Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phát triển du lịch tỉnh thái nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.95 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
o0o
NGUYỄN LAN ANH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI
VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VÙNG PHỤ CẬN

Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62 - 31 - 05 - 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÍ HỌC
Hà Nội - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Thông
2. TS. Phí Hùng Cường
Phản biện 1: GS.TS Vũ Tuấn Cảnh - Tổng cục Du lịch
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện Chiến lược Chính
sách TN và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phản biện 3: PGS.TS Vũ Văn Tích – ĐH Quốc gia Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi… giờ…ngày…tháng…năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện quốc gia Việt Nam
Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
[1]. Nguyễn Lan Anh, (2008), “Khai thác tài nguyên du lịch và một số điểm du
lịch dọc quốc lộ 3 phục vụ giảng dạy môn Địa lý địa phương ở THPT”, số
187/2008, tr 51.
[2]. Nguyễn Lan Anh, (2008) “Xác định một số điểm du lịch dọc hành lang quốc


lộ 3”, số 5/2008, tr.103 - 108.
[3]. Nguyễn Lan Anh, Phí Hùng Cường (2010), “Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh
Thái Nguyên và vùng phụ cận”, Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị Địa
lý toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội, tr 396 - 398, Nxb Khoa học tự nhiên và công
nghệ.
[4]. Nguyễn Lan Anh (2010), “Nghiên cứu tiềm năng du lịch tỉnh Thái Nguyên và
vùng phụ cận”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Nghiên cứu sinh – trường ĐHSPHN,
tr 319.
[5]. Nguyễn Lan Anh, (2011), “Thái Nguyên phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch,
số tháng 10/2011, tr 24.
[6]. Nguyễn Lan Anh (2012), “Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên”,
Tạp chí Khoa học - trường ĐHSPHN số 2- 2012, tr 137.
[7]. Нгуен Лан Ань, (2012), «Оценка туристических ресурсов горного
субрегиона северо-восток Вьетнама», Вестник национальной академии
туризма, 2012, №4, с. 59-62.
(Nguyễn Lan Anh, (2012), “Đánh giá tài nguyên du lịch Tiểu vùng du lịch
miền núi Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học Học viện Du lịch Nga, 2012,
tr 59 – 62.
[8]. Nguyễn Lan Anh, (Chủ nhiệm đề tài), “Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
trong không gian phát triển du lịch vùng Đông Bắc”, Đề tài NCKH cấp Viện,
2008.
[9]. Nguyễn Lan Anh, (Chủ nhiệm đề tài), “Thực trạng phát triển du lịch Thái
Nguyên giai đoạn 2001 – 2010”, Đề tài hỗ trợ NCS, trường ĐHSPHN, năm
2011.
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Thái Nguyên là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí và khoảng
cách gần với các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. So với các tỉnh lân cận phía Bắc, Thái
Nguyên có khả năng phát triển KT – XH tốt, hệ thống CSVCKTDL khá hoàn thiện và

lợi thế trong việc khai thác hệ thống CSHT để phát triển DL.
Xét về TNDL, Thái Nguyên không phải là tỉnh có nguồn tài nguyên thực sự nổi
bật và đặc sắc so với một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có
mối quan hệ gắn bó cả về tự nhiên, lịch sử, xã hội và văn hóa với các tỉnh vùng phụ cận
(Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng). Đặc biệt, dấu ấn về cuộc kháng chiến
chống Pháp vĩ đại - TNDL nhân văn đặc sắc kết hợp với cảnh quan tự nhiên tạo nên
những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho Thái Nguyên và các tỉnh vùng phụ cận.
Xuất phát từ nhận thức và mong muốn nghiên cứu hướng phát triển mới cho du
lịch Thái Nguyên, một giải pháp mang tính liên kết lâu dài khi sử dụng TNDL vùng phụ
cận để góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Thái Nguyên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ
cận”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu sự phát triển DL của tỉnh Thái
Nguyên gắn với việc khai thác TNDL của VPC. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất
giải pháp cụ thể cho DL Thái Nguyên phát triển trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận về phát triển DL và TNDL.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến DL tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đi sâu phân tích
nhân tố TNDL của Thái Nguyên và VPC.
- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL (vận dụng cho địa bàn tỉnh Thái
Nguyên) và điểm tài nguyên DL (vận dụng cho địa bàn VPC).
- Phân tích thực trạng phát triển DL Thái Nguyên với khai thác TNDL VPC.
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DL Thái Nguyên với khai thác
TNDL VPC trong tương lai.
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
* Về nội dung nghiên cứu:
- Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động DL tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá TNDL tỉnh Thái Nguyên và TNDL VPC mang ý nghĩa bổ trợ cho DL
Thái Nguyên. Từ đó, xác định những điểm tài nguyên VPC có thể khai thác phục vụ sự
phát triển DL tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích sự phát triển của DL Thái Nguyên:
+ Theo ngành dựa trên các tiêu chí (khách DL, doanh thu DL, lao động DL,
CSVCKTDL…).
2
+ Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch: điểm DL,
khu DL, tuyến DL và trung tâm DL. Trong đó, tập trung đánh giá các điểm DL của Thái
Nguyên.
* Về thời gian nghiên cứu: 2002 – 2012; định hướng đến năm 2020.
* Về không gian nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi ranh giới: tỉnh Thái Nguyên
và 4 tỉnh phụ cận (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang). Sở dĩ chỉ chọn 4 tỉnh, vì
các tỉnh này có mối quan hệ gần gũi với tỉnh Thái Nguyên về tự nhiên lịch sử, văn hóa,
đặc biệt là khu ATK thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp và nét văn hóa các dân tộc
Tày, Nùng, Dao.
3. Lịch sử nghiên cứu.
Trên thế giới
Những nghiên cứu về sự phát triển du lịch và nguồn TNDL được nhà khoa học
nhiều nước nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Có 2 hướng chính:
+ Hướng nghiên cứu về phát triển DL: Các nhân tố như TNDL, dân cư, lao động,
mạng lưới đường GTVT… được luận bàn trong mối liên hệ tác động đến sự phát triển và
phân vùng DL. L.I.Mukhina (1973) bàn về đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ
giải trí; N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm DL.
B.N.Likhanov (1973) nghiên cứu các tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng DL. I.I
Pirojnik (1985) nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ DL và các vùng. Địa lí phương Tây đi
sâu vào nghiên cứu khía cạnh xã hội của địa lí nghỉ ngơi. Janaki và Wiktor L.A
Adamovic (ĐH Florida, Hoa Kỳ và ĐH Alberta, Canada) nghiên cứu ảnh hưởng của
phát triển DL đến sự đa dạng nguồn tài nguyên DL. Nhóm nghiên cứu về sự phát triển
kinh tế (Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ) nghiên cứu sự tích hợp giữa DL, vui chơi

giải trí và kế hoạch xây dựng giao thông vận tải. Từ đó, nhà khoa học Machado A. đánh
giá năng lực phát triển DL của Việt Nam. Trong nghiên cứu về phát triển DL theo không
gian và phân vùng DL: M.Buchovazov (1975) đã đưa ra sơ đồ hệ thống lãnh thổ DL với
4 phân hệ. Khái niệm “tổ chức lãnh thổ DL” và vùng DL lại được I.I Pirojnik (1985) đề
cập tới, đã giải quyết nhiều nội dung trong mối quan hệ giữa phát triển DL với việc phân
bố không gian, trong đó có đề cập đến mối tương quan với TNDL.
+ Hướng nghiên cứu TNDL: Các nhà khoa học có nhiều đóng góp như
N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov (1973), L.I.Mukhina (1973) của Liên Xô (cũ);
Janaki (thuộc trường Đại học Florida, Mỹ) và Wiktor L.A Adamovic (2000) (ĐH Alberta,
Cananda) … Những nội dung được đề cập đến là khảo sát các địa phương cho mục đích
tham quan, tìm hiểu; khai thác TNDL, kiểm kê, đánh giá TNDL, xác định các loại phong
cảnh phục vụ sự phát triển DL. Các nhà địa lí phương Tây nghiên cứu sự tác động hai
chiều giữa phát triển DL với TNDL: ảnh hưởng của sự phát triển DL đến sự đa dạng
nguồn TNDL, hay sự phát triển DL đến việc khai thác nguồn TNDL tự nhiên, từ đó gắn
với vấn đề bảo tồn. Những vấn đề cụ thể có tính ứng dụng cao được nhiều nhà khoa học
lựa chọn nghiên cứu: các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ lại nghiên cứu
sự tích hợp giữa DL, vui chơi giải trí và kế hoạch xây dựng giao thông vận tải; nghiên cứu
3
những vấn đề liên quan đến DL và phát triển DL như mối quan hệ giữa DL và động lực
phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam
+ Hướng nghiên cứu về phát triển DL: Các tác giả đã có nhiều công trình nghiên
cứu về DL ở Việt Nam như Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Trung Lương, Nguyễn Minh
Tuệ, Đặng Duy Lơi… Vấn đề quy hoạch DL cũng được quan tâm nghiên cứu. Trong
Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, Việt Nam
được chia thành 7 vùng DL (vùng TDMNPB, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,
vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Các quy hoạch chi tiết cho
từng địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Tuyên Quang) là cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc định hướng phát triển DL từng nơi,

