong “An Nam quốc vương”, Quang Trung đã lệnh cho
Ngơ Thì Nhậm thảo một bài biểu gửi cho tổng đốc Lưỡng Quãng Phúc Khang An rồi đề
đạt lên vua Thanh yêu cầu trả lại đất sáu châu Hưng Hóa đã mất.
-Với những lời lẻ hết sức mềm mỏng song cũng rất cứng rắn, triều Quang Trung thể hiện
quyết tâm địi lại vùng đất đã bị mất:
“Tơi từ khi vâng mệnh mở nước, như con chim mới làm được tổ ở, việc trong nước rất
cần. Nhưng nay trấn mục trấn Hưng Hóa nước tơi báo nói thổ dân bảy châu phải nộp thuế
về thượng quốc đã lâu, nước tôi tư cứ thu nộp, nhất thiết trái lệnh chống lại bởi vì nhà
tiền Lê khơng giữ được phong cương, nên dần dà đến như thế. Tôi xin ở đầu địa giới
Nam Quan sai chuyên viếng trực, và sai viên mục văn vũ điều đến cả địa đầu trấn Hưng
Hóa, tiết thứ thanh tra, hỏi cho đích xác địa giới bảy châu, đem về cho sổ sách nước tôi”
20


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)

Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Bài biểu địi đất của Quang Trung khơng được chấp thuận. Nhà Thanh lấy lí do “bấy
lâu bờ cõi đã định, không thể thay đổi được nữa”
Theo một số tài liệu đáng tin cậy như “Gia phả của họ Vũ”, “Quang Trung anh hùng dân
tộc” của tác giả Hoa Bằng,” Cach mạng Tây Sơn của Văn Tâm”..đã cho rằng:vua Càn
Long đồng ý gả công chúa cho Quang Trung và cấp 3 tỉnh Quảng Tây cho Quang Trung
dùng làm đất đóng đơ.

2.**NGƠ GIA VĂN PHÁI**

La Hiểu Đình, người bạn Trung Quốc của tơi có hỏi tơi một câu: “Bạn ơi, Ngô văn gia
phái trong văn học Việt Nam là ai?”. Tơi chần chừ rồi đáp: “Đó là một nhóm người trong
dịng họ Ngơ Thì có những sáng tác văn học tiêu biểu. Hồi tớ học trung học có biết tới
hai người là Ngơ Thì Nhậm và Ngơ Thì Sĩ.”. Câu nói của bạn đã khiến tơi cũng phải tự
đặt câu hỏi cho chính mình về sự hiểu biết nơng cạn chưa đầy đủ của mình, vì ngay cả
chính tơi cịn chưa biết hết về Ngô văn gia phái gồm những ai, mà trước đó tơi cứ mặc
định cho mình rằng Ngơ gia văn phái chỉ có hai tác giả đó thôi. Thật may, cuốn sách
Tuyển tập Ngô văn gia phái nằm trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đã cho
tôi thêm sự hiểu biết về họ.
Trong thời kỳ thơ mới có nhóm tác giả, những cây bút tài hoa của Tự Lực Văn Đồn thì ở
thời kỳ trung đại trước đó, trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX có một hiện tượng
văn học mới là Ngô gia văn phái – thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện thời bấy giờ. Có thể
hiểu đơn giản rằng, Ngô văn gia phái là gia tộc họ Ngô chuyên theo nghiệp văn chương.
Khác với gia tộc Nguyễn Thị đương thời bấy giờ thì Nguyễn Thị gia tàng bước đầu mới
chỉ thu thập các tác phẩm để cất giữ; gia tộc Ngơ Thì ở Tả Thanh Oai, phía Nam kinh
thành Thăng Long xưa đã sớm ý thức và định hình tập hợp thành chuỗi các tác phẩm văn
học do các thành viên trong dịng tộc sáng tác, coi đó đã là những gia sản của dòng tộc.
Thế hệ con cháu nối tiếp tâm huyết và truyền thống của dòng họ Ngơ Thì đã ln tìm
kiếm, hội tụ và sắp xếp các tác phẩm theo văn loại, thời gian lịch sử và vị thứ xã hội của


