Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề số 1: Phân tích một số bài ca dao có mô típ ”Thân em...” để thấy thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.25 KB, 15 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

CA DAO VIỆT NAM
1. Khái niệm:
- Theo sgk: là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn
xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Ca dao là một trong những thể loại nổi bật trong văn học dân gian. Nó diễn tả
một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động. Nhắc đến nội dung của ca
dao thì thường rất đa dạng từ cuộc sống sinh hoạt, đến tình cảm của con người. Đặc
điểm về nghệ thuật trong ca dao từ ngôn ngữ đến kết cấu, thủ pháp nghệ thuật, cuối
cùng là thể thơ đều mang đậm chất dân gian.
2. Đặc điểm của ca dao
2.1. Đặc điểm nội dung:
Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các
quan hệ đơi lứa, gia đình, q hương, đất nước,… Nhắc đến nội dung của ca dao thì
thường rất đa dạng từ cuộc sống sinh hoạt, đến tình cảm của con người, trong đó, nổi
bật là hai mảng ca dao trữ tình và ca dao trào phúng. Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ
tình là những tiếng hát than thân những lời yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời
cịn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau
lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình… Bên cạnh đó cịn có những bài ca dao
hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
2.2. Đặc điểm về nghệ thuật:
* Ca dao đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng ngơn ngữ dân tộc:
- Đó là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả được tâm hồn
đa dạng phong phú của con người. Trong ca dao đã có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ
thuật với ngôn ngữ của đời sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
"Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa"
Vì sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày nên ca dao sức quyến rũ mạnh với nhân


dân lao động. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản dị. Ca dao vì thế dễ đi vào lịng
người hơn. Ca dao có mang tính nghệ thuật và giàu sức biểu cảm cao.
- Ngôn ngữ trong ca dao được trau chuốt, tinh luyện dựa trên ngôn ngữ dân tộc:
"Đèn tà thấp thống bóng trăng
Ai đem người ngọc thung thăng chốn này"
- Ca dao vì là sáng tác của tập thể, truyền miệng từ đời này sang đời khác nên
ngôn ngữ của nó cịn mang tính địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì được sáng tác một
cách trau chuốt, tỉ mỉ, sử dụng nhiều cách so sánh, ví von nói bóng nói gió. Ca dao
miền Trung thì lại mang tính chất phóng khống, khơng q trói buộc bởi những quy
tắc chặt chẽ:
"Anh đến tìm em thì em đã có chồng
Em u anh như rứa, có mặn nồng chi mơ"
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Trong ca dao, tác giả còn sử dụng rất nhiều đại từ nhân xưng nhất là trong các
bài ca đối đáp giao duyên để biểu lộ tình cảm quan hệ lứa đơi. Lúc thì "anh - em",
"mình - ta", có lúc lại vơ cùng trang trọng "thiếp - chàng"
"Mình ơi ta hỏi thật mình
Cịn khơng hay đã chung tình với ai"
* Kết cấu ngắn ngọn, có sử dụng lối đối đáp và công thức truyền thống.
- Kết cấu ngắn ngọn chính là một bài ca dao có khi chỉ từ hai đến bốn dòng thơ
(1-2 cặp lục bát).
- Ca dao thường sử dụng lối đối đáp:
"Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng rộng mở nhưng chưa ai vào?".
Với lối đối đáp này ta có thể hình dung được đây có thể đổi đáp giữa một nam một nữ và thường là ca dao giao duyên, tình yêu đôi lứa.
- Sử dụng công thức truyền thống tạo thành những công thức quen thuộc. Hàng
loạt các bài ca dao với mô tip:
+ Mở đầu như là "Thân em": ca dao than thân của phụ nữ
+ "Chiều chiều" gợi khoảng thời gian buổi chiều, tâm trạng buồn
+ "Ngó lên", "Trèo lên".. "rủ nhau"...
"Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng"
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ…
* Các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong ca dao đó là biện pháp so sánh ẩn dụ
+ Đó là kiểu so sánh A như B "Đôi ta như thể con tằm/ Cùng ăn một lá, cùng
nằm một phịng". Ngồi ra có sử dụng kết cấu so sánh tương hỗ bổ sung đối tượng
được nhấn mạnh rong sự đối chiếu với sự vật khác: "Đôi ta như lửa mới nhen/ Như
trăng mới mọc, như đèn mới khêu". Có thể hai đối tượng so sánh được đưa ra với
những nét tương đồng: "Tình anh như nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tầm
hương". Sử dụng so sánh trong ca dao có ý nghĩa nâng cao giá trị nhận thức và tạo
hình ảnh biểu cảm cao cho ca dao. So sánh làm cho hình tượng của ca dao thêm rõ nét
hơn. Ngoài ra, giúp cho ca dao biểu đạt được chức năng biểu cảm có nghĩa là bộc lộ
cảm xúc.
+ Biện pháp thứ hai chính là biện pháp ẩn dụ. Thực chất, ẩn dụ là cách so sánh
ngầm mà đối tượng so sánh được ẩn đi " Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi dây
dài/ Ai ngờ giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây". Biện pháp ẩn dụ trong ca dao giúp cho
tác giả dân gian có thể diễn tả được những điều thầm kín, khó nói nhưng vẫn mang
tính giản dị và giàu chất thơ.
* Thể thơ
2