từng vùng cho phù hợp với tiềm năng DL và tình hình thực tiễn. Tác giả Lê Thông
(1999) đã đúc kết những đóng góp của các nhà địa lí Xô Viết về tổ chức lãnh thổ DL,
đồng thời đánh giá một cách tổng quát các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành tổ chức
lãnh thổ DL, một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL phổ biến hiện nay trên thế giới.
+ Hướng nghiên cứu TNDL: Các nội dung được nhắc đến nhiều là đặc điểm TNDL
Việt Nam; vấn đề TNDL ảnh hưởng đến tổ chức không gian DL, việc định hình các tổ
chức không gian DL, cách đánh giá, thẩm định tài nguyên phục vụ cho mục đích phát
triển DL đồng thời xây dựng các tiêu chí để đánh giá TNDL như tác giả Đặng Duy Lợi
(1992), Nguyễn Minh Tuệ (1992), đồng thời xây dựng tiêu chí hình thành điểm, khu và
tuyến DL (Nguyễn Thăng Long - 2004). Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (2012) đã phân tích
các yếu tố chi phối đến sự phát triển DL, phân tích vai trò và tác động của TNDL đến
việc hình thành các điểm, cụm, tuyến DL Việt Nam – các yếu tố thể hiện sự phát triển
DL theo lãnh thổ trong cuốn “Địa lí du lịch Việt Nam”.
+ Hướng nghiên cứu ứng dụng: Các đối tượng du lịch được xem xét trên một số
địa bàn cụ thể (tỉnh Hà Tây cũ, tỉnh Nghệ An, TP Hồ Chí Minh…). Những công trình
này, dựa vào hệ thống cơ sở lí luận và áp dụng vào địa bàn nghiên cứu, để đánh giá tình
hình thực tiễn của du lịch từng địa phương. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu
mang tính tổng hợp và hệ thống về phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên gắn với khai thác
TNDL các tỉnh vùng phụ cận, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu
quả khai thác tiềm năng du lịch đa dạng của khu vực, tạo ra điều kiện mới để phát triển
hơn nữa du lịch Thái Nguyên.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Quan điểm: Luận án sử dụng những quan điểm nghiên cứu sau: Quan điểm hệ
thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan
điểm phát triển bền vững, quan điểm thị trường.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng các
phương pháp sau: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin (thông tin sơ cấp từ
phiếu điều tra, khảo sát thực địa và lấy ý kiến chuyên gia; thông tin thứ cấp từ
4
nguồn tài liệu địa phương, tài liệu tham khảo chuyên ngành, đề tài nghiên cứu

khoa học…), phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp thang điểm
tổng hợp, phương pháp bản đồ, GIS.
5. Đóng góp chính của luận án.
- Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DL gắn với
khai thác TNDL để vận dụng vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL của tỉnh Thái Nguyên và tiêu
chí đánh giá điểm tài nguyên ở VPC để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Làm rõ được thế mạnh, hạn chế của TNDL tỉnh Thái Nguyên và giá trị bổ
trợ, liên kết của TNDL VPC có thể khai thác phục vụ cho DL Thái Nguyên.
- Đánh giá được hiện trạng phát triển DL tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2002 - 2012.
- Đề xuất được định hướng và một số giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển DL
tỉnh Thái Nguyên gắn với khai thác TNDL VPC.
6. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thái
Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc
khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1.1. Về phát triển du lịch.
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản và vai trò của tài nguyên du lịch với phát triển du lịch.
a. Một số khái niệm cơ bản.
- Du lịch: Du lịch được hiểu là hoạt động của con người di chuyển ra ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình, mục đích để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghỉ
ngơi trong một thời gian nhất định.
- Khách du lịch: Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

- Sản phẩm du lịch: là tất cả các giá trị (vật chất và tinh thần) nhằm cung cấp cho
khách du lịch, đáp ứng cho nhu cầu họ trong chuyến hành trình du lịch.
- Loại hình du lịch: Là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống
nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán
cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ
chức như nhau, hoặc được xếp chung theo cùng một giá bán nào đó.
- Tài nguyên du lịch: Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, những giá trị nhân vãn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
5
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Thị trường du lịch: là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói chung, là nơi thực hiện
các quan hệ trao đổi hàng hóa (dạng vật chất và dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về DL.
b. Vai trò của tài nguyên du lịch với phát triển du lịch.
- TNDL ảnh hưởng đến hướng phát triển DL: Có TNDL mới có thể phát triển DL,
nơi có TNDL hấp dẫn, đặc sắc sẽ thu hút sự chú ý của khách DL, khuyến khích hoạt
động kinh doanh DL, đem lại lợi nhuận cao cho ngành DL.
- TNDL là cơ sở xây dựng sản phẩm DL: Dựa vào đặc điểm của TNDL sẽ xác
định được các loại hình DL, quy mô dịch vụ và chất lượng dịch vụ DL. Là cơ sở xây
dựng hướng chuyên môn hóa của hoạt động DL.
- TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ DL. Quy mô hoạt động của một
quốc gia, một vùng, một địa phương được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn TNDL.
Đồng thời, TNDL có vai trò quyết định đến tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách
DL.
1.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
a. Nhân tố cầu du lịch.
* Sự phát triển kinh tế - xã hội: Khả năng phát triển DL phụ thuộc tình hình và xu
hướng phát triển KT – XH. Các ngành GTVT, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ hay công
nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng đến DL. Ngược lại, ngành DL phát triển cũng
tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành KT khác. Xã hội phát triển, con

người ngày càng có trình độ văn hóa cao, thì động cơ đi DL tăng, khả năng kích thích nhu
cầu DL, lòng ham học hỏi và thói quen đi DL sẽ được hình thành rõ rệt.
* Mức sống: DL chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con
người được đảm bảo, con người nảy sinh nhu cầu đi DL. Đây cũng là điều kiện cần để
biến nhu cầu muốn đi DL thành nhu cầu có khả năng thực hiện.
* Thời gian rỗi: Xu hướng thời gian làm việc của con người được rút ngắn lại
(200 ngày), thời gian rỗi nhiều hơn. Số ngày nghỉ lễ nhiều cho phép sử dụng hoạt động
DL như một nguồn sử dụng thời gian rỗi một cách tích cực, tiết kiệm.
* Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Nhu cầu này phụ thuộc chặt chẽ với tình hình phát
triển KT – XH. Khi kinh tế phát triển đến một mức độ nào đó nhu cầu nghỉ ngơi, DL
mới được hình thành.
b. Nhân tố cung du lịch.
* Vị trí địa lí.
Trong DL, vị trí địa lí ảnh hưởng đặc điểm về tự nhiên, nhân văn của các đối
tượng DL. Ngoài ra, vị trí địa lí còn tác động đến việc có lựa chọn điểm DL hay không
trong chuyến hành trình của du khách.
* Tài nguyên du lịch.
DL là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Do vai trò đặc biệt quan trọng trong
nội dung nghiên cứu, TNDL được tách ra nghiên cứu ở phần sau của luận án.
* Dân cư và nguồn lao động.
Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và DL. Việc nắm
vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân
6
cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của DL. Vì nhu cầu DL phụ thuộc vào đặc điểm
xã hội, nhân khẩu của dân cư.
* Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- CSHT: hệ thống GTVT, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: hệ thống cơ sở lưu trú DL, cơ sở phục vụ dịch vụ
ăn uống, cơ sở phục vụ dịch vụ vui chơi giải trí và cơ sở dịch vụ bổ trợ khác.
* Chính sách phát triển du lịch.