21


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

tác giả sáng tác chúng, tạo nên một hệ thống gia phả bằng các tác phẩm văn học đặc sắc,
khơng lẫn trong kho tàng văn chương dân tộc.
Theo dịng chảy của lịch sử, các vương triều cai quản triều chính ln ln có sự hưng
suy, các quan thần ln tìm kiếm và xác định, nâng cao vị thế của bản thân trong việc
chính sự, thời cuộc. Suốt hai thế kỉ với nhiều sự biến thiên của thời đại, dòng họ Ngơ thì
vẫn tồn tại và lưu truyền, phát huy những giá trị tinh hoa của dòng tộc. Mở đầu cho sự “di
truyền” về một nếp sống văn hóa, một tình yêu với thiên nhiên, hội tụ tố chất thi sĩ,
khơng quan tâm về vấn đề chính sự quốc gia, muốn tâm hồn thảnh thơi với hiện tại là
Ngơ Thì Ức (tức Tuyết Trai cơng):
“Bên sơng Nhuệ có chàng tiêu dao,
Suốt ngày tiêu dao chẳng để ý việc gì.
Ở yên, sống bằng sức mình,
Khơng phiền phức, khơng áy náy cũng khơng lo âu…” (Trích Tiêu dao ngâm).
Sự ảnh hưởng của ông tới các con, các cháu rất sâu sắc. Cháu nội là Ngơ Thì Trí cũng có
thú vui lui về cố hương, mở thơ quán tại quê nhà hay như con trai Tuyết Trai cơng là Ngơ
Thì Sĩ (Đỗ Hồng giáp khoa Bính Tuất năm 1766) dù có làm chức Đốc trấn (tương
đương với Chủ tịch tỉnh như bây giờ) vẫn luôn ưu ái dành cho bản thân những khoảnh
khắc tao nhã trong ngày để làm bạn với những vần thơ, giao lưu và chia sẻ văn thơ của
mình cho những người bạn đời thường, những người dân yêu thích văn thơ. Sự khơng
màng danh vọng, thích thú những điều giản đơn trong đời sống hàng ngày được thể hiện
qua những câu thơ khiêm tốn của Ngơ Thì Trí trong Bài phú Sơn Hải kính:
“Cầm kỳ thi họa, tuy biết qua loa, nhưng chí khơng hâm mộ,

Gần đây lại thích ở nơi hẻo lánh, ít ai nhịm nhó.
Trồng cỏ hoa, xây bể cạn, chất non bộ,
Để làm nơi thưởng ngoạn và đặt tên “Sơn Hải kính” cho nó.”

22


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

Dù các thành viên của Ngô gia không chỉ kế thừa và tạo lập thành dịng tộc có tài năng
văn học thiên phú mà họ còn là những tấm gương sáng về phẩm chất và học vấn. Họ
không chỉ giữ riêng cho mình những nét tinh hoa đó mà họ còn kế tụng, truyền dạy lại
cho con cháu và cả các học trị khác tìm đến Ngơ gia. Văn nghiệp họ ngô khởi phát từ
thời Đan Nhạc công Ngô Trân – cha của Tuyết Trai cơng Ngơ Thì Ức, ông nội của Ngô
Thì Sĩ, người mà Ngô Thì Nhậm (Tiến sĩ khoa Ất Mùi năm 1775) gọi là cụ nội. Các thế
hệ con cháu đều trải qua sự uốn nắn, chỉ dạy của ông từ tấm bé, từng nét chữ đến ý chí
tiến thủ sau này. Trường học Ngơ gia là một trong những cái nôi đào tạo ra nhiều nhân tài
cho đất nước, góp phần nâng cao dân trí trong vùng. Chỉ tính riêng dưới triều Lê (1427 –
1786), làng Tó có đến 11 vị Tiến sĩ, danh vị vinh dự khi có tên trên bảng vàng bia đá thời
bấy giờ thì 10 người trong số đó là thuộc về dịng họ Ngơ Thì. Chẳng thế mà trong Tựa
gia phả của mình, Ngơ Thì Sĩ vừa tự hào vừa dí dỏm tếu đơi lời: “Họ Ngơ một bồ Tiến
sĩ”.
Quả khơng sai khi nói Ngơ văn gia phái là một gia tộc tài đức vẹn tồn. Cái tài thì đã
được hiện hữu bằng những công danh thành đạt của các thành viên đỗ đạt của dòng họ
được khắc bia đá lưu lại muôn đời mà sự đức độ cũng được tốt ra bằng những việc làm
hữu ích. Dịng họ Ngơ Thì được người dân trong vùng nể trọng và kính u vì chính
những đóng góp của họ cho q hương, cho vùng đất mà họ sinh sống và làm việc. Theo
tuyển tập Ngơ văn gia phái Tập 1 có đề cập đến Tiến sĩ đỗ khoa Tân Sửu năm 1721, Ngơ

