Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề bài: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.44 KB, 7 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

ĐỌC TIỂU THANH KÍ
- Nguyễn DuĐề bài: Phân tích bài thơ "Đọc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du
I. MỞ BÀI
Nguyễn Du là bậc đại thi hào dân tộc, là nhà thơ hiện thực, nhà nhân đạo chủ
nghĩa lớn của nền văn học Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Du trước hết người ta sẽ nghĩ
ngay đến Truyện Kiều. Nhưng ngoài áng "thiên cổ tình thư", Nguyễn Du cịn có
nhiều tác phẩm tuyệt bút, chứa chan tinh thần nhân đạo. Sê khốp từng khẳng định
“Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. Nam Cao cũng viết
"Một tác phẩm chân chính là một tác phẩm vượt qua bờ cõi, và giới hạn, chứa đựng
những điều vừa lớn lao, vừa đau khổ, ca ngợi tình thương, lịng bác ái, sự cơng bình
nó làm cho người gần người hơn". Nguyễn Du và “Đọc Tiểu Thanh kí” của ơng là
một nhà thơ, một thi phẩm như thế. Tên tuổi của Nguyễn Du và bài thơ đã vượt qua
thời gian và biên giới Việt Nam để thể hiện tình thương ái vơ biên và những triết lí,
suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời và con người.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- "Đọc Tiểu Thanh kí" là bài thơ về đề tài người phụ nữ, một đề tài ít được các
nhà thơ trung đại đề cập đến. Nguyễn Du viết nhiều về người phụ nữ với tất cả tấm
lòng trân trọng, thương yêu, đồng cảm và chia sẻ. Hầu như những tác phẩm xuất sắc
nhất của ông đều là những tác phẩm viết về người phụ nữ, bên cạnh kiệt tác "Truyện
Kiều" còn có "Long thành cầm giả ca", "Độc Tiểu Thanh kí"... Dường như đại thi hào
có một mối "đồng cảm tương liên" sâu nặng với những người phụ nữ tài hoa, nhan
sắc nhưng phải chịu số phận bi thương. Có lẽ vì số phận của họ khá tương đồng với
thân phận của những nhà nho thất sủng trong xã hội loạn lạc, suy thoái. Nguyễn Du
từng đau đớn mà thốt lên rằng:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"


(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hay:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?"
(Văn chiêu hồn - Nguyễn Du)
- Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” có thể được sáng tác trong thời gian Nguyễn Du
đi sứ sang Trung Quốc và được gợi cảm hứng từ một câu chuyện về một cô gái Trung
Quốc tên là Tiểu Thanh sống vào đầu đời nhà Minh. Tiểu Thanh là người con gái vẹn
toàn tài năng và nhan sắc, vì nhà nghèo cho nên bị gả làm vợ lẽ cho một người nhà
giàu. Người vợ cả muốn thỏa lòng ghen nên tìm cách cơ lập, bắt nàng ra sống một
mình ở Cơ Sơn, cạnh Tây Hồ. Nàng Tiểu Thanh chỉ biết làm thơ để bày tỏ sự uất ức,
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

cô đơn và đau khổ. Những vần thơ đầy huyết lệ ấy không đủ làm vơi bớt muộn phiền
nên Tiểu Thanh chết ở tuổi 18, độ tuổi đẹp nhất đời người. Khi Tiểu Thanh chết,
người vợ cả vẫn chưa hết ghen hờn nên mang thơ của nàng ra để đốt. May mắn thay
vẫn cịn những bài thơ sót lại được người đời khắc in gọi là phần dư. Và câu chuyện
về nàng Tiểu Thanh đã làm trái tim nhà thơ lớn không ngừng thổn thức.
2. Hai câu đề
- Mở đầu bài thơ tác giả nhắc đến Tây Hồ, một danh lam thắng cảnh của đất
nước Trung Quốc:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gị hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
+ Tây Hồ nằm cạnh núi Cô Sơn, nơi Tiểu Thanh phải sống một mình trước khi
chết. Từ "hoa uyển" trong nguyên tác cho thấy trước đây Tây Hồ là một cảnh đẹp với