Chính sách phát triển DL là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển DL.
Chính sách phát triển DL được hiểu: thứ nhất, là chính sách phát triển chung của cả nước;
thứ hai, là chính sách phát triển DL của địa phương và thứ ba là chính sách phát triển DL
của từng điểm DL. Trong đó, chính sách thứ hai quan trọng hơn cả vì nó dựa trên cơ sở
chính sách phát triển DL chung để xác định chính sách phát triển DL cho từng điểm DL cụ
thể.
1.1.2 Về tài nguyên du lịch.
1.1.2.1 TNDL tự nhiên.
a. TNDL địa hình: Đặc điểm về hình thái địa hình (núi, cao nguyên, đồng bằng)
và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
b. Khí hậu.
Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý nhất là hai chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm
không khí. Ngoài ra, còn yếu tố khác: gió, áp suất khí quyển, lượng mưa, ánh sáng mặt
trời, thành phần hóa lý của không khí và các hiện tượng thời tiết đặc biệt…
c. Thủy văn: Bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với DL thì nước
trên mặt có ý nghĩa rất lớn (các dải bờ biển, hồ tự nhiên, nhân tạo, sông, suối, thác
nước…). Các nguồn nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt hoặc có một
số tính chất vật lý có tác dụng sinh lý đối với con người.
d. Sinh vật: Là loại TNDL có giá trị tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp và đặc
trưng từng vùng với những đặc trưng: sự đa dạng sinh học, sự bảo tồn các nguồn gen
quý hiếm. Bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, điểm du lịch tự nhiên.
e. Di sản thiên nhiên thế giới: Các công trình thiên nhiên được hợp thành bởi các
yếu tố tự nhiên giá trị toàn cầu về mặt thẩm mĩ hay khoa học, bởi các thành tạo địa chất,
địa mạo được phân định ranh giới rõ ràng làm nơi sinh sống của các loài thực, động vật
đang bị đe dọa có giá trị toàn cầu về mặt khoa học hoặc bảo tồn.
1.1.2.2. TNDL nhân văn.
a. Di tích LS - VH: Bao gồm: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ
thuật, các danh lam thắng cảnh.
b. Lễ hội: Là loại hình văn hóa tổng hợp, đặc sắc phản ánh sinh động bản sắc dân
tộc. Lễ hội tạo nên môi trường mới, người tham gia có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn

hóa, nhiều trải nghiệm khác nhau.
c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Các đối tượng của dân tộc học có ý
nghĩa đối với du lịch là những nét văn hóa đặc sắc, tập tục lạ về thói quen cư trú, sở
thích ăn uống, kiến trúc cổ, tổ chức xã hội, trang phục truyền thống…
7
d. Làng nghề thủ công truyền thống: Là làng có nghề cổ truyền được hình thành
lâu đời, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, mang chất văn hoá dân tộc đậm đà, minh
chứng cho đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán.
e. Các đối tượng văn hóa - thể thao và các hoạt động nhận thức: Các đối tượng
văn hóa - thể thao - thương mại cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan,
nghiên cứu. Bao gồm các trung tâm khoa học, các trường đại học, những thư viện lớn,
các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các hoạt động mang tính chất sự kiện…
f. Di sản văn hóa: là những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị về lịch sử,
văn hóa, khoa học một dân tộc. Theo UNESCO, di sản văn hóa được chia làm hai loại: di
sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
g. Di tích quốc gia đặc biệt: Đây là những di tích quốc gia được Thủ tướng Chính
phủ quyết định xếp hạng đặc biệt có giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa và là nguồn tài
nguyên quan trọng của các địa phương.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch và điểm tài nguyên.
1.1.3.1 Tiêu chí đánh giá điểm du lịch cho tỉnh Thái Nguyên
a. Tính hấp dẫn khách du lịch.
+ Rất hấp dẫn: Có 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo, di tích LS -
VH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (được công nhận là di sản văn hóa thế giới hoặc được
Bộ VH - TT – DL công nhận cấp di tích quốc gia đặc biệt); có bề dày lịch sử từ 100 – 150
năm, có thể đáp ứng trên 5 loại hình DL.
+ Khá hấp dẫn: Có 3 - 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo; có di
tích LS - VH có ý nghĩa quốc gia (được Bộ VH - TT – DL công nhận di tích cấp quốc
gia); có bề dày lịch sử từ 70 – 100 năm, có thể đáp ứng 3 - 5 loại hình DL.
+ Trung bình: Có từ 1 - 2 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng độc đáo; có di
tích LS - VH có ý nghĩa cấp tỉnh (được Bộ VH – TT - DL công nhận di tích cấp tỉnh), bề

dày lịch sử từ 50 đến 70 năm, đáp ứng trên 1 - 2 loại hình DL.
+ Kém: Có từ 1 - 2 cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoặc hiện tượng, di tích LS - VH có
ý nghĩa địa phương (được Bộ VH – TT – DL công nhận di tích cấp huyện), bề dày lịch
sử dưới 50 năm, đáp ứng trên 1 loại hình DL.
b. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
+ Rất tốt: CSHT và CSVCKTDL đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có
thể đáp ứng trên 500 người/ngày. Có thể đi lại tất cả các tháng trong năm (khách sạn từ 3
sao trở lên, phương tiện thông tin liên lạc quốc tế).
+ Khá tốt: CSHT và CSVCKTDL đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia. Có
thể đáp ứng 300 đến dưới 500 người/ngày. Có thể đi lại 8 tháng trong năm (khách sạn từ 1-
2 sao trở nên, phương tiện thông tin liên lạc quốc tế).
+ Trung bình: Có một số CSHT và CSVCKTDL nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ tiện
nghi. Có thể đáp ứng 100 đến dưới 300 người/ngày. Có thể đi lại 6 tháng trong năm.
+ Kém: Còn thiếu nhiều về CSHT và CSVCKTDL. Nếu đã có thì chất lượng kém
hoặc mang tính chất tạm thời thiếu hẳn phương tiện thông tin liên lạc. Chỉ có nhà nghỉ
8
đạt yêu cầu, chưa có khách sạn, đáp ứng số lượng khách dưới 100 người/ngày.
c. Khả năng kết hợp giữa tài nguyên du lịch với cơ sở vật chật kĩ thuật du lịch.
+ Kết hợp tốt: điểm DL có TNDL hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, có hệ
thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 500 người/ngày.
+ Kết hợp khá tốt: điểm DL có TNDL khá hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận
lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng từ 300 đến 500 người/ngày.
+ Kết hợp trung bình: điểm DL có TNDL tương đối hấp dẫn, có mạng lưới GTVT
khá thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng từ 100 đến 300 người/ngày.
+ Kết hợp kém: điểm DL có TNDL, thiếu CSHT, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn
đáp ứng dưới 100 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được 4
tháng/năm.
d. Sức chứa khách du lịch.
+ Rất lớn: Điểm DL có số lượng khách >150 người/ngày.
+ Khá lớn: Điểm DL có số lượng khách 70 - 150 người/ngày.