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể, có một số ít theo thể
song thất lục bát. Thể thơ lục bát giúp cho con người biểu lộ được trạng thái tình cảm
phong phú và tinh tế. Đặc điểm của thể thơ vô cùng dễ nhớ bởi cách hiệp vần, nhịp.
Cách hiệp vần được thể hiện ở chữ cuối của câu sáu vần với chữ thứ sáu của câu tám,
và chữ cuối của câu tám vần với chữ cuối câu sáu.
"Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là con dao"
Ca dao cũng có luật bằng trắc và cách ngắt nhịp. Có thể theo luật 2/2/2, câu 8 là
2/2/2/2. Nhưng cách ngắt nhịp trong ca dao cũng vơ cùng linh hoạt. Ngồi ra, ca dao
còn dùng các thể như thể vãn, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp.
Vì những đặc điểm trên về nghệ thuật của ca dao mà ta thấy được ca dao đã đi
vào tâm hồn của con người một cách tự nhiên. Nó đã là một sản phẩm tinh thần có giá
trị và được truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ cả trong tài liệu. Ca dao
quả là một thể loại có giá trị đến mn đời.
LUYỆN ĐỀ
Đề số 1: Phân tích một số bài ca dao có mơ típ ”Thân em...” để thấy thân phận và
vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa.
I. MỞ BÀI:
Văn học dân gian là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn người Việt Nam. Trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam đồ sộ, bên cạnh những câu truyện cổ tích huyền diệu,
những truyền thuyết về lịch sử xa xưa, những sử thi hào hùng về những người anh hùng
khai hoang, mở cõi... thì ca dao là một trong những thể loại hấp dẫn và chiếm số lượng
nhiều nhất. Trải qua bao năm tháng, ca dao vẫn là tiếng nói ân tình, thổ lộ những tâm tư
tình cảm của người bình dân. Ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân
trong các mối quan hệ lứa đơi, gia đình, q hương, đất nước... Bên cạnh đó, ca dao cịn là
tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng, đặc biệt là của người phụ nữ.

Những bài ca dao than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa thường bắt đầu bằng một
mơ - típ quen thuộc “Thân em...".
II. THÂN BÀI
1. Mơ - típ " Thân em..."
- Xét về mặt hình thức:
+ Các bài ca dao thuộc mơ-tip "Thân em..." thường bắt đầu bằng cụm từ "thân em".
Chỉ riêng cụm từ này đã tạo âm hưởng buồn thương, da diết; gợi nỗi đau cũng như những
liên tưởng về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ là những thân phận cuộc đời hầm hiu,
bạc bẽo, thiệt thòi, gian nan, vất vả..
+ Những câu ca dao thuộc mô típ "Thân em..." thường sử dụng lối nói ví von, so
sánh. Trong đó, phép tu từ so sánh thường gồm hai vế. Vế so sánh thứ nhất là "thân em" chỉ
người phụ nữ, vế so sánh thứ hai thường là một sự vật nào đó, ở giữa hai vế là từ so sánh
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

thường là từ "như". So sánh được thiết lập dựa trên cơ sở so sánh tương đồng, để từ sự
giống nhau giữa "thân em" và đối tượng so sánh làm nổi bật thân phận và vẻ đẹp của người
phụ nữ trong xã hội xưa.
- Về ý nghĩa nội dung, ca dao than thân đã trở thành nơi để người phụ nữ giải phóng
tâm hồn mình. Ở đó, người phụ nữ được sống thật với lịng mình, được thể hiện những xót
xa, đớn đau trong cuộc đời, sự tự ý thức về giá trị bản thân và cả những nỗi niềm khao khát
hạnh phúc... Thông qua ca dao than thân, người ta biết được những nỗi bất công mà người
phụ nữ phải gánh chịu, biết được nhiều tiếng nói, nhiều số phận, nhiều cuộc đời, nhiều vẻ
đẹp và phẩm chất của người phụ nữ.
2. Ca dao than thân thể hiện thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
2.1. Thể hiện số phận bấp bênh, lệ thuộc