vườn hoa rực rỡ, lộng lẫy, là một nét tơ điểm diệu kì của thiên nhiên, tạo hóa. Nhưng
bây giờ nó đã thành "khư" là một gị hoang lạnh lẽo, tiêu điều, hoang phế. Nguyễn
Du đã sử dụng một chữ "tẫn" tài tình để thể hiện sự thay đổi triệt để và khốc liệt của
cảnh vật. Nghệ thuật đối lập càng làm nổi bật sự khác biệt ghê gớm giữa quá khứ huy
hoàng và hiện tại thảm khốc.
+ Tây Hồ xưa nay vẫn là một cảnh đẹp. Có thể sự thay đổi của cảnh vật Hồ
Tây thực ra là chỉ diễn ra trong tâm tưởng của nhà thơ. Nhà thơ muốn mượn sự thay
đổi ấy để nói đến sự thay đổi khốc liệt của cuộc đời nàng Tiểu Thanh. Từ một người
con gái xinh đẹp, tài hoa, thanh xuân phơi phới mà bỗng đâu đã "thoắt gãy cành thiên
hương". Đau xót và thương tiếc nên cái chết của Tiểu Thanh khiến cảnh đẹp Tây Hồ
trong mắt nhà thơ chỉ còn là một nấm mộ hoang tàn.
+ Sự thay đổi khốc liệt của thiên nhiên, tạo vật cũng như sự biến đổi khôn
lường của cuộc đời con người đã khiến nhà thơ khơng khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối, xót
xa. Sự biến thiên của tạo vật, cuộc đời có thể làm biển cả hóa nương dâu, khiến cuộc
đời người con gái tài sắc trở thành ngắn ngủi, bi thương. Những trải nghiệm cuộc đời
ấy đã khiến Nguyễn Du viết thành những câu thơ nhức nhối:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng"
- Đúng như phát biểu của Lâm Ngữ Đường "Văn chương bất hủ cổ kim đều
viết bằng huyết lệ", Nguyễn Du đã viết "Độc Tiểu Thanh kí" bằng dịng nước mắt
văn chương nóng bỏng. Vượt qua khoảng cách về không gian, thời gian và văn hóa,
nhà thơ đã thương xót, đã khóc vì người con gái tài sắc ở xứ người bằng những rung
cảm mạnh mẽ. Muốn bày tỏ sự bi thương trước số phận nàng Tiểu Thanh, muốn bày
tỏ sự tri âm tri kỉ với một tâm hồn cô đơn nhưng người xưa đã khuất bóng từ hàng
mấy trăm năm trước, Nguyễn Du chỉ còn biết viếng nàng qua việc đọc tập sách về
nàng. Thế mới hay những kẻ có tâm hồn đồng điệu sẽ có những tín hiệu thẩm mĩ
riêng để tìm đến nhau bày tỏ sự tri âm, tri kỉ. Thúy Kiều gặp nấm đất sè sè bên đường
thì thương xót Đạm Tiên như thương xót chính mình, cịn Nguyễn Du chỉ đọc tập
sách về (của) Tiểu Thanh trước cửa sổ đã không nguôi thổn thức.
2



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

=> Có thể nói, hai câu thơ mở đầu là tiếng thở dài, một tiếng khóc trước lẽ biến
thiên của cuộc đời dâu bể và niềm thổn thức, xót thương của một tâm hồn nhân đạo
lớn trước số phận con người.
3. Hai câu thực:
Son phấn có thần chơn vẫn hận
Văn chương khơng mệnh đốt cịn vương.
- Hai câu thực trong bài thơ thất ngôn bát cú thường để tả thực. Ở hai câu thơ
này, nhà thơ đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng để tái hiện lại một cách chân
thực vẻ đẹp và số phận của nàng Tiểu Thanh. Son phấn vốn là những vật dụng để
điểm tô nhan sắc cho người phụ nữ và ở đây nó tượng trưng cho nhan sắc của Tiểu
Thanh. Văn chương là ẩn dụ cho tài năng thơ phú, tài năng nói chung của Tiểu
Thanh. Thơng qua ngơn từ của Nguyễn Du, nàng Tiểu Thanh hiện lên là hiện thân
của cái đẹp hoàn mĩ, vẻ đẹp mà người đời ai cũng khao khát. Nhưng cũng giống như
Thúy Kiều và người con gái gảy đàn ở đất Long Thành, tài năng và nhan sắc của Tiểu
Thanh chỉ đem đến cho nàng bất hạnh. Tài hoa, nhan sắc hơn người chỉ khiến cho
người đời ghen ghét, đố kị, là nguyên nhân của bất hạnh. Bi kịch của những người tài
năng, nhan sắc hơn người đã khiến người xưa phải than thở "Tài tử gian nan, hồng
nhan bạc mệnh" hoặc:
"Mĩ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"
(Người đẹp xưa nay như danh tướng - Trời xanh chẳng để sống đến bạc đầu)
Nguyễn Du thấu cảm được nỗi đau của những kẻ tài hoa, nhan sắc nên ông rất
nhiều lần nhắc đến bi kịch ấy. Chẳng hạn, bàn về bi kịch nhan sắc ông viết trong
Truyện Kiều "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Cịn bàn về bi kịch của