+ Trung bình: Điểm DL có số lượng khách 30 - 70 người/ngày.
+ Kém: Điểm DL có số lượng khách < 30 người/ngày.
e. Vị trí của điểm du lịch.
+ Rất thuận lợi: Khoảng cách từ điểm DL đến trung tâm DL <10 km, khoảng cách
từ điểm DL đến đường QL <5km.
+ Khá thuận lợi: Khoảng cách từ điểm DL đến trung tâm DL từ 10 - 30km,
khoảng cách từ điểm DL đến đường QL 5 – 15 km.
+ Thuận lợi: Khoảng cách từ điểm DL đến trung tâm DL từ 30 - 50 km, khoảng
cách từ điểm DL đến đường QL 15 -30 km.
+ Không thuận lợi: Khoảng cách từ điểm DL đến trung tâm DL từ 50 – 80km,
khoảng cách từ điểm DL đến đường QL >30 km.
* Đánh giá tổng hợp điểm du lịch:
- Chỉ tiêu: Bao gồm 5 tiêu chí (tính hấp dẫn khách, CSHT và CSVCKTDL, khả
năng kết hợp giữa TNDL và CSHT và CSVCKTDL, sức chứa điểm du lịch, vị trí của
điểm du lịch). Điểm bậc đánh giá: theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 tương đương với (rất, khá,
trung bình và kém). Hệ số các tiêu chí: theo 3 hệ số
1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá điểm tài nguyên cho vùng phụ cận
a. Tính hấp dẫn khách du lịch.
Đối với TNDL tự nhiên:
+ Rất hấp dẫn: Có trên 5 cảnh quan đẹp; 3 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc, độc
đáo, đáp ứng trên 5 loại hình DL.
+ Khá hấp dẫn: Có trên 3- 5 cảnh quan đẹp; 1 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc,
độc đáo, đáp ứng trên 3- 5 loại hình DL.
+ Trung bình: Có trên 1- 2 cảnh quan đẹp, đáp ứng trên 1 - 2 loại hình DL.
+ Kém: Có trên 1- 2 phong cảnh đẹp, đáp ứng 1 loại hình DL.
Đối với TNDL nhân văn.
9
+ Rất hấp dẫn: Di tích LS - VH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (được công nhận là
di sản văn hóa thế giới hoặc được Bộ VH – TT - DL công nhận di tích cấp quốc gia đặc
biệt), bề dày lịch sử từ 150 năm trở nên.

+ Khá hấp dẫn: Di tích LS - VH có ý nghĩa quốc gia (được Bộ VH – TT - DL
công nhận di tích cấp quốc gia), bề dày lịch sử từ 100 đến 150 năm.
+ Trung bình: Di tích LS - VH có ý nghĩa cấp tỉnh (được Bộ VH – TT - DL công
nhận di tích cấp tỉnh), bề dày lịch sử từ 70 đến 100 năm.
+ Kém: Di tích LS - VH có ý nghĩa địa phương (được Bộ VH – TT - DL công
nhận di tích cấp huyện), bề dày lịch sử dưới 70 năm.
b. Vị trí địa lí của điểm tài nguyên.
Tiêu chí này chia làm hai tiêu chí nhỏ:
- Vị trí điểm tài nguyên so với điểm DL điển hình gần nhất đang khai thác.
+ Rất thuận lợi: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến điểm DL quan trọng gần
nhất 5 - 15km. Khoảng cách đến trung tâm DL <70km. Khoảng cách từ điểm tài nguyên
đến đường QL <5km.
+ Khá thuận lợi: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến điểm DL quan trọng gần
nhất 15 - 30km. Khoảng cách đến trung tâm DL từ 70 - 100km; khoảng cách từ điểm
tài nguyên đến đường QL 5 – 20km.
+ Thuận lợi trung bình: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến điểm DL quan trọng
gần nhất 30 - 70km. Khoảng cách đến trung tâm DL từ 100 – 150km. Khoảng cách từ
điểm tài nguyên đến đường QL 15 - 25km.
+ Không thuận lợi: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến điểm DL quan trọng gần
nhất >70 km. Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm DL >150km. Khoảng cách
từ điểm tài nguyên đến đường QL >25km.
- Vị trí của điểm tài nguyên so với trung tâm DL:
+ Rất thuận lợi: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm DL <70km,
khoảng cách từ điểm tài nguyên đến đường QL <5km.
+ Khá thuận lợi: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm DL từ 70 -
100km, khoảng cách từ điểm tài nguyên đến đường QL 5 – 15km.
+ Thuận lợi trung bình: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm DL từ
100 - 150 km, khoảng cách từ điểm tài nguyên đến đường QL 15 - 25km.
+ Không thuận lợi: Khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm DL trên >150
km, khoảng cách từ điểm tài nguyên đến đường QL >25km.

c. Mạng lưới GTVT của điểm tài nguyên.
+ Rất thuận lợi: Mạng lưới đường giao thông thuận lợi. Có thể đi lại thuận tiện tất cả
các tháng trong năm, có thể sử dụng 2 - 3 loại hình phương tiện vận chuyển.
+ Khá thuận lợi: Mạng lưới đường giao thông thuận lợi. Có thể đi lại thuận tiện 8
tháng trong năm, có thể sử dụng 2 - 3 loại hình phương tiện vận chuyển.
+ Thuận lợi trung bình: Mạng lưới đường giao thông có nhưng chưa đồng bộ. Có thể đi
lại thuận tiện 6 tháng trong năm. Có thể sử dụng 1 - 2 loại hình phương tiện vận chuyển.
10
+ Không thuận lợi: Đường giao thông còn thiếu nhiều. Nếu đã có thì chất lượng
kém hoặc mang tính chất tạm thời. Có thể đi lại thuận tiện 6 tháng trong năm. Có thể sử
dụng 1 - 2 loại hình phương tiện vận chuyển.
* Đánh giá tổng hợp điểm TNDL vùng phụ cận:
Mỗi tiêu chí đánh giá theo 4 bậc từ cao xuống thấp (rất, khá, trung bình và kém).
Điểm bậc đánh giá: theo 4 bậc điểm: 4, 3, 2, 1 tương đương với (rất, khá, trung bình và
kém). Hệ số các tiêu chí:
- Hệ số 3: tính hấp dẫn của tài nguyên.
- Hệ số 2: vị trí địa lí điểm tài nguyên so với điểm du lịch quan trọng gần nhất của Thái
Nguyên
- Hệ số 1: mạng lưới GTVT của điểm tài nguyên và khoảng cách của điểm tài nguyên
so với trung tâm tỉnh Thái Nguyên.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
1.2.3. Kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịch một số quốc gia và Việt Nam.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, đã đề ra các biện pháp cụ thể đẩy mạnh hoạt động du lịch. Một trong những biện pháp
được thực hiện là tăng cường giao lưu, liên kết với các quốc gia trong khu vực và các địa
phương trong nước nhằm tận dụng nguồn TNDL tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng
cao, có sức cạnh tranh. Nhiều nước trên thế giới đã cùng nhau thúc đẩy phát triển DL như
các nước ở châu Âu, các quốc gia Carribê và các quốc gia Đông Nam Á; trong nước có một

số tỉnh như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã để lại những bài học kinh
nghiệm quý báu trong vấn đề sử dụng TNDL để phát triển DL.
CHƯƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ VÙNG PHỤ CẬN.
2.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc, tổng
diện tích tự nhiên 3 541,67km
2
. Tỉnh là một trong những trung tâm chính trị - kinh tế -
văn hóa và giáo dục lớn của cả nước. Xét về mặt hình thể, Thái Nguyên có hình dáng
tương đối cân đối, đường QL 3 và sông Cầu gần như trục đối xứng chạy dọc suốt từ phía
bắc xuống phía nam. Điều này, tạo cho Thái Nguyên có một vị trí thuận lợi về mặt giao
thông: cách sân bay Nội Bài 50km, cách trung tâm Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng
200km, cách biên giới Việt - Trung 200km.
2.1.2. Khái quát về vùng phụ cận.
11
VPC là phạm vi không gian xung quanh tỉnh Thái Nguyên; nằm trong vùng DL
TDMNPB, có mối liên hệ mật thiết với tỉnh Thái Nguyên trong vấn đề khai thác và sử
dụng tài nguyên, gồm 4 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Cao Bằng. Đây là
các tỉnh có quan hệ gắn bó với Thái Nguyên về mặt lịch sử, tự nhiên, KT – XH. Ngoài
phong cảnh núi rừng trung du điển hình, VPC khá gần gũi với Thái Nguyên về hệ thống
các DTLS thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cũng như đời sống văn hóa của dân tộc thiểu
số (Tày, Nùng) vào hoạt động DL. Tận dụng lợi thế này, TNDL VPC có thể bổ sung,
liên kết giúp Thái Nguyên đa dạng hóa sản phẩm DL. VPC không giáp biển và chưa có
sân bay, vì thế các luồng khách DL quốc tế muốn đến được VPC phải đến sân bay Nội
Bài để từ đó qua tỉnh Thái Nguyên và qua các cửa khẩu giáp Trung Quốc. Như vậy,
việc gắn kết không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho DL Thái Nguyên mà còn là cơ hội