Trong xã hội trọng nam, khinh nữ số phận người phụ nữ luôn bị lệ thuộc. Họ bị trói
buộc bởi lễ giáo phong kiến, bởi tam tòng, tứ đức. Người phụ nữ từ lúc sinh ra đến lúc chết
đi đều bị lệ thuộc, họ khơng được tự quyết định số phận của mình "Tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử". Có lẽ vì thế mà những câu ca dao than thân viết về số phận
bấp bênh, lệ thuộc người phụ nữ rất nhiều. Chẳng hạn như những câu ca dao:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra cánh đồng
Thân em như thể bèo trơi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu
Hay:
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Ở những câu ca dao trên người phụ nữ được so sánh với các hình ảnh như hạt mưa
rào, hạt mưa sa, cánh bèo trơi, giếng nước giữa đàng. Các hình ảnh so sánh này gợi liên
tưởng đến hình ảnh người phụ nữ bị lệ thuộc vào sự rủi may của số phận. Số phận, cuộc đời
của họ phụ thuộc vào người khôn hay kẻ phàm. Nếu họ gặp người khôn, cuộc đời họ sẽ
tươi đẹp, ấm êm, hạnh phúc. Nhưng nếu gặp phải người thơ, kẻ phàm thì họ phải chấp nhận
cuộc đời bất hạnh, bẽ bàng. Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm
vào cảnh: "Cũng đành nhắm mắt đưa chân - Mà xem con tạo đưa vần đến đâu".
Có lẽ số phận hẩm hiu, bấp bênh, lệ thuộc của người phụ nữ được phản ánh tập
trung, rõ nét và độc đáo nhất ở câu ca dao Nam Bộ:
Thân em như trái bần trơi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu
Người bình dân Nam bộ đã so sánh “Thân em...” với hình ảnh trái bần là một thứ trái
cây rất bình thường, dân dã. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua,
chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi
4



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

theo sóng. Trái bần, ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường, chẳng có mấy
giá trị. Hình ảnh so sánh trở nên đặc biệt hơn khi tên của loại quả này đồng âm với
từ bần có nghĩa là nghèo khó. Chỉ riêng việc so sánh thân phận người phụ nữ với trái bần
đã gợi ra bao nhiêu sự hẩm hiu, thiệt thịi. Nhưng khơng chỉ có thế, trái bần cịn trơi nổi,
bị gió dập, sóng dồi thành ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, bấp bênh, vô định. Người phụ
nữ không được quyết định số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trơi để
mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ "dập", “dồi”, “tấp” thể hiện được sự
nghiệt ngã của dòng đời. Câu ca dao vì thế trở thành lời than thân trách phận buồn đến não
nề của những người phụ nữ lao động nghèo khó phải chịu bao nhiêu sóng gió, cay đắng
cuộc đời, đồng thời là câu hỏi, nỗi băn khoăn khơng có lời giải đáp cho số phận của họ.
Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây hữu hình
và vơ hình, khiến họ khơng thể vươn lên trong cuộc sống chẳng khác gì con cá vô lờ, mắc
lưới, mắc câu:
Thân em như cá vô lờ
Mắc hom chật hẹp biết bao giờ mới lộn ra
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu
Hay:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Hình ảnh "hạc đầu đình” là biểu tượng cho sự mất tự do của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến. Hạc đầu đình được dùng để trang trí ở trên nóc, trên tường hoặc ở trong
đình làng. Hạc trở thành một tinh vật, bị trói buộc mn đời vào tường, vào nóc đình,
khơng nhấc nổi chân nói gì đến vỗ cánh bay lên. Cuộc đời bất hạnh, bị giam hãm, mất tự
do, mất tự chủ của của người phụ nữ khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi, thương cảm.

2.1. Thể hiện nỗi khổ cay cực
Người phụ nữ trong xã hội xưa còn cất lên thiếng hát than thân vì những vất vả, khó
khăn, những nỗi cay cực mà chỉ có họ mới hiểu. Đó là sự cực khổ, tảo tần vất vả, sớm hôm
dãi nắng dầm sương qua hình ảnh so sánh chiếc lá đài bi:
Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương
Đó là khi họ bị coi như một thứ đồ vật khơng có giá trị như chiếc giẻ chùi chân, chùi
xong người ta đem vứt bỏ không thương tiếc:
Thân em như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân…
Người phụ nữ phải chịu bao nhiêu khổ đau, cay cực. Ở đâu thì họ cũng phải chịu
nhiều bất cơng:
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Số phận hẩm hiu, bất hạnh nên dù bên ngoài có tươi thì trong lịng vẫn héo rũ và đầy
cay đắng:
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngồi vỏ càng cay trong lịng
Hay:
Thân em như cây sầu đâu
Ngồi tươi trong héo giữa sầu tương tư
3. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua ca dao than thân
3.1. Người phụ nữ tự ý thức về vẻ đẹp hình thức

