Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Lạm phát và giải pháp kiểm soát lạm phát ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 13 trang )

Họ và tên:

Mã Sinh viên:

Khóa/Lớp: (tín chỉ

(Niên chế):

STT:

ID phịng thi:

Ngày thi:08/08

Giờ thi: 7h30

BÀI THI MƠN: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 2 ngày

Tên đề tài: Lạm phát và giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

BÀI LÀM

1


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi
quốc gia đều quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Lạ m phát là một


hiện tượng kinh tế phức tạp, xuất hiện khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối
và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nói đến lạm phát có thể nhiều người có
cảm giác như quen thuộc và cho rằng đây là vấn đề đã gặp. Lạm phát lúc nào
cũng là chủ đề mới cả, nó thay đổi liên tục, có khi tạm ổn, có khi giả m xuống, có
khi lại lên cơn sốt, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội lạm phát có
những sắc thái riêng. Lạ m phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh
tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội, làm giả m mức sống của
người dân và có thể nếu ở một mức độ não đổ lạm phát gây ra rối ren chính trị xã hội. Kiểm Sốt lạm phát khơng phải là dễ dàng mã địi hỏi phải có các giải
pháp đồng bộ và khôn ngoan. Vậy nền kinh tế nước ta trong những năm qua có
lạm phát hay khơng, và nếu có là bao nhiêu, là cao hay thấp, mức lạm phát đó có
ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, những nguyên nhân nào gây ra lạ m phát
ở nước ta, là những vấn đề cần phải làm sảng tỏ. Xuất phát từ đó em tiến hành
nghiên cứu đề tài “Lạm phát và giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam”
Kết cấu chính:
Phần 1: Lý luận chung về lạm phát và các biện pháp chống lạm phát.
Phần 2: Thực trạng lạm phát và hạn chế kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
Phần 3 : Quan điểm cá nhân và một số kiến nghị, đề xuất giúp kiểm soát lạm
phát.

2


PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP
CHỐNG LẠM PHÁT
1.1 .Định nghĩa và các loại lạm phát
1.1.1. Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lạm phát song đều có điểm chung là chỉ ra “
Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền vào lưu thơng, làm cho giá cả hàng
hóa tăng liên tục’’
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ lạm phát

Lạm phát được đo bằng các chỉ số giá cả, bao gồm:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): phản ánh mức giá cả bình quân của nhóm hàng hóa
và dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI): chỉ số giá bán buôn lần đầu của một số sản phẩm
quan trọng trong nền kinh tế. Tùy theo điều kiện mỗi nước, số lượng sản phẩm
có thể được lựa chọn có thể khác nhau.
- Chỉ số giảm phát GDP: cho thấy sự thay đổi giá tất cả các mặt hàng tạo nên
tổng sản phẩm quốc nội
1.1.3.Các loại hình lạm phát
- Dựa vào tính chất lạm phát chia thành
+ Lạm phát cân bằng: khi lạm phát tăng cùng tỷ lệ với thu nhập
+ Lạm phát không cân bằng: khi lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập.
+ Lạm phát dự báo trước: lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài, với
tỷ lệ hàng năm khá đều đặn.
+ Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến do thiên tai hoặc chính
trị.
3


- Dựa vào chỉ số giá lạ m phát
+ Lạm phát vừa phải: lạ m phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm, ở mức độ
dưới 10%/năm.
+ Lạm phát phi mã: lạ m phát này làm cho giá cả hàng hóa tăng với tỷ lệ từ 2-3
con số một năm.
+ Siêu lạm phát: giá cả hàng hóa tăng từ 1000%/năm trở lên
1.2. Nguyên nhân c ủa lạm phát
1.2.1. Lạm phát cầu kéo
Định nghĩa: Lạm phát cầu kéo là loại lạm phát do tổng cầu (AD)- Tổng chi
tiêu của xã hội tăng lên vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp
lực tăng giá cả.