để các tỉnh trong VPC phát triển đa dạng sản phẩm và loại hình DL.
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỉNH THÁI
NGUYÊN VỚI VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN.
2.2.1. Các nhân tố cầu du lịch.
2.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng
TDMNPB đang khá dần lên, kéo theo nhu cầu đi DL của người dân cũng tăng. Thái
Nguyên nằm gần một số thành phố phát triển của miền Bắc có nhu cầu đi DL cao như
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hải Phòng… Đặc biệt, lượng khách DL Hà Nội có nhu
cầu nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần, nghỉ hè rất đông và thường lựa chọn những điểm DL
gần và thuận thiện về giao thông như Thái Nguyên.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của
Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong
những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía
bắc, cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự phát
triển ổn định của nền kinh tế là cơ sở thúc đẩy nhu cầu DL của người dân.
2.2.1.2. Nhu cầu nghỉ ngơi, mức sống.
Tỉ lệ người có thu nhập khá và cao của Việt Nam đang có xu hướng tăng, tập
trung ở một số đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…) đây là nguồn cầu dồi
dào, bởi họ có nhu cầu đi DL và có khả năng chi trả những dịch vụ đắt tiền. Thủ đô Hà
Nội là một trong những địa phương có thu nhập bình quân cao (45 triệu đồng – năm
2012) và là một trong những trung tâm gửi khách lớn của miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra,
một số tỉnh Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh… đều là tỉnh có trình độ phát
triển KT – XH khá ở vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc, người dân có
mức sống khá cao. Đây sẽ là nguồn khách DL nghỉ cuối tuần thường xuyên của tỉnh
Thái Nguyên.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi có mức phát triển KT – XH ở mức khá, mức sống
của người dân ở mức sấp sỉ 26 triệu VNĐ/người. So với các tỉnh lân cận, đây là mức
sống khá. Ở thành phố, người dân có mức sống khá cao, kết hợp với việc nghỉ 2
ngày/tuần nên cho người dân có nhiều kì nghỉ dài ngày.

2.2.2. Các nhân tố cung du lịch.
12
2.2.2.1. Vị trí địa lí tỉnh Thái Nguyên.
Phía Bắc tỉnh Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang; phía Nam giáp TP Hà Nội, phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với
vị trí địa lí và giao thông thuận lợi, tỉnh có thể dễ dàng kết nối với các trung tâm DL như
thành phố Hà Nội, trung tâm DL biển Hạ Long - Cát Bà. Xung quanh, Thái Nguyên được
bao bọc bởi các tỉnh, thành phố là những địa danh có tiềm năng DL phong phú tạo điều
kiện thuận lợi để Thái Nguyên phát triển trở thành điểm DL nổi tiếng, có thể liên kết tạo
thành các tuyến điểm DL với các tỉnh trong vùng. Xét về mặt hình thể, Thái Nguyên có
hình dáng tương đối cân đối, đường QL 3 và sông Cầu gần như trục đối xứng chạy dọc
suốt từ phía bắc xuống phía nam. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông, qua
hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông hình dẻ quạt đi khắp các tỉnh Đông bắc,
Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng.
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên và vùng phụ cận: Nguồn TNDL tỉnh
Thái Nguyên tương đối phong phú, nhưng để tạo lợi thế phát triển DL, cần phân tích
trong mối quan hệ với nguồn TNDL VPC. Đề tài chỉ nghiên cứu, đánh giá TNDL VPC có thể
khai thác phục vụ sự phát triển DL tỉnh Thái Nguyên. Bởi vậy, TNDL VPC sẽ được xác định dựa
trên cơ sở khả năng bổ trợ và liên kết với TNDL tỉnh Thái Nguyên.
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
* Địa hình: Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là dạng địa hình núi thấp chạy theo
hướng Bắc – Nam, chiếm hơn 2/3 diện tích toàn tỉnh tập trung ở khu vực phía Đông Bắc
và phía Bắc. Địa hình VPC cao hơn Thái Nguyên, là sự chuyển tiếp từ những cánh đồng
trước núi lên khu vực trung du và miền núi cao… tạo cảm giác khoáng đạt, hùng vĩ của
vùng rừng núi phía Bắc: núi Các Mác (Cao Bằng), núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn)… có thể liên
kết với Thái Nguyên trong quá trình khai thác tài nguyên. Địa hình Catxtơ của Thái
Nguyên xuất hiện ở vùng núi phía Đông với hang Phượng Hoàng, động Người Xưa (Võ
Nhai… Địa hình Catxtơ phân bố trải đều các tỉnh trong VPC, nhiều hang động đẹp: hang
Pác Bó, động Ngườm Ngao (Cao Bằng), động Tam Thanh, Nhị Thanh thuộc TP Lạng
Sơn…

* Khí hậu: Khí hậu của Thái Nguyên có thể cho phép phát triển DL quanh năm,
đặc biệt là DL nghỉ dưỡng, tham quan, dã ngoại. Trong khi đó, VPC có một mùa đông
lạnh giá, xuất hiện hiện tượng tuyết rơi ở một số địa điểm: Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Trùng
Khánh, Trà Lĩnh (Cao Bằng), có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách DL.
* Thủy văn: Hệ thống sông của Thái Nguyên kết hợp với VPC có thể hình thành
tuyến DL trên sông với việc khai thác cảnh quan ven hai bờ sông (sông Cầu, sông Công).
VPC hấp dẫn với hệ thống thác nước: thác Đầu Đẳng (Bắc Kạn), thác Bản Giốc (Cao
Bằng), … có thể là liên kết với hệ thống thác, hồ nước của tỉnh Thái Nguyên để phát
triển các tuyến DL chuyên đề nghỉ dưỡng, khám phá… Suối khoáng Mỹ Lâm (Tuyên
Quang) cách tỉnh Thái Nguyên chừng 50km, có thể phát triển loại hình DL nghỉ dưỡng,
chữa bệnh.
* S inh vậ t: Khu BTTN Phượng Hoàng - Thần Sa và khu bảo tồn cảnh quan môi
13
trường thiên nhiên thuộc khu DL hồ Núi Cốc cho phép Thái Nguyên phát triển các loại
hình DL thể thao, săn bắn; DL nghiên cứu sinh thái rừng, hồ, DL dã ngoại. Xét về độ
hấp dẫn của nguồn TNDL sinh vật, VPC có sự đa dạng và đặc sắc hơn với tỉnh Thái
Nguyên Những điểm tài nguyên của VPC như núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rừng Trần
Hưng Đạo (Cao Bằng), vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn)… là điều kiện tốt để phát triển
DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn.
* Di tích lịch sử - văn hóa: Thái Nguyên có đầy đủ các DTLS từ thời cổ xưa
nhất đến thời cận hiện đại, đặc biệt là lợi thế với hệ thống di tích lịch sử - cách mạng
thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), thuộc khu di tích ATK Định Hóa. Kết
hợp với di tích cách mạng VPC, đặc biệt là 4 di tích quốc gia đặc biệt gồm ATK Tân
Trào (Tuyên Quang), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), rừng Trần Hưng Đạo và hang Pác Bó (Cao
Bằng) tạo thành chùm các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu, hình thành các tuyến DL
chuyên đề: Về với thủ đô gió ngàn, Thăm chiến trường xưa… góp phần tạo nên sản
phẩm DL đặc trưng của địa bàn nghiên cứu.
* Lễ hội: Lễ hội Trà (Festival Trà) Thái Nguyên đang dần trở thành một trong
những sự kiện thu hút khách, tạo nên bản sắc riêng cho sản phẩm DL tỉnh Thái Nguyên.