Các bài ca dao theo mơ-típ "Thân em..." khơng chỉ cho thấy số phận hẩm hiu, vất vả,
lệ thuộc mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa. Không phải lúc nào
người phụ nữ trong các bài ca dao than thân cũng so sánh mình với những vật tầm thường,
vô giá trị mà ý thức được vẻ đẹp của mình họ tự so sánh mình với những hình ảnh đẹp, quý
giá. Chẳng hạn:
Thân em như lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Hình ảnh so sánh chẽn lúa địng địng gợi liên tưởng tới một cơ gái chớm bước vào
tuổi xuân thì đang khoe hết vẻ đẹp của mình giữa khung cảnh tươi đẹp và hẳn cô gái đang
hi vọng một cuộc đời tươi đẹp, rực rỡ phía trước. Tương tự như thế hình ảnh người phụ nữ
cịn được so sánh với hình ảnh tấm lụa đào:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữ chợ biết vào tay ai ?
Người phụ nữ ý thức được nhan sắc rạng rỡ, tuổi xuân phơi phới của mình và được
so sánh với hình ảnh “tấm lụa đào” lộng lẫy, nền nã, thắm tươi và quý giá. Lụa đào đẹp từ
chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất rất nhẹ, mềm mại và mát
mẻ. Lụa lại mang màu hoa đào vừa đẹp vừa quý. Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên sắc đẹp, vẻ
thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cơ gái trong độ tuổi thanh xn. Nhưng
hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.
Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên là vì khi người con gái bước vào
lứa tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất đời, hoàn toàn ý thức được vẻ đẹp của mình mà vẫn ln
phải băn khoăn lo lắng về thân phận.
3.2. Người phụ nữ tự ý thức về phẩm hạnh, giá trị của bản thân
Người phụ nữ trong xã hội xưa dẫu trải qua bao giông tố cuộc đời, số kiếp có hẩm
hiu, bạc bẽo, bất hạnh đến đâu thì họ vẫn vẹn tồn đức hạnh. Họ vẫn thấy được sự cần thiết,
giá trị của mình và vẫn son sắt, dào dạt tình thương:
Thân em như cây cải mùa đơng
Non thì làm ghém, có ngồng làm dưa
Thân em như cam qt bưởi bịng
Ngồi tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon

Họ khẳng định tấm lòng thơm thảo, thủy chung son sắc:
6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Thân em như cây quế trên non
Trăm năm khô rụi vỏ cịn dính cây
Thậm chí, dẫu cho vẻ ngồi có đơi chút xấu xí đi chăng nữa nhưng người phụ nữ vẫn mang
một tâm hồn đẹp:
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngồi thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Người phụ nữ trong bài ca dao thừa nhận ngay cái thua thiệt hiển nhiên, có tính định
mệnh của mình: "Thân em như củ ấu gai". Củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống
dưới bùn sâu, tuy bên ngồi nó gai góc xấu xí nhưng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa
bùi. Không phải ai cũng nhận ra vẻ đẹp ẩn giấu bên trong của họ nên họ phải mời chào
"nếm thử" để mọi người biết đến vẻ đẹp của mình. Và như thế bài ca dao như một lời than,
một tiếng nói khẳng định mình, một bài học về cách thẩm định các giá trị, một nhu cầu và
khát vọng yêu đương của người phụ nữ.
Người phụ nữ Việt Nam trong khó khăn, thử thách mới bộc lộ bản lĩnh. Trong xã
hội trọng nam khinh nữ họ vẫn tự hào về vẻ đẹp và giá trị của mình. Họ thấy mình cao q
như chim phượng hồng, như chng vàng, cá hóa long:
Thân em như chim phượng hoàng
Khi bay qua bể, khi đậu ngàn sơn lâm
Thân em như thể chng vàng
Ở trong thành nội có một ngàn qn lính hầu

Thân em như cá hóa long
Chín tầng mây phủ, ở trong da trời
Vẫn là “tấm lụa đào” nhưng họ không rơi vào cảnh “phất phơ giữa chợ” mặc cho thiên
hạ kẻ bán người mua mà được bao người ưa chuộng, có cơ hội được bộc lộ vẻ đẹp của mình:
Thân em như tấm lụa đào
Đã đơng nơi chuộng lại nhiều nơi ưa
Ý thức về giá trị bản thân và thể hiện sự phản kháng trước xã hội bất công, coi rẻ giá
trị người phụ nữ nên nhiều khi họ tự đặt mình lên trên và dám thách thức cánh mày râu:
Thân em như thể xuyến vàng
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên
Thân em như hột gạo lắc trên sàng
Thân anh như hột lúa lép giữa đàn gà bươi
Họ than thở về những ông chồng bất tài, vô dụng:
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!
3.3. Người phụ nữ dám sống thật với những khát vọng của mình
Trong những câu ca dao bắt đầu mơ-típ “Thân em...” người phụ nữ trong xã hội xưa
cịn thể hiện khát khao về một tình u đẹp, một cuộc hơn nhân hạnh phúc. Hình ảnh người
7