những người có tài thì ơng nhìn thấy một quy luật:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"
Hoặc:
"Có tài mà cậy chi tài
Tài làm chi lắm cho trời đất ghen"
Hay những câu như "Tài mệnh tương đố", "Chữ tài đi với chữ tai một vần" đều
có chung một ý nghĩa. Chỉ có một cái tài hoặc cái sắc thôi đã đủ làm người ta bất
hạnh, Tiểu Thanh lại có cả hai nên sự bất hạnh giáng xuống số phận của nàng thật
xiết bao đau đớn, nàng phải chết trong cô đơn, buồn tủi khi mới 18 xuân xanh. Nhưng
bất hạnh của Tiểu Thanh đâu đã dừng lại ở đó, ngay cả khi nàng chết rồi người vợ cả
vẫn trút thêm sự hờn ghen, đố kị bằng việc đem những vần thơ huyết lệ của nàng ra
để đốt. Văn chương khơng có tội, khơng có số mệnh nhưng vẫn bị liên lụy trong bi
kịch tài sắc. Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, Thúy Kiều khóc bên mộ Đạm
Tiên và nhận ra rằng:
"Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách còn là tinh anh”
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Đối với những người tài hoa, cái chết chỉ là về thể xác, cịn phần tinh anh là
linh hồn thì vẫn còn hiển hiện. Và nếu như vậy, linh hồn nàng Tiểu Thanh ở nơi chín
suối vẫn phải uất ức, xót xa, đau đớn về những việc sau khi chết.
- Hai câu thực không chỉ tái hiện cuộc đời Tiểu Thanh mà qua cuộc đời Tiểu
Thanh còn phơi bày và phê phán hiện thực xã hội đương thời. Trong xã hội ấy, con
người khơng có quyền sống cá nhân. Đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến

người phụ nữ bị phân biệt đối xử, phải sống trong cảnh vợ lẽ nàng hầu. Xã hội ấy tồn
tại biết bao trái ngang, bất cơng, phi lí khiến cái tài, cái đẹp bị chà đạp phũ phàng,
gây bao đau thương, ai oán cho con người.
4. Hai câu luận
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
- Nàng Tiểu Thanh tài sắc đã phải chết trong oán hận. Từ số phận nàng Tiểu
Thanh, Nguyễn Du đã nhìn rộng hơn để nhận ra rằng bi kịch của những người tài sắc
đã trở thành mối hờn oán của con người từ cổ chí kim, trở thành một quy luật, định lệ
khó có thể thay đổi. Số phận bất hạnh của Tiểu Thanh suy cho cùng nằm trong cái án
chung cho những kẻ tài tử, phong nhã. "Hận sự" ấy của con người dẫu tồn tại từ bao
đời, nhận thức được là thế nhưng đến khi nhắm mắt xuôi tay con người vẫn khơng thể
lí giải, có đem hỏi trời thì trời cũng khơng trả lời. Vậy nên, dẫu có biết là oan ức thì
cũng khơng làm gì được, phải chấp nhận mà thôi.
- Ở đây, Nguyễn Du cũng đồng thời nhận ra mối "phong vận kì oan" của chính
mình. Ơng tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, mắc phải nỗi
oan lạ lùng vì nết phong nhã, cũng phải chịu cái án chung của những tài tử, giai nhân.
Nguyễn Du từng tự nhận thức về bản thân "Tráng niên ngã diệc chi tài giả" (Lúc trẻ
tuổi ta cũng là người có tài). Có phải vì tài tử mà truân chuyên nên Nguyễn Du cũng
rơi vào bi kịch như Tiểu Thanh, như nàng Kiều. Liệu có phải chính mười năm đoạn
trường trong cuộc đời của ơng đã khiến ơng có đủ trải nghiệm mà viết nên khúc
"Đoạn trường tân thanh" đứt ruột, mà biết đau trước bi kịch của Tiểu Thanh.
- Ngoài ra, hai câu luận trong bài thơ đã thể hiện tầm vóc của một nhà thơ lớn,
một nhà nhân đạo lớn. Nguyễn Du vốn xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, là
một đấng nam nhi tài tử. Vậy mà, trong xã hội trọng nam khinh nữ, ơng lại nhận
mình cùng hội với một người con gái, lại dám nói lên tiếng nói đồng cảm, bênh vực
người phụ nữ. Hẳn đó là vì Nguyễn Du đã vượt ra khỏi nhận thức của thời đại mình
để thể hiện tiếng nói nhân đạo đầy mới mẻ, sâu sắc.
5. Hai câu kết
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?
- Hai câu thơ là một câu hỏi tu từ, dù hướng đến hậu thế ở mấy trăm năm sau
nhưng hai câu thơ trước hết vẫn là những lời bộc bạch về nỗi niềm thầm kín của đại
thi hào. Bằng trái tim biết yêu thương, Nguyễn Du đã "lắng nghe nỗi buồn của cành
cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt", đã "lắng nghe nỗi
4


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

buồn của con người" nhưng bản thân ông cũng cô đơn và khao khát được lắng nghe.
Ơng đã cơ đơn và khát khao tìm kiếm một tấm lịng tri âm, tri kỉ. Quãng thời gian
"Ba trăm năm lẻ" được nhắc đến trong hai câu thơ là quãng thời gian rất dài, tính từ
thời đại của Tiểu Thanh đến thời đại Nguyễn Du. Dù quãng thời gian ấy khiến vạn
vật đổi thay, mọi sự có thể bị nhấn chìm trong qn lãng nhưng Nguyễn Du vẫn
tưởng nhớ và than khóc, đồng cảm, tri ân với Tiểu Thanh. Nguyễn Du cũng mang bi
kịch của những kẻ phong lưu với bao nỗi đau đời, vậy liệu ba trăm năm nữa có ai
đồng cảm, tri ân với ông như ông đã bày tỏ với Tiểu Thanh hay khơng?
- Hơn nữa, hai câu thơ cịn khiến cho người đọc day dứt mà chợt hiểu ra rằng,
Nguyễn Du hẳn đã phải cô đơn, bế tắc trong thời đại của mình đến thế nào mới phải
tìm đến sự đồng cảm, tri âm từ các thế hệ sau. Có thấu hiểu trái tim nhân đạo lớn của
Nguyễn Du mới cảm nhận được những trăn trở, băn khoăn của ông rằng không biết
ba trăm năm có lẻ sau, người đời cịn có ai phải chịu nỗi bất hạnh như nỗi bất hạnh
của ông, của Tiểu Thanh, của những kẻ đã phải nhận cái án phong lưu nữa hay
không?
- Từ thời đại Nguyễn Du tới nay đã hơn hai trăm năm trơi qua, bài thơ "Độc
Tiểu Thanh kí" và những nỗi niềm ưu tư của Nguyễn Du đã được hậu thế đón nhận,
với sự thành kính, trân trọng chân thành. Không cần đến ba trăm năm mà tên tuổi và