Nếu thế mạnh của Thái Nguyên là lễ hội hiện đại thì lợi thế của VPC là lễ hội dân gian
và lễ hội lịch sử. Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng, thường được
diễn ra vào dịp đầu năm, là lễ hội đặc sắc của VPC.
* Đ ối tượng DL gắn với dân tộc học : Cùng với Thái Nguyên, VPC có nhiều dân
tộc (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Mông ) cùng sinh sống với kho tàng văn hóa khá
phong phú. Không chỉ là nơi cư trú, những loại hình văn hóa - nghệ thuật, phong tục tập
quán, văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu (tỉnh Thái
Nguyên và VPC) hòa quyện với nhau tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc vùng trung du – miền
núi.
* Đối tượng văn hóa – thể thao và các hoạt động nhận thức khác.
Thái Nguyên có lợi thế để phát triển loại hình DL MICE và tăng cường vai trò là
một trung tâm DL vùng TDMNPB của TP Thái Nguyên với hệ thống các bảo tàng, nhà
thi đấu thể thao, trung tâm tổ chức sự kiện tập trung ở TP Thái Nguyên.
2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng: So với các tỉnh VPC, Thái Nguyên là số ít các tỉnh miền núi có
hệ thống CSHT khá hoàn thiện. Từ Thái Nguyên có thể di chuyển sang các tỉnh lân cận
một cách thuận lợi dựa vào mạng lưới đường giao thông đa hướng theo hình nan quạt.
2.2.2.4. Chính sách phát triển du lịch: Xác định DL là ngành KT quan trọng của tỉnh và
mục tiêu trở thành trung tâm DL vùng Việt Bắc Tỉnh huy động mọi nguồn lực, sử dụng
các chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, nguồn vốn… nhằm thu hút đầu tư của
các doanh nghiệp DL.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN
14
2002 – 2012
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP ngành DL Thái Nguyên cao, thường xuyên đạt
>10%/năm. Năm 2012, GDP DL chiếm 9,0% GDP ngành dịch vụ và 3,4% GDP toàn tỉnh.
2.3.1. Phát triển du lịch theo ngành.
2.3.1.1. Khách du lịch.
Số lượng khách DL đến Thái Nguyên tăng, từ 23,2 vạn lượt (năm 2002) lên 1,6
triệu lượt (năm 2012). Trong đó, lượng khách DL quốc tế từ 672 lượt (2002) lên 32
nghìn lượt (năm 2012) và khách DL nội địa đạt 1 624 nghìn lượt (năm 2012) so với 23,1

vạn lượt (năm 2002).
(Nguồn: Sở VH – TT – DL Thái Nguyên – chi tiết phụ lục 8)
Hình 2.1. Số lượng khách du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2002 – 2012
a. Khách du lịch nội địa: Là thị trường khách chính của DL Thái Nguyên, chiếm
98% cơ cấu tổng nguồn khách. Khách DL tăng vọt vào năm 2007 (1,2 triệu lượt), 2011
(1,62 triệu lượt). Chủ yếu là khách DL thủ đô Hà Nội đi nghỉ cuối tuần, sau đó là các
tỉnh lân cận (Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn ). Theo kết quả
điều tra, khách DL đến Thái Nguyên thường kết hợp nhiều mục đích DL; loại hình DL
được khách DL lựa chọn nhiều là DL tham quan di tích lịch sử - cách mạng, DL nghỉ
dưỡng và DL văn hóa.
b. Khách du lịch quốc tế: có sự gia tăng đáng kể, gấp 47 lần; từ 672 lượt người
(2002) đến 32 nghìn lượt (2012). Song, so với tổng lượng khách, chỉ chiếm 0,3% (2002);
đến năm 2012 là 1,9%. So sánh tỉ lệ khách DL quốc tế/khách DL nội địa năm 2002 là
1/344,44 và năm 2012 tương ứng đạt 1/50,75; 60% là người Trung Quốc, Đài Loan, còn
lại là khách Pháp; khách DL Hàn Quốc, Nhật Bản. Thời gian lưu trú của khách DL
quốc tế ngắn, khả năng chi tiêu không cao.
2.3.1.2. Doanh thu du lịch: Trong giai đoạn 2002 – 2012, doanh thu DL tăng 125 tỷ
đồng từ 15 tỷ (năm 2002) lên 140 tỷ (năm 2012), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
27,7%/năm. Trong đó, doanh thu DL tăng đột biến vào một số năm: năm 2007, năm
2011 là những năm Thái Nguyên thực hiện các chương trình DL lớn . Doanh thu DL bao
gồm doanh thu từ hoạt động lưu trú, hoạt động ăn uống; vui chơi giải trí và hoạt động
15
bổ trợ khác. Trong đó, chủ yếu là doanh thu lưu trú chiếm 95 – 97% tổng doanh thu,
còn lại là doanh thu từ cơ sở kinh doanh dịch vụ khác bao gồm: dịch vụ ăn uống, vui chơi
giải trí và dịch vụ bổ.
2.3.1.3. Lao động trong ngành du lịch.
Năm 2002, số lượng lao động trực tiếp là 375 người, năm 2007 1.200 người ; năm 2012
là 1502 người (gấp 4 lần năm 2002); đạt tốc độ tăng trưởng 7,2%/năm. Chất lượng đội
ngũ công nhân viên, quản lý du lịch cũng được nâng cấp.
(Nguồn: Sở VH – TT – DL Thái Nguyên)

Hình 2.5. Cơ cấu lao động du lịch tỉnh Thái Nguyên phân
theo trình độ chuyên môn năm 2012
Trong số 1.500 lao động trực tiếp (2012) mới có khoảng 50% được đào tạo, số lao
động còn lại chủ yếu là vào làm rồi học tại chỗ theo cách truyền nghề, thiếu bài bản.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
2.3.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
a. Cơ sở lưu trú: Năm 2012, con số này là 2,67 nghìn phòng, tăng 4,2 lần so với
năm 2002, với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 12%/năm. Chất lượng cơ sở lưu trú
ngày càng được chú trọng. Một số khu nghỉ dưỡng cao cấp đã bắt đầu đi vào hoạt động:
khu nghỉ dưỡng Phúc Xuân (Đại Từ), khách sạn Đông Á (thành phố Thái Nguyên).
b. Dịch vụ ăn uống: Có khoảng 25 nhà hàng đạt chất lượng tốt được Sở VH – TT –
DL công nhận: Nhà hàng Minh Vân, Quán Gió, Dòng sông xanh, ASEAN, Thu Viên, Hoa
Biển, Buffet Thành Công, Victory, Biển Xanh… hầu hết tập trung tại TP Thái Nguyên.
Nhìn chung, chất lượng phục vụ tại các cơ sở trên đã phần nào đáp ứng nhu cầu của khách
DL
c. Cơ sở vui chơi giải trí: Tỉnh có hệ thống cơ sở phục vụ vui chơi giải trí tốt:
công viên Sông Cầu, khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng VHCDTVN, hệ thống khu
vui chơi giải trí trong khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu không gian văn hóa Chè Tân Cương,
chưa kể các khu giải trí trong các khách sạn chất lượng cao, Chợ Thái, chợ Đồng Quang,
siêu thị Minh Cầu, hình thành một số con phố shopping street – phố mua sắm (đường
Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến).
d. Dịch vụ vận chuyển khách du lịch: Một số công ty lữ hành đã có đội xe chuyên
vận chuyển khách với số lượng lái xe và nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản qua các
16
lớp tập huấn nghiệp vụ.
2.3.1.6. Hoạt động xúc tiến du lịch: Thái Nguyên đã có những bước tiến mang tính chất
đột phá như việc tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ khu vực, quốc gia và quốc tế,
góp phần tích cực giới thiệu hình ảnh DL Thái Nguyên – đặc biệt sau khi Trung tâm Xúc
tiến DL đi vào hoạt động.