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

phụ nữ trở nên thật dịu dàng, tâm hồn bay bổng lãng mạn khi mơ ước một tình yêu, một
cuộc hơn nhân đẹp:
Thân em như trến mít chạm rồng
Thân anh như kèo chua chạm phụng, đẹp vô cùng anh ơi!
Thế mới biết người phụ nữ Việt Nam thật đáng yêu, khơng phải họ chỉ đẹp bằng

hình ảnh khăn nhung, mỏ quạ của xứ kinh kỳ, bằng chiếc nón lá rất Huế hay bằng một
chiếc áo bà ba dịu dàng Nam bộ mà họ còn đẹp về tâm hồn, phẩm hạnh và những khát
khao rất phụ nữ. Quả thật, họ như bông sen mọc giữa đầm lầy, đậm màu sắc và ngát hương
thơm.
4. Đánh giá chung
4.1. Nghệ thuật
Ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân.
Những bài ca dao than thân của người phụ nữ theo mơ-típ "Thân em..." cũng mang những
đặc trưng chung của ca dao về thể thơ, kết cấu, ngơn ngữ, hình ảnh... như:
+ Về kết cấu: Đặc điểm của ca dao trước hết là kết cấu ngắn ngọn, có sử dụng lối đối
đáp và cơng thức truyền thống. Kết cấu ngắn ngọn chính là một bài ca dao có khi chỉ từ hai
đến bốn dịng thơ (1-2 cặp lục bát). Ca dao thường có sự lặp lại mô thức câu mở đầu (Thân
em như...), "Chiều chiều...". "Trèo lên...", lặp lại biểu tượng (cây đa, bến nước, con thuyền,
cái cầu...)...
+ Về thể loại: Chủ yếu là thể thơ lục bát và lục bát biến thể, có một số ít theo thể
song thất lục bát. Với hình thức thể loại như vậy cùng với vần nhịp, hình ảnh... ca dao trở
thành một thể loại văn học giúp người bình dân dễ dàng bày tỏ tâm tư, tình cảm, với người
đọc người nghe thì dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lịng người.
+ Về ngơn ngữ, ca dao đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân
tộc. Đó là thứ ngơn ngữ rất giản dị, đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả được tâm hồn đa dạng
phong phú của con người. Trong ca dao đã có sự kết hợp giữa ngơn ngữ nghệ thuật với
ngơn ngữ của đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Vì sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày
nên ca dao sức quyến rũ mạnh với nhân dân lao động. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản
dị khiến ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
+ Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong ca dao là biện pháp so sánh, ẩn dụ. Các
bài ca dao than thân theo mơ-típ "Thân em..." chủ yếu sử dụng biện pháp so sánh. Hình ảnh
so sánh, ẩn dụ quen thuộc, gần gũi, thường được lấy từ cuộc sống đời thường hoặc từ thiên
nhiên như tấm lụa đào, củ ấu gai, hạt mưa, trái bần... Các biện pháp nghệ thuật này có ý
nghĩa nâng cao giá trị nhận thức và làm cho ca dao trở nên gợi hình, gợi cảm.
4.2. Về nội dung:

Ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Những câu
ca dao có mơ-típ "Thân em..." đã thể hiện rõ tâm tư tình cảm, thân phận và vẻ đẹp của
người phụ nữ trong xã hội xưa. Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất công, số phận hẩm
hiu, bạc bẽo nên cất lên tiếng hát than thân, trách phận. Bên cạnh đó, các bài ca dao này cịn
thể hiện sự cảm thơng, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, đấu tranh cho quyền lợi của họ.
8


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Ca dao bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, góp phần khơi nguồn cho các giá trị
truyền thống của văn học Việt Nam và làm cho văn học Việt Nam trở nên giàu có.
Đề bài 2: Phân tích bài ca dao "Khăn thương nhớ ai
...
Lo vì một nỗi không yên một bề"
I. MỞ BÀI
Ca dao là cây đàn mn điệu rung lên những tiếng tơ lịng của người dân đất
Việt. Ca dao cũng là kho tàng văn hoá của dân tộc, là viên ngọc lấp lánh mà thời gian
qua đi, viên ngọc càng ngày càng thêm toả sáng. Qua ca dao, giá trị truyền thống và
tâm hồn người Việt Nam được thể hiện và lưu giữ một cách rõ nét nhất. Những câu ca
dao đằm thắm, chân tình đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của biết
bao thế hệ người Việt Nam. Ca dao, dân ca Việt Nam rất phong phú về đề tài, nội
dung thể hiện và có đến hơn một nửa thuộc đề tài tình u đơi lứa. Trong số đó chúng
ta khơng thể khơng nhắc đến bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”, một bài ca dao giao
duyên, diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với người mình u.
II. THÂN BÀI
1. Khái qt
Tình u đơi lứa là đề tài muôn thuở của thi ca, nghệ thuật. Trong ca dao, tình

yêu được thể hiện vừa chân thành, mộc mạc, chân quê vừa rất kín đáo, tế nhị, uyển
chuyển vừa rất lãng mạn, lạc quan. Ca dao về tình u đơi lứa thường gắn với khơng
gian của làng quê, với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của người
bình dân. Những đêm trăng thanh bên nhịp cầu tre lắt lẻo, bên cây đa, bến nước, sân
đình hay trong những đêm hội làng nam nữ hát đối đáp, tỏ tình, giao dun. Bên cạnh
đó cũng có nhiều bài ca dao là nỗi niềm thầm kín của các chàng trai, cơ gái trong tình
u giống như tâm trạng của cô gái trong bài ca dao "Khăn thương nhớ ai...".
2. Nỗi nhớ thương qua hình ảnh chiếc khăn (Sáu câu thơ đầu)
Cô gái trong bài ca dao đã bày tỏ nỗi nhớ thương của mình với người mình yêu
qua các hình ảnh khăn, đèn, mắt. Sáu câu ca dao đầu tiên gợi lên nỗi nhớ thương của
cô gái trẻ thơng qua hình ảnh chiếc khăn:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt”
Chiếc khăn là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi, thiết thân và là vật trang điểm cho
người con gái, có thể là chiếc khăn tay, khăn để khăn đội đầu hoặc quàng cổ.
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em sắc như là dao cau
9