- Nguyên nhân có thể do tăng cầu tiền do thâm hụt ngân sách Nhà nước hoặc
tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu hàng hóa
- Bản chất: sự tác động qua lại của việc tăng tiền lương và tăng tổng cầu làm cho
mức giá cả bị đẩy lên trong khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản
lượng tiềm năng.
-Tác động:
+ Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt mức sản lượng tiềm năng thì việc tăng
tổng cầu là một chính sách lạ m phát có hiệu quả để đẩy mạnh khả năng sản xuất
của xã hội.
+ Trong điều kiện nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng, sự tăng lên của
tổng cầu chỉ làm giá cả tăng lên trong khi sản lượng không tăng.
1.2.2. Lạm phát chi phí đẩy

4


Định nghĩa: Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát xuất phát từ sự tăng lên của
chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động xã hội và làm giảm
mức cung ứng hàng hóa của xã hội làm tăng giá cả.
- Nguyên nhân
+ Tăng lương vượt quá mức tăng năng suất lao động xã hội
+Đầu tư cơ bản kém hiệu quả
+ Lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội
- Tác động:
+ Khi chi phí sản xuất tăng do các nhân tố tác động vào mức lương thực tế c ủa
người lao động hoặc các nhân tố khác thị lạm phát xảy ra trong ngắn hạn. Do cơ
cấu tự điều chỉnh của thị trường nếu tổng cầu không thay đổi, mức sản xuất sẽ
quay về mức sản lượng tiềm năng và giá cả quay về vị trí ban đầu.
+ Tổng cầu tăng lên do chính phủ mong muốn khôi phục lại tỷ lệ thất nghiệp và
sản lượng tiềm năng thì giá cả tiếp tục tăng trong khi mức sản xuất dao động

dưới mức sản lượng tiềm năng.
1.2.3. Lạm phát do hệ thống chính trị khơng ổn định:
Xã hội bất ổn, người dân thiếu sự tin tưởng vào nhà nước và đồng tiền quốc gia,
dân cư và các doanh nghiệp đổ xô rút tiền trong hệ thống ngân hàng mua vàng,
ngoại tệ... để bảo toàn vốn, làm cho lạm phát bùng phát.
Nhận xét: Giá cả có thể bị đẩy lên do những đột biến về phía cầu hoặc các cú sốc
của cung, nhưng sự tăng giá đó chỉ mang tính chất tạm thời nếu khơng có sự tác
động của các chính sách làm tăng tổng cầu.
1.3. Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế- xã hội
Lạm phát có thể ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế- xã hội tùy theo
mức độ của nó.
5


- Lạm phát vừa phải, tạo nên một sự chênh lệch giá hàng hóa, dịch vụ giữa các
vùng làm cho thương mại năng động hơn. Các doanh nghiệp vì thế sẽ gia tăng
sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hơn với chất
lượng cao hơn. Lạm phát vừa phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ,
đây là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại hối,
khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Lạm phát vừa phải thường tương
đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất. Đó là yếu tố buộc người lao động muốn có
việc làm phải nâng cao trình độ chuyên moon, cạnh tranh chỗ làm ciệc. Như
vậy người sử dụng lao động sẽ có cơ hội tuyển chọn được lao động có chất
lượng cao hơn. Nhìn chùn, lạm phát vừa phải có ảnh hưởng tích cực đế n sự phát
triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, để duy trì tỷ lệ lạm phát này, địi hỏi chính phủ
phải tổ chức và quản lý kinh tế vĩ mô năng động và hiệu quả.
- Lạm phát phi mã và siêu lạm phát, có ảnh hưởng xấu và rất xấu đến tất cả các
lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Do giá cả của tất cả các loại hàng hóa đều
tăng cao với tốc độ nhanh và liên tục, đã làm cho lợi nhuận c ủa các doanh
nghiệp bị giảm thấp. Vì vậy dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, tín dụng bị giảm

thấp...tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đời sống của các tầng lớp dân cư đặc biệt là
những người làm công hưởng lương trở nên khó khăn. Tất cả những hiện trạng
trên làm cho thu ngân sách giảm sút nghiêm trọng. Để bù đắp sự thiếu hụt này,
chỉ còn cách duy nhất là phát hành tiền. Như vậy, vịng xốy lạm phát lại được
lặp lại ở mức độ cao hơn. Nếu Chính phủ khơng có những giải pháp đột phá thì
khơng thể chấm dứt được lạm phát để lập lại thế ổn định cho lưu thông tiền tệ.
1.4. Biện pháp chống lạm phát
1.4.1. Nhóm biện pháp tác động vào tổng cầu
Các giải pháp này nhằ m hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu

6


- Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền từ
ngân hàng trung ương, từ đó mà hạn chế mở rộng tín dụng của hệ thống ngân
hàng thương mại...; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lãi suất ngân hàng và lãi suất thị
trường nhằm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giảm áp lực đối với hàng hóa
và dịch vụ cung ứng.
- Kiể m soát gắt gao chất lượng cung ứng nhằm hạn chế khối lượng tín dụng,
đồng thời đả m bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như chất lượng tiền tệ.
- Kiể m soát chi tiêu của nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo
tiết kiệm và hiệu qảu trong chi tiêu ngân sách nhà nước. Hạn chế phát hành tiền
để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm giảm tiêu dùng bằng cách tăng lãi
suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm.
- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái, giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích tự do mậu dịch.
1.4.2. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung
- Các giải pháp tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng
của năng suất lao động giúp thiết lập một cơ chế đảm bảo mức chi trả lương phù
hợp với hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh

tế, hạn chế những đòi hỏi tăng lương bất hợp lý, tránh lạm phát.
- Các giải pháp tác động vào chi phí ngồi lương giúp sử dụng các nguồn lực
một cách tiết kiệm, hiệu quả để giả m chi phí sản xuất xã hội, nâng cao năng suất
lao dộng xã hội, tăng tổng cung, làm giả m áp lực tăng giá...
1.4.3. Giải pháp cải cách tiền tệ
Là thực hiện xóa bỏ tồn bộ hay một phần tiền cũ, phát hành tiền mới vào lưu
thông. Là biện pháp cuối cùng nếu các giải pháp trên khơng hiệu quả vì khôi
7


phục lại tình trạng lưu thơng tiền tệ nhưng làm giảm lịng tin với Chính phủ và
mất uy tín đối với đồng tiền quốc gia.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình l ạm phát và cơng tác kiểm sốt lạm phát ở Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng

2016

2017

2018

2019

2020

2,66%


3,53%

3,54%

2,79%

3,23%

1,83%

1,41%

1,48%

2,01%

2,31%

tăng
Lạm phát cơ bản

Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản giai đoạn 2016-2020
( Nguồn Tổng cục Thống kê)
- Trong giai đoạn 2016-2020, lạm phát ở Việt Nam là lạm phát vừa phải, chỉ số
giá tiêu dùng và lạm phát đã ổn định ở mức dưới 4% trong phạm vi lạm phát
mục tiêu Quốc hội quyết định. Cụ thể, CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66%;
CPI năm 2017 tăng 3,53%; CPI năm 2018 tăng 3,54%; CPI năm 2019 tăng
2,79%; CPI năm 2020 tăng 3,23%.
- Xuất hiện các đợt lạm phát mang tính chất tạm thời ở các mặt hàng thiết yếu,
nhất là đối với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và

các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng bởi
thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. Bên canh đó là các hoạt động đầu cơ, thao túng giá,
thổi giá để trục lợi. Có những thời điểm, một số mặt hàng có giá vơ lý, thịt lợn là
một ví dụ. Có thời điểm giá thịt lợn tại chuồng xuống 60.000-65.000 đồng/kg,
nhưng giá thịt trong siêu thị vẫn rất cao. Ngườ i trực tiếp chăn nuôi, trồng trọt
được hưởng lợi ít, trong khi người tiêu dùng ở thành phố phải bỏ chi phí khá
cao, lợi nhuận rơi vào các thương lái thổi giá nhằm trục lợi.
8