2.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ.
2.3.2.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động du lịch .
- Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch văn hóa - lễ hội kết hợp với du lịch sinh
thái, tham quan, nghỉ dưỡng. Địa bàn hoạt động du lịch: địa bàn tập trung di tích DT -
VH ATK Định Hóa, các di tích cách mạng (thành phố Thái Nguyên, Định Hóa, Phú
Bình…); địa bàn có những ảnh hưởng văn hóa dân tộc như Tày (Võ Nhai, Định Hóa, Đại
Từ), Nùng, Dao, Mông, Sán Dìu (Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ…); địa bàn cảnh quan nghỉ
dưỡng giải trí: Hệ thống cảnh quan vùng núi như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng – suối
Mỏ Gà, hồ Suối Lạnh…
2.3.2.2. Điểm du lịch: Dựa vào tiêu chí đánh giá điểm du lịch, đề tài xác định tỉnh Thái
Nguyên có 27 điểm du lịch, trong đó có 3 điểm du lịch quốc gia (Bảo tàng VHCDTVN,
ATK Định Hóa, Khu tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo Re); 24 điểm du lịch địa phương.
2.3.2.3 Khu du lịch: Dựa vào tiêu chí xác định khu du lịch trong Luật du lịch (2006): Về
quy mô, Thái Nguyên có Hồ Núi Cốc đạt tiêu chuẩn khu du lịch quốc gia. Khu du lịch hồ
Suối Lạnh là khu du lịch địa phương. Đối với khu du lịch hang Phượng Hoàng – suối Mỏ
Gà chưa đạt tiêu chí đối với khu du lịch địa phương. Xét về số lượng khách, khu du lịch
Hồ Núi Cốc chưa đạt tiêu chí khu du lịch quốc gia; 2 khu du lịch còn lại chưa đạt tiêu
chí khu du lịch địa phương.
2.3.2.4. Tuyến du lịch.
a. Tuyến liên tỉnh, quốc gia.
- Tuyến du lịch Thái Nguyên - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) – Thác Bản Giốc (Cao Bằng).
- Tuyến du lịch Thái Nguyên - Lạng Sơn - Hà Nội.
- Tuyến du lịch Thái Nguyên - Hải Phòng - Quảng Ninh.
b. Tuyến địa phương.
- Tuyến du lịch TP Thái Nguyên – Khu DL sinh thái Hồ Núi Cốc – đồi chè Tân Cương.
- Tuyến du lịch TP Thái Nguyên – Làng nghề Bánh Chưng Bờ Đậu - Đền Đuổm (Phú
Lương) - ATK Định Hoá.
- Tuyến du lịch TP Thái Nguyên – Chùa Hang (Đồng Hỷ) – Hang Phượng Hoàng, Suối
Mỏ Gà (Võ Nhai).
- Tuyến du lịch Thái Nguyên – Phú Bình – Phổ Yên.

- Tuyến du lịch Thái Nguyên – KDT VH – LS - ST Tân Trào – suối khoáng Mỹ Lâm
(Tuyên Quang).
- Tuyến du lịch Thái Nguyên – Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Đền Hùng (Phú Thọ).
2.3.2.5 Trung tâm du lịch: Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 76 km và
17
cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc
Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn), thành phố Thái Nguyên như một đầu mối
giao thông quan trọng của vùng Đông Bắc với mạng lưới đường ô tô toả theo hướng
hình nan quạt. QL 3 nối với Hà Nội (phía Nam), nối với Bắc Kạn, Cao Bằng (phía
Nam), QL1B nối với Lạng Sơn (phía Đông), QL 37 sang Tuyên Quang. Hà Giang (phía
Tây), Bắc Giang (phía Đông Nam). Thành phố Thái Nguyên có 97/144 cơ sở lưu trú đạt
chuẩn, 1 khu nghỉ dưỡng cao cấp, chiếm 56,7% tổng cơ sở lưu trú đạt chuẩn của tỉnh.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
2.4.1 Mặt đạt được: Số lượng khách du lịch càng đông, hệ thống CSHT - CSVCKTDL
được nâng cấp, hoàn thiện với hệ thống khách sạn 2, 3 sao, nhà hàng sang trọng đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch. Các điểm, khu du lịch đã định hình được hướng phát triển đúng
đắn của mình với những sản phẩm du lịch đặc trưng.
2.4.2 Hạn chế: Du lịch vẫn còn là một ngành kinh tế mới được đầu tư phát triển, chất
lượng dịch vụ chưa cao. Sản phẩm du lịch chưa có tính đột phá. Tính kết nối giữa các
điểm du lịch trong tỉnh không cao.
2.5. KHẢ NĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN.
VPC có nguồn TNDL đa dạng, phong phú, nhiều tài nguyên có sức hấp dẫn.
Nhiều tài nguyên có thể bổ sung cho việc khai thác TNDL tỉnh Thái Nguyên. Xét về vị
trí, Thái Nguyên được xem như một khu vực trung gian, kết nối những sản phẩm du lịch
của khu vực phía Đông và phía Tây của vùng Đông Bắc; giữa vùng đồng bằng với miền núi và
có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của nhiều tỉnh trong vùng.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH THÁI NGUYÊN GẮN VỚI KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
THÁI NGUYÊN.
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Thái Nguyên đến năm 2020: Tỉnh Thái Nguyên
thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên được xem như một trung tâm
DL của vùng. Với vị trí địa lí và giao thông thuận lợi, tỉnh có thể dễ dàng kết nối với các
trung tâm du lịch như thành phố Hà Nội, trung tâm du lịch biển Hạ Long - Cát Bà. Xung
quanh được bao bọc bởi các tỉnh, thành phố là những địa danh có tiềm năng du lịch phong
phú tạo điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên phát triển trở thành điểm du lịch nổi tiếng, có
thể liên kết tạo thành các tuyến điểm du lịch với các tỉnh trong vùng.
3.1.2. Định hướng sản phẩm du lịch tỉnh Thái Nguyên và vùng phụ cận
3.1.3. Định hướng thị trường du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên
du lịch vùng phụ cận.
3.1.4. Định hướng về khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận: Với mục tiêu khai
18
thác TNDL VPC nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, do đó,
chỉ nghiên cứu, sử dụng các điểm tài nguyên thực sự đặc sắc của các tỉnh VPC để bổ trợ
cho sản phẩm du lịch tỉnh Thái Nguyên. Ưu tiên khai thác những điểm tài nguyên hấp
dẫn, có vị trí gần với Thái Nguyên, đặc biệt, gần với các điểm du lịch điển hình của tỉnh.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH THÁI NGUYÊN
VỚI VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN.
3.2.1. Định hướng khai thác các điểm tài nguyên du lịch vùng phụ cận.
3.2.1.1 Phương pháp xác định điểm tài nguyên du lịch vùng phụ cận.
Dựa vào tiêu chí đã xây dựng, luận án xác định các tiêu chí có hệ số 3 là tính hấp
dẫn của tài nguyên, hệ số 2 là vị trí điểm tài nguyên so với điểm DL điển hình gần nhất
của Thái Nguyên. Hệ số 1: vị trí của điểm tài nguyên so với trung tâm tỉnh Thái Nguyên
và mạng lưới GTVT. Kết quả đánh giá được thể hiện quan bảng sau:
Bảng 3.1 Bảng đánh giá tổng hợp điểm tài nguyên du lịch vùng phụ cận
STT Tiêu chí Hệ số
Bậc số
4 3 2 1

1 Tính hấp dẫn khách du lịch 3 12 9 6 3
2
Vị trí điểm tài nguyên so với điểm DL
điển hình gần nhất của Thái Nguyên.
2 8 6 4 2
3
Vị trí điểm tài nguyên so với trung tâm tỉnh
Thái Nguyên
1 4 3 2 1
4 Mạng lưới GTVT 1 4 3 2 1
Tổng số 28 21 14 7
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Thông qua bảng tổng hợp trên, có thể đánh giá mức độ khai thác của điểm tài
nguyên VPC phục vụ sự phát triển DL Thái Nguyên có 3 mức độ: Khai thác tốt (28 – 21
điểm), khai thác khá (20 – 15) và mức độ khai thác trung bình (14 – 7 điểm).
3.2.1.2. Xác định điểm tài nguyên: Đề tài luận án đưa ra 16 điểm tài nguyên ở VPC có
thể khai thác: Suối khoáng Mỹ Lâm, KDT VH – LS – ST Tân trào, ATK Kim Quan
(Tuyên Quang); VQG Ba Bể, ATK Chợ Đồn, đền Thắm (Bắc Kạn); Hang Pác Bó, rừng
Trần Hưng Đạo, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen (Cao Bằng); TP Lạng
Sơn, đền Mẫu, cửa khẩu Hữu Nghị, núi Mẫu Sơn, ATK Bắc Sơn (Lạng Sơn).
3.2.1.3. Đánh giá tổng hợp điểm tài nguyên điển hình của vùng phụ cận bổ sung cho
tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp và dựa vào kết
quả điều tra, luận án đưa ra kết quả đánh giá 16 điểm qua bảng sau:
19
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá khả năng khai thác
điểm tài nguyên du lịch vùng phụ cận có thể bổ sung cho tỉnh Thái Nguyên
Stt Tỉnh Điểm tài nguyên
Kết quả đánh
giá theo pp
thang điểm