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Miệng cười như thể hoa ngâu
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen

Khăn cũng là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người thương nên các chàng
trai, cô gái thường tặng cho nhau để bày tỏ tình cảm:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Không chỉ trong ca dao mà sau này trong thơ ca hiện đại, hình ảnh chiếc khăn
vẫn gửi gắm rất nhiều tình cảm trong tình u đơi lứa như thế:
Gói một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Bên ấy có người ngày mai đi xa
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Có thể nhận thấy trong bài ca dao, hình ảnh chiếc khăn đã trở thành vật mang
tâm tình của cơ gái với người mình yêu. Sáu câu thơ về hình ảnh chiếc khăn gồm 24
chữ, thì đã có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, từ “khăn” được láy lại 6
lần, điệp khúc “khăn thương nhớ ai” lặp lại 3 lần đã diễn tả một nỗi nhớ triền miên, da
diết. Nhân vật trữ tình đang đắm chìm trong nỗi nhớ thương. Mọi cử chỉ, hành động
của cô gái như trong vô thức và không tự chủ được. Cơ mải mê với nỗi nhớ khiến
chiếc khăn vơ tình rơi xuống đất và trong vô thức cô gái cúi nhặt chiếc khăn vắt hờ
hững trên vai. Nước mắt nhớ thương tuôn chảy, rất tự nhiên cô gái lấy khăn chùi nước
mắt. Sự vận động của chiếc khăn rơi, vắt, chùi nước mắt làm hiện lên hình ảnh cơ gái
hết đứng lên lại ngồi xuống, đứng ngồi không yên, ra ngẩn vào ngơ, lòng rối như tơ vò
với nỗi nhớ. Đặc biệt hình ảnh "Khăn chùi nước mắt" cho thấy cơ gái vừa nhớ thương
vừa khóc thầm, nỗi nhớ trong tình u của cơ gái kèm theo nỗi buồn thương da diết.
Nỗi nhớ đến khóc thầm của cơ gái trong bài ca dao này cũng giống với một cô gái
trong ca dao xưa:
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
3. Nỗi nhớ thương thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn (Câu 7,8)
Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan tỏa vào không gian, đến các câu tiếp lại xuyên suốt
theo thời gian. Nỗi nhớ được đo bằng thời gian là nỗi nhớ sâu sắc, nỗi nhớ không bao

giờ lụi tắt luôn thường trực trong trái tim của người đang yêu. Nỗi nhớ ban ngày kéo
dài sang cả ban đêm:
“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt”
Khi miêu tả tâm trạng con người theo thời gian, nhất là vào ban đêm người ta
thường nhắc đến hình ảnh ngọn đèn. Đại thi hào Nguyễn Du, khi miêu tả tâm trạng
Thúy Kiều trong đêm trước khi lên đường theo Mã Giám Sinh cũng có sử dụng hình
ảnh ngọn đèn:
10


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

“Một mình nàng ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt lệ tóc se mái đầu”
Đặng Trần Côn khi diễn tả tâm trạng người chinh phụ có chồng ra trận cũng
vậy:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi”
Nỗi nhớ của cô gái trong bài ca dao tiếp tục được gửi gắm trọn vào ngọn đèn.
Vẫn là điệp khúc "thương nhớ cũ", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ "khăn" sang "đèn".
Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vị võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia
phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lịng cơ gái? Đèn thương nhớ ai hay
cơ gái thương nhớ ai. Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi.
Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cơ gái thổ lộ nỗi lịng. Ngọn lửa tình vẫn ln
cháy âm ỉ trong trái tim người con gái, tựa như ánh đèn kia luôn thắp sáng. Ngọn đèn
khơng tắt cũng như hình ảnh của chính người con gái đang thao thức bao đêm, sau
những giọt nước mắt trực trào là những nỗi niềm mong mỏi tin người thương tới đằng