- Chính phủ ban hành các chính sách, biện pháp kiể m soát lạm phát . Các biện
pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai quyết liệt, phối hợp linh hoạt với
các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, giúp cho cung cầu cơ bản ổn định, ít
xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền tảng kinh tế vĩ mơ, giúp
kiểm sốt giải pháp.
- Trong vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành các chỉ thị tăng cường cơng tác
quản lý, điều hành và bình ổn giá phù hợp với tình hình lạ m phát tại các thời
điểm. Ví dụ, Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 21/12/2020 gửi các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính, Sở Tài chính các t ỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng
cường cơng tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân
Sửu năm 2021. Hay công văn số 4896/BTC-QLG ngày 14/05/2021 đề nghị Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường
công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn để tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh để xảy ra các biến động bất thường về giá ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội trong đợt dịch Covid 19
Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành đánh giá, dự báo tình
hình giá cả và tính tốn các kịch bản, giải pháp điều hành báo cáo Thủ tướng
Chính phủ để chỉ đạo, quán triệt triển khai đồng bộ, đảm bảo mục tiêu kiểm soát

lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.
2.2. Thuận lợi và hạn chế trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
2.2.1. Thuận lợi
-Lạm phát trong những năm gần đây được kiềm chế ở mức tương đối thấp, chỉ
số CPI luôn ở dưới 4%.
9


- Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định tạo điều kiện để Chính phủ tiếp tục ban hành
các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế ở mức hợp lý. Cụ thể tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nhưng
kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng với con số ấn tượng, năm 2019 tăng 7,02%,
năm 2020 tăng 2,01%, là một trong số ít các quốc gia tăng trưởng dương.
+ Sau hàng chục năm liên tục nhập siêu, cán cân thương mại Việt Nam đã đảo
chiều sang xuất siêu 5 năm liên tiếp tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm
trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD;
10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Xuất siêu đã tạo thuận lợi giúp tỷ giá ổn định, qua
đó giảm áp lực lên lạm phát.
+ Dự trữ ngoại hối liên tục tăng và ở mức dự trữ ngoại hối cao đã góp phần giúp
Ngân hàng Nhà nước ổn định tỷ giá, làm giảm áp lực lạm phát
- Nguồn cung hàng hóa trong nước, đặc biệt là về lương thực - thực phẩm, khá
dồi dào, đảm bảo không xảy ra biến động lớn về giá. Giá lương thực - thực
phẩm ổn định giúp kiềm chế lạm phát, nhất là trong điều kiện của Việt Nam khi
nhóm hàng lương thực - thực phẩm hiện chiếm tỷ trọng lớn (gần 40%) trong rổ
hàng hóa tính chỉ số CPI.
2.2.1. Hạn chế
- Việt Nam hiện là nền kinh tế gia công xuất khẩu dựa trên nhập khẩu phần lớn
nguyên phụ liệu, linh phụ kiện và máy móc thiết bị. Giá hàng hóa thế giới(đặc
biệt là các hàng hóa đầ u vào cho nền kinh tế Việt Nam) tăng sẽ đẩy giá trong
nước tăng theo...

- Bội chi Ngân sách Nhà nước khá cao (trên 5%) và liên tục trong nhiều năm tạo
sức ép rất lớn lên lạ m phát.

10


- Tồn tại các hành vi thao túng giá, thổi giá nhằ m trục lợi. Cơng tác theo dõi,
kiểm sốt giá của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều thiếu sót.
PHẦN 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
GIÚP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
3.1 Quan điểm cá nhân
Chính phủ đã có những quan điểm rõ ràng, cụ thể, nhất quán về kiểm soát lạm
phát để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát lạm phát
là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Chính phủ đã có những biện pháp kiểm sốt lạm phát trong giai đoạn này đạt
hiệu quả cao. Bằng việc thực thi phối hợp, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và
58 chính sách tiền tệ. Các chính sách đều nhằm hỗ trợ tối đa cho việc kiểm soát
lạm phát, ổn định đời sống, an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên khi nhìn lại về lạm phát giai đoạn 2010-2020 cùng với những chính sách
để kiểm sốt lạm phát có thể thấy mặc dù lạm phát đã được kiểm sốt thành
cơng, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa cao .
Các chính sách cịn có một vài khuyết điểm. Vì thế , phải có những giải pháp cụ
thể hơn cho thời gian tới.
3.2. Một số kiến nghị, đề xuất
- Tiếp tục chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ, điều hành
chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các
chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằ m kiể m soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Đồng thời, kết hợp thực hiện các chính sách phục hồi tăng trưởng như: hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài

khóa (đầu tư cơng) ở mức độ nhất định.
11


Trong dài hạn, để đả m bảo kiểm soát lạm phát và duy trì kinh tế vĩ mơ ổn định,
đồng thời phục hồi tăng trưởng kinh tế, đặc biệt cần mạnh mẽ tái cơ cấu kinh tế
và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng (dựa trên mở rộng đầu tư và
tín dụng, sử dụng lao động giản đơn giá rẻ, khai thác tài nguyên, xuất khẩu
nguyên liệu thô, gia cơng xuất khẩu) sang mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu
(dựa trên trình độ cơng nghệ cao, năng suất lao động cao, nhân lực trình độ cao,
kỹ năng quản trị hiện đại, xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng cao).
- Tiếp tục phối hợp tốt các bộ, ngành, địa phương trong điều hành giá. Theo đó,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan (Bộ Cơng Thương, Bộ
Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các địa phương (nơi được trao
thẩm quyền tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục trên địa bàn) để kiểm soát chặt chẽ
việc tăng giá điện, giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục theo lộ trình, tránh hiện
tượng cộng hưởng đẩy giá cả tăng vọt.
-Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường để kịp thời tham mưu cho các
cấp có thẩm quyền điều hành giá cả cho phù hợp với nguyên tắc thị trường và
điều hành kinh tế vĩ mô.
- Kiể m sốt tốt cơ cấu và chất lượng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần thực
hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo tín dụng được đưa vào sản
xuất – kinh doanh và tránh không đổ quá mức vào các lĩnh vực mang tính đầu
cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ trở thành bong bóng, gây sức ép đẩy giá cả lên
cao, như bất động sản và chứng khoán...
Kết luận
Lạm phát là một vấn đề mn thuở mà các nhà hoạch định chính sách, quản lý
kinh tế luôn phải chú tâm và thận trọng. Với độ mở càng ngày càng rộng của
nền kinh tế, việc ảnh hưởng bởi các biến động không lường trước được làm cho
việc ổn định kinh tế và tốc độ tăng trưởng là một việc khá khó khăn. Song cùng

12


với những kinh nghiệ m của các năm qua và học hỏi từ các quốc gia trên thế giới
, Việt Nam cần có những chiến lược riêng cho mình để theo đuổi và thực hiện.
Việt Nam được đánh giá là một nước đang phát triển có tốc độ khá cao khi so
cùng các quốc gia trong khu vực. Triển vọng lạm phát trong giai đoạn sắp tới
được 65 kỳ vọng sẽ tiếp tục thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nợ xấu
và nợ công cao là nguyên nhân dẫn đến đầu tư thấp, tăng trưởng thấp và lạm
phát thấp ở nước ta. Bên cạnh những thuận lợi thì kinh tế nước ta cũng gặp
nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, cần có những chính sách cụ thể, linh hoạt, dự
báo tốt những biến động để nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định kinh tế vĩ mô,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa kinh tế Việt Nam vươn cao hơn trên thị trường
thế giới.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Đồng chủ biên: PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng và PGS. TS. Đinh Xn

Hạng (năm 2020), Tài chính cơng, Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuấtbản Tài
chính, Hà Nội.
2.

Kiểm sốt giải pháp trong lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay.(2010)
/>nay.htm?fbclid=IwAR0Ta7gIafgW93iAaFprx8XzxqoUPzHzT9NAx3klroKWH7afHJdZhB2a34
3.

Thuận lợi và thách thức trong kiể m soát lạm phát (2017). Nghiên cứu trao


đổi. Tạp chí tài chính. Được đăng tải ngày 26/03/2017.
/>13



×