Đình Chất, tước Phương quận cơng đạt tới chức vị trí sĩ, Binh bộ Thượng thư là người có
ảnh hưởng thiết thực nhất tới các thế sau này của Ngơ gia cũng như xóm làng. “Ơng giúp
dân làm đường, bắc cầu, đặc biệt là bỏ tiền riêng mua một khu đất mở chợ, biến đổi một
ngơi chợ cóc rìa thơn Tó chật hẹp thành một khu kẻ chợ rộng chừng hơn một mẫu, trên
bến dưới thuyền.” Công đức của ơng khơng chỉ có vậy, mà theo Ngơ Thì Sĩ, Phương
quận cơng khơng chỉ mở một cái chợ mà cịn xây dựng một khu dân cư phong quang,
thuần mỹ. Nhân đức đại cát vơ lượng đó của Phương quận cơng đã ảnh hưởng sâu sắc tới
thế hệ cháu chắt sau này của Ngơ gia và nhất là với Ngơ Thì Nhậm khiến ơng ln chú
trọng kết hợp cả văn hóa, kinh tế hài hịa. Ngơi đình làng Tự Mục là kết tinh của sự kết

23


CHỊ ĐẸP DẠY VĂN
SĐT: 0975 243 107 ( Chị An)
Chị Đẹp Dạy Văn đồng hành cùng bạn trên con đường văn chương.

hợp đó của Ngơ Thì Nhậm, đình Tự Mục lưu lại lịch sử của làng là nơi ông gửi gắm
mong muốn của mình cho nhân dân là một làng lễ nghĩa, sống trong một xóm lễ nghĩa thì
con cháu phải nối tiếp ông cha, luôn nhường nhịn lấy nhân làm đức, ln giúp nhau, trợ
nhau, đỡ đần nhau.
Tìm hiểu về gia tộc Ngơ Thì khiến tơi liên hệ ngay với cuộc sống ngày nay, Việt Nam
vẫn ln cịn đó những gia đình làm rạng danh dịng tộc nhờ việc giữ gìn, phát huy truyền
thống tài năng của họ từ thế hệ này qua thế hệ khác, giúp ích cho xã hội, cho đất nước.
Tiêu biểu nhất là đại gia đình cố Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Mỗi người
con, người cháu của ông: từ con trai, con gái đến con dâu, con rể và ngay cả cháu nội,
cháu ngoại đều là các phó Giáo sư, Giáo sư và Tiến sĩ hàng đầu về nghề y, nghề giáo –
những nghề cao quý của xã hội, được xã hội trân q, nể trọng. Trong đại gia đình đó,
người đi trước dìu dắt những người theo sau khơng chỉ về chun mơn mà cịn về đạo
đức, nhân cách, lối sống, họ đã tạo nên hình tượng một đại gia đình tiêu biểu cho sự hiếu

học, tài năng và đức độ của người Việt Nam qua muôn đời vẫn không phai nhạt.
Nguồn: Mộc Niên (Nhà xuất bản Hà Nội)

24



×