(a)
Kết quả đánh
giá theo
pp điều tra
(b)
Tổng kết
1 Bắc
Kạn
VQG Ba Bể Khai thác khá Khai thác tốt
★★★★
2 ATK Chợ Đồn Khai thác khá Khai thác TB
★★★
3 Đền Thắm Khai thác tốt Khai thác TB
★★★
4
Tuyên
Quang
Suối khoáng Mỹ Lâm Khai thác tốt Khai thác khá
★★★
5 KDT VH – LS – ST Tân
trào
Khai thác tốt Khai thác tốt
★★★★
6 ATK Kim Quan Khai thác tốt Khai thác TB
★★★
7
Cao
Bằng
Hồ Thang Hen Khai thác TB Khai thác TB
★★

8 Thác Bản Giốc Khai thác khá Khai thác khá
★★★
9 Động Ngườm Ngao Khai thác TB Khai thác TB
★★
10 Rừng Trần Hưng Đạo Khai thác TB Khai thác TB
★★
11 Hang Pác Bó Khai thác khá Khai thác tốt
★★★★
12
Lạng
Sơn
Núi Mẫu Sơn Khai thác khá Khai thác tốt
★★★
13 Đền Mẫu Khai thác khá Khai thác TB
★★
14 ATK Bắc Sơn Khai thác khá Khai thác TB
★★★
15 Thành phố Lạng Sơn Khai thác khá Khai thác khá
★★★
16 Cửa khẩu Hữu Nghị Khai thác khá Khai thác khá
★★
(Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên (a), (b))
Chú giải:
Khai thác tốt: ★★★★ Khai thác khá: ★★★ Khai thác trung bình: ★★
Những điểm tài nguyên có khả năng khai thác tốt là KDT LS - VH – ST Tân
Trào, VQG Ba Bể, hang Pác Bó. Khả năng khai thác khá: ATK Chợ Đồn, đền Thắm,
suối khoáng Mỹ Lâm, ATK Kim Quan, thác Bản Giốc, núi Mẫu Sơn, ATK Bắc Sơn,
thành phố Lạng Sơn. Điểm tài nguyên có khả năng khai thác trung bình: động Ngườm
Ngao, hồ Thang Hen, rừng Trần Hưng Đạo, cửa khẩu Hữu Nghị, đền Mẫu. Quá trình
nghiên cứu đề tài, kết hợp với việc phỏng vấn chuyên gia, luận án trình bày vai trò của

điểm tài nguyên VPC đối với việc khai thác phục vụ DL Thái Nguyên. Việc khai thác
những lợi thế đến từ 16 điểm tài nguyên, góp phần củng cố cho sản phẩm DL tỉnh Thái
Nguyên, tạo nên tính chuyên môn hóa sản phẩm DL, dễ dàng xây dựng các tuyến DL
chuyên đề “Về Thủ đô gió ngàn”, “Thăm chiến khu xưa” khi khai thác các điểm tài
nguyên (ATK Tân Trào, ATK Kim Quan, ATK Chợ Đồn, hang Pác Bó, ATK Bắc Sơn).
Đồng thời, góp phần đa dạng hóa sản phẩm DL Thái Nguyên: DL tham quan; DL núi,
DL thể thao núi, DL phượt (trên các vùng núi cao của Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn);
DL nghỉ dưỡng (các hồ tự nhiên hồ Ba Bể, hồ Thang Hen); DL khám phá (ở các vùng
20
núi, hang động ở núi Mẫu Sơn, động Ngườm Ngao); DL văn hóa (đền Thắm, đền Mẫu);
DL mua sắm (thành phố Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu Nghị… Đây là lợi thế làm cho sản
phẩm DL Thái Nguyên đa dạng hơn trên cơ sở thiết kế, khai thác các tuyến điểm DL dựa
trên kết nối các điểm TNDL VPC.
21
Bảng 3.8. Bảng đánh giá khả năng sử dụng điểm tài nguyên ở vùng phụ cận phục vụ một số sản phẩm du lịch
stt Tỉnh Điểm tài nguyên Sản phẩm DL đã có của Thái Nguyên Sản phẩm DL khác
Nghỉ
dưỡng
Tham
quan di
tích LS
Sinh
thái
Văn
Hóa
Trách
nhiệm
Mạo
hiểm
Khám

phá
Mua
sắm
1 Bắc
Kạn
VQG Ba Bể
2 ATK Chợ Đồn
3 Đền Thắm
4
Tuyên
Quang
Suối khoáng Mỹ Lâm
5 KDT VH – LS – ST Tân
trào
6 ATK Kim Quan
7
Cao
Bằng
Hồ Thang Hen
8 Thác Bản Giốc
9 Động Ngườm Ngao
10 Rừng Trần Hưng Đạo
11 Hang Pác Bó
12
Lạng
Sơn
Núi Mẫu Sơn
13 Đền Mẫu
14 ATK Bắc Sơn
15 Thành phố Lạng Sơn

16 Cửa khẩu Hữu Nghị
Chú giải: Sử dụng tốt Sử dụng trung bình Không sử dụng
Sử dụng khá Sử dụng yếu
20
3.2.2. Định hướng các tuyến du lịch tỉnh Thái Nguyên và vùng phụ cận.
3.2.2.1. Tuyến du lịch liên vùng, quốc gia.
- Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Lạng Sơn.
- Hà Nội – Tuyên Quang – Thái Nguyên
- Hà Nội – Lạng Sơn – Thái Nguyên.
- Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Tuyên Quang.
- Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng - Nam Ninh (Trung Quốc).
- Hà Nội - Thái Nguyên – Cao Bằng - Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn.
- Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng - Quảng Tây (Trung Quốc).
3.2.2.2. Tuyến DL địa phương.
- TP Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng.
- TP Thái Nguyên – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Kạn
- TP Thái Nguyên – ATK Tân Trào – TP Tuyên Quang – Hồ Núi Cốc.
- TP Thái Nguyên – Mẫu Sơn – cửa khẩu Hữu Nghị.
- TP Thái Nguyên - hồ Núi Cốc - Ba Bể - Hồ Thang Hen - Thác Bản Giốc.
- TP Thái Nguyên – hang Phượng Hoàng – Mẫu Sơn – thác Bản Giốc
- TP Thái Nguyên – ATK Định Hóa – ATK Chợ Đồn – hang Pác Bó
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN VỚI
VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG PHỤ CẬN.
3.3.1. Giải pháp liên kết, hỗ trợ phát triển: Liên kết, hợp tác trong khai thác điểm tài
nguyên nhằm xây dựng các chương trình DL chung giữa Thái Nguyên và VPC. Tiềm
năng TNDL của địa bàn nghiên cứu là hệ thống di tích lịch sử cách mạng, nét văn hóa
đặc trưng của dân tộc Tày – Nùng – Dao, hệ thống hồ, núi và thác nước. Do đó, loại hình
DL hướng tới là DL nghỉ dưỡng – sinh thái vùng hồ, thác nước; DL Văn hóa – tham
quan di tích lịch sử cách mạng, DL cộng đồng Để xây dựng chương trình DL hấp dẫn,
cần tránh trường hợp trùng lặp sản phẩm DL ở các địa phương, phát huy tối đa lợi thế về

tài nguyên của các điểm đến. Đây là giải pháp quan trọng.
3.3.2. Giải pháp xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh Thái Nguyên. Một là, xây dựng
sản phẩm DL đặc trưng, điển hình bên cạnh các chương trình DL chung của toàn địa bàn
nghiên cứu (DL sinh thái – nghỉ dưỡng; DL liên quan đến cây chè); Hai là, xây dựng ở
TP Thái Nguyên các điểm dừng, nghỉ hợp lý tạo thành “điểm dừng chân lý tưởng –
good stopping place”. Ba là, xây dựng môi trường DL an toàn.
3.3.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch: Căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành
DL cũng như trong điều kiện cụ thể của DL tỉnh Thái Nguyên và VPC, việc đầu tư phát
triển DL cần tập trung vào các lĩnh vực sau: đầu tư xây dựng đồng bộ các điểm tài
nguyên trọng điểm, phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ DL, khu vui
chơi giải trí, thể thao; đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông; đầu tư
21

×