đẵng.
4. Nỗi nhớ thương thể hiện qua hình ảnh mắt (Câu 9,10)
Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói
gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Nỗi lịng của cơ gái buộc phải bật ra trong
cách nói trực tiếp hơn. Người ta nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, từ đơi mắt là có thể
ánh lên biết bao nhiêu lời muốn nói. Với tâm trạng ấy, đơi mắt phản ánh lên nỗi nhớ từ
tận sâu đáy tim:
“Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên”
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua con mắt thấy được cả khung trời yêu thương:
“Mắt em là gợn trong
Soi đời anh lấp lánh
Những sớm chiều ấm lạnh
Mắt em là quê hương”
Đôi mắt của cô gái trẻ tuy trong trẻo nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tư tình
cảm. Chỉ cần nhắm đơi mắt ấy lại, hình ảnh người thương lại hiện ra, tuy xa mà gần,
thực ảo hư vơ khiến cho tâm trí nào có thể ngủ yên. Cấu trúc thương nhớ vẫn được giữ
lại và nhân lên. Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu
lộ quen thuộc trong ca dao:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường.
Trông cho mau sáng ra đường gặp anh
Tuy nhiên, cũng là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đơi mắt có
sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. "Mắt ngủ không yên" tạo nên một đối xứng rất đẹp với
"đèn không tắt" ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cơ gái giữa đêm khuya một
mình đốì diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì "mắt ngủ khơng yên" nên "đèn
11


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107

Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

khơng tắt". Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt,
càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.
Mười câu thơ là 5 câu hỏi khơng có lời đáp. Điệp khúc "thương nhớ ai" trở đi trở lại
như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần từ "thương nhớ" và năm lần
từ "ai" xuất hiện. Bản thân từ "ai" xuât hiện. Bản thân từ "ai" mang ý phiếm chỉ, gợi
lên một nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ "ai" là phiếm chỉ,
không xác định cá thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được "ai" ấy là ai.
Hỏi khơng có trả lời, nhưng thực ra cầu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da
diết kia. Khơng cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo
mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.
Các hình ảnh khăn, đèn, mắt không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Chúng
liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất. Giữa chiếc
khăn và đơi mắt có mối liên hệ thế nào, chính bài ca dao đã nói rõ là để “chùi nước
mắt”. Cịn ngọn đèn? Nó cũng có thể được hiểu là một con mắt khác thức thi với mắt
người giữa đêm thâu vời vợi. Một điều đáng lưu ý nữa là trình tự xuất hiện của các
hình ảnh. Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển
từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngồi đến chính con người tác giả. Nỗi
nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn - nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế
giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến
chuyển cả nhịp thơ.
5. Những lo lắng, muộn phiền của cô gái (Hai câu cuối)
Đến hai câu cuối, nhịp thơ bỗng dưng thay đổi và tâm trạng của cô gái cũng
chuyển sang một tâm trạng khác. Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển
sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu
của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc
đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên
một bề", tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời
xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh. Phải đặt bài ca này vào

cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hơn
nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh phúc lứa đơi của họ
thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân. Mặc dầu vậy,
bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương... Điều đó khiến cho
nỗi nhớ này không hề bi luỵ mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô
gái Việt ở làng quê xưa.
III. KẾT LUẬN
1. Nghệ thuật
Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm
trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho
hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ
bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng...
2. Nội dung:
12


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Ca dao đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của biết bao thế hệ
người Việt Nam. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu, diễn
tả nỗi niềm thương nhớ, nhớ thương tới da diết, cồn cào, những tâm tư thầm kín của
người con gái trong tình u. Qua đó, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu
thương của người phụ nữ nói chung. Để đi tới được hạnh phúc cuối cùng, họ thường
phải trông chờ, tin mong vào những điều rất mong manh. Tuy thế, dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào họ vẫn tin, vẫn nhớ và khao khát bằng một tình u vơ bờ.
Đề số 3: Tâm hồn người Việt Nam qua ca dao, dân ca
I. MỞ BÀI
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sơng như núi như người Việt Nam
Bốn ngàn năm lịch sử lấp lánh trôi đi với thơ và máu, lửa và hoa, với chân dung
con người Việt Nam lung linh toả sáng. Cát bụi thời gian có thể xố mờ tất cả nhưng ở
đây trên đất nước này thì nó lại sẽ càng tơ đậm thêm ánh hào quan cho con người Việt
Nam. Cái thời mà tiếng khóc nỉ non của những cánh cị, cánh vạc vang lên từ sau
những luỹ tre làng, cái thời bát mồ hôi đổi bát gạo... đã lùi vào quá khứ nhưng vẫn còn
đây mãi mãi sức sống và vẻ đẹp của những con người luôn khao khát vươn lên. Từ
thuở còn thơ, hẳn mỗi chúng ta đều đã được nghe những làn điệu dân ca trong lời ru
của bà, của mẹ. Trong giấc mơ êm đềm bên nôi có cánh đồng lúa chín, có cánh vạc hát
giăng ca, có cánh cị bay la bay lả... Ca dao trở thành kí ức êm đềm, tươi đẹp ni
dưỡng tâm hồn mỗi người. Trong ca dao, con người Việt Nam cũng đẹp và đáng yêu
đến thế. Lời ca dao ngọt dịu văng vẳng đâu đây:
Hoa người đẹp nhất em ơi
Không hương sắc lại bằng mười sắc hương.
II. THÂN BÀI (Gợi ý)
1. Giải thích
- Ca dao: Xem đề 1
- Tâm hồn: Tâm tư, tình cảm, thế giới tinh thần phong phú của con người
=> Đặc trưng trữ tình và hồn cảnh ra đời của ca dao giúp thể loại này có thể thể hiện
tâm tư, tình cảm, thế giới tinh thần phong phú của con người. Từ đó thể hiện vẻ đẹp
của con người Việt Nam trong các mối quan hệ của đời sống.
2. Phân tích, chứng minh
Thế giới tâm tư, tình cảm, tinh thần phong phú của con người được thể hiện
trong các mối quan hệ của đời sống. Từ đó, góp phần thể hiện vẻ đẹp của con người
Việt Nam.
2.1. Ca dao về tình u lứa đơi
- Ca dao tỏ tình
- Nỗi nhớ trong tình yêu
- Tình yêu trái ngang, tan vỡ
13