sự nghiệp của Nguyễn Du đã gắn liền và làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Thơ của
Nguyễn Du trở thành "lời non nước vọng từ ngàn thu", "tiếng mẹ ru"... khơng chỉ ba
trăm năm mà đến nghìn năm sau vẫn "lay động đất trời". Giờ đây, khi bi kịch của
những người tài hoa, nhan sắc khơng cịn là nỗi ám ảnh con người thời hiện đại
nhưng Tố Hữu vẫn thay lời biết bao người bày tỏ sự tri ân với nỗi niềm của Nguyễn
Du:
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin được so dây cùng người
6. Đánh giá chung
"Độc Tiểu Thanh kí" tuân thủ những quy tắc nghiêm túc và chặt chẽ của thể
thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngơn ngữ trữ tình đậm chất triết lý, từ ngữ cơ đọng,
hàm súc, hình ảnh giàu tính biểu tượng, sử dụng tài tình phép đối, câu hỏi tu từ và
khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngơn từ. Và với giọng điệu
xót thương, bi phẫn, ngậm ngùi, bài thơ thể hiện thái độ phê phán với xã hội đương
thời và những cảm xúc, suy tư về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Tác phẩm
bộc lộ tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du, đồng thời cũng thể hiện nỗi niềm cô
đơn, khao khát có người tri âm, tri kỉ của đại thi hào. Nhà lí luận phê bình người Nga
Bêlinxki khẳng định "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để
miêu tả, nếu nó khơng phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó
khơng đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó". Dựa vào đó, chúng ta có
thể tin tưởng rằng những tác phẩm chứa chan tình người, mạng nặng nỗi ưu tư về con
người của Nguyễn Du sẽ vượt qua quy luật của sự băng hoại mà sống mãi với thời
gian.
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn


LUYỆN ĐỀ
Đề bài 1: Phân tích giá trị nhân đạo thể hiện qua bài thơ “Độc Tiểu Thanh
kí” của Nguyễn Du.
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
- Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí”
II. THÂN BÀI
1. Khái quát:
- Khái niệm giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu
hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người.
Nhân là người và đạo là đạo đức, đạo lí làm người. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm
văn học là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa người
với người. Một nhà văn chân chính là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ
đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người. Trong tác
phẩm văn học, giá trị nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc
sống của con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở lòng xót thương
những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con
người; trân trọng những phẩm chất, khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống,
quyền hạnh phúc cho con người... Đồng thời tư tưởng nhân đạo cịn thể hiện qua các
hình tượng nghệ thuật, qua cảm hứng, cảm xúc, giọng điệu...
Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời
kì, giai đoạn, do hồn cảnh lịch sử, xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn
khác nhau nên có những biểu hiện riêng.
- Giới thiệu về nàng Tiểu Thanh: Chú thích sgk
- Hồn cảnh xuất xứ của bài thơ: Bài thơ được Nguyễn Du viết trong thời gian đi
xứ sang Trung Quốc, nhà thơ đã đến thăm mộ Tiểu Thanh, đọc tập thơ của nàng mà
cảm động viết ra bài thơ này.
- Giới thiệu về nàng Tiểu Thanh:
2. Phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ

Giá trị nhân đạo của bài thơ được biểu hiện thông qua:
- Lên án xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ và đầy bất công.
- Niềm tiếc thương dành cho Tiểu Thanh - một người tài hoa, nhan sắc mà bạc
mệnh. Tiểu Thanh là kết tinh của nhan sắc, trí tuệ, tâm hồn. Sắc tài là vậy nhưng làm
sao tránh khỏi tài mệnh tương đố, tạo hoá trêu ngươi, thậm chí chính tài sắc lại là
nguyên nhân của tai hoạ, cho nên con người bị vùi dập, chà đạp một cách tàn
nhẫn.(Phân tích bốn câu đầu)
6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Niềm thương cảm dành cho số phận con người tài sắc nói chung (Phân tích Hai
câu luận)
- Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đau của Tiểu
Thanh để rồi tự thương cho chính bản thân mình. Khóc cho nàng Tiểu Thanh,
Nguyễn Du lại quay về khóc cho chính bản thân mình. Nhân văn, nhân bản khi thể
hiện khát vọng được tri âm tri kỉ với các thế hệ sau.
(Hai câu luận + hai câu kết)
3. Kết bài
- Nghệ thuật của bài thơ.
- Khẳng định giá trị nhân đạo trong tác phẩm và tài năng của Nguyễn Du

7




×