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

2.2. Ca dao về tình cảm gia đình
- Tình cảm với ơng bà, tổ tiên
- Tình cảm với cha mẹ
- Tình cảm anh chị em
- Tình cảm vợ chồng
2.3. Ca dao thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời
2.4. Ca dao về tình yêu lao động
2.5. Ca dao than thân
- Than thân của người phụ nữ
- Than thân của người lao động
III. KẾT LUẬN
1. Nghệ thuật: Xem đánh giá về nghệ thuật ca dao trong đề 1
2. Nội dung: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam
Đề số 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định sau : “Ca dao là tấm gương
của tâm hồn dân tộc”
1. Giải thích
-Tấm gương :
+Để con người ta soi vào
+Sự phản ánh chính xác về đời sống dân tộc
→ Giá trị soi sáng của ca dao với con người cũng như với đời sống .
-Hiểu được thế giới nội tâm của cha ơng , ni dưỡng tư tưởng , tình cảm của người
đọc .
2. Chứng minh
- Ca dao có khả năng biểu hiện vô cùng phong phú, bao trùm mọi mặt của đời sống,

mọi khía cạnh của tình cảm :
+ Tình u q hương đất nước (dẫn chứng-phân tích )
+ Tình cảm gia đình (dẫn chứng-phân tích)
+ Tình u lao động (dẫn chứng-phân tích)
+ Tình u đơi lứa (dẫn chứng-phân tích)
+ Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng-phân tích)
(Lưu ý : mỗi khía cạnh của tình cảm đều được biểu hiện phong phú )
- Để thể hiện được những cung bậc tình cảm, ca dao chọn những hình thức diễn đạt
giản dị , trong sáng mà tinh tế
+ Cấu tứ : mượn cảnh nói về cảm xúc (dẫn chứng)
+ Hình ảnh : thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc → sự đồng cảm , hợp
lòng người .
+ Giọng điệu : tha thiết , nhẹ nhàng
→ Đời sống tâm hồn dân tộc được thăng hoa .
3. Bình luận
14


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Đây là một khẳng định rất xác đáng
- Ca dao là những hịn ngọc q trong kho tàng thơ ca dân tộc
- Chính tâm hồn dân tộc làm nên sức sống của ca dao .
- Ngày nay , ca dao vẫn cịn giá trị về nhiều mặt→ phải gìn giữ, q trọng .
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định sau : “Ca dao
là tấm gương của tâm hồn dân tộc”
1.Giải thích
-Tấm gương :

+Để con người ta soi vào
+Sự phản ánh chính xác về đời sống dân tộc
→ Giá trị soi sáng của ca dao với con người cũng như với đời sống .
-Hiểu được thế giới nội tâm của cha ông , nuôi dưỡng tư tưởng , tình cảm của người
đọc .
2.Chứng minh
-Đây là một khẳng định rất xác đáng
+Ca dao có khả năng biểu hiện vơ cùng phong phú , bao trùm mọi mặt của đời sống,
mọi khía cạnh của tình cảm :
• Tình u q hương đất nước (dẫn chứng-phân tích )
• Tình cảm gia đình (dẫn chứng-phân tích)
• Tình u lao động (dẫn chứng-phân tích)
• Tình u đơi lứa (dẫn chứng-phân tích)
• Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng-phân tích)
(Lưu ý : mỗi khía cạnh của tình cảm đều được biểu hiện phong phú )
+Để thể hiện được những cung bậc tình cảm , ca dao chọn những hình thức diễn đạt
giản dị , trong sáng mà tinh tế
• Cấu tứ : mượn cảnh nói về cảm xúc (dẫn chứng)
• Hình ảnh : thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc → sự đồng cảm , hợp
lịng người .
• Giọng điệu : tha thiết , nhẹ nhàng
→ Đời sống tâm hồn dân tộc được thăng hoa .
3.Bình luận
-Ca dao là những hịn ngọc q trong kho tàng thơ ca dân tộc
-Chính tâm hồn dân tộc làm nên sức sống của ca dao .
-Ngày nay , ca dao vẫn còn giá trị về nhiều mặt→ phải gìn giữ, q trọng .

15




×